1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bản sắc dân tộc trong thơ Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn

116 922 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 1,05 MB

Nội dung

1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  CHU THỊ HỒNG VÂN BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG THƠ NGUYỄN DUY VÀ ĐỒNG ĐỨC BỐN LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Hà Nội - 2014 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  CHU THỊ HỒNG VÂN BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG THƠ NGUYỄN DUY VÀ ĐỒNG ĐỨC BỐN Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Mai Hƣơng Hà Nội - 2014 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đề tài Bản sắc dân tộc trong thơ Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi. Tất cả các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực. Mọi tài liệu tham khảo, trích dẫn khoa học đều có nội dung chính xác. Các kết luận khoa học chưa công bố ở bất kì công trình nghiên cứu nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2014 Học viên Chu Thị Hồng Vân 4 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS. TS. Mai Hương, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong Ban giám hiệu, phòng Đào tạo sau đại học, các quý thầy cô đã tận tình chỉ bảo và dạy dỗ, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới gia đình, người thân, bạn bè đã luôn bên cạnh khuyến khích, động viên giúp tôi vượt qua những khó khăn để hoàn thành khóa học của mình. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2014 Chu Thị Hồng Vân 5 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 5 1. Lí do lựa chọn đề tài 5 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 7 3. Phương pháp nghiên cứu 17 4. Phạm vi nghiên cứu 17 5. Đóng góp của luận văn 18 6. Cấu trúc của luận văn 18 PHẦN NỘI DUNG 20 Chƣơng 1: VỀ KHÁI NIỆM BẢN SẮC DÂN TỘC VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO CỦA NGUYỄN DUY, ĐỒNG ĐỨC BỐN 20 1.1. Về khái niệm bản sắc dân tộc 20 1.2. Hành trình thơ Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn 25 1.2.1. Thơ Nguyễn Duy 26 1.2.2. Thơ Đồng Đức Bốn 35 Chƣơng 2: BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG THƠ NGUYỄN DUY, ĐỒNG ĐỨC BỐN NHÌN TỪ GÓC ĐỘ NỘI DUNG CẢM HỨNG 45 2.1. Quê hương, đất nước 45 2.1.1. Quê hương, đất nước trong thơ ca Việt Nam 45 2.1.2. Quê hương đất nước trong thơ Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn 48 2.2. Bản sắc của con người 62 2.2.1. Về những người thân trong gia đình 66 2.2.2. Về những chàng trai nơi thôn dã 73 2.2.3. Về những cô gái quê, cô thôn nữ 77 6 Chƣơng 3: BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG THƠ NGUYỄN DUY, ĐỒNG ĐỨC BỐN NHÌN TỪ GÓC ĐỘ NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN 83 3.1. Vận dụng sáng tạo thể thơ lục bát truyền thống 83 3.2. Khai thác và vận dụng hình ảnh của thơ truyền thống 87 3.3. Ngôn ngữ, giọng điệu 96 3.3.1. Ngôn ngữ thơ Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn 96 3.3.2. Giọng điệu thơ Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn 102 PHẦN KẾT LUẬN 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO 111 5 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do lựa chọn đề tài 1.1. Công cuộc đổi mới được khởi xướng vào năm 1986 là một sự kiện trọng đại tạo nên những chuyển đổi cơ bản trong đời sống xã hội Việt Nam. Trong không khí đổi mới, dân chủ, văn nghệ đã được “cởi trói”, văn nghệ sĩ có thể “nói thẳng”, “nói thật” về nhiều vấn đề của đời sống xã hội và con người. Theo đó, cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ cũng được giải phóng triệt để hơn. Cuộc gặp gỡ giữa Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và giới văn nghệ sĩ cả nước vào tháng 10 năm 1987 đã tác động rất lớn đến tinh thần của những người cầm bút, nhất là ý thức tự “cởi trói” trong lĩnh vực sáng tạo. Điều đó dẫn tới sự thay đổi sâu sắc về tư duy nghệ thuật giai đoạn này. Từ chỗ là những nghệ sĩ ngợi ca đất nước và nhân dân bằng cái nhìn sử thi và cảm hứng lãng mạn, giờ đây các nhà thơ chuyển từ “bè cao” sang “giọng trầm”. Cái nhìn sử thi dần phai nhạt thay vào đó là cái nhìn mang đậm chất đời tư thế sự. Đây là yếu tố hết sức quan trọng khiến cho nghệ thuật giai đoạn này thể hiện tinh thần dân chủ hóa sâu sắc. Cảm hứng nhân bản và sự thức tỉnh ý thức cá nhân đã trở thành nền tảng và cảm hứng chủ đạo của văn học và thơ ca sau 1975. Nhà thơ không còn bị vướng bận với những kiểu hiện thực chủ yếu và hiện thực thứ yếu, không bị bó buộc trong những khung tư tưởng định sẵn mà cố gắng thể hiện tính đa chiều của hiện thực đời sống và con người. 1.2. Tư duy thơ thay đổi, quan niệm thơ thay đổi kéo theo một hệ quả tất yếu là sự đổi mới toàn diện và sâu sắc của thơ. Theo đó, những khuynh hướng mới trong thơ cũng như sự đa dạng trong phong cách sáng tạo của các nhà thơ được phát triển. Khảo sát qua thơ Việt Nam sau 1975, chúng tôi nhận thấy, thơ có những khuynh hướng tìm tòi, đổi mới phương thức thể hiện đa dạng. Trong đó có thể thấy, khuynh hướng trở về tiếp thu, sáng tạo truyền thống, hiện đại hóa trên cơ sở tiếp 6 thu truyền thống là một trong những khuynh hướng tìm tòi khá đậm, khá thành công của thơ đương đại. 1.3. Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn là những cây bút tiêu biểu của thơ Việt Nam hiện đại. Xuất hiện và trưởng thành trong phong trào thơ chống Mỹ, Nguyễn Duy đã sớm tạo được phong cách riêng độc đáo và ngày càng thu hút được sự mến mộ của công chúng. Đến với thơ muộn hơn và đời thơ cũng ngắn ngủi, nhưng với “giọng” riêng không lẫn, thơ Đồng Đức Bốn cũng đã tạo được dấu ấn riêng trong thơ Việt đương đại. Mỗi người một vẻ nhưng một trong những điểm gặp gỡ và góp phần không nhỏ tạo nên nét riêng, thành công riêng cho cả hai cây bút là sự tiếp thu sáng tạo, hiệu quả thơ truyền thống - đổi mới trên cơ sở tiếp thu truyền thống thơ dân tộc. Có thể nói các nhà thơ Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn cùng nhiều cây bút khác đã khẳng định một trong những hướng tìm tòi đổi mới giàu hiệu quả của thơ đương đại Việt Nam. 1.4. Tuy nhiên, qua khảo sát của chúng tôi, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, thấu đáo về vấn đề bản sắc dân tộc trong thơ đương đại nói chung và hai cây bút Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn nói riêng. Các công trình, bài viết mới chỉ dừng lại ở một vài khía cạnh riêng biệt ở một tác giả hay cụm tác phẩm. Từ những lí do đó, người viết đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: Bản sắc dân tộc trong thơ Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn. Từ đó, nhằm khẳng định một trong những nét độc đáo trong phong cách sáng tạo và đóng góp của hai cây bút Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn góp phần tạo nên diện mạo mới của thơ Việt Nam đương đại. Ở một phạm vi nhất định, luận văn cũng góp phần vào việc tổng kết, đánh giá tiến trình vận động, đổi mới của thơ đương đại Việt Nam. 7 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2.1. Lịch sử nghiên cứu chung về bản sắc dân tộc trong thơ Việt Nam hiện đại Qua tìm hiểu nghiên cứu, có thể thấy vấn đề bản sắc dân tộc không chỉ đến nay mới được đem ra bàn bạc, mà ở mỗi thời đại khác nhau, quá trình này diễn ra với mức độ và quy mô khác nhau. Chúng tôi xin được điểm qua một số công trình, bài viết tiêu biểu để thấy được tính hệ thống trong vấn đề mình đang nghiên cứu. Tác giả Nguyễn Hữu Quýnh với bài Hai xu hướng thơ hiện nay đã chỉ ra sự khác biệt giữa cái mới của những thế hệ cầm bút trên thi đàn Việt Nam sau 1946. Tác giả bày tỏ thái độ trước những yêu cầu cách tân thơ hiện nay là: Để có một nền thơ thuần hậu, nhân văn, trong sáng và đa dạng cần đối xử công bằng với mọi nhà thơ. Đừng vì nhân danh đổi mới, hiện đại hay truyền thống mà bên trọng bên khinh. Hãy để cho các khuynh hướng thơ được bình đẳng tồn tại với nhau, đừng dạy dỗ, đừng áp đặt, đừng khắt khe và cũng đừng ôm ấp chiều chuộng thái quá ai cả. Tự thơ nói lên tất cả. Tự bạn đọc bầu chọn nhà thơ của họ. Tự cuộc sống lâu dài định danh cho thơ. Tóm lại cứ để cho thơ phát triển tự nhiên vì nó là thơ. Tuy nhiên, tác giả chỉ dừng lại nhìn nhận một cách khái quát về xu hướng thơ hiện nay mà không đi vào nghiên cứu một tác giả, tác phẩm cụ thể nào. Phạm Vĩnh trong bài Tính dân tộc trong thơ Việt Nam: vĩnh cửu và luôn luôn biến đổi đã nghiên cứu tính dân tộc trong thơ Việt Nam trong suốt chiều dài phát triển lịch sử thơ ca, để khẳng định: Người sáng tạo càng sâu sắc, độc đáo bao nhiêu thì càng đạt tính dân tộc, tính nhân loại ở độ cao bấy nhiêu. Đồng thời tác giả khẳng định, tính dân tộc phải có xu thế mở, tức là nói đến tính dân tộc không có nghĩa là nói đến một giá trị bất biến, khuôn khổ và cứng nhắc mà phải luôn kế thừa và sáng tạo tiếp. 8 Tác giả Trần Sáng với bài Thử tìm hiểu tính dân tộc trong thơ hôm nay đã ngợi ca cái mượt mà đằm thắm, cái chia sẻ, thấu hiểu mà thơ dân tộc đã có được. Những gì mang tính dân tộc trong thơ hôm nay “Đó là những lời từ trái tim, là chủ nghĩa nhân đạo cao cả của người Việt cũng là cái đích hướng đến của nhân loại. Những vần thơ đó đã chinh phục trái tim nhân loại trong khi nhà thơ vẫn đứng vững hai chân trên mảnh đất dân tộc mình”. Ngoài những bài nghiên cứu trên, chúng tôi thấy đã có những bài nghiên cứu chung về thơ của các tác giả Trần Đình Sử, Mã Giang Lân, Lý Hoài Thu, Nguyễn Văn Long, Mai Hương, Bích Thu trong đó ít nhiều đã đề cập đến yếu tố dân gian, chất dân gian trong thơ đương đại. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu này mới chỉ tập trung vào vấn đề chung của thơ đương đại, chưa có điều kiện đi sâu vào bản sắc dân tộc trong thơ đương đại, đặc biệt của hai cây bút Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn. 2.2. Lịch sử nghiên cứu về bản sắc dân tộc trong thơ của Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn. 2.2.1. Các công trình nghiên cứu về thơ Nguyễn Duy Nguyễn Duy xuất hiện trên thi đàn và mang đến một tiếng nói riêng đầy bản sắc, thu hút sự chú ý của nhiều độc giả. Đã có khá nhiều bài viết đánh giá, thẩm bình về thơ ông. Mỗi công trình nhìn nhận thơ Nguyễn Duy từ một phương diện khác nhau, một khía cạnh nào đó trong đời thơ của ông. Để thấy rõ hơn quá trình thẩm bình đánh giá đó, luận văn chủ yếu đi vào khảo sát các công trình nghiên cứu liên quan tới bản sắc dân tộc trong thơ Nguyễn Duy. Ngay từ những sáng tác đầu tay, nhất là sau giải thưởng cuộc thi thơ của tuần báo Văn nghệ 1973, Nguyễn Duy đã nhanh chóng thu hút được sự mến mộ của đông đảo công chúng và gây được sự chú ý của các nhà nghiên cứu, phê bình. Trước hết phải kể đến ý kiến của Hoài Thanh về thơ Nguyễn Duy trong bài viết Đọc một số bài thơ của Nguyễn Duy [48] :…“đọc thơ [...]... niệm bản sắc dân tộc và hành trình sáng tạo của Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn - Chương 2: Bản sắc dân tộc trong thơ Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn nhìn từ góc độ nội dung cảm hứng - Chương 3: Bản sắc dân tộc trong thơ Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn nhìn từ góc độ nghệ thuật thể hiện 19 PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1: VỀ KHÁI NIỆM BẢN SẮC DÂN TỘC VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO CỦA NGUYỄN DUY, ĐỒNG ĐỨC BỐN 1.1 Về khái niệm bản sắc dân tộc. .. nghiên cứu bản sắc dân tộc trong sáng tác của hai tác giả Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn Phạm vi khảo sát là các tập thơ chính của Nguyễn Duy và toàn bộ thơ Đồng Đức Bốn * Nguyễn Duy - Cát trắng (Thơ, 1973) - Ánh trăng (Thơ, 1984) - Mẹ và em (Thơ, 1987) 17 - Đường xa (Thơ, 1989) - Qùa tặng (Thơ, 1990) - Về (Thơ, 1994) - Sáu và Tám (Thơ, 1994) - Bụi (Thơ, 1997) * Đồng Đức Bốn - Con ngựa trắng và rừng quả... chất dân gian, chất đồng quê của thơ Đồng Đức Bốn, tuy nhiên mới ở mức độ đan xen khi khảo 13 sát thơ lục bát hoặc lướt qua chứ chưa đi sâu vào bản chất vấn đề Ở phần này, chúng tôi tập trung vào khảo sát một số bài viết liên quan đến vấn đề bản sắc dân tộc trong thơ Đồng Đức Bốn Trong bài Đồng Đức Bốn - Vị cứu tinh của thơ lục bát, Nguyễn Huy Thiệp viết: Đồng Đức Bốn đã từng nhận nhiều giải thưởng trong. .. định khá sâu sắc về hồn quê mùa trong thơ Đồng Đức Bốn, coi ông là “Một nhà thơ kiệt xuất trong lục bát, có lẽ là hồn Việt chắt lọc ngàn năm để ứ dồn vào tâm hồn thi sĩ làm ta nghiêng ngả mê say những vần thơ như từ ca dao đi ra, như từ thơ đi vào ca dao, cứ ngọt lịm và ở lại” Trong Vài ý nghĩ tản mạn về thơ Đồng Đức Bốn, Nguyễn Thanh Toàn cũng nhận xét: “Thế mạnh thơ Đồng Đức Bốn là thể thơ đồng quê,... khẳng định: “Một mình Đồng Đức Bốn tự làm một 15 cuộc trường chinh Gã xông thẳng vào trận địa lục bát và chỉ một thời gian ngắn Đồng Đức Bốn trở thành ông vua trẻ của thể loại này” Nhà văn Trần Huy Quang trong bài Đồng Đức Bốn – Nhàu nát và trau chuốt đánh giá về chất đồng quê trong thơ Đồng Đức Bốn từ góc độ câu thơ: Thơ Đồng Đức Bốn đấy, mỗi câu giống như lời nói của các bà nông dân lam lũ, yếm trễ... tạo nên bản sắc dân tộc độc đáo trong thơ Nguyễn Duy, đặc biệt từ sau năm 1975 Năm 1987, Nguyễn Quang Sáng trong bài viết Đi tìm tiềm lực trong thơ Nguyễn Duy [45] cũng đã nhận định: Nguyễn Duy vốn có ưu thế và trội hẳn lên trong thể thơ lục bát, loại thơ ngỡ như là dễ làm, ai cũng làm được, nhưng để đạt tới hay thì khó thay, nếu không nói là khó nhất Thơ lục bát của Nguyễn Duy không rơi vào tính... xác đáng về thơ Nguyễn Duy trong đó có đề cập tính dân gian ẩn chứa trong thơ Nguyễn Duy Nhà thơ Tế Hanh với tâm hồn nhạy cảm luôn gắn bó với quê hương đã cảm nhận sâu sắc về hồn quê, tình quê trong thơ Nguyễn Duy: “Một điểm đáng 9 chú ý nữa là thơ Nguyễn Duy nói về ruộng đồng dù đó là Thanh Hóa quê anh hay Cà Mau quê bạn, có cái gì đó rất tha thiết” [24] Lê Quang Hưng với bài Thơ Nguyễn Duy và Ánh trăng... là tính dân tộc là cố định nhất thành bất biến Bài viết “Tính dân tộc trong văn 21 học hiện nay”, trích từ cuốn “Tìm hiểu bản sắc dân tộc trong thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh” [36] giải thích: Dân tộc là một cộng đồng người hình thành trong quá trình lịch sử Các dân tộc không phải là bao giờ cũng có, nó ra đời trong một giai đoạn tiến hóa lịch sử nhất định và khi đã hình thành dân tộc rồi thì dân tộc không... gian hẹp (Lê Quang Trang), Đồng Đức Bốn – phiêu du vào lục bát (Nguyễn Đăng Điệp), Những câu thơ tình tang quê mùa (Đoàn Hương), Đọc thơ lục bát của Đồng Đức Bốn (Nguyễn Thị Anh Thư), Đóng gạch nơi nao? (Phạm Tiến Duật), Nhà thơ Đồng Đức Bốn nhàu nát và trau chuốt (Trần Huy Quang), Đồng Đức Bốn – tựa bão để sống làm người (Nguyễn Anh Quân), Đồng Đức Bốn - thi sĩ đồng quê (Băng Sơn)… Những bài viết... đòn gánh oằn vai” Trong Tựa bão để sống làm người, Anh Quân thấy được nhạc tính giàu chất dân gian trong thơ lục bát nói chung và thơ Đồng Đức Bốn nói riêng: “Thực ra trong thơ ca, lục bát là thể thơ mang tính nhạc đậm nhất, ở thơ Đồng Đức Bốn càng thấy rõ điều này Bất kì một bài nào của anh đều như những bài hát dân ca, điệu hò câu ví thuở xưa” Băng Sơn trong bài Đồng Đức Bốn – Thi sĩ đồng quê đã nhận . KHÁI NIỆM BẢN SẮC DÂN TỘC VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO CỦA NGUYỄN DUY, ĐỒNG ĐỨC BỐN 20 1.1. Về khái niệm bản sắc dân tộc 20 1.2. Hành trình thơ Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn 25 1.2.1. Thơ Nguyễn Duy 26. cứu bản sắc dân tộc trong sáng tác của hai tác giả Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn. Phạm vi khảo sát là các tập thơ chính của Nguyễn Duy và toàn bộ thơ Đồng Đức Bốn. * Nguyễn Duy - Cát trắng (Thơ, . đề bản sắc dân tộc trong thơ Đồng Đức Bốn. Trong bài Đồng Đức Bốn - Vị cứu tinh của thơ lục bát, Nguyễn Huy Thiệp viết: Đồng Đức Bốn đã từng nhận nhiều giải thưởng trong các cuộc thi thơ

Ngày đăng: 07/07/2015, 11:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Dương Tú Anh (2002), Phong cách thơ Nguyễn Duy, Luận văn Thạc sĩ ĐH KHXH và NV, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách thơ Nguyễn Duy
Tác giả: Dương Tú Anh
Năm: 2002
2. Lại Nguyên Ân (1986), Tìm giọng mới thích hợp với người thời mình, Báo Văn nghệ, số 15, tr. 11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm giọng mới thích hợp với người thời mình
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Năm: 1986
3. Nguyễn Duy Bắc (1998), Bản sắc dân tộc trong thơ ca Việt Nam hiện đại (1945-1975), Nxb văn hóa dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản sắc dân tộc trong thơ ca Việt Nam hiện đại (1945-1975)
Tác giả: Nguyễn Duy Bắc
Nhà XB: Nxb văn hóa dân tộc
Năm: 1998
4. Nguyễn Thị Bông (1998), Điểm gặp nhau thú vị của Tú Xương và Nguyễn Duy, Nxb Thành phố HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điểm gặp nhau thú vị của Tú Xương và Nguyễn Duy
Tác giả: Nguyễn Thị Bông
Nhà XB: Nxb Thành phố HCM
Năm: 1998
5. Đồng Đức Bốn (1992), Con ngựa trắng và rừng quả đắng, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con ngựa trắng và rừng quả đắng
Tác giả: Đồng Đức Bốn
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1992
6. Đồng Đức Bốn (1993), Chăn trâu đốt lửa, Nxb Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chăn trâu đốt lửa
Tác giả: Đồng Đức Bốn
Nhà XB: Nxb Lao động
Năm: 1993
7. Đồng Đức Bốn (2000), Trở về với mẹ ta thôi, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trở về với mẹ ta thôi
Tác giả: Đồng Đức Bốn
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2000
8. Đồng Đức Bốn (2000), Cuối cùng vẫn còn dòng sông, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cuối cùng vẫn còn dòng sông
Tác giả: Đồng Đức Bốn
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 2000
9. Đồng Đức Bốn (2002), Chuông chùa kêu trong mưa, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuông chùa kêu trong mưa
Tác giả: Đồng Đức Bốn
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 2002
10. Đồng Đức Bốn (2006), Chim mỏ vàng và hoa cỏ độc, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chim mỏ vàng và hoa cỏ độc
Tác giả: Đồng Đức Bốn
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 2006
11. Bùi Thị Minh Châu (2013), Tính triết lí trong thơ Nguyễn Duy, Luận văn Thạc sĩ ĐH KHXH & NV, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tính triết lí trong thơ Nguyễn Duy
Tác giả: Bùi Thị Minh Châu
Năm: 2013
12. Nguyễn Duy (1973), Cát trắng, Nxb Quân đội nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cát trắng
Tác giả: Nguyễn Duy
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân
Năm: 1973
13. Nguyễn Duy (1884), Ánh trăng, Nxb Tác phẩm mới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ánh trăng
Nhà XB: Nxb Tác phẩm mới
14. Nguyễn Duy (1987), Mẹ và em, Nxb Thanh Hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mẹ và em
Tác giả: Nguyễn Duy
Nhà XB: Nxb Thanh Hóa
Năm: 1987
15. Nguyễn Duy (1989), Đường xa, Nxb Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đường xa
Tác giả: Nguyễn Duy
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 1989
16. Nguyễn Duy (1994), Sáu và Tám, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sáu và Tám
Tác giả: Nguyễn Duy
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1994
17. Nguyễn Duy (1994), Về, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Về
Tác giả: Nguyễn Duy
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 1994
18. Nguyễn Duy (1997), Bụi, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bụi
Tác giả: Nguyễn Duy
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1997
19. Nguyễn Duy (2010), Nguyễn Duy thơ, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Duy thơ
Tác giả: Nguyễn Duy
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2010
20. Hà Minh Đức (1985), Về một số cây bút trẻ gần đây của quân đội, Báo Nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về một số cây bút trẻ gần đây của quân đội
Tác giả: Hà Minh Đức
Năm: 1985

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w