Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 56 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
56
Dung lượng
2,22 MB
Nội dung
1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN LÊ QUÍ ĐÔN S Á N G K I Ế N K I N H N G H I Ệ M NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ PHẦN THỰC HÀNH VỀ ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ 12 - THPT Tên tác giả: ĐOÀN VĂN XUÂN Giáo viên môn Địa lí NĂM HỌC 2013 – 2014 MỤC LỤC 2 I. ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………………… 1 1. Lí do chọn đề tài………………………………………………………………3 2. Mục đích nghiên cứu……………………………………………………….…4 3. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………4 4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………… 4 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ…………………………………………………….……4 1. Cơ sở lí luận……………………………………………………………….… 4 2. Thực trạng ………………………………………………………………….…5 3. Các biện pháp tiến hành…………………………………………………….…6 3.1. Thiết kế các tiết của phần thực hành : Địa lí địa phương………….6 3.2. Viết tài liệu ĐỊA LÍ TỈNH KHÁNH HÒA……………………….….9 3.2.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, phân chia đơn vị hành chính……. 10 3.2.2. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên…………………….21 3.2.3. Dân cư và xã hội………………………………………………… 31 3.2.4. Kinh tế…………………………………………………………….39 4. Hiệu quả…………………………………………………………………… 58 III. KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ……………………………………………… 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………62 PHỤ LỤC………………………………………………………………………… 64 3 Tên đề tài: NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ PHẦN THỰC HÀNH VỀ ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ 12 – THPT Tác giả, đơn vị công tác: ĐOÀN VĂN XUÂN - Trường THPT chuyên Lê Quí Đôn, Khánh Hòa I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Trong chương trình Địa lí lớp 12 trung học phổ thông, phần về Địa lí địa phương: Tìm hiểu địa lí tỉnh, thành phố nơi học sinh đang sống. Sau bài thực hành, học sinh cần đạt được các mục tiêu : - Hiểu và nắm vững được một số đăc điểm nổi bật về vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội, đặc điểm một số ngành kinh tế chính của tỉnh Khánh Hòa nơi học sinh đang sống. - Phát triển các kĩ năng : bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu thống kê. - Biết cách thu thập và xử lí thông tin; viết và trình bày báo cáo về một vấn đề của địa phương. - Bước đầu nghiên cứu khoa học và biết tổ chức hội nghị khoa học. - Qua bài thực hành, sẽ tăng thêm tình yêu quê hương, ý thức xây dựng và bảo vệ quê hương, đặc biệt trong giai đoạn phát triển mới. Tuy nhiên, để thực hiện phần thực hành này, qua nhiều năm, mặc dù thực hiện đúng theo yêu cầu hướng dẫn ở sách giáo khoa, sách giáo viên, nhưng việc thực hiện còn nhiều khó khăn và hạn chế sau: - Trong chương trình và sách giáo khoa qui định 1 tiết dành cho học sinh chuẩn bị và viết báo cáo về một vấn đề địa lí địa phương là điểu rất khó (tiết còn lại để trình bày báo cáo). Trên thực tế, học sinh cần có nhiều thời gian để chuẩn bị. - Tài liệu địa lí địa phương tỉnh Khánh Hòa cho đến nay vẫn chưa có trong nhà trường phổ thông. - Học sinh rất lúng túng trong việc thu thập và xử lí thông tin. Vì vậy, phần thực hành Địa lí địa phương qua nhiều năm thực hiện, chất lượng và hiệu quả còn hạn chế. 2. Mục đích nghiên cứu - Thiết kế thực hiện phần “ Địa lí địa phương” dựa trên yêu cầu của chương trình Địa lí 12 hiện hành. 4 - Viết tài liệu “ Địa lí tỉnh Khánh Hòa” nhằm tạo nguồn tài liệu cơ bản cho giáo viên và học sinh lớp 12 thực hiện phần “ Địa lí địa phương” được thuận lợi hơn. - Qua đó, nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học Địa lí 12 – THPT, trước hết ở trường THPT chuyên Lê Quí Đôn, sau đó để trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp trong toàn tỉnh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Lãnh thổ tỉnh Khánh Hòa. - Phạm vi nghiên cứu : Giới hạn nội dung phù hợp việc thực hiện giảng dạy Địa lí địa phương trong nhà trường phổ thông. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết : + Phân tích + Tổng hợp + Phân loại + Hệ thống + Đánh giá - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: + Quan sát khoa học + Tổng kết kinh nghiệm II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận Theo tác giả Nguyễn Gia Cốc trong tác phẩm Chất lượng đích thực của giáo dục đào tạo, năm 1997, “Chất lượng dạy học chính là chất lượng của người học hay tri thức phổ thông mà người học lĩnh hội được. Vốn học vấn phổ thông toàn diện vững chắc ở mỗi người là chất lượng đích thực của dạy học ”. Khái niệm chất lượng dạy học liên quan mật thiết với khái niệm hiệu quả dạy học. Nói đến hiệu quả dạy học tức là nói đến mục tiêu đã đạt được ở mức độ nào, sự đáp ứng kịp thời yêu cầu của nhà trường, chi phí tiền của, sức lực và thời gian cần thiết ít nhất nhưng lại mang lại kết quả cao nhất. Chất lượng dạy học được nhìn từ góc độ là giá trị tăng thêm, cách nhìn này muốn nói lên tác động ảnh hưởng của nhà trường với người học. Để thực hiện việc đánh giá, người ta chuyển mục tiêu dạy học sang hệ thống tiêu chí. Thông thường dựa trên 3 tiêu chí cơ bản: Kiến thức - Kỹ năng - Thái độ. Chất lượng dạy học càng cao càng làm phong phú thêm kiến thức, kĩ năng, thái độ, giá trị và hành vi của người học. Chất lượng dạy học ở trường trung học phổ thông liên quan chặt chẽ đến yêu cầu kinh tế - xã hội của đất nước. Sản phẩm dạy học được xem là có chất lượng 5 cao khi nó đáp ứng tốt mục tiêu giáo dục mà yêu cầu kinh tế - xã hội đặt ra với giáo dục trung học phổ thông. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng dạy học là một yêu cầu thường xuyên và rất thiết yếu đối với giáo viên, nhất là trong tình hình kinh tế – xã hội của đất nước đang có những chuyển biến sâu sắc. Việc nâng cao chất lượng dạy học có nhiều giải pháp như tăng cường đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới cách biên soạn sách giáo khoa, đổi mới phương thức chọn môn học cho từng lớp của từng cấp học, đổi mới cách tuyển sinh vào các trường Đại học, Cao đẳng Sư phạm… Ngoài ra, trong từng phần, từng chương, từng bài, cũng cần có sự nhìn nhận thực tế để có những cải tiến, điều chỉnh trong quá trình thực hiện. 2. Thực trạng 2.1. Thuận lợi - Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo trong việc viết sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học, đặc biệt, nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên thực hiện đề tài. - Học sinh trường chuyên nhìn chung có ý thức học tập tốt, chăm chỉ, có năng lực lĩnh hội, tự học. - Địa lí địa phương – Tỉnh Khánh Hòa là một đề tài cần thiết, có khả năng tạo hấp dẫn cho học sinh trong việc tìm hiểu về quê hương mình đang sống. - Nguồn tài liệu khá phong phú và đa dạng, nguồn thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang web của các cơ quan, ban ngành, các tổ chức kinh tế – xã hội , đặc biệt một số tác phẩm nghiên cứu chuyên sâu về tỉnh Khánh Hòa (Địa chí Khánh Hòa, Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa, Nxb Chính trị quốc gia, năm 2003; Du lịch Khánh Hòa từ cuối thế kỉ XIX đến nay, Nguyễn Thị Kim Hoa, Nxb Chính trị quốc gia, năm 2006…). 2.2. Khó khăn, hạn chế - Môn Địa lí, trong thực tế vẫn chưa có vị trí đáng kể trong nhà trường phổ thông, vẫn như là một môn “phụ” nên học sinh và cả phụ huynh ít quan tâm. - Học sinh ở trường chuyên thường tập trung nhiều vào các môn chuyên để đáp ứng cho các kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia, sau đó là thi đại học nên việc học môn Địa lí có hạn chế nhất định (Trường trung học phổ thông chuyên Lê Quí Đôn, Khánh Hòa không có lớp chuyên Địa lí, đồng thời học sinh thi đại học khối C hàng năm rất ít). Vì vậy, để có thời gian chuẩn bị cho việc thực hành phần tìm hiểu “Địa lí địa phương – Tỉnh Khánh Hòa” rất khó khăn đối với học sinh. - Tài liệu chính thức về Địa lí tỉnh Khánh Hòa sử dụng trong nhà trường phổ thông đến nay vẫn chưa có. Tài liệu trên các phương tiện thông tin thì phân tán, các tác phẩm về tỉnh Khánh Hòa thì chuyên sâu. 6 - Khả năng tiếp cận các cơ quan, ban ngành ở địa phương để có nguồn tài liệu là rất khó khăn. 3. Các biện pháp tiến hành 3.1. Thiết kế các tiết của phần thực hành về “ Địa lí địa phương”: Gồm 1 tiết chuẩn bị, nhằm hướng dẫn học sinh tìm hiểu, viết báo cáo và 1 tiết học sinh báo cáo các chủ đề tìm hiểu. THIẾT KẾ CÁC TIẾT CỦA PHẦN THỰC HÀNH VỀ “ ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG” http://www.google.com.vn/url?sa=i&rct=j&q=Ti%CC%89nh+Kha%CC%81nh+Ho %CC%80a&source=images&cd=&cad=rja&docid=- h5OlfuM_UyzSM&tbnid=Rq5uhc02HIv4lM:&ved=0CAUQjRw&url=http://dddn.c om.vn/20110408035159419cat175/khanh-hoa-doi-trung-tam-hanh-chinh-ra-ngoai- o-nha- trang.htm&ei=S2CHUdLJJ4rMiQLUsIGwAw&bvm=bv.45960087,d.cGE&psig=A FQjCNGEp1RA8ap1m9yFT1MUO6RTrAruKw&ust=1367912869958875 7 Tiết 1. CHUẨN BỊ VÀ VIẾT BÁO CÁO VỀ ĐỊA LÍ TỈNH KHÁNH HÒA a. Phân nhóm nghiên cứu về các chủ đề về Địa lí tỉnh Khánh Hòa - Nhóm 1- Chủ đề 1: Vị trí địa lí, phạm vị lãnh thổ và sự phân chia hành chính của tỉnh Khánh Hòa. Gợi ý: + Vị trí địa lí, phạm vị lãnh thổ: Ở vùng nào? Giáp những đâu?Diện tích của tỉnh, các bộ phận lãnh thổ. + Ý nghãi của vị trí địa lí, lãnh thổ trong việc phát triển kinh tế – xã hội. + Sự phân chia hành chính gồm các đơn vị hành chính: thành phố, thị xã, huyện nào? Đặc điểm các đơn vị hành chính. - Nhóm 2 – Chủ đề 2: Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Khánh Hòa. Gợi ý: + Các đặc điểm nổi bật về đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên nhiên. + Những thuân lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với phát tiển kinh tế – xã hội. - Nhóm 3 – Chủ đề 3: Đặc điểm dân cư, lao động và xã hội của tỉnh Khánh Hòa. Gợi ý: + Các đặc điểm nổi bật về đặc dân cư và lao động. + Những thuân lợi và khó khăn của dân cư và lao động đối với phát tiển kinh tế – xã hội. + Đặc điểm nổi của các hoạt động xã hội như giáo dục và y tế. - Nhóm 4 – Chủ đề 4: Đặc điểm kinh tế và địa lí một số ngành kinh tế của tỉnh Khánh Hòa. Gợi ý: + Các đặc điểm nổi bật về kinh tế – xã hội. + Địa lí một số ngành kinh tế: nông, lâm, ngư nghiệp; công nghiệp; dịch vụ (giao thông vân tải, thông tin liên lạc, thương mại, du lịch). b. Thu thập tài liệu - Thời gian: 2 tuần lễ trước khi tiến hành bài thực hành trên lớp. - Xác định nguồn tài liệu: + Giáo viên cung cấp tài liệu Địa lí địa phương đã biên soạn làm nguồn tài liệu cơ bản cho học sinh thực hiện. + Sách, tạp chí, tranh ảnh, bản đồ, bảng số liệu thống kê, các cơ quan ban ngành có liên quan ở địa phương, các trang web trên mạng internet… - Phân công trách nhiệm cho các nhóm, cử nhóm trưởng phụ trách. 8 c. Xử lí tài liệu - Đối chiếu so sánh, chọn lọc kiến thức từ các nguồn để xác định kiến thức chung nhất, chuẩn nhất phù hợp nội dung tìm hiểu. - Tính toán các số liệu , phân tích số liệu để làm rõ nội dung. - Chọn lọc hình ảnh minh họa phù hợp với yêu cầu của nội dung. d. Viết báo cáo Các bước tiến hành: - Xây dựng đề cương chi tiết với bố cục chặt chẽ. - Viết báo cáo theo đề cương, chú ý làm rõ các nội dung chính của chủ đề. - Trong báo cáo ngoài kênh chữ, cần kết hợp kênh hình, bảng số liệu, biểu đồ, bản đồ…một cách hài hòa để minh họa cho các nhận định của mình. Tiết 2. BÁO CÁO VỀ ĐỊA LÍ TỈNH KHÁNH HÒA a. Cách tiến hành - Mỗi nhóm cử một học sinh lên trình bày báo cáo về chủ đề đã được phân công (mỗi nhóm tối đa 10 phút để trình bày). - Trao đổi các vấn đề về Địa lí tỉnh Khánh Hòa. b. Giáo viên tổng kết, đánh giá Giáo viên tổng kết và đánh giá về phương pháp tiến hành, nội dung và kết quả của các chủ đề đã được nghiên cứu và trình bày của từng nhóm. Lưu ý Nếu điều kiện cho phép, có thể chon thời điểm thích hợp với thời lượng nhiều hơn (2 tiết) thì việc tiến hành báo cáo, trao đổi, tổng kết thuận lợi hơn. 3.2. Viết tài liệu “ ĐỊA LÍ TỈNH KHÁNH HÒA” Tạo nguồn tư liệu cơ bản cung cấp cho học sinh để thực hiện. 9 ĐỊA LÍ TỈNH KHÁNH HÒA 3.2.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ VÀ SỰ PHÂN CHIA HÀNH CHÍNH a. Vị trí địa lí Khánh Hòa là một tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, nằm ở phần cong vươn ra biển xa nhất về phía đông. Phần lãnh thổ trên đất liền có tọa độ địa lí : cực bắc 12 0 52’ vĩ độ Bắc ; cực nam 11 0 42’vĩ độ Bắc ; cực tây 108 0 40’ kinh độ Đông , cực đông 109 0 27’ kinh độ Đông, tại mũi Đôi trên bán đảo Hòn Gốm, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, cũng chính là điểm cực đông trên đất liền của nước ta. Trên vùng biển, điểm cực đông ra đến kinh độ 117 0 20’Đ (quần đảo Trường Sa). Tỉnh Khánh Hòa phía bắc giáp tỉnh Phú Yên, phía nam giáp tỉnh Ninh Thuận, phía tây giáp tỉnh Đăk Lăk và tỉnh Lâm Đồng, phía đông giáp Biển Đông. Vị trí địa lí qui định đặc điểm tự nhiên của tỉnh mang tính chất nhiệt đới gió mùa với tính chất hải dương rõ rệt, nơi có nhiều tài nguyên thiên nhiên như tài nguyên biển, rừng, khoáng sản… 10 Khánh Hòa nằm trên trục giao thông quan trọng của cả nước là quốc lộ 1, đường sắt Thống Nhất, nối Khánh Hòa với các tỉnh phía bắc, phía nam; quốc lộ 26, đường tỉnh 723 nối Khánh Hòa với Tây Nguyên. Khánh Hòa có các cảng biển như Nha Trang, Cam Ranh, sân bay quốc tế Cam Ranh, nằm gần đường hàng hải quốc tế nối Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Khánh Hòa nằm giữa hai thành phố lớn là Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, là một trong những cửa ngõ thông ra biển của Tây Nguyên. Vị trí địa lí đó tạo cho Khánh Hòa khả năng phát triển sản xuất hàng hóa, mở rộng giao lưu với cả nước và quốc tế, hình thành các khu trung chuyển hàng hóa và dịch vụ cho các tỉnh xung quanh. Vị trí địa lí của tỉnh Khánh Hòa còn có ý nghĩa chiến lược quan trọng về mặt quốc phòng. Phần lãnh hải và hệ thống đảo, đặc biệt là huyện đảo Trường Sa, tạo thành cứ điểm tiền tiêu để bảo vệ đất nước. Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo. b. Phạm vi lãnh thổ Tỉnh Khánh Hòa có hình dạng thon ở hai đầu và phình ra ở giữa. Chiều dài bắc - nam khoảng 160 km; chiều dài đông – tây nơi rộng nhất khoảng 60 km, nơi hẹp nhất khoảng 1 - 2 km ở phía bắc, 10 - 15km ở phía nam. Lãnh thổ tỉnh Khánh Hòa gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời. - Vùng đất: có diện tích phần đất liền và cả đảo và quần đảo là 5197 km 2 , chiếm 1,58% và thuộc loại trung bình trên cả nước. - Vùng biển có diện tích gấp nhiều lần so với đất liền, bờ biển dài khoảng 385 km, có khoảng 200 đảo lớn, nhỏ ven bờ, đặc biệt có quần đảo Trường Sa ở xa bờ. - Vùng trời là không gian trên lãnh thổ đất liền, vùng lãnh hải và không gian trên các đảo. c. Sự phân chia hính chính Sách Vân đài loại ngữ của Lê Quí Đôn ghi rõ: “Mã viện đời Hán khi đi đánh Giao Chỉ (năm 41) tiến vào phía nam hơn 400 dặm đến nước Lâm Ấp, lại tiến vào phía nam 200 dặm nữa đến nước Tây Đồ Di”. Tây Đồ Di là vùng phú Yên và Khánh Hòa ngày nay. Năm 1653, vùng đất từ núi Đá Bia đến sông Phan Rang gồm 2 phủ: phủ Thái Khang (với 2 huyện là Quảng Phước và Tân Định), phủ Diên Ninh (gồm 3 huyện là Phước Điền, Vĩnh Xương và Hoa Châu). Năm 1690, phủ Thái Khang đổi thành phủ Bình Khang. Năm 1742, phủ Diên Ninh đổi thành phủ Diên Khánh. Năm 1793, Nguyễn Ánh thu phục Bình Khang và cho xây thành Diên Khánh. [...]... gia về phổ cập tiểu học – xóa mù chữ SỐ LIÊU THỐNG KÊ VỀ NGÀNH GIÁO DỤC KHÁNH HÒA NĂM HỌC 2010 -2011 Ngành học, cấp học Số trường Số lớp Số giáo viên Số học sinh Mẫu giáo 172 145 2120 39 000 Tổng số 324 6613 10979 211593 Tiểu học 188 3496 4807 101184 Trung học cơ sở 105 2189 4126 72236 Trung học phổ thông 31 928 2046 38173 Phổ thông Số học sinh phổ thông trung học đỗ tốt nghiệp hàng năm đạt tỉ lệ cao. .. những trung tâm về đa dạng sinh học rừng, bao gồm nhiều thành phần di cư từ nhiều luồng khác nhau từ Bắc vào Nam, có cả các hệ thực vật Nam Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, trong đó có nhiều loài bản địa quý hiếm Theo số liệu của Viện Điều tra quy hoạch (1996), cả tỉnh có 1.035 loài thực vật thuộc 559 chi và 161 họ Riêng Hòn Bà có 595 loài xếp trong 401 chi và 120 họ chiếm tới 57% số lượng loài thực. .. phẩm Y tế (IVAC), Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha Trang, Trung tâm nghiên cứu Thủy sản III… f Y tế Mạng lưới khám, chữa bệnh của Khánh Hòa ngày càng được đầu tư phát triển, trang thiết bị y tế ngày càng được trang bị, hiện đại hóa, đặc biệt các cơ sở y tế tuyến tỉnh Số lượng cơ sở khám chữa bệnh, giường bệnh, số cán bộ y tế … ngày càng tăng về số lượng, nâng cao về chất lượng Việc chăm sóc sức... núi cao, phần lớn chỉ trên dưới một ngàn mét nhưng gắn với phần cuối phía nam của dãy Trường Sơn Nam nên địa hình núi khá đa dạng Phía bắc và tây bắc tỉnh có vùng núi cao thuộc dãy Vọng Phu cao hơn 1000 m, trong đó có dãy Tam Phong gồm ba đỉnh núi cao là Hòn Giữ (cao 126 4 m), Hòn Ngang ( 1128 m) và Hòn Giúp ( 1127 m) Dãy Vọng Phu - Tam Phong có hướng tây nam - đông bắc, kéo dài trên 60 km, tạo thành... đại học, học viện, viện nghiên cứu, các trường cao đẳng, trường dạy nghề… đã biến nơi đây thành một trung tâm khoa học - đào tạo của cả vùng Nam Trung Bộ Đặc sản nổi tiếng của Nha Trang – Khánh Hòa là yến sào Tất cả các đảo có chim Yến đến đều nằm trong địa phận Nha Trang Thành phố Cam Ranh toạ lạc ở vị trí địa đầu phía Nam của tỉnh, với vịnh Cam Ranh nổi tiếng dài 20km, chỗ rộng nhất 10km, sâu trung. .. Đông 3.2.2 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN a Địa hình Địa hình Khánh Hòa tương đối phức tạp, cao từ tây sang đông , là một tỉnh nằm sát dãy núi Trường Sơn Nam, đồng thời tiếp giáp Biển Đông nên có địa hình đa dạng với địa hình núi, đồi, đồng bằng, ven biển và biển khơi Vùng núi và bán sơn địa Khánh Hòa là một tỉnh có địa hình tương đối cao ở Việt Nam, độ cao trung bình so với mực nước biển... nghiệp thấp, khoảng 670 ha/người Nhằm nâng cao khả năng giải quyết lương thực thực phẩm, tỉnh đã đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, tăng hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích Các cây trồng chủ yếu là cây lương thực, mía, thuốc lá và một số cây công nghiệp khác Cây lương thực Diện tích gieo trồng, sản lượng cây lương thực có hạt ngày càng tăng; đồng thời sản lượng lượng thực có hạt trên đầu người cũng... tin, trường Cao đằng Sư phạm Nha Trang, trường Cao đẳng Nghề Nha Trang, trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa, trường Cao đẳng Văn hóa, nghệ thuật và du lịch Nha Trang, trường trung học Kinh tế Khánh Hòa… 33 Trường THPT chuyên Lê Quí Đôn, Nha Trang Ngoài ra, Khánh Hòa còn có nhiều cơ sở nghiên cứu khoa học hàng đầu cả nước như Viện Pasteur Nha Trang, Viện Hải dương học Nha Trang, Viện Vắc-xin và Sinh phẩm... LỆ HỌC SINH ĐỖ TỐT NGHIỆP THPT TỈNH KHÁNH HÒA (Đơn vị: %) Năm học Tỉ lệ tốt nghiệp 2005 - 2006 93,84 2006 - 2007 90,97 2007 - 2008 85,79 2008 - 2009 81,62 2009 - 2010 97,99 2010 - 2011 96,62 Trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có nhiều trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp như trường Đại học Nha Trang, trường Đại học Thái Bình Dương, Học viện Hải quân, trường Sĩ quan Không quân, trường Sĩ quan Thông. .. thế mạnh về dịch vụ hàng hải, nghề cá, là địa điểm du lịch hấp dẫn trong và ngoài nước Quần đảo Trường Sa án ngữ đường hàng hải quốc tế nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Đương và Đại Tây Dương, giữa Châu Âu, Châu Phi, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản với các nước Đông Nam Á và Đông Bắc Á, một tuyến đường huyết mạch có lưu lượng tàu thuyền tấp nập vào hàng thứ 2 trên thế giới (sau Địa Trung Hải) . và xử lí thông tin. Vì vậy, phần thực hành Địa lí địa phương qua nhiều năm thực hiện, chất lượng và hiệu quả còn hạn chế. 2. Mục đích nghiên cứu - Thiết kế thực hiện phần “ Địa lí địa phương . trình Địa lí lớp 12 trung học phổ thông, phần về Địa lí địa phương: Tìm hiểu địa lí tỉnh, thành phố nơi học sinh đang sống. Sau bài thực hành, học sinh cần đạt được các mục tiêu : - Hiểu và nắm. DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN LÊ QUÍ ĐÔN S Á N G K I Ế N K I N H N G H I Ệ M NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ PHẦN THỰC HÀNH VỀ ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG NHẰM