Thơ tình Đồng bằng sông Cửu Long

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ tình Đồng bằng sông Cửu Long sau 1975 (Trang 26 - 28)

7. Kết cấu luận văn

1.2. Thơ tình Đồng bằng sông Cửu Long

Thơ ĐBSCL có sự hội tụ của nhiều thế hệ nhà thơ sau năm 1975. Nói về điều này, nhà thơ Hữu Nhân nhận xét: “Dòng thơ ĐBSCL sau 1975 đang hiện hữu ba luồng chảy khác nhau nhưng lại hòa quyện vào nhau. Đó là luồng chảy của những người đã khẳng định tên tuổi mình bằng danh xưng hội viên Hội Nhà văn Việt Nam những tác giả đã và đang dần được người đọc, người yêu thơ biết đến và rất nhiều tác giả trẻ tìm đến với thơ, bằng cả sự hào hoa và tài hoa vốn có của tuổi trẻ. Không ồn ào, không gây nên những đột biến lớn nhưng lặng lẽ, thơ đồng bằng vẫn đầy ắp những phù sa như tự thân hình vốn có. Đó chính là tự hào và hy vọng của thơ ĐBSCL hôm nay và mai sau” [10].

Đội ngũ các nhà thơ ĐBCSL sau 1975 phát triển mạnh về số lượng và chất lượng. Về số lượng, đội ngũ các nhà thơ ĐBSCL từ sau 1975 ngày một đông đảo, đến nay đã có 721 Hội viên, trong đó đội ngũ các nhà thơ lại chiếm số lượng vượt trội. Không những vậy, sau mỗi cuộc thi sáng tác thơ ở ĐBSCL thì số lượng những tác giả đi theo con đường sáng tác thơ lại có chiều hướng tăng vọt. Về chất lượng trên cơ sở kế thừa những thành tựu to lớn của các thế hệ nhà thơ đi trước, đội ngũ nhà thơ ĐBSCL sau 1975 đã góp phần tạo cho mình một vị thế khá vững vàng và cũng lắm hương nhiều sắc. Mặc dù đã có hơn 20 nhà thơ ĐBSCL chính thức là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam nhưng hiện các nhà thơ ĐBSCL vẫn đang phấn đấu hết mình học hỏi, trau dồi kinh nghiệm để nâng cao năng lực sáng tạo của bản thân.

Trải qua nhiều đổi thay của cuộc sống, càng trải nghiệm, càng thấm thía sự đời, những nhà thơ ĐBSCL càng muốn gửi hết lòng mình vào thơ, vào tình yêu cuộc sống. Tiếng thơ của chính họ là một sự ý thức đầy nhân bản, một sự tất yếu của cuộc đời cho nên chất triết lí ngày càng một cao hơn. Nói về nét đặc sắc này, Hà Văn Thùy nhận định: “Thơ ĐBSCL như một dàn hợp xướng. Bên cạnh các tác giả đang sống tại đồng bằng với những vần thơ chân chất tươi nguyên vị phù sa là thơ của nhiều nhà thơ đã thành danh đang sống ở thành phố Hồ Chí Minh. Tuy hương đồng gió nội đã bay đi khá nhiều nhưng thơ các anh chị lại đạt đến chất lượng mới của sự suy ngẫm trí tuệ. Nhờ vậy,

tập thơ cũng chững chạc, hài hòa giữa cái tươi non của tuổi trẻ với sự thâm trầm của những Nguyễn Chí Hiếu, Trang Thế Hy, Chim Trắng, Viễn Phương, …” [74].

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ tình Đồng bằng sông Cửu Long sau 1975 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(158 trang)
w