Quê hương đất nước trong thơ Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn

Một phần của tài liệu Bản sắc dân tộc trong thơ Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn (Trang 50)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1.2.Quê hương đất nước trong thơ Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn

Yêu quê hương, đất nước là một tư tưởng cao đẹp trong thơ ca tự bao đời. Cả hai nhà thơ Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn đều tìm chỗ đứng cho riêng mình trên mảnh đất quê hương màu mỡ để từ đó khẳng định bản lĩnh của một nghệ sĩ chân chính thực sự. Hãy cùng lắng nghe lời tâm sự từ đáy lòng của hai nhà thơ này:

Trọn kiếp người ta chập chờn nguồn cội Có một miền quê trong đi đứng nói cười

Bao nhiêu là thứ bùa mê

Cũng không bằng được nhà quê của mình

(Gửi Tân Cương – Đồng Đức Bốn) Đó là những lời bộc bạch từ sâu thẳm tâm linh khẳng định tình yêu sâu nặng đối với quê hương và cũng là nguyên nhân dẫn tới con đường thơ của hai tác giả. Quê hương chính là cội nguồn, là cái nôi hình thành và nuôi dưỡng một con người, nơi lưu giữ bao kỉ niệm vui buồn thuở ấu thơ, nơi mẹ cha ta đang tần tảo mưa nắng từng ngày…

Về với làng quê, về với cội nguồn sinh dưỡng, Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn không đi vào khai thác, thể hiện những hình ảnh kì vĩ, lớn lao mà tập trung ngòi bút vào những vẻ đẹp đơn sơ, bình dị chốn quê mùa - nơi mà họ đã sống hoặc đã đi qua trong những cuộc hành quân hay những chuyến đi của cuộc đời. Cảnh sắc quê hương trong thơ Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn hiện lên trước hết với hình ảnh của những cánh đồng quê, khu vườn quê mang những nét đặc trưng riêng, mang cảm xúc và tâm hồn quê mùa của thi sĩ. Đó còn là hình ảnh của gốc lúa, bờ tre hồn hậu, là khúc sông quê tắm mát với con đò hiền lành đợi khách sang sông, là mảnh trăng cong đong đưa trước gió… Đó còn là những phiên chợ quê với cảnh trao đổi, bán mua đạm bạc gắn với cuộc sống bao đời nay của những cư dân thuộc nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Và cũng không thể không kể đến những con vật hết sức gần gũi, quen thuộc chốn thôn quê: con cò, con ve, con cuốc… Tất cả đều được khắc họa với một vẻ đẹp thật thanh bình, nên thơ.

Thiên nhiên quê trong thơ Nguyễn Duy luôn được nhìn nhận trong mối quan hệ gắn bó với con người, là biểu tượng cho con người Việt Nam. Cây tre trong bài Tre Việt Nam - một hình ảnh quen thuộc của làng quê Bắc Bộ luôn bao bọc, chở che cho mỗi ngôi làng quê thâm nghiêm cổ kính, lặng lẽ chứng kiến, chia sẻ mọi thăng trầm của dân tộc, mọi buồn vui của con người… đã

trở thành một biểu tượng đẹp cho những phẩm chất cao quý của dân tộc và con người Việt Nam:

Thân gầy guộc lá mong manh Mà sao nên lũy nên thành tre ơi

Ở đâu tre cũng xanh tươi Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu

….

Lưng trần phơi nắng phơi sương Có manh áo cộc tre nhường cho con

Tre là hiện thân cho những đức tính cần cù, chịu thương chịu khó, giàu đức hi sinh, anh dũng, kiên cường… của con người Việt Nam trên mảnh đất quê cằn cỗi, nghèo khó. Và Nguyễn Duy phải là nhà thơ thấm cảnh quê, “phải chân quê, chân cảm lắm mới vận vào thơ được”[47], mới tìm ra được mối liên kết vô hình giữa con người và cảnh vật. Với hình ảnh cây tre, có thể nói Nguyễn Duy đã thật sự thành công khi xây dựng một biểu tượng đẹp về thiên nhiên và con người Việt Nam, mặc dù “có biết bao nhà thơ, nhà văn đã viết về cây tre Việt Nam, nhưng cách nói, sự liên tưởng, nhân hóa mang tính hình tượng độc đáo kiểu Nguyễn Duy thì quả là chưa gặp ở bài thơ nào, ở tác giả nào” [23].

Là người yêu quê, gắn bó sâu nặng với những gì giản dị, gần gũi, thân thuộc nên trong thơ Nguyễn Duy ta thường bắt gặp tầng tầng lớp lớp những hình ảnh quen thuộc của xứ đồng. Mảnh vườn quê trong thơ Nguyễn Duy hiện hình sinh động với vẻ đẹp của những cảnh sắc rất đời thường, mộc mạc nơi quê mùa. Đi qua vùng đất thơ mộng của xứ Huế, nhà thơ trào dâng một cảm xúc nhớ bạn. Và hiện lên trong nỗi nhớ ấy là hình ảnh của những gì thân thuộc nhất với hàng dâu loáng thoáng cùng đồi hoa mơ trắng:

Bến Tuần loáng thoáng vườn dâu Em xa vườn lựu từ lâu lắm rồi

Lối mòn đá cuội rong chơi Lơ thơ trắng dưới chân đồi hoa mơ

(Nhớ bạn)

Cảnh sắc làng quê trong thơ Nguyễn Duy có khi chỉ là những loài cỏ dại mọc dọc đường xa nhưng cũng đầy lưu luyến, nhớ thương:

Mùi hương hoang dại thơm lừng từ thăm thẳm núi bỗng dưng bay về

(Hoa dại)

Nhiều lúc nhà thơ cực kì say mê, thích thú làm bạn với những loài côn trùng, với cây cỏ hoang dại đồng nội. Ta cảm nhận sâu sắc niềm thỏa thuê, vui thích của tác giả giữa không gian thiên nhiên khoáng đạt, rộng mở:

Dang tay ngang mặt thảo nguyên Dang chân ta ngả mình bên côn trùng

Ngỡ bay lên khoảng không cùng Lại đằm xuống cỏ giữa đồng hoang vu

(Cỏ dại)

Nói tới cảnh sắc làng quê là phải nhắc đến những cánh đồng lúa bạt ngàn trong nắng vàng với những bông lúa nặng trĩu bông mang theo biết bao ân tình của người trồng lúa:

Đồng chiêm phả nắng lên không Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng

Gió nâng tiếng hát chói chang Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời

(Lúa chín)

Thơ Nguyễn Duy bắt rễ sâu trong cội nguồn dân dã và vững bền của làng quê nên anh trân trọng biết bao sự sống của từng hạt lúa quê hương:

Phải đất nghèo nên hạt lúa giàu tình Biết thương người như người thương lúa

Quen nắng bỏng dẫu dầm vào lửa Lúa vẫn nguyên lành màu xanh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Hạt lúa cháy nảy mầm)

Qua hình ảnh của hạt lúa cháy nảy mầm ta cảm nhận được sự sống mãnh liệt, bền bỉ của làng quê nghèo đói, mộc mạc, cực nhọc mà hồn hậu bao dung hay đó cũng chính là sự sống của một hồn thơ đậm đà hương sắc đồng quê, dân dã.

“Quê hương”, hai tiếng ấy đối với Nguyễn Duy vô cùng thiêng liêng. Vì vậy khi viết về cảnh vật chốn làng quê, Nguyễn Duy thường cảm nhận và đưa vào thơ những gì bình dị, đời thường, mộc mạc nhất như cái bản chất vốn có của chốn quê mùa thôn dã, thậm chí đó còn là “Cái điều ở người khác đôi khi chỉ là chuyện thoáng qua. Nhưng ở anh, nó lắng sâu và dường như dừng lại” (Hoài Thanh). Chính bởi lẽ đó, Nguyễn Duy đã chắt chiu đến từng li để làm nên sự sống cho thơ. Anh gom nhặt tất cả: Hương đồng, mùi bùn, màu đất… gom góp tất thảy những nhọc nhằn, lam lũ để gửi vào thơ. Vì thế, ta đâu có gì xa lạ với hình ảnh khu vườn quê quá đỗi dân dã, mộc mạc trong thơ Nguyễn Duy.

Cũng giống như Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn xây dựng trong thơ mình một khu vườn quê với những hình ảnh cây cỏ, hoa lá rất đỗi quen thuộc. Đó là những hàng rào quê thanh mảnh được tô điểm bằng những thứ cây thanh nhã, giản dị như cây rau, cây thuốc hay một vài loài hoa: cúc tần, tầm xuân, râm bụt… Thậm chí, ở những bờ rào ấy có khi chỉ là những thứ cây lá, những loài hóa, loài cây nghèo nàn chốn quê mùa nhưng lại gắn bó với tiềm thức văn hóa dân gian:

Khổ thân cho cả bờ rào Dây tơ hồng héo quắt vào mùa thu

Như nhiều nhà thơ khác, Đồng Đức Bốn đã tiếp thu và sáng tạo nhiều hình ảnh quen thuộc đã trở thành biểu tượng trong thơ ca dân gian và thơ ca truyền thống. Đó là hình ảnh cây đa đầu làng hiện diện như một dấu mốc quan trọng để nhận ra làng quê từ phía xa hay những bụi tầm xuân muôn đời trong ca dao:

Bây giờ chờ đợi tháng ba Tôi ra đứng ở cây đa đầu làng

(Chờ đợi tháng ba) Vẫn còn thấy bụi tầm xuân

Áo em phơi để nhạt dần nắng mưa

(Qua nhà người yêu cũ)

Cũng viết về những bờ tre, bụi dứa, tuy chưa thật cụ thể như trong thơ Nguyễn Duy nhưng ta vẫn nhận ra ở đó những suy nghĩ về sự tan vỡ của những giá trị truyền thống, tâm trạng buồn thương, xót xa trước những giá trị xưa cũ của con người bị mờ dần trong cuộc sống hiện tại:

Bờ tre bụi dứa tan rồi Cuốc kêu ai biết cho lời cuốc đâu

(Cuốc kêu)

Khu vườn quê trong thơ Đồng Đức Bốn còn có sự xuất hiện trở đi trở lại của nhiều hình ảnh cây cỏ nơi thôn dã như vườn cau, ao cá, cánh bèo, cây bồ kết, hoa dong riềng… Tất cả đều hiện lên thật hiền hòa, gần gũi. Thế nhưng những thứ cây mọc trên mảnh đất nhà quê Đồng Đức Bốn còn gợi sự tàn úa, muộn màng của một mối tình không trọn vẹn:

Mỗi lần cây cải nở hoa Thì tôi lại nhớ người ta chưa về

(Chuông chùa kêu trong mưa)

Nói đến cây cỏ nơi làng quê của Đồng Đức Bốn, ta không thể không nhắc đến một thứ cây kì lạ không có tên gọi về chủng loại, hình hài, màu sắc

cụ thể nhưng có cảm giác nó luôn có mặt ở khắp mọi nơi trên mảnh đất quê, đó là gai. Với hình ảnh này ta cũng nhận thấy sự khác biệt rõ rệt của Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn trong việc khắc họa cảnh sắc quê hương: “Lục bát Đồng Đức Bốn ngoài sự bình dị, mượt mà còn gợi ra sự gai góc, sắc nhọn của những chìm nổi đời người” [43, tr. 40].

Gai quê hiện hữu ở khắp mọi nơi. Những cây bồ kết lắm gai, hoa có gai, bụi tre gai, bờ rào gai, rồi xéo gai, gai rào ngõ quê… đều mang đậm một sắc thái quê mùa, thôn dã nhưng đồng thời nó cũng gợi lên một cái gì đó đầy gai góc, sắc cạnh.

Chạy mưa không chạy qua rào Sao áo em bị gai cào rách lưng

(Chạy mưa không chạy qua rào)

hay:

Đã nông lại lắm gai rào

Tưởng trong sạch thế mà sao vẫn bùn

(Đi qua bến lở sông bồi)

Cây cỏ trong thơ Đồng Đức Bốn không có cái bé bỏng, cam chịu như trong ca dao mà dường như sống táo bạo hơn, sắc nhọn hơn. Đó phải chăng là cảm quan, thái độ của nhà thơ trước cuộc đời nhiều biến động, khó hòa nhập của cuộc sống hiện tại nhiều bon chen, xô bồ, là “quan niệm về một cuộc sống nhiều nỗi lo, nhiều nguy cơ của anh” [32, tr. 78].

Như vậy, có thể thấy khu vườn quê trong thơ Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn được khắc họa một cách thật chân thực, sinh động dưới ngòi bút tài hoa của các nhà thơ đồng quê. Từ những cây cỏ, hoa lá bình dị chốn quê mùa, dân dã các thi sĩ đã thổi hồn mình vào sự vật, gửi gắm trong đó những suy nghĩ cảm xúc trước cuộc đời và thể hiện một tình yêu quê hương đất nước sâu lắng.

Nói tới cảnh sắc đồng quê, ta không thể không kể tới sự góp mặt của những con vật gần gũi với người dân quê. Thế giới loài vật nơi làng quê khi thì là những con vật mang số kiếp long đong, thảm thương như một biểu tượng cho thân phận người dân quê, khi thì là những con vật ngộ nghĩnh đem lại những niềm vui nhỏ bé cho đời sống tâm hồn người dân quê.

Con cò và cánh cò từ lâu đã trở thành biểu tượng văn hóa của người dân đất Việt. Nó lắng sâu vào đời sống tâm hồn, tình cảm của người dân quê và hiện lên thật gần gũi, thân thương. Trong thơ Nguyễn Duy, ta vẫn thấy thân thuộc biết bao với cánh cò “bay lả bay la” từ những cánh đồng quê yêu dấu vào câu quan họ đằm thắm ân tình, rồi lại theo câu quan họ của những người bình dân đi ra chiến trường. Cánh cò chao nghiêng ấy mang theo cả bóng hình quê hương, giúp con người trở lại với những phút bình tâm, thảnh thơi để rồi lại vững tâm hơn khi vào trận đánh:

Con cò bay lả bay la (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo câu quan họ bay ra chiến trường Nghe ai hát giữa núi non

Mà hương đồng cứ dập dờn trong mây (Khúc dân ca I)

Với Nguyễn Duy, hình ảnh cánh cò trắng mãi là biểu tượng cho vẻ đẹp truyền thống mang bản sắc dân tộc của tâm hồn người Việt tần tảo, lam lũ mà trắng trong, tinh khiết. Chính vì vậy, cánh cò đã, đang và sẽ mãi là thi liệu truyền thống mang những giá trị trường tồn cùng năm tháng:

Nghìn năm trên dải đất này Cũ sao được cánh cò bay la đà

(Khúc dân ca II)

Đôi lúc trong thơ Nguyễn Duy ta lại bắt gặp hình ảnh cánh cò biển cùng những con sò, con ốc, con nghêu. Làm trắng “cả một bờ đại dương” nhưng cánh cò vẫn như cô đơn, lạc lõng trước sự đổi thay của thời cuộc. Đó

phải chăng cũng chính là tâm trạng của con người trước những biến thiên, dâu bể cuộc đời. Trước sự đổi mới của đất nước, bên cạnh niềm vui mừng hân hoan thì một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm và mang nặng hồn quê như Nguyễn Duy sao tránh khỏi những phút giây lo sợ sự đổi mới ấy sẽ làm phai nhạt đi, mai một đi, thậm chí tàn lụi đi những giá trị truyền thống của văn hóa làng quê:

Mênh mông không một cánh buồm Toàn ghe gắn máy với xuồng đuôi tôm

Đáy giăng, lưới quét, sóng chồm Lấy ai làm bạn sớm hôm với cò

(Lời ru con cò biển)

Nguyễn Duy là nhà thơ đi nhiều. Vì vậy, có thể thấy sự góp mặt của nhiều loài vật trong khu vườn quê của ông - nơi những vùng đất mà nhà thơ có dịp đi qua. Đó là rừng Trường Sơn thời chiến rộn rã tiếng ve ngày hè, là vùng Đồng Tháp Mười trong mùa nước nổi với những bầy rắn, con cò mang đặc trưng riêng của một vùng đất phì nhiêu, trù phú…

Nếu Nguyễn Duy thường hướng về sự triết lí hóa khi khắc họa các loài vật thì Đồng Đức Bốn lại thiên về tâm trạng hóa. Trong thơ Đồng Đức Bốn ta vẫn thấy xuất hiện những con vật quen thuộc của chốn đồng quê bùn đất rơm rạ với cánh cò, cánh vạc… Thế nhưng, những con vật này đã hao hụt đi vẻ yên ả vốn có, thay vào đó là một số kiếp long đong, thảm thương:

Ngang trời tiếng vạc mảnh mai Chém trăng đã đứt làm hai mảnh rồi

(Cái đêm em ở với chồng)

Hay như những con trâu, con bò hiền lành trong cơn lũ vỡ đê, phải chịu cảnh tang thương cùng với con người:

Trâu bò thất thểu long đong Trên bè tre rối bòng bong xoong nồi

Bên cạnh hình ảnh những loài vật mang số kiếp long đong, lận đận của một hồn thơ đầy hoang mang, day dứt, luôn đi tìm cho mình những giá trị sống cao quý, ta còn thấy trong khu vườn quê Đồng Đức Bốn những con vật ngộ nghĩnh, thân thuộc mang lại niềm vui nhỏ bé cho đời sống tâm hồn người dân quê. Đó là hai chú cào cào gây xao xác cả một vùng cỏ dại: Tưởng rằng gió đến xôn xao/ Không ngờ hai chú cào cào đánh nhau (Viết ở bờ sông), là những loài chim hiền lành, thản nhiên bay nhảy như không hề biết đến một cuộc đời giông bão: Mỗi lần cỏ dại trên đê/ Chim ngói đi thả bùa mê khắp đồng (Chuông chùa kêu trong mưa), là tiếng chim đánh thức niềm hi vọng: trong những bụi gai tre/ Vẫn còn những tiếng chích chòe gọi mưa (Đi tìm lại những lời ru)… Thiên nhiên trong thơ Đồng Đức Bốn thường gắn với tâm trạng con người, gắn với cuộc sống nơi làng quê. Đó là những hình ảnh, âm thanh rất đỗi thân thương, quen thuộc với mỗi chúng ta nhưng lại chất chứa bao tâm trạng suy nghĩ của một tâm hồn vốn bình dị mộc mạc nay sống giữa cuộc đời mới, những gì là đối cực của cuộc sống làng quê yên ả đang dần xâm lấn khiến nhà thơ hoang mang, mong tìm ra cho mình giá trị sống đích thực.

Đến với thơ Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn chúng ta bắt gặp tầng tầng lớp lớp hình ảnh thân thuộc của làng quê. Tất cả đều được nhìn nhận bằng cảm quan quê mùa, bình dị, thuần hậu và cái tình của người trong cuộc. Vì thế, ta dễ dàng nhận thấy những hiện tượng tự nhiên như nắng, gió, trăng, sao không còn là cảnh sắc của đất trời nữa mà đã trở thành một phần máu thịt của

Một phần của tài liệu Bản sắc dân tộc trong thơ Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn (Trang 50)