Khát vọng về tình yêu đằm thắm, thủy chung

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ tình Đồng bằng sông Cửu Long sau 1975 (Trang 44)

7. Kết cấu luận văn

2.1.2. Khát vọng về tình yêu đằm thắm, thủy chung

Trong những năm tháng còn nhiều gian khổ từ sau 1975, những bài thơ tình rất đổi nhẹ nhàng và sâu lắng. Bằng giọng thơ thủ thỉ, tâm tình rất duyên của người con gái ĐBSCL, các nhà thơ đã cho thấy được vẻ đẹp đích thực của tình yêu đôi lứa, tình yêu đã thể hiện được sự chân thành, về niềm tin son sắt và lòng chung thủy.

Ở đây tình yêu gắn với công việc, gắn với con người cụ thể. Con người thực mà ta có thể tìm về mỗi khi gặp gian truân. Tình yêu chân chính, đẹp đẽ là chổ dựa tinh thần bền vững mà nhiều khi lời nói cũng không diễn tả hết được. Những ngôn ngữ rất đời thường, bình dị mà thơ tình trước đây có thể là rất hiếm thấy:

“Em xinh - cái dáng càng xinh Áo bà ba nữa cho tình thêm say Hết tiền thiếu gạo đi vay

Chưa nhìn thấy áo nửa ngày đã mong Ai cho vay được nỗi lòng?

Vắng em chỉ biết nhìn dòng sông trôi” (Áo bà baBùi Văn Bồng)

Đến những dòng thơ cuối bài thơ, tác giả đã làm bật nổi vẻ đẹp của tình yêu đằm thắm, thủy chung son sắt. Dù chẳng ai bắt buộc phải yêu “chẳng ai

chuốc rượu đưa men” mà sao hình ảnh ấy vẫn in sâu trong trái tim, không thể lãng quên:

“Chẳng ai chuốc rượu đưa men Mà sao ra bến lại quên lối về?”

(Áo bà baBùi Văn Bồng)

Với Xuân Diệu tình yêu là muôn đời và thuỷ chung son sắt, trái tim anh mãi mãi chỉ yêu một mình em “ngàn đời yêu em”, hình bóng em luôn trong trái tim anh từng ngày, từng đêm:

“Những giờ trong sáng chiều hôm, Nhưng đêm sương thoảng còn ôm dáng đồi Lên cao hít thở khí trời

Trái tim anh muốn ngàn đời yêu em”

(SaPa)

Còn với các nhà thơ tình ĐBSCL sau 1975, tình yêu đằm thắm, thủy chung ấy được nhà thơ Võ Tấn Cường khắc họa bằng hình ảnh “chim cồng cộc” – (một loài chim sống ở vùng ĐBSCL. Khi đôi chim có một con bị chết, con chim còn lại sẽ tự treo ngược lên cành cao cho đến chết khô…). Tác giả mượn hình ảnh “chim cồng cộc” để bày tỏ cảm xúc dạt dào của một tình yêu thủy chung không thể lãng quên, dù cho “bạn tình” có vĩnh viễn rời xa nhưng “xác chim cồng cộc lửng lơ cành khô” để “trái tim anh treo dốc ngược cây tình”:

“Treo dốc ngược đầu cành cây cao Chim cồng cộc tiếc thương bạn tình Quên đói khát

Quên tiếng hót Quên sự sống

Tìm bóng hình thương yêu ký ức ảo ảnh đáy nước... Chôn hình hài nấm mộ mặt trời

Chết khô đôi cánh mộng mơ Chết khô trái tim chung tình

Hóa vệt than đen ám ảnh miền chồi biếc. Anh xa em vạn rừng tràm nguyên thủy Xác chim cồng cộc lửng lơ cành khô Trái tim anh treo dốc ngược cây tình”

(Chuyện tình chim cồng cộc)

Nhà thơ Nguyễn Chiêu Dương cũng bộc lộ lòng thủy chung son sắt trong tình yêu là sự “chờ đợi”, nỗi “đau tình”. Đau vì nhớ đến hình bóng của em mà em lại mù xa, trời mưa làm anh lạnh nhưng lòng thì lại “nóng lòng mong”:

“Đêm mùa mưa nên mưa dầm thấm lạnh Chẳng quen chờ nên cứ nóng lòng mong Mưa còn mưa đến bao giờ mưa tạnh? Đường em về hiu quạnh mấy ngả sông. Đêm mùa mưa nên đêm là đêm vắng Phố đêm mờ thất sắc bệnh đau gan Em vẫn chưa về thăm ta bệnh nặng Không đau gan ta đau nỗi đau tình”

(Đã quên lại nhớ)

Bằng sự nỗ lực hết mình đó, các nhà thơ ĐBSCL không chỉ khám phá, phản ánh đời sống hiện thực khách quan mà còn đi vào khám phá đời sống nội tâm của chính mình với sự chiêm nghiệm, giãi bày sâu sắc, luôn giữ được nét đẹp chân chất, mộc mạc, thắm thiết ân tình. Thơ tình ĐBSCL sau 1975 thật sự đã góp một tiếng nói mới dù không rộn ràng nhưng lại sâu lắng, thấm thía, đầy tình người cho bức tranh hiện thực của người Việt Nam thời hiện đại.

2.2. Những trăn trở suy tư , niềm vui và nỗi buồn trong tình yêu

Thơ tình ĐBSCL sau 1975 viết chân thành về cảm xúc con người, những mất mát đau khổ, kể cả những điều trước đây kiêng kị không dám nói.

Con người đối diện với nỗi bất hạnh của chính mình. Vì vậy, tình yêu trong cuộc sống hôm nay mang nỗi buồn đa chiều. Sự dang dỡ, lỡ làng trong tình yêu, sự thay lòng đổi dạ, sự nuối tiếc tình đầu, nỗi buồn khi yêu đơn phương, thất tình,…

2.2.1. Những trăn trở suy tư trong tình yêu

Cuộc sống càng bộn bề, đổi thay thì người ta càng có biết bao điều phải trăn trở, suy tư và chiêm nghiệm. Trong đó, tình yêu là một trong những vấn đề mà các nhà thơ ĐBSCL suy tư và trăn trở nhất. Không dừng ở lại đó, nhà thơ còn day dứt, suy tư về những khổ đau cay đắng mà con người gặp phải trên con đường tìm kiếm tình yêu, tìm kiếm hạnh phúc giữa cuộc sống đời thường. Tình yêu là hạnh phúc nhưng nó cũng không thiếu cái buồn bởi vì thật sự trên đời này không có một tình yêu nào không kèm theo những dằn vặt và đau khổ. Tuy nhiên, nỗi buồn lớn nhất của con người trong tình yêu có lẽ là nỗi buồn sự đổ vỡ trong tình cảm. Kì vọng quá lớn trong tình yêu và hạnh phúc nên khi tình yêu rạn vỡ, hôn nhân thất bại, người ta không tránh khỏi đau đớn thất vọng, ngỡ ngàng. Yêu là mất, là chết trong lòng một ít. Thật sự là tình yêu có thể làm cho ta vượt qua rất nhiều thử thách trong cuộc đời nhưng đôi lúc làm cho người ta đau và để lại trong họ những vết thương khó lành. Khi đối mặt với đời thường, khi chạm vào nỗi đau lúc tình yêu tan vỡ, có những dòng thơ tràn đầy tâm trạng:

Người về ngỡ giấc chiêm bao Nhạt lòng chung thủy, đậm màu vô ơn Vẫy tay dối những căm hờn

Dửng dưng từ biệt mà lòng quặn đau”

(Người về - Lê Đình Bích)

Vẫn là nỗi đau khi tình yêu bắt đầu tan vỡ nhưng không chỉ dừng lại ở tâm trạng sợ đối diện với mình, đối diện với nỗi cô đơn, thơ tình ĐBSCL đã thể hiện sinh động cái cõi hồn tê tái, cái thân phận nhỏ nhoi đơn côi, chiếc bóng của người phụ nữ sau cánh cửa lặng lẽ đợi chờ:

là nhịp tim xa xót buổi anh buồn là ngụm nước một đêm nào say khướt tơ trời mong vắn hạt sương buông”

(Sau cánh cửa – Đinh Thị Thu Vân)

Nói làm sao hết cái nỗi niềm của người phụ nữ khi đang phải tự giấu lửa lòng mình trong từng đêm vắng? Nói làm sao hết sự nhỏ nhoi đơn chiếc của người phụ nữ, khi tất cả sự đợi chờ, mong mỏi chỉ còn là bóng đêm mông lung, vô định. Nói gì đây khi tất cả quá bẽ bàng, khi nhận ra một nửa của mình đang khuất:

Ta gọi tên em bằng Lệ

Lòng vẫn chưa yên, bài thơ chưa trọn Bởi ngày mai em nằm xuống Lệ ơi! Em có phải mãi là hoa là trái cho đời?! Có thể có lắm vòng hoa tang trên mộ Và, lắm người “Kính viếng” đông vui?! Có thể. Tất cả chỉ là…có thể(!)

Có điều là,

Em nằm xuống là điều có thật, Lệ ơi!”

(Lệ ơi – Khai Phong)

Trong cách cảm nhận của người ĐBSCL, tình yêu không chỉ gắn liền với chất phác, lối sống nghĩa tình mà được chắp cánh bởi sự đồng cảm, sự yêu thương, chăm sóc, lo lắng cho nhau dù trong hạnh phúc hay đau khổ. Với nhà thơ, tình cảm yêu thương ấy không phải là sự thể hiện của lời nói mà nó được đo bằng chiều sâu của tâm hồn. Lòng yêu thương của người con gái ĐBSCL trong tình yêu sẽ là bao nhiêu khi người con gái ấy luôn trăn trở từ trong suy nghĩ, luôn khao khát được thấu hiểu và sẻ chia cùng người mình yêu mến:

Trước anh, em hóa dại khờ

Trái tim lạc nhịp ngu ngơ lạ thường Như là chiếc lá phơi sương

(Trước anh – Nguyễn Thị Ngọc Hà)

Càng hướng vào sự sẻ chia về nỗi buồn thân phận người phụ nữ trong tình yêu, thơ tình ĐBSCL sau 1975 càng đong đầy cảm xúc, lắng đọng nỗi buồn. Nhà thơ nhận ra bị kịch của tình yêu là một trong những yếu tố làm nên nỗi đau thân phận đời người. Người phụ nữ vốn đã đa đoan nhưng rất yếu mềm trong tình cảm. Tình yêu dường như là lẽ sống lớn nhất trong cuộc đời người phụ nữ nên khi tình yêu ấy không còn, người phụ nữ như ngã quỵ trong sự đau đớn đến cùng cực. Nhận thức được điều đó, nhà thơ đã diễn tả rất chân tình trạng thái đau khổ, bơ vơ, sự suy sụp tinh thần trước sự mất đi của những giá trị thiêng liêng mà người phụ nữ đã từng tin yêu nhất. Nỗi đau đó được các nhà thơ khắc họa rõ nét qua hình ảnh của người phụ nữ một mình dày vò bản thân trong nỗi đau tan vỡ, trong nỗi đau lỡ làng:

giữa giòng…anh bỏ em đi

giông hay bão chẳng hề chi nữa rồi lạc loài ngày tháng vô tri

em vô giác sống từ khi mất người! biết là vĩnh viễn, anh ơi

mà không lần cuối không lời tiễn đưa

(Khóc những ngày mai – Đinh Thị Thu Vân) Mất điểm tựa thân thương, cộng với nỗi đau đớn đến tột cùng, số phận con người càng trở nên nhỏ nhoi, hữu hạn, sau cơn bão tình yêu lại càng đáng thương đến tội nghiệp. Từ nỗi lòng xót xa và thương cảm, lời thơ ĐBSCL cất lên nhẹ nhàng, lắng đọng nhưng không kém phần ai oán, thương tâm.

Trầm tư trong cõi lặng, thông cảm nỗi buồn ai oán lúc chia li, nhà thơ thấy thân phận người phụ nữ thật đáng thương khi nhận ra mình thừa thải trong hạnh phúc của người khác:

Đôi lúc

Em giật mình thức giữa đêm sâu Thèm một nụ hôn nồng ấm Chợt thảng thốt

Khi tay em chạm vào khoảng trống Chỉ có em và hư vô”.

(Góa phụ - Song Hảo)

Và khi trở về với thực tại, đối diện với lòng mình, con người trở về với sự cô đơn hiu quạnh. Những đau đớn phũ phàng, những dối trá đầu môi như vẫn đang đè nặng trên mỗi số phận của con người. Quá khứ chưa ngủ yên trong tâm khảm con người ở lại. Cô đơn trong bóng tối, nhìn lại bản thân, người ta thấy tâm hồn mình vẫn còn quằn quại trong nỗi đau đớn về thể xác lẫn tâm hồn. Phải chăng đó là sự bất lực của bản thân trước cơn đau tình cảm? Vì vậy, trong cách cảm nhận của Trần Mạnh Hảo thì nỗi cô đơn này chính là: “bông hoa nở trong bóng tối, là ngọn đèn thắp bằng đôi mắt biếc cuối trời, chờ đợi cái không đâu, là trái tim ở ẩn trong ngôi nhà đam mê thao thức đốm sao xanh, là nhớ thương xõa ra muôn nghìn sợi tóc đêm, là im lặng của bờ môi trước bão” [23].

Ở đây, bên cạnh những khát khao về một khoảnh khắc bình yên, về một tình yêu vĩnh hằng, thơ tình ĐBSCL sau 1975 cho thấy nỗi đắng cay và trắc trở của cuộc đời đã làm nên sự xa cách, đỗ vỡ của những tình yêu cứ ngỡ như bền chặt:

Buổi tối

Một mình ngắm trăng sao với đêm sâu Em tự biết lắp lại chiếc bóng đèn chợt tắt Ánh sáng về

Mang theo nỗi nhớ Anh phương xa vời vợi Có khi nào nhớ em?”

(Một mình - Nguyễn Thị Thúy Vân)

Chờ đợi, chịu đựng, yêu thương và nhớ nhưng cuối cùng con người còn lại chỉ là sự cô đơn chiếc bóng. Không lời yêu thương, không người quan tâm chăm sóc, nhân vật trữ tình cảm thấy bơ vơ, đơn chiếc trên chính nỗi đau thân phận mình:

Sông xưa nước vẫn xuôi dòng

Nhưng người xưa đã theo chồng đi xa Đêm nay dưới bóng trăng ngà

Hoa cau rụng xuống hiên nhà từ lâu Tôi tìm... tìm ở nơi đâu...

Khi mà em đã làm dâu xứ người?!

(Mơ hoa - Trần Việt Liêm)

Có lẽ nỗi đau lớn nhất của người phụ nữ trong thơ tình ĐBSCL là sự thấm thía cái cô đơn, buồn tủi, trống vắng, mất mát thiệt thòi về hạnh phúc của đời người. Làm sao không tránh khỏi sự cô đơn, khổ đau, buồn tủi cho được khi mà thực tế thì:

“Tôi đi tìm một nửa của đời tôi

Hạnh phúc đâu chỉ thấy vầng trăng khuyết Một nửa vầng trăng lẻ loi bóng nguyệt Đứng chơi vơi trong thăm thẳm màn đêm”.

(Bến lở - Văn Lệ Trinh)

Tình yêu đã mất, hạnh phúc không tìm thấy, không có điểm tựa, số phận con người rồi sẽ ra sao khi tất cả đã không còn. Đau khổ, cô đơn, căm hận, muốn làm một cái gì đó để vơi bớt niềm đau đớn. Thế nhưng , đành bất lực nhìn thời gian trôi. Nếu người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương mượn rượu để giải sầu thì người phụ nữ trong thơ tình ĐBSCL sau 1975:

“Em lại nói điều mọi người đã nói: - Em yêu anh trong bất hạnh ngọt ngào! Ngày trở về dù vó ngựa xanh xao

Hãy chiếm lấy trái tim em run rẩy. Điều đã cũ và điều không mới ấy, Cứ nồng nàn, da diết cháy lòng em. Phút lìa đời, khi môi còn mấp máy, Hãy tin rằng, em chỉ nói... yêu anh!”

Thơ tình ĐBSCL ở giai đoạn này về sau ngày càng mất dần tiếng ca ngợi mà phần lớn nó lại là tiếng nói nội tâm đầy nhân bản. Càng hướng vào đời sống thế sự và chiêm nghiệm nhân sinh, thơ tình ĐBSCL sau 1975 càng mất đi cảm giác bình yên, thay vào đó là nỗi âu lo, nỗi buồn nhân thế. Mối quan hệ giữa người và người, cá nhân và xã hội trong thời kì hội nhập đã có nhiều biến đổi. Sự thay đổi trong tình người, tình yêu, thế thái nhân tình.

Cuộc sống quả là bao điều kì diệu. Đời sống của tình yêu cũng thật lạ lùng, khi yêu thì con người thấy hạnh phúc ngập tràn, đời thêm sức sống, còn khi tình yêu mất đi thì họ thấy đời sống chông chênh, lòng đầy trống trải. Thân phận của con người rất nhỏ bé trước những thử thách nghiệt ngã của tình yêu, của số phận đời người. Xã hội còn phát triển thì cái bi kịch “một mình tôi với đời tôi/ bơ vơ ngỡ đã quen rồi bơ vơ” (Đinh Thị Thu Vân) là một trong những bi kịch làm nên nỗi đau tinh thần, nỗi đau thân phận của con người, nhất là người phụ nữ. Tuy nhiên, đọc từng dòng thơ, chúng ta thấy nhà thơ dường như ít bị “cuốn chìm trong biển cả hiện thực dữ dội, thô nhám của cuộc sống. Có những giấc mộng lớn, mộng nhỏ đã vỡ tan trong vùi dập của kiếp người nhưng ở họ không có sự tuyệt vọng, tung hê mọi thứ dù rằng cảm giác rất thất vọng hao hụt, khủng hoảng hiện tồn” [1, 47]. Từ trong những thử thách cứng cỏi và nghiệt ngã, những con người trong thơ tình ĐBSCL biết tự khai mở những nguồn mạch vô cùng để hướng tâm hồn mình đến với bản chất thanh cao và nguyên trinh trong cuộc sống. Quả thật, thơ tình ĐBSCL không chỉ mang hơi thở của người viết, tiếng vọng tâm hồn, chiều sâu tâm trạng của đời sống thi nhân mà còn là tiếng hát, hát lên niềm khao khát về tình yêu, sự sống và sự tự do.

Bên cạnh những trăn trở suy tư về thân phận, nỗi đau của con người trên con đường tìm kiếm hạnh phúc, nhà thơ còn nhận ra sự nhỏ nhoi, cô độc của đời người khi đối diện thiên nhiên, sự tuần hoàn của trái đất. Thế giới thiên nhiên trong thơ ca chính là một phần hình ảnh đời sống nội tâm của tác giả. Ở đó, ta có thể bắt gặp những cảm xúc tha thiết trước cuộc đời, những suy tư sâu sắc hay cả những khát vọng khôn nguôi của con người trong đời

sống. Đi suốt trong chặng đường thơ ĐBSCL nhất là những năm gần đây, những hiện tượng thiên nhiên dường như luôn song hành cùng những cảm xúc suy tư của nhà thơ.

Tuy nhiên, bi kịch lớn nhất của con người sau những trải nghiệm của tình yêu có lẽ chính là sự cô độc, lãnh đạm và vô cảm. Sức tàn phá của thời gian, của những dư chấn về sự đỗ vỡ, rạn nứt trong tình cảm:

Thôi đừng cố dỗ dành nhau

Nắng quái ấy trả chiều vào hư hao”

(Dỗ dành - Thái Hồng)

Nếu lối sống vô tâm xa lạ của những con người đương đại từng là

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ tình Đồng bằng sông Cửu Long sau 1975 (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(158 trang)
w