1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN nghiên cứu về lập công thức hóa học của hợp chất hữu cơ

22 1,4K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 444,5 KB

Nội dung

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMĐỀ TÀI: "SỬ DỤNG TÀI LIỆU THÀNH VĂN KẾT HỢP TRANH, ẢNH LỊCH SỬ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ BÀI HỌC QUA DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 – 1945 Ở TRƯỜNG THPT”... Là g

Trang 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:

"SỬ DỤNG TÀI LIỆU THÀNH VĂN KẾT HỢP TRANH, ẢNH LỊCH SỬ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ BÀI HỌC QUA DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 – 1945 Ở TRƯỜNG THPT”

Trang 2

A MỞ ĐẦU

Lịch sử là môn học mang nét đặc thù riêng Đối tượng nghiên cứu của bộ môn Sửrất đặc biệt, nó không giống với các môn học của khoa học tự nhiên, bởi vì chúng takhông thể trực tiếp quan sát các sự kiện đã diễn ra trong quá khứ cũng như không thểthực hiện lại sự kiện thông qua thí nghiệm Nhưng Lịch sử lại là bộ môn rất có ưu thếtrong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho học sinh trong quá trình dạy học.Qua bài học lịch sử, với những hành động hi sinh anh dũng, quên mình vì sự nghiệp độclập dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân, những sự kiện lịch sử hào hùng, thực sự có sức lôicuốn mạnh mẽ đối với học sinh, tạo được cảm xúc lịch sử sâu rộng trong các em Trên

cơ sở đó, góp phần hình thành ở các em sự kính phục, lòng tự hào đối với thế hệ cha ông

đi trước Để từ đó thổi bùng lên ngọn lửa nhiệt tình cách mạng ở các em học sinh Mặtkhác, học sinh cũng có thái độ căm ghét đối với những hành động tàn ác của bọn thốngtrị, những kẻ xâm lược, đi ngược lại lợi ích của nhân dân Qua đó, tạo cho học sinh sức

“đề kháng” để không bị các luận điệu xuyên tạc, bóp méo sự thật chi phối

Tuy nhiên, trong thực tế những năm gần đây ở trường THPT, chất lượng dạy họclịch sử chưa đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của xã hội Biểu hiện cụ thể đó là học sinhkhông ghi nhớ được những sự kiện lịch sử cơ bản, thậm chí hiểu nhầm lịch sử trầmtrọng Qua các kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh cao đẳng, đại học, sốđiểm thi môn lịch sử cho thấy kiến thức lịch sử của học sinh hiện nay quá kém

Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn lịch sử tôi rất trăn trở về vấn đề này, nênmạnh dạn nêu một vài giải pháp đem lại cho học sinh cái nhìn trực diện, khách quan hơn

về lịch sử với một vài minh chứng về phương pháp "sử dụng tài liệu thành văn kết hợptranh, ảnh lịch sử để nâng cao hiệu quả bài học qua dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn

1930 – 1945 ở trường THPT” (Chương trình Chuẩn)

Trang 3

B NỘI DUNG

1 Cơ sở lý luận của vấn đề

Liên quan đến đề tài đã có nhiều nhà nghiên cứu đề cập dưới những khía cạnh khácnhau

Các công trình lý luận chung về việc sử dụng tài liệu thành văn được trình bày ởcác giáo trình phương pháp dạy học lịch sử ở trường Đại học, Cao đẳng như: GS.TSPhan Ngọc Liên (Chủ biên) (2002), Phương pháp dạy học Lịch sử, tập I, tập II, Nxb Đạihọc sư phạm, Hà Nội; GS.TS Phan Ngọc Liên (Chủ biên) (2006), Nhập môn sử học,Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, “Phương pháp dạy học Lịch sử” do GS.TS Phan NgọcLiên (Chủ biên), xuất bản năm 2002 “Một số chuyên đề phương pháp dạy học lịch sử”của Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi, Trần Vĩnh Tường; “Thiết kếbài giảng lịch sử ở trường THPT” của Phan Ngọc Liên

Như vậy, các công trình trên chủ yếu dừng lại ở mức độ trình bày lý luận chung.Chưa đi sâu vào giải quyết một cách cụ thể phương pháp vận dụng tài liệu thành văn kếthợp tranh, ảnh vào việc giảng dạy một giai đoạn lịch sử cụ thể

2 Thực tiễn giảng dạy môn Lịch sử tại trường THPT

Trong tực tiễn giảng dạy môn lịch sử ta thấy vẫn còn nhiều khó khăn trong việc sửdụng tài liệu thành văn và tranh ảnh vào bài học

* Đối với giáo viên:

-Giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng tài liệu thành vănkết hợp tranh, ảnh trong dạy học lịch sử Các tiết học có sử dụng tài liệu thành văn kếthợp tranh, ảnh mang lại hiệu quả cao, đạt được mục tiêu của bài học Tuy nhiên, việc sử

Trang 4

dụng tài liệu thành văn kết hợp tranh, ảnh trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông chưađược đa số giáo viên quan tâm, xem trọng.

- Giáo viên vẫn còn dạy học theo phương pháp truyền thống, nặng về thuyếttrình, chỉ sử dụng những kiến thức có sẵn trong sách giáo khoa, ít quan tâm đến việc sưutầm, chọn lọc tài liệu

- Điều kiện cơ sở vật chất của trường phổ thông còn thiếu thốn chưa trang bị đầy đủnhững tranh ảnh ninh họa phục vụ cho bài học, cũng như sự hạn chế về tư liệu thành văntrong thư viện trường

* Đối với học sinh:

-Đa số các em rất hứng thứ với những tiết dạy mà giáo viên có sử dụng tài liệuthành văn kết hợp tranh, ảnh Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận học sinh cho rằng môn

Sử là một môn phụ nên không chịu khó đầu tư vào việc học sử

Từ những hạn chế trên, ta thấy rằng, trong quá trình dạy học lịch sử ở trườngTHPT, việc sử dụng tài liệu thành văn kết hợp tranh, ảnh là một trong những biện phápquan trọng để nâng cao hiệu quả bài học lịch sử

3 Ý nghĩa và các giải pháp tổ chức thực hiện việc sử dụng tài liệu thành văn kết hợp với tranh ảnh lịch sử để nâng cao hiệu quả bài học.

3.1 Ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu thành văn kết hợp với tranh ảnh lịch sử trong giảng dạy Lịch sử ở trường THPT

Trước hết, sử dụng tài liệu thành văn kết hợp tranh, ảnh lịch sử góp phần vào việc

cụ thể hóa những sự kiện cơ bản đã được trình bày trong sách giáo khoa

Ví dụ như để cụ thể hóa sự kiện “khởi nghĩa Nam Kì (23 – 11 – 1941)”, giáo viên

sử dụng đoạn tài liệu thành văn: “ Cuộc khởi nghĩa nổ ra ở Gia Định – Mĩ Tho đã lan

Trang 5

tới 18 tỉnh Nam Bộ mạnh nhất là ở Hậu Giang Lần đầu tiên lá cờ đỏ sao vàng yêu quý

đã phất phới bay dưới trời Nam Bộ Có nơi như ở Gia Định, chính quyền cách mạng đãthành lập được vài hôm Nghĩa quân rất hăng hái hoạt động, được nhân dân ủng hộ….dohoàn cảnh thế giới chưa thuận tiện, nên nghĩa quân thất bại sau một tháng chiến đấu anhdũng Hàng trăm chiến sĩ của ta bị bắn không hề xét xử, hàng nghìn người bị đánhchết hoặc nhốt cho chết ngạt trong các nhà giam chật ních, hoặc bị trôi biển, trôi sông.Hàng vạn người bị tù đày trong số đó biết bao thường dân vô tội”… kết hợp với bức

tranh “khởi nghĩa Nam Kì”

Khởi nghĩa Nam Kì (23 – 11- 1940)

Thứ hai, sử dụng tài liệu thành văn kết hợp tranh, ảnh lịch sử góp phần vào việc

tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh

Ví như khi cần tạo cho học sinh biểu tượng về “nạn đói ở Bắc Kì và Bắc Trung Kìvào cuối năm 1944 đầu năm 1945, giáo viên cần giới thiệu thêm cho học sinh thông quaviệc kết hợp đoạn tài liệu thành văn với bức ảnh về sự kiện lịch sử này

Trang 6

“Trong lúc phong trào Việt Minh đang dâng lên mạnh mẽ khắp cả nước thì nạn đói

ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ xảy ra từ cuối năm 1944 càng trở nên nghiêm trọng Nạn lạmphát giấy bạc đã làm cho giá sinh hoạt cao vọt chưa từng thấy Riêng về gạo, tháng 10 –

1944, giá 150 đồng một tạ, tháng 12 lên 500 đồng, tháng 2 – 1945 lên 800 đồng và sau

đó còn lên nữa

Nạn đói đã diễn ra từ Bắc Bộ đến Trị - Thiên, kinh khủng nhất là ở vùng đồngbằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Do tội ác của phát xít Nhật – Pháp, chỉ trong vòng mộtthời gian ngắn, cuối năm 1944, đầu năm 1945, nạn đói đã cướp mất 1/10 dân số ViệtNam lúc đó Trong lịch sử dân tộc ta, chưa bao giờ có một tai họa khủng khiếp như vậy

… “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói” là yêu cầu bức thiết của quần chúng, đã tậphợp và đưa toàn thể dân tộc ta vùng dậy đánh đổ ách thống trị của phát xít Nhật và bọntay sai của chúng”

Nạn đói cuối năm 1944 đầu năm 1945 ở Bắc Kì và Bắc Trung Kì

Trang 7

Thứ ba, sử dụng tài liệu thành văn kết hợp tranh, ảnh góp phần giúp học sinh hiểu

được bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử

Để giúp học sinh hiểu được bản chất của sự kiện “Ngày 1 – 5 – 1938, lần đầu tiêntrong ngày Quốc tế Lao động, các cuộc mít tinh được tổ chức công khai ở Hà Nội vànhiều nơi khác, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia”, giáo viên sử dụngđoạn tài liệu thành văn kết hợp tranh, ảnh nói về cuộc mít tinh kỉ niệm ngày Quốc tế Laođộng tại Hà Nội (1 – 5 – 1938)

“Chiều ngày 1 – 5 – 1938, các đoàn thể quần chúng đại diện cho các ngành nghề,tầng lớp xã hội: Thợ máy, thanh niên, trí thức, phụ nữ gồm 25000 người, hàng ngũchỉnh tề, có người phụ trách từng nhóm, từng đoàn tập trung ở địa điểm quy định Mỗingười đều có huy hiệu trước ngực và khẩu hiệu cài trên mũ, nón Các đoàn tuần hànhqua các phố, hô vang khẩu hiệu và lôi cuốn thêm nhiều người tham gia Họ tiến vào khuvực nhà Đấu Xảo Trước lễ đài, cuộc mít tinh có khẩu hiệu lớn “Ủng hộ Mặt trận Bìnhdân Pháp”, “Đi tới Mặt trận Dân chủ Đông Dương”, “Tự do dân chủ”, “Chống phát xít

và đấu tranh chống nạn sinh hoạt đắt đỏ”

…Cuộc mít tinh kéo dài mấy tiếng đồng hồ, số lượng người tham gia rất đông,nhưng rất trật tự Đại diện các đảng phái và đại biểu của công nhân, nông dân, phụ nữ,tiểu thương, trí thức đều được lên phát biểu Điều đó làm cho bọn thống trị Pháp rất cămtức nhưng đành bất lực trước cuộc mít tinh khổng lồ, được tổ chức chặt chẽ, quy mô”

Trang 8

Mít tinh kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động (1 – 5 –1938) tại khu Đấu Xảo

Thứ tư, sử dụng tài liệu thành văn kết hợp tranh, ảnh góp phần vào việc giáo dục

tư tưởng chính trị, tình cảm, đạo đức cho học sinh

Khi giảng dạy sự kiện “Ngày 28 – 1 – 1941, Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếplãnh đạo cách mạng Việt Nam”, chúng ta có thể sử dụng thêm đoạn tài liệu thành văn kếthợp bức tranh đề cập đến sự kiện này để giới thiệu cho học sinh Đoạn tài liệu thành vănvới những từ ngữ xúc cảm, chân thật đã thể hiện được cảm xúc của một người con yêunước xa quê 30 năm để tìm đường cứu nước, cứu dân giờ mới trở lại “ Vừa đặt chân lênmảnh đất địa đầu Tổ quốc, ông lặng lẽ nhìn về phương nam như muốn thâu tóm toàn bộhình ảnh quê hương thân yêu vào đáy mắt Ông già đó chính là Nguyễn Ái Quốc – HồChí Minh ”

với bức tranh “Nguyễn Ái Quốc cùng một số đồng chí về nước (28 – 1 – 1941)” …học sinh sẽ có một cái nhìn cụ thể về sự kiện này Hơn thế nữa, sẽ tạo ra được trong lònghọc sinh những rung động, những cảm xúc Đó chính là tình yêu quê hương, đất nước, là

sự kính trọng đối với lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – vị cha già của dân tộc

Trang 9

Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng (28-01-1941)

Thứ năm, sử dụng tài liệu thành văn kết hợp tranh, ảnh sẽ tạo hứng thú học tập

cho học sinh

Thứ sáu, sử dụng tài liệu thành văn kết hợp tranh, ảnh trong dạy học lịch sử còn

rèn luyện cho học sinh các kĩ năng quan sát, nghe và ghi nhớ Từ đó, học sinh sẽ tiếnhành hoạt động tư duy, so sánh, tổng hợp để rút ra được kết luận, mối quan hệ giữa các

sự kiện, hiện tượng lịch sử, bản chất và quy luật phát triển của lịch sử

3.2 Các phương pháp sử dụng tài liệu thành văn kết hợp tranh, ảnh để nâng cao hiệu quả bài học quả bài học qua dạy học lịch sử ở trường THPT (chương trình chuẩn)

3.2.1 Nguyên tắc chung

a Đảm bảo mục tiêu, nội dung cơ bản của bài học

Căn cứ vào chức năng, nhiêm vụ của bộ môn Lịch sử, căn cứ vào mục tiêu đào tạo,mục tiêu của từng bài học bao gồm ba mặt: giáo dưỡng (bồi dưỡng về kiến thức), giáo dục

Trang 10

(thái độ, tình cảm, tư tưởng, đạo đức), và phát triển (năng lực nhận thức, trong đó quantrọng là năng lực tư duy và rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo…) cho học sinh.

Ví như khi giảng bài 14: “Phong trào cách mạng1930 – 1931”, mục tiêu bài họcđược xác định như sau:

Về kiến thức: Cần giúp cho học sinh nắm được những nét cơ bản về tình hình kinh

tế - xã hội Việt Nam trong những năm khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933; hiểuđược phong trào cách mạng do Đảng ta lãnh đạo ngay khi mới ra đời (về lực lượng thamgia, hình thức, mục tiêu đấu tranh…) Từ đó, so sánh với các phong trào yêu nước ở cácgiai đoạn trước; nắm được những nét cơ bản của phong trào cách mạng 1930 – 1931,tiêu biểu là Xô viết Nghệ - Tĩnh; đồng thời hiểu được ý nghĩa lịch sử, bài học kinhnghiệm của phong trào cách mạng 1930 – 1931

Về hình thành thái độ: Giáo dục cho học sinh niềm tự hào về sự nghiệp đấu tranh

vẻ vang của Đảng; niềm tin về sức mạnh của Đảng Từ đó, biết xác định trách nhiệm củabản thân, phấn đấu để giữ gìn những thành quả mà Đảng ta và các thế hệ cha ông đitrước đã giành được, tiếp tục sự nghiệp cách mạng của đất nước ta trong thời kì mới

Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng xác định các kiến thức cơ bản của bài học, kĩ năngphân tích, so sánh, đánh giá các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử; kĩ năng sử dụng đoạntài liệu thành văn, tranh ảnh lịch sử

Khi giảng dạy nội dung lịch sử: “Cuối năm 1930 – đầu năm 1931, các Xô viết rađời ở Nghệ An, Hà Tĩnh Nhân dân được tự do tham gia hoạt động trong các đoàn thểcách mạng Các đội tự vệ đỏ và tòa án nhân dân được thành lập” giáo viên có thể tríchđoạn tài liệu thành văn: “Từ trong phong trào đấu tranh của quần chúng, ở nhiều nơi của

2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, bộ máy quan lại của kẻ địch bị tan rã, nhân dân tự tổ chứcthành các Xô viết, nắm chính quyền và tổ chức các hoạt động của làng xã Các đội tự vệ

Trang 11

đỏ được thành lập để hỗ trợ các cuộc đấu tranh của nhân dân, bảo vệ xã hội, an ninh trật

tự trong các làng xóm và giúp thực hiện các chính sách của Xô viết Già trẻ, trai gái đềuhăng hái tham gia tự vệ đỏ Tự vệ đỏ được thành lập ngày càng đông về số lượng, tốt vềchất lượng Tính đến tháng 6 năm 1931, riêng Nghệ An đã có 441 đội tự vệ đỏ và với

7130 đội viên Có những tự vệ đỏ có con số lên tới 1500 người như Anh Sơn, ThanhChương, Nam Đàn”… kết hợp bức tranh “Đội tự vệ đỏ xã Phúc Sơn (Anh Sơn – NghệAn)”

Với việc kết hợp như trên, giáo viên có điều kiện làm rõ mục tiêu bài học như đãxác định

b Đảm bảo mối quan hệ giữa nội dung phản ánh trong tài liệu thành văn với nội dung các tranh, ảnh phản ánh nội dung bài học

Trên cơ sở xác định mục tiêu, nội dung cơ bản của bài học, ta lựa chọn các đoạn tàiliệu thành văn và tranh, ảnh một cách hợp lý Khi lựa chọn các đoạn tài liệu thành văn vàtranh, ảnh, ta phải chú ý đến sự phù hợp giữa chúng, có nghĩa là phải đảm bảo được mốiquan hệ giữa nội dung phản ánh trong tài liệu thành văn với nội dung các tranh, ảnhtrong bài học Có như vậy thì chúng mới bổ sung, hỗ trợ được nhau, tạo được hứng thúhọc tập cho học sinh, đạt tới hiệu quả dạy và học cao nhất

Trang 12

Ví dụ như khi giảng dạy mục 1 “Phong trào cách mạng 1930 – 1931” thuộc phần II

“Phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ Tĩnh” ở bài 14: “Phongtrào cách mạng 1930 – 1931”, với nội dung: “Tháng 9 – 1930, phong trào đấu tranh củanông dân dâng cao, nhất là hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh”, chúng ta có thể sử dụng đoạntài liệu thành văn tường thuật về cuộc biểu tình của nông dân huyện Hưng Nguyên (ngày

12 – 9 – 1930): “Khoảng 8000 nông dân kéo đến huyện lị với khẩu hiệu “Đả đảo chủnghĩa đế quốc !”, “Đả đảo Nam triều !”, “Nhà máy về tay thợ thuyền !”, “Ruộng đất vềtay dân cày !”… Đoàn biểu tình xếp thành hàng dài hơn 1 kilômét tiến về thành phốVinh Đi đầu là những người cầm cờ đỏ, đi hai bên là những đội viên tự vệ được trang bịdao, gậy Trên đường đi, đoàn biểu tình dừng lại vài nơi để diễn thuyết và chỉnh đốn độingũ Dòng người càng đi càng được bổ sung thêm Khi đến gần Vinh, con số lên tới gần

3 vạn người và xếp thành hàng dài tới 4 kilômét” “Thực dân Pháp đưa 5 máy bay đếndội bom, xả súng liên thanh vào đoàn biểu tình, làm chết 147 người Ngày hôm sau, khidân làng tổ chức đưa tang những người bị giết hại, thực dân Pháp lại ném bom, làm chếtthêm 43 người Trong hai ngày 12 – 13 tháng 9 năm 1930, chúng đã giết 217 người, làm

bị thương 125 người, đốt cháy 277 nóc nhà Hai làng Lộc Châu và Lộc Hải bị triệt hạhoàn toàn” Đồng thời với việc sử dụng đoạn tài liệu thành văn trên, giáo viên còn kếthợp sử dụng bức tranh “Đấu tranh trong phong trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh”:

Trang 13

Việc sử dụng thêm đoạn tài liệu thành văn cùng bức tranh trên bên cạnh cung cấpkiến thức có trong sách giáo khoa cho học sinh sẽ giúp các em có cách nhìn sinh động,

cụ thể về sự kiện quần chúng nhân dân tiến hành đấu tranh mạnh mẽ trong tháng 9 –

1930, đặc biệt là ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh và trong đó tiêu biểu là cuộc đấu tranhcủa nông dân huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) trong ngày 12 – 9 – 1930

c Đảm bảo tính khoa học và tính Đảng

Trong nghiên cứu và học tập lịch sử cũng như các ngành khoa học khác phải đảmbảo tính khoa học và tính Đảng Tính khoa học thể hiện ở sự chính xác về tài liệu, sựkiện, quan điểm phương pháp luận Tính khoa học luôn gắn với tính Đảng vô sản TínhĐảng và tính khoa học có sự thống nhất biện chứng với nhau

d Đảm bảo tính vừa sức của học sinh

Sử dụng tài liệu thành văn kết hợp tranh, ảnh phải chú ý tới đặc điểm tâm sinh lýlứa tuổi của học sinh, phù hợp với hoàn cảnh, trình độ nhận thức của học sinh, khôngquá dễ hay quá khó

3.2.1 Biện pháp sư phạm sử dụng tài liệu thành văn kết hợp tranh, ảnh lịch sử

a Lựa chọn tài liệu thành văn phản ánh chính xác nội dung tranh, ảnh lịch sử

Ngày đăng: 09/04/2015, 06:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w