Cách so sánh ví von

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ tình Đồng bằng sông Cửu Long sau 1975 (Trang 89 - 90)

7. Kết cấu luận văn

3.2.2.Cách so sánh ví von

Trong thơ tình ĐBSCL sau 1975 có sự xuất hiện của một lớp từ ngữ có sắc thái đời thường mà trong thơ ca trước đó ít xuất hiện. Nhân vật trữ tình “anh” và “em” gặp nhau trong tình yêu nhưng không cùng mộng ước, gặp gỡ rồi chia ly để anh trở về đồng bằng và luôn khắc khoải nhớ về em nơi miền núi. Cách so sánh giữa nhân vật “anh” và “em” rất mới lạ:

“Em có ngồi như đá Hồn gởi tận nơi đâu Đời người như cánh lá Xanh mãi cội tình đau. Em như rừng như suối Anh như gần như xa Em như đèo như núi Anh một lần đi qua”.

(Sơn nữ - Trịnh Bửu Hoài)

Tình yêu đến rồi đi, anh ở lại đây còn em về nơi xa xăm. Tâm trạng ưu tư, khắc khoải vẫn tràn ngập trong lòng nhân vật trữ tình. Cách so sánh “Đêm đang tới như chuyến tàu mê mải” - “Người xa lắc như lạc vào ẩn dụ” làm

tăng thêm sự chua xót trong cõi lòng, em đã ra đi “đi xa lắc” để lại nơi đây một vần trăng u buồn:

-Đêm đang tới như chuyến tàu mê mải Chạy hoang mang chẳng biết đến ga dừng”. - “Người xa lắc như lạc vào ẩn dụ

Một vầng trăng chưa trôi thấu đêm rằm”.

(Em lại về trên đỉnh dốc xa xăm – Thai Sắc) Tình yêu không thể thiếu trong mỗi con người, không thể thiếu trong giai điệu thơ ca, là bản nhạc lòng muôn điệu, có niềm vui, niềm hạnh phúc dâng trào khi tình yêu được trọn vẹn. Nhưng nỗi buồn, nỗi đau đớn, tuyệt vọng càng nhân lên khi tình yêu ấy gặp trắc trở, không đến được với nhau. Mặc Tuyền đã ví tình yêu trong thơ vừa “thơm”, vừa “mệt”:

Thơm như tình vừa hé Mệt như tình vừa xong Mưa trên triền đất nẻ Nẩy lên một nụ hồng”.

(Sau khi làm một bài thơ tình - Mặc Tuyền) Mỗi nhà thơ hôm nay luôn ở trong một cuộc đi tìm bản thân mình, giọng điệu riêng của mình. Cuộc đi tìm ấy không phải đến một thế giới cô đơn để tách mình ở đấy mà là để khẳng định lại vị trí chủ thể của cá nhân trong xã hội: chủ thể sống, chủ thể sáng tạo. Những tìm tòi, những sự lựa chọn mang đậm sắc màu hiện đại của các tác giả đó chính là quy luật vận động, phát triển của văn học nói chung và thơ ca nói riêng. Nhà thơ với tư cách là nhà nghệ sĩ ngôn từ, không chỉ thể hiện bằng tư tưởng và cảm xúc mà còn bằng cả ngôn ngữ. Có thể ngôn ngữ thơ sau năm 1975 còn nhiều chỗ mới lạ chưa được tất cả giới yêu thơ đồng thuận nhưng tất cả đều thừa nhận đó là những bước dò tìm khó nhọc của nhà thơ, những cánh cửa đang mở ra nhiều hứa hẹn.

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ tình Đồng bằng sông Cửu Long sau 1975 (Trang 89 - 90)