7. Kết cấu luận văn
3.4.2. Giọng trăn trở suy tư
Thơ tình ĐBSCL sau 1975 không chỉ chiếm được cảm tình của bạn đọc bởi chất trữ tình mà còn thu hút bởi chất giọng trăn trở, suy tư. Cuộc sống muôn màu, muôn vẽ, phức tạp đã làm cho các nhà thơ ĐBSCL sau 1975 giàu suy tư, trăn trở trong tình yêu. Chất giọng ấy không chỉ đơn thuần là chất giọng của thời đại mà nó còn là đỉnh cao trí tuệ của các nhà thơ đã đủ đầy vốn
sống. Song, điều đáng nói ở đây là nhà thơ đã phát hiện ra được nhiều ý nghĩa mới mẻ và sâu xa từ những điều quen thuộc nhất.
Yêu đời, yêu người, yêu cuộc sống, nhà thơ càng yêu hơn lối sống nhân hậu, thủy chung trong tình yêu lứa đôi. Trong tình yêu, lời hứa yêu thương, lời thề chung thủy là một biểu hiện quan trọng làm nên nét đẹp của con người:
- “Trót hẹn cùng em về cố thổ
Gói đời nhau vào một góc tình con”.
- “Có đời em trong một góc đời anh Hai bóng nhỏ ấp iu thành bóng lớn Ở đó có dòng sông tịch lặng
Hai đứa ngồi ngắm một cõi tình chung”
(Về lại chốn xưa - Hồ Thủy)
Ngoài ra, khi suy ngẫm về những giá trị quý giá trong cuộc sống, nhà thơ còn cho rằng cuộc sống này không chỉ đẹp, quý giá khi con người biết trân trọng những tình cảm thiêng liêng trong cuộc sống mà nó được thể hiện ở lối sống nhân văn cao đẹp. Cuộc sống càng phức tạp, quan hệ và cách cư xử giữa người và người ngày càng trở nên lỏng lẻo, xa lạ. Điều đó làm cho con người ngày một trở nên cô đơn và lạc lõng hơn trước cuộc sống, tình yêu cũng thế, cũng bi thương và thấy nỗi buồn như lan tỏa không thốt nên lời:
“Một ngày người đi lời không nói Cây sầu đâu ngân tiếng gió dài Em sẽ đưa con về quê nội Quê nội con em, tôi nào hay.”
(Tháng Chạp - Vũ Hồng)
Nhân vật trong thơ tình ĐBSCL sau 1975 hiện lên đầy đủ những cung bậc của hiện thực đời sống đương đại nhưng không phải vì vậy mà không có sự kế thừa những phẩm chất tốt đẹp của cha ông. Như vậy, ta có thể nói, thơ tình ĐBSCL sau 1975 không những có sự kế thừa và khẳng định những phẩm chất của con người ĐBSCL trong hoàn cảnh mới mà nó còn mang giá trị nhân văn cao đẹp. Đó là đóng góp đáng trân trọng của các nhà thơ ĐBSCL.
Tóm lại, người đọc có thể tìm thấy trong thơ tình ĐBSCL sau 1975 một dấu ấn đậm nét về những giá trị tình cảm nhân hậu của một tâm hồn luôn rộng mở, giàu giá trị nhân văn và nhất là tâm hồn đó lúc nào cùng gắn bó thắm thiết với vùng đất, con người ĐBSCL. Tình người chân thật, độ lượng, bao dung ở con người nhà thơ đã chắp cánh cho thơ tình ĐBSCL bay cao, bay xa đến mọi miền đất nước và đến mọi lứa tuổi. Qua thơ tình ĐBSCL sau 1975, ta nhận thấy rằng: “Thơ ca Việt Nam hiện đại diễn ra một cách chân thật và rung động tâm tư, cảm xúc sâu sắc nhất của con người Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh cao đẹp, thể hiện lí tưởng thẩm mĩ của chủ nghĩa nhân đạo cao cả”.