Sự ảnh hưởng của thơ ca dân gian trong thơ Tố Hữu

135 1.2K 2
Sự ảnh hưởng của thơ ca dân gian trong thơ Tố Hữu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ HẢI YẾN SỰ ẢNH HƢỞNG CỦA THƠ CA DÂN GIAN TRONG THƠ TỐ HỮU LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Hà Nội-2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ HẢI YẾN SỰ ẢNH HƢỞNG CỦA THƠ CA DÂN GIAN TRONG THƠ TỐ HỮU Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Lƣu Khánh Thơ Hà Nội-2014 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc XÁC NHẬN SỬA CHỮA LUẬN VĂN THẠC SỸ SAU BẢO VỆ Tôi là: PGS.TS Lý Hoài Thu, chủ tịch Hội đồng chấm luận văn Thạc sỹ cho học viên Nguyễn Thị Hải Yến Đề tài luận văn: Sự ảnh hưởng của thơ ca dân gian trong thơ Tố Hữu Mã số: 60 22 01 21 Học viên đã sửa chữa luận văn theo đúng quy định của nhà trƣờng và quyết định của hội đồng ra ngày 08/12/2014. Hà Nội, ngày 13 tháng 12 năm 2014 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG PGS.TS Lý Hoài Thu LỜI CẢM ƠN! Luận văn thạc sĩ của em đƣợc hoàn thành, bản thân em đã nhận đƣợc rất nhiều những sự động viên và giúp đỡ của Thầy Cô và những ngƣời thân! Trƣớc hết là sự quan tâm, chỉ bảo và giúp đỡ của Cô giáo PGS.TS Lƣu Khánh Thơ. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc tới Cô giáo PGS.TS Lƣu Khánh Thơ. Ngƣời thầy đã dày công tận tâm giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận văn. Nhân dịp này em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới Thầy giáo chủ nhiệm lớp Đại học Bùi Việt Thắng – giảng viên khoa Văn học Đại học KHXH&NV – ĐHQG Hà Nội cùng bác Nguyễn Ngọc Thành (PGS.TS) Khoa triết học – Đại học KHXH&NV – ĐHQG Hà Nội. Em xin gửi lời cám ơn chân thành tới BGH trƣờng Đại học KHXH&NV, Thầy Cô phòng Sau đại học, Ban chủ nhiệm khoa Văn học, tập thể Thầy Cô khoa Văn học (đặc biệt là các Thầy Cô tổ Văn học Việt Nam hiện đại) đã giảng dạy và giúp đỡ tạo điều kiện cho em trong khóa học và trong thời gian làm luận văn tại trƣờng. Cuối cùng, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và em Bùi Văn Ngân – ĐHQG Hà Nội thời gian qua đã đồng hành bên em, động viên, khích lệ em trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình. Hà Nội, năm 2014 Học viên cao học Nguyễn Thị Hải Yến 1 MỤC LỤC Trang MỤC LỤC 1 PHẦN MỞ ĐẦU 3 Chƣơng 1: Sự ảnh hƣởng thơ ca dân gian trong thơ Việt Nam hiện đại và con đƣờng sáng tạo của nhà thơ Tố Hữu. 14 1.1. Ảnh hưởng thơ ca dân gian trong thơ Việt Nam hiện đại qua các thời kỳ 14 1.1.1. Thơ Mới 15 1.1.2. Thơ ca thời kỳ kháng chiến chống Pháp 24 1.1.3. Thơ ca thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước 29 1.2. Con đường sáng tạo của nhà thơ Tố Hữu 33 1.2.1. Vài nét về tiểu sử của nhà thơ Tố Hữu 33 1.2.2. Con đường sáng tạo của nhà thơ Tố Hữu 36 1.2.2.1. Thời kỳ trước cách mạng 1945: Từ ấy 36 1.2.2.2. Thời kỳ 30 năm chiến tranh cách mạng (1945 – 1975) 37 1.2.2.3. Thời kỳ sau 1975:“Một tiếng đờn” (1979 – 1992) – “Ta với ta” (1993 – 1999) 39 1.2.3. Quan niệm của Tố Hữu về thơ 39 1.2.3.1. “Thơ là chuyện đồng điệu – Tiếng nói đồng ý, đồng tình đồng chí” 40 1.2.3.2. Sự thể hiện quan niệm về thơ trong sáng tác của nhà thơ Tố 41 2 Hữu Chƣơng 2: Thơ ca dân gian và những mạch nguồn cảm xúc trong thơ Tố Hữu. 46 2.1. Cảm xúc thơ bắt nguồn từ tình yêu thiên nhiên đất nước 46 2.2. Cảm xúc thơ bắt nguồn từ vẻ đẹp của nghĩa tình thủy chung 51 2.3. Mạch nguồn cảm xúc thơ về vẻ đẹp của người lao động 59 Chương 3: Sự ảnh hưởng thơ ca dân gian trong nghệ thuật thơ Tố Hữu 66 3.1. Hình ảnh – biểu tượng thơ 66 3.1.1. Hình ảnh thơ 66 3.1.2. Biểu tượng thơ 72 3.2. Thể thơ 87 3.2.1. Thể thơ bốn chữ hoặc năm chữ 88 3.2.2. Thể thơ lục bát 89 3.2.3. Thể thơ thất ngôn 94 3.2.4. Thể thơ song thất lục bát 96 3.3. Ngôn ngữ thơ 98 3.3.1. Khái niệm ngôn ngữ 98 3.3.2. Ngôn ngữ thơ Tố Hữu 100 3.4. Giọng điệu 112 PHẦN KẾT LUẬN 124 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 126 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: 1.1. Tố Hữu là một trong những ngọn cờ đầu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Ông xuất thân từ một thanh niên trí thức tiểu tƣ sản, và đƣợc giác ngộ lý tƣởng cộng sản từ sớm. Thơ Tố Hữu chan chứa chất trữ tình, đƣờng cách mạng đƣờng thơ gắn bó chặt chẽ và xuyên suốt trong sự nghiệp của ông. Trọn cuộc đời với lý tƣởng cách mạng, thi sĩ Tố Hữu chƣa bao giờ tách biệt khỏi nhà chính trị Tố Hữu. Bởi, con đƣờng sáng tác thơ ca của Tố Hữu luôn luôn song hành với con đƣờng cách mạng mà ông đã lựa chọn. 1.2. Sự trƣởng thành của tài năng thơ Tố Hữu luôn gắn liền với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Tập thơ đầu tay Từ ấy ra đời năm 1937, đã khẳng định vị trí quan trọng của ông trên văn đàn. Kể từ đó, con đƣờng sáng tạo của Tố Hữu là một quá trình phát triển phong phú, đa dạng, với các tập thơ: Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa. Tiếp sau đó, từ sau năm 1978 – nhà thơ vẫn tiếp tục sự nghiệp sáng tác của mình. Với các bài thơ ở thời kỳ này đã đƣợc tập hợp trong Một tiếng đờn – (1992, Giải thƣởng Asean) và Ta với ta (1999). Hòa lẫn cùng hào khí thiêng liêng của đất nƣớc, những vần thơ Tố Hữu chất chứa sự trầm lắng và suy tƣ, nhƣng vẫn toát lên yếu tố kiên định lập trƣờng với những niềm tin sắt son trong công cuộc đổi mới của Đảng, của đất nƣớc và dân tộc. Tố Hữu đƣợc tặng giải thƣởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật (1996). 1.3. Nói đến thơ Tố Hữu, bạn đọc đƣơng thời của chúng ta đều có chung sự cảm nhận: “Thơ là tấm gƣơng của tâm hồn” – Đó là những trải nghiệm của tâm hồn ngƣời chiến sĩ cộng sản, suốt một đời hy sinh và đấu tranh cho lẽ sống, tình đời – tình ngƣời, nhƣng mang tính thời sự và đậm chất hiện đại. Tố Hữu là một trong số những nhà thơ Việt Nam hiện đại thành công nhất với việc vận dụng hình thức nghệ thuật dân tộc vào sáng tác của mình. Thơ Tố Hữu đã tiếp thu ảnh hƣởng của yếu tố thơ ca dân gian – âm hƣởng cũng nhƣ nhịp điệu 4 của thể thơ dân gian luôn nhẹ nhàng, êm ái, phù hợp với tâm hồn con ngƣời Việt Nam. 1.4. Đã có nhiều công trình khoa học, bài viết đề cập tới Tố Hữu. Song còn thiếu những đề tài nghiên cứu thơ Tố Hữu một cách hệ thống và chuyên sâu về ảnh hƣởng của yếu tố thơ ca dân gian. Ta có thể thấy đƣợc sự ảnh hƣởng yếu tố thơ ca dân gian, đã chiếm một vị trí quan trọng trong sự nghiệp sáng tác thơ ca của Tố Hữu. Điều đó, đã trở thành một phần của đời sống tinh thần trong nhiều thế hệ bạn đọc và cũng có ảnh hƣởng đối với nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Thơ Tố Hữu đã đƣợc chọn giảng ở cấp bậc Đại học và bậc THPT. Là một giáo viên dạy văn ở bậc THPT – tôi rất yêu thích, tìm hiểu và nghiên cứu về thơ Tố Hữu. Tất cả những lý do trên đây, đã khiến cho bản thân tôi quyết định chọn đề tài: Sự ảnh hƣởng của thơ ca dân gian trong thơ Tố Hữu. 2. Mục đích, ý nghĩa của đề tài: Với việc nghiên cứu đề tài luận văn này, chúng tôi sẽ tìm hiểu và nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện, khái quát về sự ảnh hƣởng của yếu tố dân gian trong thơ Tố Hữu – từ nội dung lẫn hình thức thể hiện và đi đến sự đánh giá tài năng nghệ thuật của Tố Hữu qua các sáng tác trong từng giai đoạn. Qua đó, luận văn của chúng tôi sẽ góp phần khẳng định sự đóng góp của thơ Tố Hữu đối với nền văn học Việt Nam hiện đại. Bản thân tôi cũng hy vọng qua luận văn này, sẽ giúp cho chính mình trong việc dạy và học về Tố Hữu ở bậc THPT. 3. Nhiệm vụ, đối tượng nghiên cứu: Luận văn khảo sát yếu tố thơ ca dân gian trong thơ Tố Hữu. Đối tƣợng chính là nghiên cứu toàn bộ thơ Tố Hữu trong các chặng đƣờng sáng tác. Bên cạnh đó, luận văn cũng sẽ khảo sát và tìm hiểu một số tập thơ của các tác giả khác, để từ đó có sự so sánh, đối chiếu, nhằm làm nổi bật vấn đề trong từng khía cạnh của đề tài luận văn. 4. Phương pháp nghiên cứu: 5 Trong luận văn, chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích – tổng hợp: Giúp cho chúng tôi tiến hành việc phân tích các tác phẩm tiêu biểu của Tố Hữu – và chỉ ra đƣợc sự ảnh hƣởng thơ ca dân gian qua các sáng tác – từ đó chúng tôi sẽ tổng hợp một cách khái quát với từng khía cạnh biểu hiện, sắp xếp theo luận điểm của từng chƣơng trong luận văn. Phương pháp so sánh: Chúng tôi sử dụng phƣơng pháp này để nêu bật đƣợc những khía cạnh đặc trƣng riêng trong phong cách thể hiện về “sự ảnh hƣởng thơ ca dân gian” của Tố Hữu với một số nhà thơ khác. Phương pháp thi pháp học: Nghiên cứu hình thức nghệ thuật của tác phẩm văn học – đặt nó trong các mối quan hệ với nội dung; chỉ ra các đặc trƣng của nhà thơ Tố Hữu. 5. Lịch sử vấn đề: Trên thi đàn văn học Việt Nam hiện đại, Tố Hữu luôn đƣợc coi là một trong số tác gia lớn tiêu biểu. Số lƣợng các công trình khoa học, cũng nhƣ các bài viết về tác giả, sự nghiệp sáng tác của Tố Hữu rất lớn. Cùng với sự sƣu tầm và lĩnh hội về các tƣ liệu trong các bài nghiên cứu, chuyên luận của các nhà nghiên cứu văn học về Tố Hữu, chúng tôi tổng hợp lại thành những mục sau đây: 5.1. Các công trình nghiên cứu khái quát về Thơ Tố Hữu: Có rất nhiều công trình nghiên cứu đã đƣa ra những nhận xét và đánh giá về nhà thơ Tố Hữu một cách sâu sắc, rõ nét. Qua đó, khẳng định Tố Hữu luôn đƣợc độc giả quan tâm và đề cập tới nhiều. Chế Lan Viên trong Suy nghĩ và bình luận (NXB Văn học – Hà Nội 1971) đã khẳng định: “Nói đến Tố Hữu – về thơ, phải nói vai trò mở đầu và hiện vẫn là dẫn đầu của anh trong nền thơ ca hiện thực xã hội chủ nghĩa của chúng ta. Sự thành công của anh trƣớc cách mạng đã xúc tiến sự hình thành của thơ hiện thực xã hội chủ nghĩa sau cách mạng. Khi chúng ta đang tìm đƣờng, nhận đƣờng thì đã thấy một ví dụ sống trên đƣờng là tác phẩm của Tố Hữu đây rồi”. Trong cuộc đời sáng 6 tác Tố Hữu luôn đƣợc đề cao là một tác gia hàng đầu của nền thơ Việt Nam hiện đại. Thành tựu của thơ ông luôn là một tấm gƣơng sáng ngời, luôn tỏa sáng trong lòng độc giả - đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay. Thơ ông nhƣ một trang đời, trƣờng tồn với thời gian lịch sử. Chính trang thơ của Tố Hữu, phần nào đã để lại niềm tôn kính, cảm phục với thi sĩ Bla-ga Đi mi trô va trong Ngày phán xử cuối cùng (NXB Thanh niên – Hà Nội 1973). Bà đã đƣa ra những lời nhận xét xác thực để khẳng định giá trị trƣờng tồn, bất hủ về thơ của Tố Hữu: “Giống nhƣ căng đƣợc một sợi dây đàn từ mặt đất lên bầu trời và gẩy lên bài cacả mặt đất lẫn bầu trời đều hiểu đƣợc, vì nhà thơ ấy muốn là tiếng nói của dân tộc mình”. Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan trong Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam (NXB KHXH Hà Nội) cũng đã tổng kết lại một cách cô đọng và súc tích khi nói về Tố Hữu: “Tố Hữu, nhà thơ lớn của ta, đã vận dụng một cách sáng tạo ngôn ngữ và nghệ thuật ƣu tú của văn học dân gian vào sáng tác của mình”. GS Hà Minh Đức với công trình nghiên cứu của mình trong Tố Hữu – Cách mạng và thơ (NXB ĐHQG Hà Nội, 2004) đã có những lời đánh giá một cách triệt để, sâu sắc về Tố Hữu “một tài năng thơ ca thuộc về nhân dândân tộc” [10, 173]. Công trình nghiên cứu Tố Hữuthơ và cách mạng (NXB Hội nhà văn 1996) đã tập trung rất nhiều các bài viết về Tố Hữu trong các khía cạnh biểu hiện cụ thể. Với rất nhiều công trình nghiên cứu về Thơ Tố Hữu, GS Hà Minh Đức ở bài viết Từ ấy đến Một tiếng đờn (Nhà văn nói về tác phẩm – NXB Văn học, Hà Nội 1994) cũng đã khái lƣợc một cách tổng quan về sự trƣờng tồn của các tập thơ trong hình thức và phƣơng diện biểu hiện cụ thể: “Từ ấy là một tập thơ mang rõ nét tình cảm ban đầu chân thực, trong sáng của tuổi trẻ đến với cách mạng, cái tôi tìm đến cuộc đời chung, đến lẽ sống đẹp để hòa nhập. Một tiếng đờn cũng là một khúc riêng chung, là những chiêm nghiệm nghĩ suy của một đời trên nửa thế kỷ đấu tranh, qua bao buồn, vui, đƣợc mất hồn thơ đang lắng lại với thời gian và tuổi tác và gợi mở nhiều tâm sự của tác giả”. . tạo của nhà thơ Tố Hữu. Chƣơng 2: Thơ ca dân gian và những mạch nguồn cảm xúc trong thơ Tố Hữu. 13 Chƣơng 3: Sự ảnh hƣởng thơ ca dân gian trong nghệ thuật thơ Tố Hữu. 14 CHƢƠNG 1 Sự ảnh. hƣởng thơ ca dân gian trong thơ Việt Nam hiện đại và con đƣờng sáng tạo của nhà thơ Tố Hữu. 1.1. Ảnh hưởng thơ ca dân gian trong thơ Việt Nam hiện đại qua các thời kỳ: Từ thuở xa xƣa, thơ ca dân. hƣởng thơ ca dân gian trong thơ Việt Nam hiện đại và con đƣờng sáng tạo của nhà thơ Tố Hữu. 14 1.1. Ảnh hưởng thơ ca dân gian trong thơ Việt Nam hiện đại qua các thời kỳ 14 1.1.1. Thơ Mới

Ngày đăng: 07/07/2015, 12:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan