Nỗi buồn trong tình yêu

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ tình Đồng bằng sông Cửu Long sau 1975 (Trang 59 - 70)

7. Kết cấu luận văn

2.2.3. Nỗi buồn trong tình yêu

Tình yêu là đề tài của muôn thuở của thi ca. Từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây thì tình yêu luôn tạo cảm xúc dâng trào và để lại cho nhân loại bao bài thơ tình yêu bất diệt. Nếu Anh quốc có Seecxpia với một tập 154 bài Xomê viết về tình yêu thì ở Nga với một Puskin “âm thầm, không hy vọng, yêu chân thành đằm thắm”. Và Việt Nam với ông hoàng thơ tình Xuân Diệu yêu say đắm, thiết tha, nồng cháy, tương tư nhưng cũng lắm đắng cay, lỡ làng, dang dỡ,… có thể không giấy mực nào ghi hết những bài thơ tình và nhà thơ sáng tác về đề tài tình yêu. Trong chiến tranh, tình yêu mang những cung

bậc khác, và trong cuộc sống hiện tại nó mang những âm thanh khác:“ Tình yêu thời chiến tranh có đặc thù rất rõ. Tình yêu là nơi yên tĩnh là sự thanh thản, là phút lặng trong chiến tranh là biểu hiện của sự sống bất diệt trong bom đạn, là hậu phương nơi gửi gắm hi vọng đợi chờ của người ra trận”. Đó là loại tình yêu “mang lí tưởng xã hội cao cả, mang nét chung của một thế hệ, một giai đoạn lịch sử”. “Tình yêu hiện nay là một cõi miền rất riêng tư với các dáng vẻ vĩnh cửu của nó. Mất mát, tan vỡ, hòa hợp, hờn giận nỗi đau đớn tinh thần, sự trống vắng vô vọng, niềm khắc khoải chênh vênh, day dứt, dị cảm, nồng nàn,… nó phức tạp hơn và trần tục hơn”. [37; tr 103]

Tuy nhiên, không phải đến sau 1975, thơ ca mới viết về nỗi buồn trong tình yêu. Thơ ca 1930 – 1945 viết nhiều, sâu về nỗi buồn, sự đau khổ trong tình yêu lứa đôi. Hàn Mặc Tử phải thốt lên theo dòng huyết lệ: “Người đi một nửa hồn tôi chết, một nửa hồn kia bỗng dại khờ”. Một mặt tình yêu đem đến cho người niềm vui, hạnh phúc, phấn khởi, lạc quan, nhưng một mặt tình yêu gieo vào lòng người một vết thương nhức buốt, ê ẩm. Cho nên, lứa đôi vì hoàn cảnh chia lìa, nỗi niềm thương dâng tràn trong khóe mắt, canh cánh trong tim. Nỗi thương nhớ cồn cào dậy sóng trong lòng:

“Đợi nhỏ về thơ ta lại rưng rưng

Niềm cảm xúc bay theo cùng hương tóc Nụ cười nở trên đôi môi ngà ngọc Cho lòng ta lãng mạn một đêm tình”

(Đợi – Mắt Bão)

Trong giai đoạn 1945 – 1975, thơ ca viết nhiều về tình yêu. Tình yêu cá nhân hòa cùng tình yêu Tổ quốc. Người hậu phương, kẻ tiền tuyến sống chết trong gang tất nhưng lòng vẫn hướng về nhau: “Trời có bữa sao quên mọc. Tôi chẳng đêm nào chẳng nhớ em” (Nguyễn Bính). Tình yêu trong giai đoạn này không phải không mang nỗi buồn, nhưng nỗi buồn mất mát trong tình yêu là do chiến tranh. Duyên tình lỡ dở nhưng đó không phải là sự giả dối, đổi trắng thay đen mà do họ hy sinh cho Tổ quốc. Một người nằm xuống gieo nỗi buồn cho người ở lại “Núi vẫn đôi mà anh mất em”, “anh mất em như mất

nửa cuộc đời”,… Nỗi buồn trong tình yêu hôm nay lại mang sắc thái, màu sắc hoàn toàn khác, buồn vì người bạn tình phụ bạc:

“Anh đã đi cùng một cô gái khác Xinh hơn tôi và trẻ hơn tôi”

(Yêu - Phan Thị Thanh Nhàn)

Giọng thơ ngậm ngùi, đau xót, anh phụ tình em chỉ vì cô gái khác

“Xinh hơn tôi và trẻ hơn tôi”. Tình yêu trong anh chỉ có hình thức, nhan sắc. Buồn vì tình yêu hôm nay có sự so hơn tính thiệt, giả dối, điêu ngoa.

Hoàng Nhuận Cầm trong “Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến” là sự tâm sự u hoài của chàng trai khi bị cô gái phụ tình. Anh hẹn cô để nói một lời

“dù đau xót một lần thôi”. Thái độ nàng đổi khác, bao lần khước từ, chần chừ trong im lặng rồi cuối cùng nàng đến. Câu nói hàm ý nghĩa “rằng bồ câu không chết trẻ bao giờ”.

Thơ tình ĐBSCL sau 1975 bộc lộ khẳng khái tâm trạng của đôi lứa yêu nhau. Họ không che giấu cảm xúc thật, dù đó là nụ cười hạnh phúc hay giọt lệ vỡ tan. Tình yêu dở dang, tan vỡ là những cung bậc trầm lắng, day dứt buồn đau được nhiều nhà thơ khắc họa qua ngôn từ một cách sinh động, chân thành. Với nhà thơ Phạm Vinh Ca, nỗi buồn tan vỡ khi tình yêu không trọn vẹn, thế nên nỗi cô đơn cứ da diết trong lòng:

“Em đi như sáo sổ lồng

Cô đơn tôi với chiều đồng nội mơ”

(Còn chút hương xưa)

Cùng là nỗi buồn của tình yêu tan vỡ, nhà thơ Trương Minh Châu cũng gửi gắm nỗi niềm chua xót khi người yêu đã cất bước theo chồng:

“Mưa không là người nên chẳng chút vị tha Cứ rót trên lá lời nỉ non sâu lắng

Hiu hắt giọt mưa vương vương hơi lạnh

Nghe quay quắt buồn điệu con sáo sang sông”

Xuân Diệu lên tiếng “vì mấy khi yêu mà chắc được yêu. Cho rất nhiều xong nhận chẳng bao nhiêu. Người ta phụ hoặc thờ ơ chẳng biết. Tình cho đi không lấy lại bao giờ”. Cho nên, khi đối phương không đáp lại thì người cho làm sao tránh khỏi tâm trạng buồn, âu sầu, tuyệt vọng, vật vã:

“Từ độ người đi không trở lại Áo vàng ai mặc để tôi trông Hồn tôi cũng bỏ đi từ đó

Ôm bóng trăng tàn rụng cuối song”

(Tháng Bảy trông mưa – Hạc Thành Hoa)

Nỗi buồn trong sự tan vỡ lương duyên không phải đến thơ ca ĐBSCL sau 1975 mới lên tiếng mà ca dao dân ca thể hiện nỗi buồn đau. Khi tình yêu nam nữ gặp trắc trở, lỡ duyên nợ. Tuy nhiên nỗi buồn hầu hết do hoàn cảnh xã hội, do “ cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, con cái phải tuyệt đối phục tùng để giữ tròn chữ hiếu. Ngay cả khi trai gái yêu nhau thắm thiết nhưng không tự ý đên với nhau:

“Đừng hỏi em yêu anh không?

Cái ngã ba buộc em, anh phải đi hai lối Vẫn biết tình yêu không có tội

Chỉ có cái ngã ba là có tội phải không anh?.”

(Không thể vượt qua đêm – Nguyễn Thị Việt Hà) Nỗi buồn trong tình yêu hôm nay hầu hết không bắt nguồn từ yếu tố chuẩn mực, khuôn phép, ràng buộc bởi yếu tố lí trí như trong xã hội phong kiến. Phần lớn, tình yêu trong cuộc sống hiện tại thoáng hơn, cá nhân tự do lựa chọn đối tượng. Bởi vậy, không tránh khỏi những mặt tiêu cực: “ Bong bóng vỡ đầy tay bong bóng vơi đầy mắt. Mảnh hồn nào em đánh mất vì anh” (Đinh Thị Thu Vân).

Thơ ca sau 1975 nói nhiều về tình yêu trong cuộc sống đời thường với những cung bậc phức tạp, đa dạng. Nỗi buồn khi trao tình yêu không đúng chỗ; buồn đau vì sự đổi thay của con người; tình yêu toan tính, vật chất, hình thức. Tình yêu luôn hấp dẫn mọi ngòi bút nên sau 1975 nhà thơ viết nhiều nỗi

buồn lỡ duyên lỡ nợ, phụ bạc đổi thay lời hẹn ước được xoáy sâu nhấn mạnh trong: Cánh hoa đêm – Trần Kim Hoa; Những lời người nói – Phạ Hồng Khánh; Chiều mưa – Hoàng Thị Minh Khanh; bến quê – Lê Lâm; Đi Chợ Phong Lưu – Phạm Trường Thi; Thương người quan họ - Nguyễn Anh Tuấn;

Điều anh không biết – Phi Tuyết Ba,… Tình yêu rất phức tạp và tâm trạng của người đang yêu cũng thế. Nỗi buồn có muôn ngàn lí do, buồn trong tình yêu càng khó lí giải:

“Tìm ai chân mây, buồn đôi mắt Tìm ai bên sông, sầu tóc mai Tôi về đứng hót trong mùa gặt Hôn chùm rạ khô trên đôi tay”.

(Tháng chạp – Vũ Hồng)

Vũ Văn Sỹ với bài viết Thơ Việt Nam trong tiến trình hiện đại văn hóa dân tộc, ông đề cập đến một nội dung của thơ từ sau 1975: “Nỗi buồn, sự cô đơn, tình yêu lứa đôi, những góc khuất của con người, cái chết thể chất và cái chết tinh thần trong thơ không mang ý nghĩa xã hội. Nó nhắc nhở cho người đọc khi trở lại những giá trị cá nhân cần nhớ rằng, những giá trị tinh thần của cộng đồng là không gì thay thế được, đánh mất những giá trị lịch sử, cá nhân sẽ tồn tại một cách hẫng hụt” [20; tr.24].

Trần Út Chí bàn về Nỗi buồn trong tình yêu có ý kiến: “Thơ tình giai đoạn sau 1975 viết chân thành về cảm xúc con người dám chịu trách nhiệm, công khai thừa nhận những lỡ lầm, mất mát, đau khổ, kể cả những điều trước đây kiêng kị không dám nói. Con người đối diện với mọi nỗi bất hạnh của chính mình. Vì vây, tình yêu trong cuộc sống hôm nay mang nỗi buồn đa chiều. Sự dang dỡ, lỡ làng trong tình yêu, sự thay lòng đổi dạ, sự nuối tiếc tình đầu, nỗi buồn thương yêu đơn phương, thất tình” [3; tr.78] và: “Thơ sau 1975 bộc lộ khẳng khái tâm trạng của đôi lứa yêu nhau. Họ không che giấu cảm xúc thật, dù đó là nụ cười hạnh phúc hay giọt lệ vỡ tan. Tình yêu dỡ dang, tan vỡ là những cung bậc trầm lắng, day dứt, buồn đau được nhiều nhà thơ khắc họa qua ngôn từ một cách sinh động, chân thành” [3; tr.80].

Trong thơ Việt Nam hiện đại, nhất là thơ tình trong phong trào Thơ mới mang một nét đặc thù. “Thơ tình trong giai đoạn này mang dấu ấn rõ rệt của thời đại mới, thơ tình trong quỹ đạo của thời kỳ hiện đại” [9; tr.103].

Các nhà Thơ mới quan niệm cái gì buồn mới đẹp và tìm cái đẹp trong cái buồn. Xuất phát từ quan điểm đó, khi nói về tình yêu lứa đôi, có nhà Thơ mới quan niệm tình yêu đẹp là tình yêu dang dỡ, không trọn vẹn bởi theo họ sau đỉnh cao của hạnh phúc ấy tất yếu là đau khổ. Chính từ quan niệm này, chúng ta thấy nổi rõ lên trong giai đoạn này là các nhà thơ viết nhiều về nỗi buồn trong tình yêu. Tình yêu được nói đến ít màu sắc tươi vui mà mang đậm nỗi buồn. Tình yêu dẫn đến chia ly, tan vỡ, hiến dâng nhầm chỗ, say khướt đau thương rồi cuối cùng rơi vào bi kịch. Tình yêu lãng mạn trong Thơ mới tuy có vẻ đẹp của nhớ nhung, mộng tưởng, đắm say nhưng không có cơ sở bền vững. Sự đối lập những mơ mộng đẹp và cuộc đời thực đắng cay, giữa cái riêng cô đơn và cái chung cách biệt, giữa hiện tại mệt mỏi và tương lai không đợi chờ đã làm cho các nhà thơ cảm nhận thấy sự mong manh trong tình yêu lứa đôi “thuở ân ái mong manh như nắng lụa” (Hồ Dzếnh).

Tình yêu là thế, một mặt đem đến cho con người niềm vui, hạnh phúc, phấn khởi, lạc quan nhưng mặt trái tình yêu gieo vào lòng người vết thương nhức buốt, ê ẩm. Dẫu có lo sợ, e ngại để từ đó tìm cho mình một tình yêu bền vững, một cuộc sống hạnh phúc nhưng đâu phải mối tình nào cũng trọn vẹn, cũng hân hoan trong hạnh phúc ngọt ngào. Mặt trái tình yêu cũng lắm thương đau, con người phải đối diện với những tan vỡ, chia li, mất mát,… Tất cả cứ gặm nhấm, khoét sâu thêm vào nỗi bất hạnh của tình yêu. Vì vậy, tình yêu trong cuộc sống hôm nay mang nỗi buồn đa chiều.

Nỗi nhớ thôi thúc, giục giã bước chân đi tìm người thương, tìm thiên đường hạnh phúc, nhưng tình yêu như con đường thăm thẳm, đi hoài không tới. Hạnh phúc không phải là cái gì quá lớn lao, không thể nắm bắt, nhưng để có được hạnh phúc là điều không phải dễ. Hạnh phúc không từ một người có là được mà phải xây dựng từ tình yêu chân thành của hai người hiểu nhau, đồng cảm, tìm đến với nhau:

“ Anh đã ồn ào như chỉ biết vô tư

Chẳng biết nhớ, chẳng biết buồn và chưa hề xao động Em nhói buốt nhận ra mình lạc lõng

Thương trái tim bé bỏng tội tình”

(Không đề - Đinh Thị Thu Vân)

Hạnh phúc của cô gái mới bước vào yêu hồn nhiên, trinh nguyên, thánh thiện:

“Lần đầu tiên dạo chơi cùng người ấy Tôi thấy sao trời lấp lánh như mơ Lần đầu tiên cầm tay người ấy Tôi thấy tim rung nhịp bất ngờ”

(Đàn ông – Phan Thị Thanh Nhàn)

Hạnh phúc khi được sống trong tình yêu, choáng ngợp trong tình yêu của anh, trái tim em cảm nhận cuộc đời tươi đẹp biết bao:

Em lén đọc thơ anh Như lén giấu tim mình Nỗi hờn ghen vô cớ

Hạnh phúc nào long lanh?”

(Lén đọc thơ anh - Vân Anh)

Con người khi lớn lên thì tình yêu trai gái là một trong những tình cảm làm cho họ quý trọng nâng niu. Đây là một thứ tình cảm mới lạ, khó nói, khó hiểu trong họ, đem đến cho họ niềm vui xen lẫn nỗi buồn. Lén đọc thư anh – một hành động lén lút để rồi hờn ghen với bao tình cảm trong anh. Tuy có hờn ghen nhưng hạnh phúc vẫn ngập tràn trong tâm hồn người con gái đang yêu.

Làm thơ là một điều rất khó, nhưng cái khó nhất của người làm thơ là phải làm thơ cho cuộc sống, bắt nguồn từ cuộc sống. Nhà thơ như Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử,… là nhà thơ của tình yêu, nhưng tình yêu trong thơ họ chỉ mang nỗi buồn của sự dở dang, xa cách, nỗi cô đơn. Còn các nhà thơ ĐBSCL mượn những hình ảnh của cuộc sống đời thường để gửi gắm vào tình yêu.:

Bóng lục bình tôi gặp giữa cơn mơ Nét cười xưa một thời tôi say đắm Lá thu vàng rụng riêng em một thoáng

Nhánh bần xanh lẳng lặng bóng chiều phai…”

(Bóng chiều phai - Lâm Tẻn Cuôi)

Nói đến tình yêu thì ở thời nào cũng có, nhưng ở mỗi giai đoạn khác nhau con người sẽ có những tình yêu khác nhau. Thơ gắn liền với chiều sâu tâm hồn nên không dễ khơi nguồn, nắm bắt. Thơ là những rung động và cảm xúc của con người trước thế sự. “Tất cả những gì làm cho phải quan tâm, gây xúc động trước niềm vui, nỗi buồn, thú say mê, sự đau khổ, nỗi lo lắng, niềm an tâm” [11;tr.168]. Mọi cung bậc đời thường được phản ánh sâu sắc trong thơ tình sau 1975.

Nỗi buồn như cung đàn muôn điệu tác động đến người đọc vừa bằng sự nhận thức cuộc sống, vừa bằng khả năng gợi cảm sâu sắc, vừa trực tiếp với những nghĩ suy, vừa gián tiếp qua liên tưởng và tưởng tượng, vừa theo những mạch cảm xúc, vừa bằng sự rung động của ngôn từ giàu nhạc tính.

Tâm trạng của đôi lứa yêu nhau được bộc lộ khẳng khái trong thơ, họ không che giấu tình cảm thật của mình dù đó là nụ cười hạnh phúc hay nước mắt khổ đau. Tình yêu tan vỡ, dỡ dang là những cung bậc trầm lắng, day dứt buồn đau được các nhà thơ khắc họa chân thành:

Tơ hồng ai nỡ cột chơi

Chúng mình bên lở bên bồi như sông”.

(Muối ớt - Lưu Xông Pha)

Nỗi buồn tan vỡ lương duyên không phải đến thơ ca sau 1975 mới lên tiếng mà đã có ở giai đoạn trước. Tuy nhiên, ở trước đó nỗi buồn hầu hết do hoàn cảnh xã hội, những quan niệm độc đoán gia trưởng cổ hũ, đạo đức luân lí phong kiến, chiến tranh gây ra. Còn nỗi buồn trong tình yêu hôm nay lại mang màu sắc hoàn toàn khác, buồn vì yêu đơn phương không dám thổ lộ, vì người yêu phụ bạc, vì nghịch cảnh trái ngang không đến được với nhau:

Xinh hơn tôi và trẻ hơn tôi”

(Yêu– Phan Thị Thanh Nhàn)

Anh phụ tình em chỉ vì một cô gái khác “Xinh hơn tôi và trẻ hơn tôi”.

Tình yêu trong anh chỉ có hình thức nhan sắc chứ không vì bản chất thực của cảm xúc. Tình yêu hôm nay có sự so tính thiệt hơn, giả dối điêu ngoa. Người ta dễ thay lòng đổi dạ vì cái mã bề ngoài, cuộc sống vật chất làm lu mờ tình cảm, che lấp tình cảm, quên nghĩa phụ tình.

Tình yêu đẹp nhưng khi bị phản bội tình yêu đó trở nên càng đau đớn và chua xót hơn. Có rất nhiều sự giả dối trong đời sống nhưng sự giả dối trong tình yêu thì thật là tàn nhẫn và khôi hài. Có những nỗi buồn sâu kín trong đáy lòng của cuộc sống vợ chồng khi tình yêu đã trở thành quá khứ và thực tại thì đầy xót xa đau đớn:

“Sẽ chẳng bao giờ em nhận ra được hết

những phũ phàng anh đã tặng cho em nếu không có một ngày trái tim em

thuộc về người khác! em đã nhận ra

không gì thê thảm hơn một tình yêu đã chết không gì tẻ nhạt không gì lạnh lẽo chán chường hơn em nhận ra

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ tình Đồng bằng sông Cửu Long sau 1975 (Trang 59 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(158 trang)
w