2.1. Cảm xúc thơ bắt nguồn từ tình yêu thiên nhiên đất nước
Đề tài tình yêu thiên nhiên luôn là nguồn cảm hứng cho các thi nhân qua nhiều thế hệ sáng tác. Yêu nƣớc cũng là yêu cảnh đẹp non sông, yêu những con ngƣời cần cù trong lao động sản xuất và trong chiến tranh chống ngoại xâm. Tất cả đều đƣợc quy tụ lại và trở thành một nguồn xúc cảm nghệ thuật từ xƣa cho đến nay.
Quan niệm về thơ của Tố Hữu khi nói về đất nƣớc “Trông lại nghìn xƣa, trông tới mai sau”; kết tụ những gì tốt đẹp nhất, đẹp đẽ nhất trong hiện tại, quá khứ, tƣơng lai. Hình bóng non sông đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử và đã đƣợc ghi tạc trong thơ:
Thơ ta ơi! Hãy cất cao tiếng hát Ca ngợi trăm lần Tổ quốc chúng ta.
Việt Nam của chúng ta, là một dân tộc vốn có truyền thống yêu chuộng thi ca. Thơ ca dân gian trong ca dao, dân ca của nhân dân lao động luôn là thơ, nhạc – chan chứa chất trữ tình lãng mạn. Họ đã gửi gắm xúc cảm nghệ thuật của lòng mình trƣớc thiên nhiên đất nƣớc.
Bức tranh “sơn thủy hữu tình” của Tổ quốc vốn là sự tuyệt mỹ. Hình ảnh con ngƣời sinh sống trên mảnh đất đồng ruộng phì nhiêu, rừng vàng biển bạc… không thể không rung động cảm nhận vẻ đẹp thuần phong mỹ tục của dân tộc. Có sự hòa nhập giữa tình cảm của con ngƣời với thiên nhiên từ rất xa xƣa tới nay:
Vì mây cho núi lên trời
Vì chƣng gió thổi hoa cƣời với trăng Hoặc: Nƣớc trong xanh lặng ngắt nhƣ tờ Một đàn cá nhớn nhấp nhô đầu ghềnh
Kì ai đứng ở đầu ghềnh…
Ngƣời nông dân đã “hỏi tuổi trăng”; “hỏi tuổi núi”; nghe đƣợc tiếng sóng, tiếng chim, thu hút cảnh vật trong chính tâm hồn mình để hòa nhập với thiên nhiên, đất trời…
47
Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng Thấy mênh mông bát ngát…
Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, Thấy bát ngát mênh…
Thân em nhƣ chẹn lúa đòng đòng, Phất phơ dƣới ngọn ánh hồng ban mai.
Rồi từ lũy tre làng, dòng sông thơ mộng… hay núi rừng trùng điệp, hùng vĩ, tiếng hát đƣợc cất lên từ chính những con ngƣời lao động – ngợi ca dấu vết khắc tạc của lịch sử ông cha ta đã dựng xây, bồi đắp lên núi, lên thành…
Đƣờng lên thành Lạng bao xa, Cách một trái núi, cách ba quãng đồng.
Ai ơi đứng lại mà trông,
Kìa núi thành Lạng, kìa sông Tam Cờ… rồi cảnh núi rừng Điện Biên hùng vĩ, hiểm trở:
Đƣờng lên Mƣờng – Lễ bao xa? Trăm bảy mƣơi thác, trăm ba mƣơi ghềnh!
Thiên nhiên tƣơi đẹp không dừng lại ở đó, trở về với miền Bắc thân thƣơng: Nƣớc sông Thao biết bao giờ cạn!
Núi Ba Vì biết vạn nào cây!
“Tức cảnh sinh tình”, hội tụ trƣớc cảnh đẹp thiên nhiên đất nƣớc – về đèo Hải Vân:
Hải Vân bát ngát ngàn trùng, Hòn Hồng ở đấy là trong vịnh Hàn
Thi sĩ dân gian đã ngƣợc dòng thời gian trở về đất Thăng Long “nghìn năm văn hiến”, Hà Thành yêu dấu, với cảnh đẹp của Hồ Tây thơ mộng hữu tình nhƣ một bài thơ Đƣờng thi đặc sắc:
Gió đƣa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xƣơng Mịt mù khói tỏa ngàn sƣơng,
48
Nhịp chày Yên Thái, mặt gƣơng Tây Hồ.
Thơ ca dân gian đã chắt lọc đƣợc những tinh hoa tuyệt mỹ nhất về hình ảnh đất nƣớc thân yêu – nơi ải Bắc xa xôi:
Đồng Đăng có phố Kì Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh…
Xứ Huế thơ mộng cũng đã đƣợc khắc tạc trong vẻ đẹp mộng mơ, huyền diệu: Núi Truồi ai đắp mà cao
Sông Hƣơng ai bới, ai đào mà sâu…? Tố Hữu cũng đã miêu tả bức tranh cảnh đẹp đất nƣớc:
Rộn ràng thay, cảnh quê hƣơng
Nửa công trình, nửa chiến trƣờng xôn xao…
Và cảnh đẹp hữu tình đó còn thể hiện trong những khía cạnh cảm xúc về quá khứ, đƣợc tôi đúc lên trong thời kì mới:
Đƣờng vào Khu Bốn vào Thanh Không đi thì nhớ không đành, phải đi
Lắng nghe… nhƣ biển rầm rì Đƣờng ra tiền tuyến lắm khi giục lòng?
Lòng yêu đất nƣớc quê hƣơng đƣợc ghi nhận trong những cảnh đẹp của nhân dân thời xƣa qua ca dao – trở thành thân thiết, tƣơi đẹp trong thơ Tố Hữu:
Nƣớc non mình đâu cũng đẹp nhƣ tranh Gƣơng mặt ngƣời ai cũng sáng long lanh…
Tình yêu cảnh đẹp thiên nhiên trong thơ Tố Hữu đã bƣớc sang một trạng thái cảm nhận khác. Đó là sự tôn vinh với những di sản văn hóa truyền thống dân tộc:
Đêm khuya một tiếng bầu, tiếng trúc Một câu hò cũng động trong tim…
Làn điệu hò của quê hƣơng, tức cảnh quê hƣơng trong ca dao đã đƣợc Tố Hữu ƣơm mầm vẽ lên. Tố Hữu là một ngƣời có sự kế thừa và phát huy thơ ca dân gian lên tầm vóc mới của dân tộc.Trong bài thơ Ta đi tới (tháng 8/1954) – ta bắt gặp hình ảnh:
49 Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!
Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát
Chuyến phà dào dạt bến nƣớc Bình Ca…
Một đất nƣớc giàu đẹp đã quyện vào ý thơ, với muôn điệu trong cung bậc cảm xúc đổi thay ngày một đi lên trong giàu mạnh, tƣơi đẹp, dào dạt sức sống của thời đại. Vẻ đẹp của Tổ quốc đích thực về ta, toát lên sự hồi sinh và đƣợc lan tỏa khắp nơi trên mọi vùng miền Tổ quốc. Đứng ở độ cao đó là vẻ đẹp của “Rừng Cọ”, đồi chè và ở góc độ thấp đó là đồng xanh tỏa ngát mùi hƣơng; dƣới góc nhìn cận cảnh bức tranh sau cùng là dòng sông trong xanh phản chiếu cảnh mặt trời ánh nắng chiếu rọi. Cảnh sông nƣớc càng tƣơi đẹp trong dòng sông lấp lánh nhƣ thầm hát về những chiến công oanh liệt thuở trƣớc, trong tiếng hát thân thƣơng yêu đời hòa lẫn tiếng hò nhịp trong nhịp sóng nƣớc của con sông.
Chúng ta còn bắt gặp trong những câu thơ: Việt Nam đất nƣớc ta ơi! Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả dập dờn
Mây mờ che đỉnh Trƣờng Sơn sớm chiều
(Nguyễn Đình Thi – Bài thơ Hắc Hải – 1958) Đây là những hình ảnh tiêu biểu đã đƣợc Nguyễn Đình Thi khắc vẽ lên với bức họa đẹp về đất nƣớc Việt Nam. Nén xúc động lòng mình, nhà thơ đã cho chúng ta thấy đƣợc đất nƣớc mình với những đồng lúa mênh mông; đất nƣớc trong những khoảng trời mùa thu, xanh thẳm không cùng; đất nƣớc với “những cánh cò bay lả dập dờn” trên cánh đồng, làng mạc. Đất nƣớc trong viễn cảnh dãy Trƣờng Sơn trùng điệp…
Chỉ vài nét mềm mại, đã đƣợc Nguyễn Đình Thi tạo nên trong gam màu sáng, đầy sức sống mãnh liệt về một đất nƣớc thân yêu giàu và đẹp “Đất nƣớc Việt Nam rừng vàng biển bạc, đồng ruộng phì nhiêu màu mỡ…”. Hình ảnh về vẻ đẹp của dòng sông thơ mộng xanh biếc đƣợc kết tụ trong bóng hàng tre đã đƣợc in dấu
50
trong tâm trí mỗi ngƣời dân Việt Nam. Đó là vẻ đẹp rất đỗi thân thƣơng, gần gũi, mang màu sắc dấu ấn riêng của con ngƣời qua nhiều thế kỷ. Con sông đó đã ghi lại những dấu ấn kỷ niệm của tuổi trẻ, chính nơi đây đã từng tắm mát cuộc đời – nâng bƣớc chân nhà thơ trên mọi nẻo đƣờng kháng chiến. Mối tình với dòng sông cũng chính là mối tình với ngày đã qua chất chứa nhiều kỷ niệm. Đó cũng là mối tình với quê hƣơng, với miền Nam ruột thịt, suy rộng ra đó còn là tình yêu đất nƣớc Việt Nam:
Quê hƣơng tôi có con sông xanh biếc Nƣớc gƣơng trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trƣa hè
Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng…
(Tế Hanh, Nhớ con sông quê hương – 1956) Cũng có thể thấy ở đây:
Đất nƣớc
Của những ngƣời mẹ Mặc áo thay vai Hạt lúa củ khoai
Bền bỉ nuôi chồng nuôi con chiến đấu Đất nƣớc
Của những ngƣời con gái con trai Đẹp nhƣ hoa hồng, cứng nhƣ sắt thép Xa nhau không hề rơi nƣớc mắt Nƣớc mắt để dành cho ngày gặp mặt.
(Nam Hà – Chúng con chiến đấu cho người sống mãi Việt Nam ơi – 1966) Nhà thơ đã khái quát đƣợc những vẻ đẹp khác nhau giữa đất nƣớc, con ngƣời Việt Nam. Thật cảm động biết bao trƣớc những con ngƣời lao động bình dị, nhƣng rất đỗi anh hùng của đất nƣớc ta.
Lời thơ thật tự hào khi tác giả nói và nhắc tới những ngƣời con trai, con gái có tâm hồn cao quý, đẹp tựa nhƣ đóa hồng sắc thắm, nhƣng tất cả đều toát lên một ý
51
chí, nghị lực phi thƣờng. Họ là những con ngƣời đã tô điểm và vẽ lên một đất nƣớc hùng vĩ, tƣơi đẹp. Trong đó là vẻ tiềm ẩn sản sinh ra con ngƣời vĩ đại viết lên trang sử hào hùng, oanh liệt, thấm đầy máu và nƣớc mắt để có đƣợc nền độc lập tự do.
Tình yêu thiên nhiên đất nƣớc đƣợc biểu hiện muôn hình vạn trạng, tức cảnh sinh tình. Vẻ đẹp non sông đó đã hòa nhập trong nhịp sống của thơ ca dân gian, trong nhiều câu ca dao, để gửi gắm nỗi niềm tâm sự của mình trong lao động sản xuất và trong đời sống thƣờng nhật.
Tiếp nối dòng thơ dân gian, các nhà thơ giai đoạn 1945 – 1975 đã có những dòng, những đoạn thơ để ngợi ca quê hƣơng đất nƣớc Việt Nam một cách đậm đà, chất chứa nỗi niềm của thời đại. Đó cũng là một sự cộng hƣởng, gạch nối giữa hai thời đại thơ ca dân gian và thơ hiện đại Việt Nam, mang bản sắc và cốt cách tâm hồn Việt Nam qua nhiều thế hệ xƣa – nay ngày một nâng cao.
2.2. Cảm xúc thơ bắt nguồn từ vẻ đẹp của nghĩa tình thủy chung
Việt Bắc đã đánh dấu những bƣớc chuyển biến lớn của thơ ca Tố Hữu song
song với sự phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây là tập thơ đƣợc viết ở thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc. Có thể khẳng định, đây là một tập thơ thành công nhất của thơ ca Việt Nam giai đoạn này. Điểm tụ hội của tập thơ
Việt Bắc, là một bản anh hùng ca của cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài
gian khổ nhƣng nhất định thắng lợi – và cũng là sự kết tinh trong những tình cảm lớn của con ngƣời Việt Nam trong kháng chiến toàn dân.
Từ tập thơ Từ ấy cho tới Việt Bắc, đã đánh dấu sự chuyển biến mạnh về cảm xúc chủ đạo tập thơ. Cuộc kháng chiến toàn dân vĩ đại của dân tộc Việt Nam, đã khiến cho cảm xúc nhà thơ thiên hƣớng tới những con ngƣời công nông binh, bình thƣờng mà vĩ đại phi thƣờng thấu hiểu đƣợc nỗi khó nhọc, vui buồn, niềm tin của quần chúng nhân dân.
Trƣớc hết, Việt Bắc là một bản anh hùng ca của cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài gian khổ, thắng lợi.
Mạch nguồn cảm xúc trong tập Việt Bắc đã thực sự khắc tạc về hình ảnh nhân dân anh hùng trong cuộc kháng chiến: hình ảnh em bé liên lạc; hình ảnh anh
52
bộ đội, hình ảnh các anh chị dân công, hình ảnh bà mẹ, chị phụ nữ, ngƣời tiêu biểu cho dân tộc Việt Nam anh hùng. Khuynh hƣớng cảm xúc chủ đạo đã ghi lại đƣợc chặng đƣờng của cuộc kháng chiến. Tập Việt Bắc, đó còn là sự hội tụ kết tinh trong những tình cảm lớn của con ngƣời Việt Nam kháng chiến.
Sự hội tụ của tập thơ Việt Bắc, là những tình cảm lớn lao của ngƣời dân Việt Nam, ở thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp: tình yêu quê hƣơng đất nƣớc, tình đồng bào, đồng chí sâu sắc, tình cá nƣớc giữa cán bộ, bộ đội và nhân dân; tình gắn bó giữa tiền tuyến và hậu phƣơng; lòng kính yêu lãnh tụ…
Hình ảnh nhân dân anh hùng qua trang thơ Tố Hữu, đó là những con ngƣời thực trong cuộc kháng chiến trƣờng kì.
Lƣợm là em bé giao liên thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến. Hình ảnh đƣợc ghi lại là một chú bé nhí nhảnh, hồn nhiên lạc quan:
Chú bé loắt choắt, Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh Ca lô đội lệch
Mồm huýt sao vang, Nhƣ con chim chích, Nhảy trên đƣờng vàng… Lƣợm đã dũng cảm trên đƣờng liên lạc:
Vụt qua mặt trận, Đạn bay vèo vèo.
Thƣ đề “Thƣợng khẩn”, Sợ chi hiểm nghèo?
Lƣợm đã anh dũng ngã xuống nhƣ một ngƣời anh hùng: Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông Lúa thơm mùi sữa
53 Hồn bay giữa đồng…
Với Việt Bắc, Tố Hữu đã khắc họa thành công về hình ảnh anh bộ đội trong
kháng chiến một cách chân thực, rõ nét. Đó là anh bộ đội lên Tây Bắc “Tay dao, tay súng, gạo đầy bao, chân cứng đạp rừng gai đá sắc”. Các anh bộ đội, đã sống và chiến đấu ở một hoàn cảnh cực kì gian nan, khó nhọc nơi miền rừng núi thuộc Tây Bắc:
Lại những ngày đi, vắt với sƣơng, Ngô bung, xôi nhạt, nƣớc lƣng bƣơng, Đêm mƣa rình giặc, tai thao thức Mùa lại mùa qua, rét nhức xƣơng.
(Lên Tây Bắc)
Khắc phục hoàn cảnh để chiến đấu, tiêu diệt giặc thù, đem lại hạnh phúc cho nhân dân:
Mỗi bƣớc, vàng theo đồng lúa chín, Lửa vui từng mái nứa tƣơi xanh
Cho dù cuộc sống còn quá nhiều vất vả, ngƣời lính đã phải trải qua trong cuộc chiến – nhƣng với lòng quả cảm “không tiếc thân mình – không tiếc máu xƣơng”, dâng hiến tuổi thanh xuân cho cuộc kháng chiến toàn dân. Trong cuộc chiến quả cảm, các anh đã lập nên những kỳ tích lẫy lừng, nối chí cha ông thuở trƣớc:
Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Chiến sĩ anh hùng,
Đầu nung lửa sắt,
Năm mƣơi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mƣa dầm, cơm vắt, Máu trộn bùn non,
Gan không núng, Chí không mòn
54
Để rồi trang thơ Việt Nam lại in đậm dấu ấn trong lòng độc giả chúng ta về hình ảnh các anh chị dân công Việt Bắc. Qua những câu thơ, bài thơ Tố Hữu đều khắc họa về hình ảnh các anh chị dân công, những ngƣời dân ngày đêm phải vƣợt gian nan tất cả cho tiền tuyến, để vận tải quân lƣơng. Thật cảm động và chan chứa biết bao qua vần thơ của Việt Bắc mang đậm dấu ấn anh hùng thời đại khi tác giả nói về những ngƣời dân công anh hùng đã làm những công việc thầm lặng, góp sức tất cả cho tiền tiêu của Tổ quốc:
Dân công đỏ đuốc từng đoàn, Bƣớc chân nát đá, muôn tàn lửa bay
(Việt Bắc)
Đẹp biết bao trong những trang thơ Tố Hữu, còn là những chị phụ nữ Bắc Giang, dù bận rộn trăm bề, nhƣng vẫn hăng hái tham gia công tác kháng chiến và làm trọn nghĩa vụ của một ngƣời dân đối với kháng chiến trong tƣ thế của ngƣời làm chủ:
Nhà em phơi lúa chƣa khô Ngô chửa vào bồ, sắn thái chƣa xong
Nhà em con bế con bồng
Em cũng theo chồng đi phá đƣờng quan
(Phá đường – 1948)
Xuất hiện trong trang thơ, ngƣời đọc chúng ta còn thấy “Bà mẹ Việt Bắc”, vốn có lòng căm thù tột độ với bọn phong kiến thực dân dã man, và lòng tôn kính Cụ Hồ – dù cô đơn vẫn có lời thơ đầy khẩu khí, anh hùng:
Tôi bảo: Mày đi, Mày lo cho khỏe. Đừng nghĩ lo gì, ở nhà có mé
Bà đã đặt tất cả tâm huyết vào niềm tin tƣởng ngày mai chiến thắng, ngƣời con sẽ trở về. Tuy cuộc sống nghèo khổ “bữa đói, bữa no” cùng với những ngƣời con “lành nhƣ đất”, đứng lên làm cách mạng:
Tôi ôm lấy nó Tôi kể trƣớc sau
55 Nỗi nhà mất bố Nỗi anh chết tù Mắt nó đỏ nọc Nó cầm tay tôi: “Mẹ ơi đừng khóc Nƣớc độc lập rồi” Với hình ảnh: Bà bủ không ngủ, bà nằm Càng lo, càng nghĩ, càng căm, càng thù
“Bà Bủ” nằm ổ chuối khô, đêm mƣa gần tết, nhƣng tâm trạng chất chứa nỗi thƣơng nhớ ngƣời con, thƣơng những anh bộ đội – oán tránh bọn xâm lăng, gây ra bao cảnh tang thƣơng không chỉ mình bà mà cho cả đại gia đình dân tộc Việt Nam lúc bấy giờ.
Và cũng từ Bà Bủ, ngƣời đọc chúng ta còn nhớ tới những ngƣời mẹ Việt nam và rất đỗi anh hùng thật đáng tự hào để mọi ngƣời dân tôn kính. Bà mẹ trong Bầm