1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

toàn văn LUẬN án TIẾN sĩ NGỮ văn vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong khoa nghiên cứu văn học ở việt nam từ 1975 đến nay

214 1,3K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 214
Dung lượng 1,46 MB

Nội dung

toàn văn LUẬN án TIẾN sĩ NGỮ văn vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong khoa nghiên cứu văn học ở việt nam từ 1975 đến nay toàn văn LUẬN án TIẾN sĩ NGỮ văn vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong khoa nghiên cứu văn học ở việt nam từ 1975 đến nay toàn văn LUẬN án TIẾN sĩ NGỮ văn vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong khoa nghiên cứu văn học ở việt nam từ 1975 đến nay toàn văn LUẬN án TIẾN sĩ NGỮ văn vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong khoa nghiên cứu văn học ở việt nam từ 1975 đến nay toàn văn LUẬN án TIẾN sĩ NGỮ văn vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong khoa nghiên cứu văn học ở việt nam từ 1975 đến nay toàn văn LUẬN án TIẾN sĩ NGỮ văn vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong khoa nghiên cứu văn học ở việt nam từ 1975 đến nay toàn văn LUẬN án TIẾN sĩ NGỮ văn vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong khoa nghiên cứu văn học ở việt nam từ 1975 đến nay toàn văn LUẬN án TIẾN sĩ NGỮ văn vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong khoa nghiên cứu văn học ở việt nam từ 1975 đến nay toàn văn LUẬN án TIẾN sĩ NGỮ văn vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong khoa nghiên cứu văn học ở việt nam từ 1975 đến nay toàn văn LUẬN án TIẾN sĩ NGỮ văn vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong khoa nghiên cứu văn học ở việt nam từ 1975 đến nay toàn văn LUẬN án TIẾN sĩ NGỮ văn vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong khoa nghiên cứu văn học ở việt nam từ 1975 đến nay toàn văn LUẬN án TIẾN sĩ NGỮ văn vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong khoa nghiên cứu văn học ở việt nam từ 1975 đến nay toàn văn LUẬN án TIẾN sĩ NGỮ văn vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong khoa nghiên cứu văn học ở việt nam từ 1975 đến nay toàn văn LUẬN án TIẾN sĩ NGỮ văn vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong khoa nghiên cứu văn học ở việt nam từ 1975 đến nay toàn văn LUẬN án TIẾN sĩ NGỮ văn vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong khoa nghiên cứu văn học ở việt nam từ 1975 đến nay toàn văn LUẬN án TIẾN sĩ NGỮ văn vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong khoa nghiên cứu văn học ở việt nam từ 1975 đến nay toàn văn LUẬN án TIẾN sĩ NGỮ văn vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong khoa nghiên cứu văn học ở việt nam từ 1975 đến nay

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH

VẤN ĐỀ CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC TRONG KHOA NGHIÊN CỨU VĂN HỌC

Ở VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2015

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH

VẤN ĐỀ CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC

TRONG KHOA NGHIÊN CỨU VĂN HỌC

Ở VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN NAY

Chuyên ngành: Lý luận văn học

Mã số: 62.22.32.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Huỳnh Như Phương

Phản biện độc lập: PGS TS Vũ Tuấn Anh

PGS TS Phạm Quang Long

Phản biện 1: PGS TS Nguyễn Hữu Hiếu Phản biện 2: PGS TS Nguyễn Thành Thi Phản biện 3: PGS TS Vũ Tuấn Anh

Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép bất kì luận án nào khác Những nội dung có tham khảo và sử dụng những thông tin

từ các tài liệu, những ý kiến, phát hiện của các nhà nghiên cứu khác trong luận án đều đã được chú thích và thống kê trong danh mục tài liệu tham khảo

Người viết luận án

Nguyễn Thị Hồng Hạnh

Trang 4

MỤC LỤC

Trang Mở đầu 01 1 Lí do chọn đề tài…….……….……….…… ……… 01

2 Lịch sử vấn đề……… ….……… ……… 02

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ……….………… ….…… 14

4 Phương pháp nghiên cứu.……….………….……… …….……… 15

5 Đóng góp của luận án………… ……….……….…… 16

6 Cấu trúc của luận án……… ……….……….…… … 17

Chương 1 Chủ nghĩa hiện thực - khái niệm, lịch sử và đặc điểm… … 19

1.1 Khái niệm……… ………

1.1.1 Sự xuất hiện của thuật ngữ ……… ….…… ………

1.1.2 Một số cách lí giải khái niệm……… ….…… ……

19 19 20 1.2 Lịch sử hình thành……… … ………

1.2.1 Hai quan niệm khác nhau về lịch sử hình thành chủ nghĩa hiện thực

1.2.2 Cơ sở hình thành của chủ nghĩa hiện thực thế kỉ XIX

25 25 27 1.3 Đặc điểm……… ….…… 31

1.3.1 Nguyên tắc lịch sử - cụ thể……… ….…… 31

1.3.2 Nhân vật trung tâm và cảm hứng chủ đạo……… 33

1.3.3 Nguyên tắc điển hình hóa……… ….……… 36

1.3.4 Mối quan hệ giữa chủ quan và khách quan ……… 42

1.3.5 Một số phương diện nghệ thuật khác……… 44

1.3.6 Đặc điểm của chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam………… 45

Chương 2 Tiếp thu và vận dụng lý luận về chủ nghĩa hiện thực …… 48

2.1 Tiếp thu lý luận về chủ nghĩa hiện thực từ các nghiên cứu nước ngoài ……… ……… 48

2.1.1 Tiếp thu và truyền bá lý luận văn nghệ Marxist …….……… …… 48

Trang 5

2.1.2 Tiếp thu lý luận về chủ nghĩa hiện thực của nước ngoài …… 53

2.2 Vận dụng tư tưởng văn nghệ Marxist và lý luận về chủ nghĩa hiện thực trong nghiên cứu văn học Việt Nam ……… 59

2.2.1 Nghiên cứu lý luận văn học……… ………… 59

2.2.2 Nghiên cứu lịch sử văn học ……… ….……… 68

2.2.3 Nghiên cứu phê bình văn học ….……….………….…… 81

Chương 3 Đổi mới nghiên cứu về chủ nghĩa hiện thực 100

3.1 Đổi mới lý luận văn nghệ Marxist ……….……… 100

3.1.1 Đổi mới lý luận văn nghệ Marxist ở Việt Nam ……… 100

3.1.2 Đổi mới lý luận văn nghệ Marxist trên thế giới……… 109

3.2 Đổi mới quan điểm và phương pháp nghiên cứu chủ nghĩa hiện thực ……… …… 117

3.2.1 Đổi mới quan điểm trong nghiên cứu chủ nghĩa hiện thực…… 117

3.2.2 Đổi mới phương pháp trong nghiên cứu chủ nghĩa hiện thực…… … 139

3.3 Số phận lịch sử của chủ nghĩa hiện thực …… …… 151

3.3.1 Chủ nghĩa hiện thực trong thế kỉ XX ………….……… 151

3.3.2 Nhận diện chủ nghĩa hiện thực trong văn học những năm đầu thế kỷ XXI.……… … 175

Kết luận……… ……….……… …… …… 185

Những công trình liên quan đến luận án……… 190

Tài liệu tham khảo……….…… 191

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Vào những năm đầu thế kỉ XXI, nhắc đến chủ nghĩa hiện thực, ít ai còn cho đây là vấn đề mới Tuy vậy, cũng không ai cho đó là một vấn đề cũ bởi khó có thể phủ nhận tầm quan trọng của chủ nghĩa hiện thực trong đời sống văn học của thế giới nói chung và văn học Việt Nam nói riêng cho đến nay Trước hết, chủ nghĩa hiện thực liên quan đến mối quan hệ giữa văn học và hiện thực - một trong những mối quan hệ cơ bản của văn học Nhận thức được mối quan hệ này góp phần quan trọng vào việc nhận thức bản chất của văn học, trong khi đó, chủ nghĩa hiện thực là nơi thể hiện khăng khít nhất mối quan hệ ấy Bên cạnh đó, chủ nghĩa hiện thực cũng liên quan đến một trong hai kiểu sáng tác cơ bản của văn học - kiểu sáng tác tái hiện Đây vốn là một trong hai kiểu tư duy nghệ thuật mà con người sử dụng để làm nên những sáng tác văn học từ xa xưa cho đến tận bây giờ Không những vậy, chủ nghĩa hiện thực còn là một trào lưu, một phương pháp sáng tác quan trọng của tiến trình văn học thế giới, có ảnh hưởng không nhỏ đối với những trào lưu khác và vẫn còn lưu dấu trong những sáng tác hôm nay Vì lẽ đó, đặt vấn đề nghiên cứu chủ nghĩa hiện thực sẽ không bao giờ là một công việc lỗi thời và vô bổ

1.2 Do có quan hệ mật thiết với các vấn đề cơ bản của đời sống văn học nên chủ nghĩa hiện thực đã trở thành tâm điểm chú ý của rất nhiều nhà nghiên cứu từ trước tới nay Chủ nghĩa hiện thực đã hiện diện trong rất nhiều công trình nghiên cứu lớn nhỏ suốt hơn hai thế kỷ nay và vẫn có triển vọng xuất hiện trong các công trình nghiên cứu tương lai bởi giá trị của chủ nghĩa hiện thực vẫn còn có “sức vẫy gọi” và thành quả nghiên cứu về chủ nghĩa hiện thực tuy phong phú nhưng vẫn đòi hỏi tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện

1.3 Ở Việt Nam, việc nghiên cứu chủ nghĩa hiện thực đã sớm được tiến hành nhưng có điều kiện tốt và có kết quả rõ rệt hơn cả vẫn là từ sau 1975 Tuy nhiên, việc khảo sát và đánh giá công tác nghiên cứu vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong giai đoạn này chưa được thực hiện một cách hệ thống và toàn diện Đã đến lúc cần có một công trình nghiên cứu thực hiện nhiệm vụ này

Trang 7

Vì vậy, nghiên cứu Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong khoa nghiên cứu văn

học ở Việt Nam từ 1975 đến nay là cơ hội để chúng tôi khảo sát lịch sử nghiên cứu

vấn đề chủ nghĩa hiện thực, qua đó, có thể nhận thức chủ nghĩa hiện thực một cách đầy đủ hơn, đồng thời thấy được mức độ quan tâm và khả năng tiếp cận, xử lí một vấn đề học thuật mang tầm vóc quốc tế như chủ nghĩa hiện thực trong điều kiện nghiên cứu ở Việt Nam

2 Lịch sử vấn đề

Lịch sử nghiên cứu chủ nghĩa hiện thực ở Việt Nam, có thể nói, được bắt đầu

từ khi sáng tác hiện thực chủ nghĩa đầu tiên xuất hiện trong văn học Việt Nam Vì vậy, khó có thể kể hết được những công trình lớn nhỏ đề cập đến chủ nghĩa hiện thực Song, có thể tạm chia ra hai loại, một loại nghiên cứu về bản thân chủ nghĩa hiện thực và một loại nghiên cứu về việc khảo sát, phân tích, đánh giá vấn đề chủ nghĩa hiện thực

2.1 Loại thứ nhất bao gồm những giáo trình và những công trình nghiên cứu

lý luận văn học, những giáo trình và những công trình nghiên cứu lịch sử văn học, những nghiên cứu phê bình về văn học hiện thực của các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng như của các nhà nghiên cứu nước ngoài đã được dịch thuật và giới thiệu đến bạn đọc Việt Nam, đồng thời đã đi vào đời sống sinh hoạt học thuật của Việt Nam Loại nghiên cứu này là những tài liệu chúng tôi đã tham khảo và có nhắc đến trong luận án ở những phần khảo sát nhất định, xin không kể ra trong lịch sử vấn đề của luận án

2.2 Loại thứ hai bao gồm những nghiên cứu về các vấn đề đặt ra xung quanh

lý luận và lịch sử, sáng tạo và tiếp nhận văn học hiện thực chủ nghĩa Đây chính là những tài liệu có ý nghĩa quan trọng giúp chúng tôi thực hiện đề tài luận án

Việc nghiên cứu chủ nghĩa hiện thực trước 1975 đã sớm được thực hiện và

có những thành quả nhất định Đặc biệt, không khí nghiên cứu cũng khá sôi nổi với không ít những sự kiện quan trọng trong đời sống nghiên cứu phê bình văn học như cuộc tranh luận giữa duy tâm hay duy vật, giữa văn học “vị nghệ thuật” và văn học

“vị nhân sinh” (1935 -1939), cuộc tranh luận văn nghệ Việt Bắc (1949), cuộc tranh

Trang 8

luận xung quanh tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu (1954), cuộc đấu tranh chống Nhân

văn - Giai phẩm (1957), cuộc trao đổi ý kiến về biểu hiện thực tế cuối những năm

50, đầu những năm 60, chống tô hồng, chống bôi đen, vấn đề phá vỡ logic cuộc sống năm 1962, vấn đề phụng sự sự thật năm 1974,… Những sự kiện văn học đó đã lôi cuốn sự tham gia của rất nhiều nhà nghiên cứu, với những ý kiến trao đổi, tranh luận với nhau xoay quanh mối quan hệ giữa văn học và hiện thực, về bản chất của quá trình sáng tạo của nhà văn cũng như chức năng của văn học, …

Sau 1975, việc nghiên cứu vấn đề chủ nghĩa hiện thực cũng không kém phần sôi nổi, được đánh dấu bằng những sự kiện văn học nổi bật Chuyển biến quan trọng

đầu tiên có thể kể đến là bài viết của Nguyễn Minh Châu, Viết về chiến tranh (Văn

nghệ quân đội, 11/1978) Từ kinh nghiệm sáng tác của mình, nhà văn đã bày tỏ băn

khoăn về quan niệm bấy lâu của chúng ta về hiện thực: “Hình như trong ý niệm sâu

xa của người Việt Nam chúng ta, hiện thực của văn học có khi không phải là cái hiện thực tồn tại mà là cái hiện thực mọi người đang hi vọng, đang mơ ước” và cho rằng “trên con đường đi đến chủ nghĩa hiện thực, đôi khi chúng ta phải khai chiến

cả với những quan niệm tốt đẹp và lâu dài của chính mình” [27, tr 62] Ý kiến này không chỉ chạm đến vấn đề văn học hiện thực ở khâu sáng tạo mà còn là ở sự tiếp nhận (của cấp có thẩm quyền), đang đẩy văn học vào chỗ đánh mất tính chân thực

Sự khơi mào của Nguyễn Minh Châu đã được Hoàng Ngọc Hiến hưởng ứng

bằng bài viết Về một đặc điểm của văn học nghệ thuật nước ta trong giai đoạn vừa

qua (Văn nghệ, 23/ 1979) Nhà nghiên cứu đã mạnh dạn chỉ ra tư tưởng cốt lõi đã

chi phối diện mạo văn học Việt Nam thời gian qua, đó là “sự miêu tả cái phải tồn tại lấn át sự miêu tả cái đang tồn tại”, nhà văn phải miêu tả cuộc sống “cho phải đạo” hơn là cho chân thực nên sinh ra những tác phẩm minh họa cho cái cao cả, mà ông gọi là “chủ nghĩa hiện thực phải đạo” [251] Hai bài viết này đã gây nên một cơn bão trong đời sống nghiên cứu văn học, thu hút nhiều cây bút nghiên cứu phê bình vào cuộc, với không ít ý kiến trái chiều, song đã gây một tác động tích cực đến sự thay đổi tư duy văn nghệ

Trang 9

Đến năm 1986, khi Đảng khởi xướng công cuộc đổi mới, Nguyễn Minh

Châu tiếp tục viết bài Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa (Văn nghệ, 49/1987) Nhà văn cho rằng sự độc đoán và áp chế của lãnh đạo văn

nghệ trong nhiều năm qua đã sản sinh ra một nền văn nghệ nặng tính minh họa, “nó công thức và sơ lược, nó nhạt, và càng ngày người đọc càng thấy nó giả, mỗi ngày người đọc càng cảm thấy rõ ở những tác phẩm minh họa và ca ngợi một chiều sự giả dối không thể nào bào chữa nổi, đắp đậy nổi, so với cuộc đời bên ngoài” [27, tr 130], những nghệ sĩ chân chính “phải giấu đi cái phần nhà văn trong con người mình”, “tự mài mòn đi mọi cá tính và tính trung thực trong ngòi bút” [27, tr 134] vì

“tự do sáng tạo chỉ có đối với lối viết minh họa” [27, tr 130] Do đó, cần phải có

“chủ trương khuyến khích cá tính, khuyến khích sáng tạo và chấp nhận đa dạng, chấp nhận sáng tối, hoàn toàn đặt lòng tin vào lương tri của nhà văn” [27, tr 138] mới mong văn nghệ của chúng ta có được những giá trị để đời Đây chính là biểu hiện của hành động “cởi trói” cho nghệ sĩ để có được những tác phẩm văn học thành thật hơn

Tiếp đó, với hai bài viết đăng trên báo Văn nghệ: Văn nghệ và chính trị (1987), Vấn đề văn học phản ánh hiện thực (1988), Lê Ngọc Trà đều đã yêu cầu

nhận thức lại những ý kiến về văn nghệ của Marx, Engels và Lenin cũng như những vấn đề cơ bản của lý luận, như mối quan hệ giữa văn học và chính trị và mối quan

hệ giữa văn học và hiện thực Theo ông, “Trên bình diện lý luận nghệ thuật (khác với bình diện lý luận phản ánh), văn học trước hết không phản ánh hiện thực mà là

sự nghiền ngẫm về hiện thực” [212, tr 43] do đó, “phản ánh hiện thực là thuộc tính chứ không phải nhiệm vụ của văn học” [212, tr 40] Ý kiến của Lê Ngọc Trà đã góp thêm một đợt sóng mới cho nghiên cứu văn học Việt Nam, vốn đang có nhiều

sóng gió, nhất là khi những bài viết này được tập hợp trong cuốn Lý luận và văn học

(Trẻ, 1990) và được trao giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam, đã làm dấy lên một cuộc tranh luận mới

Theo Lại Nguyên Ân, trong Xung quanh một cuộc luận chiến về lý thuyết

văn học (1992), thì có 3 cách phản ứng khác nhau trước những quan điểm của Lê

Trang 10

Ngọc Trà, đó là phản bác, đồng tình và vừa chia sẻ, vừa góp ý cho ông Bản thân Lại Nguyên Ân cũng tham gia vào cuộc tranh luận ấy một cách tích cực Những bài

viết của ông về sau được tập hợp lại trong cuốn Sống với văn học cùng thời (Thanh niên, 1995) Trong những bài như Về một phương diện của quan hệ giữa văn nghệ

và chính trị (1987), Nghệ sĩ và xã hội (1988), Sòng phẳng với quá khứ (1988), Một vài vấn đề xung quanh việc nghiên cứu văn học Việt Nam thế kỉ XX (1991), Thêm vài ý kiến vào một cuộc thảo luận (1992),… Lại Nguyên Ân đã ủng hộ ý kiến của

Lê Ngọc Trà đồng thời đi sâu phân tích mối quan hệ giữa văn nghệ và chính trị, văn

học với hiện thực với một cái nhìn thẳng thắn và cởi mở Đặc biệt, trong bài Mấy ý

kiến về phê bình văn học (Quân đội nhân dân, 7/1987), ông đã nêu lên những bất

cập trong phê bình văn học của ta, đó là kiểu phê bình “quyền uy” và phê bình “xu phụ” Từ đó, ông đề nghị cần khắc phục tình trạng này bằng cách tạo không khí dân chủ, đề cao thái độ phân tích khách quan và tinh thần đối thoại trong phê bình

Vấn đề này sau đó cũng trở thành một nội dung của đề tài nghiên cứu khoa

học cấp bộ, Về một số vấn đề lý luận văn nghệ cơ bản đang được tranh luận qua

công cuộc đổi mới (1987 – 1992), do Lê Bá Hán làm chủ nhiệm, hoàn thành năm

1993 Trong công trình này, Trần Đình Sử và Lê Hồng Vân phụ trách phần Về vấn

đề văn học phản ánh hiện thực Hai nhà nghiên cứu đã cung cấp những luồng ý kiến

khác nhau, từ đó trình bày kiến giải riêng góp phần giải quyết vấn đề gây nhiều tranh cãi này Họ phản đối việc hạ thấp lý thuyết phản ánh Marxist dựa vào cách hiểu cũ kĩ về khái niệm phản ánh trước đây Họ ghi nhận chủ ý tốt của Lê Ngọc Trà trong việc đề cao vai trò của nghệ sĩ nhưng cho rằng ông đã phạm sai lầm về logic:

Điều dễ nhận thấy là nhiều ý kiến muốn đánh giá lại ý nghĩa của lý luận phản ánh đối với sáng tạo nghệ thuật đều dựa trên một khái niệm hết sức cũ kỹ, dựa trên các khái niệm mà các nhà lý luận tư sản xét lại trước đây dùng để công kích phản ánh luận, cái khái niệm mà các nhà lý luận giáo điều dùng để cắt nghĩa văn học một cách dung tục Khi viết câu “trên bình diện lý luận nghệ thuật, văn học trước hết không phản ánh hiện thực mà nghiền ngẫm về hiện thực”, mặc dù có ý đồ tốt muốn đề cao ý thức chủ động sáng

Trang 11

tạo của nghệ sĩ, nhưng về lý thuyết, Lê Ngọc Trà vẫn phạm một lúc ba sai lầm về lôgich Một là, nghiền ngẫm không đặc trưng cho sáng tác nghệ thuật, cho nên việc tách riêng “trên bình diện lý luận nghệ thuật” ở đây là không

ổn Hai là, nghiền ngẫm cũng là một hình thức của phản ánh, cho nên viết như vậy là tạo thêm một đối lập thiếu lôgích Ba là, quy cho phản ánh một nội dung phản chiếu, ghi chép giản đơn mà cụm từ “văn học phản ánh hiện thực” thông thường không ai hiểu thế [82, tr 32]

Năm 1994, nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành tập tiểu luận Những tín hiệu

mới của Huỳnh Như Phương Với bài Một đóng góp vào tiến trình tự ý thức của văn học, Huỳnh Như Phương đã góp thêm ý kiến về cuốn Lý luận và văn học của Lê

Ngọc Trà, với tinh thần cơ bản là đồng tình Qua những bài viết như Đi tìm cái mới

trong văn học, Văn học trên con đường dân chủ hóa, Một nền văn học đang tự vấn

hay Cảm hứng phê phán trong văn học hiện nay,…, tác giả giúp người đọc bước

đầu nhận diện văn học đương đại, với những tín hiệu của một nền văn học đang trên đường đổi mới, để có thể rộng đường hơn trong nghiên cứu vấn đề chủ nghĩa hiện thực

Cùng khai thác các vấn đề văn nghệ trong quá trình đổi mới, nhưng với một tinh thần khác, Hà Minh Đức đã tập hợp được các bài viết của các nhà văn, các nhà

lý luận, phê bình từ Bắc chí Nam trong cuốn Mấy vấn đề lý luận văn nghệ trong sự

nghiệp đổi mới (Sự thật, 1991) Tuy còn có những suy nghĩ và cách lý giải riêng cần

trao đổi thêm, nhưng nhìn chung các bài viết đã gặp gỡ nhau ở chỗ cùng khẳng định tính đúng đắn trong đường lối văn nghệ của Đảng, những thành tựu của văn nghệ cách mạng cũng như mối liên hệ giữa văn nghệ và đời sống, trách nhiệm xã hội của nhà văn và nhiệt tình đóng góp cho sự nghiệp chung nhằm đổi mới văn nghệ nước

nhà Trong số những bài viết ấy, bài Đổi mới và quy luật của Phan Cự Đệ, Văn học

trên con đường đổi mới của Nguyễn Văn Hạnh, Đôi nét về một tư duy văn học đang hình thành của Nguyên Ngọc, Góp một cách nhìn tình hình văn nghệ hiện nay của

Ngô Thảo, Đôi điều về sách văn học hôm nay của Vũ Tú Nam,… đã cung cấp cho

chúng ta những vấn đề về cơ sở xã hội và ý thức của nghiên cứu văn học sau năm

Trang 12

1975, đặc biệt là những quan điểm về mối quan hệ giữa văn học và hiện thực, về chủ nghĩa hiện thực và về văn học hiện nay Mười năm sau, Hà Minh Đức tiếp tục

cho ra mắt cuốn Những vấn đề lý luận và lịch sử văn học, do ông chủ biên (Khoa

học xã hội, 2001) Cuốn sách đã tập hợp nhiều bài viết khác nhau về lý luận và lịch

sử văn học Trong số đó, bài Về văn học Việt Nam 1932 – 1945, những cách nhìn

gần đây của Lê Thị Đức Hạnh đã cho biết có những ý kiến đề nghị xác định giai

đoạn văn học 1932 – 1945 thay cho 1930 – 1945 vì cách xác định này sát với thực tiễn văn học hơn là gắn với sự kiện chính trị với sự ra đời của Đảng cộng sản năm

1930 Bài Phác thảo sinh hoạt tư tưởng và học thuật Việt Nam thời kì 1930 – 1945

của Phong Lê đã nêu lên bối cảnh xã hội Việt Nam thời kì 1930 -1945 đã hình thành nên đặc điểm của sinh hoạt tư tưởng và học thuật thời kì này Qua các cuộc tranh luận duy vật và duy tâm, văn học vị nhân sinh và văn học vị nghệ thuật, Phong Lê ghi nhận nhiệt huyết và tư thế chiến đấu của Hải Triều và các đồng chí của ông nhưng cũng cho rằng họ thiếu chiều sâu triết học và lý luận Ngược lại, ông cũng ghi nhận những điểm khả thủ trong quan niệm nghệ thuật của Hoài Thanh và những người cùng quan điểm với ông Trên thực tế, người của cả hai phái này đều không khác nhau về thái độ và số phận chính trị Ngoài ra, một nét sinh hoạt quan trọng

trong thời kì này là có sự ra đời của Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943, đã chỉ

đạo văn học phát triển theo ba phương châm: dân tộc, khoa học, đại chúng Đề cương này đã đáp ứng nhu cầu cấp bách nổi lên trong một thời điểm trọng đại của lịch sử, đồng thời tạo cơ sở lý luận cho sự nghiệp xây dựng văn hóa mới, trước hết

là văn học kháng chiến chống Pháp trong thập niên tiếp theo

Bên cạnh đó, cuốn Việt Nam nửa thế kỷ văn học (1945 – 1995) do Hữu

Thỉnh chủ biên, được nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành tại Hà Nội năm 1997, cũng tập hợp các bài viết của nhiều tác giả về nhiều vấn đề khác nhau trong suốt một giai đoạn văn học dài 50 năm Liên quan đến việc nghiên cứu chủ nghĩa hiện thực, bài

viết Một chặng đường phát triển của việc biên soạn giáo trình lý luận văn học của Nguyễn Phúc là một trường hợp đáng lưu ý Kết hợp bài viết này với bài Về việc

biên soạn giáo trình lý luận bậc đại học ở ta năm mươi năm qua của Nguyễn Ngọc

Trang 13

Thiện đăng trên Nghiên cứu văn học, số 5/2006, sẽ cho chúng ta một cái nhìn toàn

cảnh về công việc biên soạn giáo trình trong 50 năm qua, trong đó bao gồm cả phương pháp sáng tác hiện thực chủ nghĩa

Năm 1990, Phong Lê chủ biên cuốn Văn học và hiện thực (Khoa học xã hội,

1990) đi sâu bàn về vấn đề văn học và hiện thực, bao gồm các vấn đề “Văn học và hiện thực” trước yêu cầu lớn của sự phát triển văn học Việt Nam hiện đại: cách mạng văn hóa và hiện đại hóa, “Văn học và hiện thực” trên mối quan hệ giữa chức năng giáo dục – tuyên truyền và chức năng nhận thức, khám phá cuộc sống, “Văn học và hiện thực” trên yêu cầu tiếp cận trực tiếp và trong khoảng lùi của thời gian trước một đối tượng lớn là cuộc chiến tranh cách mạng, “Văn học và hiện thực” trước yêu cầu của phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa, “Văn học và hiện thực” trước yêu cầu “Nhìn thẳng vào sự thật…” và phát huy vai trò của chủ thể sáng tạo Mối quan hệ giữa tác giả và công chúng, Hiện thực hôm nay và người viết hôm nay Đây có thể nói là chuyên luận nghiên cứu chuyên sâu về một vấn đề cơ bản của văn nghệ mọi thời và là vấn đề nổi lên những năm 90 Năm 1997, ông cho

ra mắt cuốn Văn học trên hành trình thế kỉ XX (Đại học Quốc gia Hà Nội), tập hợp nhiều bài viết ở những thời điểm khác nhau Trong đó, có bài Nhận thức lại vị trí

của chủ nghĩa hiện thực và vấn đề chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa đã yêu cầu

nhận thức mối quan hệ giữa chủ nghĩa hiện thực với các trào lưu, khuynh hướng văn học khác, đồng thời xem xét tính khả thi của việc vận dụng nguyên tắc sáng tác của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa như một công cụ để đánh giá văn học trong giai đoạn văn học mới Hai cuốn sách này sau được tập hợp lại trong cuốn

Văn học Việt Nam hiện đại – lịch sử và lý luận của (Khoa học xã hội, 2003), một

công trình chọn lọc từ 15 cuốn sách tác giả đã tham gia nghiên cứu trong hơn 40 năm

Cuốn Văn học và văn hóa, vấn đề và suy nghĩ của Nguyễn Văn Hạnh (Khoa

học xã hội, 2002) là một cuốn sách tập hợp nhiều bài viết thể hiện những trăn trở,

suy nghĩ về những vấn đề mà văn hóa, văn học đặt ra Bài Bàn về khái niệm phương

pháp sáng tác trong văn học và bài Góp phần xác định các khái niệm: phong cách,

Trang 14

trào lưu văn học, phương pháp sáng tác, kiểu sáng tác, thi pháp sẽ giúp chúng ta

hiểu rõ hơn những khái niệm có tính chất công cụ đã được sử dụng từ trước đến

nay Đặc biệt, bài Nội dung và ý nghĩa chủ nghĩa hiện thực trong văn học sẽ cung

cấp những cách hiểu khác nhau về khái niệm chủ nghĩa hiện thực, về nội dung và ý

nghĩa của chủ nghĩa hiện thực Bài viết này đã được đăng trên tạp chí Văn học, số 1/1987, với tên gọi Về nội dung khái niệm chủ nghĩa hiện thực trong văn học Ở

đây, tác giả có lược bỏ vài đoạn Về sau, những nội dung này cũng được đưa vào

công trình Chuyện văn, chuyện đời (Giáo dục, 2004)

Đặc biệt, cuốn Lý luận và phê bình văn học – Những vấn đề và quan niệm

hiện đại, tập hợp những bài viết của Trần Đình Sử trong những năm đất nước bước

vào thời kì đổi mới, được nhà xuất bản Hội Nhà văn cho ra mắt năm 1996, đến năm

1997 được giải thưởng văn học và sau được nhà xuất bản Giáo dục tái bản nhiều

lần Trong đó, bài Đổi mới lý luận tức là hiện đại hóa lý luận (Văn nghệ, 2/1994)

nói về ưu nhược của phản ánh luận và đề xuất kiến nghị quan tâm nhiều hơn đến bản thể luận, với sự chú ý đến vai trò của chủ thể sáng tạo, đến hình thức và ngôn

ngữ của tác phẩm Bài Phương diện chủ quan của phản ánh và đặc trưng của văn

nghệ (Cộng sản, 1995) phân tích những ưu điểm và hạn chế của lý thuyết phản ánh

trước đây và chỉ ra những tiến bộ của phản ánh luận hiện đại Trần Đình Sử còn tiếp tục vấn đề văn học và hiện thực, khách quan và chủ quan trong các bài viết sau đó

như Văn học và hiện thực trong tầm nhìn hiện đại, tham luận hội thảo Văn học phản

ánh hiện thực đất nước hôm nay (2010), Phản ánh tức là kiến tạo (Kiêm bàn phản ánh luận trong tầm nhìn hiện đại) (2012),… với mục đích khẳng định vai trò sáng

tạo của nhà văn trong phản ánh hiện thực đời sống như một yêu cầu cần được ý thức sâu sắc

Nghiên cứu vấn đề chủ nghĩa hiện thực, còn phải kể đến cuốn Vì một nền lý

luận phê bình văn học chất lượng cao (Khoa học xã hội, 2005) của Nguyễn Văn

Dân Trong đó, bài Những bài học rút ra từ các cuộc tranh luận văn học, đã được

Nguyễn Văn Dân tổng hợp có chỉnh lý, bổ sung hai bài viết đã đăng trên tạp chí

Thông tin khoa học xã hội số 5/1990 và tạp chí Văn học, số 2/1991 Bài viết này đã

Trang 15

trả lời những câu hỏi: Có phải văn nghệ chỉ có một nhiệm vụ là phục vụ chính trị không? Chủ nghĩa hiện thực có phải là tiền thân trực tiếp của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa không? Sự phản ánh hiện thực khác với các kiểu phản ánh hiện thực ở chỗ nào? Chủ nghĩa hiện thực XHCN là giá trị thẩm mỹ hay phương pháp sáng tác? Nếu không bỏ nhiều tâm sức để nghiên cứu các vấn đề này cùng những tranh luận văn học xung quanh đó, hẳn nhà nghiên cứu đã không đặt ra cho mình gánh nặng khi phải trả lời những câu hỏi hóc búa như vậy Có thể những kiến giải của ông chỉ

là một cách trả lời nhưng nó thể hiện một thái độ dứt khoát và một lối suy nghĩ cấp tiến

Trong cuốn Văn học Việt Nam sau 1975, Những vấn đề nghiên cứu và giảng

dạy (Giáo dục, 2006) do Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn đồng chủ biên, ở phần Những vấn đề chung, các tác giả đã tập hợp các bài viết của những nhà nghiên cứu

tên tuổi của Việt Nam như Phương Lựu, La Khắc Hòa, Nguyễn Nghĩa Trọng, Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Ngọc Thiện, Nguyễn Văn Long,… Những bài viết

của họ như Những vấn đề cơ bản đang đặt ra trong các cuộc tranh luận của giới

văn học hiện nay, Ba mươi năm lý luận, phê bình, nghiên cứu văn học – thành tựu

và suy ngẫm, Những trăn trở tiến bước của lý luận văn học giai đoạn 1975 – 1985, Văn học Việt Nam trước và sau 1975 – nhìn từ yêu cầu phản ánh hiện thực, Sự phát triển của lý luận – phê bình văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX và từ sau 1975 đến nay,…đã cung cấp cho chúng ta những tư liệu về tình hình xã hội sau năm 1975

cũng như vai trò, diện mạo của lý luận phê bình văn học trong giai đoạn đó Trong những ý kiến ấy, chúng ta có thể nhận ra những ý kiến về vấn đề mối quan hệ giữa văn học và hiện thực cũng như vị trí của chủ nghĩa hiện thực đã và đang được quan niệm

Nhìn lại văn học Việt Nam thế kỉ XX (Chính trị quốc gia, 2002) cũng là một

công trình mang tính chất tổng kết, đánh giá về nghiên cứu văn học của thế kỉ trước

Trong bài Hành trình của nghiên cứu – phê bình văn học Việt Nam thế kỉ XX, Lê

Thị Dục Tú đã điểm lại tình hình nghiên cứu – phê bình văn học Việt Nam từ những năm 1930 – 1945 cho đến cuối thế kỉ XX với những thành tựu và hạn chế nhất định,

Trang 16

… Dựa trên những công trình tiêu biểu, tác giả đã phân chia phê bình văn học Việt Nam thành giai đoạn với những đặc điểm, tính chất khác nhau

Phê bình văn học Việt Nam (Nửa đầu thế kỉ XX 1900 – 1945) (Đại học quốc

gia tp Hồ Chí Minh, 2004) của Nguyễn Thị Thanh Xuân đã bao quát về lịch sử phê bình Việt Nam từ buổi đầu hình thành và phát triển với những xu hướng khác nhau Trong đó, phê bình Marxist nói chung và đóng góp của những nhà nghiên cứu như Dương Quảng Hàm, Trương Chính, Trần Thanh Mại, Hải Triều, Trương Tửu, Kiều Thanh Quế cho xu hướng này đã được khảo sát một cách khá chu đáo

Phê bình văn học – con vật lưỡng thê ấy (Tư tưởng phê bình văn học Việt Nam, Một cái nhìn lịch sử) của Đỗ Lai Thúy (Hội Nhà văn, 2010) Đúng như tên

gọi, tác giả đã thể hiện một cái nhìn lịch sử đối với các tư tưởng phê bình hiện diện

ở Việt Nam như phê bình ấn tượng chủ nghĩa, phê bình tiểu sử học, phê bình văn học lịch sử, phê bình phong cách học, phê bình thi pháp học, phê bình phân tâm học, phê bình văn học từ hệ thống văn hóa, phê bình từ tiếp nhận văn học,… Trong

đó, liên quan đến chủ nghĩa hiện thực là bài Phê bình Marxist Ông cho biết kiểu

phê bình này phát triển ở Pháp, nhưng lại phồn thịnh ở Nga bởi nó gắn chặt với sự phát triển của chủ nghĩa hiện thực phê phán và chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa Ở Việt Nam, phương pháp này ra đời khi có khoa học thực nghiệm phương Tây và văn học tả chân Nó đặt chân đến Việt Nam ở nhánh duy lí nhất, trừu xuất mối quan hệ tác phẩm – hiện thực thành lí thuyết phản ánh, chú ý đến cái điển hình

xã hội, tính giai cấp và là cơ sở cho chủ nghĩa hiện thực phê phán Đỗ Lai Thúy cho đây là “thứ phê bình sự thực chứ không phải phê bình giá trị” vì nó bỏ qua tính tượng trưng, tính thơ, tính nghệ thuật và thế giới bên trong tác phẩm Phương pháp này trở thành phương pháp phê bình chủ đạo sau cách mạng tháng Tám và kháng chiến chống Pháp, trở thành phương pháp phê bình duy nhất sau sự kiện tập thơ

Việt Bắc của Tố Hữu đạt giải nhất mặc dù còn có nhiều ý kiến phản đối Những thế

hệ các nhà phê bình gồm có Hải Triều, Đặng Thai Mai, Nguyễn Bách Khoa – Trương Tửu, Hoài Thanh, Trương Chính; Nguyễn Đức Đàn, Nhị Ca, Phong Lê, Phương Lựu, Nguyễn Văn Hạnh, Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ Khi phê bình Marxist

Trang 17

trở nên công thức, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Đăng Mạnh, Lại Nguyên Ân, Lê Ngọc Trà,… đã tìm cách phục hồi sức mạnh ban đầu của nó, trong không khí chung của công cuộc mở cửa, đổi mới

Trịnh Bá Ðĩnh cũng góp mặt với công trình Phê bình văn học Việt Nam hiện

đại (Văn học, 2011) Đây là công trình tập hợp những bài viết về phê bình văn học

Việt Nam của tác giả trong mười năm trở lại đây, xoay quanh những vấn đề của nền phê bình văn học hiện đại nước nhà, đó là lịch sử phê bình, các phương pháp của nó

và những vấn đề đang được đặt ra trong lý luận phê bình hiện nay Trong đó, tác giả

đã lí giải hạn chế của phê bình văn học Marxist ở Việt Nam Theo ông, trong giới thiệu, tiếp nhận các quan điểm lý luận Marxist đã bộc lộ những phiến diện “làm tổn hại đến một trào lưu lý thuyết về văn học nghệ thuật chứa đựng nhiều chân lý và sáng tạo” [59, tr 278] Về phía người tiếp nhận, hậu quả của quá trình tiếp thu máy móc và phiến diện đó là những quan điểm văn học nghệ thuật giáo điều, lý luận, phê bình văn học “đã đi từ những uyển chuyển mềm mại đến những sự quy phạm hóa cứng nhắc, áp đặt”, “làm giảm uy tín của phê bình nghiên cứu văn học theo tinh thần phản ánh luận” [59, tr 266] Từ những năm 80 trở lại đây, cùng với quá trình đổi mới kinh tế - xã hội, phê bình văn học đã “từ chân trời một phía đến chân trời nhiều phía” Bản thân tác giả cũng giới thiệu và phân tích những phương pháp phê bình như phê bình cấu trúc luận, giải thích văn bản và so sánh văn học, phân tích tác phẩm theo cấu trúc - loại hình Riêng về chủ nghĩa hiện thực, Trịnh Bá Ðĩnh cho biết gần đây chủ nghĩa hiện thực ít được nói đến như một biểu hiện của lối “phủ định” phổ biến trong lịch sử tư tưởng văn học Việt Nam, phủ định bằng sự lảng tránh, bằng sự im lặng Đây cũng là một diễn biến cần lưu ý trong phê bình văn học

về chủ nghĩa hiện thực Năm 2013, tác giả tiếp tục công bố công trình Lịch sử lý

luận phê bình văn học Việt Nam (Khoa học xã hội) do ông chủ biên, như một sự

tiếp nối công trình trên Trong đó, ông trình bày lịch sử và đặc điểm của phê bình Marxist và những đổi mới trong tư duy lẫn phương pháp nghiên cứu văn học Đây cũng là một chuyên luận có giá trị tham khảo để đánh giá công tác nghiên cứu chủ nghĩa hiện thực trong khoa nghiên cứu văn học từ trước đến nay

Trang 18

Ngoài các công trình có độ dày nhất định, vẫn còn vô số các ý kiến, quan điểm, các thông tin được trao đổi trên các diễn đàn báo chí Theo trình tự thời gian,

chúng ta có thể tìm thấy những bài viết sau: Về bút pháp hiện thực trong thơ Việt

Nam hiện đại 1945-1980 của Phạm Tiến Duật (Văn học, 5/ 1980), Mấy vấn đề lý luận về Chủ nghĩa hiện thực của Phùng Văn Tửu (Văn học, 6/1982), Chủ nghĩa hiện thực dưới ánh sáng của nguyên lý hệ thống của Trọng Đức (Văn học, 6/1982), Ảnh hưởng của tư tưởng Marxist và phong trào cách mạng đối với sự phát triển của văn xuôi hiện thực phê phán Việt Nam 1930-1945 của Phan Cự Đệ (Văn học, 6/1982), Phản ánh hiện thực là chức năng hay thuộc tính của văn học - tổng thuật hội thảo

(Văn học, 1/1989), Đổi mới hay dấu hiệu khủng hoảng về lý luận của Thành Duy (Văn học, 2/1989), Nhận thức lại vị trí của chủ nghĩa hiện thực và vấn đề chủ nghĩa

hiện thực xã hội chủ nghĩa của Phong Lê (Văn học, 4/1989), Từ đặc thù văn học nhìn lại (vị trí của Phản ánh luận và thế giới quan) của Nguyễn Trung Hiếu (Văn học, 4/ 1989), Vài ý kiến nhân “Nhìn lại một thế kỷ văn học Việt Nam” của Hà

Xuân Trường (Văn học, 9/2001), Lý luận trước yêu cầu đổi mới và phát triển của Phan Trọng Thưởng (Nghiên cứu văn học, 12/2004), Suy nghĩ và kiến nghị xung

quanh vấn đề đổi mới lý luận văn học của Phạm Vĩnh Cư (Nghiên cứu văn học,

12/2004), Một ý kiến nhỏ về cách nhìn mới đối với lý luận văn học và một lời thỉnh

cầu khẩn thiết của Lưu Văn Bổng (Nghiên cứu văn học, 12/2004), Về sự hình thành của chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam của Phạm Quang Long (Nghiên cứu văn học, 1/2005), Mấy ghi nhận về thành tựu của lý luận văn học trong thời kỳ đổi mới của Nguyễn Duy Bắc (Nghiên cứu văn học, 1/2005), Tác động của lý luận văn học nước ngoài đối với lý luận văn học Việt Nam của Lộc Phương Thủy

(Nghiên cứu văn học, 1/2005), Suy nghĩ vì một vài hướng tìm tòi đổi mới trong văn

học của Hà Minh Đức (Nghiên cứu văn học, 4/2006), Tính phản biện và tranh luận trong nghiên cứu, lý luận phê bình văn học của Nguyễn Hữu Sơn (Nghiên cứu văn học, 5/ 2006), … Do có dung lượng nhỏ nên có tính cơ động cao, các bài viết này

cho phép các nhà nghiên cứu phát biểu những ý kiến cá nhân chủ quan, những đề

Trang 19

xuất có tính khởi phát, thử nghiệm, những phát hiện mang tính tiên phong, dự đoán,… Nhờ vậy, vấn đề chủ nghĩa hiện thực đã được soi rọi, mổ xẻ khá kĩ lưỡng

Có thể nói, lịch sử nghiên cứu vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong khoa nghiên cứu văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay đã có một bề dày đáng kể Những công trình kể trên chỉ mới được nhắc đến với tư cách là những công trình tiêu biểu Danh sách những công trình nghiên cứu về chủ nghĩa hiện thực trên thực tế dài hơn nhiều Tuy nhiên, bấy nhiêu cũng đã cho thấy một sự quan tâm lớn mà giới chuyên môn Việt Nam dành cho vấn đề này Tính đến thời điểm này, vẫn còn nhiều khía cạnh để khai thác, nhiều công trình vẫn đang được thai nghén, ấp ủ chờ ngày ra mắt Trong

số đó, có thể nói Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong khoa nghiên cứu văn học ở Việt

Nam từ 1975 đến nay cũng là một công trình như vậy, bởi nó cần sự bao quát rộng

và sự hiểu biết sâu sắc mà một cá nhân khó lòng đảm trách chu toàn Vì vậy, người viết luận án này chỉ mong có thể nêu lên vấn đề với những phác thảo ban đầu, ngõ hầu gợi ý cho các công trình nghiên cứu chuyên sâu về sau

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Nghiên cứu văn học là một chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn

mà đối tượng nghiên cứu là nghệ thuật ngôn từ, có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, từ những mầm mống đầu tiên vào thời cổ đại, trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau và đạt đến trình độ cao vào thế kỉ XIX và thế kỉ XX Ở trình độ hiện đại, nghiên cứu văn học trở thành tên gọi chung của nhiều bộ môn nghiên cứu độc lập, tiếp cận cùng một đối tượng và nghiên cứu ở những góc độ khác nhau, như lý luận văn học, phê bình văn học, lịch sử văn học Ngoài ba bộ môn được hình thành sớm như trên, từ những năm 70 của thế kỉ XX, ở một số nước đã xuất hiện bộ môn phương pháp luận nghiên cứu văn học Bên cạnh đó, còn phải kể đến hai bộ phận phận quan trọng nữa là thi pháp học và phong cách học, liên đới chặt chẽ với ba bộ phận truyền thống đã nêu Nghiên cứu văn học còn được bổ trợ bởi những bộ môn như thư mục học, văn bản học, cổ văn tự học, … Nghiên cứu văn học cũng có mối liên hệ chặt chẽ với các khoa học nhân văn khác như triết học, mĩ học, giải thích học, folklore học, nghệ thuật học, sử học, tâm lí học, xã hội học, đặc biệt là ngôn

Trang 20

ngữ học Gần đây, nhiều nhà nghiên cứu còn chỉ ra mối liên hệ giữa nghiên cứu văn học với một số khoa học tự nhiên như toán học, vật lí học, … Tuy nhiên, chúng tôi chủ yếu khảo sát việc nghiên cứu vấn đề chủ nghĩa hiện thực ở ba bộ phận chính là

lý luận văn học, phê bình văn học và lịch sử văn học, vốn là những bộ phận nghiên cứu có bề dày hơn cả, những bộ phận khác nếu được nhắc đến chỉ với một mức độ nhất định

3.2 Chủ nghĩa hiện thực vốn được hiểu theo nhiều cách khác nhau, có lịch

sử hình thành và phát triển trải dài trong tiến trình văn học nhưng chúng tôi chọn quan niệm xem chủ nghĩa hiện thực là một hiện tượng có tính lịch sử, ra đời vào thế

kỉ XIX ở châu Âu, như một biểu hiện tập trung cao độ nhất của truyền thống hiện thực trong văn học Những nghiên cứu về các phương pháp sáng tác, các trào lưu văn học khác, nếu có sử dụng, cũng chỉ ở một tỉ lệ rất nhỏ, với vai trò làm đối tượng

so sánh, đối chiếu hoặc bổ sung, giúp cho việc nhận thức chủ nghĩa hiện thực toàn diện hơn

3.3 Chủ nghĩa hiện thực là một vấn đề có tính chất quốc tế, do vậy, chúng tôi cần tìm hiểu những nghiên cứu của các học giả nước ngoài (chủ yếu là đã được dịch thuật) để có được nhận thức mang tính hệ thống và toàn diện về vấn đề Tuy nhiên, do chủ yếu tìm hiểu việc nghiên cứu vấn đề chủ nghĩa hiện thực ở Việt Nam nên chúng tôi tập trung khảo sát các công trình của các nhà nghiên cứu Việt Nam, trên cơ sở tiếp thu những thành tựu nghiên cứu của thế giới

3.4 Chủ nghĩa hiện thực vốn đã được các nhà nghiên cứu Việt Nam quan tâm khá sớm nhưng chúng tôi tập trung khảo sát các công trình nghiên cứu từ 1975 đến nay, vì đây là giai đoạn phát triển sôi nổi, có nhiều chuyển biến quan trọng và

có ý nghĩa thời sự trong tiến trình văn học Việt Nam cũng như thế giới

4 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu vấn đề này, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp sau: 4.1 Phương pháp lịch sử: chúng tôi đặt chủ nghĩa hiện thực trong lịch sử phát triển của văn học thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng để xác định đúng vị trí, vai trò, đặc điểm và sự phát triển của chủ nghĩa hiện thực trên tiến trình văn học

Trang 21

4.2 Phương pháp hệ thống: phương pháp này giúp chúng tôi hệ thống hóa các quan điểm, ý kiến khác nhau về chủ nghĩa hiện thực trong những bộ phận khác nhau của khoa nghiên cứu văn học như lịch sử văn học, lý luận văn học và phê bình văn học, trong các công trình nghiên cứu văn học nước ngoài và văn học Việt Nam, trong những giai đoạn nhất định theo trình tự thời gian và theo những tiêu chí nhất định để tiện theo dõi và đánh giá

4.3 Phương pháp so sánh: phương pháp này được dùng trong việc so sánh chủ nghĩa hiện thực với các trào lưu, phương pháp sáng tác khác, so sánh các kết quả nghiên cứu của Việt Nam với các kết quả nghiên cứu của thế giới, của việc nghiên cứu giữa các giai đoạn, nhất là trước và sau 1975, giữa các quan điểm và phương pháp nghiên cứu khác nhau để có cái nhìn khách quan và toàn diện về chủ nghĩa hiện thực

4.4 Phương pháp phân tích, tổng hợp: phương pháp này được sử dụng để phân tích tình hình cụ thể của các bộ phận nghiên cứu nói chung cũng như chỉ ra đặc điểm nghiên cứu của các nước và các tác giả nói riêng Những kết quả phân tích này khi được so sánh, đối chiếu và hệ thống hóa sẽ cho phép rút ra những đánh giá mang tính khái quát, tổng hợp

Những phương pháp này đều được sử dụng kết hợp trong cả ba chương của luận án

5 Đóng góp của luận án

5.1 Tìm hiểu Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong khoa nghiên cứu văn học ở

Việt Nam từ 1975 đến nay đem lại cho chúng ta một cái nhìn tương đối toàn diện về

một vấn đề học thuật, vừa bao quát được bức tranh nghiên cứu chung của thế giới vừa tập trung vào tình hình nghiên cứu của Việt Nam, vừa nhận thức được những điểm thống nhất vừa thấy được sự đa dạng của việc nghiên cứu ở các lĩnh vực, vào các thời điểm khác nhau Nghiên cứu vấn đề này cũng cho phép chúng ta thấy được những thành tựu và hạn chế đồng thời thấy được lịch sử và tương lai của chủ nghĩa hiện thực

Trang 22

5.2 Nhìn lại lịch sử nghiên cứu đã qua là để đánh giá một công việc đã được tiến hành, đồng thời cũng là để rút kinh nghiệm cho việc nghiên cứu trong hiện tại

và tương lai Tìm hiểu Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong khoa nghiên cứu văn học ở

Việt Nam từ 1975 đến nay cũng mang ý nghĩa đó, bởi kết quả nghiên cứu sẽ cho

chúng ta nhận thức đầy đủ hơn không chỉ bản thân chủ nghĩa hiện thực mà còn chính công việc nghiên cứu của chúng ta về vấn đề này Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa làm cơ sở cho những ứng xử của chúng ta với chủ nghĩa hiện thực cũng như các trào lưu văn học khác, góp thêm cứ liệu để dạy và học môn tiến trình văn học trong trường đại học nói riêng và nhìn nhận tiến trình văn học thế giới nói chung Hơn nữa, việc xác định đặc điểm và vị trí, lịch sử đã qua và diễn biến hiện tại của chủ nghĩa hiện thực có một ý nghĩa đáng kể trong việc tiếp nhận những sáng tác văn học hiện nay cũng như sắp tới

6 Cấu trúc của luận án

Luận án có dung lượng 209 trang, trong đó có 189 trang chính văn

Mở đầu: 18 trang, gồm lí do chọn đề tài, lịch sử vấn đề, đối tượng và phạm

vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đóng góp của luận án, cấu trúc của luận án

Nội dung chính: gồm 3 chương

Chương 1 Chủ nghĩa hiện thực - khái niệm, lịch sử và đặc điểm: 29 trang

(tr.19 – tr 47)

Chương này đi vào những vấn đề lí thuyết khái quát về khái niệm, lịch sử hình thành và đặc điểm của chủ nghĩa hiện thực, làm cơ sở lí thuyết cho các chương sau

Chương 2 Tiếp thu và vận dụng lý luận về chủ nghĩa hiện thực: 52 trang

(tr 48 – tr 99)

Trình bày việc tiếp thu tư tưởng văn nghệ Marxist và lý luận về chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học nước ngoài, đặc biệt là Liên Xô cũ, từ đó vận dụng vào việc nghiên cứu lý luận, lịch sử và phê bình văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay

Trang 23

Chương 3 Đổi mới nghiên cứu về chủ nghĩa hiện thực: 85 trang (tr 100 –

Trang 24

Chương 1 CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC – KHÁI NIỆM, LỊCH SỬ VÀ ĐẶC ĐIỂM

Chủ nghĩa hiện thực là một hiện tượng quan trọng trong tiến trình văn học thế giới Nhận thức về khái niệm, lịch sử và đặc điểm của chủ nghĩa hiện thực có ý nghĩa cơ sở để nhận thức việc nghiên cứu vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong nghiên cứu văn học

1.1 Khái niệm

Chủ nghĩa hiện thực là trào lưu nghệ thuật lấy hiện thực xã hội và những vấn

đề có thực của con người làm đối tượng sáng tác Chủ nghĩa hiện thực hướng tới cung cấp cho công chúng nghệ thuật những bức tranh chân thực, sống động, quen thuộc về cuộc sống, về môi trường xã hội xung quanh Trào lưu này xuất hiện trong nghệ thuật thế kỉ XIX, đặc biệt là hội họa và văn chương, như một phản ứng chống lại chủ nghĩa lãng mạn, nhưng thuật ngữ chủ nghĩa hiện thực thì đã xuất hiện trước

đó

1.1.1 Sự xuất hiện của thuật ngữ

Vào cuối thế kỉ XVIII, thuật ngữ realism (chủ nghĩa hiện thực) đã xuất hiện

trong trước tác của Immanuel Kant, Friedrich Wilhelm Joseph von Schelling Năm

1795, Johann Christoph Friedrich Von Schiller trong cuốn Bàn về thơ mộc mạc và

thơ cảm thương, đã sử dụng từ chủ nghĩa hiện thực, nhưng thực tế là chỉ chủ nghĩa

cổ điển Năm 1855, danh họa người Pháp Gustave Courbet đã tổ chức cuộc triển

lãm mang tên Chủ nghĩa hiện thực của Gustave Courbet 1819 - 1877 tại Paris

Khác với nhiều xu hướng hội họa ra đời trước đó với chủ đề chính là tôn giáo, lịch

sử, thần thoại với lối vẽ kinh điển, Gustave Courbet đã chủ trương miêu tả một cách chân thực những con người lao động, cuộc sống bình thường với những sinh hoạt thường nhật Cùng với ông là những họa sĩ Jean-François Millet, Honoré Daumier,

và Jean Baptiste Camille Corot, … Họ là người đại diện cho hội họa hiện thực trong buổi đầu tiên, lập nên nền tảng cho hội họa hiện đại sau này

Trang 25

Trong văn học, những tác phẩm có tính hiện thực và giá trị hiện thực tồn tại rất lâu trước khi chủ nghĩa hiện thực xuất hiện Thế nhưng, chủ nghĩa hiện thực xuất hiện với tư cách một trào lưu, một phương pháp sáng tác là vào thế kỉ XIX, ở các quốc gia Pháp, Ý, Anh, Nga, sau đó ảnh hưởng tới các nước khác Từ những năm

1830, các nhà văn như Stendhal, Balzac, Thakeray, Dickens, … trong sáng tác của mình, đã miêu tả cuộc sống của mọi tầng lớp người trong xã hội có nhiều biến động sau cuộc cách mạng công nghiệp và thương mại, với những chi tiết xác thực và tiêu biểu Đến năm 1857, nhà tiểu thuyết Pháp Champfleury đã cho xuất bản tập tiểu

luận mang tên Réalisme (Chủ nghĩa hiện thực), chủ trương tái hiện một cách chân

thực, hoàn chỉnh và chính xác hoàn cảnh sống của con người Sau đó, chủ nghĩa hiện thực phát triển và trở thành thuật ngữ vô cùng phổ biến trong sáng tác và lý luận, phê bình văn học Thực tế nghiên cứu cho thấy, khái niệm chủ nghĩa hiện thực

đã được lí giải theo nhiều cách khác nhau

1.1.2 Một số cách lí giải khái niệm

Trong cuốn Từ điển giản yếu về văn học nước ngoài, J.J Abrams đã cho

rằng chủ nghĩa hiện thực bao gồm hai tầng ý: một là chỉ “trào lưu văn học thế kỉ XIX”, đặc biệt là chỉ trào lưu văn nghệ trong tiểu thuyết (lấy Balzac của nước Pháp, George Eliot của Anh, Westinghouse, George của Mĩ làm chủ soái); hai là chỉ “thủ pháp miêu tả hiện thực cuộc sống xuất hiện trong mọi thời đại”, điển hình là những tác phẩm trong trào lưu lịch sử này Weikang Xiapu, năm 1890, khi bình luận về tiểu thuyết của William Dean Howells đã cho rằng có lẽ, chủ nghĩa hiện thực trong

văn học nghệ thuật có thể định nghĩa là “một loại kĩ xảo miêu tả tinh tế, chính xác

dựa trên sự tổng hợp về hiện thực, đối với rất nhiều sự vật phức tạp hoặc trừu tượng” [250] Như vậy, ngoài cách hiểu là một hiện tượng văn học có tính lịch sử, chủ nghĩa hiện thực còn được xem là một “thủ pháp” hay “kĩ xảo” nghệ thuật nhằm phản ánh cuộc sống

Ngoài hai cách hiểu trên, theo thống kê của Nguyễn Văn Hạnh, trong bài Về

nội dung khái niệm chủ nghĩa hiện thực trong văn học (Văn học, 1987), chủ nghĩa

hiện thực có thêm nhiều cách hiểu khác

Trang 26

Trước hết, chủ nghĩa hiện thực là một trong hai kiểu sáng tác, hai khuynh hướng sáng tác chủ yếu trong nghệ thuật của nhân loại Trên tinh thần tiếp thu ý kiến của nhà thơ, nhà mỹ học Đức Schiller và nhà lý luận văn học Nga Belinsky, viện sĩ L.Timofeev khẳng định có hai kiểu sáng tác tồn tại trong văn học từ xưa đến nay là kiểu sáng tác hiện thực (chủ nghĩa hiện thực) và kiểu sáng tác lãng mạn (chủ nghĩa lãng mạn) Kiểu sáng tác hiện thực thiên về tái hiện, phản ánh cuộc sống thông qua những hình thức vốn có trong cuộc sống, bằng những hình tượng điển hình, với một thái độ khách quan Trái lại, kiểu sáng tác lãng mạn thiên về nguyên tắc tái tạo, nhấn mạnh việc đối lập hiện thực với lý tưởng của nghệ sĩ, miêu tả không phải cái điển hình mà cái ngoại lệ, tái tạo cuộc sống với những yếu tố ước lệ, khoa trương, kỳ ảo, thể hiện thái độ chủ quan của nghệ sĩ, thiên về biểu hiện hơn là miêu tả và ngôn ngữ có tính biểu cảm cao Hai kiểu sáng tác này có khi hòa trộn vào nhau trong sáng tác của các nhà văn

Bên cạnh đó, còn có sự phân biệt giữa hai loại văn học hiện thực và phản hiện

thực (réalisme và antiréalisme) Đây là từ dùng của nhà nghiên cứu Soviet G.A Nedosivin, trong cuốn Tiểu luận về nghệ thuật (Moscow, 1953) Theo ông, nghệ thuật

từ xưa tới nay phát triển theo hai phương pháp sáng tác đối lập nhau, luôn luôn đấu tranh với nhau là hiện thực và phản hiện thực Hiện thực là phương pháp phản ánh cuộc sống một cách đúng đắn, sâu sắc, tiến bộ; ngược lại, phản hiện thực là phương pháp phản ánh cuộc sống một cách sai lệch, nông cạn, phản động Quan niệm này, theo Nguyễn Văn Hạnh, đã “không nhận thức đúng đắn bản chất và quy luật phát triển đặc thù của văn nghệ, gò bó bức tranh đa dạng, phong phú, phức tạp của lịch sử văn nghệ vào một sơ đồ cứng nhắc, nghèo nàn, thể hiện thái độ hẹp hòi, biệt phái nên sớm bị phê phán một cách mạnh mẽ và đến nay căn bản đã bị bác bỏ” [88, tr 59]

Cũng trong bài viết trên, Nguyễn Văn Hạnh cho rằng còn phải kể đến quan niệm xem chủ nghĩa hiện thực như là chân lý trong nghệ thuật, là cơ sở của mọi nghệ thuật chân chính Quan niệm này không nêu thành lý thuyết rõ ràng (tiêu biểu

là ý kiến của M Lipsitz trong Lời nói đầu Tuyển tập Marx và Engels bàn về nghệ

thuật), nhất là từ khi quan niệm hiện thực - phản hiện thực bị phê phán mạnh, nhưng

Trang 27

nó được nhiều người áp dụng trong thực tiễn nghiên cứu Chính là dựa trên quan

niệm này mà người ta nói đến yếu tố hiện thực, phẩm chất hiện thực, giá trị hiện

thực trong tác phẩm văn nghệ mọi thời đại Nguyễn Văn Hạnh cho rằng quan niệm

này khá gần gũi với quan niệm hiện thực và phản hiện thực, nhưng chủ yếu tập trung khẳng định, đề cao những tác phẩm hiện thực chứ không chỉ trích, phê phán các tác phẩm không mang giá trị hiện thực, do đó tuy không quá cực đoan nhưng cũng thiếu khách quan

Tương tự như vậy, có quan niệm xem chủ nghĩa hiện thực là một kiểu tư duy nghệ thuật, một phương pháp nhận thức ở trình độ cao, hình thành từ một thời kỳ lịch sử nhất định Những người theo quan niệm này chủ trương không phủ nhận giá trị và đóng góp của các trào lưu và phương pháp sáng tác khác nhưng cho rằng văn học trước và ngoài chủ nghĩa hiện thực bao giờ cũng kém giá trị hơn văn học hiện thực chủ nghĩa về mọi mặt Việc tuyệt đối hóa chủ nghĩa hiện thực, đồng nhất chủ nghĩa hiện thực với tiến bộ và giá trị nói chung trong nghệ thuật, theo Nguyễn Văn Hạnh, không phải không có tính hợp lý nhưng hạn chế của nó là xem nhẹ các hiện tượng văn học khác, “vừa không đúng với thực tế lịch sử, vừa không phù hợp với quy luật phát triển đặc thù của văn nghệ” [88, tr 67]

Trái ngược với sự biệt ái, tách bạch chủ nghĩa hiện thực với các trào lưu khác

là ý muốn mở rộng biên độ của chủ nghĩa hiện thực Garaudy đã đề xướng cái gọi là

chủ nghĩa hiện thực không bờ bến Ông cho rằng “không có nghệ thuật nào là

không hiện thực” và cần “mở rộng định nghĩa của chủ nghĩa hiện thực”, “thêm cho

nó những kích thước mới”, “cho phép chúng ta bổ sung vào di sản của quá khứ tất

cả những đóng góp mới” Nguyễn Văn Hạnh cho biết quan niệm này từng bị nhiều người bác bỏ vì cho rằng đó là thứ lý luận “theo đuôi, “nô lệ thực tế” và “nhân danh

mở rộng “bờ bến” của chủ nghĩa hiện thực để biện hộ và đề cao mọi biểu hiện của nghệ thuật trừu tượng, vốn là sản phẩm của xã hội tư sản bế tắc” [88, tr 64] Tuy nhiên, ngày nay, việc mở rộng định nghĩa về chủ nghĩa hiện thực lại trở thành một khuynh hướng thu hút nhiều người tham gia, tiêu biểu là R Jacobson

Trang 28

Trong Về chủ nghĩa hiện thực trong nghệ thuật (On realism in Art),

Jakobson đã nêu lên những cách hiểu mới từ kiến giải độc đáo của riêng ông Theo

đó, chủ nghĩa hiện thực bao gồm 5 nét nghĩa Từ 5 nét nghĩa này lại phái sinh thêm những nét nghĩa mới:

A: Chủ nghĩa hiện thực có thể là nguyện vọng và ý định của tác giả; nghĩa là một tác phẩm được hiểu là hiện thực nếu như nó được hình thành bởi tác giả của nó như là một sự hiển thị của trạng thái có vẻ thật, như đúng với cuộc sống

A1: các xu hướng để làm biến dạng các quy tắc tiêu chuẩn nghệ thuật được quan niệm như là một sự tương đối của thực tế

A2: những xu hướng bảo thủ vẫn còn tồn tại trong một giới hạn của truyền thống nghệ thuật nhất định, được hiểu như là sự trung thực với thực tế

B: Một tác phẩm có thể được gọi là hiện thực nếu ta, người đánh giá

nó, cảm nhận nó như sự thật cuộc sống

B1: Tôi, người nổi loạn, chống lại một quy tắc nghệ thuật nhất định và xem sự biến dạng của nó như là một sự thể hiện chính xác hơn về thực tế

B2: Tôi bảo thủ và xem các quy tắc biến dạng của nghệ thuật mà tôi tán thành như là sự bóp méo thực tế

C: chủ nghĩa hiện thực bao gồm tất cả những đặc điểm đặc trưng của dòng nghệ thuật cụ thể ở thế kỉ XIX

D: khuynh hướng cho phép nhà văn miêu tả những chi tiết không mấy liên quan đến nhân vật chính, đến cốt truyện, giúp câu chuyện thật hơn (Ví

dụ tả Anna Karenina tự tử nhưng tác giả lại quan tâm hơn đến việc tả túi xách của cô, hoặc người đầu tiên mà người anh hùng trong câu chuyện gặp là

ai không quan trọng như trong truyện anh hùng trước đây, )

E: Động lực thúc đẩy thích hợp và sự biện giải các phương thức thi ca cũng được gọi là chủ nghĩa hiện thực [266]

Trang 29

Trong các nét nghĩa trên, chỉ có nét nghĩa C là giống với quan niệm cho chủ nghĩa hiện thực là một trào lưu văn học thuộc thế kỉ XIX Những nét nghĩa còn lại

đã mở rộng biên độ của khái niệm, hoặc đó là hiện thực theo quan niệm của nhà văn (A), hoặc đó là hiện thực theo quan niệm của người tiếp nhận (B), hoặc chủ nghĩa hiện thực trong sự tiệm cận với chủ nghĩa tự nhiên (D) hay chủ nghĩa hiện thực được tiếp cận trên bình diện ngôn ngữ học (E), … Bằng việc chỉ ra hàng loạt nét nghĩa mới của chủ nghĩa hiện thực (ngoại trừ nét nghĩa C), Jacobson đã phàn nàn rằng bằng cách không phân biệt sự đa dạng của các khái niệm tiềm ẩn trong thuật ngữ chủ nghĩa hiện thực, các nhà lí thuyết và các sử gia nghệ thuật, đặc biệt là các

nhà văn học sử, “đang hành động như thể thuật ngữ là một chiếc túi không đáy để

cho tất cả mọi thứ và bất cứ điều gì cũng có thể ẩn đi một cách thuận tiện trong đó” [266, tr 36] Những nét nghĩa mà Jacobson chỉ ra rõ ràng là độc đáo và có tính hợp

lí nhất định nhưng cần có thời gian để nó thực sự đi vào đời sống nghiên cứu văn học

Như vậy, khái niệm chủ nghĩa hiện thực đã được lí giải ở những cấp độ, bình diện khác nhau:

- Ở cấp độ tư tưởng: đó là một kiểu tư duy, nhận thức nghệ thuật Đây là cách hiểu chủ nghĩa hiện thực như một phương thức sáng tác, một kiểu sáng tác, thậm chí như một phạm trù giá trị (một trình độ nhận thức, một tiêu chuẩn giá trị)

mà một số người đã đề xuất

- Ở cấp độ một hiện tượng cụ thể - lịch sử: đây là cách hiểu chủ nghĩa hiện thực như một trào lưu, một khuynh hướng, một trường phái hay một phương pháp sáng tác ra đời vào thế kỉ XIX ở phương Tây, sau đó lan rộng sang các khu vực khác của thế giới

- Ở cấp độ biểu hiện của phong cách: đây là những thủ pháp, kĩ xảo, ngôn từ được huy động để tái hiện hiện thực cuộc sống trong tác phẩm văn học

Trong luận án này, thuật ngữ chủ nghĩa hiện thực mà chúng tôi sử dụng có ý nghĩa là một hiện tượng văn học cụ thể, lịch sử, ra đời vào thế kỉ XIX ở Tây Âu Tất nhiên, với tư cách là một trào lưu văn học, một phương pháp sáng tác, chủ nghĩa

Trang 30

hiện thực không thể cắt đứt mối liên hệ với truyền thống hiện thực, với một kiểu tư duy chung và không thể không sử dụng các thủ pháp, kĩ xảo nhằm tái tạo hiện thực Những thành tựu của trào lưu này cũng liên quan đến giá trị hiện thực, đến một trình độ nghệ thuật nhất định

Sư khác nhau trong việc giải thích khái niệm về chủ nghĩa hiện thực cũng dẫn đến những quan điểm khác nhau trong việc lí giải lịch sử ra đời và phát triển của chủ nghĩa hiện thực trong tiến trình văn học

cả hai ý kiến trên có chỗ gặp nhau Trong khi cho rằng chủ nghĩa hiện thực bắt đầu

từ văn học Phục hưng, các nhà nghiên cứu cũng quan tâm đến những điểm chưa hoàn thiện của chủ nghĩa hiện thực trong giai đoạn văn học này Ngược lại, trong khi quả quyết chủ nghĩa hiện thực chỉ xuất hiện vào thế kỷ XIX, những nhà nghiên cứu theo quan điểm này cũng cho rằng đó là đỉnh cao, là thời điểm cực thịnh của

Trang 31

chủ nghĩa hiện thực, vì những dấu hiệu của trào lưu, phương pháp sáng tác này đã

có từ văn học Phục hưng, văn học Khai sáng, …

Thật ra, cả hai quan niệm này đều có hạt nhân hợp lí Rõ ràng, sẽ không thể

có được chủ nghĩa hiện thực thế kỉ XIX nếu không có chủ nghĩa hiện thực Phục hưng, bởi nền văn học này đã hướng về cuộc sống thế tục khi xem xét con người trong mối liên kết không gian và thời gian của thế giới đầy biến động, miêu tả con người toàn vẹn với những yếu tố cả tinh thần lẫn nhục cảm, với nghị lực muốn nhận thức và tác động vào thế giới xung quanh,… Chủ nghĩa hiện thực thế kỉ XIX cũng chịu ơn văn học thế kỉ XVII khi tiếp thu tinh thần dân chủ và tiến bộ của các nhà văn Ánh sáng, về khả năng nhận thức của lí trí cũng như sự tác động của hoàn cảnh lên tính cách, quan niệm về mối quan hệ giữa văn học và hiện thực, mục đích của nghệ thuật, …; kế thừa tinh thần coi trọng lí tính và quay về với cái tự nhiên, với cái thật, trong việc xây dựng thành công những điển hình tâm lí của chủ nghĩa cổ điển Đặc biệt, chủ nghĩa hiện thực thế kỉ XIX còn tiếp thu được giá trị hiện thực của các tác phẩm lãng mạn chủ nghĩa, trong việc nhận thức và mong muốn giải quyết những mâu thuẫn cơ bản của xã hội, cũng như chú ý đến vai trò của cá nhân và đời sống tình cảm của con người, tạo cơ sở cho chủ nghĩa hiện thực tâm lí về sau phát triển, trong việc mở rộng đề tài, thể loại và các thủ pháp nghệ thuật, …

Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng chỉ đến thế kỉ XIX, chủ nghĩa hiện thực mới đạt đến trình độ hoàn chỉnh của nó Kế thừa những thành tựu nghệ thuật của văn học trước đó, chủ nghĩa hiện thực thế kỉ XIX cũng rút kinh nghiệm từ hạn chế của các giai đoạn văn học này Đó là sự tăng cường tính lịch sử - cụ thể và tính quyết định xã hội trong việc mô tả cuộc sống xã hội và con người của nghệ thuật thời Phục hưng Đó là việc khắc phục ảo tưởng đề cao “con người tự nhiên”, phi lịch sử, đề cao vai trò quyết định của học vấn và giáo dục trong việc cải tạo xã hội của các nhà văn Ánh sáng Đó là việc tăng cường khám phá và thể hiện đời sống xã hội và con người trong sự phức tạp, đa dạng và sinh động của nó, khắc phục tình trạng phiến diện, thiếu dân chủ và cứng nhắc trong nghệ thuật cổ điển chủ nghĩa

Đó là sự khách quan hóa chủ quan của nghệ sĩ trong việc thể hiện đời sống xã hội

Trang 32

và con người trong chủ nghĩa lãng mạn, … Để làm được điều này, chủ nghĩa hiện thực đã nảy sinh trên những điều kiện xã hội và tư tưởng của thế kỉ XIX, những tiền

đề mà các giai đoạn văn học trước đó chưa thể có được

1.2.2 Cơ sở hình thành của chủ nghĩa hiện thực thế kỉ XIX

Về cơ sở xã hội, chủ nghĩa hiện thực chỉ xuất hiện và phát triển trong điều kiện chế độ tư bản chiếm địa vị thống trị, phong trào đấu tranh chống tư sản nói riêng và chống áp bức, bóc lột nói chung bắt đầu lớn mạnh Giai cấp tư sản từ một lực lượng tiến bộ chống phong kiến trở thành một thế lực phản động, bóc lột một cách “công nhiên, vô sỉ” chẳng cần che đậy, đồng thời, thẳng tay đàn áp giai cấp công nhân và nhân dân lao động Ngược lại, giai cấp công nhân từ chỗ phụ thuộc vào giai cấp tư sản trong khối liên minh của đẳng cấp thứ ba chống phong kiến trở thành một lực lượng chính trị độc lập chống tư sản Quan hệ xã hội đi tới hình thái đơn giản hóa nhất, đồng thời đạt mức độ sâu sắc nhất, gay gắt nhất, đó là mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và tư sản, là hai lực lượng cơ bản của xã hội bấy giờ Tất nhiên, tùy vào hoàn cảnh của mỗi nước, mâu thuẫn đó có thể có sự tham gia của giai cấp quý tộc chiếm hữu ruộng đất trên đường tư sản hóa, song nhìn chung, cũng là quan

hệ giữa tư sản và vô sản mà theo Marx và Engels, “sự xung đột vì lợi ích của họ là động lực của toàn bộ lịch sử cận đại” [83, tr 173]

Ở Pháp, sau thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Bảy năm 1830 lật đổ vương triều Bourbon, một nền quân chủ tư sản được thành lập Thực chất chính quyền nằm trong tay đại tư sản, trước hết là giới tư bản tài chính Trong khi đó, với sự phát triển của máy móc, hầm mỏ, đường sắt, giai cấp công nhân ngày càng đông đảo và tập trung Từ 1831 đến 1834, ở Paris và Lyon, công nhân và nhân dân lao động nhiều lần nổi dậy đòi tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện đời sống Những cuộc đấu tranh này dẫn tới cách mạng 1848, mà theo Marx là “trận giao chiến lớn đầu tiên giữa hai giai cấp đối lập trong xã hội đương thời” [83, tr 174]

Nước Anh, nơi diễn ra sớm nhất bước ngoặt về công nghiệp, thúc đẩy sự phát triển tư bản chủ nghĩa, theo Marx, cũng là “đất nước điển hình của giai cấp vô sản” [83, tr 174] Phong trào Hiến chương bắt đầu vào những năm 30, đạt tới cao

Trang 33

trào vào những năm 40, đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp công nhân và tính căng thẳng của mâu thuẫn xã hội

Tại Đức, do điều kiện kinh tế chính trị, cách mạng tư sản hoàn thành chậm, nhưng sang những năm 40, công nhân bị bóc lột tàn bạo bởi một giai cấp tư sản sinh sau đẻ muộn muốn tích lũy tư bản và phát triển công nghiệp nhanh chóng để cạnh tranh với các nước tư bản khác ở châu Âu, đã đứng lên đấu tranh Đặc biệt, cuộc nổi dậy của những người thợ dệt vùng Xiledi năm 1844 được Marx đánh giá là “chưa một cuộc nổi dậy nào ở Pháp và ở Anh có được tính lí luận và tính có ý thức như vậy” [83, tr 174]

Thực tiễn phát triển xã hội và đấu tranh giai cấp là cơ sở chủ yếu cho sự nảy

nở của chủ nghĩa hiện thực Bởi vì nghệ sĩ không phản kháng cái ác bí ẩn, trừu tượng nữa, họ lên án một xã hội mà sự xấu xa đã bị phơi bày, mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp là một thực tế phổ biến và cơ bản

Xét về cơ sở tư tưởng, thế kỉ XIX là thế kỉ của sự nở rộ những thành tựu khoa học cả xã hội và tự nhiên, tạo điều kiện thuận lợi cho con người nhận thức thế giới Về khoa học xã hội, trước hết là lĩnh vực triết học, trong nhiều hệ thống triết học thế kỉ XIX, chủ nghĩa duy tâm khách quan của Hegel và chủ nghĩa duy vật nhân chủng của Feuerbach, chủ nghĩa thực chứng của Kant-Spencer đóng vai trò to lớn trong sự phát triển của chủ nghĩa hiện thực Hegel mặc dù đứng trên quan điểm duy tâm vẫn ủng hộ trong nhận thức của nhà văn cách hiểu cuộc sống con người như là một quá trình biện chứng khách quan của quá trình phát triển lịch sử của chính thực tại Khái niệm tự do và triết học lịch sử của ông tràn đầy lòng tin lạc quan vào tương lai tiến bộ của loài người, tràn đầy lí tưởng về sự tất thắng của trí tuệ và nhân đạo Triết học Feuerbach đã đổi mới về mặt lí luận việc loại trừ khỏi chủ nghĩa hiện thực mọi loại thần bí, khẳng định tính độc lập và sức mạnh sáng tạo của con người Triết học nhân chủng học của ông đã soi rọi vào chủ nghĩa duy tâm một niềm tin xác tín rằng ngoài thiên nhiên và con người thì không còn thứ gì tồn tại, rằng phẩm chất cao quý của trí tưởng tượng chúng ta sáng tạo ra chỉ là sự phản ánh bằng tưởng tượng thực chất của chính chúng ta Triết học nhân chủng học hướng tư tưởng nhà

Trang 34

văn vào bản chất của con người, khẳng định ý nghĩa của đạo đức trong quan hệ giữa mọi người, đấu tranh cho quyền hạnh phúc của con người, thể hiện lòng tin vào trí tuệ và phẩm chất của con người Chủ nghĩa thực chứng coi con người như là sản phẩm của di truyền sinh lí và được môi trường quy định một cách định mệnh Tuy

bị xem là một bước lùi từ phép biện chứng của Hegel và triết học nhân đạo của V Feuerbach nhưng chủ nghĩa thực chứng chính là nguồn gốc triết học của khuynh hướng tự nhiên trong chủ nghĩa hiện thực cuối thế kỉ XIX Tất nhiên, những thành tựu triết học này là một bước kế thừa của tư tưởng khoa học tiến tiến của thời đại Phục hưng, mà Bacon là người mở đầu, với chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm, quan niệm thế giới vật chất tồn tại khách quan, nhiệm vụ của khoa học là nhận thức thế giới khách quan ấy và cảm giác là nguồn gốc của nhận thức, …

Về mĩ học, nguyên lí mĩ học được phần đông các nhà văn hiện thực theo đuổi là hiện thực cuộc sống chính là nguồn gốc của mọi loại nghệ thuật có giá trị, tính hiện thực là cơ sở của mọi tưởng tượng có hiệu quả, cái đẹp trong nghệ thuật là cuộc sống được phản ánh một cách trung thực, nhiệm vụ trung tâm của văn học là tái tạo chân lí cuộc sống một cách nghệ thuật, con người là đối tượng trung tâm của văn học,… Nguyên lí này có nguồn gốc từ quan điểm thẩm mĩ của của các nhà tư tưởng như Hegel, Diderot, Chernyshevsky và Belinsky, … và đã được thể hiện qua những sáng tác cụ thể

Về xã hội học, học thuyết chủ nghĩa xã hội không tưởng của Saint Simon, Fourier và Owen ra đời vào những năm đầu thế kỉ tuy đã đưa ra đề án cải tạo xã hội mang tính cải lương nhưng đã chỉ ra được mâu thuẫn giai cấp trong xã hội và phê phán quan hệ tư bản chủ nghĩa Tuy “kê đơn” sai nhưng các nhà xã hội học này đã

“bắt mạch” đúng căn bệnh của xã hội, điều này cũng giúp ích cho mọi người trong việc nhận thức xã hội

Về sử học, trong khi các sử gia phong kiến ra sức khẳng định chế độ tư bản chủ nghĩa chỉ tồn tại tạm thời, chế độ phong kiến mới tồn tại vĩnh hằng, bất biến, thắng lợi của cách mạng 1789 chỉ là ngẫu nhiên và sẽ bị đảo ngược thì các sử gia tư sản lại chứng minh rằng thắng lợi của giai cấp tư sản đối với giai cấp phong kiến

Trang 35

quý tộc là một tất yếu lịch sử Mặc dù đứng trên lập trường của giai cấp tư sản, nhưng luận điểm của họ là tiến bộ, đúng đắn và vô hình trung đã vạch ra được quy luật đấu tranh giai cấp như một phương diện quan trọng trong động lực phát triển lịch sử Vì vậy, Engels đã cho rằng nếu như Marx phát hiện ra chủ nghĩa duy vật lịch sử thì các sử gia tư sản Pháp như Chiere, Minhe, Ghido, đang cố gắng tiến tới quan niệm ấy

Về khoa học tự nhiên, từ những năm 30-50 của thế kỉ XIX, nhân loại đã chứng kiến ba phát minh quan trọng của thế giới, gồm định luật Bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, học thuyết về Tế bào và thuyết Tiến hóa Định luật Bảo toàn và chuyển hóa năng lượng chứng minh lực cơ học, nhiệt học ánh sáng, điện tử và các quá trình hóa học, nghĩa là các hình thức khác nhau của vận động vật chất không tách rời nhau như các nhà siêu hình nghĩ mà liên hệ với nhau trong những điều kiện nhất định thì chuyển hóa lẫn nhau mà không có lực nào mất đi cả Học thuyết về tế bào chỉ ra sự thống nhất về mặt nguồn gốc và hình thái giữa thế giới thực vật và động vật Thuyết Tiến hóa lần đầu tiên đã hình thành một học thuyết hoàn chỉnh về

sự tiến hóa của các loài trong giới động vật Đây là những phát minh vĩ đại đóng vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh chống quan điểm siêu hình, phá tan quan niệm

về sự bất động, bất biến trong tự nhiên, chuẩn bị cho sự ra đời của chủ nghĩa duy vật biện chứng

Những thành tựu của khoa học tự nhiên và xã hội trên là tiền đề quý báu giúp cho các nhà văn có một trình độ tri thức nhất định về thế giới để nhận thức và phản ánh thế giới một cách toàn diện, tránh được những căn bệnh ảo tưởng, phiến diện

Như vậy, chỉ đến thế kỉ XIX, chủ nghĩa hiện thực mới có những điều kiện cần thiết để có thể phát triển một cách đầy đủ Từ đây, chúng ta có thể nói tới những đặc điểm của chủ nghĩa hiện thực, với tư cách là một trào lưu văn học ra đời ở Tây

Âu, vào thế kỉ XIX

Trang 36

1.3 Đặc điểm của chủ nghĩa hiện thực

1.3.1 Nguyên tắc lịch sử - cụ thể

Đặc điểm của chủ nghĩa hiện thực trước hết là ở chỗ nó hướng ra cuộc sống bên ngoài và yêu cầu nhà văn phải phản ánh hiện thực đang diễn ra xung quanh Trái với các nhà văn lãng mạn, thích miêu tả cuộc sống như nó cần có, các nhà văn hiện thực muốn miêu tả cuộc sống như nó vốn có Họ luôn bày tỏ sự tôn trọng của mình đối với sự thật và nhận thức rõ trách nhiệm phản ánh trung thực sự thật đó vào trong tác phẩm Balzac từng nói: “Chính bản thân xã hội Pháp mới là sử gia mà tôi chỉ là người thư kí trung thành của thời đại” [129, tr 539] Lev Tolstoi thì nhấn mạnh: “Trong cuốn tiểu thuyết của tôi, nhân vật mà tôi yêu bằng tất cả sức mạnh tâm hồn, nhân vật mà tôi cố gắng tái hiện bằng tất cả vẻ đẹp của nó, nhân vật đã,

đang và sẽ luôn luôn đẹp, đó là sự thật” [77, tr 174]

Thế giới quan của các nhà văn hiện thực trong quá khứ thường đầy mâu thuẫn, trong đó còn tồn tại không ít tư tưởng ấu trĩ, tiêu cực Ý thức trung thành với cuộc sống đã giúp họ tái hiện được những bức tranh xã hội sinh động và phản ánh được những quy luật khách quan của cuộc sống Balzac từng tuyên bố sáng tác dưới

ánh sáng của Thiên chúa giáo và chế độ bảo hoàng nhưng Tấn trò đời vẫn là pho

lịch sử sinh động về xã hội Pháp, L Tolstoi còn nặng tư tưởng bảo thủ nhưng tác phẩm của ông vẫn được Lenin xem là “tấm gương phản chiếu cách mạng Nga” Turgenev thì cho rằng: “Tái hiện chân lí, tái hiện thực tế cuộc sống một cách chính xác và mạnh mẽ là hạnh phúc cao cả nhất đối với nhà văn ngay cả khi chân lí đó không trùng hợp với những thiện cảm riêng của nhà văn” [129, tr 539] Vì vậy, Engels đã xem tính khách quan là “một trong những thắng lợi vĩ đại của chủ nghĩa hiện thực” [143, tr 387]

Tôn trọng hiện thực khách quan, các nhà văn hiện thực chính là đã tuân thủ nguyên tắc lịch sử - cụ thể Tình trạng xã hội và những thành tựu về các ngành khoa học cả tự nhiên lẫn xã hội thế kỷ XIX đã kết tinh thành nguyên tắc lịch sử - cụ thể Nguyên tắc này yêu cầu khi xem xét sự vật phải bám sát vào thực trạng của nó trong một quan hệ xã hội với một tình thế mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp cụ thể cũng

Trang 37

như trong quá trình phát sinh, phát triển và chuyển hóa của nó Nói cách khác,

nguyên tắc này đòi hỏi nhà văn khi miêu tả các hoàn cảnh, các sự kiện, các xung đột phải luôn đặt chúng trong một thời đại, một xã hội nhất định, đồng thời phải xem xét chúng trong mối quan hệ lẫn nhau và trong quá trình vận động và phát triển Muốn làm được điều đó, nhà văn phải luôn thấm nhuần cảm quan lịch sử

Belinsky từng cho rằng thế kỷ XIX là thế kỉ lịch sử, cảm quan lịch sử thâm

nhập mạnh mẽ và gắn liền với tất cả các phương diện của ý thức thời đại Cảm quan

lịch sử biểu hiện trước hết ở việc các nhà văn luôn có ý thức về thời đại mình đang

sống và thể hiện thời đại đó vào trong tác phẩm của mình Trong Evgeni Onegin,

Puskin xác định rõ thời gian là từ mùa xuân năm 1819 đến mùa xuân năm 1825 Turgenev thường khớp các hành động trong tiểu thuyết của mình với những thời đại

nhất định Balzac trong Tấn trò đời đã miêu tả lịch sử xã hội Pháp, bằng cách miêu

tả, dưới hình thức biên niên sử, gần như từng năm một, từ năm 1816 đến 1848 Vì vậy, Marx đã cho rằng sáng tác của Balzac tập trung tất cả lịch sử của xã hội Pháp,

giúp ông biết được, “ngay cả theo ý nghĩa kinh tế học, nhiều chi tiết, (chẳng hạn về

sự phân phối lại động sản và bất động sản sau cuộc cách mạng) hơn cả những quyển sách của tất cả những nhà chuyên môn: các sử gia, các nhà kinh tế, các nhà thống kê

của thời kì này gộp lại” [143, tr 386]

Tuy nhiên, việc mô tả cuộc sống theo nguyên tắc lịch sử - cụ thể không đồng nhất với tính chính xác của nhà sử học, mà có khi, có sự thay đổi niên đại Điều quan trọng là việc phản ánh hiện thực phải phù hợp với tinh thần thời đại Muốn vậy, các nhà văn phải biết lựa chọn những sự kiện, những biến cố quan trọng để truyền đạt được tinh thần thời đại, tạo nên tính chân thực cho tác phẩm Hơn nữa, không dừng lại ở sự lựa chọn, mô tả, các nhà văn còn cần phải phân tích, lí giải về hiện thực cuộc sống Tinh thần phân tích giúp cho các nhà văn hiện thực không dừng lại ở việc mô tả các hiện tượng bên ngoài mà nắm bắt được bản chất, quy luật bên trong của xã hội, tạo nên giá trị nhận thức cho tác phẩm hiện thực Đó là lí do khiến Engels cho rằng “trường phái hiện đại lỗi lạc những nhà tiểu thuyết Anh mà những trang tiêu biểu và hùng hồn đã phát hiện cho thế giới nhiều sự thật chính trị

Trang 38

và xã hội hơn là tất cả những nhà chính trị chuyên nghiệp, những nhà chính luận và những nhà luân lý học gộp lại” [143, tr 362]

1.3.2 Nhân vật trung tâm và cảm hứng chủ đạo

Trước hiện thực cuộc sống rộng lớn, các nhà văn hiện thực thường quan tâm tới những nơi thể hiện mâu thuẫn gay gắt của xã hội và sự đấu tranh giữa các giai cấp Thực chất, đó chính là hiện trạng chung của nhiều nước trên thế giới vào thế kỷ XIX, thời kì hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản, đồng thời là thời kì hình thành và phát triển chủ nghĩa hiện thực Trong xã hội luôn diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa các giai cấp, giữa quý tộc và tư sản, giữa tư sản và công nhân, giữa nông dân hay nông nô và địa chủ quý tộc Tùy vào hoàn cảnh của mỗi nước mà hình thái đấu tranh giai cấp có khác nhau Tiểu thuyết Anh vẽ lên sự kèn cựa cũng như thỏa hiệp giữa giai cấp quý tộc và tư sản Anh Tiểu thuyết Pháp phản ánh con đường tư sản hóa của giai cấp quý tộc Pháp, thể hiện tấn bi kịch của gã quý tộc phá sản quỳ gối trước túi tiền của gã tư sản cũng như gã tư sản hãnh tiến chạy theo tước

vị của quý tộc Tiểu thuyết Nga mô tả mâu thuẫn sâu sắc giữa giai cấp nông nô và giai cấp địa chủ quý tộc cũng như sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản vào nông thôn Nga làm cho nông dân một cổ hai tròng… Nhìn chung, đó là xã hội có sự phân hóa sâu sắc giữa giàu và nghèo, tạo nên sự xung đột về lợi ích giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản Đồng tiền và quyền lực trở thành nhân tố có sức chi phối mạnh mẽ đến các quan hệ xã hội Ma lực của nó đã làm tha hóa, biến chất những tình cảm cao quý của con người, đồng thời phá phách, lũng đoạn mọi tổ chức, thiết chế chính trị,

xã hội từ bộ máy nhà nước, cơ quan pháp luật cho đến tôn giáo, văn hóa, giáo dục…

Vì vậy, bức tranh xã hội được tái hiện trong các sáng tác hiện thực chủ nghĩa có mảng màu chủ đạo là xám tối, mặc dù một đôi chỗ như trong sáng tác của Dickens, nhất là Lev Tolstoi không phải không tươi sáng

Trên nền hiện thực ấy nổi lên hình tượng nhân vật trung tâm là nhân vật dục

vọng Cây đại thụ của chủ nghĩa hiện thực là Balzac đã từng thử bút với loại nhân

vật quý tộc của quá khứ cũng như nhân vật dân chủ của tương lai nhưng đều không thành công Ông chỉ thực sự thành công khi xây dựng nhân vật dục vọng Đó là

Trang 39

những con người có xuất thân từ các tầng lớp, thành phần xã hội khác nhau nhưng

một khi dấn thân vào xã hội ấy thì họ đều có chung một triết lí sống là tôn thờ “con

bê vàng”, với một lòng tham không đáy và những thủ đoạn kiếm tiền quỷ quyệt

Giữa họ chỉ giữ lại một mối quan hệ “trả tiền ngay không tình nghĩa” Xã hội mà

họ sống trong đó là “bãi sa mạc của chủ nghĩa cá nhân”, mỗi người sống với tôn chỉ “mọi người vì mình” Nhân vật Vautrin trong Lão Goriot là một nhân vật có

nhiều phát ngôn thể hiện triết lí sống của loại người này Khi dạy cho Rastinag những kinh nghiệm sống, hắn đã bảo: “Cuộc đời là một cái bếp hôi hám, nếu anh muốn ăn ngon thì đành bẩn tay một chút, chỉ cần sau đó rửa sạch đi là được – đó là tất cả đạo đức trong thời đại chúng ta”, hoặc như “Phải xông vào đám đông như đường đạn, phải len lỏi vào nó như bệnh dịch”, “nếu mày làm hại được người khác, nghĩa là mày đang sống”, …[129, tr 527] Tiêu biểu cho loại nhân vật này còn có

thể kể đến lão Grandet và Charles trong Eugenie Grandet, Rebecca, Pitt Crawley và hầu tước Stein trong Hội chợ phù hoa,… Xoay quanh nhân vật trung tâm này còn

một số loại nhân vật khác nhưng đều chịu chung sức tác động của đồng tiền Đồng tiền đã thúc đẩy những con người thừa tài năng, nhưng kém may mắn ngoi lên bằng

mọi cách, để rồi cuối cùng phải vỡ mộng, tạo nên nhân vật vỡ mộng Họ hoặc thỏa

hiệp với cái xấu, bán rẻ lương tâm như Rastinag trong nhiều tác phẩm của Balzac,

hoặc thức tỉnh và phải tự kết liễu đời mình như Julien Sorel trong Đỏ và đen của

Stendhal Ngược lại, đối với những kẻ có tiền, đồng tiền lại khiến họ trở nên lười biếng và phóng đãng, sống không lí tưởng và mục đích, để cuộc đời trôi đi một cách

vô vị, để năng lực khô kiệt và tâm hồn ngày càng trống rỗng, cuối cùng họ trở thành

những con người thừa, như Onegin trong Evgeni Onegin của Puskin Đối với những con người có địa vị thấp kém trong xã hội, đồng tiền khiến họ trở thành con người

bé mọn, như những nông nô hái quả trong Evgeni Onegin hay mụ Nanon hộ pháp

trong Eugenie Grandet Sống trong những điều kiện chật hẹp, thiếu thốn với những

chuyện lo âu thiển cận, tầm thường khiến họ ngày càng hèn kém đi, còm cõi và cùn

gỉ đi Trong số những loại nhân vật kể trên, nhân vật dục vọng chiếm vị trí trung

tâm Đây là nhân vật trung tâm của chủ nghĩa hiện thực ở thời điểm cực thịnh Ở

Trang 40

giai đoạn mới phát triển, nhân vật ấy còn ít nhiều chịu ảnh hưởng của nhân vật lãng

mạn như trường hợp của Julien Sorel trong Đỏ và đen (Stendhal) Ngược lại, ở giai đoạn cuối, các nhân vật thường là những con người “buồn nản”, “tha hóa”, “sống

khắc khoải” như Emma trong Bà Bovary của Flaubert Tất nhiên, trong sáng tác

hiện thực chủ nghĩa, không phải không có những nhân vật tích cực với tâm hồn và

phẩm chất cao đẹp, như Eugenie trong Eugenie Grandet (Balzac) hay nhân vật Kutuzov, Pierre, Andrey, Natasa,… trong Chiến tranh và hòa bình (L Tolstoi), …

Trước hiện thực cuộc sống đen tối cùng những con người tiêu cực với các

mức độ khác nhau ấy, các nhà văn không thể không cất lên tiếng nói phê phán Sự

thật chua chát, sự thật hèn mọn là những chủ đề nổi bật của nhiều tác phẩm Những

tựa đề như Những linh hồn chết, Vỡ mộng, Ảo tưởng tan tành,… cũng phần nào nói

lên cảm hứng phê phán mạnh mẽ của văn học hiện thực Điều này đã khiến M Gorki đề nghị gọi chủ nghĩa hiện thực là chủ nghĩa hiện thực phê phán Tất nhiên,

có thể tìm thấy trong các tác phẩm hiện thực cảm hứng cảm thương đối với những

số phận bé mọn, cho những con người thừa hay một số trường hợp con người vỡ mộng,… hoặc cảm hứng ngợi ca đối với những con người biết bảo toàn nhân phẩm trước cám dỗ và áp bức, hay những nhân vật anh hùng, những con người chính diện, song, cảm hứng chủ đạo vẫn là phê phán, phủ định Điều này cũng đồng nghĩa với việc văn học hiện thực luôn thể hiện rõ tính giai cấp, tính nhân dân và giá trị nhân đạo sâu sắc vì thể hiện được mâu thuẫn giữa các giai cấp, tố cáo những thế lực đen tối và bênh vực cho những con người cùng khổ

Với cảm hứng này, văn học hiện thực chủ nghĩa tỏ ra là một nền văn học có tính khuynh hướng rõ rệt Tác phẩm hiện thực, theo Marx và Engels, là phải làm cho người ta hoài nghi về trật tự xã hội hiện có, làm lung lay tinh thần lạc quan của giai cấp tư sản về sự trường tồn của giai cấp của mình Engels từng cho rằng tác phẩm của Balzac là “một bài thơ ai oán không dứt về cảnh tan rã không thể tránh khỏi của xã hội thượng lưu”, “nhìn thấy sự sụp đổ tất yếu của những người quý tộc” Tất nhiên, theo Marx và Engels, xu hướng đó phải “toát ra từ tình thế và hành động, chứ không cần phải nói toạc ra, và nhà văn không cần bắt buộc phải cung cấp

Ngày đăng: 14/08/2015, 09:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. R.M. Albérès (1971), Cuộc phiêu lưu tư tưởng văn học châu Âu thế kỉ XX 1900 – 1959, Vũ Đình Lưu dịch, tủ sách Kim Văn, Phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cuộc phiêu lưu tư tưởng văn học châu Âu thế kỉ XX 1900 – 1959
Tác giả: R.M. Albérès
Năm: 1971
2. Lý Thị Quỳnh Anh (2012), “Một số yếu tố của chủ nghĩa hiện thực hiện đại trong nghệ thuật miêu tả tâm lí của Nam Cao”, Nghiên cứu văn học, (7), tr.85-93 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số yếu tố của chủ nghĩa hiện thực hiện đại trong nghệ thuật miêu tả tâm lí của Nam Cao”, Nghiên cứu văn học
Tác giả: Lý Thị Quỳnh Anh
Năm: 2012
3. Vũ Tuấn Anh chủ biên (2002), Nam Cao – con người và tác phẩm, Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nam Cao – con người và tác phẩm
Tác giả: Vũ Tuấn Anh chủ biên
Năm: 2002
4. Đào Tuấn Ảnh (2010), “Lev Tolstoi trong công cuộc hiện đại hóa văn học Việt Nam (giai đoạn trước 1945)”, Nghiên cứu Văn học, (12), tr. 55-70 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lev Tolstoi trong công cuộc hiện đại hóa văn học Việt Nam (giai đoạn trước 1945)”, "Nghiên cứu Văn học
Tác giả: Đào Tuấn Ảnh
Năm: 2010
5. Lại Nguyên Ân (1981), “Nhìn chủ nghĩa hiện thực trong sự vận động lịch sử” (Đọc Số phận lịch sử của chủ nghĩa hiện thực – Suscov), Văn học (4), tr.130 -140 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhìn chủ nghĩa hiện thực trong sự vận động lịch sử” (Đọc "Số phận lịch sử của chủ nghĩa hiện thực" – Suscov), "Văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Năm: 1981
6. Lại Nguyên Ân sưu tầm và biên soạn (1997), Vũ Trọng Phụng – Tài năng và sự thật, Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vũ Trọng Phụng – Tài năng và sự thật
Tác giả: Lại Nguyên Ân sưu tầm và biên soạn
Năm: 1997
7. Lại Nguyên Ân (2003), Sống với văn học cùng thời, Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sống với văn học cùng thời
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Năm: 2003
8. Lại Nguyên Ân, Đoàn Tử Huyến biên soạn (2003), Văn học hậu hiện đại thế giới, Những vấn đề lí thuyết, Hội Nhà văn, Trung tâm văn hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học hậu hiện đại thế giới, Những vấn đề lí thuyết
Tác giả: Lại Nguyên Ân, Đoàn Tử Huyến biên soạn
Năm: 2003
9. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Năm: 2004
10. M. Bakhtin (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cư dịch, Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và thi pháp tiểu thuyết
Tác giả: M. Bakhtin
Năm: 1992
11. M. Bakhtin (1998), Những vấn đề thi pháp Dostoievsky, Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn dịch, Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp Dostoievsky
Tác giả: M. Bakhtin
Năm: 1998
12. M. Bakhtin (1999), “Tiểu thuyết giáo dục và ý nghĩa của nó trong lịch sử của chủ nghĩa hiện thực”, Văn học, (4), tr.77-88 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết giáo dục và ý nghĩa của nó trong lịch sử của chủ nghĩa hiện thực”, "Văn học
Tác giả: M. Bakhtin
Năm: 1999
13. Lê Huy Bắc (2002), Văn học Mỹ, Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Mỹ
Tác giả: Lê Huy Bắc
Năm: 2002
14. Lê Huy Bắc sưu tập và giới thiệu (2002), Phê bình – lý luận, Văn học Anh Mỹ, Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phê bình – lý luận, Văn học Anh Mỹ
Tác giả: Lê Huy Bắc sưu tập và giới thiệu
Năm: 2002
15. Lê Huy Bắc chủ biên (2012), Văn học Âu – Mỹ thế kỉ XX, Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Âu – Mỹ thế kỉ XX
Tác giả: Lê Huy Bắc chủ biên
Năm: 2012
16. Nguyễn Duy Bắc (2005), “Mấy ghi nhận về thành tựu của lý luận văn học trong thời kỳ đổi mới”, Nghiên cứu văn học, (1), tr.142-151 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy ghi nhận về thành tựu của lý luận văn học trong thời kỳ đổi mới”, "Nghiên cứu văn học
Tác giả: Nguyễn Duy Bắc
Năm: 2005
17. Đồng Khánh Bính (2005), “Diễn biến lý luận văn học phương Tây thế kỷ XX”, Nghiên cứu văn học, (8), tr.17-28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Diễn biến lý luận văn học phương Tây thế kỷ XX”, "Nghiên cứu văn học
Tác giả: Đồng Khánh Bính
Năm: 2005
18. Trần Văn Bính (1965), “Về bản chất của điển hình”, Tạp chí Văn học, (3), tr.11-19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về bản chất của điển hình”, "Tạp chí Văn học
Tác giả: Trần Văn Bính
Năm: 1965
19. Lưu Văn Bổng (2004), “Một ý kiến nhỏ về cách nhìn mới đối với lý luận văn học và một lời thỉnh cầu khẩn thiết”, Nghiên cứu văn học, (12), tr.121- 127 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một ý kiến nhỏ về cách nhìn mới đối với lý luận văn học và một lời thỉnh cầu khẩn thiết”, "Nghiên cứu văn học
Tác giả: Lưu Văn Bổng
Năm: 2004
20. Dorothy Brewster, John Burrell (2003), Tiểu thuyết hiện đại, Dương Thanh Bình dịch, Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết hiện đại
Tác giả: Dorothy Brewster, John Burrell
Năm: 2003

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w