Giọng tự vấn

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ tình Đồng bằng sông Cửu Long sau 1975 (Trang 104 - 158)

7. Kết cấu luận văn

3.4.3.Giọng tự vấn

Một đặc điểm nghệ thuật góp phần làm nên sự thành công cho thơ ca chính là sự đa giọng điệu. Thơ ca hiện đại có khi là giọng điệu ngợi ca, có khi kết hợp cả giọng điệu kể mang chất tự sự pha lẫn giọng điệu tâm sự giãi bày; có khi là độc thoại nội tâm thiên về chất bình luận triết lý, hầu như ít có sự xuất hiện của ngôn ngữ đời thường. Nguyễn Đăng Điệp đã nhận xét rằng

“Nếu như ở thể loại sử thi, giọng điệu chính là giọng ngợi ca thì giọng điệu của thể loại đạo đức thế sự, đời tư lại hoàn toàn khác... chủ yếu là giọng giãi bày, đồng cảm, tự trào, cảm thán...” [1; tr.60 - 61]. Tính chất đa giọng điệu của thơ tình ĐBSCL sau 1975 đóng vai trò quan trọng, tạo nên sắc thái biểu cảm cao. Tránh lối sáo mòn về hình thức thể hiện. Đây là một đặc điểm nổi bật góp phần làm nên sự thành công cho thơ ca hiện đại.

Lối độc thoại, giọng điệu tự vấn sắc cạnh gợi trong lòng người đọc nỗi xúc động khôn nguôi:

Ta tìm mãi chiếc hôn đầu gãy vụn Giọt môi xưa khát lửa mơ màng Ôi, những giấc mơ dài quá đỗi

Mùa thu vừa xiêm áo sang ngang…”

Lời nhân vật tự nói với mình với nỗi buồn da diết, nhân vật tìm về với kỉ niệm nhưng còn lại đây là nỗi đau với những giấc mơ dài khi người yêu “vừa xiêm áo sang ngang…”.

Với nhà thơ Văn Lệ Trinh cũng với nỗi lòng tuyệt vọng, vì muốn tìm một nửa cuộc đời mình để làm chỗ tựa nương, chia ngọt sớt bùi, cùng vui buồn trong cuộc sống,… Thế rồi, tuyệt vọng lại chồng chất khi tuổi xuân ngày một dần qua:

Tôi đi tìm một nửa của đời tôi

Hạnh phúc đâu chỉ thấy vầng trăng khuyết Một nửa vầng trăng lẻ loi bóng nguyệt Đứng chơi vơi trong thăm thẳm màn đêm”.

(Bến lở - Văn Lệ Trinh)

Nói tóm lại, tình yêu trong thơ sau 1975 rất đa sắc, đa hương ở mọi phương diện. Dù thể hiện niềm vui, hạnh phúc, hay nỗi đau bất hạnh, nhưng những vần thơ tình đều giúp cho người đọc cảm nhận sâu xa hơn về vẻ đẹp của tình yêu trong cuộc sống.

KẾT LUẬN

1. Thành tựu mấy mươi năm văn học nói chung và thơ ca nói riêng đã khẳng định sức sống, sức sáng tạo lớn lao của nền văn học dân tộc. Mấy mươi năm đã trôi qua, thơ Việt Nam hiện đại vẫn đang từng bước bước đi vững chắc trên đà phát triển chung của nền văn học nước nhà, thơ đã góp phần rất lớn trong sự nghiệp chung đó. Tiếp nối thơ ca truyền thống, thơ tình ĐBSCL sau 1975 đã để lại cho người đọc nhiều bài thơ hay, có sáng tạo đặc sắc về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật. Trong các sáng tác của mình, hầu hết các nhà thơ đều đề cập đến tình yêu lứa đôi. Bởi viết về tình yêu là một nhu cầu tình cảm thiết yếu của mỗi con người. Mấy mươi năm kể từ khi đất nước có chiến tranh là mấy mươi năm con người phải kìm nén những cảm xúc riêng tư, bé nhỏ để dồn chung cho tình chung lớn lao – tình đất nước. Khi đất nước được hòa bình như hôm nay, đất nước được đổi thay qua hình hài thì con người có thể bộc bạch tâm tư tình cảm, nỗi lòng mình, họ trở về với bản chất thực của cuộc sống thường ngày, viết lên những dòng thầm kín của bản thân mà bấy lâu nay phải chôn chặt. Có thể nói, viết về tình yêu đôi lứa là mạch cảm xúc muôn đời của thơ ca, bởi tình yêu là nguồn chất liệu, là nguồn cảm hứng không thể thiếu trong sáng tạo thi ca của các thi sĩ. Từ xưa đến nay, mỗi giai đoạn văn học, những cung bậc, sắc thái tình yêu được thể hiện trong thơ không giống nhau. Đặc biệt, thơ ca giai đoạn sau 1975 tình yêu mang sắc thái đa chiều, đậm nét đời thường và đi vào rất cụ thể. Đây là mạch cảm xúc nổi bật trong thơ ca sau 1975. Viết về tình yêu, đã có nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu đi sâu khám phá, thể hiện.

2. Thơ tình ĐBSCL sau 1975 không chỉ dừng lại ở việc khám phá, thể hiện tình cảm riêng tư của những con người trong cuộc sống đời thường. Thơ

tình ĐBSCL sau 1975 được xoáy sâu vào cuộc sống đời thường, suy ngẫm nhiều về hạnh phúc, về số phận con người trong cuộc sống hiện tại. Điều này có tác động mạnh đến cảm quan chung của các nhà thơ tình ĐBSCL giai đoạn này. Hơn lúc nào hết, thơ tình ĐBSCL sau 1975 thực sự trở về đúng bản chất thơ. Thơ len lỏi, đào sâu những ngõ ngách sâu thẳm của tâm hồn con người. Con người hôm nay cất lên tiếng nói tình cảm cá nhân thực hơn, đời hơn, phức tạp hơn và cũng đau đớn hơn. Con người mạnh dạn bộc bạch mọi dạng thái, cung bậc tình cảm rất chân thành; không che đậy, giấu diếm. Đặc biệt, nổi bật lên ở con người hôm nay là tư thế, thái độ, cung cách ứng xử của con người trong tình yêu đã được nâng lên một chiều kích mới. Con người công khai thừa nhận cũng như tha thứ những lỗi lầm cho nhau. Vì tình yêu, vì nặng nghĩa tình nên con người sống bao dung, rộng lượng với nhau hơn, làm cho người gần người hơn “người yêu người sống để yêu nhau”.

3. Xét về mặt hình thức nghệ thuật, thơ tình ĐBSCL sau 1975 có những đặc sắc về thể thơ, ngôn ngữ thơ, giọng điệu thơ,… Sự thay đổi nghệ thuật thơ rất phù hợp với nội dung thể hiện cũng như xu thế phát triển của thời đại. Đất nước đổi mới, cuộc sống đổi khác, nội dung thay đổi đòi hỏi nghệ thuật thơ cũng thay đổi, cùng vận hành trong quỹ đạo chung đó, đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ và quá trình hiện đại hóa văn học.

Với những đặc điểm nội dung, những đặc sắc về nghệ thuật, thơ tình ĐBSCL sau 1975 có một vị trí quan trọng góp phần làm phong phú thêm cho nền văn học Việt Nam. Thơ tình ĐBSCL sau 1975 đã xuất hiện những dấu hiệu mới nhưng vẫn chưa thoát khỏi cái cũ, chưa có một phong cách thơ tiêu biểu cho cả thời đại. “Đây là một giai đoạn thơ chưa có những tác giả xuất sắc tạo thành những đỉnh cao. Nhưng xét chung về tổng thể, đã có những dấu hiệu thay đổi, khác biệt so với thơ ca giai đoạn trước” [29; tr.12].

4. Những sáng tác của các nhà thơ tình ĐBSCL sau 1975 đã góp phần làm phong phú thêm cho thơ ca Việt Nam hiện đại nói chung và thơ ca ĐBSCL sau 1975 nói riêng. Điều đó không chỉ góp phần khẳng định tài năng của các nhà thơ ĐBSCL mà còn góp phần khẳng định một tiềm năng, một sức

sống mãnh liệt của nền thơ xứ sở. Trải qua bao năm tháng thăng trầm trong cuộc sống, thơ tình ĐBSCL sau 1975 thể hiện sự nặng tình với cuộc sống, nặng tình với thơ. Luận văn của chúng tôi chỉ là những bước ban đầu khi tìm hiểu thơ tình ĐBSCL sau 1975. Do khả năng còn hạn chế, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi xin chân thành đón nhận sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lại Nguyên Ân (1986), Tìm giọng thơ thích hợp với người thời mình, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

2. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

3. Lê Bảo (1999), Thơ Việt Nam (Tác giả - Tác phẩm – Lời bình), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

4. Ban Liên lạc Hội Nhà văn Việt Nam tại Đồng bằng sông Cửu Long (2003), Tuyển tập 15 nhà thơ Đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Mũi Cà Mau.

5. Đoàn Thạch Biền, Lê Minh Quốc, Nguyễn Đông Thức (2011), Thơ tình sông Cửu Long (Tập thơ), Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 6. Nguyễn Phan Cảnh (2006), Ngôn ngữ thơ, Nxb Văn học, Hà Nội. 7. Nguyễn Huệ Chi (1993), Mấy vẻ mặt thi ca Việt Nam, Nxb Tác

phẩm mới, Hà Nội.

8. V.T.C, “Bàn tròn thơ Đồng bằng sông Cửu Long: Đừng quên những miền thơ mùa trái chín”, in trong báo Người lao động, số ra ngày 09/09/2004.

9. Võ Tấn Cường “Nhận diện thơ Đồng bằng sông Cửu Long”, Website: http://www.thotre.com/Votancuong/NhandienthoĐBSCL. 10. Hữu Đạt (1996), Ngôn ngữ thơ Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 11. Nguyễn Lâm Điền, Trần Văn Minh (2005), Văn học Việt nam sau

12. Nguyễn Lâm Điền (2009) “Trữ tình tâm tình và trữ tình thế sự trong thơ Đồng bằng sông Cửu Long sau 1975”, in trong kỉ yếu Hội thảo khoa học Hiện trạng đời sống văn học Đồng bằng sông Cửu Long, tr.46 – 47, Trường Đại học Cần Thơ – Viện phát triển bền vững vùng Nam Bộ.

13. Nguyễn Đăng Điệp, “Thơ Việt Nam sau 1975 – Từ cái nhìn toàn cảnh”.

Website:http://www.vienvanhoc.org.vn/NguyendangdiepThovietnamsa u1975- Tucainhintoancanh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

14. Hà Minh Đức (1995), Thơ tình, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

15. Hà Minh Đức (1997), Thơ và mấy vấn đề trong thơ hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

16. Trinh Đường (1999), Thơ Việt nam thế kỉ 20 – Chọn lọc và bình,

Nxb Thanh niên, Hà Nội.

17. Trần Văn Giàu, Phan Huy Lê (1983), Nam bộ xưa và nay, Nxb Văn hóa.

18. Lê Bá Hán (1998), Tinh hoa thơ mới, thẩm bình và suy nghĩ (Chủ biên), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

19. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2000), (chủ biên), Từ điển thuật ngữ văn học, tr.271, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

20. Nguyễn Văn Hạnh (2007), “Văn hóa như là nguồn lạch sáng tạo và khám phá văn chương”, Tạp chí Văn học (Số 1).

21. Trần Mạnh Hảo, “Đinh Thị Thu Vân – Những câu thơ em viết mất linh hồn.

Website:http://www.Tranmanhhao.com/Đinhthithuvan- Nhungcauthoemvietmatlinhhon.

22. Hội Nhà văn Việt Nam (1987), Bên dòng sông chín nhánh, (Tập thơ in chung), Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.

23. Hội Nhà văn Việt Nam (1997), Nhà văn Việt Nam hiện đại, tr.758, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

24. Hội Nhà văn Việt Nam (2008), Tinh hoa thơ Việt, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

25. Huỳnh Hứa (2000), Góp phần tìm hiểu vùng đất Nam bộ ở các thế kỉ 17,18,19, Nxb Khoa học Xã hội.

26. Bùi Công Hùng (1985), “Những đặc trưng cơ bản của văn học Việt Nam hiện đại”, Tạp chí Văn học (số 1).

27. Bùi Công Hùng (1993), Góp phần tìm hiểu nghệ thuật thơ ca, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

28. Bùi Công Hùng (2000), Tiếp cận nghệ thuật thơ ca, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

29. Bùi Công Hùng (2000), Quá trình sáng tạo thơ ca, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

30. Bùi Công Hùng (2000), Sự cách tân thơ văn Việt Nam hiện đại,

Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

31. Lê Đình Kỵ (1993), Thơ mới – Những bước thăng trầm, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

32. Mã Giang Lân (1992), Thơ bằng những cuộc đời, Nxb Văn học – Sở Giáo dục đào tạo Thanh Hóa, Hà Nội.

33. Mã Giang Lân (1999), Xuân Diệu thơ – những lời bình, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

34. Mã Giang Lân (2001), Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam, Nxb Giáo dục.

35. Trần Ngọc Lân (chủ biên) (2004), 130 bài thơ tình và những lời bình, Nxb Thanh niên.

36. Nguyễn Văn Long, Mã Nhâm Thìn (2006), Văn học Việt Nam sau 1975 – Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

37. Khravchenko M.B (1985), Sáng tạo nghệ thuật, hiện thực, con người (Tập 2), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

38. Khravchenko M.B (2005), Những vấn đề lí luận và phương pháp luận nghiên cứu văn học (Trần Đình Sử tuyển chọn và giới thiệu) Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

39. Nguyễn Đăng Mạnh (2001), Nhà văn – tư tưởng và phong cách,

Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

40. Nhiều tác giả (1984), Mấy đặc điểm văn hóa Đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Văn hóa.

41. Sơn Nam (1985), Đồng bằng sông Cửu Long – Nét sinh hoạt xưa và văn minh miệt vườn, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

42. Sơn Nam (1992), Văn minh miệt vườn, Nxb Văn hóa.

43. Sơn Nam (2004), Lịch sử khẩn hoang miền Nam, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

44. Vương Trí Nhàn (1994), “Về những tìm tòi hạnh phúc trong thơ gần đây”, Tạp chí Văn nghệ (số 32).

45. Bùi Văn Nguyên, Hà Ming Đức (1971), Thơ ca Việt Nam (Hình thức và thể loại), in lần thứ hai, có bổ sung sửa chữa, Nxb Khoa học và xã hội, Hà Nội.

46. Lê Lưu Oanh (1998), Thơ trữ tình Việt Nam 1975 – 1990, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

47. Phan Quang (1985), Đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Văn hóa. 48. Phan Thị Diễm Phương (1993), “Thơ lục bát ở thế hệ nhà thơ hiện

đại”, Tạp chí Văn học (Số 4).

49. Huỳnh Như Phương (1993), “Văn học hôm nay đang nhìn lại chính mình”, Tạp chí Văn học (Số 1).

50. Huỳnh Như Phương (1994), Những tín hiệu mới (Phê bình văn học), Nxb Hội Nhà văn Việt Nam, Hà Nội.

51. Nguyễn Xuân Sanh (1972), “Đôi điều về thơ với thời đại”, Tạp chí Văn học (Số 1).

52. Trần Đình Sử (1986), “Nhà thơ Việt Nam hiện đại và mấy vấn đề nghiên cứu cá tính sáng tạo trong thơ”, Tạp chí Văn học (Số 1). 53. Trần Đình Sử (1993), “Thơ và sự đổi mới thi pháp thơ trữ tình tiếng

Việt”, Tạp chí Văn học (Số 1).

54. Trần Đình Sử (1994), “Hành trình thơ Việt Nam hiện đại”, Tạp chí Văn Nghệ (Số 141).

55. Trần Đình Sử (2000), Văn học và thời gian, Nxb Văn học, Hà Nội. 56. Tài hoa trẻ (2000), (Số 132 + 133).

57. Tạp chí Văn học (1992), (Số 3). 58. Tạp chí Văn học (1995),(Số 4).

59. Tạp chí Văn học (1998), (Số 9). 60. Tạp chí Văn học, (2003), (Số 3).

61. Tuyển tập thơ Việt Nam 1975 – 2000 (Tập 1,2,3) (2001), Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

62. Võ Thành Tân, Trần Văn Sáu, Đặng Văn Khương (2000), Thơ tình trong ngăn cặp , Nxb Thanh niên.

63. Hoài Thanh (1978), Chuyện thơ, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.

64. Hoài Thanh, Hoài Chân (2006), Thi nhân Việt Nam, Nxb Thanh Hóa.

65. Trần Ngọc Thêm (1996), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa.

66. Bích Thu (1984), “Lê Anh Xuânin trong Nhà thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

67. Bích Thu (1998), Theo dòng văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

68. Hà Văn Thùy, “Thơ Đồng bằng sông Cửu Long”,

Website:Http://www.vannghesongcuulong.org.vn/vanhoctacphamphebi nh/tho ĐBSCL.

69. Đỗ Lai Thúy (1992), Con mắt thơ, Nxb Lao động, Hà Nội.

70. Lê Dục Tú (1992), “Về một số đặc điểm thơ hiện nay”, Tạp chí Văn học (Số 3).

71. Phan Văn Tường (2009), “Thơ Đồng bằng sông Cửu Long những năm đầu thế kỉ XXI”, in trong Kỉ yếu Hội thảo khoa học Hiện trạng đời sống văn học Đồng bằng sông Cửu Long, tr.39, Trường Đại học Cần Thơ - Viện phát triển bền vững vùng Nam Bộ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

72. Đinh Thị Thu Vân (2005), Một ngày ta ngoái lại (Tập thơ), Nxb Hội Văn học nghệ thuật Long An.

73. Kiều Văn (2006), Những gương mặt tiêu biểu thi ca Việt Nam, Nxb Văn học.

74. Viện Văn hóa (1987), Mấy đặc điểm văn hóa Đồng bằng sông Cửu Long”, Nxb Tổng hợp Hậu Giang.

75. Viện Văn học Thành phố Hồ Chí Minh (1999), Tuyển tập 40 năm tạp chí văn học (1960 – 1999) – Văn học hiện đại (Tập 3), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

76. Nguyễn Bùi Vợi (2008), Thơ Việt Nam thế kỉ XX – Thơ trữ tình,

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

77. Lê Xuân, “Những trăn trở về văn học ĐBSCL”, Website:

Http://www.thotre.com/nhungtrantrovethodongbangsongcuulong.com.

78. Nguyễn Quýnh 9/2004, (GDTĐ số 110).

79. Phùng Quý Nhâm (2003), Văn hóa và văn học từ một góc nhìn, Nxb Văn học.

80. Lê Ngọc Trà (1988), Lý luận và văn học, Nxb trẻ Thành phố Hồ Chí Minh.

RA MẮT TUYỂN TẬP

“THƠ TÌNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG”

Sau các tập "Thơ tình Sài Gòn", "Thơ tình Hà Nội", "Thơ tình xứ

Huế", "Thơ tình Cao Nguyên" và "Thơ tình duyên hải miền Trung"; "Thơ tình sông Cửu Long" là tập thơ thứ sáu thuộc Tủ sách Sơn Ca do

NXB Trẻ và Công ty truyền thông Sơn Ca thực hiện. Điều này cho thấy trong thời gian qua, nhóm chủ biên gồm nhà văn Đoàn Thạch Biền, nhà văn Nguyễn Đông Thức và nhà thơ Lê Minh Quốc đã bền bỉ chọn lọc, giới thiệu đến bạn đọc nhiều bài thơ tình của các nhà thơ tiêu biểu trong cả nước.

Không chỉ tuyển chọn thơ, nhóm chủ biên còn thực hiện những tập

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ tình Đồng bằng sông Cửu Long sau 1975 (Trang 104 - 158)