1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu tính toán chi phí đơn vị trong giáo dục tiểu học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

142 788 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 142
Dung lượng 1,63 MB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài ở trong và ngoài nước 1.1. Ngoài nước Một trong những lĩnh vực thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và quản lý đó là vấn đề đầu tư cho giáo dục và quản lý tài chính giáo dục nói chung, trong giáo dục phổ thông nói riêng. Tiếp cận của kinh tế học giáo dục xem xét mối quan hệ giữa kinh tế và giáo dục, quản lý tài chính công và nghiên cứu các phương pháp phân tích đánh giá để áp dụng vào thực tế quản lý tài chính giáo dục. Các công trình tiêu biểu về các vấn đề lý luận cơ bản về kinh tế học giáo dục, tài chính giáo dục như: George Pshacharopoulos (1987), Kinh tế học giáo dục Economics of Education Rearch and Studies Pergamon Prees; Cận Hi Bân (2001) Kinh tế giáo dục học Nhà xuất bản giáo dục nhân dân Bắc Kinh; Chi phí giáo dục cho cá nhân học sinh hoặc sinh viên (hoặc cá nhân gia đình học sinh) thường khác với chi phí giáo dục cho cả xã hội. Điều này hoàn toàn đúng với bất kỳ cấp, bậc giáo dục nào mặc dù sự khác biệt giữa chi phí cho tư nhân và xã hội càng lớn thì mức trợ cấp của chính phủ cho giáo dục càng lớn. Tại nhiều quốc gia, giáo dục tiểu học và trung học là miễn phí cho cá nhân các học sinh, được nhà nước trợ cấp. Các khoản tiền mà cá nhân phải trả trực tiếp gồm sách, quần áo đồng phục,... Ngoài ra khi giáo dục là bắt buộc, sẽ không có chi phí cơ hội của cá nhân học sinh dưới dạng phần thu nhập bị bỏ qua. Một mục chính trong chi phí cá nhân cho thời kỳ hậu giáo dục bắt buộc (phần thu nhập và đầu ra bị bỏ qua sẽ là một yếu tố quan trọng cần được chính phủ xem xét nhằm tăng tỷ lệ tốt nghiệp đúng tuổi). Các câu hỏi như: liệu ngân quỹ nhà nước nên đóng góp bao nhiêu cho giáo dục là chấp nhận được? Chi tiêu cho giáo dục ảnh hướng như thế nào đến chất lượng giáo dục? Chia xẻ chi phí giáo dục giữa Nhà nước và tư nhân ở các bậc học ở tỷ lệ nào là tối ưu?… Tính toán chi phí đơn vị cho giáo dục đang được các quốc gia quan tâm và nhiều công trình nghiên cứu đã thể hiện những quan điểm khác nhau về vấn đề này. Nổi bật có các công trình của Blaug M (1981), Chi phí và các lợi ích kinh tế của các học sinh nước ngoài; Cohn E (197) Các nguyên lý kinh tế của giáo dục. Ballinger, Cambridge, Massachusetts; Coombs P H, Hallak J (1972) Quản lý các chi phí giáo dục, Đại học Báo chí Oxford, New York; Fielden J, Pearson P K(1978 Định phí giáo dục. Hough J R 1979 Các vấn đề về chi phí trường học. Woodhall M (ed.) (1979) Phân tích chi phí giáo dục. Hough J R (1981) Nghiên cứu về chi phí trường học. Tổ chức nghiên cứu giáo dục quốc giaNelson, Slough; Viện Kế hoạch Giáo dục Quốc tế (IIEP) 1972 Phân tích chi phí giáo dục: Các khảo sát điểm của các kế hoạch quốc gia. Dự án nghiên cứu của IIEP, UNESCO IIEP, Pari; Jaminson D, Klees S, Wells S (1976) Phân tích chi phí trong lập kế hoạch và đánh giá giáo dục: Phương pháp luận và ứng dụng cho giảng dạy. Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ, Washington DC; Psacharopoulos G (1973) Tỷ suất lợi nhuận của giáo dục: So sánh quốc tế. Elsevier, Amsterdam; SelbySmith C(1970) Chi phí cho giáo dục: Một phân tích của Anh. Pergamon, Oxford;… 1.2. Trong nước Ở Việt Nam, các nghiên cứu đã chỉ ra cách tiếp cận mới trong việc đánh giá đầu tư cho giáo dục xét cả trong dài hạn và trung hạn, tạo cơ sở cần thiết để đánh giá, phân tích, cách tính toán cụ thể đối với đầu tư phát triển giáo dục phổ thông, và đưa ra các giải pháp đổi mới cơ chế quản lý tài chính trong ngành GD ĐT. Đây cũng là một những nội dung rất quan trọng, song rất phức tạp và nan giải trong lĩnh vực tài chính cho giáo dục. Nhiều công trình nghiên cứu về tính toán chi phí đơn vị, tính toán giá thành đào tạo của các bậc học trong hệ thông giáo dục quốc dân đã được thực hiện. Các công trình này đã khái quát cơ sở lý luận tài chính giáo dục . Có thể nêu một số công trình tiêu biểu như: Ngân hàng thế giới Chính phủ Việt Nam (1996) Việt Nam Nghiên cứu tài chính cho giáo dục, Hà Nội; Ngân hàng Thế giới Chính phủ Việt Nam(2000; 2004), Đánh giá chi tiêu công cho giáo dục. UNESCO Bangkok, (2009), Education Financial in AsiaImplementing MediumTerm Expenditure FrameworksVietNam, Nhiều công trình đã phân tích chi tiêu công cộng và tư nhân cho giáo dục phổ thông, tính toán và phân tích giá thành đào tạo học sinh các bậc học trung học phổ thông và tính toán và phân tích giá thành, chi phí đơn vị giáo dục bậc đại học, trung học phổ thông, tính toán giá thành trực tiếp xã hội và cá nhân trong phạm vi toàn ngành giáo dục và một số địa phương. Các kết quả nghiên cứu được thể hiện rõ trong các công như: Đánh giá chi tiêu công ngành giáo dục và đào tạo năm 2004, NXB Tài chính, Hà Nội năm 2004; Nhiều đề tài nghiên cứu KHCN: Nghiên cứu giải pháp đầu tư phát triển giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh giai đoạn 20032010, Đề tài khoa học cấp bộ, mã số B2003.53.10; Nghiên cứu tính toán và phân tích giá thành giáo dục bậc trung học phổ thông, Đề tài KH CN cấp Bộ, Mã số B20062902; Tự chủ tài chính với các trường THPT công lập các tỉnh phía Bắc, Thực trạng và giải pháp, Đề tài KH CN cấp Bộ, B20055322; Cơ sở khoa học của quy hoạch phát triển giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn mới, Đề tài KH CN cấp Bộ, mã số B20015305; Bộ Tài chính, Bộ GDĐT, Công ty tư vấn Mê kông Việt Nam, Tập đoàn tư vấn Nordic Na Uy (2010), Khảo sát chi tiêu công dành cho giáo dục tiểu học ở Việt Nam,… Tuy nhiên, hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu tính toán chi phí đơn vị cho giáo dục tiểu học Việt Nam. 2. Tính cấp thiết Lượng hoá chi phí đơn vị cho giáo dục là điều kiện tiền đề để khảo sát hiệu quả kinh tế giáo dục, vì vậy, nghiên cứu chi phí đơn vị giáo dục đã tính toán như thế nào và phương pháp tính toán cụ thể của nó, là vô cùng cần thiết. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) nêu rõ: “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội; nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Hiện nay, việc đầu tư phát triển giáo dục tiểu học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đang rất được quan tâm. Nhà nước đảm bảo không thu học phí ở bậc tiểu học, thực hiện chính sách phổ cập giáo dục. Việc huy động các nguồn lực xã hội cho giáo dục, đào tạo, phát triển giáo dục tiểu học ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được chú trọng. Tuy nhiên, giáo dục tiểu học hiện nay đang đứng trước mâu thuẫn lớn: Chi phí cho giáo dục thấp trong khi đòi hỏi có sự phát triển vượt bậc về chất lượng giáo dục để đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ hội nhập. Đầu tư cho giáo dục tiểu học chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng số lượng, quy mô với nâng cao chất lượng. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là chưa thực hiện cơ chế chia sẻ chi phí giáo dục hợp lý giữa nhà nước, người học và các thành phần xã hội để nâng cao chất lượng giáo dục một cách phù hợp. Nguồn lực tài chính cho giáo dục tiểu học chủ yếu từ ngân sách Nhà nước và một phần nhỏ đóng góp của gia đình, xã hội. Do nguồn lực từ nhà nước hạn chế, thông thường chi ngân sách giáo dục chủ yếu đáp ứng được chi lương, chi đầu tư xây dựng cơ bản ở mức căn bản ở mức mặt bằng chung của quốc gia và mức chất lượng tối thiểu ở vùng khó khăn. Do khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm dân cư, khoảng cách phát triển giữa các vùng miền ngày càng rõ rệt, việc huy động các nguồn lực xã hội ở các địa phương đang có sự khác biệt lớn nên có thể làm tăng thêm tình trạng bất bình đẳng trong tiếp cận và chất lượng giáo dục tiểu học giữa các vùng miền và giữa các đối tượng người học, nhất là những đối tượng bị thiệt thòi. Mặt khác, ở các vùng, miền có điều kiện thuận lợi khó có thể nâng cao chất giáo dục tiểu học đạt mức chất lượng tương đương khu vực và quốc tế nếu không có chính sách huy động các nguồn lực tài chính đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục phù hợp. Vì vậy nghiên cứu tính toán đầy đủ chi tiêu xã hội và cá nhân, tính toán chi phí đơn vị trong giáo dục tiểu học để làm căn cứ xây dựng chính sách đầu tư và huy động các nguồn lực xã hội để đảm bảo chất lượng giáo dục một cách phù hợp ở tất cả các vùng, miền, nâng cao chất lượng giáo dục theo hướng đạt chuẩn khu vực và quốc tế trong thời kỳ hội nhập là một vấn đề có ý nghĩa thực tiễn, cấp bách trong giai đoạn hiện nay. 3. Mục tiêu Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn của tính toán chi phí đơn vị trong giáo dục tiểu học, từ đó xác định chi phí đơn vị cho giáo dục tiểu học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phù hợp với các đối tượng, vùng, miền giai đoạn 20152020. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp hồi cứu tư liệu Phương pháp chuyên gia Thảo luận, Hội thảo Điều tra, phỏng vấn 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Chi phí đơn vị trong giáo dục tiểu học 5.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu về chi phí đơn vị, chi tiêu xã hội và cá nhân cho giáo dục tiểu học các địa phương đại diện các vùng, miền từ năm 2005 trở lại đây. Vùng đô thị: Tp Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh Đồng bằng: Thái Bình, Bình Dương Miền núi vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu: Lào Cai, Gia Lai, Trà Vinh Vùng cao hải đảo: Lai Châu, Kiên Giang 6. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận của tính toán chi phí đơn vị trong giáo dục tiểu học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Thực trạng về chi tiêu xã hội và cá nhân cho giáo dục tiểu học trong mối tương quan với chất lượng giáo dục. Tính toán chi phí đơn vị nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học giai đoạn 20152020.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN CHI PHÍ ĐƠN VỊ TRONG GIÁO DỤC TIỂU HỌC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC MÃ SỐ: B2012-29.01 Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài Chủ nhiệm đề tài PGS.TS. Đặng Thị Thanh Huyền HÀ NỘI, 6-2014 2 DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH Danh sách thành viên tham gia nghiên cứu đề tài TT 1 Đơn vị công tác và lĩnh vực chuyên môn Họ và tên PGS.TS. Đặng Thị Thanh Huyền 2 PGS.TS. Nguyễn Công Giáp 3 TS. Bùi Hồng Quang 4 5 Viện trưởng Viện nghiên cứu khoa học Quản lý giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục Phó giám đốc Học viện Quản lý giáo dục Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạchtài chính, Bộ GD&ĐT Nhiệm vụ được giao Chủ nhiệm Ủy viên Ủy viên ThS. Lương Thị Thanh Phượng Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu khoa học Quản lý giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục Ủy viên ThS. Ngô Thị Thùy Dương Nghiên cứu viên, Viện Nghiên cứu khoa học Quản lý giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục Thư ký Đơn vị phối hợp chính TT 1. 2. 3. Tên đơn vị trong và ngoài nước Họ và tên người đại diện đơn vị Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ GD&ĐT Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ Giáo dục và đào tạo Một số Sở GD&ĐT, Phòng Giáo dục và Đào tạo, trường tiểu học đại diện cho các vùng miền 1 TS. Bùi Hồng Quang Phó vụ trưởng Bà Trần Thị Thắm, Phó Vụ trưởng Giám đốc Sở GD&ĐT. Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng trường tiểu học. MỤC LỤC THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................................7 MỞ ĐẦU....................................................................................................................15 CHƯƠNG 1. NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TÍNH TOÁN CHI PHÍ ĐƠN VỊ TRONG GIÁO DỤC TIỂU HỌC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC.................................................................................................20 1.1. KHÁI NIỆM .............................................................................................................................................20 1.2. MÔ HÌNH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRƯỜNG HỌC THEO TIẾP CẬN TỔNG THỂ HƯỚNG TỚI CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC..........................................................................................................................................24 1.2.1. Khung đánh giá chất lượng giáo dục tổng thể .............................................................................24 1.2.2 Thang đo tự chủ và tự chịu trách nhiệm hướng tới cải thiện kết quả giáo dục..............................32 1.2.3. Cơ cấu chi phí đơn vị trong giáo dục tiểu học. ............................................................................36 1.2.4. Mối quan hệ giữa chi phí đơn vị và kết quả giáo dục tiểu học......................................................40 1.3. CHI PHÍ GIÁO DỤC HƯỚNG ĐẾN CẢI THIỆN KẾT QUẢ GIÁO DỤC: THỰC TIỄN QUỐC TẾ...........................41 1.3.1. Tương quan chi phí và chất lượng giáo dục ở các nước Đông Á..................................................41 1.3.2. Một số bằng chứng khác về mối liên hệ giữa các yếu tố và kết quả học tập................................45 1.4. CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH GIÁO DỤC, CHI TIÊU CÔNG CHO GIÁO DỤC TIỂU HỌC VÀ CÁC CHÍNH SÁCH HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC XÃ HỘI ĐỂ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TIỂU HỌC. .........................................................46 1.4.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục tiểu học ........................46 1.4.2. Các chính sách huy động nguồn lực xã hội để phát triển chất lượng GD tiểu học......................48 1.4.3. Cơ chế quản lý tài chính nhằm tăng cường tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập................52 1.4.4. Chế độ đối với đối tượng chính sách, học sinh, giáo viên vùng khó khăn....................................53 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ CHI TIÊU XÃ HỘI VÀ CÁ NHÂN CHO GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRONG MỐI TƯƠNG QUAN VỚI CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC .....................................................................................................................................55 2.1. THỰC TRẠNG CHI PHÍ ĐƠN VỊ CỦA GIÁO DỤC TIỂU HỌC........................................................................55 2.1.1. Chi phí đơn vị giáo dục Tiểu học phân theo nguồn kinh phí: Chia xẻ chi phí trong giáo dục Tiểu học...........................................................................................................................................................55 2.1.2. Các khoản đóng góp từ gia đình cho giáo dục tiểu học................................................................62 2.2. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỰ CHỦ TRƯỜNG HỌC ............................................................................................70 2.3. ĐÁNH GIÁ VỀ NĂNG LỰC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG ................................75 2.4. KẾT QUẢ GIÁO DỤC TIỂU HỌC................................................................................................................81 CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN CHI PHÍ ĐƠN VỊ NHẰM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TIỂU HỌC .......................89 GIAI ĐOẠN 2015 - 2020 ..........................................................................................89 3.1. PHÂN TÍCH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, NHU CẦU HỌC TẬP VÀ KHẢ NĂNG CHI TIÊU CHO GIÁO DỤC TIỂU HỌC ...............................................................................................................................................................89 3.1.1. Phân tích tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến năm 2020................................................................89 3.1.2. Tính toán chi phí đơn vị giáo dục tiểu học giai đoạn 2015-2020.................................................92 3.2. ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GD TIỂU HỌC GIAI ĐOẠN 2015- 2020 VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN. .............................................................................................................................................................97 3.2.1. Đề xuất chính sách đầu tư.............................................................................................................97 3.2.2. Đề xuất các giải pháp thực hiện..................................................................................................102 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................112 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................115 PHỤ LỤC.....................................................................................................................1 2 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1. Khung đánh giá mức tự chủ và tự chịu trách nhiệm trường học.................34 Bảng 2. Ví dụ về bằng chứng tự chủ trong quản lý nhân sự trong nhà trường.........36 Bảng 3. Các mức đánh giá mức độ hoàn toàn tự chủ và tự chịu trách nhiệm...........36 Bảng 4. Các mức độ tự chủ trường học và quản lý giáo viên ở một số nước Đông Á .....................................................................................................................................43 Bảng 5. Các mức độ tự chủ trường và ảnh hưởng của cha mẹ học sinh ở một số nước Đông Á..............................................................................................................44 Bảng 6. Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyênngân sách nhà nước năm 2011 .....................................................................................................................................51 Bảng 8. Chi Ngân sách giáo dục và đào tạo giai đoạn 2001-2012............................56 Bảng 9. Chi ngân sách cho giáo dục tiểu học bình quân học sinh toàn quốc giai đoạn 2006-2010..........................................................................................................57 Bảng 10. So sánh chi phí giáo dục tiểu học một số địa phương năm 2012..............58 Bảng 11. Chi ngân sách giáo dục Tiểu học Tp. Hồ Chí Minh và tỉnh Hòa Bình năm 2012............................................................................................................................59 Bảng 11b. So sánh Chi phí giáo dục cấp trường học ở một số trường Tiểu học tại Lào Cai........................................................................................................................61 Bảng 11c. So sánh Chi phí giáo dục cấp trường học ở một số trường Tiểu học tại huyện Kroong Ana, DăkLak......................................................................................61 Bảng 12. Chi giáo dục tiểu học bình quân 1 học sinh trong 1 năm từ 2008-2012..........................................................................................62 Bảng 14. Tỷ trọng chi giáo dục, đào tạo trong chi tiêu cho đời sống của hộ gia đình năm 2012 (% trong tổng thu nhập)............................................................................65 Bảng 15. Ý kiến của CBQL, GV về tự chủ của trường học trong lập và thông qua kế hoạch ngân sách .........................................................................................................72 Bảng 16. Ý kiến của CBQL, GV trường tiểu học về tự chủ của trường học trong quản lý nhân sự ..........................................................................................................73 Bảng 17. Ý kiến của CBQL, GV trường tiểu học về sự tham gia của Hội đồng trường vào tài chính trường học.................................................................................73 Bảng 18. Ý kiến của CBQL, GV trường tiểu học về Đánh giá kết quả của nhà trường và học sinh .....................................................................................................74 Bảng 19. Ý kiến của CBQL, GV trường tiểu học về tự chịu trách nhiệm trường học .....................................................................................................................................75 Bảng 20. Ý kiến của CBQL, GV trường tiểu học về xây dựng quy chế, quy định nội bộ.................................................................................................................................76 3 Bảng 21. Ý kiến của CBQL, GV trường tiểu học về năng lực lập dự toán tài chính của Hiệu trưởng trường tiểu học................................................................................76 Bảng 22. Ý kiến của CBQL, GV trường tiểu học về năng lực tự kiểm tra tài chính, kế toán trường tiểu học...............................................................................................77 Bảng 23. Ý kiến của CBQL, GV trường tiểu học về công khai tài chính của Hiệu trưởng tiểu học............................................................................................................78 Bảng 24. Thông báo công khai dự toán thu – chi năm 2013, ...................................80 trường tiểu học T.S. Hà Nội.......................................................................................80 Bảng 25. Báo cáo tự kiểm tra tình hình chi tại trường Tiểu học T.S. năm 2012....................................................................................................................80 Bảng 27. So sánh quốc tế về các chỉ số phát triển giáo dục cho mọi người ............84 Bảng 28. Xu hướng trường, lớp, giáo viên tiểu học giai đoạn 2007-2010................85 Bảng 29. Các điều kiện phát triển giáo dục tiểu học: giáo viên, CSVC ở Tp Hồ Chí Minh và Hòa Bình......................................................................................................86 Bảng 30. Đầu tư của Nhà nước và của người dân cho giáo dục và đào tạo giai đoạn 2000-2008...................................................................................................................89 Bảng 31. Xu hướng phát triển giáo dục tiểu học giai đoạn 2017-2012....................92 Bảng 32. Dự báo dân số học đường, quy mô học sinh giai đoạn 2015-2020...........93 Bảng 33. Tính toán chi ngân sách nhà nước cho giáo dục tiểu học giai đoạn 20152020............................................................................................................................93 Bảng 34. Tính toán chi phí đơn vị từ NSNN cho giáo dục tiểu học giai đoạn 20152020 ...........................................................................................................................94 Bảng 35. Giả định Tỷ lệ chi từ gia đình cho học sinh tiểu học theo các nhóm thu nhập ............................................................................................................................95 Bảng 36. Dự báo thu nhập bình quân đầu người theo nhóm thu nhập......................95 giai đoạn 2015-2020 ..................................................................................................95 Bảng 37. Tính toán chi phí đơn vị cho giáo dục tiểu học cho giáo dục từ gia đình giai đoạn 2015-2020...................................................................................................95 Bảng 38. Tính toán chi phí đơn vị (NSNN và gia đình) theo các nhóm thu nhập giai đoạn 2015-2020..........................................................................................................96 Bảng 39. Đề xuất định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2011....................................................................................................................98 Bảng 40. Ý kiến của CBQL, GV, cha mẹ học sinh về các điều kiện học tập học sinh tiểu học (%)..............................................................................................................103 4 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1. Các yếu tố của tài chính trường học theo tiếp cận tổng thể hướng tới cải thiện kết quả giáo dục.................................................................................................27 Hình 2. Nguyên tắc cơ bản của hệ thống tài chính giáo dục ....................................28 Hình 3. Các chỉ số yếu tố của tài chính trường học...................................................30 Hình 4. Mô hình Tự chủ - tự chịu trách nhiệm trường học.......................................33 Hình 5. Chi Ngân sách giáo dục các cấp (% GDP) một số nước Đông Á năm 2005 .....................................................................................................................................42 Hình 6. Chi ngân sách chi cho giáo dục ở một số quốc gia (% GDP)......................56 Hình 7. Chi Ngân sách giáo dục và đào tạo giai đoạn 2001-2012............................56 Hình 8. Chi Ngân sách GD&ĐT giai đoạn 2008-2012.............................................57 Hình 9. Chi giáo dục tiểu học bình quân 1 học sinh trong 1 năm từ 2008-2012...............................................................................................................63 Hình 10. Tỷ trọng chi giáo dục, đào tạo trong chi tiêu cho đời sống của hộ gia đình năm 2012 (% trong tổng thu nhập)............................................................................65 Hình 11. Xu hướng tăng tỷ lệ đi học đúng tuổi tiểu học giai đoạn 2006-2012..................................................................................................82 Hình 12. HDI của Việt Nam, 1990-2011...................................................................84 Hình 13. Tình toán chi phí đơn vị (NSNN và gia đình) theo các nhóm thu nhập giai đoạn 2015-2020..........................................................................................................96 5 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CBQLGD CSVC CTMTQG GD&ĐT GV NCKH NSNN NSGD NV HS SABER SGK THCS THPT XDCB WB Cán bộ quản lý giáo dục Cơ sở vật chất Chương trình mặt trận quốc gia Giáo dục và đào tạo Giáo viên Nghiên cứu khoa học Ngân sách nhà nước Ngân sách giáo dục Nhân viên Học sinh (Systems Assessment for Better Education Results) Tiếp cận hệ thống cho kết quả giáo dục tốt hơn Sách giáo khoa Trung hoc cơ sở Trung học phổ thông Xây dựng cơ bản Ngân hàng thế giới 6 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Thông tin chung: Tên đề tài: Nghiên cứu tính toán chi phí đơn vị trong giáo dục tiểu học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Mã số: B2012-29-01 Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Đặng Thị Thanh Huyền Cơ quan chủ trì đề tài: Học viện Quản lý giáo dục Thời gian thực hiện: Từ tháng 4/2012 đến tháng 4/2014 2. Mục tiêu Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn của tính toán chi phí đơn vị trong giáo dục tiểu học, từ đó xác định chi phí đơn vị cho giáo dục tiểu học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phù hợp với các đối tượng, vùng, miền giai đoạn 2015-2020. 3. Tính mới và sáng tạo: Vận dụng tiếp cận hệ thống hướng tới cải thiện kết quả giáo dục trong lĩnh vực tài chính giáo dục do Ngân hàng thế giới khởi xướng. Phân tích tài chính giáo dục để tạo ra và duy trì các điều kiện cần thiết cho học sinh, phân tích và tính toán chi phí đơn vị cho giáo dục tiểu học, nâng cao chất lượng và sự phù hợp với các vùng, miền trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. Các mục tiêu chính sách của tài chính giáo dục cần phải đạt được là: Đảm bảo chi đơn vị tối thiểu, công bằng và hiệu quả. 4. Kết quả nghiên cứu Đề tài đã đạt được các kết quả chính như sau: 4.1. Khái quát khung lý luận về tính toán chi phí đơn vị trong giáo dục tiểu học, đặc biệt là sử dụng mô hình quản lý tài chính trường học theo tiếp cận tổng thể hướng tới cải thiện chất lượng giáo dục. Đề tài đã xác định cơ cấu chi phí đơn vị trong giáo dục tiểu học, các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí giáo dục trường học, phương pháp tính toán chi phí giáo dục như: chi phí trên đầu học sinh, chi phí bình quân trên học sinh tốt nghiệp, chi phí bình quân 1 giáo viên. Đề tài cũng khái quát cơ chế quản lý tài chính giáo dục, chi tiêu công cho giáo dục tiểu học và các chính sách huy động nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục tiểu học, phân tích Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và 7 xu hướng đổi mới giáo dục tiểu học; Thang đo tự chủ và tự chịu trách nhiệm hướng tới cải thiện kết quả giáo dục; Cơ chế quản lý tài chính nhằm tăng cường tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập. 4.2. Khảo sát thực trạng về chi tiêu xã hội và cá nhân cho giáo dục tiểu học trong mối tương quan với chất lượng giáo dục: Chi phí đơn vị giáo dục Tiểu học phân theo nguồn kinh phí: Chia xẻ chi phí trong giáo dục Tiểu học. Nghiên cứu thực tiễn chi phí trong giáo dục Tiểu học một số địa phương như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Lào Cai, Lai Châu, Gia Lai, ĐakLak, Hòa Bình, Sóc Trăng, Trà Vinh, Thái Bình, Hải Phòng,… Qua thực tế cho thấy hiện nay còn một khoảng cách khá lớn giữa chi phí đơn vị cho giáo dục tiểu học ở thành thị và nông thôn, người giàu và người nghèo. Đặc biệt đối với các vùng khó khăn, trẻ em thuộc nhóm thu nhập thấp thì chi phí giáo dục là một gánh nặng, do vậy học sinh không có cơ hội tiếp cận với các hoạt động giáo dục phong phú, đa dạng theo hướng phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất học sinh theo tinh thần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Khảo sát cũng cho thấy mức độ tự chủ của các trường tiểu học hiện nay rất thấp, kể cả khu vực thành thị và nông thôn. 4.3. Đề xuất chính sách và giải pháp đầu tư phát triển giáo dục tiểu học theo tiếp cận hệ thống hướng tới cải thiện kết quả giáo dục giai đoạn 20152020. 4.3.1. Đề xuất chính sách đầu tư a) Điều chỉnh chính sách phân bổ ngân sách giáo dục thường xuyên theo cấp/bậc học thay vì phân bổ theo đầu dân b) Bổ sung chính sách tài trợ các trường tiểu học vùng khó khăn c) Đổi mới chính sách lương, hoàn thiện hệ thống ngạch, bậc lương của giáo viên, CBQL giáo dục tiểu học khoa học, hợp lý 4.3.2. Đề xuất các giải pháp thực hiện Để giải quyết bài toán đầu tư phát triển giáo dục tiểu học theo tiếp cận hệ thống hướng tới cải thiện kết quả giáo dục giai đoạn 2015-2020, cần thực hiện 5 giải pháp: Giải pháp 1. Đầu tư phát triển giáo dục tiểu học theo yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa sau 2015 Giải pháp 2. Tăng quyền tự chủ tài chính thực sự cho các trường tiểu học 8 Giải pháp 3. Tăng cường giám sát thực hiện chính sách hỗ trợ tài chính cho các gia đình hộ nghèo Giải pháp 4. Nâng cao năng lực quản lý tài chính cho Hiệu trưởng trường tiểu học, đặc biệt là năng lực lập kế hoạch ngân sách, công khai, minh bạch tài chính Giải pháp 5. Tăng cường minh bạch tài chính, huy động sự tham gia của cộng đồng, cha mẹ học sinh trong quản lý tài chính trường học. 5. Sản phẩm: Chuyên đề nghiên cứu 1. Khung lý thuyết tính toán chi phí đơn vị bậc tiểu học Chuyên đề nghiên cứu 2. Phân tích chính sách đầu tư phát triển giáo dục tiểu học. Chuyên đề nghiên cứu 3. Kinh nghiệm quốc tế về chi phí đơn vị cho giáo dục tiểu học. Chuyên đề nghiên cứu 4. Thực trạng chi tiêu xã hội và cá nhân cho giáo dục tiểu học. Chuyên đề nghiên cứu 5. Chi phí đơn vị giáo dục tiểu học nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục giai đoạn 2015-2020. Chuyên đề nghiên cứu 6. Chính sách huy động các nguồn lực xã hội nhằm đảm bảo chi phí đơn vị cho giáo dục tiểu học. Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt đề tài 6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng: Ảnh hưởng về mặt tài chính của đề tài Trong tất cả các hoạt động của đề tài không gây ra bất kỳ phát sinh về tài chính bất hợp lý đối với ngân sách của Bộ GD&ĐT cũng như các bên liên quan do triển khai thực hiện đề tài. Phân tích về mặt kinh tế Tính toán được chi phí đơn vị cho giáo dục tiểu học để đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục sẽ đề xuất chính sách huy động nguồn lực cho giáo dục tiểu học nhằm đảm bảo chi phí đơn vị, nâng cao chất lượng giáo dục; xây dựng chính sách đầu tư phát triển giáo dục tiểu học, chính sách hỗ trợ giáo dục tiểu học có chất lượng cho trẻ em nghèo, trẻ em người dân tộc thiểu số. 9 Hỗ trợ các cơ quan quản lý giáo dục, địa phương, trường học (công lập, ngoài công lập) tính toán mức huy động nguồn lực xã hội, cá nhân phù hợp để đảm bảo hiệu quả đầu tư cho giáo dục tiểu học Đánh giá ảnh hưởng xã hội Thông qua việc tính toán chi phí đơn vị sẽ xác định mức chi tiêu của nhà nước và gia đình cho giáo dục tiểu học. Về phía Nhà nước cần phải đảm bảo mức chi này cho mọi đối tượng, ưu tiên cho trẻ em khó khăn, mở rộng tiếp cận và chất lượng giáo dục phù hợp. Đối với học sinh ở các vùng khó khăn sẽ góp phần khích lệ thúc đẩy nhu cầu đến trường bằng cách giúp đỡ các gia đình các chi phí cơ bản như cấp bữa trưa, quần áo, áo mưa, tài trợ học sinh ở nội trú và đi lại,…. Tăng cường sự tham gia của phụ huynh trong việc nâng cao chất lượng giáo dục (bằng Quỹ phúc lợi học sinh do hội phụ huynh quản lý). Cơ quan chủ trì Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Chủ nhiệm đề tài PGS.TS. Đặng Thị Thanh Huyền 10 INFORMATION ON RESEARCH RESULTS 1. General information: Research title: Calculating research on unit costing in primary education in order to improve educational quality Code number: B2012-29-01 Coordinator: Dang Thi Thanh Huyen, Assoc. PhD. Dr Implementing institution:National Duration: From 4/2012 to 4/2014 2. Research aim: Research rationale and practices of calculating unit cost in primary education in order to define unit cost for Primary education to improve education quality in appropriate with objects, region period of 2015-2020. 3. Creativeness and innovativeness: Applying the System Approach for Better Education Results (SABER) in the financial education that is the World Bank initiative, Finance to gain a deeper understanding of the financing and governance arrangements that are used to create and sustain the conditions necessary for student learning in basic education, to analyze and calculate the unit cost for primary education for improving quality and conformity with the regions in the context of educational reform with policy Goals: Adequacy, Equity and Efficiency. 4. Research results: The research achieved the following results: 4.1. An overview of the theoretical framework of calculating unit costs in primary education, particularly the use of financial management model in schools following the holistic approach towards improving the quality of education. Research identified structural unit cost in primary education, factors affecting the cost of education in school, the education cost calculation method such as cost per each student, average cost per graduated student, average cost per teacher. The research also generalized mechanism for financial management education, public expenditure on primary education and the policies to mobilize social resources for development of primary education; analyzing fundamental and comprehensive education reform and trends in innovating 11 primary education; autonomy and responsibility scales towards improving education outcomes; financial management mechanism to increase autonomy for public service units. 4.2. Surveying the status of social and individual spending for primary education in relation to the quality of education: the primary education unit cost by source of funding: the cost-sharing in primary education. Practical research about costs in primary education at some local provinces such as Hanoi, Ho Chi Minh City, Phu Tho, Lao Cai, Gia Lai, Hoa Binh,... It can be seen from the reality that today there is a pretty big gap between unit cost for primary education in urban and rural, rich and poor. Especially in difficult areas, for children from low-income groups, the cost of education is a burden. Hence, students do not have access to the rich and various educational activities towards the direction of comprehensive capacity and attitude development according to the spirit of fundamental and comprehensive education reform. The survey also showed that the degree of autonomy of the schools are now very low, even in urban areas and rural areas. 4.3. Proposed investment policies and solutions for primary education management period 2015-2020. 4.3.1. Investment policy a. Adjustmenting the allocation policy of educational regular budget following the educaiton levels in stead of allocating the budget per capita b. Adding the funding policy for primary schools in difficult areas c. Innovating the wage policy, scientifically and reasonably improving the categoring and ranking wage system for teachers and staff at primary education. 4.3.2. Implementation solutions The research proposed 5 solutions to develop primary education in the period of 2015 – 2020 as follow: Solution 1. Investment in the development of primary education towards the need of renewal programs and textbooks after 2015 Solution 2. Increased real financial autonomy for primary schools Solution 3. Increasing the monitoring of implementation of financial support policies for poor families 12 Solution 4. Improving financial management capacity for primary school principals, especially in planning budget capacity, public and transparent finance. Solution 5. Raising Financial transparency, Monitoring parental and communes in to school finance management 5. Products: There are 7 products follow the description of research – Research topic No.1. Theory framework on assumed unit cost in primary education. – Research topic No.2. Investment policy on primary education development analysis. – Research topic No.3. International Experiences on unit cost for primary education. – Research topic No.4. Situation of public and private spending in primary education. – Research topic No.5. Costing of primary education to enhance the quality of education in the period 2015-2020. – Research topic No.6. Resources mobilization policy to guarantee unit cost for primary education – Synthesis Report, Summary Report 6. Effects, transfer alternatives of reserach results and applicability: The financial impact of the research The research activities do not cause any incurred financial unreasonable for the budget of the Ministry of Education and Training as well as stakeholders by implementing threads. Economic analysis . Assumed unit costs for primary education to ensure enhanced quality of education will propose policies to mobilize resources for primary education to ensure unit costs, improving the quality of education; investment policy of primary education development, policy support primary education of quality for poor children, children from ethnic minorities ; Supporting education management agencies, local schools (public and non-public) calculation of mobilizing social resources, appropriate individuals to ensure effective investment in primary education. 13 Social Impact Assessment Through assumed unit costs would determine the level of state spending and family for elementary education . The State must guarantee unit cost for every students, priority for disadvantaged children, expanding access, improving quality and appropriate. For students in disadvantaged areas will contribute to encouraging schools to boost demand by helping the family as the basic cost lunches, clothes, raincoats, sponsored boarding students and transport,... Enhancing the participation of parents in raising the quality of education (with student welfare fund by parents' association management). 14 MỞ ĐẦU 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài ở trong và ngoài nước 1.1. Ngoài nước Một trong những lĩnh vực thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và quản lý đó là vấn đề đầu tư cho giáo dục và quản lý tài chính giáo dục nói chung, trong giáo dục phổ thông nói riêng. Tiếp cận của kinh tế học giáo dục xem xét mối quan hệ giữa kinh tế và giáo dục, quản lý tài chính công và nghiên cứu các phương pháp phân tích đánh giá để áp dụng vào thực tế quản lý tài chính giáo dục. Các công trình tiêu biểu về các vấn đề lý luận cơ bản về kinh tế học giáo dục, tài chính giáo dục như: George Pshacharopoulos (1987), Kinh tế học giáo dục - Economics of Education - Rearch and StudiesPergamon Prees; Cận Hi Bân (2001) - Kinh tế giáo dục học - Nhà xuất bản giáo dục nhân dân Bắc Kinh; Chi phí giáo dục cho cá nhân học sinh hoặc sinh viên (hoặc cá nhân gia đình học sinh) thường khác với chi phí giáo dục cho cả xã hội. Điều này hoàn toàn đúng với bất kỳ cấp, bậc giáo dục nào mặc dù sự khác biệt giữa chi phí cho tư nhân và xã hội càng lớn thì mức trợ cấp của chính phủ cho giáo dục càng lớn. Tại nhiều quốc gia, giáo dục tiểu học và trung học là miễn phí cho cá nhân các học sinh, được nhà nước trợ cấp. Các khoản tiền mà cá nhân phải trả trực tiếp gồm sách, quần áo đồng phục,... Ngoài ra khi giáo dục là bắt buộc, sẽ không có chi phí cơ hội của cá nhân học sinh dưới dạng phần thu nhập bị bỏ qua. Một mục chính trong chi phí cá nhân cho thời kỳ hậu giáo dục bắt buộc (phần thu nhập và đầu ra bị bỏ qua sẽ là một yếu tố quan trọng cần được chính phủ xem xét nhằm tăng tỷ lệ tốt nghiệp đúng tuổi). Các câu hỏi như: liệu ngân quỹ nhà nước nên đóng góp bao nhiêu cho giáo dục là chấp nhận được? Chi tiêu cho giáo dục ảnh hướng như thế nào đến chất lượng giáo dục? Chia xẻ chi phí giáo dục giữa Nhà nước và tư nhân ở các bậc học ở tỷ lệ nào là tối ưu?… Tính toán chi phí đơn vị cho giáo dục đang được các quốc gia quan tâm và nhiều công trình nghiên cứu đã thể hiện những quan điểm khác nhau về vấn đề này. Nổi bật có các công trình của Blaug M (1981), Chi phí và các lợi ích kinh tế của các học sinh nước ngoài; Cohn E (197) Các nguyên lý kinh tế của giáo dục. Ballinger, Cambridge, Massachusetts; Coombs P H, Hallak J (1972) Quản lý các chi phí giáo dục, Đại học Báo chí 15 Oxford, New York; Fielden J, Pearson P K(1978 Định phí giáo dục. Hough J R 1979 Các vấn đề về chi phí trường học. Woodhall M (ed.) (1979) Phân tích chi phí giáo dục. Hough J R (1981) Nghiên cứu về chi phí trường học. Tổ chức nghiên cứu giáo dục quốc gia-Nelson, Slough; Viện Kế hoạch Giáo dục Quốc tế (IIEP) 1972 Phân tích chi phí giáo dục: Các khảo sát điểm của các kế hoạch quốc gia. Dự án nghiên cứu của IIEP, UNESCO IIEP, Pari; Jaminson D, Klees S, Wells S (1976) Phân tích chi phí trong lập kế hoạch và đánh giá giáo dục: Phương pháp luận và ứng dụng cho giảng dạy. Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ, Washington DC; Psacharopoulos G (1973) Tỷ suất lợi nhuận của giáo dục: So sánh quốc tế. Elsevier, Amsterdam; Selby-Smith C(1970) Chi phí cho giáo dục: Một phân tích của Anh. Pergamon, Oxford;… 1.2. Trong nước Ở Việt Nam, các nghiên cứu đã chỉ ra cách tiếp cận mới trong việc đánh giá đầu tư cho giáo dục xét cả trong dài hạn và trung hạn, tạo cơ sở cần thiết để đánh giá, phân tích, cách tính toán cụ thể đối với đầu tư phát triển giáo dục phổ thông, và đưa ra các giải pháp đổi mới cơ chế quản lý tài chính trong ngành GD & ĐT. Đây cũng là một những nội dung rất quan trọng, song rất phức tạp và nan giải trong lĩnh vực tài chính cho giáo dục. Nhiều công trình nghiên cứu về tính toán chi phí đơn vị, tính toán giá thành đào tạo của các bậc học trong hệ thông giáo dục quốc dân đã được thực hiện. Các công trình này đã khái quát cơ sở lý luận tài chính giáo dục . Có thể nêu một số công trình tiêu biểu như: Ngân hàng thế giới- Chính phủ Việt Nam (1996) Việt Nam - Nghiên cứu tài chính cho giáo dục, Hà Nội; Ngân hàng Thế giới - Chính phủ Việt Nam(2000; 2004), Đánh giá chi tiêu công cho giáo dục. UNESCO Bangkok, (2009), Education Financial in Asia-Implementing Medium-Term Expenditure Frameworks-VietNam, Nhiều công trình đã phân tích chi tiêu công cộng và tư nhân cho giáo dục phổ thông, tính toán và phân tích giá thành đào tạo học sinh các bậc học trung học phổ thông và tính toán và phân tích giá thành, chi phí đơn vị giáo dục bậc đại học, trung học phổ thông, tính toán giá thành trực tiếp xã hội và cá nhân trong phạm vi toàn ngành giáo dục và một số địa phương. Các kết quả nghiên cứu được thể hiện rõ trong các công như: Đánh giá chi tiêu công ngành giáo dục và đào tạo năm 2004, NXB Tài chính, Hà Nội năm 2004; Nhiều đề tài nghiên cứu KH-CN: Nghiên cứu giải pháp đầu tư 16 phát triển giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2003-2010, Đề tài khoa học cấp bộ, mã số B2003.53.10; Nghiên cứu tính toán và phân tích giá thành giáo dục bậc trung học phổ thông, Đề tài KH - CN cấp Bộ, Mã số B2006-29-02; Tự chủ tài chính với các trường THPT công lập các tỉnh phía Bắc, Thực trạng và giải pháp, Đề tài KH - CN cấp Bộ, B2005-53-22; Cơ sở khoa học của quy hoạch phát triển giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn mới, Đề tài KH - CN cấp Bộ, mã số B2001-53-05; Bộ Tài chính, Bộ GDĐT, Công ty tư vấn Mê kông Việt Nam, Tập đoàn tư vấn Nordic Na Uy (2010), Khảo sát chi tiêu công dành cho giáo dục tiểu học ở Việt Nam,… Tuy nhiên, hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu tính toán chi phí đơn vị cho giáo dục tiểu học Việt Nam. 2. Tính cấp thiết Lượng hoá chi phí đơn vị cho giáo dục là điều kiện tiền đề để khảo sát hiệu quả kinh tế giáo dục, vì vậy, nghiên cứu chi phí đơn vị giáo dục đã tính toán như thế nào và phương pháp tính toán cụ thể của nó, là vô cùng cần thiết. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) nêu rõ: “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội; nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Hiện nay, việc đầu tư phát triển giáo dục tiểu học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đang rất được quan tâm. Nhà nước đảm bảo không thu học phí ở bậc tiểu học, thực hiện chính sách phổ cập giáo dục. Việc huy động các nguồn lực xã hội cho giáo dục, đào tạo, phát triển giáo dục tiểu học ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được chú trọng. Tuy nhiên, giáo dục tiểu học hiện nay đang đứng trước mâu thuẫn lớn: Chi phí cho giáo dục thấp trong khi đòi hỏi có sự phát triển vượt bậc về chất lượng giáo dục để đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ hội nhập. Đầu tư cho giáo dục tiểu học chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng số lượng, quy mô với nâng cao chất lượng. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là chưa thực hiện cơ chế chia sẻ chi phí giáo dục hợp lý giữa nhà nước, người học và các 17 thành phần xã hội để nâng cao chất lượng giáo dục một cách phù hợp. Nguồn lực tài chính cho giáo dục tiểu học chủ yếu từ ngân sách Nhà nước và một phần nhỏ đóng góp của gia đình, xã hội. Do nguồn lực từ nhà nước hạn chế, thông thường chi ngân sách giáo dục chủ yếu đáp ứng được chi lương, chi đầu tư xây dựng cơ bản ở mức căn bản ở mức mặt bằng chung của quốc gia và mức chất lượng tối thiểu ở vùng khó khăn. Do khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm dân cư, khoảng cách phát triển giữa các vùng miền ngày càng rõ rệt, việc huy động các nguồn lực xã hội ở các địa phương đang có sự khác biệt lớn nên có thể làm tăng thêm tình trạng bất bình đẳng trong tiếp cận và chất lượng giáo dục tiểu học giữa các vùng miền và giữa các đối tượng người học, nhất là những đối tượng bị thiệt thòi. Mặt khác, ở các vùng, miền có điều kiện thuận lợi khó có thể nâng cao chất giáo dục tiểu học đạt mức chất lượng tương đương khu vực và quốc tế nếu không có chính sách huy động các nguồn lực tài chính đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục phù hợp. Vì vậy nghiên cứu tính toán đầy đủ chi tiêu xã hội và cá nhân, tính toán chi phí đơn vị trong giáo dục tiểu học để làm căn cứ xây dựng chính sách đầu tư và huy động các nguồn lực xã hội để đảm bảo chất lượng giáo dục một cách phù hợp ở tất cả các vùng, miền, nâng cao chất lượng giáo dục theo hướng đạt chuẩn khu vực và quốc tế trong thời kỳ hội nhập là một vấn đề có ý nghĩa thực tiễn, cấp bách trong giai đoạn hiện nay. 3. Mục tiêu Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn của tính toán chi phí đơn vị trong giáo dục tiểu học, từ đó xác định chi phí đơn vị cho giáo dục tiểu học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phù hợp với các đối tượng, vùng, miền giai đoạn 2015-2020. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp hồi cứu tư liệu - Phương pháp chuyên gia - Thảo luận, Hội thảo - Điều tra, phỏng vấn 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Chi phí đơn vị trong giáo dục tiểu học 18 5.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu về chi phí đơn vị, chi tiêu xã hội và cá nhân cho giáo dục tiểu học các địa phương đại diện các vùng, miền từ năm 2005 trở lại đây. - Vùng đô thị: Tp Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh - Đồng bằng: Thái Bình, Bình Dương - Miền núi - vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu: Lào Cai, Gia Lai, Trà Vinh - Vùng cao - hải đảo: Lai Châu, Kiên Giang 6. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận của tính toán chi phí đơn vị trong giáo dục tiểu học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. - Thực trạng về chi tiêu xã hội và cá nhân cho giáo dục tiểu học trong mối tương quan với chất lượng giáo dục. - Tính toán chi phí đơn vị nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học giai đoạn 2015-2020. 19 CHƯƠNG 1. NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TÍNH TOÁN CHI PHÍ ĐƠN VỊ TRONG GIÁO DỤC TIỂU HỌC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC 1.1. Khái niệm Khái niệm về chi phí Chi phí của một thứ là tất cả những gì người mua phải bỏ ra để có được nó. Trong Kinh tế học, chi phí được hiểu là tổng nguồn lực (thường được quy ra tiền) để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó. Cũng có thể hiểu chi phí là số tiền người mua trả cho người bán cho sản phẩm hoặc dịch vụ hoặc giá trị là đánh giá chủ quan của người mua với hàng hóa (sự hài lòng và khả năng chi trả). Chi phí trong sản xuất hàng hóa, dịch vụ bao gồm: (a) Chi phí có thể được thể hiện về tiền hoặc phi tiền tệ, (b) Chi phí ảnh hưởng đến một giao dịch kinh tế cụ thể: sản xuất, người bán, người mua, người tiêu dùng,… (c) Chi phí tạo thành từ tiền lương, lãi suất,… Chi phí đơn vị của một hàng hóa hay dịch vụ là tỷ lệ giữa chi phí của một số lượng nhất định hàng hóa hoặc dịch vụ với số lượng hàng hóa/dịch vụ đó. Chi phí cơ hội (Opportunity cost): là phần lợi ích mất đi khi chọn phương án này mà không chọn phương án khác. Vì vậy, chi phí cơ hội là phần lợi ích bị mất đi khi lựa chọn phương án sản xuất (hay tiêu dùng) này mà bỏ qua phương án sản xuất (hay tiêu dùng) khác. Chi phí cơ hội của một hàng hóa là số lượng hàng hóa khác phải hi sinh để có thêm một đơn vị hàng hóa đó. Chi phí giáo dục Chi phí giáo dục là giá trị của toàn bộ các nguồn lực đã được tiêu dùng khi giáo dục sinh viên/học sinh. Chi phí là tất cả các phí tổn trực tiếp và gián tiếp của Nhà nước, cá nhân được giáo dục, các hộ gia đình, các tổ chức xã hội. Chi phí đơn vị trong giáo dục: là chi tiêu cho giáo dục của nhà nước và tư nhân trên đầu học sinh. Chi phí đơn vị tính theo đầu học sinh: là tỷ lệ giữa chi phí thường xuyên và số học sinh đi học của cấp/bậc học/trường học; 20 Chi phí đơn vị tính theo học sinh tốt nghiệp: là tỷ lệ của tổng chi phí cho số HS tốt nghiệp của bậc học/trường học. Việc tính toán này đòi hỏi thống kê theo hình thức hồ sơ cá nhân để có thể theo dõi các nhóm theo thời gian trong suốt một cấp học, cùng với số liệu thống kê chi phí cho mỗi nhóm của nhóm và cho mỗi trình độ học vấn và do vậy khó thực hiện do thiếu nguồn dữ liệu. Trong thực tế, có một phương pháp đơn giản hơn nhiều là ước tính số lượng trung bình của học sinh tốt nghiệp trong một khoảng thời gian và tỷ lệ giữa tuyển sinh trung bình thực tế có thể tính tổng chi phí của giáo dục. Chi phí đơn vị theo lớp học: là tỷ lệ giữa chi phí tiền thường xuyên và số lớp học của bậc học/trường học. Chi phí thường xuyên trung bình mỗi giáo viên: là tỷ lệ giữa chi phí tiền thường xuyên và số giáo viên trực tiếp giảng dạy của cấp/bậc học/trường học. Chi phí cá nhân Chi phí cá nhân cho giáo dục gồm: Chi phí cá nhân trực tiếp và chi phí cá nhân gián tiếp. Chi phí trực tiếp cá nhân cho giáo dục gồm: - Các khoản học phí và lệ phí ở trường (sau khi đã trừ đi học bổng mà người học được nhận). - Các khoản chi phí khác phát sinh trong quá trình học tập (chi mua sách vở, học liệu, văn phòng phẩm; chi cho đi lại, lưu trú; chi mua đồng phục; đóng góp cho hoạt động ngoại khóa,… Chi phí gián tiếp (chi phí cơ hội) cá nhân cho giáo dục: là khoản thu nhập phải từ bỏ khi họ dành thời gian đi học thay vì đi lao động/làm việc để tạo thu nhập. Chi phí xã hội Chi phí xã hội/quốc gia phải chi cho GD bao gồm toàn bộ các chi phí mà toàn xã hội bỏ ra cho giáo dục. Chi phí xã hội cho giáo dục không chỉ bao gồm các chi phí trực tiếp và gián tiếp của cá nhân cho giáo dục mà còn bao gồm chi phí của chính phủ và của các cá nhân, tổ chức xã hội tài trợ cho giáo dục (xây dựng trường, lớp, CSVC, trả lương GV, nhân viên, học liệu, chương trình, sách giáo khoa, thiết bị dạy học, học bổng, trợ cấp cho người học,…) 21 Chi phí xã hội trực tiếp: Chi phí xã hội trực tiếp bao gồm toàn bộ các khoản chi thực tế phát sinh để mua sắm “đầu vào” cần thiết phục vụ công tác giảng dạy và học tập. Về phía cơ sở giáo dục, chi phí trực tiếp cho giáo dục bao gồm: chi lương và các khoản cho tính chất như lương cho đội ngũ GV, nhân viên; mua sắm trang thiết bị, học liệu, SGK, NCKH,… Về phía người học bao gồm toàn bộ các khoản chi cá nhân trực tiếp. Chi tiêu cho giáo dục Chi tiêu giáo dục bao gồm một phần lớn của ngân sách chính phủ và chi tiêu của người dân, cộng đồng cho giáo dục. Chính phủ chịu trách nhiệm sử dụng ngân sách Nhà nước nhằm thúc đẩy phát triển giáo dục ở tất các cấp học. Do vậy, làm thế nào để sử dụng nguồn lực cho giáo dục một cách khôn ngoan là một ưu tiên hàng đầu cho tất cả các nhà làm chính sách giáo dục. Tài chính giáo dục Tài chính là phạm trù kinh tế, phản ánh các quan hệ phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị. Phát sinh trong quá trình hình thành, tạo lập, phân phối các quỹ tiền tệ của các chủ thể trong nền kinh tế nhằm đạt mục tiêu của các chủ thể ở mỗi điều kiện nhất định. Tài chính được đặc trưng bằng sự vận động độc lập tương đối của tiền tệ chủ yếu với chức năng phương tiện thanh toán và phương tiện cất trữ trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ đại diện cho sức mua nhất định ở các chủ thể kinh tế - xã hội. Tài chính phản ánh tổng hợp các mối quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình phân phối các nguồn tài chính thông qua việc tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền. Mỗi quốc gia phải quyết định bao nhiêu để chi tiêu cho giáo dục (% chi ngân sách hoặc % so với GDP) so với các ưu tiên quốc gia khác như y tế, quốc phòng. Cần có quan điểm tổng thể để hiểu các ưu tiên quốc gia dành cho giáo dục. Ngoài tổng chi cho giáo dục, các nước cũng phải quyết định bao nhiêu để phân bổ cho các tiểu ngành trong ngành giáo dục. Các quốc gia khác nhau rất nhiều trong các ưu tiên tương ứng phù hợp với các thành phần của ngành giáo dục như giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, trung học, giáo dục đại học và học tập của người lớn. 22 Ngân sách Nhà nước Là quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước, thể hiện các quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và xã hội trong quá trình phân phối dưới hình thức giá trị, nhằm huy động bắt buộc một phần thu nhập quốc dân vào trong tay Nhà nước để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý kinh tế - xã hội của mình. Hoạt động quản lý tài chính trong trường học Là việc sử dụng các công cụ nghiệp vụ như: lập dự toán tài chính, quản lý công tác kế toán, kiểm tra tài chính nội bộ nhằm quản lý các nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp và các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước cấp để thực hiện các mục tiêu phát triển giáo dục của nhà trường, theo đúng quy định của Nhà nước. Tự chủ tài chính trường học Quyền tự chủ tài chính cho nhà trường là một phần của cơ chế phân cấp quản lý hệ thống giáo dục. Mục tiêu của việc trao quyền quản lý tài chính cho nhà trường là nhằm nâng cao chất lượng và công bằng giáo dục bằng việc thay đổi quyền lực và mối quan hệ của nhà trường với chính quyền địa phương trong vấn đề tài chính. Chất lượng giáo dục Cách hiểu phổ biến hiện nay về chất lượng giáo dục là sự đáp ứng mục tiêu đề ra của giáo dục. Xác định chất lượng giáo dục vẫn còn là một thách thức. Trong một thời gian dài, chất lượng giáo dục được đo bởi các yếu tố đầu vào (số lượng và trình độ chuyên môn của giáo viên, tài liệu giảng dạy, phòng học,...). Một cách tiếp cận gần đây xác định phát triển nhận thức của người học là chỉ số về chất lượng giáo dục. Đánh giá các giá trị và thái độ cũng được quan tâm khi đo lường chất lượng giáo dục mặc dù rất khó khăn để xác định các yếu tố này. Hiện nay, để đánh giá chất lượng giáo dục, người ta thường tập trung vào một số tiêu chí, chỉ số cơ bản của chất lượng giáo dục đó là: đầu tư ngân sách cho giáo dục, tỷ lệ nhập học trong độ tuổi, tỷ lệ lưu ban, bỏ học; tỷ lệ hoàn thành cấp học; thời lượng học tập của học sinh, tình trạng đội ngũ giáo viên, đạo đức của người học, mức độ nhận thức, kỹ năng và thể lực của người học và tình trạng người học tốt nghiệp có việc làm và đáp ứng yêu cầu của công việc. 23 1.2. Mô hình quản lý tài chính trường học theo tiếp cận tổng thể hướng tới cải thiện chất lượng giáo dục. 1.2.1. Khung đánh giá chất lượng giáo dục tổng thể Phương pháp tiếp cận hệ thống hướng tới cải thiện kết quả giáo dục -SABER1 là một sáng kiến của WB để xây dựng cơ sở dữ liệu và hiểu biết về các chính sách và các tổ chức giáo dục, với mục đích hỗ trợ các nước có một hệ thống tăng cường hệ thống giáo dục. SABER được dựa trên phương pháp tiếp cận hệ thống để phân tích và cải cách giáo dục, là trọng tâm của Chiến lược Giáo dục 2020 của Ngân hàng thế giới: Giáo dục cho mọi người (EFA) Phương pháp tiếp cận hệ thống hướng tới cải thiện kết quả giáo dục đòi hỏi tăng cường tất cả các yếu tố cải thiện chất lượng học tập cho tất cả trẻ em và thanh thiếu niên. Điều này có nghĩa là các chính sách của hệ thống quản trị, cơ chế trách nhiệm, hệ thống thông tin, các quy tắc tài chính và quản lý trường học được tất cả các bên liên quan thực hiện nhằm đạt mục tiêu EFA. Tài chính là huyết mạch của bất kỳ hệ thống giáo dục nào để xây dựng trường học, trả lương và đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và trang bị cơ sở vật chất, thiết bị, học liệu và công nghệ phục vụ học tập. Ngân hàng thế giới (WB) đã xây dựng mô hình tài chính trường học theo tiếp cận hệ thống cho kết quả giáo dục tốt hơn (SABER), một chương trình dựa trên các minh chứng nhằm giúp các nước đánh giá một cách có hệ thống và củng cố kết quả của hệ thống giáo dục nhằm hỗ trợ cho việc triển khai chiến lược giáo dục 2020. Tài chính trường học phân tích các chính sách và trường học về tổ chức quản lý hệ thống tài chính giáo dục. Mục tiêu của nó là giúp đánh giá hệ thống tài chính trường/quốc gia có hướng tới việc thúc đẩy học tập có chất lượng cho tất cả các trẻ em và thanh thiếu niên hay không. Tài chính trường học đặt ra tiêu chuẩn về các chính sách tài chính cho trường học ở các nước phát triển và đang phát triển nhằm củng cố hệ thống và giúp cung cấp các nguồn lực thích hợp để đạt được kết quả học tập, mang đến cơ hội học tập công bằng cho mọi người và quản lý các nguồn lực giáo dục một cách có hiệu quả. Hệ thống tài chính giúp điều hành các nguồn lực học tập và do vậy nó là nền tảng cơ bản để đạt được các kết quả giáo dục. Tuy nhiên, thành 1 SABER- S(ystems) A(ssessment) for B(etter) E(ducation) R(esults) 24 công của tài chính trường học phải được đo bằng việc nguồn tài chính được sử dụng như thế nào chứ không chỉ đơn giản là bởi số lượng tiền đã chi tiêu. Những thách thức của một hệ thống tài chính giáo dục Gần đây, nhiều nước đã bắt đầu tổ chức lại hệ thống tài chính giáo dục của họ để đáp ứng với xu thế chuyển từ tiếp cận sang chất lượng giáo dục. Một số nước đang phát triển đang nỗ lực đầu tư tài trợ cho cải tiến chất lượng đồng thời mở rộng tiếp cận cho những người ít có khả năng đi học. Trước đây, việc cải thiện kết quả học tập trở nên khó khăn trên cơ sở của một thành phần tương tự như các nguồn tài nguyên. Hệ thống tài chính giáo dục cũng phải đối mặt với những thách thức của việc đảm bảo rằng các nguồn lực được sử dụng cho mục đích của họ tại nhà trường. Một số quốc gia có nhiều nỗ lực để nâng cao trách nhiệm giải trình về tài chính giáo dục thông qua quản trị tốt hơn. Các mục tiêu chính sách của hệ thống tài chính trường học theo tiếp cận tổng thể hướng tới cải thiện chất lượng giáo dục. Để tạo nên các tiêu chuẩn cho các hệ thống tài chính trường học, tài chính trường học phân tích những dữ liệu thu thập được của từng nước theo sáu mục tiêu chính sách sau: Thứ nhất: Đảm bảo những điều kiện cơ bản cho học tập Các hệ thống tài chính trường học nên tạo ra một môi trường giúp đỡ và khuyến khích việc học tập. Để làm được điều đó, các hệ thống phải cung cấp nguồn lực đầy đủ nhằm đảm bảo rằng tất cả các học sinh đều có cơ hội nhận được giáo dục cơ bản chất lượng cao và đề ra các mục tiêu về kết quả nhằm định hướng cho việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Mặc dù các tiêu chuẩn về kết quả của học sinh cũng như các chi phí cần thiết để đạt được những mục tiêu này khác nhau đối với từng nước và từng nhóm học sinh, tuy nhiên, vẫn có những yêu cầu tối thiểu về nguồn lực để tạo ra kết quả học tập. Thứ hai: Giám sát các điều kiện học tập và kết quả Thông tin chính xác về điều kiện học tập và kết quả rất cần thiết để đưa ra các quyết định đúng đắn. Dữ liệu đặc biệt hữu ích khi phát triển chính sách mục tiêu ở những môi trường kinh tế chính trị nhiều thách thức. Khi càng nhiều dữ liệu sẵn có, càng có nhiều khả năng các nhà 25 hoạch định chính sách sẽ sử dụng chúng. Biết rõ đầu vào nào có sẵn sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách tài chính trường học biết các nguồn tài chính đang được sử dụng như thế nào ở cấp độ trường học. Tiếp cận với đánh giá kết quả sẽ chỉ ra liệu các nguồn tài chính có đang được sử dụng hiệu quả hay không. Thứ ba: Giám sát việc chuyển tải dịch vụ Bên cạnh việc tạo ra và giám sát các chính sách giáo dục, một hệ thống tài chính trường học hiệu quả còn cần đảm bảo các nguồn lực được chuyển thành cơ hội học tập. Vấn đề chất lượng giáo dục cao còn đòi hỏi cả những dịch vụ tương xứng. Báo cáo chi tiêu giáo dục công khai chưa đảm bảo cho chính sách giáo dục đã được thi hành. Vì vậy, điều quan trọng là các hệ thống tài chính trường học phải có cơ chế để đo lường được chất lượng của các cơ hội học tập ở trường học. Thứ tư: Lập kế hoạch ngân sách với thông tin đầy đủ và minh bạch Mặc dù Bộ Tài chính thường có những quy định về phân bổ nguồn lực cho ngân sách giáo dục, việc chuẩn bị lập kế hoạch ngân sách hợp lý đòi hỏi sự tham gia của nhiều phía trong hệ thống tài chính trường học bao gồm các nhà quản lý giáo dục cấp quốc gia và thấp hơn. Trong suốt quá trình này, thông tin có vai trò thiết yếu để phát triển được ngân sách sao cho ngân sách này phản ánh được những ưu tiên của giáo dục và kết nối được ngân sách đó với các bên liên quan. Thứ năm: Cung cấp nhiều nguồn lực hơn cho học sinh Việc tiếp cận và thành công trong giáo dục không nên dựa vào nền tảng của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng cho rằng nền tảng kinh tế, xã hội và những yếu tố bất lợi khác không ở trường học lại thường là những nhân tố quyết định lớn nhất đến việc học sinh có gặp khó khăn trong việc hoàn thành việc học tập của các em hay không. Các nguồn lực ở trường học có thể bù đắp cho những yếu tố bất lợi và nỗ lực giảm học phí có thể sẽ tăng thêm cơ hội cho người nghèo nhất và trẻ em gái được đến trường. 26 Thứ sáu: Quản lý các nguồn lực một cách hiệu quả Kinh nghiệm ở các nước đã và đang phát triển cho thấy cung cấp các nguồn lực chưa đủ để đảm bảo cho kết quả học tập. Theo dõi đầu vào, đầu ra và việc chuyển tải dịch vụ là một khởi đầu tốt nhưng vẫn chưa đủ. Việc xem xét lại các chi tiêu là rất cần thiết để giữ cho các bên liên quan đến hệ thống tài chính trường học có trách nhiệm trong việc sử dụng các nguồn lực cho mục tiêu đã định. Các cơ chế thiết yếu cũng cần bao gồm việc giáo viên được trả lương và quản lý như thế nào. Điều kiện nguồn lực của nhà trường Kiểm soát và năng lực quản lý tài chính Cơ chế phân bổ nguồn lực Tài chính trường học Chi tiêu cho giáo dục Nguồn thu hàng năm Hình 1. Các yếu tố của tài chính trường học theo tiếp cận tổng thể hướng tới cải thiện kết quả giáo dục. Nguồn: Ngân hàng Thế giới, 2012, Nhóm Saber - Tài chính Nguyên tắc cơ bản của hệ thống tài chính giáo dục Có ba nguyên tắc quan trọng của một hệ thống tài chính giáo dục là: - Cân đối, đủ mức tối thiểu - Công bằng và - Hiệu quả. 27 Đảm bảo chi phí đơn vị tối thiểu cho mọi HS Thúc đẩy Công bằng Thực hiện Hiệu quả Hình 2. Nguyên tắc cơ bản của hệ thống tài chính giáo dục Nguồn: Ngân hàng Thế giới. Tháng Hai 2012, Saber - Tài chính giáo dục Cân đối, đủ nguồn lực tối thiểu: Cung cấp một nguồn lực với số tiền tối thiểu cần thiết cho tất cả các học sinh đi học không phân biệt nguồn gốc của họ. “Cân đối” có liên quan đến chức năng sản xuất giáo dục, một mô hình thường được sử dụng để ước tính số lượng đầu vào giáo dục cần thiết cho mỗi cấp độ của kết quả học tập. Đầu vào có thể bao gồm các tài nguyên học, chất lượng giáo viên, hoàn cảnh gia đình, khả năng học tập của học sinh và đo lường kết quả học tập của học sinh. Về lý thuyết, hoạch định chính sách tài chính giáo dục đặt mục tiêu cho thành tích học sinh và sau đó phân bổ ít nhất các nguồn lực tối thiểu cần thiết để đáp ứng mục tiêu đó. Công bằng: Hệ thống tài chính giáo dục tìm cách cải thiện kết quả giáo dục của học sinh có hoàn cảnh khó khăn và giảm chênh lệch kết quả giữa các học sinh. Hệ thống tài chính giáo dục phải cung cấp đủ nguồn lực cơ bản để đảm bảo tất cả học sinh có cơ hội nhận được một nền giáo dục cơ bản có chất lượng cao. Công bằng có ý nghĩa là học sinh có nhu cầu học tập khác nhau nhận được mức độ và các nguồn lực khác nhau tương xứng cho dù đó là học sinh có khó khăn trong việc hoàn thành giáo dục, dân tộc, giới tính, ngôn ngữ mẹ đẻ, cư trú đô thị hay nông thôn, khuyết tật về thể chất và học tập khó khăn,… Khung 1. Thúc đẩy công bằng với sự tài trợ khác biệt ở Ontario, Canada Tỉnh Ontario của Canada có chính sách mạnh mẽ để cung cấp nguồn lực bổ sung cho học sinh thiệt thòi. Trên thực tế, 24% số học sinh có nguồn 28 gốc di cư và 15% đến từ một gia đình nghèo, Ontario đã tham gia các đánh giá quốc tế PISA từ năm 2000. Đáng chú ý, có rất ít sự tương quan giữa điểm PISA và bất lợi của học sinh trên địa bàn tỉnh. Có nhiều yếu tố, bao gồm cả chính sách tài chính giáo dục, góp phần đạt kết quả học tập cao của học sinh ở Ontario bất kể nguồn gốc của họ. Tài trợ được phân phối một cách công bằng để tất cả các cơ quan giáo dục địa phương có đủ nguồn lực cho giáo dục cơ bản. Hiệu quả về tài chính liên quan đến việc sử dụng tối đa nguồn tài chính cho giáo dục. Hệ thống tài chính giáo dục cần thúc đẩy việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực một cách minh bạch và có trách nhiệm. Ngoài cung cấp và giám sát tài chính, một hệ thống tài chính giáo dục hiệu quả phải làm cho các nguồn lực được chuyển đổi thành cơ hội học tập. Chính sách quản lý liên quan đến việc chuyển giao nguồn lực, ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng giáo dục ở cấp trường. Sự khác biệt khi thực tế chi phí giáo dục không giống với ngân sách dự kiến và làm cho thực hiện các chính sách giáo dục giảm hiệu quả. Khung 2. Ví dụ về hệ thống Giáo dục Tài chính hiệu quả: Phân bổ ngân sách đảm bảo mức cơ bản chi phí bình quân đầu học sinh ở Armenia Armenia gần đây đã tiến hành một loạt các chính sách mới, những cải cách tài chính giáo dục gia tăng, bao gồm cả phân cấp quản lý và sử dụng kinh phí bình quân đầu học sinh để đáp ứng với những thay đổi về nhân khẩu học và chính trị. Trong những năm 1990, Armenia giảm chi phí trong giáo dục và giảm số lượng học sinh đi học, nhưng tăng số lượng lớn giáo viên. Điều này dẫn đến không hiệu quả trong chi tiêu cho giáo dục. Thông qua thực hiện phân cấp, cải cách quản lý trường học, Armenia chuyển trách nhiệm quản lý nguồn lực giáo dục để các địa phương và các trường học quản lý. Ngân sách được phân bổ trên đầu học sinh và hỗ trợ cho vùng nông thôn và các nhu cầu đặc biệt. Các cải cách cơ cấu bắt đầu thực hiện thí điểm trong năm 1999 và triển khai thực hiện trên toàn hệ thống vào năm 2007 và hiệu quả tài chính giáo dục đã được cải thiện rất nhiều qua việc tăng sĩ số lớp học thích hợp, giảm số lượng giáo viên. 29 Các chỉ số cơ bản của tài chính trường học theo tiếp cận tổng thể hướng tới cải thiện chất lượng giáo dục. Để mô tả các hệ thống tài chính trường học rõ hơn, tài chính trường học theo tiếp cận tổng thể hướng tới cải thiện chất lượng giáo dục được đo lường có 5 chỉ số cơ bản gồm: i. Các điều kiện và nguồn lực căn bản của nhà trường ii. Chi phí đơn vị cho giáo dục iii. Các nguồn thu iv. Cơ chế phân bổ v. Khả năng kiểm soát và năng lực tài chính Các điều kiện và nguồn lực căn bản của nhà trường Khả năng kiểm soát và năng lực tài chính Chi phí đơn vị Tài chính Trường học Các nguồn thu Chi tiêu, cơ chế phân bổ Hình 3. Các chỉ số yếu tố của tài chính trường học Dưới đây là các phân tích cụ thể từng yếu tố trên: Thứ nhất, các điều kiện và nguồn lực căn bản của nhà trường: một môi trường thích hợp thuận lợi cho việc học tập đòi hỏi những tiêu chuẩn tối thiểu gồm có một số điều kiện giảng dạy thiết yếu, điều kiện giảng dạy và một số nguồn lực cơ bản khác. Các thành phần chính của chỉ số này gồm: - Có chính sách để ưu tiên đầu tư giáo dục cơ bản - Có hệ thống giám sát nguồn lực được cung cấp cho các trường - Các mục tiêu giáo dục 30 - Có hệ thống theo dõi, giám sát việc thực hiện mục tiêu - Đảm bảo đủ điều kiện thu hút học sinh đến trường Thứ hai, chi phí đơn vị cho giáo dục: Chi tiêu cho giáo dục được xem xét ở cấp độ nhà nước và tư nhân trên đầu học sinh. Các thành phần chính của chỉ số này gồm: - Ngân sách cấp quốc gia hoặc địa phương chi cho giáo dục hàng năm. - Các nguồn tài trợ khác cho giáo dục (công cộng và tư nhân) - Cách phân bổ kinh phí cho các nhóm học sinh khác nhau - Giám sát tài chính các nguồn tài trợ giáo dục - Phân bổ ngân sách giáo dục cho từng cấp học/đối tượng Thứ ba, các nguồn thu: Các nguồn tài chính và cơ chế giúp thu nhập tăng có liên quan đến sự tương xứng, sự bền vững và sự công bằng trong tài chính trường học. Các thành phần chính của chỉ số này gồm: - Các nguồn thu - Trách nhiệm, quyền hạn của nhà trường trong sử dụng các nguồn thu - Các quỹ cho giáo dục từ nguồn thu học phí Thứ tư, Chi tiêu, cơ chế phân bổ: Các quy định chi phối các nguồn lực liên chính phủ cũng như mức độ tự do khi đưa ra quyết định mà chính phủ giao cho các trường học có ảnh hưởng đến mức độ tự chủ, minh bạch và kết quả trong hệ thống. Các thành phần chính của chỉ số này gồm: - Ngân sách giáo dục trong tổng chi ngân sách nhà nước - Ngân sách giáo dục phân theo cấp học - Chi ngân sách bình quân đầu học sinh ở mỗi cấp học - Chi ngân sách theo các nội dung kinh tế - Công bằng trong chi ngân sách giáo dục, hỗ trợ các nhóm thiệt thòi Thứ năm, khả năng kiểm soát và năng lực tài chính: Cung cấp công khai, đầy đủ và kịp thời các thông tin về ngân sách của chính phủ, các hoạt động tài chính và cơ hội tham gia vào việc đưa ra các quyết định có thể củng cố sự giám sát và cải tiến việc lựa chọn chính sách. Các thành phần chính của chỉ số này gồm: - Hệ thống giám sát, đánh giá việc phân bổ các nguồn lực cho các địa phương, các trường học 31 - Kiểm toán việc sử dụng các nguồn tài chính giáo dục ở các cấp độ khác nhau - Khả năng để lập kế hoạch và giám sát ngân sách giáo dục - Xây dựng hệ thống giám sát, đánh giá tài chính cấp trường học 1.2.2 Thang đo tự chủ và tự chịu trách nhiệm hướng tới cải thiện kết quả giáo dục Thang đo sự tự chủ và tự chịu trách nhiệm trường học là một công cụ để phân loại và so sánh các chính sách quản lý trường học với mục tiêu là tăng quyền tự chủ và sự tự chịu trách nhiệm ở cấp độ trường học. Thang đo này dựa vào một bộ chỉ số về tự chủ và tự chịu trách nhiệm trường học để giám sát kết quả. Mục tiêu của thang đo này là thúc đẩy những điều kiện tốt hơn để cải thiện việc học tập. Thang đo sự tự chủ và tự chịu trách nhiệm trường học là một thành phần chủ chốt của SABER. Các chỉ số phát triển trong thang đo sự tự chủ và tự chịu trách nhiệm trường học có thể được sử dụng để tiếp cận những điều kiện mà một hệ thống giáo dục đòi hỏi để nâng cao kết quả cho trung hạn và dài hạn. Hơn thế, việc dùng thang đo sự tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho phép các nước vạch ra chính sách dự kiến kết quả bằng việc so sánh với các nước khác đồng thời gắn kết đầu vào cho giáo dục và quá trình thực hiện với kết quả của hệ thống giáo dục. Nhiều sự nghiên cứu về kết quả của trường học chỉ ra rằng tự chủ và tự chịu trách nhiệm là những nhân tố cơ bản thúc đẩy mỗi cá nhân giảng dạy và học tập. Tăng thêm tự chủ và tự chịu trách nhiệm, các trường học có thể xem xét lại hệ thống khen thưởng của họ nhằm tạo ra những điều kiện tốt đẹp hơn cho dạy và học. Phụ huynh học sinh đang dần trở thành khách hàng của hệ thống giáo dục và tham gia vào quản lý giáo dục ở cấp độ trường học. Kết quả là một trường học sẽ hoạt động hiệu quả hơn khi việc quản lý trường học tạo điều kiện thuận lợi cho nâng cao chất lượng, quan tâm đến giáo viên và vì vậy nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Tự chủ và tự chịu trách nhiệm không chỉ đơn thuần tạo ra sự khuyến khích mà còn liên quan tới đánh giá giáo viên và việc học tập ở trường và với chất lượng giáo viên. Những mối liên hệ đó khẳng định lại điều mà các nhà nghiên cứu giáo dục đầy kinh nghiệm thường nói: để cải 32 tiến việc học tập, một điều cần làm là cải tiến tất cả các thành phần chủ chốt của hệ thống trường học. Đánh giá có vai trò quan trọng trong quản lý trường học bởi lẽ nó cho phép nhà trường đáp lại trách nhiệm với cộng đồng và với các bên có liên quan. Đồng thời, phụ huynh học sinh và xã hội cũng phải có trách nhiệm với nhà trường. Hình 4. Mô hình Tự chủ - tự chịu trách nhiệm trường học Để nâng cao kết quả học tập, trước hết các quốc gia cần phân tích mức độ tự chủ của các trường, tình trạng của hệ thống đánh giá và sự tự chịu trách nhiệm của các trường đó nhằm đảm bảo rằng họ đang sẵn có những điều kiện để nâng cao việc học tập. Thang đo sự tự chủ và tự chịu trách nhiệm trường học được phát triển nhằm trực tiếp trợ giúp cho các nước trong quá trình so sánh những nỗ lực của mình và giúp họ phát triển kế hoạch hành động giúp họ thuần thục trong tự chủ, đánh giá và tự chịu trách nhiệm. Sử dụng thang đo sự tự chủ và tự chịu trách nhiệm trường học Các nước có thể áp dụng thang đo bằng cách phân tích chương trình và chính sách tự chủ trường học, đánh giá việc học và sự tự chịu trách nhiệm trường học. Những chính sách này được mô tả trong thang đo và mỗi nước sẽ tự đặt mình vào thang đo này. Thang đo là một công cụ đánh giá dựa trên các 33 chỉ số để đo sự tự chủ và tự chịu trách nhiệm trường học. Có năm chỉ số chính và mỗi chỉ số lại có những tiêu chí nhỏ, tất cả đều được đánh giá và tính điểm. Việc đánh giá sự tự chủ và tự chịu trách nhiệm dựa trên bề rộng và chiều sâu của các chính sách và chương trình có liên quan tới việc kiểm soát của nhà trường đối với tài chính, nguồn nhân lực, bề rộng và chiều sâu của việc phụ huynh và cộng đồng tham gia quản lý nhà trường, đánh giá và tự chịu trách nhiệm của nhà trường. Bảng 1. Khung đánh giá mức tự chủ và tự chịu trách nhiệm trường học Mức đánh giá Thấp Trung bình Quản lý giáo viên, Trung ương tuyển Khu vực/tỉnh tuyển nhân viên dụng và phân bổ dụng và phân bổ Lập kế hoạch ngân Ngân sách tập trung Phân cấp ngân sách sách trên cơ sở biên chế cho địa phương với và cơ sở vật chất điều kiện cụ thể khác nhau. Dựa trên biên chế và công bằng Đánh giá giáo viên Không đánh giá Đánh giá định kỳ, không có trách nhiệm giải trình Yếu tố quản lý Đánh giá học sinh Cao Trường tuyển dụng và phân bổ Phân cấp cho nhà trường, ngân sách được Hội đồng trường thông qua và chuyển trực tiếp cho nhà trường Trường tiến hành đánh giá GV định kỳ và cho chính sách khuyến khích GV Không có hoặc dựa Đánh giá qua bài Đánh giá qua bài trên bài kiểm tra của kiểm tra tiêu chuẩn kiểm tra tiêu chuẩn, địa phương nhưng kết quả kết quả được công không được công bố bố Dưới đây là 5 chỉ số đánh giá mức độ tự chủ và tự chịu trách nhiệm của nhà trường Tiêu chí 1. Tự chủ của trường học trong lập và thông qua kế hoạch ngân sách Tiêu chí này được đánh giá thông qua các chỉ số sau: a) Hiệu trưởng có quyền quản lý ngân sách hoạt động của trường không? b) Hiệu trưởng có quyền đặt ra và quản lý lương của nhân viên và giáo viên không? c) Hiệu trưởng có quyền gây các quỹ khác bên cạnh quỹ nhận được từ các nguồn của trung ương hay địa phương không? Tiêu chí 2. Tự chủ của trường học trong quản lý nhân sự Tiêu chí này được đánh giá thông qua các chỉ số về tuyển dụng và sa thải nhân sự và quyết định lương của giáo viên như sau: a) Hiệu trưởng có được tuyển dụng và sa thải giáo viên không? 34 b) Hội đồng trường (có thể bao gồm cả Hiệu trưởng) có quyền tuyển dụng và sa thải giáo viên không? c) Hội đồng trường có được tuyển dụng và sa thải Hiệu trưởng không? Tiêu chí 3. Sự tham gia của Hội đồng trường vào tài chính trường học Tiêu chí này được đánh giá thông qua các chỉ số về vai trò của Hội đồng trường trong việc lập và quản lý ngân sách, sử dụng hiệu quả và khen thưởng giáo viên. a) Hội đồng trường có trợ giúp nhà trường trong việc chuẩn bị lập kế hoạch ngân sách không? b) Hội đồng trường có quyền thông qua ngân sách trường không? c) Có những hướng dẫn cụ thể về việc Hội đồng trường tham gia vào việc chuẩn bị cho ngân sách trường học không? d) Hội đồng trường có được giám sát việc triển khai ngân sách trường học không? e) Nếu Hội đồng trường tham gia vào việc chuẩn bị và thông qua ngân sách của trường, ngân sách này có được sử dụng như một căn cứ trong kế hoạch ngân sách chung của Bộ giáo dục và đào tạo không? Tiêu chí 4. Đánh giá kết quả của nhà trường và học sinh Tiêu chí này được đánh giá thông qua các chỉ số trả lời các câu hỏi về đo lường kết quả giáo dục của nhà trường thông qua đánh giá của giáo viên và đánh giá kết quả học tập. a) Nhà trường có đánh giá kết quả của nhà trường và học sinh hàng năm không? b) Nhà trường có sử dụng đánh giá để đưa ra các quyết định về hành chính và phương pháp sư phạm hướng tới nâng cao kết quả của trường và học sinh không? c) Trường có đánh giá kết quả học hàng năm bằng bài kiểm tra tiêu chuẩn không? d) Nhà trường có sử dụng đánh giá bằng các bài kiểm tra tiêu chuẩn để đưa ra các quyết định hành chính và phương pháp sư phạm hướng tới nâng cao kết quả của trường và học sinh không? e) Kết quả đánh giá kết quả của nhà trường và học sinh có được thông báo công khai đến phụ huynh học sinh không? Tiêu chí 5. Tự chịu trách nhiệm trường học Tiêu chí này được đánh giá thông qua các chỉ số trả lời các câu hỏi về trách nhiệm với phụ huynh học sinh, chính quyền địa phương và xã hội. a) Hội đồng trường có quy định việc sử dụng đánh giá kết quả của nhà trường và học sinh hàng năm không? b) Đánh giá kết quả của nhà trường và học sinh có phải là một phần trong hệ thống đánh giá của tỉnh/huyện hoặc quốc gia không? c) Kết quả đánh giá có được dùng để so sánh với kết quả của các trường có những điều kiện tương tự không? d) Hội đồng trường có quyền thuê kiểm toán bên ngoài đến kiểm tra hoạt động tài chính của trường không? e) Có sách hướng dẫn Hội đồng trường trong việc sử dụng kiểm toán tài chính để đánh giá kết quả của trường không? Những chỉ số trên và các tiêu chí tương ứng được được kết hợp lại thành chương trình và chính sách được thiết kế để đưa ra các chỉ số kết quả. 35 Điểm mạnh của các chỉ số được gắn với các chương trình, chính sách liên quan như được trình bày trong bảng ví dụ dưới đây. Mức độ của các chỉ số là thấp, trung bình và cao. Ở mức độ thấp là không có quyền tự chủ và ở mức độ cao là được hoàn toàn tự chủ như được giải thích ở mỗi ô. Bảng 2. Ví dụ về bằng chứng tự chủ trong quản lý nhân sự trong nhà trường Chỉ số 2A Hiệu trưởng có được quyết định tuyển dụng và sa thải giáo viên không? Thấp Không. Quyết định về nhân sự được quản lý bởi nhiều bên ở cấp nhà nước. Mức độ của các chỉ số Trung bình Cao Có. Có. Quyết định về nhân sự được quản Hiệu trưởng có lý bởi nhiều bên nhưng Hiệu quyền tuyển trưởng có quyền chọn giáo viên. dụng và sa thải Tuy nhiên sa thải giáo viên là giáo viên. quyết định của nhiều bên. Đánh giá mức độ hoàn toàn tự chủ và tự chịu trách nhiệm Điểm chung của tất cả các chỉ số được dùng để đánh giá mức độ hoàn toàn tự chủ và tự chịu trách nhiệm như trình bày trong bảng dưới đây: Bảng 3. Các mức đánh giá mức độ hoàn toàn tự chủ và tự chịu trách nhiệm Tổng điểm cho chỉ Tổng điểm cho chỉ số số 1 và 2 3, 4 và 5 Thang đánh giá ●○○○ ●●○○ ●●●○ ●●●● Tiềm tàng (không có chính sách/chương trình) Đang nổi lên (đang trong quá trình hình thành chính sách/chương trình) Đã có (chính sách/chương trình đã đạt được những tiêu chuẩn tối thiểu) Hoàn thiện (kinh nghiệm tốt nhất) 1,2,3 5,6,7 4,5 8,9,10 6,7 11,12,13 8,9 14,15 Kết quả của áp dụng thang đánh giá tự chủ và tự chịu trách nhiệm trường học vừa nhanh vừa là một đánh giá tổng quan về những chỉ số có thể giúp nâng cao kết quả học tập. Vì các chỉ số này có những mức độ khác nhau về việc áp dụng chương trình và chính sách nên thang đo có thể dùng để so sánh giúp cho các nước theo dõi tiến bộ của tự chủ và tự chịu trách nhiệm trường học. 1.2.3. Cơ cấu chi phí đơn vị trong giáo dục tiểu học. 36 Mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành chi phí đơn vị với các yếu tố tạo nên chất lượng giáo dục như trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên, CBQLGD, điều kiện dạy học, giáo dục (cơ sở vật chất, thiết bị,…). Lĩnh vực giáo dục là nơi tạo ra các dịch vụ của giáo dục giống như bất kỳ lĩnh vực khác, về mặt lý thuyết có thể sử dụng cùng khái niệm về chi phí trong kinh tế. Việc định giá chi phí đơn vị của dịch vụ giáo dục ngầm giả định rằng việc tạo ra dịch vụ giáo dục có thể được định lượng. Có thể phân biệt hai cách định lượng sản xuất giáo dục: (a) Tham chiếu đến kết quả của kỳ thi hay thành tích học tập, số học sinh đạt một tiêu chuẩn nhất định về giáo dục. (b) Xem xét các yếu tố phản ánh “năng lực hoạt động” của giáo dục như số lượng giáo viên, CSVC, trường, lớp học,… Các cấp độ của Chi phí giáo dục: Cấp vĩ mô: Cấp quốc gia và cấp tỉnh các nguồn lực và phân bổ giữa các phân ngành và các loại khác nhau của chi tiêu (giáo viên, tài liệu, công nghệ thông tin,…). Cấp vi mô: Hiệu quả trường học và Quan hệ với Kế hoạch phát triển trường và chính sách của chính phủ. Một số khó khăn trong tính toán chi phí giáo dục: a) Xác định “sản phẩm” của giáo dục: có thể tham chiếu đến các mục tiêu của hệ thống giáo dục (đầu ra, hoặc tính toán bằng các điều kiện đầu vào của GD). b) Xác định các bên liên quan liên quan đến giáo dục: “Người sản xuất” là các cơ sở giáo dục, giáo viên, cơ quan quản lý nhà nước (Bộ/Sở/Phòng GD&ĐT), tổ chức giáo dục tư nhân (trong trường hợp giáo dục tư nhân) gia đình (người giúp nuôi dạy con ở nhà), hoặc bất kỳ tổ chức giáo dục không chính thức khác. “Người tiêu dùng” là học sinh, sinh viên và cả gia đình, đó là trong một nghĩa nào đó"mua” giáo dục cho con cái của họ. Chi phí giáo dục = chi cho giáo dục công cộng và tư nhân (loại bỏ sự trùng lặp) Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí giáo dục trường học Các khía cạnh quan trọng trong tính toán chi phí giáo dục - Học sinh: Tỷ lệ học sinh/giáo viên (HS/GV) - Lớp: tỷ lệ Giáo viên/lớp 37 - Nguồn thu Chi cho giáo viên/nhân viên (tăng số giáo viên) Định mức chi Áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia (đồ nội thất, sách giáo khoa) Bảo trì, sửa chữa (ví dụ như cung cấp các lớp học khắc phục hậu quả) Chi lương cho giáo viên, nhân viên Yếu tố giáo viên - Trình độ chuyên môn và tăng lương (sự cân bằng trong nhà trường) - Số GV Phù hợp với quy mô lớp học tối đa và khối lượng giảng dạy - Chính sách khuyến khích giáo viên (ví dụ phụ cấp khu vực từ xa) - GV biên chế và hợp đồng (và ảnh hưởng đến an sinh xã hội trên chi phí) Nhân viên - Định mức hành chính và quản lý - Số lượng nhân viên hành chính/kế toán Chi ngoài lương Chi hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ: chi trực tiếp cho dạy - học và NCKH,...; Chi duy trì CSVC: mua sắm tài sản cố định, sửa chữa thường xuyên,...; Chi thường xuyên khác: Chi quản lý đơn vị sự nghiệp: công tác phí, hội nghị phí, dịch vụ hàng hóa, dịch vụ công cộng, tiếp khách, khắc phục thiên tai, trả vốn đối với trường ngoài công lập,… Thông thường, trên thế giới chi lương chiếm 70-80% tổng chi thường xuyên. Giáo dục Tiểu học Lớp học 1 buổi/ ngày: 1,15 giáo viên /lớp Lớp học 2 buổi/ngày: 1,5 giáo viên/lớp Tỷ lệ HS/GV: số học sinh chia cho giáo viên = Kích thước trung bình lớp học. Vì vậy, đơn vị chi phí cho mỗi giáo viên (UCT) = Trung bình lương giáo viên chia tỷ lệ HS/GV. Phương pháp tính toán chi phí giáo dục Ước tính chi phí trên cơ sở thông tin thu được từ các nguồn tài chính. Về nguyên tắc, phương pháp này rất đơn giản, từ việc xem xét các tài khoản của các nguồn tài chính. 38 Tổng chi giáo dục = Nguồn ngân sách nhà nước + Chi ngoài NSNN (học phí và các khoản chi cho giáo dục của gia đình, Quà tặng, viện trợ,…) NSGD phân theo nguồn vốn gồm: • Ngân sách nhà nước cấp (của Trung ương, của địa phương). • Nguồn vốn thu sự nghiệp: các khoản thu phí và lệ phí; các khoản thu từ chuyển giao công nghiệp, lao động sản xuất, nghiên cứu khoa học,… • Các nguồn thu từ đóng góp của các tổ chức kinh tế, xã hội, các cá nhân hảo tâm; tài trợ của nước ngoài: các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các dự án,... Ngân sách giáo dục phân theo nội dung kinh tế gồm: • Ngân sách giáo dục thường xuyên • Ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản • Ngân sách chương trình mục tiêu quốc gia GD&ĐT Cơ cấu NSNN giáo dục phân theo nội dung kinh tế • NSNN GD = NS Thường xuyên (1) + NS đầu tư xây dựng cơ bản (2) + CTMTQG (3) Trong đó: Chi thường xuyên gồm: - Chi lương và các khoản có tính chất như lương cho công chức/viên chức và lao động hợp đồng (chi cho con người): lương và các khoản theo lương. - Chi hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ: chi trực tiếp cho dạy - học và NCKH,... - Chi duy trì CSVC: mua sắm tài sản cố định, sửa chữa thường xuyên,... - Chi thường xuyên khác: Chi quản lý đơn vị sự nghiệp: công tác phí, hội nghị phí, dịch vụ hàng hóa, dịch vụ công cộng, tiếp khách, khắc phục thiên tai, trả vốn đối với trường ngoài công lập,… Ngân sách đầu tư XDCB bao gồm chi phí xây dựng các cơ sở GD & ĐT và trang thiết bị đi kèm, các hạng mục đầu tư cụ thể là: lớp học, phòng chức năng, sân chơi, thiết bị điện, nước, môi trường, nhà làm việc, thư viện và các công trình, thiết bị đi kèm có liên quan đến nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ trường học. Chi đầu tư xây dựng cơ bản gồm: - Chi xây dựng trường, lớp học 39 - Mua sắm thiết bị, tài sản cố định Ngân sách chương trình mục tiêu quốc gia GD&ĐT nhằm tập trung giải quyết trước mắt những nhu cầu khó khăn cấp bách hoàn thành những mục tiêu ưu tiên đề ra trong chiến lược phát triển giáo dục như phổ cập giáo dục cho trẻ trường học 5 tuổi, phổ cập tiểu học và xóa mù chữ, đổi mới chương trình, SGK, tăng cường bổ sung phòng học, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, ký túc xá, cơ sở hạ tầng điện, nước, môi trường, nhà làm việc, thư viện và các công trình có liên quan đến học tập, giảng dạy, sinh hoạt, thể dục thể thao. 1.2.4. Mối quan hệ giữa chi phí đơn vị và kết quả giáo dục tiểu học Có thể coi mối quan hệ chi phí đơn vị và kết quả giáo dục là mối quan hệ đầu vào - đầu ra trong giáo dục. Giáo dục là một lĩnh vực dịch vụ đặc biệt mà chính phủ phải can thiệp mạnh mẽ vào thị trường qua những biện pháp sau đây: - Đầu tư trực tiếp giáo dục; - Điều tiết chất lượng giáo dục Chi phí đơn vị cho giáo dục là chi tiêu bình quân cho mỗi học sinh, được xem xét ở cấp độ nhà nước và tư nhân trên đầu học sinh, bao gồm: 1) Ngân sách cấp quốc gia hoặc địa phương chi cho giáo dục hàng năm; 2) Các nguồn tài trợ khác cho giáo dục (công cộng và tư nhân); 3) Cách phân bổ kinh phí cho các đối tượng học sinh; 4) Giám sát tài chính các nguồn tài trợ giáo dục và 5) Phân bổ ngân sách giáo dục cho cấp học. Đã có nhiều nỗ lực trong việc đánh giá các xu thế về năng suất của giáo dục. Các nỗ lực này xác định đầu ra trên cơ sở số lượng học sinh tốt nghiệp, kết quả thi hay thu nhập dự kiến trong tương lai và các đầu vào như tiền lương giáo viên, chi cho sách, tài liệu và trang thiết bị, tần suất sử dụng các công trình xây dựng của các trường học và các trang thiết bị cố định, tất cả đều được đánh giá giái trị thực và giá trị thời gian của học sinh, được đánh giá theo phần thu nhập bị bỏ qua. Kết luận của các cuộc nghiên cứu này là để có được 1 đơn vị đầu ra thì phải có nhiều đầu vào hơn, song tất cả những kết luận này đều tuỳ thuộc vào cách thức đánh giá đầu ra và chất lượng giáo dục; nhiều người lập luận rằng các vấn đề đánh giá kết qủa đầu ra là quá lớn dẫn đến việc không thể xác định năng suất giáo dục. 40 Một cách nghiên cứu khác mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra là trên cơ sở phân tích chi phí-hiệu quả. Đây là cách phân tích mối quan hệ giữa các chi phí đầu vào và việc thực hiện được các mục tiêu, được xác định theo kiểm tra kết quả đạt được, kết quả thi cử hoặc một số phương pháp đánh giá khác đối với đầu ra và chất lượng. Có 2 cách áp dụng phân tích chi phí-hiệu quả. Cách thứ nhất là so sánh các khoản chi phí của 2 trường khác nhau hoặc 2 phương pháp giáo dục khác nhau, mô hình trường học truyền thống và mô hình trường học mới. Nếu 2 phương pháp giáo dục mang lại cùng một đầu ra, chi phí-hiệu quả tối ưu nhất chính là việc đạt được đầu ra này với mức chi phí ít nhất. Hoặc nếu đầu ra thay đổi, phân tích chi phí-hiệu quả có thể chỉ ra phương pháp giáo dục nào mang lại đầu ra cao hơn với một khoản chi phí nhất định. Trong cả 2 trường hợp, cần xác định các khoản chi phí và tính hiệu quả. Mức tiếp cận với tiêu chuẩn tối thiểu các nguồn lực của học sinh có liên quan chặt chẽ đến kết quả học tập. nghiên cứu rút ra từ các đánh giá quốc tế cho thấy mối quan hệ giữa chi tiêu giáo dục nói chung và kết quả học tập (Hanushek và Kimko 2000; Hanushek và Luque 2003; Woessmann 2000; Fuchs và Woessman 2004). Nghiên cứu đã chỉ ra làm thế nào các nguồn lực đầu tư vào giáo dục cải thiện điều kiện học tập cơ bản cũng như các ưu tiên cho các đối tượng học sinh thiết thòi. Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng cần đảm bảo chi phí đơn vị cơ bản ở cấp tiểu học, tất cả trẻ em có quyền đi học mà không phải tùy thuộc vào khả năng tài chính hay tình thương con cái của cha mẹ. 1.3. Chi phí giáo dục hướng đến cải thiện kết quả giáo dục: thực tiễn quốc tế 1.3.1. Tương quan chi phí và chất lượng giáo dục ở các nước Đông Á Với câu hỏi: làm thế nào các chính phủ có thể cải thiện chất lượng giáo dục? hầu hết câu trả lời đầu tiên là tăng chi tiêu công. Chi tiêu của chính phủ về giáo dục ở Đông Á thay đổi khá đáng kể giữa các nền kinh tế. Tuy nhiên trên toàn cầu, chi tiêu công nhiều cho giáo dục không phải lúc nào cũng đạt được kết quả tốt nhất về chất lượng. Một phân tích của WB và UNESCO1 cho thấy theo số liệu thống kê năm 2005, Việt 1 WB-UNESCO, 2012, Strengthening Education Quality in East Asia 41 Nam là nước chi tiêu ngân sách GD lớn nhất với 5,3%GDP (năm 2012 là 5,9%). Indonesia dành ngân sách giáo dục tiểu học nhiều nhất với 1,8 % GDP, theo sau là Thái Lan với 1,4% Việt Nam (2012 chi NS GD tiểu học là 1,2% GDP). Campuchia dành ít ngân sách nhà nước cho giáo dục nhất, chỉ có 2,6% GDP, trong đó 1,1% cho GD tiểu học, tiếp theo là Lào và Singapore chi cho tiểu học thấp nhất: 0,5% GDP. Hình 5. Chi Ngân sách giáo dục các cấp (% GDP) một số nước Đông Á năm 2005 Đặc trưng của hệ thống giáo dục Đông Á? Nhiều quốc gia ở Đông Á có chính sách giáo viên phát triển tốt, cũng như phân cấp quản lý mạnh mẽ, có sự liên kết tốt với hệ thống đánh giá, hoặc sự tham gia của phụ huynh và nền kinh tế có tất cả các thành phần liên kết đúng. Nhìn chung, nền kinh tế có hiệu suất cao hơn có xu hướng chính sách tốt hơn. Ví dụ: Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản, Malaysia và Thái Lan đã có chính sách giáo viên tương đối phát triển tốt và không có sai lệch giữa phân cấp và các thông tin hoặc ảnh hưởng của cha mẹ. Các nền kinh tế khác có nhiều sai lệch trong một số lĩnh vực. Các yếu tố cải thiện chất lượng giáo dục ở các nước Đông Á Các yếu tố chính ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục gồm: – Chính sách giáo viên – Vai trò của phân cấp – Vai trò của cha mẹ trong Bảo đảm chất lượng giáo dục – Một loại phân cấp là cung cấp giáo dục khu vực tư nhân. 42 i) Chính sách giáo viên Thành công hay thất bại của các chính sách giáo viên phụ thuộc vào quyền tự chủ tương đối của trường học, trách nhiệm giải trình, cơ chế đảm bảo kết quả học tập. Trong khu vực, hầu hết các mục tiêu chính sách giáo viên đều hướng đến: (1) đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và (2) trao quyền cho hiệu trưởng các trường để phát triển giáo viên. ii) Phân cấp quản lý trường học: tăng quyền tự chủ và trách nhiệm của nhà trường Tăng cường phân cấp quản lý giáo dục, tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho nhà trường, tăng vai trò ra quyết định của cấp trường học gắn liền với các hệ thống thông tin thêm trách nhiệm giải trình. Sự liên kết giữa mức độ tự chủ và công khai, minh bạch thông tin rất quan trọng cho phân cấp có hiệu quả. Mức độ tự chủ của trường gồm trường có quyền huy động và phân bổ ngân sách hoặc tuyển dụng/sa thải giáo viên. Hệ thống đánh giá về tự chủ và trách nhiệm của nhà trường và giáo viên đối với kết quả học tập. Hàn Quốc, Việt Nam, Malaysia và Thái Lan cho phép hiệu trưởng các trường quản lý ngân sách, nhưng họ cũng có một hệ thống đánh giá để bảo đảm trường học có trách nhiệm. Lào và Campuchia phân cấp cho các trường học với cùng một mức độ tự chủ tài chính, nhưng không có một hệ thống chính thức đánh giá kết quả giáo dục của nhà trường. Indonesia, Thượng Hải (Trung Quốc) và Mông Cổ phân cấp mạnh hơn và cho phép các trường tuyển dụng và sa thải giáo viên, nhưng không nước nào có hệ thống đánh giá để đảm bảo giáo viên có trách nhiệm. Do đó, có một sai lệch rõ ràng giữa mức độ tự chủ và các thông tin yêu cầu các trường học có trách nhiệm. Các nước Singapore, Trung Quốc, Philippines và Nhật Bản có một hệ thống quản lý tập trung cao hơn vấn đề thông tin ít được áp dụng. Bảng 4. Các mức độ tự chủ trường học và quản lý giáo viên ở một số nước Đông Á Trường có quyền Trường có Trường có tự chủ tài chính, quyền tự chủ quyền tự chủ 43 tuyển dụng và sa tài chính tuyển dụng và thải GV sa thải GV Có hệ thống đánh giá về tuyển Malaysia dụng/sa thải GV ở trường học Thái Lan Có hệ thống đánh giá về trách Việt Nam Inđônesia nhiệm giải trình nhà trường Hàn Quốc Không có đánh giá của ngành Singpapore Lào Thượng Hải về trách nhiệm giải trình nhà Trung quốc Campuchia Mông Cổ trường hoặc giáo viên Philipin Nhật bản Nguồn: The World Bank- UNESCO, 2012, Strengthening Education Quality in East Asia iii) Cung cấp ngân sách cho giáo dục khu vực tư nhân. Malaysia và Thái Lan cung cấp tài trợ cho học sinh các trường tư được lựa chọn. Các hệ thống này cũng có một đánh giá chính thức với mục đích cung cấp thông tin về sự lựa chọn trường. Hàn Quốc và Indonesia cung cấp kinh phí cho các trường tư và có một hệ thống đánh giá để đảm bảo các trường học có trách nhiệm. Thượng Hải (Trung Quốc), Trung Quốc và Nhật Bản cũng cung cấp kinh phí cho các trường học công cộng nhưng không có đánh giá. Campuchia, Lào, Mông Cổ, Philippines và Việt Nam không công khai tài trợ ngân sách nhà nước cho các trường tư thục. vi) Vai trò của cha mẹ trong Bảo đảm chất lượng giáo dục Vai trò của cha mẹ đặc biệt quan trọng trong môi trường phân cấp, tăng quyền tự chủ cho nhà trường để bảo đảm chất lượng giáo dục. Thượng Hải (Trung Quốc) cho phép hiệu trưởng tuyển dụng giáo viên và cũng cho cha mẹ một mức độ ảnh hưởng đến quá trình này. Ngược lại ở Indonesia và Mông Cổ trường cũng có thể thuê và sa thải giáo viên, tuy nhiên phụ huynh có ảnh hưởng rất ít. Malaysia, Hàn Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia cho phép hiệu trưởng quản lý ngân sách riêng của trường họ và cha mẹ có một mức độ ảnh hưởng nhất định song ở Việt Nam, cha mẹ không có ảnh hưởng nhiều. Bảng 5. Các mức độ tự chủ trường và ảnh hưởng của cha mẹ học sinh ở một số nước Đông Á Trường có 44 Trường có Trường có quyền tự chủ tài chính và tuyển dụng/ sa thải GV Cha mẹ học sinh có ảnh hưởng đến tuyển dụng/sa thải GV ở trường học Cha mẹ học sinh có ảnh hưởng quản lý tài chính ở trường học quyền tự chủ tài chính quyền tự chủ tuyển dụng/sa thải GV Thượng Hải Malaysia Thái Lan Lào Campuchia Hàn Quốc Việt Nam Cha mẹ học sinh KHÔNG có ảnh Singpapore Inđônesia hưởng quản lý tài chính VÀ tuyển Trung quốc Mông Cổ dụng/sa thải GV ở trường học Philippin Nhật bản Nguồn: The World Bank - UNESCO, 2012, Strengthening Education Quality in East Asia 1.3.2. Một số bằng chứng khác về mối liên hệ giữa các yếu tố và kết quả học tập Điều kiện học tập Một số nghiên cứu cho thấy các điều kiện học tập có ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh. Nghiên cứu của Glewwe, Kremer và Moulin (2003) ở nông thôn Kenya cho thấy phát sách giáo khoa miễn phí không làm tăng kết quả thi của học sinh, các bảng thuộc lòng in trên tường không có tác dụng. Kết quả nghiên cứu của Banerjee et al. (2003) ở vùng thành thị Ấn Độ cho thấy có mối liên hệ giữa chơi trò chơi điện tử và làm toán: cho học sinh chơi trò chơi điện tử rèn kỹ năng làm toán. Sau một năm, điểm thi toán của học sinh tăng đáng kể và cao hơn ở nhóm học sinh yếu hơn. Nghiên cứu của Jamison et al. (1981) ở Nicaragua cho thấy hướng dẫn có ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập: cho học sinh lớp một nghe đài hướng dẫn làm toán. Sau một năm kết quả tăng đáng kể, tuy nhiên, không xác định được ảnh hưởng lâu dài của yếu tố này lên kết quả giáo dục. Học bổng cho học sinh Bằng chứng từ Israel: nghiên cứu của Angrist và Lavy (2002) cho thấy thưởng tiền cho học sinh đỗ cao ở các trường nghèo tác động lớn tới kết quả thi, tuy nhiên không quan sát được thay đổi hành vi. Bằng chứng từ UK: Ashworth et al. (2001) cho thấy chương trình “Học bổng cho học sinh nghèo” 45 có tác động lớn đến thành tích của học sinh cấp 3 (tuy nhiên không phải thí nghiệm ngẫu nhiên, không kết luận được mối quan quan hệ nhân quả). Bằng chứng từ nông thôn Kenya: Học bổng cho top 15% học sinh có điểm thi cao nhất làm tăng số người đi học, tăng kết quả thi trung bình và tăng tỉ lệ đọc sách ở nhà trong tuần trước lên đáng kể. Tiền thưởng cho giáo viên • Bằng chứng từ Israel: Lavy (2002) chương trình thưởng tiền cho giáo viên dựa trên kết quả thi của học sinh, thi giữa các trường với nhau, giáo viên trong một trường cùng chia giải thưởng. Kết quả: điểm thi của học sinh tăng. • Bằng chứng từ Kenya: Glawwe et al (2003) thí nghiệm ngẫu nhiên: thưởng cho giáo viên từ 21-43% lương dựa trên kết quả thi cấp quận của học sinh dẫn đến điểm thi của học sinh tăng ở các trường giáo viên có thưởng, nhưng chỉ ở các môn học thuộc lòng mà không phải tư duy. Tuy nhiên kết quả học tập tốt không kéo dài, điều này cho thấy giáo viên chỉ giúp học sinh thi tốt trong ngắn hạn, không có tác động dài hạn lên việc học của học sinh. Không có sự khác biệt về phương pháp dạy, việc chuẩn bị bài tập và các nỗ lực sáng tạo trong dạy học của giáo viên. Học thêm Tác động của học thêm Có nhiều tranh cãi về tác động của học thêm. Nghiên cứu của Dang và Roger (2007) cho thấy học thêm có thể tăng hiệu quả giáo dục. Một số nghiên cứu cho rằng học thêm chỉ có tác dụng tích cực ở Nhật (Stevenson và Baker, 1992), ở Kenya (Buchmann, 2002), Việt Nam (Ha và Harpham 2005). Tuy nhiên ở một số quốc gia khác thì ngược lại: học thêm có tác dụng tiêu cực ở Hàn Quốc (Lee, Kim, Yoon, 2004) và Singapore (Cheo và Quah). Vai trò của gia đình Chi tiêu gia đình đóng góp đáng kể vào kết quả học tập của học sinh. 1.4. Cơ chế quản lý tài chính giáo dục, chi tiêu công cho giáo dục tiểu học và các chính sách huy động nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục tiểu học. 1.4.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục tiểu học Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ mục tiêu giáo dục là: “Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả 46 năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả”. Mục tiêu giáo dục phổ thông (bao gồm tiểu học, THCS và THPT) hướng tới phát triển phẩm chất và năng lực của người học, học sinh được phát triển hài hòa cả về thể chất lẫn tinh thần, đáp ứng nền kinh tế tri thức trong xã hội hiện đại, hội nhập quốc tế. Để đạt được mục tiêu trên trong giáo dục tiểu học, cần xây dựng mô hình trường học mới nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục các nhà trường. Mục tiêu giáo dục Phát triển năng lực và phẩm chất học sinh, phát triển toàn diện nhân cách, giá trị dân chủ, ý thức tập thể theo xu hướng thời đại cho học sinh. Chuẩn bị cho các em năng lực học tập suốt đời và phát triển cộng đồng. Nội dung giáo dục Nội dung học gắn bó chặt chẽ với đời sống hàng ngày của học sinh. Hệ thống kiến thức phù hợp, vừa sức với các em. Chú trọng kỹ năng thực hành vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn. Phương pháp dạy học Phương pháp dạy học chú ý phát triển tính sáng tạo, trải nghiệm thực tiễn. Giáo viên là người tổ chức cho học sinh hoạt động để khám phá chiếm lĩnh các kiến thức và kỹ năng mới. Cách thức dạy học mà giáo viên tổ chức, hướng dẫn, hỗ trợ, khuyến khích học sinh nhằm tạo cơ hội cho học sinh được học theo cách tự mình tìm tòi, khám phá các kiến thức và các kỹ năng mới được gọi là phương pháp dạy học lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm. Như vậy, dạy học đã chuyển từ giảng dạy - ghi nhớ (theo cách dạy của mô hình trường học truyền thống) sang tổ chức của giáo viên – hoạt động của học sinh (theo cách dạy của mô hình trường học mới). Đánh giá học sinh Đánh giá thường xuyên quá trình học tập của học sinh. Các em tự đánh giá và tự chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mình. Đánh giá học sinh qua bài kiểm tra tiêu chuẩn, kết quả được công bố. Mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng Gia đình và cộng đồng phối hợp thường xuyên với nhà trường, hợp tác với giáo viên, giúp đỡ học sinh học tập một cách thiết thực. 47 Công tác quản lý nhà trường Tăng quyền tự chủ cho nhà trường về tài chính và nhân sự. Trường tuyển dụng/sa thải giáo viên và phân bổ ngân sách. Quản lý giáo dục theo hướng dân chủ, thích ứng với vai trò mới của giáo viên và có chiến lược tập huấn, bồi dưỡng giáo viên mang tính hiệu quả, thực tế. Trường tiến hành đánh giá GV định kỳ và cho chính sách khuyến khích GV. 1.4.2. Các chính sách huy động nguồn lực xã hội để phát triển chất lượng GD tiểu học Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và coi trọng công tác giáo dục và đào tạo. Ngay từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, giáo dục và đào tạo cùng với khoa học công nghệ được xác định là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X tiếp tục khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục và đào tạo là một động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Luật Giáo dục : "Ngân sách Nhà nước phải giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục". Điều 13 của Luật Giáo dục 2005 : "Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển". Trong những năm qua, mặc dù điều kiện đất nước và ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn, Nhà nước vẫn quan tâm dành một tỷ lệ ngân sách đáng kể để đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Với nguồn ngân sách đó, giáo dục và đào tạo đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, trong khi nền kinh tế nước ta đã chuyển sang cơ chế thị trường được 20 năm, việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đã triển khai từ 10 năm, thì cơ chế tài chính của giáo dục và đào tạo nói chung, cơ chế tài chính giáo dục Trung học phổ thông nói riêng thực tế vẫn chưa có thay đổi về chất so với thời kỳ kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp. Việc quản lý ngân sách cho giáo dục và đào tạo rất phân tán, Bộ Giáo dục và Đào tạo không đủ thông tin và điều kiện để đánh giá hiệu quả chi của nhà nước cho giáo dục và đào tạo, việc phân bổ ngân sách cho giáo dục và đào tạo chủ yếu dựa trên kinh nghiệm thiếu cơ sở khoa học xây dựng mức chi và đơn giá chuẩn. Việc huy động đóng góp của nhân 48 dân cho các trường không kiểm soát được. Xã hội hoá giáo dục đào tạo còn nhiều hạn chế. Nghị quyết Trung ương II khoá VIII đã nêu các giải pháp để tăng cường nguồn lực cho giáo dục - đào tạo : - Đầu tư cho giáo dục - đào tạo lấy từ nguồn chi thường xuyên và nguồn chi phát triển lấy trong Ngân sách Nhà nước. Ngân sách Nhà nước giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực cho giáo dục - đào tạo... - Tích cực huy động các nguồn lực ngoài ngân sách... - Cho phép các trường dạy nghề, THCN, cao đẳng, đại học và các viện nghiên cứu lập cơ sở sản xuất và dịch vụ khoa học. - Có chính sách ưu tiên ưu đãi đối với việc xuất bản sách giáo khoa, tài liệu học tập, sản xuất cung ứng máy móc, thiết bị học tập... - Các ngân hàng lập quỹ tín dụng đào tạo cho con em gia đình có thu nhập thấp vay với lãi suất ưu đãi... - Nhà nước quy định cơ chế cho các doanh nghiệp đầu tư vào công tác đào tạo và đào tạo lại. - Khuyến khích cho người Việt Nam ở nước ngoài có khả năng về nước tham gia giảng dạy và đào tạo, mở các trường học... - Sử dụng một phần vốn vay và viện trợ của nước ngoài để xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục - đào tạo. - Lương giáo viên được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm chế độ phụ cấp tuỳ theo tính chất công việc,... Nguồn vốn đầu tư phát triển giáo dục đào tạo Theo Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002;Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước Ở Việt Nam nguồn lực tài chính cho giáo dục bao gồm : đóng góp từ ngân sách nhà nước vào giáo dục – đào tạo; đóng góp của cha mẹ học sinh, cộng đồng, sự trợ giúp của các nước và các tổ chức quốc tế. Trong đó ngân sách của nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong việc phát triển giáo dục, đặc biệt đối với các bậc học cơ bản. Bên cạnh tăng ngân sách nhà nước cho giáo dục, Nhà nước thực hiện chế độ miễn giảm học phí ((Tiểu học, THCS) chế độ cấp học bổng chính sách;… 49 Theo quy định các nguồn thu của giáo dục gồm: - Ngân sách nhà nước cấp theo kế hoạch (của Trung ương, của địa phương): Phần lớn ngân sách chi cho giáo dục dùng để trả lương và các khoản phụ cấp theo lương, xây dựng cơ bản. - Nguồn vốn thu sự nghiệp : các khoản thu phí và lệ phí; các khoản thu từ chuyển giao công nghiệp, lao động sản xuất,.... Ở bậc tiểu học không thu học phí - Các nguồn thu từ đóng góp của các tổ chức kinh tế, xã hội, các cá nhân hảo tâm; tài trợ của nước ngoài: các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các dự án; v.v... Các lực lượng xã hội tham gia ngày càng tích cực vào việc huy động trẻ đến trường, giám sát, đánh giá và hiến kế cho giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất trường học, đầu tư mở trường, đóng góp kinh phí cho giáo dục dưới nhiều hình thức khác nhau. Khoảng 25% tổng chi phí của xã hội cho học tập là đóng góp của người dân. Bên cạnh đó, cũng đã huy động được sự đóng góp của các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị-xã hội và đầu tư nước ngoài. Cơ chế phân bổ NSNN GD&ĐT Thực hiện Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản dưới Luật: Hàng năm Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm xây dựng dự toán ngân sách giáo dục đào tạo toàn ngành và dự toán các trường và các đơn vị trực thuộc Bộ gửi Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp trình Chính phủ. Căn cứ vào dân số trong độ tuổi của mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Tài chính tính toán và giao dự toán chi thường xuyên cho giáo dục và đào tạo của các tỉnh, thành phố. Các tỉnh, thành phố lại tiếp tục xây dựng nguyên tắc và phân bổ chi thờng xuyên cho từng cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn.Trong thực tế không có một mức chi chung cho từng cấp học của cả nước, mà mỗi địa phương sẽ có mức chi khác nhau cho từng cấp học, cho mỗi học sinh. Sau khi được Quốc hội thông qua, Bộ trưởng Bộ Tài chính giao dự toán thu chi ngân sách giáo dục đào tạo cho từng tỉnh, thành phố và cho các Bộ, các ngành có trường, bao gồm: - Chi thường xuyên, - Chi đầu tư xây dựng cơ bản, 50 - Chi Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo, Các nhiệm vụ chi đặc thù khác,... Định mức phân bổ chi sự nghiệp giáo dục hiện hành Định mức phân bổ chi sự nghiệp giáo dục (bao gồm mầm non, tiểu học, THCS, THPT, GDTX). Theo Quyết định số 59/2010/QĐ-TTg về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyênngân sách nhà nước năm 2011, Định mức phân bổ theo dân số trong độ tuổi đến trường từ 1 - 18 tuổi. Bảng 6. Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyênngân sách nhà nước năm 2011 Vùng Đô thị Đồng bằng Miền núi - vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu Vùng cao - hải đảo Định mức phân bổ đồng/người dân(1-18 tuổi)/năm 1.241.680 1.460.800 1.986.880 2.775.520 Định mức phân bổ nêu trên bao gồm: - Tính đủ cho các cấp giáo dục, các loại hình giáo dục; - Các chế độ học bổng cho học sinh dân tộc nội trú, bán trú theo chế độ quy định, chính sách ưu tiên đối với lĩnh vực giáo dục đã ban hành. Trên cơ sở định mức trên, nếu tỷ lệ chi giảng dạy và học tập (không kể lương và có tính chất lương) nhỏ hơn 20% so với tổng chi sự nghiệp giáo dục sẽ được bổ sung đủ 20%; bảo đảm tỷ lệ chi tiền lương, phụ cấp, các khoản có tính chất lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn) tối đa 80%, chi thực hiện nhiệm vụ giáo dục không kể chi tiền lương và các khoản có tính chất lương tối thiểu 20% (chưa kể nguồn thu học phí). Đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có các xã, thôn thuộc Chương trình 135 theo Quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ được phân bổ thêm 140.000 đồng/người dân xã, thôn 135 trong độ tuổi đến trường từ 1 - 18 tuổi/năm để thực hiện chế độ chính sách đối với học sinh xã, thôn thuộc Chương trình 135 và học sinh các xã thuộc 62 huyện nghèo không thuộc xã 135. Kinh phí học tập cho các đối tượng quy định tại Điều 6 Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về hỗ 51 trợ chi phí học tập, ngân sách trung ương sẽ bổ sung có mục tiêu cho các địa phương thực hiện theo chế độ quy định. 1.4.3. Cơ chế quản lý tài chính nhằm tăng cường tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập Đối với trường học công lập được căn cứ vào Nghị định 10 2002/NĐCP, hiện nay Nghị định này đã được thay thế bằng Nghị định 43 NĐ-CP ngày 25/4/2006. Mục tiêu thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý tài chính trường học là: 1. Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho nhà trường trong việc tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao; phát huy mọi khả năng của nhà trường để cung cấp dịch vụ với chất lượng cao cho xã hội; tăng nguồn thu nhằm từng bước giải quyết thu nhập cho giáo viên, cán bộ, nhân viên. 2. Thực hiện chủ trương xã hội hóa trong việc cung cấp dịch vụ giáo dục, huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động giáo dục, từng bước giảm dần bao cấp từ ngân sách nhà nước. 3. Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với trường học, Nhà nước vẫn quan tâm đầu tư để hoạt động giáo dục học ngày càng phát triển; bảo đảm cho các đối tượng chính sách xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn được giáo dục theo quy định ngày càng tốt hơn. Cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập: Thực hiện theo nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập. 52 Nội dung đổi mới cơ chế tài chính đơn vị sự nghiệp công lập: a) Đổi mới phương thức xây dựng và giao kế hoạch ngân sách b) Tăng trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương trong việc lập và thực hiện kế hoạch ngân sách c) Xây dựng cơ chế thích hợp để huy động các nguồn lực cho giáo dục d) Đổi mới chính sách học phí và hỗ trợ người học e) Tăng cường trách nhiệm của các trường trong quản lý tài chính f) Đổi mới giám sát tài chính giáo dục Một số yêu cầu về thực hiện tự chủ tự chịu trách nhiệm của trường học: a) Thực hiện 3 công khai - Công khai về chất lượng đào tạo; - Công khai về các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; - Công khai về thu, chi tài chính của nhà trường. 1.4.4. Chế độ đối với đối tượng chính sách, học sinh, giáo viên vùng khó khăn Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú; Thông tư liên tịch số: 65/2011/TTLTBGDĐT-BTC-BKHĐT ngày 22/12/2011 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 85/2010/QĐ-TTG ngày 21/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú. Theo đó: Hỗ trợ tiền ăn: học sinh bán trú, mỗi tháng được hỗ trợ bằng 40% mức lương tối thiểu chung và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh; Hỗ trợ nhà ở: học sinh bán trú được ở trong khu bán trú của nhà trường; đối với những học sinh phải tự lo chỗ ở, mỗi tháng được hỗ trợ bằng 10% mức lương tối thiểu chung và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh; Đối với học sinh bán trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nếu có nhiều mức hỗ trợ cho cùng một chính sách thì học sinh bán trú chỉ được hưởng một mức hỗ trợ cao nhất. Nghị định số: 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, Thông tư liên tịch số 53 35/2013/TT-BGDĐT-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện Khoản 1 và Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 19/2013/NĐ-CP ngày 23/02/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Theo đó, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đã hết thời hạn công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là 03 năm đối với nữ và 05 năm đối với nam nhưng cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền chưa sắp xếp, luân chuyển công tác trở về nơi ở hoặc nơi làm việc cuối cùng trước khi luân chuyển đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì tiếp tục được hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% hệ số lương của bậc theo chức danh nghề nghiệp hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). 54 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ CHI TIÊU XÃ HỘI VÀ CÁ NHÂN CHO GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRONG MỐI TƯƠNG QUAN VỚI CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC 2.1. Thực trạng chi phí đơn vị của giáo dục Tiểu học 2.1.1. Chi phí đơn vị giáo dục Tiểu học phân theo nguồn kinh phí: Chia xẻ chi phí trong giáo dục Tiểu học - Chi tiêu từ nhà nước cho giáo dục tiểu học (trung ương, địa phương) - Chi tiêu từ cộng đồng, xã hội cho giáo dục tiểu học - Chi tiêu cá nhân cho giáo dục tiểu học Bảng 7 cho thấy Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ chi NSGD so với GDP cao nhất so với các nước khác. Từ năm 2009 tới nay tỷ lệ chi NSGD chi 5,9% GDP và 20% tổng chi ngân sách nhà nước. Chi ngân sách giáo dục tiểu học của Việt Nam là 1,2% GDP, thấp hơn Thái Lan (1,4% GDP) và Hàn Quốc, Malaysia (1,3% GDP), cao hơn các quốc gia còn lại và cao hơn nhiều so với Lào và Singapore (0,5%). Bảng 7. Chi tiêu công cho giáo dục một số quốc gia (% GDP) NS toàn NS GD NS GD NS GD NS GD không ngành Trung sau trung Tiểu học thường xuyên GD học học Nhật bản 4 Việt Nam (2005) 5.3 Việt Nam (2012) 5.9 1.2 1.5 1.4 1.8 Cam puchia 2.6 1.10 1.20 0.10 0.20 Lào 2.4 0.50 0.30 0.20 1.40 Philipin 2.5 1.20 0.60 0.30 0.40 Singapore 2.7 0.50 0.60 0.90 0.70 Hongkong 3.3 0.60 1.10 0.80 0.80 Indonesia 3.5 1.80 1.00 0.30 0.40 Thailan 4.0 1.40 1.30 0.50 0.80 Hàn Quốc 4.3 1.30 1.70 0.50 0.80 Malaysia 4.7 1.30 1.00 1.40 1.00 Mông cổ 5.1 1.20 1.60 0.90 1.40 Nguồn: The WB- UNESCO, 2012, Strengthening Education Quality in East Asia Chú thích: Số liệu các nước: năm 2005 55 Hình 6. Chi ngân sách chi cho giáo dục ở một số quốc gia (% GDP) Chi ngân sách thường xuyên cho giáo dục tiểu học Chi ngân sách giáo dục tiểu học toàn quốc Ngân sách GD&ĐT tăng nhanh trong suốt giai đoạn 2001-2010. Năm 2001, chi NSGD là 15,609 nghìn tỷ đồng, tới năm 2010 là 120,785 nghìn tỷ đồng và tới năm 2012 là 170,349 nghìn tỷ đồng. Bảng 8. Chi Ngân sách giáo dục và đào tạo giai đoạn 2001-2012 2001 Chỉ tiêu Tổng ngân sách 15,609 1 GD&ĐT 4,1 2 % NSGD trong GDP % NSGD trong tổng 15,3% 3 chi NSNN 4 NSGD Thường xuyên 12,649 81.0% 5 % chi thường xuyên 2,360 6 Chi xây dựng cơ bản 15.1% 7 % chi XDCB Nguồn: Vụ KH-TC Bộ GD&ĐT 2008 2009 2010 2011 74,017 94,635 5,6% 5,6% 5,9% 6,0% 6,0% 19,7% 20% 20% 20% 20% 61,517 83.1% 12,500 16.9% 78,475 82.9% 16,160 17.1% 98,560 81.6% 22,225 18.4% 124,039 82.0% 27,161 18.0% 140,175 82.3% 30,174 17.7% 120,785 151,200 2012 170,349 Hình 7. Chi Ngân sách giáo dục và đào tạo giai đoạn 2001-2012 56 Tỷ lệ chi NS cho GD trong GDP tăng từ 4,1% năm 2001 lên 6% năm 2010 và giữ ở mức này cho đến hiện nay. Tỷ trọng chi NSGD so với tổng chi NSNN tăng từ 15,3% năm 2001 lên 20% năm 2009 và giữ vững cho đến hiện nay. Chi NSGD tiểu học tăng nhanh trong suốt giai đoạn 2001-2010, từ năm 2010 chiếm 27,6% so với tổng chi ngân sách giáo dục. Hình 8. Chi Ngân sách GD&ĐT giai đoạn 2008-2012 Chi ngân sách cho giáo dục tiểu học bình quân học sinh toàn quốc Giai đoạn 2006-2010, Chi NSGD tiểu học bình quân/1HS tăng gần 4 lần, từ 1,02 triệu đồng năm 2006 lên 4,07 triệu đồng năm 2010. Bảng 9. Chi ngân sách cho giáo dục tiểu học bình quân học sinh toàn quốc giai đoạn 2006-2010 Tổng ngân sách GD (*) trong đó Tiểu học Tỷ lệ Đơn vị 2006 2008 2010 Tỷ đồng HS 54,798 17,097 81,419 23,204 101,987 28,148 % 31.2 28.5 27.6 16,757,12 6,871,79 Số học sinh tiểu học HS 9 5 6,922,624 Chi NSGD tiểu học/1HS (*) Triệu đồng 1.02 3.38 4.07 Nguồn: Số liệu thống kê giáo dục. Vụ Kế hoạch – Tài chính. Bộ GD&ĐT (*) Bao gồm cả nguồn trái phiếu Chính phủ chi cho chương trình kiên cố hóa trường học; (**) Kết quả do nhóm nghiên cứu tính toán Chi ngân sách thường xuyên cho giáo dục tiểu học ở cấp tỉnh và cấp trường Chi thường xuyên bình quân/1 HS So sánh chi phí đơn vị giáo dục tiểu học năm 2012 ở một số địa phương như Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Gia Lai, Phú Thọ và Lào Cai cho thấy: 57 nếu tính chi Ngân sách Nhà nước, chi đơn vị thường xuyên/1HS tiểu học ở Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh là 3 triệu đồng/1HS, ở các tỉnh khó khăn thì mức chi này tăng gấp đôi (Gia Lai: 6triệu/1HS; Phú Thọ: 6,6 triệu/1HS, thậm chí gấp 3; Lào Cai: 9,2 triệu/1HS; Hòa Bình: 10,5triệu/1HS). Chi NSNN thường xuyên cho giáo dục tiểu học so với tổng chi NSNN thường xuyên cao nhất ở Gia Lai: 43% và thấp nhất là Hòa Bình: 17,9%, tiếp đến là Phú Thọ: 27%. Chi thanh toán cá nhân cho GV Tiểu học (% so với chi thường xuyên tiểu học) cao nhất ở Phú Thọ: 94%; tiếp đến là Hòa Bình: 88,5%; Gia Lai: 84%; Hà Nội: 74,8% và thấp nhất là Tp. Hồ Chí Minh: 73,3%. Điều này có nghĩa là ở các vùng khó khăn, gần như toàn bộ chi thường xuyên dành cho chi lương và các khoản có tính chất như lương và tỷ lệ chi hoạt động chuyên môn, chi duy tu bảo dưỡng và chi thường xuyên khác rất thấp. Chi thanh toán cá nhân bình quân cho 1 GV tiểu học ở Hà Nội ở mức thấp nhất: 50,1 triệu đ/1GV, Tp. Hồ Chí Minh: 69,2 triệu đ/1GV, ở Gia lai và Phú Thọ mức chi này cao gấp đôi Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh (Gia lai: 115 triệuđ/1GV và Phú Thọ là 101,1 triệu đ/1GV), cao nhất là Hòa Bình: 112,5 triệu đ/1GV. Bảng 10. So sánh chi phí giáo dục tiểu học một số địa phương năm 2012 Chi thường Tr. 3 3 6 6.6 10.3009 10.5 xuyên/1HS/năm đồng Chi thanh toán cá nhân Tr. 2 (Lương) 1GV/năm 69.23 50.1 115 101.1 106.744 112.5 đồng Chi NS TX cho Tiểu học 3 Tỷ lệ (% so với tổng % 33.7% 43.3% 27.0% 37.0% 17.9% NSTX) Chi thanh toán cá nhân cho Tiểu học (% so với 73.30 4 % 74.80% 84.60% 94.20% 85.2% 88.50% chi thường xuyên tiểu % học) 5 Tỷ số HS/GV 31.9 23 21.7 16.3 12.2 12.1 6 Số HS/Phòng học 47.1 34 32.7 22.7 17.1 19.3 7 Số lớp/phòng học 1.0 1.0 1.2 1.0 1.0 1.0 Nguồn: Kết quả tính toán của nhóm nghiên cứu dựa trên báo cáo của các Sở GD&ĐT 1 58 Chi NSNN thường xuyên bình quân 1 học sinh ở miền núi, nông thôn cao hơn thành thị So sánh chi thường xuyên cho giáo dục tiểu học cấp tỉnh ở Tp. Hồ Chí Minh và Hòa Bình cho thấy: Tỷ lệ chi cho giáo dục tiểu học trong tổng chi thường xuyên ở Hòa Bình là 17,9%, thấp hơn nhiều so với Tp. Hồ Chí Minh (29,7%). Tuy nhiên, thanh toán cá nhân của Hòa Bình chiếm hầu hết tổng chi thường xuyên (88%), trong khi đó Tp. Hồ Chí Minh chỉ là 77% (thấp hơn quy định của Chính phủ là chi cá nhân trong tổng chi thường xuyên không quá 80%). Chi NSNN thường xuyên bình quân/1 HS của Hòa Bình cao gấp 3,5 lần so với Tp. Hồ Chí Minh: Hòa Bình là 10,5 triệu đ/1HS, Tp. Hồ Chí Minh là 3 triệu đ/1HS (bảng dưới đây). Bảng 11. Chi ngân sách giáo dục Tiểu học Tp. Hồ Chí Minh và tỉnh Hòa Bình năm 2012 Tp. Hồ Chí Hòa Bình Minh Tổng Chi NSNN GD&ĐT 7,796,690 3,884,788 2 Chi thường xuyên Tr.đồng 5,794,850 3,591,299 Trong đó Tiểu học Tr.đồng 1,721,405 641,372 % so với tổng CTX 29.70% 17.90% Trong đó thanh toán cá nhân Tr.đồng 1,325,482 567,325 % so với CTX tiểu học 77.00% 88.50% 5 Chi thường xuyên bình quân/HS Tr.đồng 3.3 10.5 Chi thanh toán cá nhân (Lương) 1GV/năm Tr. đồng 49.64 112.5 Nguồn: Kết quả tính toán của nhóm nghiên cứu dựa trên báo cáo của các Sở GD&ĐT TT ĐV tính Chi phí giáo dục cấp trường học ở một số trường Tiểu học Kết quả khảo sát Chi phí giáo dục cấp trường học ở Hà Nội cho thấy tỷ lệ ngân sách Nhà nước cấp cho trường chiếm 81,9%, huy động từ người học và xã hội là 18,1%. Chi lương chiếm 70% tổng chi thường xuyên. Tuy nhiên các tỉnh có khác biệt khá rõ nét ở các khu vực trong cả nước. Từ thực trạng nguồn vốn đầu tư cho giáo dục tại 3 trường Tiểu học Hà Nội, Dak Lak và Hải Phòng cho thấy việc chi phí cho giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập. Tỷ lệ huy động nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước thấp, Hà Nội là 18,1%, Hải Phòng là 6,1%. Tỷ lệ chi thanh toán cá nhân ở tỉnh miền núi, nông thôn cao hơn nhiều so với thành thị: ĐakLak là 90,7%; Vĩnh Bảo - Hải Phòng là 96,9% và Hà Nội là 70,1%. Trong khi đó, để cải thiện chất lượng giáo dục đáp ứng với yêu cầu hiện nay việc đầu tư vốn cho xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học, đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, các hoạt động 59 chuyên môn khác đáp ứng nhu cầu trong thời kì hội nhập là khá lớn, đây là vấn đề cấp thiết của mỗi đơn vị nhà trường nói riêng và nhà nước nói chung. Bảng 11a. So sánh Chi phí giáo dục cấp trường học ở một số trường Tiểu học Đăk Lăk, Hà Nội, Hải Phòng năm 20121 Trường Trường TS. Hà Trường TQT Nội Đak lak VB.Hải Phòng Đơn vị STT Nội dung tính Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ (%) lượng (%) lượng (%) lượng Tổng nguồn vốn đầu tư Tr.đồng 7975 3563 2472 cho trường Chi thường xuyên bình Tr.đồng 3.2 3.2 quân HS/năm 1 Ngân sách Nhà nước Tr.đồng 6528 81.9% 3563 2322 93.9% cấp, trong đó Thường xuyên Tr.đồng 6398 98.0% 3563 100.0% 2322 100.0% Trong đó NS chi thanh Tr.đồng 4486 70.1% 3230 90.7% 2250 96.9% toán cá nhân 2 Ngân sách huy động từ Tr.đồng 1447 18.1% 150 6.1% người học và xã hội Học phí (học 2 buổi/ngày) Tr.đồng 532 36.8% 100 66.7% Đóng góp của CMHS Tr.đồng 790 54.6% 30 20.0% Hỗ trợ từ cộng đồng Tr.đồng 125 8.6% 20 13.3% nguồn thu khác Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu tại trường Tiểu học T.S, Hai Bà Trưng, Hà Nội; TQT, Buôn Ma Thuột và TP. Hải Phòng Khảo sát ở cấp trường học cho thấy có sự khác biệt rõ nét ở các trường ngay trên cùng một địa bàn huyện/tỉnh. Tại Lào Cai, mặc dù số học sinh/lớp thấp, dao động từ 17-20 HS/1 lớp, có trường chỉ 12-13 học sinh/1 lớp), trong khi đó ở huyện Krong ana (DakLak), bình quân là 25HS/1 lớp, trường cao nhất là tiểu học Phan Bội Châu (32,7HS/1 lớp); thấp nhất là trường tiểu học Trưng Vương (18,7HS/1 lớp). Nhiều trường ở vùng sâu, vùng xa điều kiện học tập còn nhiều khó khăn, không đủ phòng học: trường tiểu học số 2 thị trần Phong Hải, Bảo Thắng, Lào Cai (0,65 phòng học/lớp, không học được 2 buổi/ngày), một số trường tiểu học của Dak Lak chỉ có 0,7 -0,8 phòng học/lớp (trường tiểu học Y Ngông, tiểu học Drông Sáp, Lê Lợi,...). 1 Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài B2012.29.01 60 Bảng 11b. So sánh Chi phí giáo dục cấp trường học ở một số trường Tiểu học tại Lào Cai 1 2 3 6 7 8 Trường Tiểu học Gia Phú số 2 Trường Tiểu học số 1 Kim Sơn - Bảo yên - Lào Cai Trường tiểu học xã Lương Sơn – Bảo Yên – Lào Cai TrườngTiểu học Chợ Chậu – Lùng Vai – Mường Khương Trường PTDTBT Tiểu học xã Quan Thần Sán Trường Tiểu học số 2 TT Phong Hải, Bảo Thắng, Lào Cai 22.7 1 7.516.732 20.4 1 5.490.196 13.5 1 10.356.346 16.3 0.8 8.949.538 12.6 1 8.415.841 17.8 0.65 5.090.243 5.5% 84.7% 1.1% 88.2% 2.7% Bảng 11c. So sánh Chi phí giáo dục cấp trường học ở một số trường Tiểu học tại huyện Kroong Ana, DăkLak TT 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. Trường Trường tiểu học Y Ngông Trường tiểu học Tây Phong Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân Trường tiểu học Lý Tự Trọng Trường tiểu học Phan Bội Châu Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi Trường tiểu học Lê Lợi Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng Trường tiểu học Trần Phú Trường tiểu học Ea Bông Trường tiểu học Hoàng Văn Thụ Trường tiểu học Krong Ana Trường tiểu học Võ Thị Sáu Trường tiểu học Drông Sáp Số %chi cá % chi xã Chi TT cá Số Chi phòng nhân/chi hội/chi nhân/1GV/ HS/lớp TX/HS/năm học/lớp TX TX năm 17.6 0.7 11,229,479 92.1% 98,675,600 20.3 1.0 8,497,797 91.3% 76,354,129 26.6 1.4 8,266,863 78.4% 28.3 1.0 7,205,495 92.3% 32.7 1.0 7,254,410 92.2% 0.0% 27.0 1.0 7,267,677 89.6% 2.5% 23.0 0.8 11,491,565 85.3% 1.0% 25.1 1.0 7,651,293 83.3% 1.2% 29.5 22.8 1.0 0.7 7,575,221 10,257,389 88.9% 92.1% 1.6% 1.0% 20.5 1.2 10,041,379 92.8% 0.7% 103,778,800 31.0 1.2 6,669,081 92.2% 0.0% 117,861,500 24.9 0.9 7,196,182 88.9% 0.0% 79,634,750 20.8 0.7 8,915,664 0.0% 1.6% - 61 3.3% 94,951,600 94,076,25 0 128,693,88 2 84,372,81 3 86,731,423 83,114,18 5 95,166,667 140,509,130 TT 15. 16. 17. 18. 19. Trường Trường tiểu học Nguyễn T Minh Khai Trường tiểu học Trưng Vương Trường tiểu học Trần Quốc Toản Trường tiểu học Lê Hồng Phong Trường tiểu học Tình thương Số Số Chi phòng HS/lớp TX/HS/năm học/lớp %chi cá nhân/chi TX 90.2% % chi xã Chi TT cá hội/chi nhân/1GV/ TX năm 27.0 1.2 8,452,891 0.8% 123,540,720 18.5 1.0 11,433,498 23.1 1.2 8,121,282 91.4% 0.5% 83,065,355 25.0 1.1 8,711,667 91.4% 1.9% 99,583,333 24.4 1.0 10,713,907 91.1% 0.0% 113,753,348 0.0% 2.1.2. Các khoản đóng góp từ gia đình cho giáo dục tiểu học Chi giáo dục tiểu học ở thành thị cao hơn so với nông thôn, các nhóm thu nhập cao chi nhiều hơn hơn so với người nghèo Học sinh tiểu học không phải đóng học phí đối với trường hợp học tại các trường công lập trong toàn quốc. Chi phí từ gia đình cho học sinh học tiểu học tăng nhanh trong những năm gần đây ở tất cả các vùng, miền. Chi phí cho giáo dục bình quân một em ở thành thị so với nông thôn có sự khác biệt lớn, gấp khoảng 3 lần. Năm 2012, vùng đồng bằng sông Hồng có chi phí cho một HS tiểu học cao nhất: 2.535.200/1 năm, tiếp đến là Đông Nam Bộ: 2.463.00đ/1HS, thấp nhất là vùng Tây Bắc và Đông Bắc: 696.000đ/1HS. Bảng 12. Chi giáo dục tiểu học bình quân 1 học sinh trong 1 năm từ 2008-2012 Vùng 2008 2010 Đồng bằng sông Hồng 820.8 1732 Đông Bắc 353.9 463.4 Tây Bắc 353.9 463.4 Bắc Trung bộ 512.9 766.6 Duyên hải nam trung bộ 512.9 766.6 Tây Nguyên 494.9 686.1 Đông Nam Bộ 2351.1 2573.2 Đồng bằng sông Cửu Long 402.5 613.3 Nguồn: Tổng cục thống kê, 2012, Khảo sát mức sống dân cư 2012 62 2012 2535.2 696 696 1132 1132 1048.1 2463.1 848.7 Hình 9. Chi giáo dục tiểu học bình quân 1 học sinh trong 1 năm từ 2008-2012 Chi giáo dục tiểu học bình quân 1 học sinh trong 1 năm Năm 2012, bình quân 1 nhân khẩu chi 4.082.200 đ cho giáo dục, trong đó 1.474.500đ cho giáo dục tiểu học. Chi cho giáo dục nói chung ở thành thị gấp 2,1 lần so với nông thôn, đối với bậc tiểu học gấp 2,7 lần so với nông thôn. Chi cho giáo dục tiểu học chiếm 6,1% so với tổng thu nhập của các hộ gia đình. Chỉ số này ở thành thị là 7,6% và nông thôn là 5,3% (thành thị cao hơn nông thôn 1,4%). Bảng 13. Tỷ lệ chi giáo dục trong tổng thu nhập bình quân nhân khẩu năm 2012 (% trong tổng thu nhập) Thành Nông thị thôn Chi GD 4082.2 6352.4 3090.6 Chi GD tiểu học 1474.5 2709.4 995.9 % chi GD so với thu nhập 17.0% 17.7% 16.3% % chi GD tiểu học so với thu nhập 6.1% 7.6% 5.3% Nguồn: Tổng cục thống kê, 2012, Khảo sát mức sống dân cư 2012 Chung So sánh thành thị/nông thôn 2.1 2.7 1.1 1.4 Chi phí đi học của trẻ em vùng khó khăn/gia đình nghèo Có thể chia trẻ em theo 5 nhóm mức thu nhập bình quân đầu người của Tổng cục Thống kê: Nhóm 1: Nhóm có thu nhập thấp nhất (nhóm nghèo nhất); Nhóm 2: Nhóm có thu nhập dưới trung bình; Nhóm 3: Nhóm có thu nhập trung bình; Nhóm 4: Nhóm có thu nhập khá; Nhóm 5: Nhóm có thu nhập cao nhất (nhóm giầu nhất). Với cách chia này, có thể xác định trẻ em thuộc nhóm 1 và nhóm 2, tức các nhóm gia đình có thu nhập thấp nhất và nhóm có thu nhập dưới trung bình là trẻ em thuộc nhóm nghèo. 63 Theo báo cáo của Ban chỉ đạo thực hiện Chiến lược toàn diện về tăng cường và xóa đói giảm nghèo năm 2003 cho thấy tỷ lệ nghèo theo Chuẩn quốc gia giữa các vùng trong cả nước có sự phân biệt đáng kể. Tỷ lệ nghèo chiếm tỷ lệ cao tập trung ở các vùng miền núi như Đông Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên, Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung. Sự chênh lệch giữa vùng cao nhất và thấp nhất tới gần 3 lần, Tây Bắc (18,7%) so với Đông Nam Bộ (6,3%). Trẻ em ở các vùng này cũng đang hứng chịu những nỗi khổ của sự nghèo đói. Theo điều tra năm 2003, tỷ lệ trẻ em nghèo dưới 18 tuổi chiếm 34,4%. Nông thôn chiếm 41,7%; thành thị 9,5%. Có sự biến động lớn giữa các vùng miền: Đông Nam Bộ 15%; Tây Bắc tới 72,2%. Chính sự chênh lệch về giầu nghèo này đã ảnh hưởng tới điều kiện để trẻ em tiếp cận với giáo dục. Như vậy, những vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao cũng đồng nghĩa với tỷ lệ trẻ em nghèo cao. Đây cũng là những vùng tập trung đông số trẻ em chưa bao giờ được đến trường, Tây Nguyên là vùng trẻ em thất học cao nhất (34,36%), tiếp theo là Tây Bắc (32,91%). Chi phí cho giáo dục của nhóm 1 và nhóm 2 là nhóm nghèo (thu nhập quá thấp và dưới trung bình) so với nhóm 4 và 5 có sự chênh lệch lớn. Độ chênh lệch giữa nhóm 1 và nhóm 5 là 6 lần, đặc biệt chi cho việc học thêm độ chênh lệch lên tới 15 lần. - Số trẻ em đi học ít và phần lớn học ở bậc tiểu học (nhiều trẻ em thất học thuộc về nhóm này); - Chi phí cho đồng phục, học phí, học thêm và các khoản chi khác rất thấp; - Nhóm 1 phần lớn tập trung ở các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long là những vùng phát triển chưa cao. Như vậy, nghèo đã làm cho trẻ em không có tiền để đóng góp, nhiều trẻ em muốn học nhưng không thể đi học được, chưa nói đến muốn biết nhiều nhưng không có điều kiện để học thêm, mua sắm tài liệu, dụng cụ học tập. Nhiều trẻ em muốn vươn lên nhưng không khắc phục được. Theo điều tra mức sống dân cư 2012, chi phí cho giáo dục bình quân của các nhóm thu nhập rất khác nhau. Mặc dù chi cho 1 HS ở thành thị cao hơn nông thôn, vùng đồng bằng cao hơn miền núi, vùng khó khăn, tuy nhiên qua điều tra mức sống dân cư, tỷ trọng chi giáo dục, đào tạo trong chi tiêu cho đời sống của hộ gia đình có sự 64 chênh lệch cao giữa các nhóm thu nhập, nhóm 1 (nghèo nhất) có tỷ lệ chi so với thu nhập thấp hơn nhóm 5 (thu nhập cao nhất) gần như ở tất cả các vùng. Bảng 14. Tỷ trọng chi giáo dục, đào tạo trong chi tiêu cho đời sống của hộ gia đình năm 2012 (% trong tổng thu nhập) Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm 1 2 3 4 Đồng bằng sông Hồng 4.5 4.7 5.6 5.2 3.1 Đông Bắc 3.3 1.8 3.1 3.2 3.8 Tây Bắc 2.6 1.5 1.6 2.8 2.6 Bắc Trung bộ 5.4 3.4 5.6 7.3 4.6 Duyên hải nam trung bộ 4.3 3.3 4.5 4.6 4.7 Tây Nguyên 4.5 2.6 4.9 5.3 4.8 Đông Nam bộ 5.1 4.4 5.1 5.1 3.7 Đồng bằng sông Cửu Long 2.8 2.9 2.4 2.9 3.2 Nguồn: Tổng cục thống kê, 2012, Khảo sát mức sống dân cư 2012 Chung Nhóm 5 4.3 3.3 2.9 5.3 4.2 4.1 6.2 2.7 Hình 10. Tỷ trọng chi giáo dục, đào tạo trong chi tiêu cho đời sống của hộ gia đình năm 2012 (% trong tổng thu nhập) Khảo sát tất cả các tỉnh cho thấy học sinh tiểu học không phải đóng học phí. Tuy nhiên gia đình phải chi nhiều khoản cho học sinh đi học và điều này được địa phương quy định1. 1 Sở GD&ĐT Hà Nội quy định ba khoản thu từ gia đình đối với HS tiểu học như sau: 1); tiền chăm sóc bán trú (không quá 150.000 đồng/HS/tháng); tiền trang thiết bị phục vụ bán trú:không quá 100.000 đồng/HS/năm; 2) Thu học 2 buổi/ngày không quá 100.000 đồng/HS/tháng; 3) Thu nước uống tinh khiết cho HS với mức thu không quá 12.000 đồng/HS/tháng. 65 Khảo sát tại Lào Cai, Gia Lai, Đak Lak, Kiên Giang cho thấy các gia đình hộ nghèo gần như không chi các khoản tiền cho đi học của con cái ở tiểu học, một số gia đình không phải nhóm nghèo nhất có đóng góp ở mức từ 100.000đ - 300.000đ/1 năm học. Các khoản đóng góp của cha mẹ học sinh cho nhà trường khu vực thành phố Khảo sát tại Tp. Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh cho thấy mức chi của gia đình cao hơn nhiều so với khu mực miền núi. Khảo sát một số trường tiểu học công lập nội thành Hà Nội, các khoản thu hộ, chi hộ thu từ gia đình bình quân/1 học sinh khoảng 750.000đ đến 1 triệu đ/HS/năm. Như vậy, nếu dựa vào số liệu khảo sát từ nhà trường và địa phương, tổng chi phí đơn vị thường xuyên từ Nhà nước và gia đình ở Hà Nội vẫn thấp hơn so với các tỉnh khó khăn. Tuy nhiên khi khảo sát một số cha mẹ học sinh ở Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, khoản chi này cao hơn rất nhiều. Một số gia đình cho biết họ chi cho con đi học Tiếng Anh là từ 5 - 15 triệu/1 năm; thể thao, năng khiếu (sinh hoạt CLB tại nhà trường) là từ 2 - 3,2 triệu/1HS/1 năm. Như vậy chỉ tính 2 khoản chi này, chi từ gia đình cho 1 học sinh ở thành phố sẽ khoảng từ 7 – 18 triệu đ/1HS/năm, cộng cả chi các khoản thỏa thuận (theo quy định của UBND thành phố) và ngân sách Nhà nước cấp, chi phí đơn vị/1 học sinh tiểu học ở thành phố sẽ dao động từ 12 – 22 triệu đ/1HS/năm. Đối với các trường tư “có tiếng” như trường Nguyễn Siêu (Hà Nội), mức học phí bình quân là 60 triệu/1HS; một số trường quốc tế có mức học phí dao động từ 100 triệu đ/HS đến 200 triệu đ/1 HS/năm. Trường Hà Nội Academy có mức học phí là 600USD/1 HS/1 tháng, nếu tính 9 tháng học thì chỉ riêng học phí sẽ là 5.400USD (tính theo tỷ giá hiện nay 1USD=21.000đ thì học phí cho 1 học sinh 1 năm học sẽ là 113,4 triệu đồng. Nếu tính tổng chi phí cho 1 học sinh đi học: đồng phục, phương tiện đi lại, đi tham quan dã ngoại,… thì mức chi lên tới 200 triệu/1HS/năm). Rõ ràng có khoảng cách rất xa giữa chi cho học sinh tiểu học ở các nhóm thu nhập và điều này cho thấy với mức thu nhập giáo viên cao gấp nhiều lần so với trường khó khăn, đầu tư CSVC trường học tốt hơn, kết quả giáo dục tiểu học có một khoảng cách không nhỏ giữa vùng thành thị và nông thôn, giữa nhóm thu nhập thấp và thu nhập cao và đây là vấn đề của công bằng trong giáo dục tiểu học. 66 Khảo sát tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh cho thấy ở các thành phố quy định rõ về các khoản thu thỏa thuận giữa nhà trường với cha mẹ học sinh. Tp. Hà Nội quy định rõ mức thu, Tp. HCM không quy định cụ thể mà chỉ nêu các khoản được thu thỏa thuận. Ở các tỉnh miền núi, khó khăn, các trường chỉ có nguồn thu duy nhất từ NSNN cấp. Khung 3. THU, SỬ DỤNG HỌC PHÍ VÀ THU KHÁC CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÔNG LẬP Tp. HỒ CHÍ MINH TỪ NĂM HỌC 2013 – 2014 ĐẾN NĂM HỌC 2014 – 2015 Thu theo thỏa thuận: Đối với những khoản đóng góp được thỏa thuận giữa nhà trường và cha mẹ học sinh để thực hiện một số nhiệm vụ thay cha mẹ học sinh trong công tác nuôi, dạy học sinh như: - Tiền tổ chức dạy học 2 buổi/ngày (áp dụng đối với các đơn vị trường học thực hiện chế độ dạy học 2 buổi/ngày). - Tiền tổ chức các lớp học ngoại ngữ, tin học, năng khiếu, tự chọn. - Tiền tổ chức học nghề THCS. - Tiền tổ chức phục vụ bán trú. - Tiền vệ sinh bán trú. - Thiết bị, vật dụng phục vụ học sinh bán trú. - Tiền ăn, tiền nước uống. Yêu cầu nhà trường phải thỏa thuận với phụ huynh học sinh về chủ trương, công khai mức thu, nội dung chi, đảm bảo nguyên tắc thu đủ bù chi. NguỒn: LIÊN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - SỞ TÀI CHÍNH Tp Hồ Chí Minh Số: 2949/HDLS/GDĐT-TC Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 5 tháng 9 năm 2013 Khung 4. QUY ĐỊNH VỀ MỘT SỐ KHOẢN THU, CHI KHÁC TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC TIỂU HỌC CÔNG LẬP HÀ NỘI Thu, chi phục vụ bán trú 1. Nội dung thu, mức thu: a) Tiền ăn: Thỏa thuận với cha mẹ học sinh. b) Chăm sóc bán trú: Không quá 150.000 đồng/học sinh/tháng. c) Trang thiết bị phục vụ bán trú: - Học sinh: Không quá 100.000 đồng/học sinh/năm học. 2. Nội dung chi: a) Tiền ăn: Chi bữa ăn chính và bữa ăn phụ (nếu có) theo thỏa thuận. b) Chăm sóc bán trú: Bồi dưỡng người trực tiếp chăm sóc, cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ công tác bán trú. c) Trang thiết bị phục vụ bán trú: Trang bị cơ sở vật chất cho bán trú (giường, chiếu, chăn, khăn mặt, bát, đĩa, cốc, xoong, nồi, bếp gas,...) Thu, chi học 2 buổi/ngày 67 1. Mức thu: Không quá 100.000 đồng/học sinh/tháng. 2. Nội dung chi: Chi bồi dưỡng giáo viên trực tiếp tham gia dạy 2 buổi/ngày, bồi dưỡng cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ và phúc lợi tập thể, mua sắm văn phòng phẩm, đồ dùng dạy học, điện, nước, vệ sinh, tăng cường cơ sở vật chất và các nội dung chi khác phục vụ hoạt động học 2 buổi/ngày. Thu, chi nước uống học sinh 1. Mức thu: Không quá 12.000 đồng/học sinh/tháng. 2. Nội dung chi: Chi mua nước uống tinh khiết phục vụ học sinh. Thu chi khoản đóng góp tự nguyện để sửa chữa nhỏ hoặc mua sắm trang thiết bị của nhà trường 1. Nguyên tắc thu: Trong trường hợp ngân sách nhà nước và khoản thu học phí chưa đáp ứng được hết các nhu cầu sửa chữa nhỏ, mua sắm trang thiết bị, các trường được huy động đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân và phụ huynh học sinh theo nguyên tắc không ép buộc hay bình quân hóa mức đóng góp đối với phụ huynh học sinh. Bên đóng góp không được gắn bất kỳ điều kiện ràng buộc nào về đặc quyền, đặc lợi trong việc thụ hưởng dịch vụ giáo dục hoặc quyền khai thác lợi ích kinh tế phát sinh từ tài sản, kinh phí đã đóng góp cho nhà trường. Các khoản thu về quần áo đồng phục, quần áo thể dục thể thao, phù hiệu Phụ huynh học sinh và Ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức việc may hoặc mua đồng phục theo đúng quy định của Thông tư số 26/2009/TT-BGDĐT ngày 30/9/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định khác Nguồn: UBND Tp HÀ NỘI, Quyết định số: 51/2013/QĐ-UBND ngày 22 tháng 11 năm 2013 ban hành quy định về thu, sử dụng các khoản thu khác trong cơ sở giáo dục công lập của Tp Hà Nội (Trừ các cơ sở GD công lập chất lượng cao) Chi phí giáo dục tiểu học tạo áp lực lớn cho gia đình Hiện nay, nhiều bậc phụ huynh ở thành phố chi tiêu cho đi học của con em nhiều hơn số tiền lương và thậm chí vay mượn để chi trả tiền học cho con, thậm chí cắt giảm nhiều khoản chi phí trong gia đình để chi cho con đi học. Cha mẹ học sinh ở khu vực thành thị hiện nay quan tâm nhiều đến các hoạt động năng khiếu, thể thao, nghệ thuật, tiếng Anh cho con em mình. Khung 5. Trường hợp nghiên cứu: Áp lực chi phí cho các gia đình có con học tiểu học ở cả thành phố và tỉnh miền núi Phỏng vấn bà N.T. Bình có con đang học lớp 5 trường tiểu học L V T. thị xã Lào Cai cho thấy các khoản chi phí từ gia đình cho cháu một năm là 5,3 triệu đồng. bao gồm: 68 1. Các khoản đóng cho trường 2384000 Tiền khuyến học: 108000 Tiền điện 41000 Bảo vệ 78000 nước 19000 photo 18000 đồng phục 8000 học thêm 2 buổi/ngày (8.400đ/1 buổix20 buổi/tháng x 9 tháng 1512000 Tiền Ban đại diện Cha mẹ học sinh 600000 2. Sách giáo khoa, dụng cụ, sách tham khảo 1000000 3. Học năng khiếu, học thêm (30.000đ/1 buổi x 16 buổi x 4 tháng 1920000 Phỏng vấn bà H, mẹ M, học sinh lớp 5 trường tiểu học K (nội thành Hà Nội), bà H cho biết: năm học 2013-2014, gia đình chi khoảng gần 40 triệu đồng cho việc học cho chú bé M, bao gồm: - Các khoản đóng cho trường cả năm: 2.400.000đ - Tiền mua sách giáo khoa, văn phòng phẩm: 1.000.000đ - Tiền đồng phục 1.000.000đ - Tiền học thêm (toán,Tiếng Việt) 15.000.000đ - Học Tiếng Anh (Trung tâm Laguagelink) 15.000.000đ - Học năng khiếu (Bóng rổ) 3.200.000đ Điều này không chỉ xảy ra ở gia đình chú bé H. Hiện nay, nhiều bậc phụ huynh thành phố chi tiêu nhiều hơn số tiền lương của họ, để có thể chi trả cho con đi học, họ phải làm thêm ngoài công việc cơ quan. Nguồn: Phỏng vấn của nhóm nghiên cứu trong khảo sát tại Lào Cai và Hà Nội Khung 6. Lịch học gần như khép kín của các học sinh tiểu học thành phố Chú bé M, 11 tuổi học lớp 5 tại một trường tiểu học ở quận Đống Đa, Hà Nội. Em có một lịch trình bận rộn hơn cả cha mẹ mình. Sau khi tan học ở trường vào khoảng 16h30’, giờ chiều, vào thứ hai và thứ tư, chú bé tham gia lớp học bóng rổ và đến 6h thì kết thúc. Sau khi ăn bữa tối, em phải làm bài tập về nhà đến hoảng 9h30’. Vào các buồi tối thứ 3, thứ 5 và thứ 7 em học thêm ở một lớp học tư gần nhà trong vòng 2 giờ, từ 7h15’ đến 9h15’. Chiều thứ bảy hàng tuần em có một lớp tiếng Anh trong 2 giờ tại Trung tâm Anh ngữ LanguageLink. Phỏng vấn của nhóm nghiên cứu với chi H, mẹ của 1 học sinh tiểu học nội Hà Nội. 69 Theo khảo sát, ở thành thị có tới 80% số người được hỏi cho biết họ đều chi tiền học và nhiều khoản khác cho con đi học. Bình quân một gia đình ở thành thị chi mỗi năm học cho con thấp nhất là 2 triệuđ/1HS/năm (cho các khoản tối thiểu như tiền học 2 buổi/ngày, sách giáo khoa, đồ dùng học tập, đồng phục, nước uống,…). Một số trường công lập dịch vụ chất lượng cao có mức thu 3 triệuđ/1HS/tháng (27 triệuđ/1HS/năm), một số trường quốc tế học phí tính bằng đô la: như trường Hà Nội Academy có học phí 600USD/1HS/tháng (150 triệu đồng hay 7.000USD/năm). Tuy nhiên ở các tỉnh nông thôn, miền núi, các khoản này ít hơn rất nhiều, thậm chí ở các trường vùng đặc biệt khó khăn, học sinh được cấp tiền hỗ trợ 142.000đ/HS/tháng nhưng các em vẫn ngại đi học. Hơn 60% số người được hỏi cho biết đang chịu nhiều áp lực từ chi phí giáo dục, trong khi 35% trong số họ cho biết áp lực của họ là bình thường. Về kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ HS Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ HS được vận động triển khai ngay từ đầu năm học với mức vận động ở các trường khác nhau. Theo ý kiến của cha mẹ HS các trường công lập, mức thu cao nhất là 500.000 đồng/HS (Thành phố Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh), mức thấp nhất là 50.000 đồng/HS (Miền núi, nông thôn). 2.2. Đánh giá mức độ tự chủ trường học Đề tài đã tiến hành đánh giá mức độ tự chủ trường học dựa trên 5 tiêu chí về tự chủ tài chính theo tiếp cận cải thiện kết quả giáo dục (SABER), 5 tiêu chí gồm: - Tiêu chí 1. Đánh giá mức độ tự chủ của trường tiểu học trong lập và thông qua kế hoạch ngân sách - Tiêu chí 2. Tự chủ của trường học trong quản lý nhân sự - Tiêu chí 3. Sự tham gia của Hội đồng trường vào tài chính trường học - Tiêu chí 4. Đánh giá kết quả của nhà trường và học sinh - Tiêu chí 5. Đánh giá về Tự chịu trách nhiệm trường học Đề tài đã tiến hành khảo sát 252 Hiệu trưởng/Phó Hiệu trưởng, giáo viên trường tiểu học thuộc các tỉnh/Tp: Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Lào Cai, Gia Lai, Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Bình, Bình Dương, Lai Châu, Sóc Trăng, Kiên Giang. 70 Thực tế triển khai giao quyền tự chủ cho các trường cho thấy: Việc giao tự chủ cho các trường tiểu học còn chậm. Ở một vài tỉnh nhiều trường tiểu học đến nay mới được giao tự chủ (Hòa Bình, Gia Lai). Hầu hết các trường chỉ được giao tự chủ về tài chính, không được giao tự chủ về tổ chức bộ máy, nhân sự theo Nghị định 43. Điều này dẫn đến tự chủ mang tính hình thức, khó có thể chủ động trong việc tuyển dụng, sử dụng đội ngũ hiệu quả. Qua khảo sát ý kiến CBQL, GV một số trường tiểu học toàn quốc cho thấy hiện nay nếu sử dụng thang đo về mức độ tự chủ và trách nhiệm giải trình của WB thì tất cả các trường đều ở mức “Tiềm tàng”, tức là mức độ thấp nhất. Tiêu chí được đánh giá khá tốt là Tiêu chí 1. Tự chủ của trường học trong lập và thông qua kế hoạch ngân sách và Tiêu chí 4. Đánh giá kết quả của nhà trường và học sinh. Các tiêu chí bị đánh giá rất thấp là Tiêu chí 2. Tự chủ của trường học trong quản lý nhân sự; Tiêu chí 3. Sự tham gia của Hội đồng trường vào tài chính trường học và Tiêu chí 5. Tự chịu trách nhiệm trường học. Nguyên nhân chính là tất cả các trường đều chưa có Hội đồng trường (Mặc dù Điều lệ trường học các cấp đã có quy định này) hoặc đã có nhưng Hội đồng này gần như không hoạt động thực sự. Các trường mầm non, phổ thông không được giao tự chủ nhân sự. Một nguyên nhân nữa là năng lực quản lý nhà trường theo hướng tự chủ và tự chịu trách nhiệm của Hiệu trưởng và các bên liên quan còn nhiều hạn chế. Việc giao tự chủ chưa song hành với đề cao trách nhiệm của nhà trường. Thể hiện rõ nét nhất là trách nhiệm giải trình và giám sát, đánh giá các hoạt động của trường còn rất thấp. Dưới đây là kết quả khảo sát cụ thể: 1) Tiêu chí 1. Đánh giá mức độ tự chủ của trường tiểu học trong lập và thông qua kế hoạch ngân sách Hầu hết ý kiến cho rằng trường học chưa được thực sự tự chủ về tài chính và nhân sự. 56,3% ý kiến cho rằng “Hiệu trưởng có quyền quản lý ngân sách hoạt động của trường”; 31,7% phân vân và 11,9% không đồng ý với nhận định này. Có 98,4% không đồng ý rằng “Hiệu trưởng có quyền đặt ra và quản lý lương của nhân viên và giáo viên”; 81,9% ý kiến cho rằng 71 “Hiệu trưởng có quyền gây các quỹ khác bên cạnh quỹ nhận được từ các nguồn của trung ương hay địa phương”. Bảng 15. Ý kiến của CBQL, GV về tự chủ của trường học trong lập và thông qua kế hoạch ngân sách TT Mức tự chủ(*) có một có không phần 56,3 31,7% 11,9% % Nội dung Hiệu trưởng có quyền quản lý ngân sách hoạt động của trường Hiệu trưởng có quyền đặt ra và quản lý lương của b 0,8% nhân viên và giáo viên Hiệu trưởng có quyền gây các quỹ khác bên cạnh c quỹ nhận được từ các nguồn của trung ương hay 20,6% địa phương Nguồn: kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu a 0,8% 98,4% 0,0% 79,4% Khung 7. Cần tăng tự chủ hơn nữa cho các trường tiểu học Bà V T T, Phó hiệu trưởng trường tiểu học N.V.X, huyện Krongana, Đak, Lak: “Đề nghị tăng quyền tự chủ hơn nữa trong chi thường xuyên của các trường. Các trường có thể tự xác định tỷ lệ chi cho các mục trong chi thường xuyên tùy vào thực tế của từng trường để lập kế hoạch tài chính hiệu quả hơn”. Ông V.V. T, Hiệu trưởng trường tiểu học Y.N, huyện Krrong ana, ĐakLak cho rằng: “Nên hỗ trợ ngân sách cho các trường, đặc biệt là các trường vùng đặc biệt khó khăn để mua sắm trang thiết bị dạy học. Không nên cấp thiết bị, đồ dùng, tránh cái cần thì không có, cái có thì không sử dụng được”. b) Tiêu chí 2. Tự chủ của trường học trong quản lý nhân sự Hầu hết các ý kiến cho rằng “Hiệu trưởng không được tự chủ trong quản lý giáo viên”. Có tới 90,1% ý kiến cho rằng Hiệu trưởng KHÔNG được tuyển dụng và sa thải giáo viên; 100% không đồng tình với ý kiến Hội đồng trường (có thể bao gồm cả Hiệu trưởng) có quyền tuyển dụng và sa thải giáo viên và Hiệu trưởng. 72 Bảng 16. Ý kiến của CBQL, GV trường tiểu học về tự chủ của trường học trong quản lý nhân sự TT Nội dung a b Hiệu trưởng có được tuyển dụng và sa thải giáo viên Hội đồng trường (có thể bao gồm cả Hiệu trưởng) có quyền tuyển dụng và sa thải giáo viên c Hội đồng trường được tuyển dụng và sa thải Hiệu trưởng Nguồn: kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu Mức tự chủ(*) có một có không phần 0,0% 9,9% 90,1% 0,0% 0,0% 100,0% 0,0% 0,0% 100,0% 3) Tiêu chí 3. Sự tham gia của Hội đồng trường vào tài chính trường học Đa số ý kiến đều không tán thành với sự tham gia của Hội đồng trường trong quản lý nhà trường với lý do không thành lập Hội đồng hoặc có thành lập nhưng hoạt động mang tính hình thức. 78,2% không đồng ý với ý kiến về có sự tham gia của Hội đồng trường, Hội đồng trường có trợ giúp nhà trường trong việc chuẩn bị lập kế hoạch ngân sách; 77,4% không đồng ý với ý kiến Hội đồng trường có quyền thông qua ngân sách trường; 73,8% phản đối rằng có những hướng dẫn cụ thể về việc Hội đồng trường tham gia vào việc chuẩn bị cho ngân sách trường học; 77,8% không tán thành Hội đồng trường có được giám sát việc triển khai ngân sách trường học. Và 73,4% cho rằng không có việc kế hoạch ngân sách của trường được sử dụng như một căn cứ trong kế hoạch ngân sách chung của Bộ/Sở /Phòng GD&ĐT. Bảng 17. Ý kiến của CBQL, GV trường tiểu học về sự tham gia của Hội đồng trường vào tài chính trường học TT Nội dung Mức tự chủ(*) Phân có Không vân a Hội đồng trường có trợ giúp nhà trường trong việc chuẩn bị lập kế hoạch ngân sách b Hội đồng trường có quyền thông qua ngân sách trường c Có những hướng dẫn cụ thể về việc Hội đồng trường tham gia vào việc chuẩn bị cho ngân sách trường học d Hội đồng trường có được giám sát việc triển khai ngân sách trường học e Kế hoạch ngân sách của trường được sử dụng như một căn cứ trong kế hoạch ngân sách chung của Bộ/Sở /Phòng GD&ĐT Nguồn: kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu 73 0,0% 21,8% 78,2% 0,0% 22,6% 77,4% 0,0% 26,2% 73,8% 0,0% 22,2% 77,8% 26,6 % 73,4% 0,0% 4) Tiêu chí 4. Đánh giá kết quả của nhà trường và học sinh Các ý kiến đánh giá tích cực đánh giá nhà trường tiểu học. 100,0% ý kiến cho rằng có một hệ thống đánh giá kết quả của nhà trường và học sinh như: Nhà trường có đánh giá kết quả của nhà trường và học sinh hàng năm; Nhà trường có sử dụng đánh giá để đưa ra các quyết định về hành chính và phương pháp sư phạm hướng tới nâng cao kết quả của trường và học sinh; Nhiều ý kiến phân vân về Trường có đánh giá kết quả học hàng năm bằng bài kiểm tra tiêu chuẩn; Nhà trường có sử dụng đánh giá bằng các bài kiểm tra tiêu chuẩn để đưa ra các quyết định hành chính và phương pháp sư phạm hướng tới nâng cao kết quả của trường và học sinh. 93,3% ý kiến cho rằng kết quả đánh giá kết quả của nhà trường và học sinh có được thông báo công khai đến phụ huynh học sinh. Bảng 18. Ý kiến của CBQL, GV trường tiểu học về Đánh giá kết quả của nhà trường và học sinh TT Nội dung Mức tự chủ(*) Phân Có Không vân a Nhà trường có đánh giá kết quả của nhà trường và học sinh hàng năm b Nhà trường có sử dụng đánh giá để đưa ra các quyết định về hành chính và phương pháp sư phạm hướng tới nâng cao kết quả của trường và học sinh c Trường có đánh giá kết quả học hàng năm bằng bài kiểm tra tiêu chuẩn d Nhà trường có sử dụng đánh giá bằng các bài kiểm tra tiêu chuẩn để đưa ra các quyết định hành chính và phương pháp sư phạm hướng tới nâng cao kết quả của trường và học sinh e Kết quả đánh giá kết quả của nhà trường và học sinh được thông báo công khai đến phụ huynh học sinh Nguồn: kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu 100% 0% 10% 100,0 % 0,0% 0,0% 60,3% 29,4% 10,3% 61,5% 28,2% 10,3% 93,3% 6,0% 0,8% f) Tiêu chí 5. Đánh giá về Tự chịu trách nhiệm trường học Không có ý kiến nào cho rằng Hội đồng trường có quy định việc sử dụng đánh giá kết quả của nhà trường và học sinh hàng năm; Hội đồng trường có quyền thuê kiểm toán bên ngoài đến kiểm tra hoạt động tài chính của trường và Có sách hướng dẫn Hội đồng trường trong việc sử dụng kiểm toán tài chính để đánh giá kết quả của trường. 74 Bảng 19. Ý kiến của CBQL, GV trường tiểu học về tự chịu trách nhiệm trường học Mức tự chủ(*) TT Nội dung Phân Có Không vân a Hội đồng trường có quy định việc sử dụng đánh giá 0,0% 0,0% 100,0% kết quả của nhà trường và học sinh hàng năm b Đánh giá kết quả của nhà trường và học sinh là một 0,0% 0,0% 100,0% phần trong hệ thống đánh giá của tỉnh/huyện hoặc quốc gia c Kết quả đánh giá được dùng để so sánh với kết quả của 0,0% 0,0% 100,0% các trường có những điều kiện tương tự d Hội đồng trường có quyền thuê kiểm toán bên ngoài 0.0% 0.0% 100.0% đến kiểm tra hoạt động tài chính của trường e Có sách hướng dẫn Hội đồng trường trong việc sử 0.0% 0.0% 100.0% dụng kiểm toán tài chính để đánh giá kết quả của trường Nguồn: kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu 2.3. Đánh giá về năng lực quản lý tài chính của Hiệu trưởng các trường Đề tài đã đánh giá năng lực quản lý tài chính của Hiệu trưởng gồm: - Xây dựng quy chế, quy định nội bộ - Lập dự toán tài chính - Tổ chức công tác kế toán trong trường học - Tự kiểm tra tài chính, kế toán trường học - Công khai tài chính a) Xây dựng quy chế, quy định tài chính nội bộ Hầu hết các ý kiến đều cho rằng “Trường đã có quy chế chi tiêu nội bộ” và “Quy chế chi tiêu nội bộ của trường đã hỗ trợ tốt cho lập kế hoạch và quản lý tài chính hướng đến kết quả giáo dục tốt hơn”. Có 75% ý kiến tán thánh và 17% phân vân với 2 nội dung này. 75 Bảng 20. Ý kiến của CBQL, GV trường tiểu học về xây dựng quy chế, quy định nội bộ TT Nội dung Trường đã có quy chế chi tiêu nội bộ Quy chế chi tiêu nội bộ của trường đã hỗ trợ tốt cho b) lập kế hoạch và quản lý tài chính hướng đến kết quả giáo dục tốt hơn. Nguồn: kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu a) Mức tán thành (%) Phân Không Đồng ý vân đồng ý 75% 17% 8% 75% 17% 8% b) Năng lực lập dự toán tài chính Đa số ý kiến đồng ý với việc trường đã làm tốt công tác lập dự toán. Về nội dung “Nhà trường tổ chức phân tích, đánh giá tình hình thực hiện năm báo cáo” có 83% đồng ý, 17% phân vân và không có ý kiến nào không đồng ý. Với nội dung “Nhà trường xác định mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, kết quả đạt được của trường trong năm kế hoạch”: có 85% đồng ý, 17% phân vân và 3% không đồng ý. Tương tự như vậy, với các nội dung “Rà soát và Tính toán dự toán Ngân sách đúng các chế độ, tiêu chuẩn định mức chi tiêu và các căn cứ tính toán khác”; “Lập hồ sơ dự toán tài chính gồm Xây dựng kế hoạch các nguồn thu - chi theo đúng quy định” và “Nhà trường tổ chức phân tích, đánh giá tình hình thực hiện năm báo cáo” đều được đánh giá tốt, ý kiến đồng ý với nhận định này lần lượt là 85%, 89% và 83%. Chỉ có nội dung “Trường đã xây dựng lịch biểu hoạt động quản lý tài chính trường học” có nhiều ý kiến không tán thành, chỉ có 19% đồng ý, 22% phân vân và có tới 60% không đồng ý với nội dung này. Bảng 21. Ý kiến của CBQL, GV trường tiểu học về năng lực lập dự toán tài chính của Hiệu trưởng trường tiểu học TT a) b) c) d) Mức tán thành (%) Phân Không Đồng ý vân đồng ý Nội dung Nhà trường tổ chức phân tích, đánh giá tình hình thực hiện năm báo cáo Nhà trường xác định mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, kết quả đạt được của trường trong năm kế hoạch Rà soát và Tính toán dự toán Ngân sách đúng các chế độ, tiêu chuẩn định mức chi tiêu và các căn cứ tính toán khác. Lập hồ sơ dự toán tài chính gồm Xây dựng kế hoạch 76 83% 17% 0% 85% 12% 3% 85% 13% 2% 89% 8% 2% TT Mức tán thành (%) Phân Không Đồng ý vân đồng ý Nội dung các nguồn thu - chi theo đúng quy định e) Trường đã xây dựng lịch biểu hoạt động quản lý tài chính trường học f) Nhà trường tổ chức phân tích, đánh giá tình hình thực hiện năm báo cáo Nguồn: kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu 18% 22% 60% 83% 17% 0% d) Năng lực tự kiểm tra tài chính, kế toán trường học Hầu hết các ý kiến đều đánh giá tốt công tác Tự kiểm tra tài chính, kế toán trường học có tới 77% ý kiến cho rằng: đã “Xây dựng quy định, nguyên tắc, phương pháp tự kiểm tra tại nhà trường’; 83% đồng ý với nhận xét trường đã “Tổ chức tuyên truyền về sự cần thiết của công tác tự kiểm tra tài chính, kế toán”; 79% cho rằng “Hàng năm xây dựng kế hoạch tự kiểm tra, tổ chức việc tự kiểm tra tài chính, kế toán trong nhà trường”; có 88% ý kiến tán thành về “Thực hiện đúng trình tự và phương pháp tự kiểm tra tài chính, kế toán” và Xem xét và phê chuẩn các kết luận kiểm tra. Tuy nhiên cũng còn nhiều ý kiến phân vân và không đồng ý với các nhận định trên. Bảng 22. Ý kiến của CBQL, GV trường tiểu học về năng lực tự kiểm tra tài chính, kế toán trường tiểu học TT Mức tán thành (%) Phân Không Đồng ý vân đồng ý Nội dung a) Xây dựng quy định, nguyên tắc, phương pháp tự kiểm tra tại nhà trường b) Tổ chức tuyên truyền về sự cần thiết của công tác tự kiểm tra tài chính, kế toán c) Hàng năm xây dựng kế hoạch tự kiểm tra, tổ chức việc tự kiểm tra tài chính, kế toán trong nhà trường d) Tổ chức kiểm tra toàn bộ các khoản Thu – Chi của nhà trường e) Thực hiện đúng trình tự và phương pháp tự kiểm tra tài chính, kế toán f) Xem xét và phê chuẩn các kết luận kiểm tra Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu 77 77% 17% 6% 83% 17% 0% 79% 17% 4% 87% 11% 2% 88% 11% 1% 88% 10% 2% e) Năng lực công khai tài chính Các ý kiến cũng đánh giá tốt hoạt động công khai tài chính, 97% cho rằng “Trường thực hiện 3 công khai theo đúng biểu mẫu của Bộ GD&ĐT quy định”; 96% đồng ý với nhận định trường đã “Công khai Dự toán, quyết toán tài chính năm của nhà trường” và “Thực hiện giải đáp thắc mắc, khiếu nại về tài chính”. Bảng 23. Ý kiến của CBQL, GV trường tiểu học về công khai tài chính của Hiệu trưởng tiểu học TT Mức tán thành (%) Phân Không Đồng ý vân đồng ý Nội dung a) Trường thực hiện 3 công khai theo đúng biểu mẫu của Bộ GD&ĐT quy định b) Công khai Dự toán, quyết toán tài chính năm của nhà trường c) Thực hiện giải đáp thắc mắc, khiếu nại về tài chính Nguồn: kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu 97% 2% 1% 96% 2% 2% 89% 9% 2% Trường hợp nghiên cứu: Quản lý tài chính ở Trường Tiểu học T.S, Hà Nội1 - Trách nhiệm chính quản lý khâu thu chi, lập báo cáo tài chính và quyết toán thuộc về kế toán Nhà trường. Những công tác này tại trường đã đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lý. Việc lập, lưu trữ chứng từ kế toán chặt chẽ, đầy đủ; hạch toán kế toán cơ bản phản ánh trung thực, ghi chép đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh; mở đầy đủ các loại sổ kế toán chi tiết, tổng hợp theo quy định. Các báo cáo tài chính và quyết toán Nhà trường đã lập đúng biểu mẫu quy định. - Công tác tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức hạch toán kế toán và đề xuất các nguyên tắc quy định quản lý tài chính trong nội bộ trường đã được thực thi một cách nghiêm túc tại trường Tiểu học T.S. tổ chức hạch toán thu chi một cách khoa học và thực hiện việc chi tiêu từng nguồn kinh phí rõ ràng đúng quy định. Thực hiện và giám sát việc thu, chi tất cả các nguồn kinh phí, theo dõi việc quản lý tài sản theo đúng quy định hiện hành, thực hiện kế hoạch ngân sách được giao, lập báo cáo quyết toán kịp thời, nộp đúng thời hạn quy định, ứng 1 Nguồn: bà N.P.H, Hiệu trưởng trưởng T.S. Hà Nội 78 dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán, cung cấp được những thông tin tài chính kế toán trong đơn vị một cách chính xác kịp thời. - Công tác lưu trữ bảo quản tài liệu kế toán được tổ chức theo đúng luật kế toán ban hành. - Thực hiện quản lý, theo dõi tất cả các nguồn kinh phí trên cùng 1 hệ thống sổ kế toán của đơn vị, các khoản thu sự nghiệp đã nộp và thanh toán qua Kho bạc Nhà nước, được lập dự toán và thực hiện dự toán cùng với nguồn NSNN cấp ngay từ đầu năm. - Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài chính đã và đang được triển khai tại trường Tiểu học T.S tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu về công tác quản lý tài chính trong giai đoạn mới như các báo cáo mang tính quản trị, các báo cáo nhanh thì kế toán và các đối tượng liên quan đều phải làm thủ công vì thực tế tại trường đã có mạng Internet nhưng chưa có mạng nội bộ, chưa có mạng lưới để liên kết các hoạt động tài chính giữa kế toán với ban giám hiệu Nhà trường và những đối tượng liên quan. Bên cạnh đó, trong quá trình triển khai công tác thì kế toán cũng gặp phải rất nhiều vấn đề về chuyên môn do chế độ kế toán thay đổi nhiều, khối lượng công việc nhiều mà cả trường chỉ có một kế toán. Công tác kiểm tra tài chính. Trường Tiểu học T.S đã tiến hành một cách thường xuyên và cũng đã tạo được những bước đột phá trong hoạt động tài chính, làm minh bạch hóa và trong sạch hóa hoạt động tài chính. Qua kiểm tra hàng năm chưa phát hiện những tiêu cực trong chi tiêu, chỉ có những vi phạm nhỏ về kỹ thuật tài chính, về sổ sách chứng từ kế toán.Việc kiểm tra thường xuyên của Nhà trường, của phòng Tài chính quận thì công tác quản lý tài chính tại trường Tiểu học T.S, Hà Nội đang từng bước đi vào ổn định và ngày càng được củng cố. Tuy nhiên, công tác kiểm tra mới chỉ dừng lại ở việc kiểm tra quỹ, kiểm tra việc quản lý thực hiện thu và chi còn kiểm tra chuyên sâu về các nghiệp vụ kế toán, nghiệp vụ tài chính thì còn hạn chế do đơn vị chỉ có một kế toán duy nhất. Qua kiểm tra chủ yếu là nhắc nhở và chấn chỉnh công tác nghiệp vụ đi vào nề nếp. Công khai tài chính Khi dự toán đầu năm đã được Phòng Tài chính phê duyệt, nhà trường sẽ thông qua toàn Hội đồng giáo dục và dán công khai tại Phòng Hội đồng trong thời gian 15 ngày. 79 Sau khi quyết toán tài chính năm được duyệt, Hiệu trưởng thông qua toàn Hội đồng và dán công khai tại Phòng Hội đồng trường trong vòng 15 ngày. Theo quy định của Bộ GD&ĐT, các trường đều phải thực hiện 3 công khai. Dưới đây là một ví dụ của công khai tài chính trường tiểu học của Hà Nội: Công khai dự toán thu, các nguồn kinh phí NSNN, Công khai dự toán chi ngân sách nhà nước gồm: Kinh phí thường xuyên, Kinh phí thực hiện cải cách tiền lương. Bảng 24. Thông báo công khai dự toán thu – chi năm 2013, trường tiểu học T.S. Hà Nội NỘI DUNG TỔNG SỐ I. Dự toán thu: 1. Nguồn kinh phí NSNN cấp I. Dự toán chi ngân sách nhà nước 1. Kinh phí thường xuyên (thực hiện tự chủ) -Trong đó: 10% tiết kiệm chi thường xuyên để thực hiện cải cách tiền lương 2. Kinh phí thực hiện cải cách tiền lương Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài tại trường Tiểu học T.S, Hà Nội 7,253,000 7,253,000 7,253,000 5,734,000 271,000 1,519,000 Báo cáo tự kiểm tra tài chính của nhà trường cho thấy báo cáo gồm số quyết toán, số tự kiểm tra và chênh lệch. Nội dung kiểm tra gồm: 1) chi từ NSNN cấp (chi thường xuyên và chi không thường xuyên); 2) chi từ nguồn khác, ghi thu, ghi chi (các loại quỹ: Quỹ Hỗ trợ giáo dục; Quỹ học 2 buổi / ngày; Quỹ xã hội hoá và Quỹ dịch vụ và 3) chi từ nguồn thu thỏa thuận. Bảng 25. Báo cáo tự kiểm tra tình hình chi tại trường Tiểu học T.S. năm 2012 I/ CHI TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH CẤP TT 1 2 Nội dung Chi thường xuyên Chi không thường xuyên Tổng cộng Số báo cáo quyết toán Số tự kiểm tra Chênh lệch (+ -) 6,329,466,863 6,329,466,863 0 102,989,700 6,432,456,563 102,989,700 6,432,456,563 0 0 80 II/ CHI TỪ NGUỒN THU ĐÃ GHI THU - GHI CHI Số báo cáo quyết TT Nội dung Số tự kiểm tra toán Quỹ Hỗ trợ giáo 1 dục 112,062,913 112,062,913 Quỹ học 2 buổi / 2 ngày 508,856,761 508,856,761 3 Quỹ xã hội hoá 229,611,000 229,611,000 4 Quỹ dịch vụ 28,290,000 28,290,000 Tổng cộng 878,820,674 878,820,674 III/ CHI TỪ CÁC KHOẢN THU THEO THOẢ THUẬN TT Nội dung chi Số báo cáo Số tự kiểm tra Học 2 buổi / ngày 765,167,177 765,167,177 Bảo hiểm y tế 96,470,855 96,470,855 Bảo hiểm thân thể 31,819,800 31,819,800 Đội 44,958,364 44,958,364 Anh văn 305,714,500 305,714,500 Nước uống 189,077,491 189,077,491 Câu lạc bộ 36,175,000 36,175,000 Giấy ăn 147,795,000 147,795,000 Tiền ăn 7,123,072,908 7,123,072,908 Tiền phụ phí 1,530,832,520 1,530,832,520 Tiền CSVC 292,471,000 292,471,000 Tổng cộng 10,563,554,615 10,563,554,615 Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài tại trường Tiểu học T.S, Hà Nội Chênh lệch (+ -) 0 0 0 0 0 Chênh lệch (+ -) 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 2.4. Kết quả giáo dục tiểu học Tỷ lệ đi học Tỷ lệ đi học ở tất cả các nhóm dân số như vậy đều tăng lên trong giai đoạn 2008 - 2012. Theo xu hướng chung của giai đoạn này, tỷ lệ đi học tiểu học đã tăng đáng kể, từ 89,3% năm 2006 lên 92,4% năm 2012. Tốc độ tăng tỷ lệ đi học tiểu học đúng tuổi của nông thôn cao hơn thành thị và đến năm 2012 tỷ lệ này ở khu vực nông thôn xấp xỉ khu vực thành thị. Gần như không có sự khác biệt giữa nam và nữ ở tỷ lệ này. Nhìn chung, tỷ lệ đi học của tất cả các nhóm đều tăng cao. Nhưng nếu so sánh giữa các nhóm, học sinh ở khu vực thành thị, thuộc nhóm thu nhập phía trên, thuộc nhóm dân tộc chiếm đa số và vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải thường có tỷ lệ đi học cao hơn những nhóm học sinh vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long. Bảng 26. Tỷ lệ đi học đúng tuổi tiểu học giai đoạn 2006-2012 (%) 81 2006 2008 2010 Cả nước 89,3 88,3 91,9 Thành thị/Nông thôn Thành thị 89,7 89,2 92,8 Nông thôn 89,1 88,1 91,6 8 vùng Đồng bằng sông Hồng 90,4 91,3 93,3 Đông Bắc 89,2 89,7 91,5 Tây Bắc 82,9 81,4 88,5 Bắc Trung bộ 91,8 89,3 91,4 Duyên hải nam trung bộ 89,6 87,9 92,5 Tây Nguyên 87,5 85,6 90,1 Đông Nam bộ 89,1 88,5 92,6 Đồng bằng sông Cửu Long 88,4 86,7 91,7 Giới tính Nam 89,3 88,7 92,3 Nữ 89,2 87,9 91,5 Nguồn: Tổng cục thống kê, 2012, Khảo sát mức sống dân cư Việt nam 2012 2012 92,4 92,6 92,4 94,5 92,4 90,2 92,1 93,4 91,9 92,4 91,0 92,2 92,7 Hình 11. Xu hướng tăng tỷ lệ đi học đúng tuổi tiểu học giai đoạn 2006-2012 Khu vực nông thôn thuộc nhóm dân tộc chiếm đa số và vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải thường có chi phí đơn vị cho GD tiểu học cao hơn vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long. Đồng bằng sông Hồng cao nhất, năm 2012, chi phí GD tiểu học/1HS là 2.535.200đ/1HS; tiếp theo là vùng Đông Nam bộ: 2.463.100đ/1HS. Chi bình quân/HS thấp nhất ở vùng Đông Bắc và Tây Bắc. Mặc dù đã tăng gấp đôi trong 5 năm 2008-2012, song chi phí GDTH/1HS ở vùng này chỉ là 696.000đ/1HS trong 82 năm 2012. Mức thấp tiếp theo là Đồng bằng sông Cửu Long: 848.700đ/1HS; Tây Nguyên và Bắc Trung bộ là 1.132.000đ/1HS. Kết quả điều tra 30.000 hộ trong Cuộc điều tra mức sống hộ gia đình năm 2002 của Tổng cục Thống kê cho thấy tỷ lệ trẻ em chia theo bằng cấp cao nhất đạt được và mức sống theo 5 nhóm chi tiêu càng cao thì tỷ lệ trẻ em mù chữ (chưa bao giờ đến trường) càng giảm và tỷ lệ trẻ em được tiếp tục học lên các lớp của trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông đều tăng. Như vậy, sự đói nghèo là trở lực lớn khiến trẻ em ít được tiếp cận với giáo dục. Ở vùng khó khăn, nhiều học sinh nghèo đã nỗ lực vượt qua khó khăn đạt thành tích cao trong học tập. Tuy nhiên tình trạng học thêm đang phổ biến ở vùng thành thị với nhiều hình thức, cách dạy, cách học. Học thêm là hiện tượng gây bất bình đẳng đối với việc tiếp cận giáo dục của trẻ em đặc biệt là trẻ em con gia đình nghèo. Như vậy, nghèo đói đã làm cho trẻ em không có tiền để đóng góp, nhiều trẻ em muốn học nhưng không thể đi học được, chưa nói đến muốn biết nhiều nhưng không có điều kiện để học thêm, mua sắm tài liệu, dụng cụ học tập. Chỉ số phát triển con người (HDI) Chỉ số phát triển con người (HDI) được tính toán dựa trên các chỉ số về tuổi thọ, giáo dục (số năm học trung bình và số năm học mong đợi) và thu nhập bình quân đầu người (GNI) tính theo sức mua tương đương (PPP). Chỉ số HDI của Việt Nam năm 2011: Tuổi thọ (0,870) có đóng góp rất lớn, cao hơn hẳn so với chỉ báo về giáo dục (0,503) và thu nhập (0,478). Mặc dù điểm HDI của Việt Nam tăng hàng năm, song tính từ năm 2006 đến 2011, xét về thứ hạng, Việt Nam chỉ tăng có 1 bậc. Theo đó chỉ số tăng trưởng HDI giai đoạn 1990-2011 và 2000-2011 so với giai đoạn 1980-2011 lần lượt là 1,5 và 1,06%. 83 Hình 12. HDI của Việt Nam, 1990-2011 Nguồn: UNDP, Human Development Report 2011. Bảng 27. So sánh quốc tế về các chỉ số phát triển giáo dục cho mọi người Chỉ số Chỉ số phát triển Tỷ lệ phổ Tỷ lệ biết Mức độ Tỷ lệ giáo dục (EDI) cập giáo chữ của cân học sinh dục tiểu người lớn bằng theo học Xếp Điểm số thứ/129 Hàn Quốc 0.993 5 99.6 99.1 0.994 99.1 Pháp 0.991 9 99.3 89.7 0.995 99.0 Malaixia 0.945 56 95.4 90.4 0.938 98.4 Inđônêxia 0.935 62 98.3 90.4 0.959 89.5 Việt Nam 0.899 79 87.8 90.3 0.945 86.8 Philippin 0.893 82 94.4 92.6 0.955 74.9 Ấn Độ 0.797 105 94.6 64.1 0.881 78.9 Campuchia 0.807 103 98.9 73.6 0.871 63.1 Lào 0.750 108 83.6 71.4 0.820 63.0 Nguồn: Báo cáo giám sát toàn cầu Giáo dục cho mọi người 2008. UNESCO. 12/ 2007 Các điều kiện phát triển giáo dục tiểu học: giáo viên, CSVC Số trường tiểu học tăng nhanh trong thời gian gần đây. Giai đoạn 20062010 hơn 500 trường, từ 14.688 trường năm 2006 lên 15.242 trường năm 2011. Tỷ lệ học sinh tiểu học/lớp ở mức khá lý tưởng: 25,8 HS/lớp, tỷ lệ HS/GV khá thấp: 19,4 HS/GV. Tuy nhiên tỷ lệ GV/lớp chưa đảm bảo cho học 2 buổi ngày (1,3 GV/lớp so với định mức 1,5 GV/lớp). Điều này cho thấy cần sắp xếp lại quy mô lớp, tăng số HS/lớp để có đủ giáo viên dạy 2 buổi/ngày. 84 Bảng 28. Xu hướng trường, lớp, giáo viên tiểu học giai đoạn 2007-2010 TT Chỉ tiêu 1 Số trường Trong đó: Ngoài công lập Số lớp Trong đó: Ngoài công lập Số giáo viên Tỷ lệ giáo viên đào tạo đạt chuẩn trở lên Tỷ lệ giáo viên có trình độ trên chuẩn Tỷ lệ HS/lớp Tỷ lệ HS/GV Tỷ lệ GV/lớp 2 3 4 5 6 2005-06 2006-07 2007-08 2008-09 2009-2010 2010-11 14,688 14,839 14.939 15051 15172 15242 87 90 95 94 92 94 276,624 270,143 266,400 265,058 268,039 1352 1447 1606 1980 353608 344521 344853 347840 347840 359039 99.09 99.46 25.8 19.9 1.3 19.6 1182 95.86 97.04 97.37 98.58 24.58 35.08 43.25 54.23 26.5 20.7 1.3 26.1 20.4 1.3 25.8 19.9 1.3 25.4 19.4 1.3 Khảo sát tại các tỉnh cho thấy: Về điều kiện CSVC, về mặt số lượng phòng học, có vẻ như các tỉnh miền núi có điều kiện về phòng học tốt hơn ở thành phố: Tỷ lệ học sinh/phòng học của Tp. Hồ Chí Minh lên tới 47,1 HS/phòng; Hà Nội là 34; Gia Lai là 32,7 và Phú Thọ là 22,7 HS/phòng học, thấp nhất là Hòa Bình: 19,2 HS/1 phòng học. Ở tất cả các tỉnh khảo sát đều có số lớp/phòng học ít nhất là 1, ở Gia lai là 1,2 lớp/phòng học. Về đội ngũ GV, không có sự khác biệt về chất lượng đội ngũ giáo viên nếu tính theo tỷ lệ GV đạt chuẩn đào tạo. Tuy nhiên có sự khác biệt khá rõ nét về tỷ lệ HS/GV. Tỷ lệ này cao nhất ở Tp. Hồ Chí Minh là 31,9 HS/GV; ở Hà Nội là 23 và Gia Lai là 21,7; Phú Thọ là 16,3 HS/GV và Hòa Bình là 12,1 HS/GV. Nhìn chung, tỷ lệ HS/GV khá lý tưởng để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện dạy học phân hóa theo xu hướng đổi mới giáo dục hiện nay. Ở một số tỉnh như Phú Thọ và Hòa Bình, vấn đề hiệu quả của chi tiêu cho giáo dục ở khu vực miền núi cần phải được xem xét kỹ lưỡng hơn với tỷ lệ HS/GV và HS/lớp và tỷ lệ HS/phòng học ở mức rất thấp. Có thể lý giải điều này do địa hình ở vùng khó khăn không thể tổ chức học tập trung, tuy nhiên để đảm bảo tính hiệu quả cần phải tính toán số giáo viên/lớp học dư thừa, giảm tỷ lệ chi thanh toán cá nhân trong chi thường xuyên để tăng chi 85 cho hoạt động chuyên môn, duy tu bảo dưỡng CSVC hoặc tạm xây mới phòng học để đầu tư thiết bị dạy học. Bảng 29. Các điều kiện phát triển giáo dục tiểu học: giáo viên, CSVC ở Tp Hồ Chí Minh và Hòa Bình TT Nội dung Đơn vị tính Tp. Hồ Chí Minh 2011-12 20122013 20132014 Hòa Bình 201112 20122013 20132014 1 Số học sinh tiểu HS 504.429 523.945 538.133 61.094 63.877 63.689 học 2 Số lớp Lớp 13.334 14.161 13.743 3.099 3.190 3.177 3 Số giáo viên Người 15.791 26.700 28.503 5.045 5.104 5.083 4 Số HS/GV 31,9 20,0 19,0 12,1 12,5 12,5 5 Số phòng học Phòng 10.706 11.331 13.343,00 3.173 3.170 3.170 6 Số HS/Phòng học 47,1 46,2 40,3 19,3 20,2 20,1 7 Số lớp/phòng học 1,0 1,2 1,0 1,0 1,0 1,0 Nguồn: Kết quả tính toán của nhóm nghiên cứu dựa trên báo cáo của các Sở GD&ĐT Kết quả học tập của học sinh Khảo sát của đề tài tập trung vào chi phí giáo dục và chưa thấy rõ mối liên hệ giữa chi phí và kết quả giáo dục học sinh ở các địa bàn khảo sát. Tuy nhiên theo kết quả khảo sát Pasec1 lần thứ 10 thì kết quả của Việt Nam khá tốt. Học sinh Việt Nam đã được cả Pisa và Pasec đánh giá là có trình độ khá cao nhưng vẫn đang gặp khó khăn trong việc giải quyết vấn đề gắn với thực tiễn, chưa đánh giá giáo dục toàn diện học sinh. Theo đó, khảo sát đánh giá kết quả học tập của học sinh lớp 2 và lớp 5 trong lĩnh vực Toán và tiếng Việt vào đầu và cuối năm học, đồng thời thu thập những thông tin về những nhân tố tác động đến kết quả học tập của học sinh. Quá trình tham gia khảo sát gồm đầu vào và đầu ra trong khoảng thời gian từ tháng 12/2011 đến tháng 5/2012 với những đối tượng là học sinh lớp 2, lớp 5; các giáo viên dạy lớp 2, lớp 5; các hiệu trưởng các trường tiểu học của 180 trường tiểu học trên toàn quốc (gồm cả thành thị và nông thôn). Chương trình Pasec: Được thành lập từ năm 1991, chương trình phân tích các hệ thống giáo dục của Confemen (Pasec) nhằm tới cung cấp thông tin về sự phát triển của các hệ thống giáo dục và các chính sách giáo dục kèm theo đó. Trong 2 thập kỷ qua, đã có 35 cuộc đánh giá quốc gia được tiến hành ở gần 20 nước tại châu Phi, châu Á và Trung Đông. Đây là chương trình phân tích các hệ thống giáo dục của Confemen (Hội nghị các Bộ trưởng giáo dục các nước sử dụng tiếng Pháp). 1 86 Kết quả được công bố theo 4 tiêu chí: - Tiến bộ của học sinh trong một năm học; - Kiến thức và kỹ năng của học sinh; - Các yếu tố của chất lượng giáo dục tiểu học; - Các kết quả khác. Về các yếu tố của chất lượng giáo dục tiểu học, (gồm: giới tính, điều kiện kinh tế của gia đình học sinh, vai trò giáo viên, trang bị phòng học, vai trò hiệu trưởng, địa điểm trường) kết quả Pasec 10 cho thấy: Giới tính: Những học sinh nữ có năng lực cao hơn học sinh nam ở cả lớp 2 và lớp 5 trong cả 2 môn. Thu nhập của gia đình Những em học sinh có xuất thân từ gia đình khá giả nhất có thành tích học tập cao hơn các em học sinh xuất thân từ gia đình nghèo nhất ở cả lớp 2 và lớp 5. Những học sinh lớp 2 làm các công việc ngoài học tập ở nhà có thành tích cao hơn trong môn tiếng Việt. Trình độ đào tạo và thâm niên của giáo viên Việc đào tạo giáo viên có liên quan tích cực đến việc tiếp thu của học sinh ở lớp 2 và lớp 5 trong cả hai môn tiếng Việt và Toán. Cụ thể, ở lớp 2, những học sinh được học giáo viên có bằng cử nhân có thành tích cao hơn những học sinh mà giáo viên không có bằng cử nhân. Ở lớp 5, trong cả hai môn học, học sinh của giáo viên có thâm niên thấp có kết quả học tập cao hơn học sinh của giáo viên có thâm niên cao. Thâm niên công tác của hiệu trưởng Thâm niên công tác của hiệu trưởng chỉ tác động tích cực đối với học sinh lớp 2 trong môn tiếng Việt. Những học sinh có hiệu trưởng là nữ có thành tích tốt hơn các bạn khác trong môn tiếng Việt ở lớp 2 và trong cả hai môn ở lớp 5. 87 Cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy học Học sinh được học trong các trường được trang bị tốt nhất có thành tích học tập tốt hơn các bạn khác trong hai môn học cả ở lớp 2 và lớp 5. Kết quả khảo sát cũng cho thấy: có 6% học sinh học tại các trường không có phòng vệ sinh hoặc nhà tiêu, có hơn 17% học sinh có hiệu trưởng không có phòng làm việc riêng, hơn 85% hiệu trưởng dành hơn nửa thời gian làm việc cho các công việc hành chính,... 88 CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN CHI PHÍ ĐƠN VỊ NHẰM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TIỂU HỌC GIAI ĐOẠN 2015 - 2020 3.1. Phân tích tăng trưởng kinh tế, nhu cầu học tập và khả năng chi tiêu cho giáo dục tiểu học 3.1.1. Phân tích tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến năm 2020 Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 nêu rõ Mục tiêu tổng quát: “Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau”. Mục tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế: “Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 7 - 8%/năm. GDP năm 2020 theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010; GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 USD”. Bảng 30. Đầu tư của Nhà nước và của người dân cho giáo dục và đào tạo giai đoạn 2000-2008 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2000 441.646 18.386 4.2 7.315 1.7 2002 535.762 22.601 4.2 10.602 2.0 2004 715.307 34.872 4.9 14.555 2.0 2006 973.791 54.798 5.6 18.388 1.9 2008 GDP Chi NSNN cho giáo dục 81.19 Tỷ trọng trong GDP (%) 5.9 Chi của người dân cho giáo dục Tỷ trọng trong GDP (%) Chi của Nhà nước và người dân 25.701 33.203 49.727 73.186 cho giáo dục Tỷ trọng trong GDP (%) 5.8 6.2 6.9 7.5 Tỷ trọng chi của dân/tổng chi cho 28.4 31.9 29.2 24.9 giáo dục (%) Nguồn: - Niên giám thống kê 2006; - Kết quả điều tra Mức sống hộ gia đình các năm 2002, 2004, 2006 chi cho đồng phục, sách giáo khoa, dụng cụ học tập, học them, học trái tuyến Theo nghiên cứu “Bức tranh kinh tế vĩ mô Việt Nam: xu hướng phát triển và tác động” do McKinsey & Company thực hiện, với tốc độ 89 tăng trưởng lực lượng lao động trung bình từ 2,8% hiện nay xuống còn 0,6% đến năm 2020, dự kiến GDP của Việt Nam chỉ đạt được 4,6%/năm, thấp hơn nhiều so với mục tiêu 7%. Theo GS. Trần Thọ Đạt, Trường Đại học Kinh tế quốc dân tại Hội thảo "Nhìn lại chặng đường phát triển kinh tế-xã hội 2011-2015 và những điều chỉnh chiến lược", nền kinh tế Việt Nam đang trải qua giai đoạn tăng trưởng chậm dài nhất từ khi đổi mới. Ước tính giai đoạn 2011-2015, tăng trưởng chỉ đạt dưới 6%, thấp hơn 1,5 điểm phần trăm so với kế hoạch. Thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam hiện nay là 1.800 USD, giả định đến năm tới thu nhập này tăng lên 4000 USD thì Việt Nam vẫn nằm trong ranh giới các nước có thu nhập trung bình thấp. Tính toán chi phí đơn vị cho giáo dục tiểu học đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục các vùng, miền: Nhu cầu học tập của giáo dục tiểu học Nhu cầu học tập của giáo dục tiểu học gồm nhu cầu xã hội và nhu cầu cá nhân. Một mặt, giáo dục tiểu học phải đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài quốc gia, mặt khác phải đáp ứng các nhu cầu hết sức phong phú, đa dạng của gia đình và cá nhân học sinh. Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (Nghị quyết số 29-NQ-TW) với mục tiêu: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả”. Phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, hướng đến phát triển các năng lực chung mà học sinh cần có trong cuộc sống, đồng thời phát triển các năng lực chuyên biệt liên quan đến từng cá nhân. Tạo điều kiện để học sinh phát triển hài hòa cả thể chất và tinh thần. Học sinh được giáo dục toàn diện đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, các kỹ năng cơ bản, được rèn luyện, phát triển các phẩm chất, năng lực cần thiết để tiếp tục học tập, có khả năng học tập suốt đời. Nghị quyết 29-NQ-TW cũng nêu rõ: “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. 90 Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”. Xu hướng ứng dụng Công nghệ thông tin trong giáo dục: Trường học sử dụng giải pháp Bài giảng số Digital Class Giải pháp Bài giảng số Digital Class (viết tắt là DigiClass) là một giải pháp sử dụng nội dung số kết hợp với giáo trình và chứng chỉ quốc tế. Giải pháp này áp dụng mô hình lớp học thông minh - một mô hình kết hợp giữa công nghệ và sư phạm đang rất thịnh hành trên thế giới. Nội dung giảng dạy được số hóa 100% với các bài giảng bằng hình ảnh, phim, kỹ thuật đồ họa 2D, 3D, âm thanh kỹ thuật số sinh động, đặc biệt thu hút với học sinh. Những chương trình Quốc tế hiện đang được áp dụng có rất nhiều ưu điểm nhưng lại chỉ phù hợp cho một số đối tượng học sinh mà gia đình có thu nhập cao và bản thân học sinh đó phải giỏi tiếng Anh từ nhỏ. Giải pháp DigiClass cũng giống với các chương trình giáo dục Quốc tế hiện nay ở chỗ cả hai cùng là các giải pháp dạy ba môn Toán, Khoa học và Anh ngữ bằng tiếng Anh nhưng DigiClass có nhiều ưu điểm vượt trội hơn. Giải pháp được đánh giá là ưu thế này được thiết kế cho học sinh ở các nước mà tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ với kiến thức cơ bản tiếng Anh dễ hiểu, dễ nhớ, tập trung vào khả năng giao tiếp, xây dựng từ vựng trong môi trường sống thực tế. DigiClass còn sử dụng hệ thống lớp học thông minh với toàn bộ nội dung giảng dạy được số hóa với các hình ảnh đồ họa, âm thanh, hoạt hình, 3D sinh động, có khả năng tương tác và kích thích tư duy sáng tạo của các em, giúp các em hiểu và nhớ bài học lâu hơn. Chi phí cho giải pháp trên khá thấp do được tập đoàn giáo dục hàng đầu thế giới Pearson cung cấp, được ISMART Education (thành viên của EQuest Group) triển khai tại Việt Nam.Trường học đầu tư vào các thiết bị số. Mỗi trường cần đầu tư hàng trăm triệu đồng để mua bản quyền và lắp đặt phòng học số DigiClass. 91 3.1.2. Tính toán chi phí đơn vị giáo dục tiểu học giai đoạn 2015-2020 Căn cứ tính toán Nghị quyết 29 TW đã xác định một trong các giải pháp quan trọng để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục là: Đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, tăng cường cơ sở vật chất, huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội, nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển giáo dục. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong đầu tư kinh phí cho giáo dục, đầu tư có trọng điểm, không dàn trải. Đa dạng các nguồn đầu tư giáo dục phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đảm bảo đủ kinh phí đáp ứng yêu cầu của ngành giáo dục, trong đó tỷ lệ chi cho lương và phụ cấp theo lương không quá 75% tổng kinh phí chi thường xuyên hàng năm của các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông. Quan tâm đầu tư hơn nữa cho giáo dục vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Khuyến khích xã hội đầu tư phát triển một số trường mầm non, phổ thông chất lượng cao được thu học phí cao để bù đắp chi phí giáo dục, ngoài phần đầu tư của Nhà nước. Xóa bỏ phòng học tạm, thực hiện mục tiêu kiên cố hóa trường, lớp học, từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật giáo dục, đặc biệt là hạ tầng công nghệ thông tin. Tăng cường công tác quản lý tài chính đảm bảo giám sát chặt chẽ việc sử dụng kinh phí; thực hiện công khai, minh bạch để xã hội và người học giám sát, đánh giá. Bảng 31. Xu hướng phát triển giáo dục tiểu học giai đoạn 2017-2012 20072008 Dân số (6- 10 tuổi) Số Học sinh tiểu học Tỷ lệ lớp/Phòng học Tỷ lệ huy động số lớp số HS/lớp Số giáo viên Đào tạo đạt chuẩn trở lên (%) giáo viên/Lớp GV/HS 20082009 2009201020112010 2011 2012 6,961,45 3 6,989,299 7,171,960 6,922,62 7,048,49 4 3 7,100,950 1.08 1.12 1.13 99% 99% 98% 268039 281940 284038 25.8 25.0 25.0 347,840 359,039 381,432 6,892,357 6,926,819 6,745,01 6,871,795 6 1.08 1.08 97% 97% 266400 265058 25.8 25.4 344,853 347,840 97.37 1.29 19.9 98.58 1.31 19.4 99.09 1.30 19.9 92 99.46 1.27 19.6 99.63 1.34 19.0 20122013 7,274,795 7,202,767 1.15 99% 288111 25.0 381,432 99.69 1.32 18.9 Dự báo dân số học đường, quy mô học sinh, giáo viên giai đoạn 2015-2020 Một số chỉ tiêu làm căn cứ dự báo đến năm 2020 Bảng 32. Dự báo dân số học đường, quy mô học sinh giai đoạn 2015-2020 Dân số (6- 10 tuổi) Số Học sinh tiểu học số lớp 20142015 7,129,42 3 20192020 7,309,45 1 20202021 7,345,99 8 7,058,835 7,094,129 7,129,600 7,165,248 7,201,075 7,237,080 7,273,265 Số giáo viên 282,353 395,295 20152016 7,165,07 0 283,765 425,64 8 20162017 7,200,89 6 20172018 7,236,90 0 20182019 7,273,08 6 285,184 286,610 288,043 289,483 290,931 427,776 429,915 432,065 434,225 436,396 Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu dự trên xu thế dân số học đường và các mục tiêu phát triển giáo dục tiểu học Ghi chú: Một số chỉ tiêu phát triển GD tiểu học Tỷ lệ đi học đúng độ tuổi: 99% Số học sinh/lớp : 25 HS/lớp GV/lớp: 1,5 (đủ để 100% học sinh học 2 buổi /ngày) Bảng 33. Tính toán chi ngân sách nhà nước cho giáo dục tiểu học giai đoạn 2015-2020 Đơn 2014- 2015- 2016- 2017- 2018- 2019- 2020vị tính 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 Tổng chi ngân Triệu 1 219.536 252.182 290.051 333.979 384.936 444.045 512.613 sách GD đồng Chi thường xuyên Triệu 2 176.705 201.7 232.0 267.2 307.9 355.2 410.1 cho giáo dục đồng % chi thường 3 xuyên trong tổng % 80.5% 80.0% 80.0% 80.0% 80.0% 80.0% 80.0% chi GD Chi thường xuyên Triệu 4 cho giáo dục tiểu 45.099 56.489 64.971 74.811 86.226 99.466 114.825 đồng học % chi thường xuyên cho GD tiểu 5 % 25.5% 28.0% 28.0% 28.0% 28.0% 28.0% 28.0% học trong chi thường xuyên GD Chi thanh toán cá Triệu 6 36.079 45.191 51.977 59.849 68.981 79.573 91.860 nhân đồng % chi thanh toán cá nhân trong chi 7 % 80% 80% 80% 80% 80% 80% 80% thường xuyên tiểu học Nguồn: Số liệu năm 2014-2015 và dự báo tổng chi NSGD 2015-2020: Bộ GD&ĐT (tài liệu phục vụ xây dựng Chiên lược giáo dục giai đoạn 2011-2020) TT Chỉ tiêu 93 Các chỉ tiêu khác: Tính toán của nhóm nghiên cứu Chú thích: Tính toán trên dựa trên các giả định sau: % chi thường xuyên trong tổng chi ngân sách cho giáo dục : 80% % chi cho giáo dục tiểu học trong tổng chi ngân sách thường xuyên giáo dục: 28% (theo tỷ lệ hiện hành) % chi thanh toán cá nhân trong tổng chi thường xuyên: 80% Dự báo khả năng chi cho giáo dục tiểu học từ gia đình Tại Diễn đàn Quan hệ Đối tác phát triển Việt Nam (VDPF) năm 2013, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận định kinh tế Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, đang phục hồi tăng trưởng và hướng tới tốc độ tăng trưởng cao hơn. Với mức tăng GDP đạt 5,4% trong năm 2013 (trung bình 3 năm là 5,6%), quy mô kinh tế hiện tại của Việt Nam hiện đạt gần 176 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người khoảng 1.960 USD. Như vậy, so với mức thu nhập 1.600 USD được Thủ tướng thông báo tại Hội nghị các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) 2012, thu nhập của người Việt Nam đã tăng gần 23% trong một năm và nhiều khả năng hoàn thành sớm mục tiêu đạt 2.000 USD vào năm 2015. Công ty Tư vấn Boston (BCG) vừa công bố khảo sát cho biết, tầng lớp trung lưu và giàu có tại Việt Nam sẽ gia tăng gấp đôi từ nay đến năm 2020. Theo đó, tới năm 2020, Việt Nam sẽ có hơn 30 triệu người tiêu thụ thuộc tầng lớp trung lưu giàu có. Trên cơ sở tính toán chi ngân sách cho giáo dục tiểu học, nhóm nghiên cứu đã tính toán chi phí đơn vị trong giáo dục tiểu học như sau: Bảng 34. Tính toán chi phí đơn vị từ NSNN cho giáo dục tiểu học giai đoạn 2015-2020 Đơn vị : triệu đồng 2014- 2015 Chỉ tiêu 2015 -2016 Chi thường xuyên tiểu 1 học/1 GV 114.1 132.7 Chi thanh toán cá 2 nhân/1GV 91.3 106.2 Chi thường xuyên Tiểu 3 học/1 HS 6.4 8.0 Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu TT 94 2016- 2017- 2018 2019- 20202017 2018 -2019 2020 2021 151.9 174.0 199.6 229.1 263.1 121.5 139.2 159.7 183.3 210.5 9.1 10.4 12.0 13.7 15.8 Ghi chú: Giả định của nhóm nghiên cứu về cá hệ số: dự theo phân bổ NSTX của Chính phủ hiện nay: Tính toán chi phí đơn vị tiểu học từ gia đình Các giả định của nhóm nghiên cứu Tốc độ tăng GDP/người: từ nay đến năm 2020: giữ vững tốc độ hiện nay (23%/năm). Tỷ lệ chi từ gia đình cho học sinh tiểu học theo các nhóm thu nhập: giữ theo tỷ lệ chi từ gia đình cho giáo dục tiểu học hiện nay trong suốt giai đoạn 2015-2020. Bảng 35. Giả định Tỷ lệ chi từ gia đình cho học sinh tiểu học theo các nhóm thu nhập Đơn vị % GDP/người Nhóm thu nhập Chung Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Tỷ lệ chi GD tiểu học so với GDP/người 6% 5.0% 5.5% 6.0% 6.5% 7.5% Bảng 36. Dự báo thu nhập bình quân đầu người theo nhóm thu nhập giai đoạn 2015-2020 Đơn vị: triệu đồng/người Chỉ tiêu GDP/người (USD) GDP/người (VND) Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 2014- 2015- 2016- 2017- 2018- 2019- 20202015 1960 42.5 11 21 32 47 102 2016 2000 43 11 21 33 48 104 2017 2460 53 14 26 40 59 128 2018 3026 66 17 32 49 73 157 2019 3722 81 21 40 61 90 193 2020 4578 99 26 49 75 110 237 2021 5631 122 32 60 92 136 292 Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu dựa trên tốc độ tăng thu nhập hiện nay Tính toán chi phí đơn vị cho giáo dục tiểu học cho giáo dục từ gia đình giai đoạn 2015-2020. Bảng 37. Tính toán chi phí đơn vị cho giáo dục tiểu học cho giáo dục từ gia đình giai đoạn 2015-2020 95 Đơn vị: triệu đồng/người 2014- 2015- 2016- 2017- 2018- 2019- 20202015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 Chi từ gia đình cho GD tiểu học 2.6 2.6 3.3 4.0 4.9 6.1 7.5 Nhóm 1 0.5 0.6 0.7 0.9 1.0 1.3 1.6 Nhóm 2 1.0 1.1 1.3 1.6 2.0 2.4 3.0 Nhóm 3 1.9 2.0 2.4 3.0 3.6 4.5 5.5 Nhóm 4 3.1 3.1 3.9 4.7 5.8 7.2 8.8 Nhóm 5 7.6 7.8 9.6 11.8 14.5 17.8 21.9 Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu dựa trên báo cáo khảo sát mức sống dân cư 2012 của Tổng cục Thống kê Chỉ tiêu Tính toán chi phí đơn vị (NSNN và gia đình) theo các nhóm thu nhập Giả định bậc tiểu học được hoàn toàn miễn học phí, tức là chi ngân sách giáo dục như nhau cho mọi đối tượng (mặc dù nhóm nghèo nhất đã được hỗ trợ tiền học bán trú theo Nghị định 112). Bảng 38. Tính toán chi phí đơn vị (NSNN và gia đình) theo các nhóm thu nhập giai đoạn 2015-2020 Đơn vị: triệu đồng/người Nhóm thu nhập Chung Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 2014- 2015 2016- 2017- 2018 2019- 20202015 -2016 2017 2018 -2019 2020 2021 9.0 10.6 12.4 14.4 16.9 19.8 23.2 6.9 8.5 9.8 11.3 13.0 15.0 17.4 7.4 9.0 10.4 12.0 14.0 16.2 18.8 8.3 9.9 11.5 13.4 15.6 18.2 21.3 9.5 11.1 13.0 15.2 17.8 20.9 24.6 14.0 15.7 18.7 22.2 26.5 31.6 37.7 Hình 13. Tình toán chi phí đơn vị (NSNN và gia đình) theo các nhóm thu nhập giai đoạn 2015-2020 Tính chung cho tất cả các nhóm thu nhập, chi phí đơn vị/1 học sinh tiểu học năm 2015 là 10,6 triệu đ/1HS và năm 2020 sẽ là 23,2triệu đồng/1 học sinh. 96 Giả định tất cả học sinh tiểu học được hưởng chung mức ngân sách Nhà nước là 8 triệu đồng/1HS năm 2015 và 15,8 triệu đồng/1 HS vào năm 2020, số liệu bảng trên cho thấy nhóm nghèo nhất có chi phí đơn vị thấp nhất: năm 2015 là 8,5triệu/1 HS và năm 2020 là 17,4 triệu đồng/1 HS (chỉ bằng 50% nhóm giàu nhất với các số tương ứng là 15,7 triệu đồng năm 2015 và 37,7 triệu đồng/HS năm 2020). Rõ ràng học sinh trong các gia đình nghèo đang chịu thiệt thòi rất lớn và người giàu đang hưởng lợi từ chính sách miễn học phí và trường công lập không được (hoặc hạn chế) thu tiền từ gia đình để hỗ trợ cải thiện các điều kiện học tập cho con em họ. 3.2. Đề xuất chính sách đầu tư phát triển GD tiểu học giai đoạn 20152020 và giải pháp thực hiện. 3.2.1. Đề xuất chính sách đầu tư a) Điều chỉnh chính sách phân bổ ngân sách giáo dục thường xuyên Hiện nay phân bổ ngân sách từ trung ương cho các tỉnh phân bổ theo đầu dân. Mặt khác khi về tới địa phương, việc phân bổ ngân sách thường xuyên rất đa dạng, chủ yếu dựa theo đầu giáo viên. Chi phí cho giáo dục/nhà trường cao tuy nhiên chi thực tế cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục rất thấp. Hệ quả là các địa phương tăng nhanh giáo viên mà ít chú ý đến yêu cầu tăng các điều kiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy học đi kèm. Do vậy các điều kiện giáo dục khác gần như không được tính vào công thức phân bổ ngân sách. Nhiều địa phương chi thanh toán cá nhân hơn 90% tổng chi thường xuyên Việc phân bổ ngân sách thường xuyên giáo dục của Trung ương hiện nay chưa dựa trên nhóm đối tượng cụ thể mà mới chỉ theo vùng địa lý. Mặc dù đã có chính sách miễn học phí song đối với giáo dục tiểu học, nguồn thu ngoài ngân sách gần như không có. Nhóm nghiên cứu đề nghị cần phân bổ ngân sách theo cấp/bậc học và hệ số ưu tiên được tính toán theo các nhóm thu nhập thay vì chỉ tính theo vùng địa lý hiện nay. Vì vậy cần xây dựng chính sách phân bổ ngân sách giáo dục theo định mức cơ bản: chi bình quân đầu sinh. Chi phí đơn vị giáo dục tiểu học cho các nhóm thu nhập thấp 97 Đối với nhóm thu nhập thấp cần tính toán bù đắp từ ngân sách Nhà nước để học sinh không phải đóng các khoản thu của nhà trường. Chúng tôi cho rằng ít nhất đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho các đối tượng nghèo được tính hệ số tương đương với các vùng khó khăn (theo cách tính toán để phân bổ ngân sách hiện hành). Bảng 39. Đề xuất định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2011 Phân bổ ngân sách thường xuyên hiện hành (*) Định mức: đồng/người Hệ số (**) Đô thị 1241680 0.85 Đồng bằng 1460800 1 4 1986880 1.2 Vùng Miền núi - vùng đồng bào dân tộc Vùng cao - hải đảo 2775520 Nhóm 2015thu nhập 2016 5 9.0 20162017 10.5 20172018 12.3 20182019 14.4 20192020 16.8 20202021 19.8 10.6 12.4 14.4 16.9 19.8 23.2 3 12.7 14.8 17.3 20.3 23.8 27.9 1.4 2 14.9 17.3 20.2 23.7 27.7 32.5 1.9 1 20.2 23.5 27.4 32.1 37.6 44.2 Nguồn:(*) Quyết định số 59/2010/QĐ-TTg ngày 30 tháng 09 năm 2010 Về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyênngân sách nhà nước năm 2011 (**) Tính toán của nhóm nghiên cứu Chú thích: Các giả định: nếu vùng đồng bằng có hệ số = 1;, đô thị sẽ là 0,85; miền núi vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu = 1; vùng cao - hải đảo và các nhóm thiệt thòi = 1,9. Theo đó, nhóm nghiên cứu đề xuất phân bổ ngân sách thường xuyên theo đầu học sinh và nhóm đối tượng. Nhóm 5 = đô thị; Nhóm 3,4 = đồng bằng; Nhóm 2 = Miền núi - vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu và nhóm 1 = Vùng cao - hải đảo. b) Bổ sung Chính sách tài trợ các trường tiểu học vùng khó khăn và huy động nguồn lực từ các nhóm thu nhập cao Nhà nước cấp bù các khoản đóng góp cho giáo dục tiểu học cho học sinh nghèo thông qua các gói tài trợ cho các trường tiểu học vùng khó khăn. Không chỉ miễn học phí, cần bãi bỏ hoàn toàn khoản thu tiền học 2 buổi/ngày và các khoản đóng góp dù nhỏ nhất ở các trường vùng khó khăn và học sinh nghèo thành thị. Mục tiêu của khoản tài trợ tại trường là tăng cường quản lý trong nhà trường và kết quả giáo dục tổng thể, nhằm: 98 i) Giảm rào cản chi phí cho các hộ nghèo thông qua việc giảm dần học phí và các khoản thu ii) Cung cấp kinh phí để và cho phép các trường giải quyết một cách kịp thời, linh hoạt ưu tiên đặc biệt riêng của mình về sửa chữa nhỏ cơ sở hạ tầng và cải thiện tài liệu học tập và hỗ trợ cho việc giảng dạy tốt hơn iii) Cung cấp một cách chắc chắn hơn nguồn thu nhập cho các trường tiểu học tại các khu vực nghèo hơn tạo cơ hội cho việc lập kế hoạch trung hạn trong ba năm. iv) Nâng cao năng lực tham gia của cộng đồng địa phương trong việc quản lý các trường bằng cách cộng đồng tham gia các quyết định sử dụng các khoản tài trợ và giám sát sử dụng. Có thể tính toán toàn bộ các khoản đóng góp và chi phí học tập từ gia đình để cung cấp gói tài trợ cho các nhà trường. Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14-5-2010 của Chính Phủ quy định học sinh ở các địa phương có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn được hỗ trợ chi phí học tập với mức 70.000 đồng/tháng. Từ ngày 1/9/2013, Quyết định số 36 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ 15 kg gạo/học sinh/tháng cho học sinh tại các trường ở khu vực có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn bắt đầu có hiệu lực. Theo đó, mỗi học sinh tiểu học đang học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú, học sinh bán trú được hưởng mức gạo hỗ trợ không quá 9 tháng/năm học. Đối tượng là học sinh là người dân tộc thiểu số có bố, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp có hộ khẩu tại các xã, thôn có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, không hưởng chế độ nội trú, có nhà ở xa trường. Tất cả các khoản này đều gộp lại dưới dạng gói tài trợ cho trường và thực hiện quản lý theo kết quả đầu ra. Chính sách khuyến khích huy động nguồn lực cải thiện điều kiện học tập trong giáo dục tiểu học theo nhu cầu của các nhóm thu nhập cao Nhà nước cần đảm bảo mức chi ngân sách cơ bản chung cho tất cả học sinh tiểu học. Tuy nhiên, đối với các nhóm thu nhập trung bình trở lên, không nên quy định ‘‘trần” đóng góp mà nên để nhà trường và cha mẹ học sinh thỏa thuận theo mức độ yêu cầu của gia đình và khả năng đáp ứng dịch vụ giáo dục của nhà trường. Khung. Giải pháp Bài giảng số Digital Class 99 Đối với các khu vực kinh tế phát triển có thể sử dụng mô hình trường học sử dụng giải pháp Bài giảng số Digital Class. Chi phí để các em học sinh được tiếp cận với mô hình giảng dạy song ngữ này tại trường Nguyễn Văn Huyên (hà Nội) là 1,2 triệu đồng/tháng, thấp hơn nhiều so với mức phụ huynh phải đầu tư cho con cái học các chương trình quốc tế hoặc chương trình tiểu học quốc tế khác hiện nay (trung bình dao động từ 5-10 triệu đồng/tháng) ví dụ như chương trình tiểu học quốc tế Cambridge hoặc chương trình tại các trường quốc tế. Khung 7. Trường công lập chất lượng cao ở Hà Nội Nghị quyết số 15/2013/NQ-HĐND do HĐND thành phố Hà Nội ban hành ngày 17/7/2013 quy định, việc theo học tại các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao theo nguyên tắc tự nguyện. Học phí của cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao được thu tương xứng với tiêu chí cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chương trình, phương pháp giảng dạy được kiểm định. Nhà nước đầu tư cơ sở vật chất ban đầu theo tiêu chí cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao. Cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao tự chủ toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, đảm bảo dân chủ, công khai minh bạch, chịu sự quản lý của Nhà nước, sự giám sát của phụ huynh học sinh và xã hội, đảm bảo tương xứng giữa chất lượng giáo dục với học phí do người học đóng góp và nguồn tài chính được đầu tư, sử dụng. Theo Nghị quyết mà HĐND thành phố Hà Nội mới ban hành, từ năm học 2013 - 2014, Hà Nội chính thức áp dụng mô hình trường công lập chất lượng cao với những tiêu chí và cơ chế tài chính cụ thể. Mục tiêu đặt ra là đến năm 2015, sẽ có 35 trường chất lượng cao trên địa bàn thành phố, góp phần tạo nên môi trường giáo dục chất lượng. Theo đó, năm học 2013-2014, mức trần học phí đối với trường tiểu học trên địa bàn Hà Nội đối với mô hình này được quy định là 2,9 triệu đồng/tháng, như vậy một năm sẽ là 26 triệu đồng/1 học sinh. c) Đổi mới chính sách lương, hoàn thiện hệ thống ngạch, bậc lương của giáo viên, CBQL giáo dục tiểu học khoa học, hợp lý Hiện nay hệ thống ngạch bậc lương của nhà giáo các cấp chưa có sự chênh lệch lớn giữa các ngạch bậc, mang tính “bình quân”, không tương xứng với yêu cầu, tiêu chuẩn cũng như đặc thù công việc của mỗi ngạch, bậc. Do đó, không khuyến khích và tạo được sự cạnh tranh của nhà giáo trong phấn đấu đạt để được các ngạch, bậc lương cao hơn. Theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP và Nghị định số 17/2013/NĐ-CP, mỗi nhà giáo đi từ bậc lương thấp nhất đến bậc cao nhất trong ngạch lương của mình quá dài: 24 năm đối với giáo viên tiểu học. Khoảng cách giữa các bậc lương đầu tiên giữa các ngạch lương của nhà giáo không có sự chênh lệch lớn (1,86 – 2,10 – 2,34). Cùng với lương, Nhà nước cũng quy định các khoản phụ cấp theo lương đối với nhà giáo: phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thu hút (đối với các trường 100 chuyên biệt, các vùng khó khăn), phụ cấp thâm niên,... Nhưng việc thực hiện các chế độ phụ cấp của nhà giáo cũng còn bất cập, chưa tạo được động lực để xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo một cách bền vững. Đối với chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo: Theo quy định, một nhà giáo phải sau 6 năm (kể cả năm tập sự) đứng lớp mới được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo. Đối với những sinh viên mới tốt nghiệp, những người từ ngành, nghề khác thì chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo không khuyến khích, thu hút được họ. Với tính chất nghề nghiệp đặc thù và chế độ lương, phụ cấp như hiện nay, ngành giáo dục khó có thể thu hút nhân lực chất lượng cao tham gia. Hiện nay, chính sách đối với nhà giáo đang công tác tại vùng đặc biệt khó khăn mới có sự điều chỉnh. Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn có gia đình chuyển đi theo được trợ cấp chuyển vùng bằng 12 tháng lương tối thiểu chung cho một hộ (thay cho mức trợ cấp là 6,5 triệu đồng như quy định hiện hành). Chính sách này là quy định giáo viên hết thời hạn công tác tại vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn mà chưa thực hiện được việc luân chuyển, giáo viên vẫn được hưởng phụ cấp thu hút. Chính sách mới ban hành này sẽ góp phần giảm bớt khó khăn cho học sinh, giáo viên có hoàn cảnh khó khăn hoặc ở vùng sâu vùng xa, nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục cho mọi đối tượng trên cả nước. Tuy nhiên cần có những cải tiến mạnh mẽ hơn về chính sách thu hút giáo viên giỏi về công tác tại các trường tiểu học vùng khó khăn. Yêu cầu của đổi mới chính sách lương Đảm bảo giáo viên yên tâm dạy học có chất lượng tốt, có nhiều nỗ lực cải thiện chất lượng dạy học. Tăng lương giáo viên gắn với yêu cầu chất lượng dạy học để đảm bảo giáo viên tiểu học yên tâm dạy học có chất lượng tốt, đặc biệt là ở vùng khó khăn. Hệ thống ngạch, bậc lương của nhà giáo cần được hoàn thiện đúng với quan điểm lương của nhà giáo phải “được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp” và “đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển”. Các nội dung cần chú ý trong xây dựng chính sách giáo viên: - Thiết lập những yêu cầu/kỳ vọng rõ ràng cho giáo viên 101 - Giáo viên được thu hút tốt nhất vào giảng dạy - Giáo viên được đào tạo và bồi dưỡng kinh nghiệm hữu ích - Giáo viên có kỹ năng phù hợp với nhu cầu học sinh - Hiệu trưởng tích cực hỗ trợ giáo viên phát triển chuyên môn - Giám sát việc dạy và học - Hỗ trợ hướng dẫn giáo viên cải thiện dạy học - Thúc đẩy giáo viên Cần thực hiện đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội VI của Đảng đưa ra quan điểm phải “nâng cao vị trí xã hội, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của những người dạy học”. Nghị quyết hội nghị Trung ương 4 (khóa VII) xác định: “Thực hiện chính sách khuyến khích vật chất và tinh thần đối với giáo viên, khuyến khích người giỏi làm nghề dạy học. Có chính sách ưu đãi đặc biệt về tiền lương và phụ cấp đối với giáo viên dạy ở những nơi khó khăn thuộc vùng cao, vùng sâu, hải đảo và một số vùng miền núi”. Tiếp theo, Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) đưa ra định hướng: “Thực hiện các chính sách ưu tiên ưu đãi đối với giáo dục – đào tạo, đặc biệt là chính sách đầu tư và chính sách tiền lương” và đưa ra giải pháp: “Lương giáo viên được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm chế độ phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng do Chính phủ quy định”,… 3.2.2. Đề xuất các giải pháp thực hiện Giải pháp 1. Đầu tư phát triển giáo dục tiểu học theo yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa sau 2015 Nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 180 cha mẹ học sinh tiểu học và 252 CBQL, GV ở các tỉnh lựa chọn. Theo ý kiến khảo sát của CBQL, GV, cha mẹ học sinh, hầu hết các ý kiến cho rằng hiện nay thu nhập của giáo viên không đảm bảo để GV yên tâm chăm lo chất lượng chuyên môn, CSVC nhà trường không đáp ứng được các điều kiện dạy và học phục vụ đổi mới giáo dục. Với câu hỏi: “ý kiến Ông/ Bà, hiện nay các điều kiện học tập học sinh tiểu học (nơi nhà trường đang công tác/ gia đình có con em theo học)?” kết quả cho thấy: 102 Nhiều ý kiến không đồng ý với Thu nhập của giáo viên đảm bảo đời sống cơ bản để GV yên tâm chăm lo chất lượng chuyên môn”, có 23% phân vân và 62% ý kiến không đồng ý, chỉ có 15% ý kiến đồng ý với nhận xét này. Có 45% đồng ý với “Các hoạt động nâng cao chất lượng GD của nhà trường phong phú, hướng vào dạy và học tích cực”; 30% phân vân và 25% không đồng ý. Nhiều ý kiến hoài nghi về ‘‘Các khoản chi tiêu của nhà trường đảm bảo hiệu quả”: có 25% ý kiến đồng ý, 55% phân vân và 20% không đồng ý. Chỉ có 20% đồng ý với ‘‘Trường đã khai thác tối đa hiệu suất lao động của GV, CSVC để nâng cao chất lượng dạy học”, 35% phân vân và 15% đồng ý với nhận xét này. 65% cho rằng ‘‘Các khoản chi tiêu của nhà trường đảm bảo công khai, minh bạch”, 25% phân vân và 10% không đồng ý. Về cơ sở vật chất của nhà trường. Chỉ có 25% đồng ý với ‘‘Cơ sở vật chất của nhà trường khang trang, đảm bảo các điều kiện dạy và học”, 45% phân vân và 30% không đồng ý. Nhiều ý kiến tán thành với ‘‘Các tổ chức xã hội, địa phương, cá nhân, … quan tâm ủng hộ nhà trường”; có 75% đồng ý và 25% không đồng ý với nhận xét này. Có 87% ý kiến đồng ý với ‘‘Gia đình luôn ủng hộ, đóng góp hỗ trợ các hoạt động giáo dục của trường” và 13% phân vân, không có ý kiến nào không đồng ý. Bảng 40. Ý kiến của CBQL, GV, cha mẹ học sinh về các điều kiện học tập học sinh tiểu học (%) Nội dung 1. Thu nhập của giáo viên đảm bảo đời sống cơ bản để GV yên tâm chăm lo chất lượng chuyên môn 2. Các hoạt động nâng cao chất lượng GD của nhà trường phong phú, hướng vào dạy và học tích cực 3. Các khoản chi tiêu của nhà trường đảm bảo hiệu quả 4. Trường đã khai thác tối đa hiệu suất lao động của GV, CSVC để nâng cao chất lượng dạy học 5. Các khoản chi tiêu của nhà trường đảm bảo công khai, minh bạch 6. Cơ sở vật chất của nhà trường khang trang, đảm bảo các điều kiện dạy và học 7. Các tổ chức xã hội, địa phương, cá nhân…quan tâm ủng 103 Đồng ý Phân vân Không đồng ý 15 23 62 45 30 25 25 55 20 20 35 65 25 10 25 45 30 75 25 Nội dung hộ nhà trường 8. Gia đình luôn ủng hộ, đóng góp hỗ trợ các hoạt động giáo dục của trường Đồng ý Phân vân 87 13 Không đồng ý Cần tăng mức đầu tư cho giáo dục tiểu học để đảm bảo các điều kiện cơ bản cho chất lượng giáo dục, bao gồm: - Đảm bảo đời sống cơ bản để GV yên tâm chăm lo chất lượng - chuyên môn Đảm bảo cho các trường thực hiện các hoạt động nâng cao chất - lượng GD của nhà trường phong phú, hướng vào dạy và học tích cực Đảm bảo cơ sở vật chất của nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy và học Nguồn đầu tư cơ bản từ Ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên ở các vùng thành thị, có điều kiện huy động các nguồn lực xã hội cần có cơ chế huy động các nguồn lực xã hội phát triển giáo dục tiểu học. Giải pháp 2. Tăng quyền tự chủ tài chính thực sự cho các trường tiểu học Hiện nay, hầu hết các trường tiểu học đều đã được giao quyền tự chủ theo Nghị định Nghị định 43 NĐ-CP ngày 25/4/2006 về giao quyền tự chủ về tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự cho các đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi là Nghị định 43). Mục tiêu của biện pháp tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý trường học là - Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho nhà trường trong việc tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao; phát huy mọi khả năng của nhà trường để cung cấp dịch vụ với chất lượng cao cho xã hội; tăng nguồn thu nhằm từng bước giải quyết thu nhập cho GV, CB, NV. - Thực hiện chủ trương xã hội hóa trong việc cung cấp dịch vụ giáo dục, huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động giáo dục, từng bước giảm dần bao cấp từ ngân sách nhà nước. - Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với trường học, Nhà nước vẫn quan tâm đầu tư để hoạt động giáo dục ngày càng phát triển; 104 bảo đảm cho các đối tượng chính sách - xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn được giáo dục theo quy định ngày càng tốt hơn. Hiện nay hầu hết các trường chỉ được giao tự chủ về tài chính, không được giao tự chủ về tổ chức bộ máy, nhân sự theo Nghị định 43. Điều này dẫn đến tự chủ mang tính hình thức, khó có thể chủ động trong việc tuyển dụng, sử dụng đội ngũ hiệu quả. Kết quả khảo sát ở chương 2 cho thấy trường tiểu học toàn quốc cho thấy hiện nay đều ở mức “Tiềm tàng”, tức là mức độ thấp nhất1. Các tiêu chí bị đánh giá rất thấp là Tiêu chí 2. Tự chủ của trường học trong quản lý nhân sự; Tiêu chí 3. Sự tham gia của Hội đồng trường vào tài chính trường học và Tiêu chí 5. Tự chịu trách nhiệm trường học. Nguyên nhân chính là tất cả các trường đều chưa có Hội đồng trường (mặc dù Điều lệ trường học các cấp đã có quy định này) hoặc đã có những Hội đồng này gần như không hoạt động thực sự. Một nguyên nhân nữa là năng lực quản lý nhà trường theo hướng tự chủ và tự chịu trách nhiệm của Hiệu trưởng và các bên liên quan còn nhiều hạn chế. Việc giao tự chủ chưa song hành với đề cao trách nhiệm của nhà trường. Thể hiện rõ nét nhất là trách nhiệm giải trình và giám sát, đánh giá các hoạt động của trường còn rất thấp. So sánh mức độ tự chủ của Việt Nam và các nước Đông Á cho thấy Việt Nam cần cải thiện một số lĩnh vực chính sách hướng tới kết quả giáo dục toàn diện hơn nữa. Các chính sách thuộc lĩnh vực khác nhau phải được liên kết và tăng cường thông qua: 1) Các cơ chế trách nhiệm, thưởng/ phạt ; 2) Một tầm nhìn vững chắc về quản lý; 3) Công khai, minh bạch thông tin. Cần trao quyền tự chủ thực sự cho các trường tiểu học, trong đó có quyền tuyển dụng/sa thải giáo viên, thỏa thuận lương, thu nhập với nhà giáo, đánh giá giáo viên Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, điều kiện để giao quyền tự chủ theo hướng phát huy tối đa tiềm năng, sức sáng tạo, năng động của các nhà trường. Khuyến khích các trường chủ động tăng các nguồn thu sự nghiệp để chi trả lương, phụ cấp cho nhà giáo. Phân cấp quản lý đội ngũ nhà giáo cho các 1 Sử dụng thang đo về mức độ tự chủ và trách nhiệm giải trình SABER của WB 105 trường và các trường có quyền thỏa thuận lương, phụ cấp với nhà giáo. Nếu thực hiện tốt giải pháp này, gánh nặng ngân sách nhà nước để trả lương, phụ cấp cho nhà giáo sẽ giảm đi nhưng lương, phụ cấp của nhà giáo sẽ được chi trả công bằng, thỏa đáng hơn. Đồng thời, giải pháp này cũng tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà giáo. Mỗi nhà giáo sẽ có động lực rèn luyện, học tập để đáp ứng tốt yêu cầu công tác, xứng đáng được hưởng chế độ lương, phụ cấp cao hơn. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng chung của đội ngũ giáo viên, CBQL trường tiểu học. Đa dạng nguồn thu của các trường Trong khuôn khổ ngân sách, Nhà nước sẽ rất khó khăn trong việc chi trả toàn bộ các khoản chi trong toàn hệ thống giáo dục ở mức cao. Chính vì vậy, ngân sách nhà nước chỉ nên tập trung cho các khoản chi ở mức cơ bản. Đồng thời, cùng với việc khuyến khích các trường gia tăng các quỹ theo Nghị định 43. Các địa phương nên xem xét việc cho phép các trường tiểu học được tổ chức các lớp học phát triển năng khiếu, hoạt động giáo dục (không phải học thêm) theo nhu cầu của cha mẹ học sinh Giáo dục là một dịch vụ công cộng, ngoài việc phải đảm bảo cung ứng dịch vụ giáo dục công bằng cho xã hội theo những yêu cầu nhất định, giáo dục cũng phải hướng tới phục vụ những nhu cầu đa dạng của xã hội trên cơ sở đảm bảo các tiêu chuẩn, yêu cầu cơ bản của Nhà nước và sự tự nguyện của đối tượng phục vụ. Do đó, Nhà nước nên xem xét, cho phép các trường tiểu học được tổ chức các dịch vụ giáo dục chất lượng cao theo nhu cầu cha mẹ học sinh và cộng đồng. Đối với các chương trình này, các trường được thỏa thuận học phí với cha mẹ học sinh và thực hiện cơ chế tự thu tự chi, vừa huy động được nguồn lực tài chính trong nhân dân đầu tư cho giáo dục (thay vì chảy ra các trường ngoài công lập, các cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài) vừa nâng cao chất lượng và sự thích ứng của nền giáo dục trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay. Trường tổ chức đánh giá học sinh qua bài kiểm tra tiêu chuẩn, kết quả được công bố. Giải pháp 3. Tăng cường giám sát thực hiện chính sách hỗ trợ tài chính cho các gia đình hộ nghèo Mục tiêu: 106 Nhằm giám sát chặt chẽ để các khoản hỗ trợ cho học sinh nghèo được sử dụng đúng mục đích. Kết quả phân tích ở chương 2 cho thấy hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn trong việc tiếp cận giáo dục tiểu học của trẻ em nghèo. Điều kiện kinh tế, xã hội và thiên nhiên là ba yếu tố có quan hệ khăng khít với nhau tạo nên thuận lợi hoặc gây khó khăn cho trẻ em tiếp cận với các dịch vụ giáo dục. Trẻ em ở miền núi, vùng sâu, vùng xa - vùng chậm phát triển kinh tế - xã hội: đường xá đi lại trèo đèo, lội suối, vượt qua sông mới đến được trường. Nhiều con em ở Đồng bằng sông Cửu Long gia đình sống trên thuyền, cuộc sống "nay đây mai đó" lênh đênh trên mặt nước cùng với bố mẹ làm sao có trường để học. Chính vì điều kiện thiên nhiên khó khăn, kinh tế, văn hóa chưa phát triển nên việc đầu tư nhiều vẫn chưa đáp ứng được hết các yêu cầu. Việc điều động cán bộ, giáo viên tới những vùng khó khăn cũng chưa được đáp ứng, và nhiều chính sách chưa nghiêm chỉnh thực hiện nên cán bộ, giáo viên không an tâm và cộng thêm việc thiếu nhiều điều kiện cho giáo viên sinh hoạt, giảng dạy nên chất lượng không thể đuổi kịp các vùng thuận lợi. Chính vì nghèo mà phải tiếp cận với chất lượng giáo dục không cao nên khó có điều kiện đào tạo được những người giỏi cho sau này. Đối với việc học tập của trẻ em, đời sống kinh tế gia đình tác động lớn đến điều kiện trẻ em tiếp cận được với các dịch vụ giáo dục, đặc biệt giáo dục có chất lượng cao. Thu nhập của gia đình thấp đã cản trở việc học tập, không có tiền đóng góp các khoản chi phí cho giáo dục để được đi học hoặc tiếp cận với các dịch vụ học tập có chất lượng không được đáp ứng là nỗi khổ của trẻ em nghèo. Thu nhập thấp, kinh tế gia đình khó khăn còn buộc trẻ em phải tham gia lao động sớm với gia đình. Trẻ em ở lứa tuổi này có quyền được học tập, song không thể thực hiện được quyền, đó chính là một bức xúc lớn mà bản thân trẻ em không thể khắc phục được. Nhận thức sai về vai trò của giáo dục đối với phát triển kinh tế - xã hội nên đã cản trở quá trình học tập và tiếp cận đầy đủ với giáo dục của trẻ em. Nghèo đói cùng với tập quán lạc hậu của địa phương cũng làm cho trẻ em gặp phải muôn vàn khó khăn. Nhiều địa phương với quan niệm sai lầm: "con gái không cần học nhiều" đã làm trẻ em gái không được đến trường. Nhiều dân tộc, nhiều trẻ em gái không được đi học, nếu có chỉ học hết tiểu học; nhiều em 13, 14 tuổi phải đi lấy chồng. 107 Hiện nay có nhiều chính sách hỗ trợ học sinh tiểu học vùng khó khăn.Tuy nhiên thực tế nhiều cha mẹ học sinh vùng khó khăn cho biết họ không được nhận đầy đủ số tiền hỗ trợ, một số trường giữ lại tiền hỗ trợ học sinh để sử dụng cho các hoạt động của trường. Mặt khác nhiều gia đình sau khi nhận được tiền lại không chi cho con đi học mà sử dụng sai mục đích như mua xe máy, sửa nhà, thậm chí uống rượu, đánh bạc,… Giải pháp 4. Nâng cao năng lực quản lý tài chính cho Hiệu trưởng trường tiểu học, đặc biệt là năng lực lập kế hoạch ngân sách, công khai, minh bạch tài chính Mục tiêu: Giúp Hiệu trưởng phát triển các kỹ năng quản lý tài chính trường học, đặc biệt là xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ và lập kế hoạch tài chính, biết cách phân tích, đánh giá tình hình thực hiện năm báo cáo (hay gọi là năm hiện hành), xác định nhiệm vụ, mục tiêu của trường trong năm kế hoạch; tính toán dự toán Ngân sách, thực hiện các chế độ, tiêu chuẩn định mức chi tiêu và các căn cứ tính toán khác, kiểm tra tài chính nội bộ. Yêu cầu cơ bản của kế hoạch ngân sách: Yêu cầu kết nối kế hoạch năm học với kế hoạch ngân sách. Trong các hoạt động cần nêu rõ: - Hoạt động cụ thể (Làm gì? Số lượng/ Chất lượng) - Thời gian (Khi nào?) - Số tiền (Bao nhiêu tiền?) - Nguồn kinh phí (Kinh phí từ đâu? Ngân sách Nhà nước hay các nguồn khác) - Trách nhiệm thực hiện (Ai làm?) Xây dựng lịch biểu hoạt động quản lý tài chính trường học - Lịch biểu hoạt động quản lý tài chính nhằm giúp cho CBQL trường học xác định được các hoạt động, nội dung các hoạt động, thời điểm thực hiện các hoạt động, sự phối hợp và huy động các lực lượng về quản lý tài chính trong năm học của trường. - Kế hoạch hoạt động quản lý tài chính được xây dựng theo năm học và lấy tên "Lịch biểu hoạt động tài chính của trường học". - Mỗi địa phương có quy định cụ thể về công tác quản lý tài chính và lịch biểu hoạt động tài chính đối với từng ngành và các cơ sở giáo dục. Các trường cần căn cứ vào quy định và hướng dẫn của 108 cơ quan tài chính địa phương (Sở Tài chính, Kho bạc, Phòng KH-TC, Phòng GD& ĐT,...) để xây dựng lịch biểu hoạt động tài chính phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương Giải pháp 5. Tăng cường trách nhiệm giải trình, minh bạch tài chính, huy động sự tham gia của cộng đồng, cha mẹ học sinh trong quản lý tài chính trường học Mục đích của biện pháp Công khai tài chính là biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức Nhà nước, tập thể người lao động và nhân dân trong việc thực hiện quyền kiểm tra, giám sát quá trình quản lý và sử dụng vốn, tài sản Nhà nước; huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật; phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm chế độ quản lý tài chính ; bảo đảm sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Nội dung của biện pháp Tăng cường trách nhiệm giải trình của Hiệu trưởng về quản lý tài chính. Nội dung giải trình không chỉ là trình bày những việc đã làm, nêu đúng được những ưu, khuyết điểm trong công tác quản lý Nhà trường, nhất là trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Yêu cầu của việc giải trình là chân thực, khách quan, đúng sự thật, đúng trách nhiệm, không né tránh, đùn đẩy. Qua kết quả giải trình, có thể lấy ý kiến về sự tín nhiệm đối với cán bộ. Đối với các khoản thu theo thoả thuận: Nhà trường phải thực hiện đúng quy trình thoả thuận với cha mẹ học sinh, đảm bảo dân chủ, công khai (phải có văn bản thoả thuận tới từng cha mẹ học sinh về cả nội dung thu, mức thu và nội dung chi, mức chi và được sự nhất trí của hội nghị cha mẹ học sinh các lớp). Đối với những khoản đóng góp tự nguyện của người dân và các tổ chức cho nhà trường: Trường phải tổ chức tiếp nhận và sử dụng hiệu quả, đúng 109 mục đích, tuyệt đối không được qui định mức đóng góp tự nguyện đối với từng học sinh. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả “Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân”, kèm theo Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT, nhằm thực hiện công khai cam kết của các cơ sở giáo dục về chất lượng giáo dục, về điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục và về thu, chi tài chính người học; phát huy dân chủ, tăng cường tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục; tạo điều kiện để người học và xã hội tham gia giám sát đánh giá cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật. Thực hiện công khai nghiêm túc về nội dung, hình thức, thời điểm công khai được quy định tại thông tư số 09/2009/TT-Bộ GD&ĐT phù hợp với điều kiện của từng đơn vị. Hàng năm lập báo cáo, kết quả thực hiện quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân gửi về Sở GD&ĐT vào trước ngày 30/10 hàng năm. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng trong quản lý, sử dụng NSNN cho giáo dục. Cha mẹ học sinh, cộng đồng giám sát thu – chi của nhà trường Thực tế cho thấy nhà trường (đặc biệt ở thành thị) huy động một khoản kinh phí từ đóng góp của cha mẹ học sinh cho các hoạt động giáo dục, do vậy cần tăng cường sự tham gia của cha mẹ học sinh và cộng đồng trong việc quản lý thu – chi tài chính, Giám sát toàn bộ kinh phí của trường. 110 Một nghiên cứu đã xây dựng mô hình “Hội đồng giám sát của cộng đồng”1 thí điểm tại Hà Nội với 5 cơ sở giáo dục công lập ở quận Hoàng Mai: 1 mầm non, 1 tiểu học, 1 trường THCS, 1 Trung tâm Giáo dục thường xuyên và 1 trường THPT. Nhóm nghiên cứu đã vận động được Đảng ủy, HĐND và Mặt trận tổ quốc trên địa bàn các trường cùng tham gia. Theo đó, mô hình “Hội đồng giám sát của cộng đồng” ở trường học là tổ chức xã hội, tự nguyện của cộng đồng cha mẹ học sinh và đại diện dân cư sinh sống trên địa bàn được Mặt trận tổ quốc địa phương công nhận trên cơ sở kết quả bầu cử của Ban Đại diện cha mẹ học sinh, của các đoàn thể, tổ chức xã hội tại địa phương như hội cựu giáo chức, hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, hội thanh niên,… do Hội Khuyến học địa phương giới thiệu. Những người được lựa chọn vào hội đồng phải thực sự có tâm huyết, năng lực. Hội đồng hoạt động trên tinh thần tự nguyện với 2 nội dung giám sát: nhà trường có đảm bảo quyền dân chủ của học sinh và cha mẹ học sinh; giám sát toàn bộ kinh phí của cha mẹ học sinh và địa phương cho nhà trường. Nhà trường và Hội đồng phải cùng xây dựng kế hoạch tài chính, phối hợp triển khai thực hiện kế hoạch và cùng giám sát và chịu trách nhiệm trong việc thu chi các khoản phụ huynh đóng góp. 1 Đề án xây dựng Hội đồng giám sát trong trường học của Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội 111 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Tiếp cận hệ thống về quản lý tài chính và tự chủ và tự chịu trách nhiệm trường học hướng tới cải thiện kết quả giáo dục là công cụ rất hữu hiệu cho hỗ trợ đổi mới quản lý tài chính giáo dục hiện nay. Cần thực hiện đổi mới quản lý Nhà nước trong việc tạo môi trường chính sách, điều kiện hỗ trợ tự chủ và tự chịu trách nhiệm trường học, đồng thời tăng cường năng lực tự chủ, trách nhiệm giải trình của nhà trường, tăng cường giám sát, đánh giá của các bên liên quan trong các hoạt động quản lý trường học, giao quyền tự chủ thực sự cho nhà trường mầm non, phổ thông về tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự theo tinh thần Nghị định 43. Cần có một nghiên cứu mang tính hệ thống về vận dụng mô hình tự chủ và tự chịu trách nhiệm trường học hướng tới cải thiện kết quả giáo dục mang tính ứng dụng cao trong thực tiễn, trong đó đánh giá được thực trạng và đề xuất giải pháp tăng cường hơn nữa của tự chủ và tự chịu trách nhiệm hiện nay của các nhà trường Việt Nam. Có mối quan hệ khá rõ ràng giữa chi phí đơn vị giáo dục tiểu học và kết quả giáo dục. Điều này không chỉ dừng lại ở con số cao hay thấp mà là các nội dung chi tiêu. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến kết quả giáo dục là: chính sách giáo viên; quyền tự chủ và trách nhiệm của nhà trường, vai trò của cha mẹ học sinh và hỗ trợ NSNN cho khu vực tư nhân. Thực tiễn tính toán chi phí đơn vị trong giáo dục tiểu học cho thấy hiện nay có sự chênh lệch lớn trong chi phí đơn vị ở thành thị và nông thôn, người giàu và người nghèo. Xét về ngân sách nhà nước cấp, khu vực thành thị thấp hơn nông thôn, miền núi. Tuy nhiên xét tổng chi phí cho giáo dục gồm chi từ ngân sách nhà nước và chi từ gia đình cho thấy học sinh ở vùng khó khăn, học sinh con em các gia đình nghèo đang rất thiệt thòi về giáo dục tiểu học do mức chi đơn vị thấp hơn nhiều lần. Cơ cấu chi cho giáo dục tiểu học hiện nay phần lớn chi lương, đặc biệt ở vùng khó khăn. Tỷ số học sinh/GV thấp dẫn đến không còn kinh phí chi cho hoạt động nâng cao chất lượng giáo dục. Quyền tự chủ tài chính các trường tiểu học ở mức độ rất thấp Để đảm bảo tính công bằng, hiệu quả và đảm bảo mức chi cơ bản cho giáo dục tiểu học hướng đến cải thiện chất lượng giáo dục, đề tài đề xuất mức 112 chi phí đơn vị cần được xác định phù hợp với từng điều kiện vùng, miền, đối tượng học sinh. Cần tính toán một mức chung cho tất cả các vùng miền và các vùng/đối tượng khó khăn sẽ được tính theo hệ số, tính toán của đề tài là gấp 3 lần mức cơ bản. Đối với các nhu cầu cá nhân ở các vùng /đối tượng có điều kiện thu nhập cao cần huy động tối đa sự đóng góp của gia đình trong việc nâng cao chất lượng giáo dục trên cơ sở thỏa thuận giữa nhà trường và cha mẹ học sinh. Để giải quyết bài toán đầu tư phát triển giáo dục tiểu học giai đoạn 2015-2020, cần thực hiện 7 giải pháp: Giải pháp 1. Đầu tư phát triển giáo dục tiểu học theo yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa sau 2015 Giải pháp 2. Tăng quyền tự chủ tài chính thực sự cho các trường tiểu học Giải pháp 3. Tăng cường giám sát thực hiện chính sách hỗ trợ tài chính cho các gia đình hộ nghèo Giải pháp 4. Nâng cao năng lực quản lý tài chính cho Hiệu trưởng trường tiểu học, đặc biệt là năng lực lập kế hoạch ngân sách, công khai, minh bạch tài chính Giải pháp 5. Tăng cường minh bạch tài chính, huy động sự tham gia của cộng đồng, cha mẹ học sinh trong quản lý tài chính trường học. 113 KIẾN NGHỊ Với Chính phủ Cần đẩy mạnh triển khai Nghị định 43 –NP-CP trong thực tiễn, có tiêu chí đánh giá cụ thể, tiến hành đánh giá thực hiện Nghị định 43 và có thưởng phạt rõ ràng đối với các nhà trường/địa phương. Huy động các nguồn ngân sách, bao gồm cả nguồn vốn ODA để xây dựng các gói tài trợ trường học cho các trường khó khăn. Tính toán cách phân bổ ngân sách để tăng hiệu quả đầu tư giáo dục, thay đổi tình trạng tăng đầu tư giáo dục lại chi hết vào lương và chi cho con người. Ban hành chính sách mới về lương giáo viên, gắn với kết quả giáo dục học sinh, đảm bảo mức lương cơ bản đủ để giáo viên yên tâm công tác và không phải làm thêm, dạy thêm. Với Bộ Giáo dục và đào tạo Cần có đánh giá tổng thể về chất lượng giáo dục, đội ngũ giáo viên, điều kiện CSVC theo mô hình tiếp cận tổng thể hướng tới cải thiện kết quả giáo dục SABER. Phối hợp với Bộ kế hoạch – tài chính tính toán và ban hành định mức chi đơn vị trên đầu học sinh thay vì hiện nay chi đơn vị trên đầu dân từ 0-18 tuổi. Phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng và đề xuất Chính phủ phê duyệt chính sách lương, định mức lao động. Xây dựng tiêu chí đánh giá giáo viên dựa trên tiếp cận hệ thống cải thiện kết quả giáo dục. Với các địa phương (UBND Tỉnh/huyện) Xây dựng định mức chi đơn vị/HS ở địa phương. Tính toán ngân sách hỗ trợ học sinh tiểu học nghèo. Tăng cường phân cấp cho trường học gắn với giám sát đánh giá và trách nhiệm giải trình của nhà trường, mạnh dạn trao quyền cho nhà trường tuyển dụng/sa thải giáo viên trên cơ sở quy chế nhân sự nội bộ (tương tự quy chế chi tiêu nội bộ). Với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD Xây dựng chương trình bồi dưỡng CBQLGD phát triển năng lực quản lý tài chính trường học, triển khai bồi dưỡng CBQLGD tiểu học hàng năm, cập nhật chính sách tài chính mới cho CBQLGD tiểu học. 114 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Đặng Quốc Bảo - Đặng Thị Thanh Huyền, Chỉ số phát triển giáo dục trong HDI- NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005 2. Báo cáo chung của Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Thế giới và các nhà tài trợ cùng mục đích: Việt Nam Quản lý tốt hơn các nguồn lực Nhà nước. Đánh giá chi tiêu công 2000; Phần 2: Các phụ chương”; 12/2000 3. Báo cáo chung của Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Thế giới và cỏc nhà tài trợ cùng mục đích: Việt Nam- Quản lý chi tiêu công để tăng trưởng và giảm nghèo, NXB Tài chính, Hà Nội, 2005 4. Cận Hi Bân - Kinh Tế giáo dục học - NXB giáo dục nhân dân Bắc Kinh, Bắc Kinh 2001. 5. Bộ GD&ĐT, Thông tư Số 29/2012/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 09 năm 2012 ban hành Quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân 6. Chính phủ Việt Nam, 2012, Chiến lược Phát triển Giáo dục 2011- 2020 7. Chính phủ Việt Nam, Kế hoạch quốc gia về Giáo dục cho mọi người 2003 -2015 8. Dự án GDĐH, Bộ GD&ĐT-WB (nhóm tài chính), 2003. 9. Đảng Cộng sản Việt Nam – Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI - NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011 10. Đổi mới Ngân sách nhà nước- Tào Hữu Phùng-Nguyễn Công Nghiệp, NXB Thống kê 11. Harold Koontz, Cyril Odonnell, Heinz Weihrich: Những vấn đề cốt yếu của quản lý – NXB Khoa học và kỹ thuật, 1992. 12. Trần Ngọc Giao (Chủ biên), 2013, Quản lý trường phổ thông, NXB giáo dục Việt Nam, Hà Nội 13. Đặng Thị Thanh Huyền- Vai trò của giáo dục phổ thông với phát triển nguồn nhân lực- những bài học kinh nghiệm từ Nhật Bản, NXB KHXH, Hà Nội, 2001. 14. Đặng Thị Thanh Huyền, 2013, Tự chủ, tự chịu trách nhiệm trường học trong Tiếp cận hệ thống hướng tới cải thiện kết quả giáo dục, Tạp chí Quản lý giáo dục, sô 53 115 15. Đặng Thị Thanh Huyền, 2013, Phát triển chương trình bồi dưỡng hướng đến các nhà quản lý giáo dục “chuyên nghiệp”, Tạp chí Quản lý giáo dục, số 44. 16. Lê Thị Mỹ Hà (chủ nhiệm), 2008, Nghiên cứu chi phí giáo dục cho cấp Trung học cơ sở, Đề tài KH-CN cấp Bộ, mã số B2005-80-13 17. Đặng Thị Minh Hiền (chủ nhiệm), 2013, Những đặc điểm và hướng nghiên cứu cơ bản của Kinh tế học giáo dục, Đề tài KH-CN cấp Bộ, mã số B2010-37-84 18. Đặng Thị Thanh Huyền (Chủ nhiệm), 2008, Nghiên cứu tính toán và phân tích giá thành giáo dục bậc trung học phổ thông, Đề tài KH-CN cấp Bộ, Mã số B 2006 – 29 -02 19. Đặng Thị Thanh Huyền (Chủ nhiệm), 2006, Tự chủ tài chính đối với các trường phổ thông công lập các tỉnh phía Bắc: Thực trạng và giải pháp. Đề tài KH-CN cấp Bộ, Mã số B 2005 - 53 – 22 20. Đặng Thị Thanh Huyền (Chủ nhiệm), 2004, Nghiên cứu giải pháp đầu tư phát triển giáo dục phổ thông trên địa bàn Tỉnh giai đoạn 2003 – 2010, Đề tài KH-CN cấp Bộ B 2003 - 53 – 10 21. Luật Ngân sách Nhà nước - NXB Chính trị quốc gia, Hà nội, 2009 22. Luật Giáo dục, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, Luật sửa đổi bổ sung 2009 23. Michael P.Torado – Kinh tế học cho thế giới thứ ba, NXCB giỏo dục, Hà Nội, 1997 24. Phạm Quang Sáng: Tăng trưởng kinh tế và các vấn đề chủ yếu của chính sách giáo dục. Tạp chí phát triển giáo dục, số 2/1998. 25. Sở GD&ĐT Thành phố Hồ Chí Minh, Kế hoạch phát triển sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo năm 2013 26. Sở GD&ĐT Thành phố Hồ Chí Minh,2013, Kế hoạch phát triển sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo năm 2013 27. Sở GD&ĐT Thành phố Hà Nội, 2013, Kế hoạch phát triển sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo năm 2013 28. Sở GD&ĐT tỉnh Phú Thọ, 2014, Kế hoạch phát triển sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo năm 2014 29. Sở GD&ĐT tỉnh Lào Cai, 2014, Kế hoạch phát triển sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo năm 2014 116 30. Sở GD&ĐT tỉnh Hòa Bình, 2014, Kế hoạch phát triển sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo năm 2014 31. Sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai, Kế hoạch phát triển sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo năm 2014 32. Tan, Jce-Peny và Alan Mingat, 1992: Giáo dục ở Châu á-Nghiên cứu so sánh về chi phí và tài chính. Hội thảo lựa chọn chính sách GDĐH, Hà Nội, 1993. 33. Tổng cục thống kê, 2012, Khảo sát mức sống dân cư Việt nam 2012 34. Trưởng Tiểu học và THPT Nguyễn Siêu, Hà Nội, Đề án nâng cao chất lượng mô hình trường dịch vụ chất lượng cao, Hà Nội, 2013 35. Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục - Chiến lược phát triển giáo dục trong thế k ỷ XXI – Kinh nghiệm của cỏc quốc gia- NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. 36. WB – Việt Nam: Nghiên cứu tài chính cho giáo dục, 10/1996 Tiếng Anh 37. George Psachoropoulos, 1987,- Economics of Education, Rearch and study- Pergamon Press, USA 38. The World Bank, 2013, SABER overview, What, Why and How of the Systems Approach for Better Education Results 39. The World Bank- UNESCO, 2012, Strengthening Education Quality in East Asia 40. Barrera, Felipe, Tazeen Fasih, and Harry Patrinos, with Lucrecia Santibáñez, 2009. Decentralized Decision-Making in Schools. The theory and evidence on School-based management. Washington DC: The World Bank. 41. Bruns, Barbara, Deon Filmer and Harry Anthony Patrinos. 2011. Making Schools Work: New Evidence on Accountability Reforms. Washington DC: The World Bank. 42. Lucas, John E. (1988), “On the mechanic of development”, Journal of Monetary Economics 22, pp. 3–24. 117 43. Shimomura, Koji & Tran-Nam, Binh (1997), “Education, human capital and economic growth in an overlapping generations model”, Journal of Economics and Business Administration 175, pp. 63–79. 44. Solow, Robert M. (1965), “A contribution to the theory of economic growth”, Quarterly Journal of Economics 70, pp. 65–94. 45. Stiglitz, Joseph E. (2000), Economics of the Public Sector, Norton, New York/London. 118 PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1. Phân tích xu hướng phát triển giáo dục tiểu học giai đoạn 2001-2010 TT 1 Số trường Trong đó: công lập 2 Số lớp Trong đó: công lập 3 Số học sinh 2000-01 13,738 2001-02 13,936 2002-03 2003-04 14,163 14,346 2004-05 14,518 2005-06 14,688 2006-07 14,839 2007-08 14.939 74 319,498 77 315,070 79 77 308,807 299,418 75 288,903 87 276,624 90 270,143 95 266,400 265,058 268,039 909 1028 956 979 1182 1352 8,350,19 1 7,773,484 7,321,739 7,041,312 8,320,73 3 7,744,745 7,288,694 7,003,665 29,458 28,739 33,045 37,647 1,784,99 1 1,627,229 1,582,242 1,429,704 99.82 98.06 97.86 97.02 362627 360624 353608 344521 1447 1606 1980 Ngoài 2008-09 2009-2010 2010-11 15051 15172 15242 94 92 94 Ngoài 983 9,751,431 9,336,913 8,841,004 - Công lập 9,723,941 9,305,251 8,811,118 - Ngoài công lập 27,490 31,662 29,886 Số học sinh tốt 4 nghiệp 1,889,274 1,856,093 1,775,616 Tỷ lệ tốt nghiệp (%) 99.32 99.39 99.58 5 Số giáo viên 347833 354624 358606 Trong đó: Ngoài công lập 1,291 1,487 1,510 Tỷ lệ GV đạt chuẩn (%) Tỷ lệ đi học đúng 6 tuổi (6-10 tuổi) 94.49 93.26 93.37 Tỷ lệ học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày (%) Tỷ lệ trẻ khuyết tật đi 1,362 94.43 1,467 6,871,795 6,745,016 6,922,624 7,048,493 6,832,218 6,704,614 39,577 40,402 6,875,818 7,011,413 46,806 37,080 1,349,604 1,234,077 97.88 98.21 344853 347840 347840 1,976 1,981 2,206 2,410 6,931 95.86 97.04 97.37 98.58 99.09 94.61 95.28 95.96 96.06 96.95 24.65 30.0 31.95 34.15 33.4 35.0 42.7 36.05 359039 99.46 học cấp tiểu học 9%) 2 PHỤ LỤC 2. DỰ BÁO XU HƯỚNG HỌC SINH, GIÁO VIÊN VÀ TÍNH TOÁN CHI PHÍ ĐƠN VỊ GIÁO DỤC TIỂU HỌC TT Chỉ tiêu Dân số (6- 10 tuổi) Số Học sinh tiểu học Tỷ lệ lớp/Phòng học Tỷ lệ huy động số lớp số HS/lớp Số giáo viên 1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 Đào tạo đạt chuẩn trở lên (%) giáo viên/Lớp GV/HS CHI NGÂN SÁCH GIÁO DỤC TIỂU HỌC Tổng chi ngân sách GD Chi thường xuyên cho giáo dục % chi thường xuyên trong tổng chi GD Chi thường xuyên cho giáo dục tiểu học % chi thường xuyên cho GD tiểu học trong chi thường xuyên GD Chi thanh toán cá nhân % chi thanh toán cá nhân trong chi thường xuyên tiểu học CHI TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Chi thường xuyên tiểu học/1 GV Chi thanh toán cá nhân/1GV Chi thường xuyên Tiểu học/1 HS Đô thị Đồng bằng Miền núi Hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn CHI TƯ GIA ĐÌNH, NGƯỜI 2014-2015 2015-2016 2016-2017 2017-2018 2018-2019 2019-2020 2020-2021 DỰ BÁO QUY MÔ HỌC SINH, GIÁO VIÊN TIỂU HỌC 7,129,423 7,165,070 7,200,896 7,236,900 7,273,086 7,309,451 7,345,998 7,058,835 7,094,129 7,129,600 7,165,248 7,201,075 7,237,080 7,273,265 1,2 1,25 1,3 1,3 1,3 1,3 1,3 99% 282,353 25.0 395,295 99% 283,765 25.0 425,648 99% 285,184 25.0 427,776 99% 286,610 25.0 429,915 99% 288,043 25.0 432,065 99% 289,483 25.0 434,225 99% 290,931 25.0 436,396 99% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 1.40 17.9 1.50 16.7 1.50 16.7 1.50 16.7 1.50 16.7 1.50 16.7 1.50 16.7 219.536 252.182 290.051 333.979 384.936 444.045 512.613 176.705 201.7 232.0 267.2 307.9 355.2 410.1 80.5% 80.0% 80.0% 80.0% 80.0% 80.0% 80.0% 45.099 56.489 64.971 74.811 86.226 99.466 114.825 25.5% 28.0% 28.0% 28.0% 28.0% 28.0% 28.0% 36.079 45.191 51.977 59.849 68.981 79.573 91.860 80% 80% 80% 80% 80% 80% 80% 114.1 132.7 151.9 174.0 199.6 229.1 263.1 91.3 106.2 121.5 139.2 159.7 183.3 210.5 6.4 8.0 9.1 10.4 12.0 13.7 15.8 5.1 6.4 8.9 6.4 8.0 11.1 7.3 9.1 12.8 8.4 10.4 14.6 9.6 12.0 16.8 11.0 13.7 19.2 12.6 15.8 22.1 14.1 17.5 20.0 23.0 26.3 30.2 34.7 TT 1 2 3 4 1 2 3 4 5 6 Chỉ tiêu DÂN GDP/người USD GDP/người(tr.VND) Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Tốc độ tăng GDP/người % chi từ gia đình cho giáo dục tiểu học so với thu nhập Chi từ gia đình cho GD tiểu học Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 TỔNG CHI PHI ĐƠN VỊ Chung Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 2014-2015 2015-2016 2016-2017 2017-2018 2018-2019 2019-2020 2020-2021 1960 42.5 11 21 32 47 102 2000 43 11 21 33 48 104 2460 53 14 26 40 59 128 3026 66 17 32 49 73 157 3722 81 21 40 61 90 193 4578 99 26 49 75 110 237 5631 122 32 60 92 136 292 23% 23% 23% 23% 23% 23% 6% 6% 6% 6% 6% 6% 6% 2.6 2.6 3.3 4.0 4.9 6.1 7.5 0.5 1.0 1.9 3.1 7.6 0.6 1.1 2.0 3.1 7.8 0.7 1.3 2.4 3.9 9.6 0.9 1.6 3.0 4.7 11.8 1.0 2.0 3.6 5.8 14.5 1.3 2.4 4.5 7.2 17.8 1.6 3.0 5.5 8.8 21.9 9.0 6.9 7.4 8.3 9.5 14.0 10.6 8.5 9.0 9.9 11.1 15.7 12.4 9.8 10.4 11.5 13.0 18.7 14.4 11.3 12.0 13.4 15.2 22.2 16.9 13.0 14.0 15.6 17.8 26.5 19.8 15.0 16.2 18.2 20.9 31.6 23.2 17.4 18.8 21.3 24.6 37.7 Phụ lục 3. Mẫu khảo sát Sở GD&ĐT: Mẫu số 01 SỞ GD&ĐT TỈNH, THÀNH PHỐ........ BIỂU SỐ 2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TIỂU HỌC Đơn vị 20110- 2011- 'Ước Tiêu chí tính 2011 12 12-13 I HỌC SINH 1.1 Dân số độ tuổi Dân số từ 6-10 tuổi (Tổng số) Dân số 6 tuổi 1.2 Tổng số tuyển mới HS lớp 1: Người Người Học sinh Tỉ lệ HS lớp 1 tuyển mới (so với dân số 6 tuổi) 1.3 Tổng số HS Tiểu học: Trong đó: HS công lập % Học sinh Học sinh II LỚP 2.1 Tổng số lớp Lớp - Lớp công lập Lớp - Tỉ lệ HS/lớp Hs/lớp III CƠ SỞ, TRƯỜNG 3.1 Tổng số trường Trường 3.2 Tổng số trường công lập Trường IV GIÁO VIÊN 4.1 Tổng số CB, GV, nhân viên Người 4.2 Tổng số CB, GV, nhân viên công lập Người a Tổng số GV Người - Số GV/lớp Gv/lớp v CƠ SỞ VẬT CHẤT CÔNG LẬP 5.1 Khối phòng học 5.2 Phòng phục vụ học tập Tổng số trường và điểm trường chưa có 5.3 Điểm nguồn nước sạch Số trường (điểm) chưa có công trình vệ 5.4 Điểm sinh phù hợp Phụ lục 4. Mẫu khảo sát Sở GD&ĐT: Mẫu số 02 13-14 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH/THÀNH PHỐ.... BIỂU SỐ 8 TỔNG HỢP DỰ TOÁN THU, CHI NGÂN SÁCH CHO GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TT NỘI DUNG III Tổng thu, chi nộp ngân sách nhà nước Số thu phí, lệ phí Trong đó Tiểu học Chi từ nguồn thu phí, lệ phí được để lại: -Trong đó Tiểu học Dự toán chi ngân sách nhà nước Chi đầu tư phát triển Trong đó Tiểu học Chi thường xuyên sự nghiệp GD, ĐT, DN (1) Trong đó Tiểu học Trong đó: chi thanh toán cho cá nhân Trong đó: chi thanh toán cho cá nhân Cao đẳng Trong đó: chi thanh toán cho cá nhân Chi chương trình mục tiêu quốc gia GD&ĐT IV Chi khác, dự án ODA (nếu có) A 1 2 B I II 9 Đơn vị tính: triệu đồng DỰ THỰC ƯỚC So sánh (%) THƯC KIẾN HIỆN 2012/ 2013/ HIỆN 2011 2011 2012 2012 2013 Phụ lục 5. Mẫu khảo sát CBQL, GV tiểu học: Mẫu số 03 PHIẾU HỎI Dành cho CBQL, giáo viên trường tiểu học Để góp phần tìm hiểu quản lý tài chính giáo dục tiểu học, đề xuất chính sách tài chính hướng đến cải thiện kết quả giáo dục, xin ông/bà vui lòng cho biết một số thông tin về quản lý tài chính và mức độ tự chủ và tự chịu trách nhiệm của nhà trường. Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Ông/Bà Câu 1. Ông/Bà cho biết một số thông tin về học sinh, giáo viên và chi ngân sách giáo dục của nhà trường (Điền vào các ô phù hợp trong bảng dưới đây) TT Nội dung 1 2 3 4 4.1 Số học sinh Số lớp Số phòng học Tổng chi của nhà trường Trong đó: Kinh phí NS Nhà nước cấp Trong đó chi thanh toán cá nhân Chi từ nguồn thu xã hội hóa/các khoản thu khác 4.2 Năm 2012 Năm 2013 Câu 2. Theo ý kiến Ông/ Bà, hiện nay các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục cho học sinh tiểu học(nơi Ông/ Bà đang công tác) là : Nội dung 1. Thu nhập của giáo viên đảm bảo đời sống cơ bản để GV yên tâm chăm lo chất lượng chuyên môn 2. Các hoạt động nâng cao chất lượng GD của nhà trường phong phú, hướng vào dạy và học tích cực 3. Các khoản chi tiêu của nhà trường đảm bảo hiệu quả 4. Trường đã khai thác tối đa hiệu suất lao động của GV, CSVC để nâng cao chất lượng dạy học 5. Các khoản chi tiêu của nhà trường đảm bảo công khai, minh bạch 6. Cơ sở vật chất của nhà trường khang trang, đảm bảo các điều kiện dạy và học 7. Các tổ chức xã hội, địa phương, cá nhân…quan tâm ủng hộ nhà trường 8. Gia đình luôn ủng hộ, đóng góp hỗ trợ các hoạt động giáo dục của trường Đồng ý Phân vân Không đồng ý Câu 3. Trường của Ông/Bà đã được giao tự chủ tài chính theo Nghị định 43 chưa? Đã được giao tự chủ Chưa được giao tự chủ Câu 4. Ông/Bà hãy mô tả mức độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm của trường học (nơi Ông/Bà đáng công tác bằng cách đánh dấu (X) hoặc cho điểm vào ô phù hợp TT Nội dung Tiêu chí 1. Tự chủ của trường học trong lập và thông a qua kế hoạch ngân sách (a+b+c) Hiệu trưởng có quyền quản lý ngân sách hoạt động của b trường Hiệu trưởng có quyền đặt ra và quản lý lương của nhân c viên và giáo viên Hiệu trưởng có quyền gây các quỹ khác bên cạnh quỹ 2 nhận được từ các nguồn của trung ương hay địa phương Tiêu chí 2.Tự chủ của trường học trong quản lý nhân a b sự (a+b+c) Hiệu trưởng có được tuyển dụng và sa thải giáo viên Hội đồng trường (có thể bao gồm cả Hiệu trưởng) có c quyền tuyển dụng và sa thải giáo viên Hội đồng trường được tuyển dụng và sa thải Hiệu 3 trưởng Tiêu chí 3. Sự tham gia của Hội đồng trường vào tài a chính trường học (a+b+c+d+e) Hội đồng trường có trợ giúp nhà trường trong việc b c chuẩn bị lập kế hoạch ngân sách Hội đồng trường có quyền thông qua ngân sách trường Có những hướng dẫn cụ thể về việc Hội đồng trường d tham gia vào việc chuẩn bị cho ngân sách trường học Hội đồng trường có được giám sát việc triển khai ngân e 4 a sách trường học Kế hoạch ngân sách của trường được sử dụng như một căn cứ trong kế hoạch ngân sách chung của Bộ/Sở /Phòng GD&ĐT Tiêu chí 4. Đánh giá kết quả của nhà trường và học sinh/SV (a+b+c+d+e) Nhà trường có đánh giá kết quả của nhà trường và học sinh/SV hàng năm Mức tự chủ(*) (có = 1 điểm; có một phần =0,5 điểm; không=0 điểm) Có một Có Không phần TT Nội dung b Nhà trường có sử dụng đánh giá để đưa ra các quyết định về hành chính và phương pháp sư phạm hướng tới nâng cao kết quả của trường và học sinh/SV Trường có đánh giá kết quả học hàng năm bằng bài kiểm tra tiêu chuẩn Nhà trường có sử dụng đánh giá bằng các bài kiểm tra tiêu chuẩn để đưa ra các quyết định hành chính và phương pháp sư phạm hướng tới nâng cao kết quả của trường và học sinh Kết quả đánh giá kết quả của nhà trường và học sinh/SV có được thông báo công khai đến phụ huynh học sinh/SV Tiêu chí 5. Tự chịu trách nhiệm trường học (a+b+c+d+e) Hội đồng trường có quy định việc sử dụng đánh giá kết quả của nhà trường và học sinh/SV hàng năm Đánh giá kết quả của nhà trường và học sinh/SV là một phần trong hệ thống đánh giá của tỉnh/huyện hoặc quốc gia Kết quả đánh giá được dùng để so sánh với kết quả của các trường có những điều kiện tương tự Hội đồng trường có quyền thuê kiểm toán bên ngoài đến kiểm tra hoạt động tài chính của trường Có sách hướng dẫn Hội đồng trường trong việc sử dụng kiểm toán tài chính để đánh giá kết quả của trường c d e a b c d e Mức tự chủ(*) (có = 1 điểm; có một phần =0,5 điểm; không=0 điểm) Có một Có Không phần Câu 5. Đề nghị Ông/Bà cho ý kiến về năng lực quản lý tài chính của Hiệu trưởng nhà trường TT 1 a) b) 2 a) b) c) d) e) 3 a) b) c) 4 a) b) c) d) e) f) g) 5 NỘI DUNG Xây dựng quy chế, quy định tài chính Trường đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ Quy chế chi tiêu nội bộ của trường đã hỗ trợ tốt cho lập kế hoạch và quản lý tài chính hướng đến kết quả giáo dục tốt hơn Lập dự toán tài chính Nhà trường tổ chức phân tích, đánh giá tình hình thực hiện năm báo cáo Nhà trường xác định mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, kết quả đạt được của trường trong năm kế hoạch Rà soát và Tính toán dự toán Ngân sách đúng các chế độ, tiêu chuẩn định mức chi tiêu và các căn cứ tính toán khác. Lập hồ sơ dự toán tài chính gồm Xây dựng kế hoạch các nguồn thu- chi theo đúng quy định Trường đã xây dựng lịch biểu hoạt động quản lý tài chính trường học Tổ chức công tác kế toán trong trường học Có bảng phân công nhiệm vụ, mô tả công việ c kế toán của trường Tổ chức bộ máy và nhân sự kế toán gọn nhẹ, hiệu quả Trường thực hiện Báo cáo tài chính theo đúng quy định Tự kiểm tra tài chính, kế toán trường học Xây dựng quy định, nguyên tắc, phương pháp tự kiểm tra tại nhà trường . Tổ chức tuyên truyền về sự cần thiết của công tác tự kiểm tra tài chính, kế toán Hàng năm xây dựng kế hoạch tự kiểm tra, tổ chức việc tự kiểm tra tài chính, kế toán trong nhà trường Kiểm tra toàn bộ các khoản Thu – Chi của nhà trường Thực hiện đúng trình tự và phương pháp tự kiểm tra tài chính, kế toán Xem xét và phê chuẩn các kết luận kiểm tra Công khai các kết luận kiểm tra Công khai tài chính Mức tán thành Đồng Phân Không ý vân đồng ý TT a) b) c) NỘI DUNG Mức tán thành Đồng Phân Không ý vân đồng ý Trường thực hiện 3 công khai theo đúng biểu mẫu của Bộ GD&ĐT quy định Công khai Dự toán, quyết toán tài chính năm của nhà trường Thực hiện giải đáp thắc mắc, khiếu nại về tài chính Câu 5. Ông/Bà có kiến nghị gì để chi tiêu cho giáo dục hướng đến nâng cao chất lượng giáo dục học sinh? Đề nghị Ông/Bà cho biết một số thông tin cá nhân(Phần này có thể không ghi) Họ và Tên …………………………………………………………………. Chức vụ, nơi công tác: …………………………………………………… Điện thoại ……………………. Email: ……………………………….. Một lần nữa xin cảm ơn sự hợp tác của Ông/Bà! Phụ lục 6. Mẫu khảo sát cha mẹ học sinh tiểu học: Mẫu số 04 PHIẾU HỎI Dành cho Cha mẹ học sinh Để góp phần tìm hiểu chi phí giáo dục tiểu học, đề xuất chính sách tài chính hướng đến cải thiện kết quả giáo dục, xin ông/bà vui lòng cho biết một số thông tin về chi phí gia đình cho giáo dục của con em mình. Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Ông/Bà Câu 1. Đề nghị Ông/Bà cho biết hiện nay có mấy con đang học tiểu học? (Khoanh tròn vào số con phù hợp) a) 1 con b) 2 con c) 3 con d) Khác (ghi rõ).................. Câu 2. Xin Ông/Bà cho biết các khoản chi phí cho 1 cháu đi học tiểu học trong năm học vừa qua: TT 1. 2. 3. Thứ tự con Hiện nay cháu... Chi phí cho học tập trong năm học vừa qua (nghìn đồng) b. Đóng góp cho trường, c. Sách d. Học lớp giáo thêm (học 2 khoa, (trong g. a. Học e. buổi/ngày; dụng cụ và Tổng phí Khác quỹ XD, học tập, ngoài số Ban đại diện đồng trường CMHSPH,.. phục... ) ) Con thứ 1 Con thứ 2 … Câu 3. Nếu phải chi cho đóng góp ở trường thì đó là những khoản chi nào? Số tiền là bao nhiêu cho 1 cháu học tiểu học? TT 1 2 3 Khoản chi Tiền học 2 buổi/ngày Tiền nước uống Tiền Banđại diện cha mẹ học sinh Khác (Ghi rõ) ………………………………………………. Số tiền Câu 4. Nếu phải chi cho đi học thêm thì đó là những khoản chi nào? Số tiền là bao nhiêu cho 1 cháu học tiểu học? TT 1 Khoản chi học thêm Số tiền Tiền học thêm ở câu lạc bộ năng khiếu (thể thao, âm nhạc, vẽ…) 2 Tiền học Tiếng Anh 3 Tiền học thêm Toán, Tiếng Việt Khác (Ghi rõ) ………………………………………………. Câu 5. Gia đình có thuộc diện chính sách được nhận trợ cấp cho con đi học hay không? (Khoanh tròn vào phương án phù hợp) a) Có b) Không Nếu có thì thuộc diện nào? ?(Ghi rõ): …………………………………………………… Mỗi tháng được nhận bao nhiêu tiền?(Ghi rõ): ………………………………………… Câu 6. Theo ý kiến Ông/ Bà, hiện nay các điều kiện học tập học sinh tiểu học (nơi gia đình có con em theo học) là: Nội dung Đồng ý Phân vân Không đồng ý 1. Thu nhập của giáo viên đảm bảo đời sống cơ bản để GV yên tâm chăm lo chất lượng chuyên môn 2. Các hoạt động nâng cao chất lượng GD của nhà trường phong phú, hướng vào dạy và học tích cực 3. Các khoản chi tiêu của nhà trường đảm bảo hiệu quả 4. Trường đã khai thác tối đa hiệu suất lao động của GV, CSVC để nâng cao chất lượng dạy học 5. Các khoản chi tiêu của nhà trường đảm bảo công khai, minh bạch 6. Cơ sở vật chất của nhà trường khang trang, đảm bảo các điều kiện dạy và học 7. Các tổ chức xã hội, địa phương, cá nhân…quan tâm ủng hộ nhà trường 8. Gia đình luôn ủng hộ, đóng góp hỗ trợ các hoạt động giáo dục của trường Câu 4. Đề nghị Ông /Bà cho biết các ý kiến đề xuất về chi ngân sách nhà nước và gia đình cho việc học tập của con em học tiểu học hiện nay ? ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ Nếu được, xin Ông/Bà cho biết một số thông tin cá nhân Họ và Tên:............................................................................................................. Địa chỉ:................................................................................................................... Điện thoại:........................................................ Email:........................................ Một lần nữa xin cảm ơn những ý kiến quý báu của ông/bà! PHỤ LỤC 7. THÔNG BÁO CÔNG KHAI QUYẾT TOÁN THU - CHI NGUỒN NSNN, NGUỒN KHÁC NĂM 2011 (Trường Tiểu học T.S, Hà Nội) STT A 1 2 II 1 III 1 2 B I 1 2 3 CHỈ TIÊU Quyết toán thu Thu sự nghiệp Thu Hỗ trợ giáo dục Thu Xã hội hóa Học 2 buổi / ngày Thu dịch vụ Kinh phí NSNN cấp NSNN cấp chi thường xuyên Cải cách tiền lương NSNN cấp chi không thường xuyên Số thu nộp NSNN Thu Hỗ trợ giáo dục Thu Xã hội hóa Học 2 buổi / ngày Thu dịch vụ Số được để lại chi theo chế độ Thu sự nghiệp Thu Hỗ trợ giáo dục Thu Xã hội hóa Học 2 buổi / ngày Thu dịch vụ Kinh phí NSNN cấp NSNN cấp chi thường xuyên CảI cách tiền lương NSNN cấp chi không thường xuyên Quyết toán chi Quyết toán chi NSNN Mục 6000: Tiền lương + Tiểu mục 6001: Lương CNV + Tiểu mục 6003: Lương HĐ Mục 6050: Tiền công +Tiểu mục 6051: Tiền công HĐ theo vụ việc Mục 6100: Phụ cấp lương SỐ LIỆU BÁO CÁO SỐ LIỆU QUYẾT TOÁN QUYẾT TOÁN ĐƯỢC DUYỆT 5,354,660,000 840,960,000 156,475,000 133,600,000 504,525,000 46,360,000 4,513,700,000 4,046,700,000 259,000,000 208,000,000 0 0 0 0 0 5,354,660,000 840,960,000 156,475,000 133,600,000 504,525,000 46,360,000 4,513,700,000 4,046,700,000 259,000,000 208,000,000 4,919,698,136 4,084,504,880 1,722,060,680 1,722,060,680 55,534,499 42,833,850 5,354,660,000 840,960,000 156,475,000 133,600,000 504,525,000 46,360,000 4,513,700,000 4,046,700,000 259,000,000 208,000,000 0 0 0 0 0 5,354,660,000 840,960,000 156,475,000 133,600,000 504,525,000 46,360,000 4,513,700,000 4,046,700,000 259,000,000 208,000,000 4,919,698,136 4,084,504,880 1,722,060,680 1,722,060,680 55,534,499 42,833,850 42,833,850 617,952,653 42,833,850 617,952,653 STT 4 5 6 7 8 9 CHỈ TIÊU +Tiểu mục 6101: Phụ cấp chức vụ +Tiểu mục 6113: Phụ cấp trách nhiệm +Tiểu mục 6106: Làm đêm, thêm giờ +Tiểu mục 6112: Phụ cấp đặc biệt của ngành + Tiểu mục 6116: Phụ cấp khác +Tiểu mục 6117: Phụ cấp thâm niên vượt khung +Tiểu mục 6149: Khác Mục 6400: Các khoản thanh toán khác +Tiểu mục 6404: Ch/lệch TNTT + tiểu mục 6449: Trợ cấp khác Mục 6300: Các khoản đóng góp +Tiểu mục 6301: BHXH +Tiểu mục 6302: BHYT +Tiểu mục 6303: Kinh phí công đoàn + Tiểu mục 6304: Bảo hiểm thất nghiệp Mục 6500: Thanh toán dịch vụ công cộng + Tiểu mục 6501: Tiền điện + Tiểu mục 65 02: Tiền nước + Tiểu mục 6504: Vệ sinh môi trường Mục 6550: Vật tư văn phòng +Tiểu mục 6551: Văn phòng phẩm +Tiểu mục 6552: Công cụ dụng cụ VP +Tiểu mục 6599: Khác Mục 6600: Thông tin tuyên truyền liên lạc + Tiểu mục 6601: Cước điện thoại trong nước + Tiểu mục 6608: Phim ảnh + Tiểu mục 6612: Sách báo tạp chí cho thư viện + Tiểu mục 6615: Thuê bao điện thoại Mục 6700: Công tác phí + Tiểu mục 67 04: Khoán công tác phí Mục 6750: Chi phí thuê mướn + Tiểu mục 6754: thuê thiết bị các loại SỐ LIỆU BÁO CÁO SỐ LIỆU QUYẾT TOÁN QUYẾT TOÁN ĐƯỢC DUYỆT 8,936,000 4,540,000 8,089,684 8,936,000 4,540,000 8,089,684 580,083,989 7,500,000 580,083,989 7,500,000 4,802,980 4,000,000 234,985,991 228,421,291 6,564,700 400,214,876 300,735,049 44,931,396 31,448,785 23,099,646 83,842,092 47,475,592 30,466,500 5,900,000 53,272,000 40,742,000 9,070,000 3,460,000 20,838,273 4,802,980 4,000,000 234,985,991 228,421,291 6,564,700 400,214,876 300,735,049 44,931,396 31,448,785 23,099,646 83,842,092 47,475,592 30,466,500 5,900,000 53,272,000 40,742,000 9,070,000 3,460,000 20,838,273 10,767,273 2,420,000 10,767,273 2,420,000 6,683,000 968,000 13,500,000 13,500,000 23,874,999 3,000,000 6,683,000 968,000 13,500,000 13,500,000 23,874,999 3,000,000 STT 10 11 12 II 1 2 3 CHỈ TIÊU + Tiểu mục 6757: thuê thiết lao động trong nước + Tiểu mục 6799:Khác Mục 6900: Sửa chữa thường xuyên TSCĐ + Tiểu mục 6907: Nhà cửa + Tiểu mục 6912: thiết bị tin học + Tiểu mục 6913: Máy phô tô + Tiểu mục 6921: Đưòng điện + Tiểu mục 6949: Khác Mục 7000: Nghiệp vụ chuyên môn ngành + Tiểu mục 7001: Hàng hóa VT chuyên môn + Tiểu mục 7002: Trang thiết bị chuyên dụng + Tiểu mục 7003: In ấn chỉ + Tiểu mục 7004: Đồng phục trang phục + Tiểu mục 7006: Sách tài liệu chuyên môn + Tiểu mục 7012: Thanh toán HĐ + Tiểu mục 7049: Chi phí khác Mục 7750: Chi khác + Tiểu mục 7756: Phí, lệ phí chuyển tiền + Tiểu mục 7758: Chi hỗ trợ khác Mục 7950: Chi lập quỹ + Tiểu mục: 7952: Quỹ phúc lợi + Tiểu mục: 7953: Quỹ khen thưởng + Tiểu mục: 7954: Quỹ PTHĐSN Mục 9050: Mua sắm TSCĐ + Tiểu mục 9062: Thiết bị tin học + Tiểu mục 9063: Máy phô tô Quyết toán chi không thường xuyên Mục 6100: Phụ cấp lương +Tiểu mục 6106: Làm đêm, thêm giờ Mục 6250: Phúc lợi tập thể + Tiểu mục 6255: Tiền hóa chất vệ sinh Mục 6750: Chi phí thuê mướn SỐ LIỆU BÁO CÁO SỐ LIỆU QUYẾT TOÁN QUYẾT TOÁN ĐƯỢC DUYỆT 5,720,000 15,154,999 51,804,000 9,779,000 24,476,000 6,410,000 7,949,000 3,190,000 148,573,796 5,720,000 15,154,999 51,804,000 9,779,000 24,476,000 6,410,000 7,949,000 3,190,000 148,573,796 26,407,500 26,407,500 75,908,000 20,356,996 1,200,000 75,908,000 20,356,996 1,200,000 11,949,500 2,351,800 10,400,000 168,897,400 2,897,400 166,000,000 443,039,270 192,621,891 82,552,239 167,865,140 58,815,000 25,365,000 33,450,000 200,868,001 11,600,000 11,600,000 8,745,000 8,745,000 89,374,601 11,949,500 2,351,800 10,400,000 168,897,400 2,897,400 166,000,000 443,039,270 192,621,891 82,552,239 167,865,140 58,815,000 25,365,000 33,450,000 200,868,001 11,600,000 11,600,000 8,745,000 8,745,000 89,374,601 STT 4 5 II 1 2 3 4 5 6 7 8 CHỈ TIÊU + Tiểu mục 6799:Khác Mục 6900: Sửa chữa thường xuyên TSCĐ + Tiểu mục 6907: Nhà cửa + Tiểu mục 6921: Đưòng điện Mục 7750: Chi khác + Tiểu mục 7756: Phí, lệ phí chuyển tiền + Tiểu mục 7758: Chi hỗ trợ khác Quyết toán chi bằng nguồn thu tại đơn vị Mục 6050: Tiền công +Tiểu mục 6051: Tiền công HĐ theo vụ việc Mục 6100: Phụ cấp lương +Tiểu mục 6113: Phụ cấp trách nhiệm +Tiểu mục 6106: Làm đêm, thêm giờ Mục 6400: Các khoản thanh toán khác +Tiểu mục 6404: Ch/lệch TNTT Mục 6550: Vật tư văn phòng +Tiểu mục 6551: Văn phòng phẩm +Tiểu mục 6552: Công cụ dụng cụ VP Mục 6750: Chi phí thuê mướn + Tiểu mục 6754: thuê thiết bị các loại + Tiểu mục 6757: thuê thiết lao động trong nước + Tiểu mục 6799:Khác Mục 6900: Sửa chữa thường xuyên TSCĐ + Tiểu mục 6906: Điều hòa nhiệt độ + Tiểu mục 6907: Nhà cửa + Tiểu mục 6912: thiết bị tin học + Tiểu mục 6913: Máy phô tô + Tiểu mục 6921: Đưòng điện + Tiểu mục 6949: Khác Mục 7000: Nghiệp vụ chuyên môn ngành + Tiểu mục 7001: Hàng hóa VT chuyên môn + Tiểu mục 7003: In ấn chỉ SỐ LIỆU BÁO CÁO SỐ LIỆU QUYẾT TOÁN QUYẾT TOÁN ĐƯỢC DUYỆT 89,374,601 64,557,000 57,557,000 7,000,000 26,951,400 191,400 26,400,000 89,374,601 64,557,000 57,557,000 7,000,000 26,951,400 191,400 26,400,000 634,325,255 13,184,610 634,325,255 13,184,610 13,184,610 403,347,966 16,361,800 386,986,166 1,000,000 1,000,000 2,555,000 932,000 1,623,000 58,290,400 1,600,000 13,184,610 403,347,966 16,361,800 386,986,166 1,000,000 1,000,000 2,555,000 932,000 1,623,000 58,290,400 1,600,000 1,100,000 55,590,400 15,498,000 350,000 5,720,000 1,050,000 1,800,000 5,608,000 970,000 99,534,779 1,100,000 55,590,400 15,498,000 350,000 5,720,000 1,050,000 1,800,000 5,608,000 970,000 99,534,779 8,072,000 7,250,700 8,072,000 7,250,700 STT 9 CHỈ TIÊU + Tiểu mục 7004: Đồng phục trang phục + Tiểu mục 7006: Sách tài liệu chuyên môn + Tiểu mục 7049: Chi phí khác Mục 7750: Chi khác + Tiểu mục 7756: Phí, lệ phí chuyển tiền + Tiểu mục 7758: Chi hỗ trợ khác + Tiểu mục 7761: Chi tiếp khách + Tiểu mục 7799: Chi khác Kế toán SỐ LIỆU BÁO CÁO SỐ LIỆU QUYẾT TOÁN QUYẾT TOÁN ĐƯỢC DUYỆT 200,000 200,000 15,944,779 68,067,300 40,914,500 1,013,100 34,200,000 1,965,400 3,736,000 15,944,779 68,067,300 40,914,500 1,013,100 34,200,000 1,965,400 3,736,000 Ngày tháng năm 20.. Hiệu trưởng Phụ lục 8. Chi ngân sách giáo dục Tiểu học Tp Hồ Chí Minh TT 2 2 3 4 5 ĐV tính Tổng Chi NSNN GD&ĐT Chi thường xuyên Trong đó Tiểu học % so với tổng CTX Trong đó thanh toán cá nhân % so với CTX tiểu học Chi đầu tư XDCB Trong đó tiểu học Tỷ lệ (%) Chi chương trình tiêu quốc gia GD&ĐT Số học sinh tiểu học Chi thường xuyên bình quân/HS Chi thanh toán cá nhân (Lương) 1GV/năm Tr.đồng Tr.đồng Tr.đồng Tr.đồng Năm 2011 6,067,811 4,423,581 1,491,710 33.70% 1,093,176 73.30% 1,634,000 Tr.đồng Năm 2012 7,796,690 5,794,850 1,721,405 29.70% 1,325,482 77.00% 1,985,000 527,000 11.30% 16,840 KH Năm 2013 11,175,832 6,491,239 2,168,970 33.40% 1,670,107 77.00% 4,648,593 899,000 19.30% 36,000 HS Tr.đồng 504,429 3.0 523,945 3.3 538,133 4.0 Tr.đồng 69.23 49.64 58.6 Nguồn: Sở GS&ĐT Tp Hồ Chí Minh Phụ lục 9. Các điều kiện phát triển giáo dục tiểu học: giáo viên, CSVC Tp Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2013 TT 1 2 3 4 5 6 7 Nội dung Số học sinh tiểu học Số lớp Số giáo viên Số HS/GV Số phòng học Số HS/Phòng học Số lớp/phòng học Đơn vị tính HS Lớp Người Phòng 2011-12 504,429 13,334 15,791 31.9 10,706 47.1 1 Năm học 2012-2013 523,945 14,161 26,700 20 11,331 46.2 1.2 2013-2014 538,133 13,743 28,503 19 13,343.0 40.3 1.0 Phụ lục 10. Chi ngân sách giáo dục Tiểu học tỉnh Hòa Bình TT 1 2 3 4 5 6 Năm 2012 Tổng Chi NSNN GD&ĐT Chi thường xuyên Trong đó Tiểu học % so với tổng CTX Trong đó thanh toán cá nhân % so với CTX tiểu học Số học sinh tiểu học Chi thường xuyên bình quân/HS Số GV Chi thanh toán cá nhân/1GV 3,884,788 3,591,299 641,372 17.9% 567,325 88.5% 61,094 10.5 5,045 112.5 Năm 2013 4,085,032 3,882,482 709,442 18.3% 620,567 87.5% 63,877 11.1 5,104 121.6 KH Năm 2014 4,592,352 4,349,292 795,578 18.3% 696,592 87.6% 63,689 12.5 5,083 137.0 Phụ lục 11. Các điều kiện phát triển giáo dục tiểu học: giáo viên, CSVC tỉnh Hòa Bình TT 1 2 3 4 5 6 7 Nội dung Số học sinh tiểu học Số lớp Số giáo viên Số HS/GV Số phòng học Số HS/Phòng học Số lớp/phòng học Đơn vị tính HS Lớp Người Phòng 2011-12 61,094 3,099 5,045 12.1 3,173 19.3 1.0 2012-2013 2013-2014 63,877 63,689 3,190 3,177 5,104 5,083 12.5 12.5 3,170 3,170 20.2 20.1 1.0 1.0 [...]... nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận của tính toán chi phí đơn vị trong giáo dục tiểu học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục - Thực trạng về chi tiêu xã hội và cá nhân cho giáo dục tiểu học trong mối tương quan với chất lượng giáo dục - Tính toán chi phí đơn vị nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học giai đoạn 2015-2020 19 CHƯƠNG 1 NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TÍNH TOÁN CHI PHÍ ĐƠN... triển giáo dục tiểu học Chuyên đề nghiên cứu 3 Kinh nghiệm quốc tế về chi phí đơn vị cho giáo dục tiểu học Chuyên đề nghiên cứu 4 Thực trạng chi tiêu xã hội và cá nhân cho giáo dục tiểu học Chuyên đề nghiên cứu 5 Chi phí đơn vị giáo dục tiểu học nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục giai đoạn 2015-2020 Chuyên đề nghiên cứu 6 Chính sách huy động các nguồn lực xã hội nhằm đảm bảo chi phí đơn vị. .. (2010), Khảo sát chi tiêu công dành cho giáo dục tiểu học ở Việt Nam,… Tuy nhiên, hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu tính toán chi phí đơn vị cho giáo dục tiểu học Việt Nam 2 Tính cấp thiết Lượng hoá chi phí đơn vị cho giáo dục là điều kiện tiền đề để khảo sát hiệu quả kinh tế giáo dục, vì vậy, nghiên cứu chi phí đơn vị giáo dục đã tính toán như thế nào và phương pháp tính toán cụ thể của nó,... được chi phí đơn vị cho giáo dục tiểu học để đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục sẽ đề xuất chính sách huy động nguồn lực cho giáo dục tiểu học nhằm đảm bảo chi phí đơn vị, nâng cao chất lượng giáo dục; xây dựng chính sách đầu tư phát triển giáo dục tiểu học, chính sách hỗ trợ giáo dục tiểu học có chất lượng cho trẻ em nghèo, trẻ em người dân tộc thiểu số 9 Hỗ trợ các cơ quan quản lý giáo dục, địa phương,... khi giáo dục sinh viên /học sinh Chi phí là tất cả các phí tổn trực tiếp và gián tiếp của Nhà nước, cá nhân được giáo dục, các hộ gia đình, các tổ chức xã hội Chi phí đơn vị trong giáo dục: là chi tiêu cho giáo dục của nhà nước và tư nhân trên đầu học sinh Chi phí đơn vị tính theo đầu học sinh: là tỷ lệ giữa chi phí thường xuyên và số học sinh đi học của cấp/bậc học/ trường học; 20 Chi phí đơn vị tính. .. tiêu Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn của tính toán chi phí đơn vị trong giáo dục tiểu học, từ đó xác định chi phí đơn vị cho giáo dục tiểu học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phù hợp với các đối tượng, vùng, miền giai đoạn 2015-2020 4 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp hồi cứu tư liệu - Phương pháp chuyên gia - Thảo luận, Hội thảo - Điều tra, phỏng vấn 5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1... nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ hội nhập Đầu tư cho giáo dục tiểu học chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng số lượng, quy mô với nâng cao chất lượng Một trong những nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là chưa thực hiện cơ chế chia sẻ chi phí giáo dục hợp lý giữa nhà nước, người học và các 17 thành phần xã hội để nâng cao chất lượng giáo dục một... cấp/bậc học/ trường học Chi phí cá nhân Chi phí cá nhân cho giáo dục gồm: Chi phí cá nhân trực tiếp và chi phí cá nhân gián tiếp Chi phí trực tiếp cá nhân cho giáo dục gồm: - Các khoản học phí và lệ phí ở trường (sau khi đã trừ đi học bổng mà người học được nhận) - Các khoản chi phí khác phát sinh trong quá trình học tập (chi mua sách vở, học liệu, văn phòng phẩm; chi cho đi lại, lưu trú; chi mua đồng phục;... vậy nghiên cứu tính toán đầy đủ chi tiêu xã hội và cá nhân, tính toán chi phí đơn vị trong giáo dục tiểu học để làm căn cứ xây dựng chính sách đầu tư và huy động các nguồn lực xã hội để đảm bảo chất lượng giáo dục một cách phù hợp ở tất cả các vùng, miền, nâng cao chất lượng giáo dục theo hướng đạt chuẩn khu vực và quốc tế trong thời kỳ hội nhập là một vấn đề có ý nghĩa thực tiễn, cấp bách trong giai... ước tính số lượng trung bình của học sinh tốt nghiệp trong một khoảng thời gian và tỷ lệ giữa tuyển sinh trung bình thực tế có thể tính tổng chi phí của giáo dục Chi phí đơn vị theo lớp học: là tỷ lệ giữa chi phí tiền thường xuyên và số lớp học của bậc học/ trường học Chi phí thường xuyên trung bình mỗi giáo viên: là tỷ lệ giữa chi phí tiền thường xuyên và số giáo viên trực tiếp giảng dạy của cấp/bậc học/ trường ... toán chi phí đơn vị cho giáo dục tiểu học để đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục đề xuất sách huy động nguồn lực cho giáo dục tiểu học nhằm đảm bảo chi phí đơn vị, nâng cao chất lượng giáo dục; ... tháng 4/2014 Mục tiêu Nghiên cứu sở khoa học thực tiễn tính toán chi phí đơn vị giáo dục tiểu học, từ xác định chi phí đơn vị cho giáo dục tiểu học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phù hợp với đối... chất lượng giáo dục Đề tài xác định cấu chi phí đơn vị giáo dục tiểu học, yếu tố ảnh hưởng đến chi phí giáo dục trường học, phương pháp tính toán chi phí giáo dục như: chi phí đầu học sinh, chi

Ngày đăng: 19/10/2015, 16:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Quốc Bảo - Đặng Thị Thanh Huyền, Chỉ số phát triển giáo dục trong HDI- NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ số phát triển giáo dục trong HDI
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
2. Báo cáo chung của Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Thế giới và các nhà tài trợ cùng mục đích: Việt Nam Quản lý tốt hơn các nguồn lực Nhà nước.Đánh giá chi tiêu công 2000; Phần 2: Các phụ chương”; 12/2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam Quản lý tốt hơn các nguồn lực Nhà nước. "Đánh giá chi tiêu công 2000; Phần 2: Các phụ chương
3. Báo cáo chung của Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Thế giới và cỏc nhà tài trợ cùng mục đích: Việt Nam- Quản lý chi tiêu công để tăng trưởng và giảm nghèo, NXB Tài chính, Hà Nội, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam- Quản lý chi tiêu công để tăng trưởng và giảm nghèo
Nhà XB: NXB Tài chính
4. Cận Hi Bân - Kinh Tế giáo dục học - NXB giáo dục nhân dân Bắc Kinh, Bắc Kinh 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh Tế giáo dục học
Nhà XB: NXB giáo dục nhân dân Bắc Kinh
9. Đảng Cộng sản Việt Nam – Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI - NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
10. Đổi mới Ngân sách nhà nước- Tào Hữu Phùng-Nguyễn Công Nghiệp, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới Ngân sách nhà nước
Nhà XB: NXB Thống kê
11. Harold Koontz, Cyril Odonnell, Heinz Weihrich: Những vấn đề cốt yếu của quản lý – NXB Khoa học và kỹ thuật, 1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cốt yếu của quản lý –
Nhà XB: NXB Khoa học và kỹ thuật
13. Đặng Thị Thanh Huyền- Vai trò của giáo dục phổ thông với phát triển nguồn nhân lực- những bài học kinh nghiệm từ Nhật Bản, NXB KHXH, Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của giáo dục phổ thông với phát triển nguồn nhân lực- những bài học kinh nghiệm từ Nhật Bản
Nhà XB: NXB KHXH
15. Đặng Thị Thanh Huyền, 2013, Phát triển chương trình bồi dưỡng hướng đến các nhà quản lý giáo dục “chuyên nghiệp”, Tạp chí Quản lý giáo dục, số 44 Sách, tạp chí
Tiêu đề: chuyên nghiệp
16. Lê Thị Mỹ Hà (chủ nhiệm), 2008, Nghiên cứu chi phí giáo dục cho cấp Trung học cơ sở, Đề tài KH-CN cấp Bộ, mã số B2005-80-13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu chi phí giáo dục cho cấp Trung học cơ sở
17. Đặng Thị Minh Hiền (chủ nhiệm), 2013, Những đặc điểm và hướng nghiên cứu cơ bản của Kinh tế học giáo dục, Đề tài KH-CN cấp Bộ, mã số B2010-37-84 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những đặc điểm và hướng nghiên cứu cơ bản của Kinh tế học giáo dục
18. Đặng Thị Thanh Huyền (Chủ nhiệm), 2008, Nghiên cứu tính toán và phân tích giá thành giáo dục bậc trung học phổ thông, Đề tài KH-CN cấp Bộ, Mã số B 2006 – 29 -02 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tính toán và phân tích giá thành giáo dục bậc trung học phổ thông
19. Đặng Thị Thanh Huyền (Chủ nhiệm), 2006, Tự chủ tài chính đối với các trường phổ thông công lập các tỉnh phía Bắc: Thực trạng và giải pháp. Đề tài KH-CN cấp Bộ, Mã số B 2005 - 53 – 22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tự chủ tài chính đối với các trường phổ thông công lập các tỉnh phía Bắc: Thực trạng và giải pháp
20. Đặng Thị Thanh Huyền (Chủ nhiệm), 2004, Nghiên cứu giải pháp đầu tư phát triển giáo dục phổ thông trên địa bàn Tỉnh giai đoạn 2003 – 2010, Đề tài KH-CN cấp Bộ B 2003 - 53 – 10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu giải pháp đầu tư phát triển giáo dục phổ thông trên địa bàn Tỉnh giai đoạn 2003 – 2010
21. Luật Ngân sách Nhà nước - NXB Chính trị quốc gia, Hà nội, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Ngân sách Nhà nước
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
23. Michael P.Torado – Kinh tế học cho thế giới thứ ba, NXCB giỏo dục, Hà Nội, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế học cho thế giới thứ ba, NXCB giỏo dục, Hà Nội
24. Phạm Quang Sáng: Tăng trưởng kinh tế và các vấn đề chủ yếu của chính sách giáo dục. Tạp chí phát triển giáo dục, số 2/1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng trưởng kinh tế và các vấn đề chủ yếu của chính sách giáo dục
32. Tan, Jce-Peny và Alan Mingat, 1992: Giáo dục ở Châu á-Nghiên cứu so sánh về chi phí và tài chính. Hội thảo lựa chọn chính sách GDĐH, Hà Nội, 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục ở Châu á-Nghiên cứu so sánh về chi phí và tài chính
35. Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục - Chiến lược phát triển giáo dục trong thế k ỷ XXI – Kinh nghiệm của cỏc quốc gia- NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển giáo dục trong thế k ỷ XXI – Kinh nghiệm của cỏc quốc gia-
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
36. WB – Việt Nam: Nghiên cứu tài chính cho giáo dục, 10/1996Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam: Nghiên cứu tài chính cho giáo dục

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w