1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bản sắc dân tộc trong hội họa miền Nam giai đoạn 1954-1975 NCS. Mã Thanh Cao

24 933 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Vấn đề bản sắc dân tộc (BSDT) trong văn hóa nghệ thuật trong hai thập kỷ qua được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đặc biệt và vẫn đang là một vấn đề văn hóa cần được luận giải một cách thấu đáo. Trong thực tế, các ý kiến đánh giá và nhận diện về BSDT trong văn hóa nghệ thuật còn rất trái ngược nhau. Mặc dù đã đạt được một số thành tựu, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế trong sáng tác và nghiên cứu phê bình văn học nghệ thuật. Chúng ta “có rất ít tác phẩm đạt đỉnh cao tương xứng với sự nghiệp cách mạng và kháng chiến vĩ đại của dân tộc và thành quả đổi mới” 1. Trong một bộ phận công chúng xuất hiện “tệ sùng bái nước ngoài, coi thường những giá trị văn hóa dân tộc, chạy theo thị hiếu và lối sống thực dụng” 2 . Nguy hiểm hơn nữa có những lúc còn “nảy sinh khuynh hướng phủ nhận thành tựu văn hóa cách mạng và kháng chiến, đối lập văn nghệ với chính trị, nhìn xã hội với thái độ bi quan, chiều theo những thị hiếu thấp kém, làm cho chức năng giáo dục tư tưởng và thẩm mỹ của văn học nghệ thuật bị suy giảm” 3 . Riêng hội họa ở miền Nam nói chung và Nam bộ nói riêng, do điều kiện lịch sử đặc biệt, nên có những nét đặc trưng riêng với dòng hội họa Cách mạng ở vùng Giải phóng vừa có giá trị mỹ thuật, vừa có giá trị lịch sử và giá trị nhân văn. Còn hội họa ở vùng Tạm chiếm, dù được tiếp cận với các xu hướng hội họa mới vẫn mang bản sắc văn hóa dân tộc (BSVHDT) thể hiện ở tinh thần yêu nước, ý chí tự lập tự cường, tính nhân đạo, lòng nhân ái khoan dung, lối sống giản dị, cần cù sáng tạo Vì vậy, nghiên cứu hội họa giai đoạn này có thể góp phần xóa đi những quan điểm chưa xác đáng về nghệ thuật tạo hình miền Nam nói chung và Nam bộ nói riêng. Các công trình nghiên cứu mang tính khoa học có thể góp phần khẳng định và phát huy giá trị di sản văn hóa nghệ thuật thời kỳ này, đồng thời giúp cho các bảo tàng, đặc biệt là Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh trong công tác sưu tầm, trưng bày giới thiệu với công chúng về các giá trị của hội họa miền Nam giai đoạn 1954 - 1975. Hội họa Việt Nam thế kỷ XX đã có những bước phát triển quan trọng, luôn gắn với từng giai đoạn lịch sử của dân tộc, phản ánh đời sống xã hội một cách sinh động, phát huy những giá trị truyền thống của nghệ thuật dân tộc và tiếp thu những cái mới, tiến bộ của nền hội họa thế giới. Song, cho đến nay việc nghiên cứu, đánh giá về hội họa thế kỷ XX, đặc biệt thời kỳ kháng chiến chống Mỹ chưa thực sự tương xứng với tầm vóc của nó. Hơn nữa, khi đánh giá về những tác phẩm hội họa được sáng tác tại vùng Tạm chiếm, nhất là Sài Gòn trong giai đoạn 1954 – 1975, có ý kiến chưa khách quan vì cho rằng hội họa ở khu vực bị ảnh hưởng nặng nề của hội họa phương Tây, mang tính chất thực dân, ________________________ 1, 2 Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần IX, Hà Nội, tr.43 3 Hồ Chí Minh (1967), Bàn về văn hóa, văn nghệ, NXB Sự thật, Hà Nội, tr.48 không thể so sánh với hội họa ở miền Bắc về chất lượng nghệ thuật và nội dung 2 không sát với đời sống thực tế, không quan tâm đến vấn đề dân tộc. Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh là một trong những nơi rất chú trọng đến việc sưu tầm những tác phẩm hội họa giai đoạn này. Nhưng công việc làm hồ sơ, cung cấp thông tin, tư liệu về tác giả, tác phẩm còn gặp rất nhiều khó khăn vì còn quá ít công trình nghiên cứu về hội họa giai đoạn này. Xuất phát từ những yêu cầu trên, đặc biệt là những yêu cầu về việc khẳng định giá trị của hội họa Nam bộ giai đoạn 1954-1975; cũng như khuyến khích sự đầu tư sáng tác những tác phẩm hội họa có giá trị tương xứng mang đậm BSVHDT nên chúng tôi chọn vấn đề “Bản sắc dân tộc trong hội họa miền Nam giai đoạn 1954-1975” làm đề tài luận án của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề BSDT trong hội họa Việt Nam đã được đề cập trong một số công trình nghiên cứu, bài viết về văn hóa cũng như các công trình nghiên cứu về mỹ thuật. Về hội họa hiện đại Việt Nam cũng đã có một số nhà nghiên cứu, phê bình mỹ thuật quan tâm trong thời gian vừa qua. Tại Sài Gòn, trước năm 1975 có các bài viết về mỹ thuật thường được in trong một số báo, tạp chí như: “Tạp chí Bách Khoa”, “Ánh đèn dầu”, “Tạp chí Văn hóa”…. Sau năm 1975 có một số bài viết về hội họa miền Nam trong các báo, một số tạp chí Tạp chí Mỹ thuật của Hội Mỹ thuật Việt Nam, Viện Mỹ thuật, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa nghệ thuật của Viện Văn hóa…. Nhìn chung, về hội họa miền Nam nói chung và Nam bộ nói riêng giai đoạn 1954-1975 hiện chưa được nghiên cứu sâu và ít được đề cập hay đề cập chưa đủ, thiếu khách quan, với những nhận xét thiên lệch trong một số sách, tư liệu về lịch sử mỹ thuật Việt Nam. Vấn đề này chưa trở thành đối tượng trình bày trong một công trình chuyên biệt nào nhìn từ góc độ văn hóa cũng như mỹ thuật. 3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Mục đích của luận án là nghiên cứu những tác phẩm để làm rõ BSDT trong hội họa miền Nam giai đoạn 1954 – 1975, khẳng định những giá trị tinh thần và những tác động của những giá trị đó đến đời sống xã hội trong quá khứ, hiện tại cũng như trong tương lai. Đối tượng nghiên cứu của luận án là BSDT trong hội họa được thể hiện qua nội dung và hình thức các tác phẩm ra đời tại Nam bộ giai đoạn 1954 – 1975. Phạm vi nghiên cứu của luận án là những tác phẩm hội họa giai đoạn 1954- 1975 được sáng tác tại Nam bộ, cụ thể là ở vùng Giải phóng và vùng Tạm chiếm. Do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan, nên trong luận án này chúng tôi chỉ tập trung ở các tác phẩm được sáng tác bởi các họa sĩ được đào tạo trong trường lớp, mà không đề cập đến mảng mỹ thuật dân gian. 4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu Các phương pháp nghiên cứu chúng tôi vận dụng trong luận án gồm: 3 - Phương pháp hệ thống – cấu trúc: xem hội họa như một hệ thống cấu trúc nhỏ và là thành tố trong hệ thống cấu trúc văn hóa. - Phương pháp thống kê: thống kê các yếu tố thể hiện bản sắc trong những nhóm tác phẩm được khảo sát thông qua việc tìm hiểu, phân tích các chủ đề, các hình tượng nghệ thuật và hình thức thể hiện tác phẩm. - Phương pháp so sánh: so sánh những điểm tương đồng và khác biệt giữa những tác phẩm cùng thể loại của các họa sĩ Việt Nam và một số họa sĩ thế giới, giữa vùng Giải phóng và vùng Tạm chiếm để làm nổi BSDT trong hội họa Nam bộ giai đoạn 1954 – 1975. - Phương pháp nghiên cứu liên ngành, nhất là các chuyên ngành văn hóa học, mỹ thuật học để làm cơ sở cho quá trình phân tích, so sánh ở các chương tiếp theo. - Phương pháp thực nghiệm: với thuận lợi về vị trí công tác nên trực tiếp xem, nghiên cứu các bộ sưu tập tranh của Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, các trưng bày chuyên đề tại đây trong 28 năm qua. - Phương pháp phỏng vấn sâu: thực hiện các cuộc phỏng vấn sâu các tác giả. Chúng tôi sử dụng các nguồn tư liệu sau: - Những tác phẩm hội họa hiện đại Việt Nam, đặc biệt là những tác phẩm ra đời tại Nam bộ trong giai đoạn 1954 -1975. - Các sách chuyên khảo, những công trình nghiên cứu, các tạp chí chuyên ngành, các bài viết của các tác giả Việt Nam và nước ngoài về văn hóa, bản sắc văn hóa, nghệ thuật học, mỹ thuật học và lịch sử mỹ thuật. - Những thông tin lưu lại từ các cuộc phỏng vấn sâu. - Nguồn tư liệu trên mạng internet gồm: các bài viết, video về chuyên ngành văn hóa học, mỹ thuật học 5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án - Từ góc nhìn văn hóa, luận án trình bày một cách có hệ thống, chuyên sâu về BSVHDT trong các tác phẩm hội họa Nam bộ giai đoạn 1954 – 1975. - Khẳng định vai trò của văn hóa – nghệ thuật trong kháng chiến cũng như xây dựng đất nước. - Luận án góp phần khẳng định sự cần thiết khách quan phải nghiên cứu, gìn giữ và phát huy những di sản văn hóa nghệ thuật để góp phần gìn giữ BSDT trong thời đại hiện nay. - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể góp phần định hướng cho chuyên ngành sáng tác và ngành nghiên cứu phê bình lý luận mỹ thuật. - Kết quả nghiên cứu có thể góp phần khuyến khích các họa sĩ sáng tác những tác phẩm mỹ thuật vừa mang tính dân tộc vừa mang tính hiện đại qua nội dung cũng như hình thức thể hiện. - Luận án có thể sử dụng như một trong những tài liệu giảng dạy về văn hóa và mỹ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 trong các trường trung học và đại học. 4 - Luận án là một tài liệu có ý nghĩa quan trọng mang tính chất thực tiễn đối với các bảo tàng, đặc biệt đối với Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, trong việc nghiên cứu, sưu tầm, trưng bày Bộ sưu tập mỹ thuật Nam bộ giai đoạn 1954-1975. - Luận án là một tài liệu sinh động và hấp dẫn có ý nghĩa quan trọng trong công tác tuyên truyền giáo dục về truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam và giáo dục thẩm mỹ. 6. Kết cấu và quy cách trình bày luận án Phần chính văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, hình ảnh minh họa, luận án được chia làm ba chương với 7 tiết và 17 tiểu tiết. Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ HƯỚNG TIẾP CẬN 1.1. Dân tộc, bản sắc, bản sắc dân tộc 1.1.1. Dân tộc Tộc người với các hình thái kinh tế - xã hội như một cơ thể xã hội gồm tập thể những con người luôn thống nhất, có tên tự gọi (tên chính trị), chiếm một lãnh thổ nhất định (khởi nguyên là quyền sở hữu đất đai của một cộng đồng) và cùng có những đặc điểm chung về ngôn ngữ và văn hóa. Lịch sử loài người với tính cách là tổng thể lịch sử của các cộng đồng. Quá trình hình thành nhà nước trong lịch sử nhân loại khởi đầu từ tộc người đã được Mác và Ăngghen đề cập trong các tác phẩm của mình. Ở đây, có thể diễn giải quá trình đó theo theo bảng sau: Bảng 1: Thị tộc, bộ tộc  Tập đoàn người (có sự khác nhau về sở hữu)  Giai cấp (đấu tranh giai cấp)  Nhà nước Con người với tính cách là con người hiện thực, là chủ thể lịch sử có quá trình hình thành và phát triển gắn với sự biến đổi của các phương thức sản xuất trong những điều kiện địa lí tự nhiên nhất định. Chủ thể lịch sử khẳng định không gian sinh tồn của mình thông qua việc xác định chủ quyền lãnh thổ. Quá trình hình thành dân tộc trong lịch sử nhân loại bắt đầu từ mối quan hệ giữa con người với môi trường sống (theo Mác và Ăngghen) được diễn giải theo bảng sau: Bảng 2: Con người trong môi trường sống  Xác định chủ quyền lãnh thổ  Phân li và hợp nhất các hình thái cộng động người từ các nguyên nhân kinh tế, chính trị, văn hóa Dân tộc Sự “phân li và hợp nhất các hình thái cộng đồng người từ các nguyên nhân kinh tế, chính trị, văn hóa” hình thành dân tộc. Như vậy, dân tộc tính có thể tìm thấy qua các bình diện kinh tế, chính trị, văn hóa. Khi nghiên cứu dân tộc tính, tác giả công trình này có thiên hướng đi vào bản chất của tộc người để làm rõ tính dân tộc trong hội họa. Điều này dễ hiểu bởi đi tìm thuộc tính dân tộc (nation) hay 5 quốc gia dân tộc (state-nation) trong hội họa là điều không dễ, nếu không nói là cực kì phức tạp. Hội họa miền Nam có sự tham gia của nhiều họa sĩ thuộc các tộc người trong khu vực Nam bộ. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả tập trung sử dụng những tác phẩm của các tác giả người Việt. Vì vậy, dân tộc tính được thể hiện trong công trình này là chủ yếu là Việt tính. 1.1.2. Bản sắc Thuật ngữ bản sắc được giải thích khá thống nhất trong các từ điển Hán -Việt, từ điển tiếng Việt. Theo đó, bản là gốc, cái thuộc về phần mình, gốc đầu mọi việc; sắc là màu, vẻ, dung mạo. Bản sắc còn có một nghĩa khác là tính chất đặc biệt vốn có. Trong tiếng Anh, identity (bản sắc) có nghĩa là đồng nhất. Sự đồng nhất hóa làm nên bản sắc của một đối tượng. Dựa vào sách vở và thực tế áp dụng, chúng ta có thể rút ra một số điểm đáng lưu ý từ nội dung của các định nghĩa vừa nêu như sau: - Bản sắc gắn với quá trình hình thành và phát triển của đối tượng. - Bản sắc thể hiện sự đồng nhất qua hàng loạt sự vật, hiện tượng. - Bản sắc chứa đựng những nét riêng để có thể nhận ra diện mạo và bản chất một đối tượng. - Bản sắc có xu hướng tiến tới đồng nhất hóa nên không phải là những cái riêng lẻ, chi tiết, vì vậy, càng khái quát càng dễ tiếp cận bản sắc của một đối tượng. Các nội dung nêu trên được xem là những tiêu chí đủ để xem xét bản sắc của một nền văn hóa. BSDT được thể hiện trên cả hai bình diện vật thể và phi vật thể. Tuy nhiên, BSDT không phải là các sự vật hiện tượng cụ thể, cũng không phải là các phương thức về y dược, ẩm thực, âm nhạc, hội họa Do BSDT luôn gắn với chủ thể nhất định nên BSDT chính là “cá tính” của chủ thể văn hóa. Tìm kiếm BSDT, chúng tôi đặc biệt lưu ý đến vai trò của ý thức tộc người. Cách tiếp cận BSDT ở bình diện ý thức tộc người, theo phương pháp logic hướng vào quan sát quan điểm, thái độ của chủ thể trước tác động của hiện thực khách quan và hiện thực lịch sử cho thấy tính cách tộc người được hình thành từ ý thức của cộng đồng dân tộc trước các biến động phức tạp của hiện thực lịch sử. BSDT chính là ý thức tộc người được tích hợp từ điều kiện sống và hình thức tồn tại cụ thể của cộng đồng cư dân có chung tộc danh. Quá trình này được mô tả theo bảng sau: Bảng 3: Môi trường Phương thức sống  Cung cách ứng xử với tự nhiên và xã hội  Đặc trưng dân tộc  BS dân tộc Quá trình hình thành nhà nước, dân tộc Bản sắc của mỗi dân tộc giúp cho dân tộc đó giữ được tính độc đáo, tính thống nhất và tính nhất quán của mình. BSDT là hệ giá trị được thể hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống, được chuyển thành các chuẩn mực xã hội và có vai trò định 6 hướng cho sự lựa chọn trong hành động của cá nhân và cộng đồng từ đời này sang đời khác. Đó là ý thức được biểu hiện qua lối sống, cách suy nghĩ, ứng xử của cộng đồng dân cư trước hiện thực lịch sử xã hội. Mặt khác, “BSDT không phải là những gì riêng của dân tộc mình, mà nó là tất cả những nét đặc sắc của dân tộc tạo thành trong trường kỳ lịch sử, trong cuộc giao lưu văn hóa phức tạp, để kiên định một bản lĩnh mà tồn tại đĩnh đạc, ta mãi là ta, ta ngày càng đậm càng sắc trong trào lưu tiến hóa của loài người” 1 . BSDT của cộng đồng các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam được hình thành trong quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước và là sự kết hợp giữa các yếu tố nội sinh và ngoại sinh. Những yếu tố nội sinh là nét riêng độc đáo do chính cha ông chúng ta sáng tạo, xây dựng, bảo tồn qua nhiều giai đoạn lịch sử. Các yếu tố ngoại sinh là những gì được tiếp thu một cách chọn lọc, phù hợp với BSDT trong quá trình tiếp xúc với các nền văn hóa khác. 1.1.3. Bản sắc dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc BSDT trong nghệ thuật hội họa được thể hiện thông qua BSVHDT. Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách sống động toàn bộ cuộc sống con người trong suốt quá trình lịch sử. Văn hóa tạo nên một hệ thống các giá trị truyền thống bao gồm thẩm mỹ và lối sống, từ đó từng dân tộc xây dựng nên bản sắc riêng của mình. Văn hóa là tất cả những gì con người đã bỏ công sức để tạo ra; nó khác với những gì tồn tại trong tự nhiên ngoài con người. Nói về khái niệm văn hóa đã có rất nhiều nhà nghiên cứu đưa ra, theo thống kê, đến nay đã có trên 400 định nghĩa bởi những cứ liệu, mục đích và từ góc nhìn khác nhau. Ở Việt Nam, vấn đề bản sắc văn hóa đã được nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu với những cách đặt vấn đề, tiếp cận khác nhau, nhưng vẫn có ba điểm chung nhất: - Bản sắc văn hóa là hệ thống các giá trị đặc trưng, tồn tại ổn định và lâu dài trong truyền thống văn hóa dân tộc. - Bản sắc văn hóa chính là cái để phân biệt nền văn hóa này với nền văn hóa khác - Bản sắc văn hóa được duy trì, tái tạo cùng với sự cải biến trong giới hạn để vừa lưu trữ quá khứ vừa phù hợp với hiện tại đã tạo nên sức sống của mỗi nền văn hóa. Bản sắc văn hóa là cái cốt lõi, đặc trưng riêng có của một cộng đồng văn hóa trong lịch sử tồn tại và phát triển, giúp phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Bản sắc văn hóa thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống – ý thức _________________________ 1 Chu Quang Trứ (2013) Văn hóa Việt Nam nhìn từ mỹ thuật, Nxb Mỹ thuật, tr. 111]. của một cộng đồng bao gồm: cội nguồn, cách tư duy, cách sống, cách dựng nước, giữ nước, sáng tạo văn hóa, khoa học, nghệ thuật. BSVHDT có thể tìm thấy trong những sản phẩm văn hóa nhưng cụ thể và sinh động nhất vẫn là ở trong thái độ ứng xử của chủ thể văn hóa. Chính lối sống, cách suy nghĩ, cách giải quyết các quan hệ giữa con người với tự nhiên và xã hội 7 đã làm nên tinh thần, cốt cách của từng dân tộc. BSVHDT là cái định hướng cho mọi sáng tạo văn hóa, là cái ổn định nhất nhưng không phải là cái bất biến, là cái góp phần làm nên các giá trị tinh thần và vật chất của một dân tộc. Ở loại hình nghệ thuật hội họa, BSDT được người nghệ sĩ thể hiện ở nội dung và hình thức các tác phẩm. Về nội dung, BSDT thể hiện qua chủ đề tư tưởng, qua hình tượng nghệ thuật. Các hình tượng nghệ thuật – như đã trình bày, thể hiện lối sống, cách suy nghĩ, cách giải quyết các quan hệ giữa con người với tự nhiên và xã hội đã tạo nên BSDT. Về hình thức, BSDT thể hiện qua ngôn ngữ nghệ thuật và bằng chất liệu hội họa. Đó là đường nét, hình họa, màu sắc, bố cục và các vật liệu được sử dụng trong hội họa truyền thống. Chất liệu hội họa và các phương thức thể hiện mang tính truyền thống là kết tinh sự lựa chọn kỹ lưỡng của nhiều thế hệ nghệ sĩ đi trước trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Giá trị hội họa của một dân tộc thể hiện qua ý thức lưu giữ và phát triển nghệ thuật truyền thống, biết tích hợp những giá trị tinh hoa của dân tộc với tinh hoa nhân loại. 1.2. Nhận diện bản sắc văn hóa dân tộc trong hội họa Việt Nam 1.2.1. Hội họa + Khái niệm hội họa Tuy nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng vẫn có các điểm tương đồng và thống nhất. Hội họa là loại hình nghệ thuật phản ánh “cái đẹp” bằng màu sắc, đường nét, hình khối. Tác phẩm hội họa mang tính độc bản, được tạo ra bằng vật chất, tồn tại trong không gian, phản ánh quan niệm về “cái đẹp” và khả năng thể hiện quan niệm đó của từng thời đại. Là một loại hình mỹ thuật, bộ phận cấu thành của văn hóa, hội họa, thực hiện chức năng thẩm mỹ, góp phần vào việc duy trì và phát huy BSDT. + Nguồn gốc hội họa Về nguồn gốc ra đời của hội họa đã có những cách lý giải khác nhau như do bản năng con người thích bắt chước những gì có trong thực tế, do nhu cầu tự bộc bạch của người nghệ sĩ, do nhu cầu vui chơi giải trí của con người, do thế lực siêu nhiên chi phối con người. Nhưng theo chúng tôi, nghệ thuật nói chung và hội họa nói riêng ra đời do nhu cầu thực tế của đời sống, nó mô phỏng hiện tượng, sự vật và góp phần vào quá trình phát triển của xã hội loài người. + Chủ đề của hội họa Chủ đề của hội họa là vấn đề chủ yếu được quán triệt trong nội dung tác phẩm, theo một khuynh hướng tư tưởng nhất định. Từ xa xưa, thiên nhiên và con người đã luôn là đối tượng để các họa sĩ khai thác ở nhiều khía cạnh. Tuy nhiên, ở mỗi khu vực, trong mỗi dân tộc, ở mỗi giai đoạn hai đối tượng đó có thể có vị trí và được thể hiện khác nhau. Thiên nhiên và con người Việt Nam luôn mang lại xúc cảm cho các thế hệ họa sĩ Việt Nam và mang bản sắc riêng trong các tác phẩm hội họa thông qua nội dung tư tưởng và hình thức thể hiện. + Hình tượng hội họa 8 Hình tượng nghệ thuật đã được định nghĩa là “hình ảnh các sự vật, trọng tâm là người, vật, phong cảnh thông qua ghi chép thực tế hoặc trí nhớ của họa sĩ. Bằng óc sáng tạo và bàn tay khéo léo, họa sĩ tạo ra những hình tượng hội họa trong tranh” 1 . Hình tượng có ý nghĩa sâu sắc, đặc trưng và có tác động mạnh tới người xem. + Ngôn ngữ của hội họa Hội họa có thể hiểu là một bộ môn nghệ thuật tạo hình đặc trưng bởi sự biểu hiện không gian trên mặt phẳng bằng các yếu tố đường nét, màu sắc, mảng, bố cục. Về vai trò và vị trí của các yếu tố ngôn ngữ hội họa, trong lịch sử mỹ thuật có những quan niệm khác nhau. Nhưng trong thực tế, vai trò của đường nét, hình khối, màu sắc trong tác phẩm nghệ thuật hội họa là đồng đều và chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau và góp phần tạo nên BSDT trong tác phẩm. + Chất liệu hội họa Trong bất kỳ loại hình nghệ thuật nào cũng có chất liệu riêng với những đặc thù để chuyển tải ý tưởng sáng tạo của nghệ sĩ. Lịch sử hội họa thế giới đã chứng minh sự phong phú, đa dạng của nhiều loại chất liệu khác nhau. Các chất liệu vẽ hình gồm: bút chì, chì than, than, bút sắt, bút dạ Các chất liệu vẽ màu gồm : gồm màu keo (tempera), sơn dầu, bột màu, màu nước, lụa, sơn mài, khắc gỗ. 1.2.2. Các góc độ nhận diện bản sắc văn hóa dân tộc trong hội họa Việt Nam Tìm hiểu BSVHDT trong hội họa Việt Nam là xác định những nét đặc trưng của chúng trong những mối quan hệ cơ bản giữa văn hóa với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Vì bản thân môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, với tính đa dạng, phức tạp của nó tác động đến sáng tạo nghệ thuật và có thể làm thay đổi cả bản sắc văn hóa. + Trường hợp hội họa Việt Nam trước thế kỷ XX Hội họa Việt Nam, so với các loại hình nghệ thuật khác, chỉ thừa hưởng một di sản khá khiêm nhường, nhưng người họa sĩ Việt Nam còn may mắn được thừa hưởng những hạt mầm ở phạm vi mỹ học in sâu và lưu giữ nơi ký ức tập thể của dân tộc. + Trường hợp hội họa Việt Nam hiện đại _____________________________ 1 Đặng Bích Ngân (2002), Từ điển thuật ngữ mỹ thuật phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội, tr.73. Mỹ thuật hiện đại Việt Nam hình thành vào đầu thế kỷ XX đã phản ánh rõ nét đặc trưng của BSVHDT. Sự giao lưu giữa phương Đông và phương Tây diễn ra sôi động đã góp phần tạo ra sự biến đổi diện mạo của văn hóa Việt Nam nói chung, hội họa Việt Nam nói riêng. Sự du nhập những yếu tố văn hóa ngoại lai bên cạnh văn hóa truyền thống đã làm biến đổi và làm phong phú nền văn hóa dân tộc, nhưng bản sắc văn hóa Việt Nam trong hội họa vẫn được bảo tồn bởi những 9 yếu tố nội sinh, những hạt mầm ở phạm vi mỹ học in sâu và lưu giữ trong ký ức của người Việt. 1.3. Định hướng nghiên cứu bản sắc văn hóa dân tộc trong hội họa miền Nam giai đoạn 1954 – 1975 1.3.1. Tiêu chí nhận diện bản sắc văn hóa dân tộc qua nội dung + Tiêu chí chủ đề Hội họa miền Nam giai đoạn 1954 – 1975 đã kế thừa những nội dung trong hội họa truyền thống, nhất là hội họa Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, đồng thời đã tạo ra những đặc trưng riêng trong một hoàn cảnh cụ thể và một không gian cụ thể ở Nam bộ trong những năm chiến tranh chống Mỹ. + Tiêu chí hình tượng nghệ thuật Sống trong xã hội một giai đoạn lịch sử đặc biệt dân tộc, tại các môi trường sống khác nhau, nhưng với rung cảm tinh tế của người nghệ sĩ, các họa sĩ Nam bộ giai đoạn 1954 – 1975 đã xây dựng nên những hình tượng nghệ thuật đặc sắc của thiên nhiên và con người Nam bộ. 1.3.2. Tiêu chí nhận diện bản sắc văn hóa dân tộc qua hình thức BSVHDT trong hội họa Nam bộ xuất phát từ ý thức của các họa sĩ về BSDT trong quá trình sáng tác tác phẩm và trong đào tạo đội ngũ nghệ sĩ. +Tiêu chí về ngôn ngữ và xu hướng sáng tác Tiêu chí ngôn ngữ hội họa: môi trường thiên nhiên Nam bộ và xã hội đã có ảnh hưởng mạnh và tạo nét riêng cho hội họa Nam bộ ở khía cạnh ngôn ngữ hội họa (đường nét, mảng khối, màu sắc và bố cục tác phẩm). Tiêu chí về xu hướng sáng tác: nếu môi trường tự nhiên có ảnh hưởng nhiều đến việc hình thành các yếu tố BSDT trong ngôn ngữ, thì môi trường xã hội lại thể hiện rõ ở cách tiếp cận, ứng xử với các xu hướng mới trong hội họa Nam bộ giai đoạn 1954 -1975. Hình thức thể hiện: BSDT được thể hiện ở hai khía cạnh: bảo tồn, phát huy lối tạo hình truyền thống và thể hiện tính dung nạp, sáng tạo của hội họa Việt Nam. + Tiêu chí chất liệu Phát huy những thành tựu của tranh dân gian và hội họa nửa đầu thế kỷ XX, hội họa miền Nam giai đoạn 1954 – 1975 tiếp tục góp phần khẳng định giá trị của mình trong việc bởi hai yếu tố: môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. bảo tồn BSVHDT , thể hiện qua các chất liệu lụa, sơn mài và sơn dầu. 10 Tiểu kết Từ các công trình nghiên cứu văn hóa của các tác giả trong và ngoài nước, chúng tôi đã xác lập cơ sở lý thuyết làm nền tảng và trên những cơ sở đó tiếp cận BSDT thông qua bản sắc văn hóa trong mỹ thuật và trong hội họa miền Nam giai đoạn 1954- 1975. 1. BSVHDT trong nghệ thuật Việt Nam chịu tác động bởi môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. 2. Hội họa Việt Nam là một bộ phận của văn hóa dân tộc, nó vừa là văn hóa vật thể vừa là văn hóa phi vật thể. Bản sắc văn hóa trong hội họa Việt Nam được thể hiện qua nội dung và hình thức tác phẩm hội họa. 3. Do hoàn cảnh lịch sử đặc biệt nên tác phẩm của các họa sĩ vùng Tạm chiếm và vùng Giải phóng đã thể hiện BSDT khác nhau qua nội dung và hình thức tác phẩm. Nhưng điểm chung là họ đều thể hiện tình yêu quê hương, đất nước và con người Việt Nam, ca ngợi những giá trị truyền thống quí báu của nền văn hóa Việt Nam. Hội họa Nam bộ đã góp phần tạo nên bức tranh sinh động của hội họa Việt Nam ở một thời kỳ lịch sử dân tộc. Chương 2 BẢN SẮC DÂN TỘC QUA NỘI DUNG TÁC PHẨM HỘI HỌA 2.1. Bản sắc dân tộc qua nội dung hội họa vùng Giải phóng 2.1.1. Bản sắc dân tộc thể hiện qua chủ đề hội họa vùng Giải phóng + Bản sắc dân tộc thể hiện ở tinh thần yêu nước của các họa sĩ kháng chiến Tiếp nối truyền thống từ thời kỳ chống Pháp, đầu thập niên 60, ủng hộ chủ trương kháng chiến của Đảng, rất nhiều họa sĩ đã thể hiện lòng yêu nước bằng việc tình nguyện tham gia kháng chiến, sống, sáng tạo ở bưng biền, chiến khu, những vùng chiến tranh ác liệt. Không ít họa sĩ đã hi sinh tại chiến trường. Những ghi chép sáng tác của họ đã cổ vũ, động viên quân và dân trong cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ, giải phóng dân tộc. + Chủ đề thiên nhiên trong hội họa vùng Giải phóng Thiên nhiên Nam bộ được thể hiện trong hội họa vùng Giải phóng vừa đẹp vừa tang thương. Thông qua chủ đề thiên nhiên, người họa sĩ kháng chiến thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn của mình bằng cách: - Ca ngợi cảnh sắc thiên nhiên miền Nam tươi đẹp - Tố cáo tộc ác của Mỹ tàn phá, hủy diệt thiên nhiên + Chủ đề con người trong hội họa vùng Giải phóng Chủ đề con người chiếm nhiều nhất trong hội họa vùng Giải phóng. Chính ở mảng chủ đề này các họa sĩ kháng chiến đã thể hiện sinh động nhất những giá trị của bản sắc văn hóa của con người Nam bộ trong hoàn cảnh của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Các chủ đề về con người gồm: - Ca ngợi tinh thần yêu nước của con người Nam bộ - Khát vọng hòa bình và ước mong đất nước được thống nhất - Những sinh hoạt thường ngày trong chiến tranh [...]... nghệ thuật truyền thống dân tộc + Những giá trị của hội họa Nam bộ giai đoạn 1954-1975 Những thuộc tính mang đậm tính dân tộc nêu trên đã đem lại giá trị của hội họa miền Nam giai đoạn 1954 – 1975 Những giá trị của hội họa miền Nam giai đoạn 1954-1975 đang được phát huy trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay, khi mà hơn lúc nào hết, việc giữ gìn và phát huy những giá trị của BSDT trong các tác phẩm văn... liệu hội họa 3.1 Bản sắc dân tộc qua hình thức của hội họa vùng Giải phóng 3.1.1 Bản sắc dân tộc thể hiện qua ngôn ngữ và xu hướng sáng tác hội họa vùng Giải phóng + Bản sắc dân tộc thể hiện qua ngôn ngữ hội họa vùng Giải phóng - Sự xuất thần trong cách sử dụng đường nét: đường nét là phương tiện để các họa sĩ tạo hình và có một vai trò đặc biệt quan trọng đối với thể loại ký họa, nhất là ký họa hoàn... dung, tư tưởng trong các ký họa kháng chiến vẫn đang được phát huy hiệu quả trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam độc lập, hòa bình và toàn vẹn lãnh thổ 12 2.2 Bản sắc dân tộc qua nội dung hội họa vùng Tạm chiếm 2.2.1 Bản sắc dân tộc thể hiện qua chủ đề tác phẩm vùng Tạm chiếm + Bản sắc dân tộc qua ý thức của các họa sĩ vùng Tạm chiếm Các họa sĩ ở vùng Tạm chiếm đã sống trong một môi... góp phần vào chiến thắng chung của toàn dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và góp phần vào việc giáo dục lòng tự hào dân tộc, truyền thống yêu nước, ý chí tự lập tự cường của dân tộc trong giai đoạn hiện nay Chương 3 BẢN SẮC DÂN TỘC THỂ HIỆN QUA HÌNH THỨC TÁC PHẨM HỘI HỌA 16 BSDT qua hình thức nghệ thuật trong tác phẩm nghệ thuật hội họa Nam bộ giai đoạn 1954 - 1975 được khảo sát thông qua hình... áp dụng các kiến thức khoa học của hội họa phương Tây, kết hợp lối tạo hình, màu, bố cục đơn giản để tạo nên những tác phẩm đặc trưng của hội họa Nam bộ giai đoạn này vừa mang tính dân tộc vừa mang tính khoa học + Bản sắc dân tộc thể hiện qua xu hướng sáng tác hội họa vùng Tạm chiếm - Tính dung hợp và tính sáng tạo trong hội họa vùng Tạm chiếm Tính dung hợp, một trong những đặc trưng của văn hóa Việt,... phản chiến tranh và mong ước hòa bình cho đất nước trong các tác phẩm của mình 2.2.2 Bản sắc dân tộc thể hiện qua hình tượng nghệ thuật trong hội họa vùng Tạm chiếm + Hình tượng thiên nhiên đậm nét Nam bộ Thông qua thể loại tranh phong cảnh, hình tượng thiên nhiên Nam bộ đã được khắc họa rõ nét trong những trong các tác phẩm hội họa miền Nam giai đoạn 1954 – 1975 Hình ảnh những cánh đồng rộng lớn bao... người Việt Nam Tinh thần dân tộc được chất liệu sơn mài chứa đựng trọn vẹn trong sáng tác của họa sĩ Nguyễn Siên Ông là một trong những họa sĩ Việt Nam càng tiếp cận với kỹ thuật hội họa phương Tây lại càng chí thú quyết tâm bảo tồn đặc tính dân tộc trong nghệ thuật hội họa Trong những tác phẩm của mình, ông luôn cố gắng thể hiện được tinh thần ấm áp, tình cảm nồng nàn của người Việt Nam Cảnh sắc của... Việt Nam + BSDT của hội họa Nam bộ giai đoạn 1954 – 1975 được thể hiện trong nội dung các tác phẩm thông qua các chủ đề và bằng những hình tượng nghệ thuật về thiên nhiên và con người Nam bộ - Thiên nhiên Nam bộ trong các tác phẩm hội họa thật đẹp và thật phong phú và mang dấu ấn lịch sử của thời kỳ chiến tranh ác liệt - Con người được thể hiện trong các tác phẩm hội họa giai đoạn này đậm chất Nam bộ... đỏ miền Đông Nam bộ đã được thể hiện trong tranh chính là tình cảm của người họa sĩ với quê hương Nam bộ Người nghệ sĩ không thể hiện một thiên nhiên thuần túy, mà thiên nhiên 13 gắn bó với con người Nam bộ trong hoàn cảnh chiến tranh + Hình tượng con người đậm chất Nam bộ Hình tượng con người trong hội họa vùng Tạm chiếm giai đoạn 1954-1975 có nét khác biệt so với hội họa vùng Giải phóng Nếu trong hội. .. của hội họa Nam bộ giai đoạn 1954 – 1975 còn được thể hiện qua qua ngôn ngữ, xu hướng sáng tác và bằng các chất liệu hội họa - BSDT trong hội họa vùng Giải phóng thể hiện ở tính dân tộc và tính Cách mạng: Tính dân tộc thể hiện ở sự chọn lựa thể loại ký họa cho sáng tác của các họa sĩ kháng chiến Đó là cách lựa chọn linh hoạt và phù hợp với hoàn cảnh thực tế chiến trường khó khăn về thời gian, họa liệu . 2 BẢN SẮC DÂN TỘC QUA NỘI DUNG TÁC PHẨM HỘI HỌA 2.1. Bản sắc dân tộc qua nội dung hội họa vùng Giải phóng 2.1.1. Bản sắc dân tộc thể hiện qua chủ đề hội họa vùng Giải phóng + Bản sắc dân tộc. bản sắc văn hóa dân tộc trong hội họa miền Nam giai đoạn 1954 – 1975 1.3.1. Tiêu chí nhận diện bản sắc văn hóa dân tộc qua nội dung + Tiêu chí chủ đề Hội họa miền Nam giai đoạn 1954 – 1975 đã. chất liệu hội họa. 3.1. Bản sắc dân tộc qua hình thức của hội họa vùng Giải phóng 3.1.1. Bản sắc dân tộc thể hiện qua ngôn ngữ và xu hướng sáng tác hội họa vùng Giải phóng + Bản sắc dân tộc thể

Ngày đăng: 28/05/2015, 15:40

Xem thêm: Bản sắc dân tộc trong hội họa miền Nam giai đoạn 1954-1975 NCS. Mã Thanh Cao

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w