1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

toàn văn LUẬN án TIẾN sĩvăn hóa học bản sắc dân tộc trong hội họa miền nam giai đoạn 1954 1975

253 592 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 253
Dung lượng 36,1 MB

Nội dung

Những khuynh hướng chủ yếu trong văn học chữ Hán đời Lí, TrầnNhững khuynh hướng chủ yếu trong văn học chữ Hán đời Lí, TrầnNhững khuynh hướng chủ yếu trong văn học chữ Hán đời Lí, TrầnNhững khuynh hướng chủ yếu trong văn học chữ Hán đời Lí, TrầnNhững khuynh hướng chủ yếu trong văn học chữ Hán đời Lí, TrầnNhững khuynh hướng chủ yếu trong văn học chữ Hán đời Lí, TrầnNhững khuynh hướng chủ yếu trong văn học chữ Hán đời Lí, TrầnNhững khuynh hướng chủ yếu trong văn học chữ Hán đời Lí, TrầnNhững khuynh hướng chủ yếu trong văn học chữ Hán đời Lí, TrầnNhững khuynh hướng chủ yếu trong văn học chữ Hán đời Lí, TrầnNhững khuynh hướng chủ yếu trong văn học chữ Hán đời Lí, TrầnNhững khuynh hướng chủ yếu trong văn học chữ Hán đời Lí, TrầnNhững khuynh hướng chủ yếu trong văn học chữ Hán đời Lí, TrầnNhững khuynh hướng chủ yếu trong văn học chữ Hán đời Lí, TrầnNhững khuynh hướng chủ yếu trong văn học chữ Hán đời Lí, TrầnNhững khuynh hướng chủ yếu trong văn học chữ Hán đời Lí, TrầnNhững khuynh hướng chủ yếu trong văn học chữ Hán đời Lí, TrầnNhững khuynh hướng chủ yếu trong văn học chữ Hán đời Lí, Trần

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  MÃ THANH CAO BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG HỘI HỌA MIỀN NAM GIAI ĐOẠN 1954-1975 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  MÃ THANHCAO BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG HỘI HỌA MIỀN NAM GIAI ĐOẠN 1954-1975 Chuyên ngành: Văn hóa học Mã số: 62.31.70.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Trịnh Dũng TS. Trang Phượng Phản biện độc lập: PGS.TS. Huỳnh Quốc Thắng PGS.TS. Trần Văn Ánh Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Xuân Tiên Phản biện 2: PGS.TS. Phan Thị Thu Hiền Phản biện 3: PGS.TS. Trần Văn Ánh Thành phố Hồ Chí Minh, 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án Bản sắc dân tộc trong hội họa miền Nam giai đoạn 1954 – 1975 là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không có sự trùng lắp, sao chép của bất kỳ đề tài luận án hay công trình nghiên cứu khoa học nào của các tác giả khác. Tác giả luận án Mã Thanh Cao BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN 1. BSDT: Bản sắc dân tộc 2. BSVHDT: Bản sắc văn hóa dân tộc 3. BTMT: Bảo tàng Mỹ thuật Thanh phố Hồ Chí Minh MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ……………………………………………………………………… BẢN VIẾT TẮT ……………………………………………………………… MỤC LỤC …………………………………………………………………………………. MỞ ĐẦU …………………………………………………………………………………… 1. Lý do chọn đề tài ……………………………………………………………………… 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ………………………………………… 2.1. Sách, công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu về văn hóa 2.2. Sách, công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu về hội họa 3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ………………………………… 4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu …………………………………… 4.1. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………………… 4.2. Nguồn tư liệu ………………………………………………………………………… 5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án ………………………… 5.1. Ý nghĩa khoa học ………………………………………………………………… 5.2. Ý nghĩa thực tiễn…………………………………………………………………… 6. Kết cấu và quy cách trình bày luận án …………………………………………. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ HƯỚNG TIẾP CẬN ……………… 1.1. Dân tộc, bản sắc, bản sắc dân tộc ……………………………………………… 1.1.1. Dân tộc ………………………………………………………………………………. 1.1.2. Bản sắc ………………………………………………………………………………. 1.1.3. Bản sắc dân tộc …………………… ………… ……………………………… 1.2. Nhận diện bản sắc dân tộc trong hội họa Việt Nam………… 1.2.1. Hội họa ……………………………………………………………………………… 1.2.2. Các góc độ nhận diện bản sắc văn hóa dân tộc trong hội họa Việt Nam 1.3. Định hướng nghiên cứu bản sắc dân tộc trong hội họa miền Nam giai đoạn 1954 – 1975 ……………………………………………… 1 1 4 4 4 7 7 7 8 9 9 9 9 10 10 10 11 12 21 21 33 46 1.3.1. Tiêu chí nhận diện bản sắc dân tộc qua nội dung 1.3.2. Tiêu chí nhận diện bản sắc dân tộc qua hình thức …………………. Tiểu kết ……………………………………………………………………… CHƯƠNG 2: BẢN SẮC DÂN TỘC THỂ HIỆN QUA NỘI DUNG TÁC PHẨM HỘI HỌA …………………………………………………………… 2.1. Bản sắc dân tộc thể hiện qua nội dung hội họa vùng giải phóng……… 2.1.1. Bản sắc dân tộc thể hiện qua chủ đề hội họa vùng giải phóng ………… 2.1.2. Bản sắc dân tộc thể hiện qua hình tượng nghệ thuật trong hội họa vùng giải phóng …………………………………………………………………… 2.1.3. Những giá trị tư tưởng của hội họa vùng giải phóng …………………. 2.2. Bản sắc dân tộc thể hiện qua nội dung hội họa vùng tạm chiếm ……. 2.2.1. Bản sắc dân tộc thể hiện qua chủ đề tác phẩm vùng tạm chiếm………… 2.2.2. Bản sắc dân tộc thể hiện qua hình tượng nghệ thuật trong hội họa vùng tạm chiếm ……………………………………………………………………. 2.2.3. Những giá trị tư tưởng của hội họa vùng tạm chiếm ……………… Tiểu kết ……………………………………………………………………… CHƯƠNG 3: BẢN SẮC DÂN TỘC THỂ HIỆN QUA HÌNH THỨC TÁC PHẨM HỘI HỌA ……………………………………………………. … 3.1. Bản sắc dân tộc thể hiện qua hình thức của hội họa vùng giải phóng 3.1.1. Bản sắc dân tộc thể hiện qua ngôn ngữ và xu hướng sáng tác hội họa vùng giải phóng …………………………………………………………………………. 3.1.2. Bản sắc dân tộc thể hiện qua chất liệu hội họa vùng giải phóng ……… 3.2. Bản sắc dân tộc thể hiện qua hình thức của hội họa vùng tạm chiếm 3.2.1. Bản sắc dân tộc thể hiện qua ngôn ngữ và xu hướng sáng tác hội họa vùng tạm chiếm ….………………………………………………………… 3.2.2. Bản sắc dân tộc thể hiện qua chất liệu hội họa vùng tạm chiếm ………. Tiểu kết ………………………………………………………………………. K ẾT LUẬN …………………………………………………………………… TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………… 46 50 54 56 56 56 62 76 87 87 98 110 116 118 118 118 131 134 134 145 163 165 171 PHỤ LỤC HÌNH ẢNH MINH HỌA ……………………………………… 180 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Vấn đề bản sắc dân tộc (BSDT) trong văn hóa nghệ thuật trong hai thập kỷ qua được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đặc biệt và vẫn đang là một vấn đề cần được luận giải một cách thấu đáo. Trong thực tế, các ý kiến đánh giá và nhận diện về BSDT trong văn hóa nghệ thuật còn rất trái ngược nhau. Những hạn chế trong công tác sáng tác và nghiên c ứu phê bình mỹ thuật cũng đang là vấn đề cần được quan tâm, phân tích đánh giá và tìm hướng khắc phục. Vị trí, vai trò và nhiệm vụ của văn hóa nói chung và nghệ thuật nói riêng luôn được chú trọng trong các kỳ Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng, nhất là trong Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII. Khi tiến hành đường lối đổi mới toàn diện, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng chủ nghĩa xã hộ i với mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng văn minh”, trong những năm qua, Đảng ta luôn chú trọng đến việc phát triển văn hóa nghệ thuật, Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VII khẳng định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”. Chúng ta đã có những bước phát triển mới trong lĩnh vực văn hóa nói chung và văn học nghệ thuật nói riêng. Các loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc được gìn giữ và phát huy, các di sản văn hóa được chú trọng bảo tồn, đội ngũ sáng tác ngày càng đông hơn và “có thêm nhiều tác phẩm có giá trị về đề tài cách mạng, về công cuộc đổi mới” [61, tr.43]. Trong công tác nghiên cứu, lý luận phê bình văn hóa nghệ thuật cũng “đã đạt được nhữ ng kết quả tích cực, khẳng định mạnh mẽ văn nghệ cách mạng và kháng chiến, đẩy lùi một bước những quan điểm sai trái” [61, tr.43-44]. Mặc dù đã đạt được những thành tựu như thế, nhưng vẫn còn những hạn chế trong sáng tác và nghiên cứu phê bình văn học nghệ thuật. Sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc, chiến thắng hào hùng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, c ũng như những thành quả đáng tự hào trong công cuộc đổi mới, nhưng cho đến nay chúng ta “có rất ít tác phẩm đạt đỉnh cao tương xứng với sự nghiệp cách mạng và kháng chiến vĩ đại của dân tộc và thành quả đổi mới” [61, tr.44]. 2 Trong một bộ phận công chúng xuất hiện “tệ sùng bái nước ngoài, coi thường những giá trị văn hóa dân tộc, chạy theo thị hiếu và lối sống thực dụng” [61, tr.46]. Nguy hiểm hơn nữa có những lúc còn “nảy sinh khuynh hướng phủ nhận thành tựu văn hóa cách mạng và kháng chiến, đối lập văn nghệ với chính trị, nhìn xã hội với thái độ bi quan, chiều theo những thị hiếu thấp kém, làm cho chức nă ng giáo dục tư tưởng và thẩm mỹ của văn học nghệ thuật bị suy giảm” [48, tr.48]. Nghiên cứu mỹ thuật nói chung và hội họa nói riêng là một trong những đề tài đang được nhiều người yêu nghệ thuật, nhiều cơ quan chức năng quan tâm, đặc biệt trong giới mỹ thuật. Hội họa Việt Nam thế kỷ XX đã bước sang một giai đoạn mới với những thành t ựu quan trọng, từ việc thành lập các trung tâm đào tạo nghệ sĩ chính quy, tiếp thu những kiến thức khoa học của hội họa phương Tây, duy trì, phát huy những loại hình, chất liệu của nghệ thuật truyền thống; đến những nét mới trong mục đích, yêu cầu, nội dung và phong cách thể hiện. Hội họa đã được hình thành, phát triển qua các giai đoạn gắn liền với những sự kiệ n lịch sử quan trọng của dân tộc và phản ánh sinh động đời sống xã hội. Trong giai đoạn từ 1954 – 1975, hội họa Việt Nam phát triển khá đặc biệt, gắn với cuộc kháng chiến chống Mỹ của cả dân tộc; khi miền Bắc vừa xây dựng, bảo vệ chủ nghĩa xã hội vừa là hậu phương vững chắc cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, còn ở miền Nam là th ời kỳ đấu tranh gian khổ trên nhiều mặt trận: quân sự, chính trị, văn hóa…. Riêng hội họa ở miền Nam nói chung và Nam bộ nói riêng, do điều kiện lịch sử đặc biệt, nên có những nét đặc trưng riêng với dòng hội họa Cách mạng ở vùng Giải phóng vừa có giá trị mỹ thuật, vừa có giá trị lịch sử và giá trị nhân văn. Còn hội họa ở vùng tạm chiếm, chủ yếu ở Sài Gòn, do hoàn c ảnh cụ thể nên không tránh khỏi những tác phẩm đi ngược lại lợi ích chung của dân tộc, mang tính phản cảm, song dòng chủ lưu của hội họa khu vực này vẫn mang BSDT thể hiện ở tinh thần yêu nước, ý chí tự lập tự cường, tính nhân đạo, lòng nhân ái khoan dung, lối sống giản dị, cần cù sáng tạo Vì vậy, nghiên cứu hội họa giai đoạn này có thể góp phần xóa đi những quan đ iểm chưa xác đáng về nghệ thuật tạo hình miền Nam nói chung và Nam bộ nói riêng trong giai đoạn này. Các công trình nghiên cứu mang tính khoa học có thể góp phần khẳng định và phát huy giá trị di sản văn hóa nghệ thuật thời kỳ này, 3 đồng thời giúp cho các bảo tàng, đặc biệt là Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (BTMT) trong công tác sưu tầm, trưng bày giới thiệu với công chúng về các giá trị của hội họa Nam bộ giai đoạn 1954 - 1975. Hội họa Việt Nam thế kỷ XX đã có những bước phát triển quan trọng, luôn gắn với từng giai đoạn lịch sử của dân tộc, phản ánh đời sống xã hội m ột cách sinh động, phát huy những giá trị truyền thống của nghệ thuật dân tộc và tiếp thu những cái mới, tiến bộ của nền hội họa thế giới. Song cho đến nay, việc nghiên cứu, đánh giá về hội họa thế kỷ XX, đặc biệt thời kỳ kháng chiến chống Mỹ chưa thực sự tương xứng với tầm vóc của nó. Hơn nữa, khi đánh giá về những tác phẩm hội họa được sáng tác tại vùng tạm chiếm, nhất là Sài Gòn giai đoạn 1954 – 1975, có ý kiến chưa khách quan vì cho rằng hội họa ở khu vực này bị ảnh hưởng nặng nề của hội họa phương Tây, mang tính chất thực dân, không thể so sánh với hội họa ở miền Bắc về chất lượng nghệ thuật, nội dung không sát với đời sống thực tế, không quan tâm đến v ấn đề dân tộc. BTMT là một trong những nơi rất chú trọng đến việc sưu tầm những tác phẩm hội họa giai đoạn này, nhất là những tác phẩm ra đời ở mảnh đất phương Nam trong những năm tháng chiến tranh ác liệt. Bởi đây là một nét riêng và cũng là thế mạnh của bảo tàng mỹ thuật duy nhất của khu vực phía Nam với chức năng sưu tầm, nghiên cứu, lưu giữ bảo quản và trưng bày giới thiệu những di sản nghệ thuật tạo hình của khu vực Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận. Nhưng công việc làm hồ sơ, cung cấp thông tin, tư liệu về tác giả, tác phẩm còn gặp rất nhiều khó khăn vì còn quá ít công trình nghiên cứu về hội họa giai đoạn này. Xuất phát từ những yêu cầu trên, đặc biệt là những yêu cầu về vi ệc khẳng định giá trị của hội họa Nam bộ giai đoạn 1954-1975; cũng như khuyến khích sự đầu tư sáng tác những tác phẩm hội họa có giá trị tương xứng mang đậm BSDT nên chúng tôi chọn vấn đề “Bản sắc dân tộc trong hội họa miền Nam giai đoạn 1954-1975” làm đề tài luận án của mình. [...]... 21 - Bản sắc văn hóa là hệ thống các giá trị đặc trưng, tồn tại ổn định và lâu dài trong truyền thống văn hóa dân tộc - Bản sắc văn hóa là cái để phân biệt nền văn hóa này với nền văn hóa khác - Bản sắc văn hóa được duy trì, tái tạo cùng với sự cải biến trong giới hạn để vừa lưu trữ quá khứ vừa phù hợp với hiện tại và tạo nên sức sống của mỗi nền văn hóa Cơ sở lí luận về văn hóa, bản sắc văn hóa và... video về chuyên ngành văn hóa học, mỹ thuật học 9 5 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án 5.1 Ý nghĩa khoa học - Từ góc nhìn văn hóa, luận án trình bày một cách có hệ thống, chuyên sâu về BSDT trong các tác phẩm hội họa được sáng tác tại Nam bộ trong giai đoạn 1954 – 1975 - Khẳng định vai trò của văn hóa – nghệ thuật trong kháng chiến cũng như xây dựng đất nước - Luận án góp phần khẳng định... luận án là BSDT trong hội họa được thể hiện qua nội dung và hình thức các tác phẩm ra đời tại Nam bộ giai đoạn 1954 – 1975 Phạm vi nghiên cứu của luận án là những tác phẩm hội họa giai đoạn 19541 975 được sáng tác tại Nam bộ, cụ thể là ở vùng giải phóng và vùng tạm chiếm Do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan, nên trong luận án này chúng tôi chỉ tập trung ở các tác phẩm được sáng tác bởi các họa. .. cứu về các di sản văn hóa nghệ thuật cổ Việt Nam, trong cuốn sách Văn hóa Việt Nam nhìn từ mỹ thuật” (mục Qua mỹ thuật, thử tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc) đã cho rằng mỹ thuật Việt Nam là “mảng khá phong phú và đặc biệt là trung thực nhất, đều là nguyên bản, hoàn toàn tin cậy và càng quý là về thời gian bám sát tiến trình lịch sử dân tộc, phản ánh sinh động tính cách văn hóa Việt Nam [112, tr.103]... tính, tác giả công trình này có thiên hướng đi vào bản chất của tộc người để làm rõ tính dân tộc trong hội họa Điều này dễ hiểu bởi đi tìm thuộc tính dân tộc (nation) hay quốc gia dân tộc trong hội họa là điều không dễ, nếu không nói là cực kì phức tạp Hội họa Nam bộ có sự tham gia của nhiều họa sĩ thuộc các tộc người trong khu vực Nam bộ Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả tập trung... Vì vậy dân tộc tính được thể hiện trong công trình này chủ yếu là Việt tính Trên định hướng này, khi truy tìm dân tộc tính trong công trình này, chúng tôi tập trung vào tộc người Việt Từ đây trở đi, khái niệm dân tộc (Việt Nam) trong hội họa Nam bộ được hiểu theo tinh thần này 1.1.2 Bản sắc Thuật ngữ bản sắc được giải thích khá thống nhất trong các từ điển Hán -Việt, từ điển tiếng Việt Theo đó, bản là... cộng đồng dân cư trước hiện thực lịch sử xã hội Bản sắc văn hóa là cái cốt lõi, đặc trưng riêng có của một cộng đồng văn hóa trong lịch sử tồn tại và phát triển, giúp phân biệt dân tộc này với dân tộc khác Bản sắc văn hóa thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống – ý thức của một cộng đồng bao gồm: cội nguồn, cách tư duy, cách sống, cách dựng nước, giữ nước, sáng tạo văn hóa, khoa học, nghệ thuật... tương đồng ở sản phẩm văn hóa dân tộc khác Điều này càng minh chứng cho việc luận giải bản sắc văn hóa một cách khoa học và có cơ sở lịch sử, hiện thực, đặt nó trong mối liên hệ phát triển, không ngừng hoàn thiện và làm cho những giá trị văn hóa được kết tinh trong hoạt động của con người, thể hiện tính cách dân tộc trong một thế giới mở như hiện nay Vấn đề bản sắc văn hóa Việt Nam đã và đang là đề... Luận án có thể sử dụng như một trong những tài liệu giảng dạy về văn hóa và mỹ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 trong các trường trung học và đại học - Luận án là một tài liệu có ý nghĩa quan trọng mang tính chất thực tiễn đối với các bảo tàng, đặc biệt đối với BTMT, trong việc nghiên cứu, sưu tầm, trưng bày, định hướng sưu tầm bổ sung và hoàn thiện Bộ sưu tập mỹ thuật miền Nam giai đoạn 1954- 1975. .. lập luận cho những phần sau của luận án được dễ dàng 1.2 Nhận diện bản sắc dân tộc trong hội họa Việt Nam 1.2.1 Hội họa Khái niệm hội họa Hội họa là một loại hình nghệ thuật đã được nhiều người định nghĩa Nhà triết học cổ đại Hy Lạp Aristote đã cho rằng nghệ thuật (hội họa) là sự mô phỏng, sự bắt chước những gì có trong thực tại nhưng không phải là sao chép nguyên xi, mà có sự thêm, bớt của người sáng . HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  MÃ THANH CAO BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG HỘI HỌA MIỀN NAM GIAI ĐOẠN 1954- 1975 LUẬN ÁN. 1.2. Nhận diện bản sắc dân tộc trong hội họa Việt Nam ……… 1.2.1. Hội họa ……………………………………………………………………………… 1.2.2. Các góc độ nhận diện bản sắc văn hóa dân tộc trong hội họa Việt Nam 1.3. Định. BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG HỘI HỌA MIỀN NAM GIAI ĐOẠN 1954- 1975 Chuyên ngành: Văn hóa học Mã số: 62.31.70.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Trịnh Dũng TS.

Ngày đăng: 14/08/2015, 09:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w