Nguồn cảm hứng chủ đạo trong các sáng tác củaông, đó là tình yêu quê hương, đất nước, về những thay đổi lớn lao của sốphận dân tộc, từ kiếp đói nghèo, nô lệ được làm chủ cuộc đời; về cuộ
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
NGUYỄN THỊ HUYỀN ANH
BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG THƠ MA TRƯỜNG NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM
Thái Nguyên - 2018
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
NGUYỄN THỊ HUYỀN ANH
BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG THƠ MA TRƯỜNG NGUYÊN
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8.220.121
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: TS Lê Thị Ngân
Thái Nguyên - 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệutrích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng Các kết quả nghiên cứu trong luận vănđều trung thực và chưa từng được công bố trong một công trình nào khác
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Huyền Anh
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Bangiám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Báo chí - Truyền thông và Văn học,Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo đã trựctiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập
Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viênhướng dẫn TS Lê Thị Ngân đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thờigian tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè và đồngnghiệp đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Huyền Anh
Trang 5TRANG BÌA PHỤ
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 4
3 Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu 6
4 Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 6
5 Phạm vi nghiên cứu 7
6 Cấu trúc của luận văn 7
7 Đóng góp của luận văn 7
Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THƠ CA DÂN TỘC THIỂU SỐ HIỆN ĐẠI VÀ NHÀ THƠ MA TRƯỜNG NGUYÊN 8
1.1 Vài nét về thơ ca dân tộc thiểu số hiện đại 8
1.1.1 Giai đoạn trước năm 1945: 8
1.1.2 Giai đoạn 1945-1975: 11
1.1.3 Giai đoạn từ năm 1975 đến nay: 24
1.2 Nhà thơ Ma Trường Nguyên - cuộc đời, con người và sự nghiệp sáng tác: 32
1.2.1 Vài nét về cuộc đời, con người nhà thơ Ma Trường Nguyên
32 1.2.2 Sự nghiệp sáng tác của Ma Trường Nguyên: 34
1.2.3 Quan điểm sáng tác của Ma Trường Nguyên: 37
Chương 2 CẢM HỨNG NỔI BẬT TRONG THƠ MA TRƯỜNG NGUYÊN 41
2.1 Cảm hứng về quê hương, con người miền núi: 41
Trang 62.2 Cảm hứng về tình yêu đôi lứa 61
2.3 Cảm hứng viết về phong tục, tập quán đậm bản sắc Tày 69
Chương 3 NHỮNG ĐIỂM NỔI BẬT VỀ NGHỆ THUẬTTRONG THƠ MA TRƯỜNG NGUYÊN 82
3.1 Hình ảnh thơ mang đậm sắc miền núi 82
3.2 Ngôn ngữ thơ đậm chất Tày 104
3.3 Thơ song ngữ Tày- Việt: 113
PHẦN KẾT LUẬN 126
TÀI LIỆU THAM KHẢO 129 PHỤ LỤC
Trang 71 Lí do chọn đề tài
MỞ ĐẦU
1.1 Văn học các dân tộc thiểu số là một bộ phận của văn học Việt Nam,
có vẻ đẹp, sắc thái riêng, in đậm bản sắc văn hóa các dân tộc anh em với nhiều
cá tính sáng tạo độc đáo Đối với lĩnh vực thơ ca, những nhà thơ các dân tộc ítngười đã đóng góp vào nền thơ ca hiện đại Việt Nam một thế giới nghệ thuậtthực sự mới lạ, sinh động với những gương mặt mới, những giọng điệu riêng.Mỗi người trong số họ đã tạo ra một tiếng nói, một gương mặt, một phongcách thơ riêng biệt, độc đáo, tạo nên một vườn hoa thơ dân tộc đầy hương sắc
Đó là các nhà thơ Bàn Tài Đoàn, Triệu Kim Văn (dân tộc Dao); Cầm Biêu,Vương Trung, Lò Văn Cậy, Lò Cao Nhum (dân tộc Thái); Mã Thế Vinh (dântộc Nùng); Vương Anh (dân tộc Mường); Lò Ngân Sủn (dân tộc Giáy); LâmQuý (dân tộc Cao Lan), Pờ Sảo Mìn (dân tộc Pa Dí), Dư Thị Hoàn (dân tộcHoa)…
Riêng đối với Dân tộc Tày, đã đánh dấu sự trưởng thành của nhiềugương mặt như: Nông Quốc Chấn, Nông Viết Toại, Triều Ân, Mai Liễu,Lương Định, Triệu Lam Châu, Vi Thị Kim Bình, Y Phương, Dương Thuấn,
Ma Trường Nguyên Có thể thấy ở mỗi tác giả đều gắn với những hoàncảnh và điều kiện xã hội cụ thể, trong đó không thể phủ nhận vai trò gópsức của nhiều yếu tố khác trong xã hội
Hầu hết những gương mặt trên là những trí thức sống gắn bó với quêhương dân tộc mình Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và xây dựng đấtnước, họ sống, lao động, chiến đấu gắn bó với thực tế và nhiều người trong số
đó được học tập đào tạo, bồi dưỡng trở thành văn nghệ sỹ chuyên nghiệp nhưTriều Ân, Mã Thế Vinh, Y Phương, Ma Trường Nguyên Hiện nay, chúng ta
đã có một đội ngũ nhà thơ dân tộc thiểu số vững vàng về tay nghề và có đónggóp đáng kể cho nền văn học dân tộc nước nhà Trong số đó có Ma TrườngNguyên, một trong những nhà thơ dân tộc Tày có bản sắc riêng Cùng với các
Trang 8nhà thơ khác, ông đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp văn học tỉnh nhà nóiriêng và nền văn học các dân tộc thiểu số nói chung.
Miệt mài “trên cánh đồng chữ nghĩa”, tính đến nay ông đã cho ra đời
20 đầu sách (8 tiểu thuyết, 6 tập thơ, 1 trường ca, 1truyện thiếu nhi, 1 tự truyện, 1 tập ký, 2 tập tiểu luận và phê bình) Sáng tác của nhà thơ Ma Trường
Nguyên mang đậm hơi thở cuộc sống và con người miền núi với những yếu
tố nghệ thuật giàu bản sắc dân tộc Ông đã đạt khá nhiều giải thưởng, trong
đó có Giải thưởng của Uỷ ban toàn quốc liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam:
Tiểu thuyết "Rễ người dài" (1996) Giải thưởng Hội VHNT các DTTS Việt Nam: Cây nêu, thơ (2007) giải C; Hiện đại mà dân tộc, tiểu luận (2010) giải Khuyến khích; Trên cánh đồng chữ nghĩa, tiểu luận (2012), giải Khuyến khích Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm VHNT, báo chí về "Học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh": Chùm thơ 6 bài (2015) giải Khuyến khích Giải thưởng VHNT tỉnh 5 năm: Trái tim không ngủ (thơ), giải C; Mũi tên ám khói, (tiểu thuyết) giải B 1997; Mùa hoa hải đường, (tiểu thuyết), giải B 2002; Câu hát vắt qua vai, (thơ) giải B, 2006; Dưới vòm cây thiên tuế (thơ) giải C; Điệu then Pác Bó, Cây ổi mọc trước cửa hang Pác Bó
(thơ), giải B, 2014
1.2 Đọc thơ Ma Trường Nguyên ta thấy dù ở đề tài nào các sáng táccũng mang đậm chất Tày Nguồn cảm hứng chủ đạo trong các sáng tác củaông, đó là tình yêu quê hương, đất nước, về những thay đổi lớn lao của sốphận dân tộc, từ kiếp đói nghèo, nô lệ được làm chủ cuộc đời; về cuộc sống vàcon người miền núi, tình cảm gia đình, tình yêu đôi lứa, về những nơi tác giả
đã từng qua… Và ở đề tài nào Ma Trường Nguyên cũng thể hiện một cáchchân thực, giản dị như chính suy nghĩ và con người tác giả
Cùng với các bài thơ viết bằng tiếng Việt, Ma Trường Nguyên còn sáng
tác thơ song ngữ Việt- Tày (Phuối đuổi căn; Roọng Slao; Khay cằm lượn noọng bên slung; Pắc nỉ; Sài Gòn cầư cụng mì tói…) Nghiên cứu thơ Ma
Trường Nguyên, sẽ thấy ở đó những nét khác lạ Dấu ấn, bản sắc văn hóa Tàyhiện lên
Trang 9đậm nét trong tác phẩm, trong trải nghiệm cuộc đời, ở chiều sâu văn hóa.Nhưng điều đáng trân quý ở nhà thơ Tày ấy là không bó hẹp chỉ trong cuộcsống sinh hoạt của người Tày mà vượt lên, vươn xa như một dấu nối với thơ
ca các dân tộc khác Tác phẩm vì thế mà mở rộng biên độ, phong phú đề tài vềcuộc sống, con người Ông viết về những nét văn hóa, về vùng đất nơi ông
sinh ra và lớn lên (Cây Nêu; Tiếng lá rừng gọi đôi …), về những vùng đất ông từng đặt chân đến, từng ghé thăm (Du thuyền trên sông Hương; Trước biển Cửa Lò; Nụ cười An Giang; Sào Gòn ai cũng có đôi; Sông Bến Hải…), kể cả
ở nước ngoài (Dòng người viếng Lê Nin; Dâng hoa trước tượng Đài; Tôi làm thợ ảnh; Thăm bức tranh tròn nhà danh họa Ru- Bô; Đến Nam Ninh; Bến Thượng Hải…) Và điều quan trọng, các sáng tác của ông tuy thấm đẫm bản
sắc văn hóa dân tộc mình nhưng vẫn giao hòa với vùng văn hóa rộng lớn để
hợp lưu thành con sông văn chương Việt Nam và nói như chính tác giả “Hiện đại mà dân tộc”.
1.3 Là một nhà báo công tác tại Đài PT- TH Thái Nguyên, đơn vịtruyền thông với 4 loại hình Báo chí là Báo nói, Báo hình, Báo điện tử và Tạpchí PT- TH Hiện Đài có chương trình phát thanh tiếng Tày; chuyên mục
truyền hình: “Văn hóa và Du lịch”, “Dân tộc và Miền núi”, “Đất và Người Thái Nguyên”, “Văn học nghệ thuật”, “Gương mặt nghệ sỹ” cùng một số
chương trình khác Chính vì vậy tôi nhận thấy việc nghiên cứu thơ của MaTrường Nguyên - nhà thơ người Tày, người con của Thái Nguyên là rất có ýnghĩa Qua đó, sẽ giúp tôi hiểu hơn về thơ được sáng tác bằng tư duy và sángtạo của người Tày, về nhà thơ và những đóng góp của ông đối với thơ ca dântộc thiểu số nói riêng, thơ ca hiện đại Việt Nam nói chung Đặc biệt, tôi sẽhiểu sâu sắc hơn về bản sắc văn hóa dân tộc Tày - một trong những dân tộcthiểu số ở Thái Nguyên, cũng như có ý thức gìn giữ nép đẹp truyền thống quýbáu đó thông qua việc thực hiện các tác phẩm báo chí Từ đó, góp phần tuyêntruyền, nâng cao nhận thức của đồng bào dân tộc Tày trên địa bàn tỉnh TháiNguyên gìn giữ và phát
Trang 10huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình theo tinh thần Nghị quyết Trungương 5 (khoá VIII).
không có chút giả dối Chỗ mạnh và cái hay của tác phẩm Ma TrườngNguyên phần lớn là ở chỗ đó
Là nhà thơ dân tộc thiểu số có nhiều tác phẩm được công bố, được nhậngiải thưởng của Trung ương và địa phương, có nhiều bài thơ để lại dấu ấntrong lòng bạn đọc, như đã nói ở trên, thơ Ma Trường Nguyên đã thu hút đượcmột số người nghiên cứu, phê bình Ma Trường Nguyên đã được nhắc đến quamột số công trình nghiên cứu về thơ dân tộc thiểu số nhưng còn rất ít: Tập
sách Văn học dân tộc Việt Nam thời kỳ hiện đại- một số đặc điểm, NXB Đại
học Thái Nguyên, 2015, do PGS.TS Trần Thị Việt Trung và PGS.TS Cao
Thi Hảo đồng chủ biên; Tập sách Bản sắc dân tộc trong thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, NXB Đại học Thái Nguyên, 2015 do PGS.TS.
Trần Thị Việt Trung chủ biên
Đã có nhiều nhà văn, nhà thơ viết về Ma Trường Nguyên với những
tâm sự chân thật Trung Trung Đỉnh cho đó là “Người đốt lửa bằng trái tim” với “dáng vẻ chân tình đến thật thà và hiền lành” Ngô Quang Miện sau khi
đọc xong thơ Ma Trường Nguyên đã cảm nhận: “Bắt gặp cái mộc mạc, hồn
nhiên của những con người sống giữa thiên nhiên Những câu thơ không khắc họa, không xoáy sâu nhưng để lại cái gì đó như một hương cây cỏ nguyên sơ, giữa một bầu không khí ban mai trong trẻo” Phạm Tiến Duật cho đó là “tâm hồn nhiều say đắm” Hồ Thủy Giang gọi đó là “một trái tim thức cùng năm tháng”
Trang 11và “hiền lành một cách bẩm sinh” Nguyễn Đức Thiện cho rằng Ma Trường Nguyên “nói năng chất phác, thật thà của người Tày gốc”, và “chất rừng núi, chất dân tộc đã được thể hiện sâu sắc không chỉ ở tả cảnh, tả người mà nó còn đậm đà trong tình cảm”….Chính vì vậy, Ma Trường Nguyên đã trở thành
đối tượng nghiên cứu qua một số bài viết của các tác giả Phạm Tiến Duật,Ngô Quân Miện, Vũ Nho, Hoàng Quảng Uyên, Lê Xuân, Nguyễn Đức Hạnh,Lâm Tiến, Hồ Thủy Giang, Nguyễn Thúy Quỳnh, Nguyễn Đức Thiện; một sốbài viết phê bình trên các báo, tạp chí của các tác giả khác về thơ Ma TrườngNguyên, đặc biệt là thơ viết về tình yêu
Ngoài ra có luận văn tốt nghiệp đại học Hình tượng nhân vật phụ nữ trong một số tiểu thuyết của Ma Trường Nguyên của tác giả Trần Thị Hạnh; Luận văn Đặc điểm tiểu thuyết Ma Trường Nguyên (2013); luận văn Thơ
Ma Trường Nguyên, Võ Sa Hà, Nguyễn Thúy Quỳnh- từ góc nhìn văn hóa
(2016) Và nói như Phạm Tiến Duật “Thơ Ma Trường Nguyên thấm đẫm giọng dân ca và âm điệu đàn Tính của dân tộc Tày nơi quê hương anh…” (Tạp chí “Diễn đàn văn nghệ Việt Nam”, số 4- 2004).
Điểm lại lịch sử vấn đề nghiên cứu về các tác phẩm của Ma TrườngNguyên nói chung và thơ Ma Trường Nguyên nói riêng, chúng tôi thấy nhữngbài nghiên cứu, phê bình mới chỉ dừng lại ở việc nhìn nhận, đánh giá một sốtác phẩm của nhà thơ, đặc điểm ngôn ngữ thơ cũng như về thể loại tiểu thuyết.Hiện nay chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu, khảo sát một cách có
hệ thống về bản sắc dân tộc Tày trong thơ của Ma Trường Nguyên, trong đó
có thơ song ngữ Qua quá trình khảo sát, cùng với những ý kiến đánh giá củacác nhà nghiên cứu đi trước sẽ là những gợi ý quý báu cho việc triển khaiđường hướng nghiên cứu của chúng tôi, để từ đó chỉ ra nét duyên riêng của
nhà thơ “rất Tày” trong sự phát triển của văn học Việt Nam nói chung và văn
học dân tộc thiểu số nói riêng
Trang 123 Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trực tiếp của luận văn là toàn bộ những sáng tácthơ của Ma Trường Nguyên Nội dung chính của luận văn tập trung vào phântích bản sắc dân tộc Tày trong thơ ông Ngoài ra, còn tham khảo một số tậpthơ của các tác giả dân tộc Tày khác như Y Phương; Dương Thuấn… để có sự
so sánh, làm rõ hơn đặc điểm của thơ Ma Trường Nguyên cũng như sự đồngđiệu của các nhà thơ dân tộc thiểu số khác cùng miền Đông Bắc
3.2 Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn hướng tới việc làm nổi bật những nét đặc sắc về nội dung,nghệ thuật, tính sáng tạo, tính mới của thơ Ma Trường Nguyên, trong đó có cảthơ song ngữ Từ đó thấy được nét riêng mang đậm bản sắc dân tộc cũng nhưnhững đóng góp của Ma Trường Nguyên đối với thơ ca dân tộc thiểu số nóiriêng, thơ ca Việt Nam hiện đại nói chung
4 Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ đặc điểm về nội dung và nghệ thuật trong thơ Ma TrườngNguyên Trên cơ sở đó, khẳng định những nét riêng, mang đậm chất Tày,những đóng góp của tác giả đối với sự phát triển của thơ ca dân tộc thiểu sốViệt Nam và thơ ca Việt Nam thời kỳ hiện đại
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sẽ lựa chọn những phương phápnghiên cứu cụ thể sau:
- Phương pháp tiểu sử;
- Phương pháp thống kê, phân loại;
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành;
- Phương pháp so sánh, đối chiếu;
- Vận dụng một số phương pháp nghiên cứu theo hướng Thi pháp học
Trang 135 Phạm vi nghiên cứu
- 6 tập thơ, 1 trường ca của nhà thơ Ma Trường Nguyên
+ Mát xanh rừng cọ, Sở Văn hóa Bắc Thái, 1985
+ Trái tim không ngủ, Hội Văn nghệ Bắc Thái,1988
+ Tiếng lá rừng gọi đôi, NXB Văn hóa Dân tộc, 1996
+ Câu hát vắt qua vai, Hội Văn nghệ Thái Nguyên, 2005
+ Cây Nêu, NXB Nhà văn, 2006
+ Bắc cầu vồng thăm nhau, NXB Hội nhà văn, 2007
+ Mở núi, NXB Hội nhà văn, 2011
6 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dungchính của Luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về thơ ca dân tộc thiểu số hiện đại và nhà
thơ Ma Trường Nguyên
Chương 2: Cảm hứng chủ đạo trong thơ Ma Trường Nguyên.
Chương 3: Những điểm nổi bật về nghệ thuật trong thơ Ma Trường
Nguyên
7 Đóng góp của luận văn
- Luận văn chỉ ra một số đặc điểm về nội dung và nghệ thuật mang bảnsắc dân tộc trong thơ Ma Trường Nguyên
- Khẳng định những đóng góp đáng trân trọng của nhà thơ Ma TrườngNguyên trong bộ phận thơ ca dân tộc thiểu số thời kì hiện đại
- Kết quả của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho nhữngngười quan tâm nghiên cứu thơ ca dân tộc thiểu số và thơ ca Việt Nam nóichung; là tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy thơ ca dân tộc thiểu số trongchương trình giáo dục ở bậc phổ thông nói riêng Đây cũng là tài liệu giúp bổsung thêm kiến thức, hiểu biết phục vụ cho công việc chuyên môn của mộtngười làm báo
Trang 14Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THƠ CA DÂN TỘC THIỂU SỐ
HIỆN ĐẠI VÀ NHÀ THƠ MA TRƯỜNG NGUYÊN
1.1 Vài nét về thơ ca dân tộc thiểu số hiện đại
Văn học hiện đại các dân tộc thiểu số nói chung, thơ ca hiện đại các dântộc thiểu số nói riêng, từ lâu đã được khẳng định là một bộ phận văn học có vẻđẹp, có sắc thái riêng, in đậm dấu ấn tâm hồn và giàu bản sắc văn hóa các dântộc anh em, với nhiều cá tính sáng tạo độc đáo Riêng trong lĩnh vực thơ ca,những nhà thơ các dân tộc ít người đã đóng góp vào nền thơ ca hiện đại ViệtNam một thế giới nghệ thuật thơ thực sự mới lạ, sinh động với những gương
mặt mới, những giọng điệu riêng Theo Trần Đăng Xuyền thì: Thơ là nghệ thuật kì diệu bậc nhất của con người Thơ của các nhà thơ dân tộc ít người là thứ nghệ thuật hai lần kì lạ, vì đây là tiếng nói hồn nhiên nhất, thể hiện tinh
tế, sâu sắc điệu tâm hồn độc đáo của từng nhà thơ, qua đó làm ngời lên gương mặt tinh thần, vẻ đẹp tâm hồn của các dân tộc anh em trên đất nước thân yêu của chúng ta [61;6] Trong mỗi giai đoạn phát triển, bên cạnh những
nét truyền thống cơ bản, thơ ca các dân tộc thiểu số lại có những nét riêng phùhợp với sự phát triển và hoàn cảnh lịch sử
1.1.1 Giai đoạn trước năm 1945:
Theo một số nhà nghiên cứu thì văn học dân tộc thiểu số nói chung, thơ
ca dân tộc thiểu số nói riêng đã xuất hiện từ thế kỷ XVII với hai tác giả dân
tộc Tày Bế Văn Phùng và Nông Quỳnh Vân với hai bản trường ca Tam nguyên luận và bài Lượn tứ quý được viết bằng chữ Nôm Tày và thể thơ 7
chữ Tiếp đó, cuối thế kỷ XIX xuất hiện thêm hai nhà thơ dân tộc Thái làNgần Văn Hoan và Lò Văn Thứ Hai tác giả này sáng tác thơ chủ yếu để hát
Nhân dân gọi Ngần Văn Hoan là sláy khắp, với nghĩa là người chuyên sáng
tác thơ hát và hát rất giỏi Ông kế thừa và vận dụng một cách thuần thụcnhững truyện thần thoại,
Trang 15truyện cổ tích, truyện thơ và tục ngữ, ca dao, dân ca Thái vào tác phẩm thơ hát
của mình Tác phẩm nổi tiếng của ông là Lời hát nền Văn Hoan, là bài thơ dài
2.300 câu được viết với hình thức đối đáp của 2 nhân vật nam và nữ Thơ caNgần Văn Hoan gần gũi với văn học dân gian, gần gũi với tiếng nói hàng ngàycủa người dân tộc Với cách viết đó, ông đã đưa văn học dân gian Thái lênđỉnh cao mới, làm cho thơ dân gian Thái phong phú, trong sáng và giàu hìnhtượng
Tuy nhiên, đây chỉ là những hiện tượng lẻ tẻ và số lượng tác phẩm họsáng tác cũng không nhiều, vì thi pháp lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn họcdân gian, và được viết bằng tiếng dân tộc, nên sức lan tỏa chỉ mang tính phạm
vi vùng miền
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, cùng với sự hình thành và phát triểncủa nền văn học quốc ngữ, văn học viết dân tộc thiểu số miền núi cũng đã xuấthiện với sự tham góp của nhiều tác giả ở nhiều dân tộc khác nhau, trong đó cókhá nhiều tác giả dân tộc Tày sáng tác thơ bằng chữ Hán như Hà Vũ Bằng, BếÍch Bồng, Nông Đình Cấp, Bế Đức Cốm, Lê Văn Dự, Nông Đình Đối…Đặcbiệt, có Hoàng Đức Hậu (1890 – 1945) là một hiện tượng đáng chú ý Nhàthơ dân
tộc Tày ở Cao Bằng này đã sáng tác bằng 3 loại ngôn ngữ Tày, Hán và Quốcngữ Trong số 121 bài thơ Đường luật ông để lại có 115 bài viết bằng chữ Tày,
3 bài là chữ Quốc ngữ và 3 bài bằng chữ Hán Ông được coi là một hiện tượngđộc đáo của văn học dân tộc thiểu số thời kì đầu thế kỷ XX Đó là một nhà thơ
có phong cách riêng và không ngừng tìm tòi, cách tân, sáng tạo thể thơ Đườngluật để tạo nên tiếng nói riêng, cách thể hiện riêng, mới mẻ, độc đáo, khôngdùng hình tượng thơ mang tính ước lệ, khuôn sáo, như hình ảnh Tùng, Cúc,Trúc, Mai hay Nguyệt, Phong, Vân… không mang tính khuôn mẫu, phù hợpvới sự tiếp nhận của độc giả Thơ ông không chỉ ảnh hưởng tới những nhà thơcùng thời, mà còn ảnh hưởng tới những nhà thơ Tày thế hệ sau như NôngQuốc Chấn, Nông Viết Toại, Triều Ân, Dương Thuấn, Y Phương… Chínhông đã
Trang 16góp phần làm nên một hiện tượng thơ độc đáo trong đời sống thơ ca dân tộcthiểu số cũng như thơ ca Việt Nam nói chung.
Vào những năm 1930 - 1940, cùng với thơ ca cách mạng của đất nước,một mảng thơ cách mạng của các dân tộc thiểu số ra đời Tác giả của mảngthơ này là những chiến sĩ người dân tộc thiểu số hoạt động cách mạng: HoàngVăn Thụ, Hoàng Đình Giong, Dương Công Hoạt… Nổi bật trong mảng thơ ca
này là bài thơ “Nhắn bạn” của Hoàng Văn Thụ Đây là bài thơ viết bằng tiếng
Việt theo thể thơ Đường luật Còn phần lớn các bài thơ khác được lồng vàocác điệu dân ca quen thuộc Với những sáng tác này, hiện thực cách mạng đã
ùa vào đời sống văn hóa, văn học các dân tộc thiểu số và đặt nền móng vữngchắc cho thơ ca cách mạng và kháng chiến của các dân tộc thiểu số Việt Namphát triển Những người chịu ảnh hưởng trực tiếp của thơ ca thời kỳ này và sựphát triển mạnh mẽ ở giai đoạn sau là Nông Quốc Chấn, Bàn Tài Đoàn, NôngViết Toại, Nông Minh Châu…
Vào cuối những năm 40 của thế XX đã xuất hiện một số bài thơ của cácnhà thơ dân tộc thiểu số có nội dung cách mạng, có tác dụng giác ngộ cao đối
với quần chúng nhân dân các dân tộc vùng cao như Lùa chó dậy (1940) của tác giả Cầm Biêu; Dặn vợ, dặn con của Bàn Tài Đoàn (1944), Nông Quốc Chấn có bài Khóc đồng chí hay Mưa gió:
… Đồi núi bốn bề những cơn gió lốc Ngược xuôi sôi sục nước lũ ngập ruộng nương Hùm
báo gọi nhau đi kiếm ăn từng lũ, Chim muông bay nhảy để gìn giữ chim muông.
Mặc gió mặc mưa, chúng ta đừng hoảng hốt!
Ngày mai trời nắng, sông núi sẽ huy hoàng.
Mang tính ẩn dụ cao, tác giả đã mượn hình ảnh của thiên nhiên để nói
về hoàn cảnh hiện tại của đất nước, quê hương ông, và ở đây có tính tư tưởng
rõ rệt: dù đất nước đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn, loạn lạc, nhưng mộttương
Trang 17lai tươi sáng sẽ đến với đồng bào dân tộc Có thể coi đây là bài thơ trữ tìnhmang tính hiện thực được viết với cảm hứng lãng mạn cách mạng đầu tiên củathơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại.
Có thể nói, thơ ca các dân tộc thiểu số giai đoạn trước năm 1945 tuymới chỉ là sự bắt đầu, chưa phải đã có nhiều sáng tác nhưng cũng đã để lạidấu ấn riêng, đã có tính sáng tạo, đổi mới, có tính hiện thực cách mạng Chínhđiều này đã góp phần làm phong phú, đa dạng cho nền thơ ca dân tộc, cũngnhư đặt nền móng vững chắc cho thơ ca cách mạng và kháng chiến của cácdân tộc thiểu số Việt Nam phát triển ở những giai đoạn sau
1.1.2 Giai đoạn 1945-1975:
* Giai đoạn 1945- 1954:
Đây là thời kỳ thơ ca Việt Nam phát triển khá mạnh mẽ, trong đó có thơ
ca các dân tộc thiểu số Hòa cùng dòng chảy chung của văn học dân tộc vớitinh thần yêu nước, căm thù giặc, ca ngợi cách mạng, thơ ca của các tác giảdân tộc thiểu số giai đoạn này cũng góp một tiếng nói bảo vệ đất nước, chốnggiặc ngoại xâm, với nội dung phản ánh cuộc kháng chiến chống Pháp đầy giankhổ nhưng chiến thắng lẫy lừng của dân tộc ta
Ở thời kỳ này, những nhà thơ dân tộc thiểu số đã xuất hiện từ trước năm
1945 đến nay tiếp tục phát triển với hàng loạt các sáng tác về cuộc sống, conngười miền núi trong cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc Bên cạnh đó là
sự xuất hiện của một số các nhà thơ dân tộc thiểu số khác, đã hăm hở sáng tácnhững bài thơ thấm đẫm tinh thần yêu nước, tinh thần hi sinh vì nền độc lậpdân tộc và lòng tự hào, tự tôn dân tộc
Về tác giả, chủ đạo vẫn là những tên quen thuộc như Nông Quốc Chấn,Nông Minh Châu, Nông Viết Toại (dân tộc Tày), Cầm Biêu, Lương QuyNhân, Hoàng Nó (dân tộc Thái), Bàn Tài Đoàn (dân tộc Dao)…
Về tác phẩm, Nông Quốc Chấn đã có bài thơ Việt Bắc đánh giặc (1948), Khâu áo (1948), Dọn về làng (1950):
Trang 18… Sáng mai về làng sửa nhà phát cỏ, Cày ruộng vườn, trồng lúa ngô khoai Mấy năm qua quên tết tháng Giêng, quên rằm tháng bảy, Chạy hết núi lại khe, cay đắng đủ mùi
Nhớ một hôm mù mịt mưa rơi Cơn gió bão trên rừng cây đổ Cơn sấm sét lán sụp xuống nát cửa Ðường đi lại vắt bám đầy chân…
Ngoài những bài thơ trên, Nông Quốc Chấn còn có các bài Đi Béc Linh
về (1951), Đời chúng em (1952), Nói với các anh (1953), Rời rừng (1954) và Thư lên Điện Biên (1954); Tác giả Nông Minh Châu có Đêm Ba Khe (1952), Đuổi nhau (1952), Thầm ca (1953), Người thanh niên giữ Đèo Giàng (1953), Gửi anh bạn Triều Tiên (1953), Gửi anh Chương (1954), Hai lời gửi mẹ (1954); Nông Viết Toại có Pây bộ đội (Đi bộ đội), Lần truyện cáu (Nói
chuyện
cũ-1954), Kin khẩu mấư (Ăn cơm mới- 1954); Cầm Biêu có Vợ lính ngụy mong chồng (1949), Gái thời giặc (1950), Mường muổi yên vui (1954); Lương Quy Nhân có Cán bộ với dân Mường (1947); Hoàng Nó có Tội ác giặc Pháp ở đồn Pom Nghê (1948); Bàn Tài Đoàn có Chiến thắng Nghĩa Lộ (1952), Mừng thủ
đô giải phóng (1954); Bác về thủ đô…
Chúng ta nhận thấy rằng, lớp nhà thơ đầu tiên của các dân tộc thiểu số
đã được ra đời và trưởng thành luôn gắn liền với phong trào cách mạng ViệtNam Hầu hết họ đều xuất thân từ các bản làng miền núi xa xôi, từ các giađình lao động nghèo khổ, bị áp bức bóc lột nặng nề Với điều kiện xuất thânnhư vậy nên giữa họ và nhân dân lao động miền núi không có khoảng cách
Họ gắn bó với nhân dân và đến với cách mạng một cách tự nguyện, tự nhiên.Mặt khác, họ đều được đắm mình trong mạch nguồn văn hóa, văn học dângian dân tộc miền núi, được hấp thụ những tinh hoa văn hóa dân tộc một cách
tự nhiên như ăn cơm, nước uống, như khí thở hàng ngày
Trang 19Nên có thể nói, cách mạng, quê hương miền núi và nền văn hóa dângian dân tộc là 3 nguồn mạch chính đã tạo nên cảm hứng, nuôi dưỡng và pháttriển thơ ca các dân tộc thiểu số trong những năm tháng đấu tranh cách mạng
và trong cuộc kháng chiến chống Pháp thần thánh của dân tộc Cũng ở giaiđoạn này, các nhà thơ dân tộc thiểu số đã cất lên tiếng nói cùng những suynghĩ, những niềm tâm sự, những tình cảm chân thành, thiết tha và cảm độngcủa dân tộc mình đối với cách mạng, đối với Đảng, với Bác Hồ vô vàn kínhyêu Sự kết hợp giữa tư tưởng yêu nước, yêu quê hương với lòng tự hào, tựtôn dân tộc đã tạo niềm hứng khởi và sự sáng tạo trên cơ sở kế thừa và pháthuy vốn văn hóa, văn học dân gian phong phú, giàu bản sắc cho các nhà thơdân tộc thiểu số thời kỳ này Các tác phẩm của họ đều đậm đặc chất dân tộc.Thơ họ gắn liền với thiên nhiên, với con người miền núi, gắn liền với những
sự kiện, những biến động lớn lao của xã hội miền núi Họ hướng ngòi bút vàoviệc phản ánh cuộc sống cách mạng và kháng chiến ở vùng dân tộc mình, vềnhững tâm tư, cảm nhận, những nỗi niềm của đồng bào các dân tộc thiểu số
Nhà thơ Bàn Tài Đoàn có bài thơ Kể chuyện đời có thể coi như tiếng nói tâm
tình của người Dao từ trong đau khổ, đói rách và tăm tối đến với cách mạng:
Người dân bụng đói và áo rách Dốt đặc chẳng biết chữ nào chơi
Có hai mắt mà như mù cả
Có tai như điếc cả cuộc đời…
Nhà thơ người Thái Cầm Biêu lại khắc họa chân thực và sinh động sốphận đau khổ, nhục nhã và bế tắc của người phụ nữ dân tộc mình dưới chế độ
thực dân phong kiến qua bài thơ Gái thời giặc:
Gái nhỏ thời sợ quan Gái to thời sợ lính
Hay bài thơ Vợ lính ngụy mong chồng:
Hỡi anh ơi! Người chồng em ngàn năm yêu dấu Nghĩ tới anh, em những héo hon lòng
Trang 20Một trong những điều làm nên sức mạnh để con người vượt qua nhữngthử thách, khó khăn trong thời kỳ này là niềm tin vào Đảng và Bác Hồ:
Chính phủ Cụ Hồ rất thương dân
Có chính sách khoan dung với người lầm đường lạc lối
(Vợ lính ngụy mong chồng - Cầm Biêu)Thơ ca giai đoạn này có sự vận động, phát triển khá phong phú Nhìnchung đã phản ánh được hiện thực cuộc sống, phản ánh những tâm tư, nhữngcảm nhận, những nỗi niềm của con người miền núi trong những ngày khángchiến gian khổ và anh dũng cùng những ngày sau chiến thắng Điện Biên Phủlừng lẫy
Về nghệ thuật, một trong những đặc điểm nổi bật của thơ ca giai đoạnnày là sự ảnh hưởng và kế thừa thơ ca dân gian truyền thống Đó là thể thơ 7chữ 8 dòng, 7 chữ 4 dòng kéo dài, thơ Đường luật, lời thơ trong các làn điệudân ca như lượn, sli, páo dung…Bàn Tài Đoàn là người sử dụng trung thànhnhất thể thơ truyền thống xưa của dân tộc Dao Thơ ông chủ yếu là thơ 7 chữ,nặng về phương thức tự sự, kể lể:
Mẹ lại được nghe anh cán bộ Báo tin mừng giải phóng thủ đô
Bộ đội ta vào như nước chảy Rầm rập cờ đỏ cắm đầy khắp nơi….
Vào cuối giai đoàn này, tức vào những năm đầu của thập kỷ 50, các nhàthơ dân tộc thiểu số đã có nhiều bài thơ sáng tác theo thể thơ tự do, mang màu
sắc hiện đại hơn Tiêu biểu như bài “Bộ đội ông cụ” của Nông Quốc Chấn, bài thơ “Qua cánh đồng Lanh Chanh”, “Tay súng tay bay” của Nông Minh
Châu… Đây là điểm rất đáng khẳng định của thơ ca giai đoạn này
Bên cạnh đó, một đặc điểm nổi bật cần nhắc đến của thơ dân tộc thiểu
số thời kỳ này, là hầu hết các nhà thơ đều sáng tác bằng tiếng dân tộc, phảnánh đúng tâm tư, tình cảm, diễn đạt đúng theo cách nói, cách nghĩ của đồngbào dân
Trang 21tộc thiểu số Do đó, những bài thơ này rất có tác dụng giác ngộ, giáo dục, động viên đồng bào trong công cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta.
Có thể nói, thơ giai đoạn 1945- 1954 đã mang đậm bản sắc dân tộc từhình thức cho đến nội dung Giá trị nổi bật của thơ ca giai đoạn này chính làviệc các nhà thơ đã phản ánh được thế giới tâm tư tình cảm và con người miềnnúi trong một giai đoạn lịch sử Những con người vượt lên hoàn cảnh khókhăn, thiếu thốn để chiến đấu cho cuộc sống tự do với một lòng căm thù giặc,
có niềm tin với Đảng, Cách mạng và Bác Hồ
* Giai đoạn 1954- 1975:
Sau năm 1954, đời sống cách mạng của đất nước ta có nhiều thay đổi:miền Bắc được giải phóng, đất nước ta bước vào giai đoạn xây dựng chủnghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà Người dân tộcthiểu số được thoát khỏi kiếp nô lệ lầm than Việc giao lưu kinh tế, văn hóa,
xã hội giữa miền xuôi, miền ngược thuận lợi hơn Nhân dân các dân tộc có dịptiếp xúc với vùng miền xuôi, thành phố, thủ đô… Do đó, tầm nhìn của cácnhà thơ dân tộc cũng được mở rộng, trình độ được nâng cao, các tác giả ngườidân tộc thiểu số đã đưa thơ dân tộc thiểu số sau 1954 bước vào một giai đoạnmới với khá nhiều thành tựu
Ở thời kỳ này, thơ ca các dân tộc thiểu số được ví như mùa xuân thứnhất, bởi sự ra đời của nhiều bông hoa trong vườn thơ nhiều hương sắc Độingũ sáng tác ngày càng đông đảo, số lượng tác phẩm nhiều, chất lượng sángtác ngày càng cao
Bên cạnh những tác giả thơ thuộc lớp trước vẫn tiếp tục sáng tác mộtcách tích cực như Nông Quốc Chấn, Nông Viết Toại, Nông Minh Châu, CầmBiêu, Hoàng Nó, Bàn Tài Đoàn…, thời kỳ này còn xuất hiện một lớp tác giảmới được đào tạo dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, có trình độ văn hóa và ítnhiều được trang bị kiến thức lý luận về sáng tác như Mã A Lềnh, Mã ThếVinh, Vương Anh, Triều Ân…
Trang 22Có thể nói, đây là một thời kỳ thăng hoa của thơ ca các dân tộc thiểu số,bởi một loạt các tập thơ của các nhà thơ dân tộc thiểu số giai đoạn này đã xuất
hiện trong đời sống thơ ca Việt Nam “Các nhà thơ miền núi say sưa cất giọng ca của dân tộc mình hòa chung vào bản hợp xướng thơ ca dân tộc Việt Nam, tạo nên một đời sống thơ vô cùng phong phú, đầy hào sảng của dân tộc…” [61;62].
Đó là các tập thơ của Nông Quốc Chấn: Người núi hoa (1958), Tiếng ca người Việt Bắc (1959), Đèo gió (1968), Dám kha Pác Bó (1972); Triều Ân có Tiếng hát rừng xa (1974), Nắng ngàn (1974); Hoàng Nó có Tiếng hát mường Hoa Ban; Vương Trung có Ing Éng (1967); Mã A Lềnh có Rừng sáng (in chung); Bàn Tài Đoàn có Xuân về trên núi (1963), Một giấc mơ (1964), Kể chuyện đời (1968), Rừng xanh (1973), Sáng cả hai miền (1975)
Nội dung bao trùm thơ ca các dân tộc thiểu số viết về cuộc sống mớitrong hòa bình tràn đầy niềm vui, niềm tự hào, niềm tin vào một tương laitươi sáng của dân tộc Việt Nam nói chung, đồng bào các dân tộc thiểu số nóiriêng Hàng chục tập thơ với hàng trăm bài thơ của các tác giả dân tộc thiểu
số đã viết về đề tài ca ngợi cuộc sống mới - cuộc sống vĩ đại của đồng bàocác dân tộc thiểu số khi miền Bắc sạch bóng quân thù, cả nước bước vào côngcuộc xây dựng XHCN với niềm tin yêu, hi vọng, với bao niềm hân hoan, lòngnhiệt thành cháy bỏng của mọi tầng lớp nhân dân các dân tộc thiểu số ViệtNam
Các nhà thơ hướng ngòi bút của mình vào sự đổi thay lớn lao của quêhương và bày tỏ tâm trạng phấn khởi của mình trước cuộc sống mới tràn đầyniềm vui, niềm hạnh phúc Quê hương Việt Bắc đã hoàn toàn sạch bóng quânthù:
Đầu mường hết giặc phản Cuối bản hết giặc Tây Dưới chân cầu thang đã sạch bóng giặc Mỹ…
(Biên giới lòng người - Lương Quy Nhân)
Họ tự hào và vui mừng khi thấy quê hương giàu đẹp:
Trang 23Em ơi ! Việt Bắc đẹp giàu Núi rừng trùng điệp muôn màu cỏ hoa Trên Phja Dạ mây mù buông chướng Dưới đất kia: quặng, sắt, bạc, vàng
Đi thuyền Ba Bể dọc ngang
(Tiếng ca người Việt Bắc - Nông Quốc Chấn)
Gà đầy sân đua gáy ấm nhà Chuồng mới ủn ỉn tiếng lợn nái dỗ đàn con bé…
(Suối Đông và suối Tộc - Vương Trung)Nhà thơ Tày Triều Ân đã say sưa ca ngợi cuộc sống mới trên quê hươngViệt Bắc:
Cử anh chủ nhiệm đi Hà Nội Đón máy cày lên với cánh đồng
Những đổi thay về phương thức sản xuất, cảnh lao động tập thể trongkhông khí lao động khẩn trương sôi nổi, tinh thần đoàn kết xây dựng quêhương cũng là một cảm hứng lớn trong thời kỳ này Đối tượng mà các nhà
Trang 24thơ phản ánh ngợi ca là những con người đang trực tiếp hoặc gián tiếp phục vụ
sự nghiệp chung của cả dân tộc Đó là những người lính canh giữ biên thùy, làngười công nhân làm đường, là người nông dân một nắng hai sương trênruộng đồng Từ cảm hứng về cuộc sống mới, hình tượng con người, đặc biệt
là người phụ nữ cũng đã được khắc họa cụ thể hơn Người phụ nữ không cònmang thân phận bị phụ thuộc, giờ đây họ có một vị thế mới, đó là nhữngngười tự do được làm chủ cuộc đời mình và tham gia tích cực vào công tác xãhội Họ tham gia lao động trong hợp tác xã, trong các tổ đổi công, bộc lộ tàinăng, sự khéo léo của mình trong hội cấy thi, vận dụng khoa học kỹ thuật vàosản xuất Họ đã trở thành hoa trong mường:
Mẹ chờ con trai lại
- Tay mày sờ máy, mở tao nhìn
Mẹ nhìn con gái đến
- Tay mày cầm súng cầm có hay
(Hoa trong mường - Vương Anh)Nhiều cô gái đã trở thành người công nhân lao động xây dựng chủ nghĩa xã hội:
Khăn Piêu nhuộm nắng mưa sa Sánh vai nam giới, ca vang một lời
Vì chị là người Công nhân trẻ tuổi
(Chị em công nhân cầu đường –Hoàng Nó)
Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đã đem lại cho nhân dân nhữngbiến đổi lớn lao trong cuộc sống Trước cuộc sống tự do hạnh phúc hiện tại,đồng bào các dân tộc thiểu số luôn bày tỏ lòng biết ơn Đảng, Bác Hồ Cầm
Biêu có bài Muốn nhìn thấy Đảng (1958), Công Đảng, công Bác (1960); Bàn Tài Đoàn viết Muối của cụ Hồ:
… Từ khi cán bộ cụ Hồ đến Ngoài chợ có bán nhiều thứ hàng
Trang 25Có hàng bán muối tha hồ chọn
Có hàng bán vải đỏ, vải xanh
Cụ Hồ mang áo về, dân mặc
Cụ Hồ đem muối về, dân ăn Nay Bác bảo ta đi đào đất
Mở thêm đường cái lên Đồng Văn
Có xe mang thêm nhiều muối đến Người Mèo ta không sợ đói nghèo.
Có thể nói, chính công cuộc xây dựng xã hội mới - XHCN đã đem lại
sự thay đổi trong nếp cảm, nếp nghĩ, trong tư duy, tư tưởng của đồng bào Họluôn có sự so sánh cuộc sống ngày nay với cuộc sống trước kia để thấy sựkhác nhau sâu sắc giữa hai chế độ nô lệ và tự do Từ đó càng biết ơn Đảng,Bác Hồ, những người đã cho họ cuộc sống hôm nay Đây cũng là cảm hứngchủ yếu của thơ ca dân tộc thiểu số thời kỳ này:
Thời Tây đem gai góc lấp đường Thời ta không còn gì uy hiếp
(Có tổ đổi công - Cầm Biêu)Bên cạnh nội dung ca ngợi cuộc sống mới, con người mới trong khôngkhí hòa bình ở miền Bắc, cuộc chiến tranh chống Mỹ và đấu tranh thống nhấtnước nhà cũng là một nội dung quan trọng trong thơ ca thời kỳ này Đồng bàocác dân tộc thiểu số, trong đó có các nhà thơ đã dồn tình cảm và tâm huyết củamình vào sáng tác, phản ánh cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước ở miền Bắc
và đấu tranh thống nhất ở miền Nam Đồng bào các dân tộc thiểu số miền Bắcluôn hướng về miền Nam ruột thịt với tình cảm chân thật, thiết tha Nhà thơ
Nông Quốc Chấn đã viết bài Tiếng ca người Việt Bắc:
Chúng tôi người Việt Bắc Không một lúc nào quên Giành Nam Bắc nối liền
Trang 26Giành lấy ngày thống nhất.
Vương Trung có Chở xác máy bay, Chèo thuyền đưa tiễn hay như bài Chiếc khăn:
…Vừa bắn máy bay đứt đầu nát đuôi
Ánh lửa hồng chưa nguội Anh lại sắp xa em đi bộ đội.
Vương Anh có một loạt bài viết về đề tài chống Mỹ như Nghe tiếng dế Bản Đông, Nửa đêm nghe tiếng sấm, Mây khói Trường Sơn, Theo những dấu chân….; Tác giả Cầm Biêu thì có bài Nam Bắc thống nhất…
Cũng ở thời kỳ này, các tác giả thơ miền núi không chỉ có sự phát triểnmạnh mẽ về đội ngũ, chất lượng sáng tác mà nhiều nhà thơ dân tộc thiểu số
đã có sự trưởng thành vượt bậc về trình độ, tư tưởng, về nghệ thuật Họ thậmchí đã trở thành những tác giả văn học, những nhà hoạt động văn hóa có uytín trong nước và quốc tế Tuy được đi nhiều nơi nhưng họ vẫn luôn hướng vềcội nguồn, nhớ và giành tình yêu cho quê hương miền núi, những con ngườimiền núi giản dị, chân thật, tự hào về truyền thống văn hóa, bản sắc dân tộcmình
Về nghệ thuật, ở giai đoạn 1954 – 1975 ta thấy rõ 3 xu hướng nghệthuật trong sáng tác của các nhà thơ:
Thứ nhất, đó là xu hướng có sự ảnh hưởng sâu sắc của thi pháp thơ ca
dân gian Ở xu hướng này có thể kể đến nhà thơ Bàn Tài Đoàn, Cầm Biêu,Lương Quy Nhân, Hoàng Nó, Lò Văn Cậy, Mã Thế Vinh…Trong đó, Bàn TàiĐoàn là người trung thành với thể thơ ca truyền thống lâu bền nhất Thơ ông ítyếu tố hiện đại, mà chủ yếu là cách nói dung dị hàng ngày của dân tộc Dao,ông xa lạ với cách nói bóng gió, trau chuốt Dù là so sánh, ví von thì ông cũngdiễn đạt một cách cụ thể, rất ít ẩn dụ Và khi đọc thơ ông, ta luôn cảm nhận
được “cuộc sống thứ hai” của các bài thơ đó:
Hôm nay gặp bạn trên đường Việt Bắc
Trang 27Xưa nay trên đường chỉ gặp con hươu
(Nam Bắc gặp nhau)Tác giả Cầm Biêu cũng vậy, ông luôn giữ được nét đặc trưng của mộtngười làm thơ dân tộc truyền thống:
Mường của anh có cầu gang, cầu sắt
Bản của em có cầu lim lõi chắc…
Thứ hai, xu hướng có sự ảnh hưởng rõ nét của thi pháp thơ hiện đại Ở
xu hướng này, các nhà thơ bước đầu có ý thức về việc cần phải sáng tác nhưthế nào để có thể một lúc thỏa mãn cả hai yếu tố truyền thống và hiện đại, dântộc và quốc tế Tiêu biểu là nhà thơ Nông Quốc Chấn Ông từng đi nhiều nơi,nhiều nước trên thế giới, tiếp xúc với nhiều vùng đất, con người khác nhau,càng khiến những con người như ông thêm yêu, thêm nhớ nguồn cội:
Bản tôi là dân cày
Người Nùng người Thổ
Cách xa Poragơ muôn ngàn cây số
Chưa biết núi sông Tiệp giống đất Việt những gì…
(Chào các đồng chí) Nhà thơ Cầm Biêu trong bài Nhớ bản cũ cũng đã viết:
- Mười bản không bằng bản cắt rốn
- Mười chốn không bằng chốn chôn rau.
Còn Triều Ân thì viết:
Chào xóm nhỏ, có cái nôi xưa cất cao trên gác
Có nếp nhà sàn nuôi em lớn khôn….
Trang 28(Xóm nhỏ)Các tác giả đã có sự trăn trở, băn khoăn, tìm tòi, thể nghiệm về việcsáng tác, về đổi mới hiện đại hóa thơ ca, về việc làm thơ song ngữ…như nhàthơ Vương Anh, Lò Văn Cậy, Nông Viết Toại, Cao Hải Sơn…Có khá nhiềutác phẩm thơ đã được ghi nhận và nhiều người biết đến, có một số bài đã đạt
được độ “hoàn thiện”, vừa có tính hiện đại, vừa có tính truyền thống, vừa đặc sắc, vừa đậm bản sắc dân tộc nhưng vẫn có tính mới mẻ, như bài Cơm mường
Vó, lúa mường Vang, Tình còn, tình chiêng, Cây sáo gọi tình của Vương Anh; Lời mẹ, Hạt tình của Lò Văn Cậy; Mối tình đầu của Cầm Biêu…
Thứ ba, xu hướng có sự kết hợp nhuần nhuyễn của cả hai yếu tố truyền
thống và hiện đại Có thể thấy rõ điều này ở nhà thơ Vương Anh Tác giả luônquan tâm tới việc dùng hình tượng chi tiết, ngôn ngữ trong văn học truyềnthống để biểu hiện con người, cuộc sống mới bằng một giọng điệu riêng,giọng điệu của lời nói trực tiếp của dân tộc Mường Cho nên thơ ông cónhững câu dài, câu ngắn khác nhau:
Mẹ chờ con trai lại
- Tay mày mới sờ máy, mở tao nhìn!
Mẹ nhìn con gái đến
- Tay mày cầm súng có hay…
(Hoa trong mường)Câu thơ giản dị, mộc mạc nhưng vô cùng sâu sắc Người con trai, congái không cần nói, chỉ lặng lẽ xòe bàn tay, chính cái lặng lẽ đó đã nói lên rất
nhiều điều, bàn tay không chỉ sờ máy, cầm súng, mà còn làm nhiều việc khác
Trang 29Hương cơm đất mẹ
Chở gié lúa vào đời
Anh đi chín bản mười mường
Nhớ vốc gạo nương ngần tay em lắm!
Bên cạnh đó, với những bài thơ như Sao chóp núi, Trăng mắc võng, Tình còn… Vương Anh đã sớm tạo cho mình có một phong cách, tiếng nói
riêng, đóng góp vào thơ các dân tộc thiểu số Có thể nói, đây là một xuhướng tích
cực, phù hợp với thời kỳ mới của đất nước, phù hợp với nhu cầu đông đảo củangười đọc, nhất là với những độc giả là người dân tộc thiểu số
Có thể nói rằng, đây là thời kỳ “đua nở” của thơ ca các dân tộc thiểu số.
Với cả ba xu hướng này làm nên sự phong phú trong nghệ thuật thơ các dântộc thiểu số Việt Nam Trong đó, xu hướng truyền thống mà hiện đại sẽ trởthành một xu hướng chính của thơ ca dân tộc thiểu số ở giai đoạn sau này
Nhìn chung, các tác phẩm thơ ca thời kỳ 1945 – 1954 và 1954 – 1975đều phản ánh lòng yêu nước, yêu quê hương, lòng tự hào, tự tôn dân tộc củađồng bào miền núi Hiện thực cuộc sống khổ cực của đồng bào miền núi dưới
sự áp bức bóc lột của giặc Pháp và lũ tay sai; lòng căm thù giặc sâu sắc và tinhthần đấu tranh dũng cảm, một lòng theo Đảng, theo Bác kháng chiến trườngkỳ đều được phản ánh một cách sinh động, mộc mạc nhưng xúc động lòngngười Đặc biệt, hình ảnh cuộc sống và con người Việt Bắc trong cuộc khángchiến chống Pháp 9 năm đã trở thành nguồn cảm hứng chính để tạo nên nhữngáng thơ đầy tính hiện thực nhưng cũng đậm chất trữ tình, đằm thắm, là đề tàichính của nhiều bài thơ hay, tiêu biểu của thời kỳ này
Cùng với đó là những trang viết về cuộc sống mới, con người mới trongkiến thiết, xây dựng lại đất nước ở khu vực miền núi sau ngày hòa bình lập lại
Đó là niềm tin yêu và sự biết ơn sâu sắc của đồng bào dân tộc thiểu số đối vớiĐảng và Bác Hồ kính yêu Đó là khí thế hăng say lao động xây dựng cuộcsống
Trang 30mới, phản ánh cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước ở miền Bắc và đấu tranhthống nhất ở miền Nam…
Với đội ngũ sáng tác đông đảo và số lượng lớn các tác phẩm với nhữngtìm tòi, đổi mới trong nghệ thuật sáng tác, thơ ca giai đoạn 1945 – 1975 đãgóp phần không nhỏ vào sự phát triển của thơ ca dân tộc nói chung và là tiền
đề cho sự phát triển thơ ca dân tộc thiểu số ở giai đoạn tiếp theo
1.1.3 Giai đoạn từ năm 1975 đến nay:
Có thể nói, đây là giai đoạn thơ ca các dân tộc thiểu số phát triển rấtmau chóng Chưa bao giờ đội ngũ những người làm thơ lại đông đảo đến thế,tạo nên một mùa xuân thứ hai với một vườn hoa thơ dân tộc đầy hương sắc,góp phần quan trọng vào sự phát triển mạnh mẽ chung của đời sống thơ canước nhà Có nhiều nguyên nhân làm nên bức tranh tươi sáng này, nhưng cómột nguyên nhân không thể bỏ qua là đất nước đã hoàn toàn giải phóng, nonsông liền một dải và công cuộc đổi mới toàn diện, sâu sắc trên tất cả các lĩnhvực, trong đó có lĩnh vực văn học nghệ thuật, do Đảng ta chủ trương và trựctiếp lãnh đạo toàn dân thực hiện thắng lợi
Đội ngũ tác giả thơ đông đảo với nhiều thế hệ Các tác giả giai đoạn đầu
vẫn sáng tác đều đặn Nông Quốc Chấn có Dòng thác (1977), Bài thơ Pác Bó (1982), Suối và biển (1984); Bàn Tài Đoàn có Trên núi vẫn là nơi ta ở (1979), Bước đường tôi đi (1985), Ba con đường (1995), Tìm ban rừng (1999), Bó đuốc sáng (2002); Vương Anh có Hoa li- pa yêu (1989), Rượu mặn (1993),
Lá đắng (1993), Tình Viêng Chăn (2000); Vương Trung có Trường ca Sông Nậm Rốm (1998)…
Đặc biệt, thơ ca các dân tộc thiểu số dường như trẻ lại với các tên tuổi
như: Y Phương có Tiếng hát tháng giêng (1986), Lửa hồng một góc (1987), Lời chúc (1991), Đàn then (1996), Chín tháng (2000), Ngược gió (2009) ;
Lò Ngân Sủn có Chiều biên giới (1989), Những người con của núi (1990), Đám cưới (1992), Ngược dốc (1993), Dòng sông mây (1995), Chợ tình (1995), Con
Trang 31của núi (1996), Đầu nguồn cuối nước (1997), Người đẹp(1999) Pờ Sảo Mìn
có Cây hai ngàn lá (1992), Bài ca hoang dã (1993), Mắt lửa (1998), Con trai người Pa Dí (2001), Cung đàn biên giới (2002) ; Lâm Quý với Điều có thật
từ câu dân ca (1998), Tình thơ Cao Lan (1997) , Dương Thuấn có Cưỡi ngựa đi săn (1991), Đi tìm bóng núi(1993), Đi ngược mặt trời (1995), Hát với sông Năng (2001) , Mai Liễu có Suối làng (1994), Mây vẫn bay về núi (2001) ; Dư Thị Hoàn có Lối nhỏ (1998), Bài mẫu giáo sáng thế (1993) ; Triệu Kim Văn có Hoa núi (1990), Mùa sa nhân (1994), Lá tìm nhau (1999), Con của núi (2002) ; Lò Cao Nhum có Giọt sao trở về (1995), Rượu núi (1996)…; Hùng Đình Quý có Người Mông nhớ Bác Hồ, Nếu sai tôi sẽ chết không nhắm mắt, Chỉ vì quá yêu ; Bùi Thị Tuyết Mai có Mưa trong nhà (1998), Trầu đỏ môi ai (1999), Nơi cất rượu (2003), Mường trong (2006)
Cho tới giai đoạn này, nhiều dân tộc thiểu số mới có tiếng thơ đại diệntiêu biểu cho hồn điệu của dân tộc mình như Pờ Sảo Mìn (Pa Dí), Lò NgânSủn (Giáy), Lâm Quý (Cao Lan), Dư Thị Hoàn (Hoa), Bùi Thị Tuyết Mai(Mường) Chưa khi nào số lượng các nhà thơ tài năng, các tập thơ hay lạixuất hiện đông đảo đến như vậy Hơn nữa, thơ đã bắt nhịp với sự đa chiều củanhững bộn bề, lo toan trong cuộc sống thường nhật nên được công chúng đónnhận nồng nhiệt hơn
Các nhà thơ đã phản ánh một cách sinh động hình ảnh thiên nhiên, cuộcsống, con người miền núi với lòng tự hào, tự tôn dân tộc sâu sắc trong thời đạimới Họ ca ngợi và tự hào về quê hương miền núi giàu bản sắc, khẳng địnhtầm vóc và vị thế lớn lao của con người miền núi với cảm hứng lãng mạn, vuitươi Quê hương miền núi chính là một phần quan trọng góp phần hình thànhnên hồn thơ của các nhà thơ dân tộc thiểu số Chính vì vậy, họ lấy quê hương
là đề tài chủ đạo trong sáng tác của mình Cảm hứng khám phá, sáng tạo đượckhơi dậy một cách mãnh liệt trong từng cây bút, trong từng hồn thơ Với tìnhyêu quê hương của mình, nhà thơ Mai Liễu viết:
Suối làng tôi đã bắt đầu từ nơi ấy
Trang 32Là ngọn nguồn trong trẻo của đời tôi…
(Suối làng trong trẻo)Mỗi tên đất, tên làng của quê hương đã trở thành phần máu thịt thiêngliêng trong mỗi nhà thơ Thơ Dương Thuấn có Bản Hon, Khuổi Luông, PácNặm, Núi Thuyền Đồng; Thơ Y Phương lại có Khau Liêu, sông Hiến, sôngBằng, làng Hiếu Lễ ; vùng đất Nguyên Bình- Cao Bằng trong thơ Bàn TàiĐoàn, Cao nguyên đá ở Đồng Văn - Hà Giang, Sa Pa - Lào Cai trong thơ của
Mã A Lềnh , Lào Cai, Sa Pa, chợ Cốc Lếu trong thơ Lò Ngân Sủn; Nà Hang,Chiêm Hóa, Suối Tiên, Nậm Thi trong thơ Mai Liễu
Quê hương còn là những phong tục, tập quán gắn với lịch sử, văn hóa,văn minh; là người thân yêu, ruột thịt, đồng bào cùng sống trên mảnh đất ấy
Từ đề tài quê hương, hình tượng con người miền núi trong thơ các dân tộcthiểu số đã hiện ra với những phẩm chất cao quý, tốt đẹp Những người contrai, con gái miền núi chân thành, hiền lành, chất phác nhưng rất mạnh mẽ,quyết liệt, dũng cảm và cũng rất đa tình, lãng mạn, hồn nhiên Các nhà thơdân tộc thời kỳ này đã tìm thấy bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số tronghình tượng con người miền núi, đặc biệt là hình tượng người phụ nữ miền núi.Trong những trang phục truyền thống, họ chính là người thể hiện và lưu giữnét đẹp quê hương Những cúc bạc, áo cóm, váy hoa, khăn Piêu, cánh áo chàmtươi, không chỉ là trang phục mà còn chứa đựng những yếu tố văn hóa đậmbản sắc:
Cúc bạc, áo cóm, khăn Piêu Nếu được tôn tạo đáng yêu nhường nào Sánh cùng gấm vóc, lụa đào
Em xòe, em múa, khác nào rồng bay
(Với văn công tỉnh nhà - Cầm Biêu)Một điểm đáng chú ý ở thời kỳ này là các nhà thơ miền núi đã cố gắng
tìm kiếm, phát hiện và khẳng định cái thần thái, cái hồn vía, cái thế và tầm vóc
của dân tộc mình trong quá trình vận động của lịch sử dân tộc Hay nói cách khác, đó chính là sự tìm kiếm và vươn tới cái Chân - Thiện - Mĩ trong cuộc
Trang 33sống con người miền núi hôm nay Đó lă những phẩm chất tốt đẹp, cao quý,vừa hiền lănh, chất phâc, hồn nhiín nhưng cũng rất mạnh mẽ:
Em hiền lănh
Em chậm chạp
Em đội chum rượu đến với anh Người con gâi có băn chđn to khỏe
(Em- cơn mưa răo ngọn lửa - Y Phương)
Hình ảnh con người miền núi, đặc biệt lă những người phụ nữ thđnyíu bao giờ cũng mang lại cho câc nhă thơ nhiều xúc cảm sđu đậm nhất Họthường viết về người vợ, người mẹ của mình với lòng biết ơn vô hạn, với YPhương người phụ nữ lă nơi bắt đầu cho tình yíu, sự nghiệp vă cuộc đời ôngbởi:
Những gì anh có được Đều bắt đầu từ em…
(Em - Cơn mưa răo - ngọn lửa)
Với Dương Thuấn, người vợ chính lă một tăi sản vô giâ trong nhă mẵng bỗng nhận ra:
Nghe tiếng cọn cót kĩt đím qua Sâng nay bỗng yíu em đến thế
Em như một kho bâu trong nhă
Con gâi miền núi thường mang một vẻ đẹp khỏe mạnh, vững văng, chấtphâc vă đầy tính phồn thực, chứ không phải liễu yếu đăo tơ:
Người con gâi có băn chđn to khỏe Đạp qua bao nhiíu đau khổ.
(Em - Cơn mưa răo ngọn lửa - Y Phương)Còn người con trai miền núi thì gđn guốc, thô mộc vă mạnh mẽ:
Trân dô Mũi thô Môi dăy
Trang 34Chân đi dép bốn hai vẫn thừa năm ngón
(Bài ca thứ hai – Y Phương)Cuộc sống của những con người miền núi còn nhiều vất vả, khó khănnên có lúc nỗi vất vả, nhọc nhằn còn in dấu nơi dáng hình chậm chạp, nặng
nhọc, còm cõi của họ Cao Sơn Hải viết Người đàn bà vùng cao, Y Phương viết Bài ca thứ chín, Mai Liễu viết Gọi vía, Mùa màng của mẹ, Nông Thị Ngọc Hòa viết Tìm lại tuổi thơ
Điều làm nên sự khác biệt trong hình tượng con người miền núi đốisánh với người miền xuôi không chỉ ở dáng vẻ bề ngoài ấy mà chính là lốisống, suy nghĩ, là tâm hồn họ Những con người miền núi rất giàu tình cảm
và họ biểu đạt tình cảm nhiệt thành của mình bằng hành động thật cụ thể:
Khách đến nhà không vội hỏi tên
- Đừng để cầu thang tôi mọc cỏ gà
(Người xứ mây - Dương Thuấn)Thế giới tâm hồn con người cũng được các nhà thơ giai đoạn này biểuđạt một cách cụ thể và phong phú hơn Đó có thể là tiếng lòng của những conngười bình thường phải oằn mình với gánh nặng áo cơm để duy trì sự sống,
mà vẫn trăn trở về nghề nghiệp và các giá trị văn hóa truyền thống Nhiều nhàthơ đã sáng tác những bài thơ có tính triết lý, nhiều sự suy tư về con người,
cuộc đời Lò Ngân Sủn có bài Người đẹp; Cầm Biêu với Chỉ cần một loại người; Ngọt ngào, xảo trá của Lò Vũ Vân; Lời mẹ của Mai Liễu; Mưa xuân
của Bùi Thị Tuyết Mai
Trang 35Bên cạnh đó, các nhà thơ còn luôn có ý thức khẳng định quá trình “hội nhập” của dân tộc mình trong cuộc sống thời hiện đại hôm nay Trước hết đó
là sự “hội nhập” với cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với xã hội hiện đại.
Người miền núi không sống tách rời với cuộc sống của người miền xuôi, kể cảcuộc sống nơi đô thị thời kỳ mở cửa Họ chủ động đón nhận bằng cách tựvươn lên để hòa vào cuộc sống thời hiện đại mà vẫn không đánh mất đi bảnsắc của mình Đó là một điều vô cùng đáng quý, đáng trân trọng ở họ Cũngchính bởi điều đó mà họ đã khẳng định được vị thế, tầm vóc của chính mìnhtrong cuộc sống hôm nay Có nhiều bài thơ được cất lên từ tư tưởng này của
chính các nhà thơ miền núi Dương Thuấn có Quê hương, Biển đông; Bàn Tài Đoàn có Đêm nằm không ngủ, Được làm chủ, Hai bàn tay…;Triệu Kim Văn
có Đất nước rộng dài; Lương Định có Lời người cha lũng núi; Mùa A Sấu có
Ma ly pho, Núi mọc trong gương; Lò Ngân Sủn có Những chàng trai của núi, Chiều biên giới, Người mình; Phùng Quỳnh có Trai Tạng Tô gái đồi mường; Giàng A Páo có Mặt trời hoa mây, Rừng biếc xanh…
Cũng trong giai đoạn này, thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam rất chú
ý những mảng đề tài khác – phản ánh hiện thực cuộc sống với tính nhân văncao Đó là đề tài về tình yêu Các nhà thơ, đặc biệt là các nhà thơ nữ đã tự bộc
lộ thế giới tâm hồn mình nhiều hơn
Tôi muốn Người nâng lên
Dịu dàng như Mẹ
Hơi ấm người đàn ông từng trải
Xoa dịu trái tim này…
(Về người đàn ông trẻ tuổi - Bùi Thị Tuyết Mai)
Có lúc là những suy tư đầy chất nhân văn của người thứ ba:
Anh đến thăm em
Có thấy dáng chị ấy thẫn thờ đợi cửa Anh ngắm nhìn em
Trang 36Có thấy hình chị ấy ôm gối thở dài ( ) Anh ơi
Anh mãi là mặt trời Của người vợ đáng thương ấy
Lẽ ra trên thế gian này Đừng nên có em
(Chị ấy – Dư Thị Hoàn)Nhưng vượt qua tất cả những suy tư, thậm chí là sự khủng hoảng, trốngrỗng, cô đơn, điều mà các nhà thơ dân tộc thiểu số nói riêng và người ViệtNam nói chung luôn hướng tới là sự tự tin, yêu đời để vươn tới những giá trịnhân bản của con người:
Dù tóc ta có bạc Nhưng bên gió trời trở thơm hương cốm Xanh nhần nhật tương lai…
(Đi từ miền gió hoang - Lò Vũ Vân)Thiên nhiên, con người miền núi đối với họ luôn đáng trân trọng Màcái đáng yêu, đáng quý nhất đối với họ chính là cái đẹp, cái đẹp của tìnhngười, tình núi rừng Người miền núi rất giàu tình cảm, mến khách:
Đã uống vắt kiệt chum mà uống
Đã say để tràn tình mà say Nào bạn ơi
Cụng bát cùng rẻo cao muôn đời
(Rượu núi – Lò Cao Nhum)Đây chính là nét đẹp rất đặc trưng trong đời sống tinh thần của họ Cácnhà thơ đã thể hiện một cách sinh động và cụ thể trong các sáng tác của mình,
và đây cũng là những phát hiện độc đáo của các tác giả thơ dân tộc về tínhcách và bản chất của con người miền núi
Trang 37Về nghệ thuật, một điều dễ nhận thấy là hầu hết các nhà thơ dân tộcthiểu số giai đoạn 1975 đến nay sáng tác đã chuyên nghiệp hơn, vì họ đượcđào tạo bài bản và may mắn hơn thế hệ trước là được sống trong xã hội mới,một thời kỳ mới của dân tộc, bởi công cuộc đổi mới toàn diện và sâu sắc trênmọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội…của Đảng và đất nước Họ có điều kiện
để học hỏi, giao lưu và trao đổi trong sáng tác Chính vì vậy, thơ ca thời kỳnày đã có tính hiện đại mà vẫn đậm đà bản sắc dân tộc Các sáng tác dễ đọchơn, gần gũi hơn với đông đảo bạn đọc
Bên cạnh đó, các nhà thơ còn có sự sáng tạo đặc biệt trong ngôn ngữthơ với tính tạo hình cao, đã làm nên những nét đẹp riêng, lạ và hấp dẫn Như
bài “Người đẹp” của Lò Ngân Sủn:
Người đẹp trông như tuyết Chạm vào lại thấy nóng Người đẹp trông như lửa
Sờ vào lại thấy mát…
Về mặt thể loại, thơ ca dân tộc thiểu số thời kỳ này rất phong phú và đadạng Do việc mở rộng đề tài phản ánh, tiếp cận với thi pháp thơ hiện đại, lạiđược giao lưu, học tập và sự đổi mới tư duy, các nhà thơ đã thỏa sức sáng tạovới các hình thức thơ khác nhau để thể hiện tâm tư, tình cảm và tư tưởng củamình Tất cả các thể thơ truyền thống như thơ Đường luật, thơ lục bát, thơ tứtuyệt, thơ bảy chữ, thơ tự do….với những câu chữ không giới hạn đã được cácnhà thơ sử dụng để sáng tác
Nói chung, thơ ca các dân tộc thiểu số sau năm 1975 đến nay đã cónhững bước tiến nhảy vọt cả về lượng lẫn về chất Các thế hệ nhà thơ ngườidân tộc thiểu số đã tiếp nối nhau ngày càng đông đảo hơn, được học tập vàtrang bị tri thức một cách bài bản hơn Chính vì vậy, họ càng thêm yêu, thêm
tự hào và thêm tinh thần trách nhiệm đối với sự phát triển của nền văn học nóichung, nền thơ ca các dân tộc thiểu số nói riêng Các nhà thơ luôn ý thức gìngiữ và
Trang 38thể hiện một cách sinh động, một cách nghệ thuật bản sắc văn hóa dân tộctrong các sáng tác của mình Nói cách khác, những tác phẩm ấy vừa có tínhhiện đại nhưng vẫn đậm đà bản sắc dân tộc Mỗi cây bút có những nét đặc sắc,độc đáo riêng nhưng tất cả đã tạo nên một mảng thơ ca đa thanh, đa sắc, gópphần vào vườn thơ ca Việt Nam hiện đại.
1.2 Nhà thơ Ma Trường Nguyên - cuộc đời, con người và sự nghiệp sáng tác:
1.2.1 Vài nét về cuộc đời, con người nhà thơ Ma Trường Nguyên
Ma Trường Nguyên là tên thật, cũng là bút danh của nhà thơ dân tộcTày sinh ngày 17/5/1944 tại xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
Trung Trung Đỉnh gọi ông là "người đốt lửa bừng trái tim" với "dáng vẻ chân tình đến thật thà và hiền lành”, và được coi là một trong những tác giả được
nhiều người biết đến của văn học dân tộc thiểu số Việt Nam giai đoạn nửacuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI
Ma Trường Nguyên sinh ra và lớn lên bên dòng Suối Quỵnh nhỏ bé,thuộc xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên Ngay từ thuở thơ ấu,ông đã đắm mình trong những câu chuyện cổ tích, những điệu hát Sli, hátLượn của dân tộc mình Điều đó đã ảnh hưởng rất nhiều đến việc sáng tạonghệ thuật của nhà thơ sau này như nhà văn bộc bạch Và cũng chính mảnh đấtquê hương ấy đã in dấu khuôn mặt những người thân yêu của ông, nơi ghidáng hình xứ sở, để rồi có những ảnh hưởng đến tâm hồn, đến quan niệm nghệthuật của ông Quê hương ông cũng từng trải qua những biến dời của lịch sử,
là nơi cuộc đời Ma Trường Nguyên được đắm mình, trải nghiệm với từng việclàm, từng sự kiện, cả những cái được và cái mất, cái vui, cái buồn của đồngbào dân tộc trong những biến động chung của đất nước trong thế kỷ XX
Ma Trường Nguyên hội tụ trong tâm hồn những giá trị văn hóa truyềnthống đặc sắc của dân tộc mình Ngay từ nhỏ, nhà văn đã được đắm mìnhtrong một không gian giàu nét văn hóa Ông nội của nhà văn là người thuộcrất nhiều câu chuyện cổ tích, những bài hát ví, hát lượn; cha là người hay chữNho, chữ
Trang 39Nôm Tày và hát lượn hay nhất vùng Vùng núi quê hương ông có thiên nhiêntươi đẹp, giàu truyền thống văn hóa và lịch sử Chính môi trường gia đình,quê hương đã khiến Ma Trường Nguyên có động lực mạnh mẽ để học tập, traudồi vốn sống, vốn văn hóa, rèn luyện bút lực, sức sáng tạo Có thể nói, tấtthảy những giá trị văn hóa độc đáo ấy đã góp phần tạo nên quan niệm thẩm
mỹ của ông Chính tình yêu quê hương tha thiết, sự gắn bó máu thịt với dòngSuối Quỵnh chảy từ chân núi Hồng, thác Hin Lạn nước tuôn trắng xóa, nhữngđồi cọ, rừng sim… đã làm nên cốt cách Ma Trường Nguyên thấm đậm trongnhững trang văn, trang thơ giàu chất dân tộc miền núi nói chung và dân tộcTày của ông nói riêng
Hành trình đến với văn chương của Ma Trường Nguyên có lẽ là duyên
nợ Môi trường văn hóa gia đình, quê hương, tố chất văn thơ trong Ma TrườngNguyên và sự động viên, cổ vũ của bạn bè, đồng nghiệp đã giúp ông vữngbước đi trên con đường sáng tác đầy khó khăn, thử thách Cuộc đời của ôngtrải qua nhiều gian nan, gắn liền với công cuộc đấu tranh giải phóng, bảo vệ
và xây dựng tỉnh Thái Nguyên Sau thời gian tham gia quân đội, phục vụchiến đấu trong đơn vị pháo cao xạ, Ma Trường Nguyên làm phóng viên báoQuân khu
3, là biên tập viên Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc Sau đó, Ma Trường Nguyênhọc Trường viết văn Nguyễn Du, ngôi trường đã đào tạo cho nền văn họcnước nhà những tác giả tài danh Tốt nghiệp Trường viết văn Nguyễn Du, MaTrường Nguyên về công tác tại tỉnh Thái Nguyên quê nhà Trải qua quá trìnhcông tác, nhà thơ đã từng đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong các cơquan tỉnh Thái Nguyên: Phó giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin (1985), Chủtịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên (1998 - 2003), Bí thư Đảngđoàn Hội Văn nghệ, Tổng biên tập báo Văn nghệ tỉnh Thái Nguyên Nhữngtrải nghiệm cuộc đời ấy đã giúp cho Ma Trường Nguyên có được một vốnsống, vốn văn hóa phong phú Chính vốn sống, vốn văn hóa thấm đẫm tinhthần dân tộc ấy đã dệt
Trang 40thành những áng thơ dạt dào tình yêu quê hương, xứ sở trong sáng tác của nhàthơ.
Một điều đáng chú ý ở đời sống và đời viết của Ma Trường Nguyên là
dù bận rộn với những công việc từ hành chính đến quản lý thì ông vẫn dànhphần lớn tâm lực cho văn thơ Ma Trường Nguyên viết như một sự trảinghiệm, viết như một sự thôi thúc trả món nợ cuộc đời như ông đã từng chiasẻ
Có thể nói, chính tình yêu tha thiết cuộc sống, con người và văn hóaquê hương là động lực để nhà thơ luôn học tập, tìm tòi, sáng tạo và đồng thờichính tình yêu ấy đã tinh lọc vốn sống, tạo nên cốt cách dân tộc miền núithấm đẫm trong các sáng tác của Ma Trường Nguyên
1.2.2 Sự nghiệp sáng tác của Ma Trường Nguyên:
Ma Trường Nguyên sáng tác từ rất sớm Năm 16 tuổi, ông đã khởi đầu
sự nghiệp văn chương của mình với bài thơ Cờ hồng được in trong tập Tiếng trống đông xuân do Ty văn hóa Thái Nguyên xuất bản Nhuận bút mà nhà thơ nhận được rất đặc biệt, đó là năm cuốn sách trong "Tủ sách lí luận - hướng dẫn sáng tác" Đối với Ma Trường Nguyên, những quyển sách này giống như
những người thầy đầu tiên dìu dắt ông trong những bước đi chập chững đầutiên vào sự nghiệp sáng tác
Giai đoạn từ 1960 - 1990, Ma Trường Nguyên chủ yếu sáng tác thơ in
trên các báo, tạp chí Những tập thơ in chung có: Đường qua kỉ niệm (1975), Rừng sáng (1980), Quê núi (1987) Và các tập thơ riêng: Mát xanh rừng cọ (1985), Trái tim không ngủ yên (1988) Ma Trường Nguyên từng tâm sự “Cái
gì mà thơ không nói được thì tôi nói trong tiểu thuyết; và ngược lại, cái gì không nói được trong tiểu thuyết thì tôi nói trong thơ” Năm 1991, tiểu thuyết đầu tiên được ông cho trình làng với tên gọi "Mũi tên ám khói" Và liên tiếp 8
năm tiếp theo, nhà thơ đã cho ra đời tất cả 6 cuốn tiểu thuyết, một tập truyệnkí:
- Gió hoang (1992)