Giọng tâm tình giãi bày

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ tình Đồng bằng sông Cửu Long sau 1975 (Trang 99 - 102)

7. Kết cấu luận văn

3.4.1.Giọng tâm tình giãi bày

Giọng điệu của thơ ca sau 1975 đã bắt đầu bứt thoát khỏi những trận mưa trữ tình và ngọt ngào thường thấy trong thơ 1945 – 1975, để tiến đến sự đa dạng với những câu thơ mang tính đối thoại cao, gần gũi với đời sống thường ngày. Gắn liền với những thay đổi ấy trong cấu trúc tư duy nghệ thuật là vị thế của nhà thơ trong hoàn cảnh mới. Nhà thơ không phải là những người rao giảng đạo đức hay minh họa cho một tư tưởng sẵn có mà phải là người góp phần đánh thức những khát khao, những niềm trắc ẩn của con người trên cơ sở trình bày cảm nhận của mình về các giá trị đích thực của cuộc sống, về những tình cảm chân thành, không gian dối.

Chiến tranh kết thúc nhưng dư âm của chiến tranh vẫn réo rắt lòng người, cái giá phải trả của chiến tranh thì không nhỏ. Chính vì lẽ đó, vào khoảng cuối những năm 80, trên thi đàn có sự xuất hiện của cái “tôi” cá nhân “quay về với cái tôi trong muôn mặt đời thường” [6; tr.889]. Thơ ca giai đoạn này đã có sự chuẩn bị về mặt tâm lý và đã diễn cảm “nhìn thẳng vào mặt trái của cuộc chiến” [6;tr.889]. Sự trỗi dậy của cái tôi cá nhân trong thơ tình giai đoạn này là tất yếu. Bởi lẽ, trong ba mươi năm trong chiến tranh, con người đã dằn cảm xúc riêng tư đời mình, thay vào đó là tiếng hát cổ vũ cho cuộc chiến. Họ không được sống ích kỷ cho mình mà phải sống cho dân tộc. Ba mươi năm thơ tình chỉ nói đến tình yêu chung “chúng ta”, chỉ có tập thể, đoàn thể, “chúng tôi”, nào có cái “tôi”, cái “ta” riêng lẻ. Giờ đây sau chiến tranh con người muốn giãi bày những tiếng lòng dồn nén bấy lâu nay không được thể hiện.

Đó là sự giãi bày cảm nhận về thân phận được bộc lộ qua trạng thái cô đơn và nỗi buồn, hai dấu hiệu của tình yêu. Niềm cô đơn và nỗi buồn vừa gắn bó với sự tan vỡ của giấc mơ:

“Em chết trong nỗi buồn Chết như từng giọt sương Rơi không thành tiếng”

Hữu Thỉnh bày tỏ nỗi buồn tình yêu của mình dưới gốc độ khác, tuy có buồn nhưng không lụy mà có cái gì đó để hy vọng, để đợi chờ:

Anh xa em Trăng cũng lẻ Mặt trời cùng lẻ

Biển vẫn cậy mình dài rộng thế

Vắng cánh buồm một chút đã cô đơn”

(Thơ viết ở biểnHữu Thỉnh)

Em đứng ngoài như một ngọn đèn. Không bao giờ đóng cửa”, tiếng cô gái nói với anh bằng tiếng nói của con tim chân thành. Cô thổ lộ lòng mình và có phần trách giận con tim anh cứ mãi khép để “giữ gìn sự bình yên giấc ngủ riêng mình. Giữ gìn những nhịp đập đều đặn của con tim”, anh “che chắn giang sơn” tình cảm bằng lòng kiêu hãnh để em khổ mãi chẳng thể nào vào được:

Anh như một ngôi nhà đóng cửa Em ở ngoài không thể bước vào Chìa khóa anh không trao

Em đứng ngoài bơ vơ cùng sương gió”

(Đối mặt đóng cửa – Phi Tuyết Ba)

Các nhà thơ tình ĐBSCL sau 1975 đã thể hiện được nhiều cung bậc tình cảm, nhiều sắc thái khác nhau trong cuộc sống đời thường. Đặc biệt là miêu tả tâm lí của chủ thể trữ tình. Đó có khi là tâm trạng háo hức của người đang yêu, có khi là nỗi tuyệt vọng, chán chường, cô đơn trong tình yêu, hay nỗi hờn ghen vu vơ,... Thấu hiểu nỗi tâm tư của những người đang yêu, nhà thơ đi vào khai thác những trăn trở trước khát vọng được chia sẻ và gắn bó trong tình yêu đôi lứa. Nỗi lòng ấy được nhà thơ giãi bày rất xúc động:

Làm gì mà cứ lặng thinh

Đã không nói lại liếc nhìn người ta Làm gì xớ rớ hiên nhà

Làm gì mà cứ ngẩn ngơ

Để cho tui phải hàng giờ soi gương Đã thương thì nói rằng thương Làm chi cứ để vấn vương bóng hình? Trúc xinh trúc mọc đầu đình

Lỡ thì con gái một mình, hết duyên Không cập bến thì lui thuyền

Lửng lơ chi đó chim quyên nó buồn”

(Thương thầm – An Thi)

Khao khát về tình yêu và hạnh phúc của người con gái trong thơ thật mạnh mẽ và thật táo bạo. Anh có muốn tính chuyện trăm năm thì hãy lên tiếng “Đã thương thì nói rằng thương” đừng ngẩn ngơ, đừng để vấn vương bóng hình như thế sẽ hết duyên, làm lỡ làng thời con gái người ta. Cách nói có vẻ như quá thô lổ, nhưng dứt khoát, thẳng thắn và đầy cương quyết trong tình cảm.

Như vậy, với giọng điệu giãi bày, thơ tình ĐBSCL sau 1975 không chỉ đánh thức những phẩm chất nhân bản còn tiềm ẩn trong đáy sâu tâm hồn con người mà các nhà thơ có thể bày tỏ những cảm nhận sâu lắng, những cảm xúc tinh tế của mình trước hiện thực đa chiều của cuộc sống đời thường. Qua giọng điệu ấy, các nhà thơ tình ĐBSCL sau 1975 đã giúp cho người đọc nhận ra rằng những lời bộc bạch chân thành đối với nhau trong cuộc sống chính là chìa khóa cần thiết để chúng ta mở rộng tấm lòng, chia sẻ những vui buồn và nhất là sẽ giúp ta tìm đến sự đồng điệu, thanh thản trong tâm hồn.

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ tình Đồng bằng sông Cửu Long sau 1975 (Trang 99 - 102)