7. Kết cấu luận văn
2.1. Những khát vọng về tình yêu chân thành, đằm thắm, thủy chung
2.1.1. Khát vọng về tình yêu chân thành
Trong tình yêu điều cần nhất là sự chân thành. Nhưng đây chỉ là một trong những yếu tố tạo nên sự bền vững cho tình yêu. Tình yêu cần phải có sự hồn nhiên, tươi trẻ luôn đem đến cho người mình yêu sự đam mê, ngọt ngào. Con người không ai không có tình yêu, nhưng muốn thể hiện được lòng chân thành, thắm thiết trong tình yêu và làm cho người mình yêu thấy sự cao quý, giản dị và gần gũi là điều không phải dễ. Tình yêu rất đỗi chân thành đâu dễ nguôi, đâu dễ lãng quên trong một sớm một chiều, càng cố quên lại càng nhớ
“bạn mất một phút để mê, mất một thời để thích, một ngày để yêu một ai đó nhưng có khi phải mất một đời để quên một người”. Những ai trong cuộc đời
đã yêu và đã dành tình yêu chân thành cho người mình yêu thì chắc hẳn khó quên và có khi không thể quên dù thời gian có trôi đi theo qui luật tuần hoàn của cuộc sống, hay có khi đến bạc mái đầu hình bóng ấy vẫn không thể nguôi ngoai trong lòng.
“Sẽ khổ sở vô cùng, nếu chẳng có em đường phố trở nên vắng vẻ
em yêu quý, sao em “ác” thế anh biết tìm nụ cười ở đâu? Dẫu một lời chưa nói với nhau mà ngọn gió vô tình nghe hết có lẽ nào lại chết
hạt tình yêu gieo giữa trái tim mình!”
(Nếu một ngày anh chẳng còn em - Lê Chí)
Tình yêu luôn làm cho con người không thể kiểm soát được tình cảm trong trái tim mình, yêu say đắm, mãnh liệt bằng cả con tim nhưng cũng thật đau đớn và “khổ sở vô cùng nếu chẳng có em”, “có lẽ nào lại chết” khi “ hạt tình yêu gieo giữa trái tim mình”. Tất cả chẳng còn ý nghĩa gì với anh nếu như chẳng còn em, em là hạnh phúc, là cả cuộc đời anh. Cách thổ lộ tình yêu của chàng trai thật chân thành thắm thiết.
Có nhiều cung bậc thể hiện tình yêu, có đôi lúc thầm kín, đôi khi dữ dội, cũng có khi tuy thương đau nhưng vẫn nồng nàn và hạnh phúc với tình yêu chân thật dành cho nhau:
“Kết cục mối tình lỡ có thương đau
Nhưng bản chất tình yêu suốt đời vẫn vậy Nếu thật lòng nhau thì ta sẽ thấy
Những nồng nàn, hạnh phúc mãi bền lâu”.
(Em có biết vì sao ta yêu nhau – Trần Thành Nghĩa)
Bên cạnh truyền thống yêu nước, lối sống nhân nghĩa, nét đẹp đằm thắm của người dân ĐBSCL còn thể hiện ở lòng chân thành, thủy chung sắt son. Đến với tình yêu chân chính người ta đang đến với lòng chân thành và sự
mãnh liệt trong tình cảm. Cảm nhận về tình yêu tuổi áo trắng trinh nguyên, nhà thơ viết về những rung động ngọt ngào:
“Ngăn tủ nhỏ nhớ bàn tay vụng dại Thầm rụt rè mở đóng những trang thư Đất sẽ trẻ cho ngàn hoa kết trái
Ong rộn ràng mang mật kết mùa thu”.
(Trước màu hoa đỏ - Lê Chí)
Tình yêu của những chàng trai, cô gái ĐBSCL trong thơ không chỉ đẹp bởi chân thành, trong sáng mà nó còn đẹp hơn trong lời hứa chung thủy, đợi chờ. Điệp từ “nếu” đặt đầu những khổ thơ đi kèm với danh từ “biển”, “sóng”, “trời”, “mây”, “trăng”, “mưa”, “nắng”, “xuân – hạ - thu – đông”
đã nói lên được tình yêu của anh dành cho em thật lớn lao và sâu sắc biết nhường nào. Thế nhưng, tác giả lại:
“Không thể “nếu” em ơi! Vạn vật đã nguyện thề Đôi ta cũng thề nguyện Suốt cuộc đời bên nhau!”
(Nguyện thề - Diệp Bần Cò)
Với cảm xúc nhẹ nhàng đã mang đến cho người đọc hơi ấm của tình cảm, sự dịu dàng mà nhất là sự đằm thắm, chân tình của con người ĐBSCL:
“Chần chừ ai trước, ai sau Thôi thì, ta sẽ đợi nhau cùng về”
(Ai về, ai ở - Thành Dũng)
Trong thơ tình ĐBSCL sau 1975 có sự thể hiện khác nhau nhưng không bao giờ mờ nhạt vì nó luôn gắn bó với con người. Từ những cái bình thường giản dị đó mà tình yêu trong thơ luôn chân thành, là động lực, là điểm tựa cho nhau. Trong tình yêu có sự mới mẻ, trẻ trung càng làm cho tình yêu ấy thêm bền vững và tạo cảm giác phấn chấn cho người đang yêu. Tình yêu ấy không ồn ào, vội vã mà luôn trầm tĩnh, thầm lặng:
Thuở còn con nít tắm mưa những chiều Những khi bắt bướm thả diều Bên em nào có biết yêu là gì”.
(Mơ hoa – Trần Việt Liêm)
Tình yêu luôn gắn với nỗi nhớ, nhưng nỗi nhớ trong thơ thể hiện chân thật, gần gũi và cũng không kém phần dào dạt so với nỗi nhớ của nhà thơ Nguyễn Bính:
“Thương em trong buổi chiều quê Nhớ em từ thuở chợ kia lắm người”
(Bóng em đi phía xa mù – Chân Mây)
Quả thật tình yêu như một sức mạnh thầm kín luôn đẩy những nhà thơ có những tình cảm chân thành và xúc động đến như vậy:
“Em vẫn là em
chẳng nói lời chi nữa
những khuya xa tôi sống bạc đầu tình yêu ơi
xin đừng gõ cửa
biết đêm này tôi có chiêm bao”
(Khuya xa – Lê Chí) Hay:
“Hồi mình mới yêu nhau, cây kéo kiểm duyệt là khách Không mời mà đến, tạm trú trong đầu anh Chỉ thỉnh thoảng nó mới e dè cắt bỏ một vài
bông hoa Tư duy nhỏ nở ra trên trang viết của anh Nó ái ngại thấy anh ứa lệ nhìn những giọt
nhựa đỏ Như máu rỉ ra từ những cuốn hoa bị cắt xén”
Tình yêu chân thành luôn làm cho con người nhớ mãi, dù cho tình yêu đó là đau khổ, là dỡ dang, niềm vui hay nỗi buồn. Tình yêu ấy luôn sống mãi với thời gian và sống trong trái tim của người yêu thương.
Con người vùng ĐBSCL trong thơ hôm nay mạnh dạn bộc bạch những khát vọng cá nhân riêng tư. Con người sống với những tình cảm chân thành: hy sinh, cam chịu, sống hết mình cho tình yêu,… và những cách xử sự cao đẹp: vị tha, bao dung, rộng lượng. Tình cảm chân thành làm cho con người gần người hơn, cùng đồng cảm, chia sẻ, trân trọng những niềm vui, nỗi buồn, nỗi đắng cay của nhau trong đời.
2.1.2. Khát vọng về tình yêu đằm thắm, thủy chung
Trong những năm tháng còn nhiều gian khổ từ sau 1975, những bài thơ tình rất đổi nhẹ nhàng và sâu lắng. Bằng giọng thơ thủ thỉ, tâm tình rất duyên của người con gái ĐBSCL, các nhà thơ đã cho thấy được vẻ đẹp đích thực của tình yêu đôi lứa, tình yêu đã thể hiện được sự chân thành, về niềm tin son sắt và lòng chung thủy.
Ở đây tình yêu gắn với công việc, gắn với con người cụ thể. Con người thực mà ta có thể tìm về mỗi khi gặp gian truân. Tình yêu chân chính, đẹp đẽ là chổ dựa tinh thần bền vững mà nhiều khi lời nói cũng không diễn tả hết được. Những ngôn ngữ rất đời thường, bình dị mà thơ tình trước đây có thể là rất hiếm thấy:
“Em xinh - cái dáng càng xinh Áo bà ba nữa cho tình thêm say Hết tiền thiếu gạo đi vay
Chưa nhìn thấy áo nửa ngày đã mong Ai cho vay được nỗi lòng?
Vắng em chỉ biết nhìn dòng sông trôi” (Áo bà ba – Bùi Văn Bồng)
Đến những dòng thơ cuối bài thơ, tác giả đã làm bật nổi vẻ đẹp của tình yêu đằm thắm, thủy chung son sắt. Dù chẳng ai bắt buộc phải yêu “chẳng ai
chuốc rượu đưa men” mà sao hình ảnh ấy vẫn in sâu trong trái tim, không thể lãng quên:
“Chẳng ai chuốc rượu đưa men Mà sao ra bến lại quên lối về?”
(Áo bà ba – Bùi Văn Bồng)
Với Xuân Diệu tình yêu là muôn đời và thuỷ chung son sắt, trái tim anh mãi mãi chỉ yêu một mình em “ngàn đời yêu em”, hình bóng em luôn trong trái tim anh từng ngày, từng đêm:
“Những giờ trong sáng chiều hôm, Nhưng đêm sương thoảng còn ôm dáng đồi Lên cao hít thở khí trời
Trái tim anh muốn ngàn đời yêu em”
(SaPa)
Còn với các nhà thơ tình ĐBSCL sau 1975, tình yêu đằm thắm, thủy chung ấy được nhà thơ Võ Tấn Cường khắc họa bằng hình ảnh “chim cồng cộc” – (một loài chim sống ở vùng ĐBSCL. Khi đôi chim có một con bị chết, con chim còn lại sẽ tự treo ngược lên cành cao cho đến chết khô…). Tác giả mượn hình ảnh “chim cồng cộc” để bày tỏ cảm xúc dạt dào của một tình yêu thủy chung không thể lãng quên, dù cho “bạn tình” có vĩnh viễn rời xa nhưng “xác chim cồng cộc lửng lơ cành khô” để “trái tim anh treo dốc ngược cây tình”:
“Treo dốc ngược đầu cành cây cao Chim cồng cộc tiếc thương bạn tình Quên đói khát
Quên tiếng hót Quên sự sống
Tìm bóng hình thương yêu ký ức ảo ảnh đáy nước... Chôn hình hài nấm mộ mặt trời
Chết khô đôi cánh mộng mơ Chết khô trái tim chung tình
Hóa vệt than đen ám ảnh miền chồi biếc. Anh xa em vạn rừng tràm nguyên thủy Xác chim cồng cộc lửng lơ cành khô Trái tim anh treo dốc ngược cây tình”
(Chuyện tình chim cồng cộc)
Nhà thơ Nguyễn Chiêu Dương cũng bộc lộ lòng thủy chung son sắt trong tình yêu là sự “chờ đợi”, nỗi “đau tình”. Đau vì nhớ đến hình bóng của em mà em lại mù xa, trời mưa làm anh lạnh nhưng lòng thì lại “nóng lòng mong”:
“Đêm mùa mưa nên mưa dầm thấm lạnh Chẳng quen chờ nên cứ nóng lòng mong Mưa còn mưa đến bao giờ mưa tạnh? Đường em về hiu quạnh mấy ngả sông. Đêm mùa mưa nên đêm là đêm vắng Phố đêm mờ thất sắc bệnh đau gan Em vẫn chưa về thăm ta bệnh nặng Không đau gan ta đau nỗi đau tình”
(Đã quên lại nhớ)
Bằng sự nỗ lực hết mình đó, các nhà thơ ĐBSCL không chỉ khám phá, phản ánh đời sống hiện thực khách quan mà còn đi vào khám phá đời sống nội tâm của chính mình với sự chiêm nghiệm, giãi bày sâu sắc, luôn giữ được nét đẹp chân chất, mộc mạc, thắm thiết ân tình. Thơ tình ĐBSCL sau 1975 thật sự đã góp một tiếng nói mới dù không rộn ràng nhưng lại sâu lắng, thấm thía, đầy tình người cho bức tranh hiện thực của người Việt Nam thời hiện đại.
2.2. Những trăn trở suy tư , niềm vui và nỗi buồn trong tình yêu
Thơ tình ĐBSCL sau 1975 viết chân thành về cảm xúc con người, những mất mát đau khổ, kể cả những điều trước đây kiêng kị không dám nói.
Con người đối diện với nỗi bất hạnh của chính mình. Vì vậy, tình yêu trong cuộc sống hôm nay mang nỗi buồn đa chiều. Sự dang dỡ, lỡ làng trong tình yêu, sự thay lòng đổi dạ, sự nuối tiếc tình đầu, nỗi buồn khi yêu đơn phương, thất tình,…
2.2.1. Những trăn trở suy tư trong tình yêu
Cuộc sống càng bộn bề, đổi thay thì người ta càng có biết bao điều phải trăn trở, suy tư và chiêm nghiệm. Trong đó, tình yêu là một trong những vấn đề mà các nhà thơ ĐBSCL suy tư và trăn trở nhất. Không dừng ở lại đó, nhà thơ còn day dứt, suy tư về những khổ đau cay đắng mà con người gặp phải trên con đường tìm kiếm tình yêu, tìm kiếm hạnh phúc giữa cuộc sống đời thường. Tình yêu là hạnh phúc nhưng nó cũng không thiếu cái buồn bởi vì thật sự trên đời này không có một tình yêu nào không kèm theo những dằn vặt và đau khổ. Tuy nhiên, nỗi buồn lớn nhất của con người trong tình yêu có lẽ là nỗi buồn sự đổ vỡ trong tình cảm. Kì vọng quá lớn trong tình yêu và hạnh phúc nên khi tình yêu rạn vỡ, hôn nhân thất bại, người ta không tránh khỏi đau đớn thất vọng, ngỡ ngàng. Yêu là mất, là chết trong lòng một ít. Thật sự là tình yêu có thể làm cho ta vượt qua rất nhiều thử thách trong cuộc đời nhưng đôi lúc làm cho người ta đau và để lại trong họ những vết thương khó lành. Khi đối mặt với đời thường, khi chạm vào nỗi đau lúc tình yêu tan vỡ, có những dòng thơ tràn đầy tâm trạng:
“Người về ngỡ giấc chiêm bao Nhạt lòng chung thủy, đậm màu vô ơn Vẫy tay dối những căm hờn
Dửng dưng từ biệt mà lòng quặn đau”
(Người về - Lê Đình Bích)
Vẫn là nỗi đau khi tình yêu bắt đầu tan vỡ nhưng không chỉ dừng lại ở tâm trạng sợ đối diện với mình, đối diện với nỗi cô đơn, thơ tình ĐBSCL đã thể hiện sinh động cái cõi hồn tê tái, cái thân phận nhỏ nhoi đơn côi, chiếc bóng của người phụ nữ sau cánh cửa lặng lẽ đợi chờ:
là nhịp tim xa xót buổi anh buồn là ngụm nước một đêm nào say khướt tơ trời mong vắn hạt sương buông”
(Sau cánh cửa – Đinh Thị Thu Vân)
Nói làm sao hết cái nỗi niềm của người phụ nữ khi đang phải tự giấu lửa lòng mình trong từng đêm vắng? Nói làm sao hết sự nhỏ nhoi đơn chiếc của người phụ nữ, khi tất cả sự đợi chờ, mong mỏi chỉ còn là bóng đêm mông lung, vô định. Nói gì đây khi tất cả quá bẽ bàng, khi nhận ra một nửa của mình đang khuất:
“Ta gọi tên em bằng Lệ
Lòng vẫn chưa yên, bài thơ chưa trọn Bởi ngày mai em nằm xuống Lệ ơi! Em có phải mãi là hoa là trái cho đời?! Có thể có lắm vòng hoa tang trên mộ Và, lắm người “Kính viếng” đông vui?! Có thể. Tất cả chỉ là…có thể(!)
Có điều là,
Em nằm xuống là điều có thật, Lệ ơi!”
(Lệ ơi – Khai Phong)
Trong cách cảm nhận của người ĐBSCL, tình yêu không chỉ gắn liền với chất phác, lối sống nghĩa tình mà được chắp cánh bởi sự đồng cảm, sự yêu thương, chăm sóc, lo lắng cho nhau dù trong hạnh phúc hay đau khổ. Với nhà thơ, tình cảm yêu thương ấy không phải là sự thể hiện của lời nói mà nó được đo bằng chiều sâu của tâm hồn. Lòng yêu thương của người con gái ĐBSCL trong tình yêu sẽ là bao nhiêu khi người con gái ấy luôn trăn trở từ trong suy nghĩ, luôn khao khát được thấu hiểu và sẻ chia cùng người mình yêu mến:
“Trước anh, em hóa dại khờ
Trái tim lạc nhịp ngu ngơ lạ thường Như là chiếc lá phơi sương
(Trước anh – Nguyễn Thị Ngọc Hà)
Càng hướng vào sự sẻ chia về nỗi buồn thân phận người phụ nữ trong tình yêu, thơ tình ĐBSCL sau 1975 càng đong đầy cảm xúc, lắng đọng nỗi buồn. Nhà thơ nhận ra bị kịch của tình yêu là một trong những yếu tố làm nên nỗi đau thân phận đời người. Người phụ nữ vốn đã đa đoan nhưng rất yếu mềm trong tình cảm. Tình yêu dường như là lẽ sống lớn nhất trong cuộc đời người phụ nữ nên khi tình yêu ấy không còn, người phụ nữ như ngã quỵ trong sự đau đớn đến cùng cực. Nhận thức được điều đó, nhà thơ đã diễn tả rất chân tình trạng thái đau khổ, bơ vơ, sự suy sụp tinh thần trước sự mất đi của những giá trị thiêng liêng mà người phụ nữ đã từng tin yêu nhất. Nỗi đau đó được các nhà thơ khắc họa rõ nét qua hình ảnh của người phụ nữ một mình dày vò bản thân trong nỗi đau tan vỡ, trong nỗi đau lỡ làng:
“giữa giòng…anh bỏ em đi
giông hay bão chẳng hề chi nữa rồi lạc loài ngày tháng vô tri
em vô giác sống từ khi mất người! biết là vĩnh viễn, anh ơi
mà không lần cuối không lời tiễn đưa”
(Khóc những ngày mai – Đinh Thị Thu Vân) Mất điểm tựa thân thương, cộng với nỗi đau đớn đến tột cùng, số phận con người càng trở nên nhỏ nhoi, hữu hạn, sau cơn bão tình yêu lại càng đáng thương đến tội nghiệp. Từ nỗi lòng xót xa và thương cảm, lời thơ ĐBSCL cất lên nhẹ nhàng, lắng đọng nhưng không kém phần ai oán, thương tâm.
Trầm tư trong cõi lặng, thông cảm nỗi buồn ai oán lúc chia li, nhà thơ thấy thân phận người phụ nữ thật đáng thương khi nhận ra mình thừa thải trong hạnh phúc của người khác:
“Đôi lúc
Em giật mình thức giữa đêm sâu Thèm một nụ hôn nồng ấm Chợt thảng thốt
Khi tay em chạm vào khoảng trống Chỉ có em và hư vô”.
(Góa phụ - Song Hảo)
Và khi trở về với thực tại, đối diện với lòng mình, con người trở về với sự cô đơn hiu quạnh. Những đau đớn phũ phàng, những dối trá đầu môi như vẫn đang đè nặng trên mỗi số phận của con người. Quá khứ chưa ngủ yên