đồng nghiệp cùng đơn vị với tôi cũng chưa có bất kỳ sáng kiến, giải pháp nào đểgiải quyết, khắc phục những hạn chế trên đây.Với phương châm vừa đạt mục tiêu giáo dục theo định hướng phát
Trang 1MỤC LỤC
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TĨNH GIA 1
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI TẬP TÌNH HUỐNG VỀ LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH GẮN VỚI THỰC TIỄN ĐỊA PHƯƠNG
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY – HỌC
PHẦN 2 “TẠO LẬP DOANH NGHIỆP”, MÔN CÔNG NGHỆ 10
Người thực hiện: Nguyễn Duy Thành Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn SKKN thuộc môn: Công nghệ 10
Trang 2TT NỘI DUNG TRANG
7 2.1- Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 5
8 2.2- Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiếnkinh nghiệm 7
9 2.3- Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sửdụng để giải quyết vấn đề 8
10 2.4- Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt độnggiáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 16
15 Danh mục các đề tài SKKN đã được xếp loại cấp ngành 21
1 – MỞ ĐẦU
Trang 31.1- Lý do chọn đề tài
Phần lớn học sinh trường THPT Tĩnh Gia 1 là con em các gia đình có kinhdoanh ở quy mô nhỏ (kinh tế hộ gia đình) như: sản xuất nông, lâm nghiệp (trồngtrọt, chăn nuôi); đánh bắt, chế biến hải sản; kinh doanh thương mại, dịch vụ v.v mang tính tự phát, hầu hết các gia đình không được tiếp cận với các kiến thức cơbản về kinh tế mà chủ yếu là làm theo kinh nghiệm lâu năm hoặc mò mẫm haychạy theo phong trào Chính vì vậy, việc chuyển tải kiến thức kinh doanh thôngqua kênh giáo dục phổ thông là việc làm hữu ích, đồng thời giúp định hướng,phân luồng một bộ phận học sinh đi theo con đường kinh doanh lập nghiệp thay
vì theo đuổi mục tiêu theo con đường khoa cử dẫn đến tình trạng “thừa thầy –thiếu thợ”, thất nghiệp tràn lan đáng báo động trong thời gian qua, gây tổn hại vềkinh tế đối với nhiều gia đình, mà lẽ ra với số kinh phí đã bỏ ra, các gia đình cóthể đầu tư để phát triển kinh doanh tạo nguồn thu nhập cao và giải quyết ngaycông việc cho con em mình tốt hơn
Lập kế hoạch kinh doanh là một trong những nội dung quan trọng của phần 2:
“Tạo lập doanh nghiệp” môn Công nghệ 10, từ kiến thức lý thuyết và những nộidung thực hành kèm theo, học sinh có thể áp dụng ngay vào thực tế nhằm nângcao hiệu quả sản xuất kinh doanh của gia đình mình hoặc có thể tư vấn cho cộngđồng, giúp ích cho phát triển kinh tế ở địa phương
Tuy nhiên, những nội dung về kế hoạch kinh doanh và lập kế hoạch kinhdoanh (có trong các bài: bài 50 - mục I.3 – Xây dựng kế hoạch kinh doanh hộgia đình; bài 53 – Xác định kế hoạch kinh doanh và bài 56 – Thực hành: Xâydựng kế hoạch kinh doanh) mà sách giáo khoa cung cấp lại bộc lộ những hạnchế, bất cập đó là: Vừa không sát với thực tế, vừa sơ sài, đại khái Chính vìnhững bất cập này, qua tổng kết thực tiễn nhiều năm giảng dạy nội dung này chothấy, đại đa số học sinh không biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn, không biếtcách lập kế hoạch kinh doanh, do đó hiệu quả của việc giảng dạy là không cao,chưa đạt yêu cầu, mục tiêu đề ra
Qua tìm hiểu các tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau (trên internet, qua sáchbáo, qua tham vấn các trường bạn v.v ) cho thấy không có tài liệu nào nghiêncứu, bàn sâu về vấn đề này để giảng dạy trong trường trung học phổ thông Các
Trang 4đồng nghiệp cùng đơn vị với tôi cũng chưa có bất kỳ sáng kiến, giải pháp nào đểgiải quyết, khắc phục những hạn chế trên đây.
Với phương châm vừa đạt mục tiêu giáo dục theo định hướng phát triển nănglực học sinh, vừa vận dụng thực tế đời sống xã hội vào giảng dạy, tôi đã nghiên
cứu, rút kinh nghiệm hoàn thành đề tài “Xây dựng một số bài tập tình huống về
lập kế hoạch kinh doanh gắn với thực tiễn địa phương nhằm nâng cao chất lượng dạy - học phần 2 “Tạo lập doanh nghiệp”, môn Công nghệ 10”.
Đề tài được thực hiện trong năm học 2016 - 2017 tại trường Trung học phổthông Tĩnh Gia 1
1.2- Mục đích nghiên cứu
Đề tài này nhằm mục đích xây dựng các bài tập tình huống về lập kế hoạchkinh doanh gắn liền với thực tiễn đời sống xã hội tại địa phương, qua đó tạo điềukiện để học sinh tăng nội dung thực hành vận dụng kiến thức lý thuyết vào giảiquyết các tình huống thực tế, có thể đề xuất các phương án kinh doanh, lập kếhoạch kinh doanh phù hợp với điều kiện thực tế của gia đình, nhất là các hộ giađình ở vùng nông thôn có trình độ dân trí còn hạn chế, không được tiếp cận vớicác kiến thức cơ bản về kinh tế Đồng thời bồi dưỡng nâng cao kỹ năng đánhgiá, phân tích, tổng hợp, lập kế hoạch cho học sinh, góp phần nâng cao chấtlượng giáo dục toàn diện của trường THPT Tĩnh Gia 1
1.3- Đối tượng nghiên cứu
Đề tài này tập trung nghiên cứu xây dựng một số bài tập tình huống về lập kếhoạch kinh doanh trong phần 2 “Tạo lập doanh nghiệp" gắn liền với thực tiễncuộc sống, làm nền tảng để học sinh hiểu rõ hơn và hoàn thiện nội dung kiếnthức lý thuyết Qua tổng kết nghiên cứu sẽ hoàn thiện nội dung giảng dạy về tạolập doanh nghiệp phù hợp với điều kiện của trường THPT Tĩnh Gia 1 và của địaphương để triển khai trong các năm học tiếp theo
1.4- Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Từ các nội dung mụctiêu, yêu cầu của chương trình môn học đã đề ra kết hợp với thực tiễn môn học
Trang 5để lập luận cá nhân, trao đổi thảo luận với đồng nghiệp xây dựng hoàn thiện cơ
sở lý thuyết
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Trích xuất dữliệu trừ hệ thống vnedu.vn của nhà trường kết hợp với điều tra thực tế tại từnglớp để thu thập thông tin liên quan về học sinh
2 – NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1- Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1- Một số khái niệm, thuật ngữ về kế hoạch và kế hoạch kinh doanh
Theo cuốn Từ điển tiếng Việt do Viện ngôn ngữ học biên soạn thì khái niệm
kế hoạch là “Toàn bộ những điều vạch ra một cách có hệ thống về những công
việc dự định làm trong một thời gian nhất định, với mục tiêu, cách thức, trình
tự, thời hạn tiến hành” [3].
Sách giáo khoa Công nghệ 10 đưa ra khái niệm “Kế hoạch kinh doanh của
doanh nghiệp là văn bản thể hiện mục tiêu phát triển của doanh nghiệp trong thời kỳ nhất định” [1].
Kiến thức chuyên ngành về quản trị kinh doanh chỉ rõ: “Kế hoạch kinh doanh
là công cụ quản trị đầu não của doanh nghiệp, nó bao hàm toàn bộ thông tin, toàn bộ chiến lược và kế hoạch của doanh nghiệp, nó vạch ra cho doanh nghiệp định hướng rõ ràng về hoạt động sản xuất kinh doanh, những phân tích chuyên sâu về thị trường, về đối thủ…, các chiến lược kế hoạch logic với nhau để tạo thành 1 văn bản hoàn chỉnh có ý nghĩa quyết định mọi hoạt động doanh nghiệp” [4].
Một khái niệm khác về kế hoạch kinh doanh: “Kế hoạch kinh doanh là
một kế hoạch mô tả quá trình kinh doanh của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian Nó đánh giá việc kinh doanh đã có kết quả như thế nào và tìm kiếm những triển vọng để phát triển và thành công trong tương lai” [5].
Từ các khái niệm trên cho thấy: Khái niệm mà sách giáo khoa Công nghệ đưa
ra quá đơn giản, thậm chí là sơ sài vì nó chỉ nói đến mục tiêu mà không hề cómột trình tự công việc nào được lập ra để thực hiện đúng như bản chất khái niệm
“kế hoạch”; còn khái niệm chuyên ngành thì lại quá phức tạp nếu như đem giảng
Trang 6dạy cho đối tượng học sinh lớp 10 trung học phổ thông sẽ không phù hợp, cóphần quá tải
Kết hợp các khái niệm trên, có thể đưa ra khái niệm về kế hoạch kinh doanh
của doanh nghiệp (phù hợp hơn với trình độ học sinh lớp 10) như sau: “Kế
hoạch kinh doanh của doanh nghiệp là văn bản thể hiện mục tiêu phát triển của doanh nghiệp trong thời kỳ nhất định, mà trong đó đã vạch ra một cách có hệ thống về những hoạt động kinh doanh dự định làm trong một thời gian nhất định, với mục tiêu, cách thức, trình tự, thời hạn tiến hành”
2.1.2- Vai trò của kế hoạch kinh doanh, yêu cầu và mục tiêu giảng dạy về lập kế hoạch kinh doanh trong nhà trường trung học phổ thông
Về sự cần thiết về việc lập kế hoạch kinh doanh: “Kế hoạch kinh doanh của
doanh nghiệp cũng giống như bản đồ cho bạn đi du lịch một nước nào đó vậy Một câu nói thường ngày của các nhà kinh tế và quản lý cũng như các chủ doanh nghiệp là: "If business fails to plan, it plans to fail" (Nếu doanh nghiệp thất bại trong việc lập kế hoạch, thì doanh nghiệp đã lập kế hoạch cho sự thất bại rồi đó) Câu nói này bao trùm tất cả mọi ý nghĩa của sự cần thiết phải lập kế hoạch kinh doanh” [6].
Người ta cũng đã so sánh thực tế: “Tại Mỹ hầu như 99% doanh nghiệp đều có
kế hoạch kinh doanh nhưng tại Việt Nam ngay cả 1 số tập đoàn lớn cũng không
có kế hoạch kinh doanh chuyên nghiệp Điều này có nhiều lý do: nhận thức của lãnh đạo, thiếu năng lực triển khai, có kế hoạch nhưng thiếu chuyên nghiệp…”
[4]
Nội dung, chương trình môn công nghệ 10 đã đặt ra một số yêu cầu, mục tiêu
như: “Chú ý tới các vấn đề của địa phương, gắn việc học tập của địa phương
với thực tiễn cuộc sống ở cộng đồng dân cư”; “Tăng thời lượng dành cho các hoạt động thực hành, hoạt động tích cực của học sinh” Trong nội dung phần 2
“Tạo lập doanh nghiệp” đã đặt ra mục tiêu: “Học sinh phải biết cách lập kế
hoạch kinh doanh, xác định được kế hoạch kinh doanh giả định và có ý thức vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tiễn” [2].
Từ các vấn đề nêu trên đây cho thấy nội dung lập kế hoạch kinh doanh là cầnthiết, quan trọng mà giáo viên môn công nghệ phải chú ý để tìm tòi các giải
Trang 7pháp nhằm giảng dạy để học sinh đạt được các yêu cầu, mục tiêu mà nội dungchương trình đề ra.
Xét về khía cạnh thực tiễn đời sống, phần đông các gia đình học sinh là kinhdoanh hộ gia đình ở nhiều lĩnh vực khác nhau, đem lại nguồn thu lớn và gópphần ổn định an sinh xã hội, tuy nhiên do không có những thông tin, kiến thứccần thiết về kinh doanh, trong đó có kiến thức về lập kế hoạch kinh doanh dẫnđến gặp rất nhiều khó khăn và rủi ro gây thiệt hại lớn Kinh doanh hộ gia đình(hộ cá thể) có quy mô kinh doanh nhỏ, đơn giản, không phức tạp như kinhdoanh của doanh nghiệp, vì vậy kế hoạch kinh doanh hộ gia đình cũng đơn giảnhơn, phù hợp với khái niệm được đề xuất trên đây Vì vậy, việc cung cấp kiếnthức kinh doanh, trong đó có kiến thức về lập kế hoạch kinh doanh ở mức hợp lýqua kênh giáo dục sẽ góp phần ổn định, nâng cao chất lượng hiệu quả kinhdoanh của các mô hình kinh doanh hộ gia đình hiện nay
2.2- Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trong sách giáo khoa công nghệ 10, các bài học có liên quan đến lập kếhoạch kinh doanh là: bài 50 - mục I.3 – Xây dựng kế hoạch kinh doanh hộ giađình; bài 53 – Xác định kế hoạch kinh doanh và bài 56 – Thực hành: Xây dựng
kế hoạch kinh doanh, trong đó trọng tâm là bài 53 và bài 56 Tuy nhiên, nhữngnội dung mà sách giáo khoa cung cấp có những điểm bất cập sau:
Bài 50 - mục I.3 – “Xây dựng kế hoạch kinh doanh hộ gia đình”: đưa ra 2
kế hoạch kinh doanh hộ gia đình là kế hoạch bán sản phẩm do gia đình làm ra và
kế hoạch mua gom sản phẩm để bán, nhưng thực chất hai “kế hoạch” này chỉđơn thuần là hai phép toán của học sinh lớp 5 và không hề có một trình tự sảnxuất kinh doanh kèm theo mốc thời gian nào cả Vì vậy, với vai trò là nội dungđầu tiên đề cập đến kế hoạch kinh doanh thì bài học này đã làm cho học sinh
“cụt hứng”, không cảm thấy được vai trò quan trọng, sự cần thiết của kế hoạchkinh doanh nếu chỉ học nội dung đúng như sách giáo khoa đưa ra
Bài 53 – “Xác định kế hoạch kinh doanh”: Bài này có những bất cập về khái
niệm đã được tôi khắc phục qua thực hiện sáng kiến kinh nghiệm “Làm sáng tỏmột số khái niệm nhằm nâng cao chất lượng dạy – học các bài 51, 53 trong phần2: “Tạo lập doanh nghiệp” môn Công nghệ 10” (đã được xếp loại B năm 2015)
Trang 8Phần nội dung mục II – “Nội dung và phương pháp lập kế hoạch kinh doanh củadoanh nghiệp” cũng đưa ra các kiến thức rất đơn giản, thậm chí là sơ sài,phương pháp lập kế hoạch chỉ đơn thuần là các phép toán chứ không đúng vớibản chất là “kế hoạch” (các phép toán chỉ là một phần nhỏ trong nội dung củabản kế hoạch mà thôi)
Bài 56 – “Thực hành: Xây dựng kế hoạch kinh doanh”: Bài này chỉ có duy
nhất nội dung xác định kế hoạch kinh doanh cho hộ gia đình với tình huống
“kinh doanh ăn uống bình dân trong ngày” là tương đối phù hợp với thực tiễnđịa phương, tuy nhiên do các số liệu từ năm 2006 đến nay đã lạc hậu, không
được cập nhật đúng với thưc tế (Ví dụ: bát phở giá 5.000đ v.v ) Các tình huống
còn lại thì đề xuất các kế hoạch rời rạc và còn thiếu (kế hoạch nhân sự) hoặckhông có mốc thời gian, lịch trình kinh doanh và tất cả đều không tiếp cận đượcvới những yêu cầu mà một bản kế hoạch kinh doanh cần phải có
Từ những bất cập nêu ra trên đây và thực tiễn giảng dạy nhiều năm đã chothấy học sinh không nắm bắt tốt nội dung kiến thức, rất lúng túng trong việc lậpmột kế hoạch kinh doanh đơn giản và càng không thể ứng dụng hiệu quả kiếnthức vào thực tế đời sống gia đình Khi học sinh cảm thấy sự “không cần thiết,không thực tế” của kiến thức được học, sẽ làm giảm sự hứng thú, ham thích vớimôn học, từ đó sẽ làm hạn chế đến chất lượng và hiệu quả giảng dạy phần 2 –
“Tạo lập doanh nghiệp” nói riêng, bộ môn Công nghệ nói chung Những điểmhạn chế này đòi hỏi cần có những giải pháp phù hợp để giải quyết
2.3- Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1- Giải pháp: Xuất phát từ thực trạng dạy – học như đã nêu trên, kết hợp
với thực tế giảng dạy ở trường THPT Tĩnh Gia 1, từ đó tôi đề xuất các giải phápsau:
+ Xây dựng các bài tập tình huống đơn giản (phù hợp với điều kiện hộ giađình) về lập kế hoạch kinh doanh gắn liền với thực tiễn đời sống tại địa phương(Sản xuất nông, lâm nghiệp; Đánh bắt, chế biến hải sản; Thương mại, dịch vụv.v…) để học sinh nghiên cứu giải quyết
Trang 9+ Phân loại học sinh theo từng nhóm đối tượng, giao nhiệm vụ giải quyết cácbài tập tình huống giống với điều kiện thực tế của gia đình học sinh Yêu cầuhọc sinh trên cơ sở lý thuyết đã học để tự nghiên cứu làm bài tập được giao, sau
đó thảo luận nhóm để hoàn thiện
2.3.2- Tổ chức thực hiện:
2.3.2.1- Phân loại nhóm học sinh:
Trường trung học phổ thông Tĩnh Gia 1 ở trung tâm huyện có phân bố họcsinh ở các xã vùng thuần nông, vùng ven biển và thị trấn huyện nên đa phần họcsinh có gia đình kinh doanh ở quy mô hộ gia đình, một số ít học sinh gia đình đãthành lập doanh nghiệp nhỏ, một số ít học sinh là con em cán bộ, công chức,công nhân gia đình không có hoạt động kinh doanh
Qua phân tích dữ liệu từ hệ thống vnedu.vn của nhà trường và điều tra khảo sát tại các lớp khối 10 cho bảng số liệu sau đây:
TT LỚP SĨ SỐ Trồng trọt –SỐ HỌC SINH GIA ĐÌNH CÓ KINH DOANH
chăn nuôi Khai thác – chế biến hải sản Thương mại – dịch vụ Không kinh doanh
Từ số liệu bảng 1 cho thấy: Số học sinh có gia đình kinh doanh ở quy mô hộgia đình chiếm 78,5% tổng số học sinh khối 10, trong đó số học sinh có gia đìnhsản xuất nông - lâm nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) chiếm tỷ lệ cao nhất gần bằng
Trang 10một nửa số học sinh toàn khối Qua khảo sát cũng cho thấy nhóm học sinh giađình thuần nông có điều kiện kinh tế ở mức trung bình trở xuống, hầu như cácgia đình chưa biết đến kế hoạch kinh doanh là gì Trong nhóm học sinh đượcxếp vào đối tượng gia đình không kinh doanh, phần lớn là con gia đình bộ đội,công an, công chức, viên chức, công nhân, một số gia đình cũng có sản xuấttrồng trọt, chăn nuôi, chế biến nhưng chủ yếu là tự cung, tự cấp sản lượng có dưđem bán rất ít, không đáng kể, nhóm học sinh này chủ yếu ở các lớp mũi nhọn(10A1, 10A2)
Từ số liệu trên cũng cho thấy, những gia đình cán bộ, gia đình kinh doanhthương mại dịch vụ có điều kiện tốt hơn cho con em học tập nên các em tậptrung ở 2 lớp mũi nhọn của khối 10
Sau khi thống nhất với đồng nghiệp dạy cùng bộ môn, chúng tôi quyết định sẽtriển khai áp dụng đề tài ở các lớp tôi dạy (gồm: 10A1, 10A3, 10A5, 10A7 và10A9) còn các lớp do đồng nghiệp dạy (10A2, 10A4, 10A6, 10A8, 10A10,10A11) vẫn thực hiện giảng dạy như các năm trước (không áp dụng đề tài này)
sẽ là các lớp đối chứng và lấy kết quả bài kiểm tra định kỳ lần 2 – học kỳ 2 để sosánh kiểm nghiệm
2.3.2.2- Xây dựng các bài tập tình huống về lập kế hoạch kinh doanh gắn với thực tiễn
Huyện Tĩnh Gia là địa phương có nhiều điều kiện tự nhiên đa dạng, có cảvùng trung du miền núi, đồng bằng và giáp với biển Đông, huyện cũng đã đượcNhà nước quy hoạch địa bàn phát triển Khu kinh tế Nghi Sơn, đó là những điềukiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, trong đó có kinh tế hộ gia đình Hiệnnay, kinh tế hộ gia đình trên địa bàn huyện gồm rất nhiều lĩnh vực khác nhaunhư: Sản xuất trồng trọt (lúa, hoa, rau, cây công nghiệp ngắn ngày, trồng rừng),chăn nuôi (gia súc, gia cầm) ở các xã nông thôn; đánh bắt, chế biến hải sản ởcác xã ven biển; thương mại và dịch vụ ở thị trấn, trung tâm các xã và vùng venbiển Xuất phát từ thực tiễn đời sống địa phương, tôi đã lựa chọn xây dựng bốn
bài tập tình huống về lập kế hoạch kinh doanh đơn giản (Xin xem ở phần phụ
lục)
2.3.2.3- Giao nhiệm vụ giải quyết bài tập cho học sinh
Trang 11Trên cơ sở số liệu bảng 1, tôi chia các nhóm học sinh trong từng lớp có điềukiện kinh doanh ở gia đình tương đối giống nhau để làm cơ sở giao nhiệm vụvới các bài tập tình huống lập kế hoạch kinh doanh cụ thể Với các em là concác gia đình công chức, viên chức, công nhân không có kinh doanh gì thì chocác em tự chọn nhóm cho gần với hoàn cảnh của mình.
Đặt vấn đề: - Trong buổi dạy bài 50 – “Doanh nghiệp và hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp”, sau khi cho học sinh nghiên cứu nội dung mục
I.3-“Xây dựng kế hoạch kinh doanh hộ gia đình”, tôi đặt vấn đề để học sinh nghiêncứu với các câu hỏi sau:
+ Theo em, kế hoạch kinh doanh hộ gia đình có đơn giản như nội dungsách giáo khoa đã nêu hay không?
+ Thực tế việc kinh doanh của gia đình em gồm những nội dung nào? Cáccông việc đó có được sắp xếp theo trình tự hay không? Em hãy nêu một vàicông việc cụ thể mà em đã tham gia?
+ Theo em, các công việc kinh doanh của gia đình có nên được lập theomột dạng bảng biểu nào đó để gia đình dựa vào đó mà chuẩn bị các nguồn lực
và tổ chức thực hiện hay không?
- Sau khi học sinh thảo luận, trả lời, tôi nhận xét và thống nhất với học sinhcác kết luận về những bất cập của bài học như đã nêu ở phần thực trạng của vấn
đề, đồng thời rút ra nhận xét về việc lập kế hoạch kinh doanh của đại đa số các
hộ gia đình hiện nay là còn yếu, chưa được quan tâm đúng với vai trò của nó
- Từ những kết luận trên, tôi chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh: Để giúp các
em hiểu rõ hơn về việc lập kế hoạch kinh doanh của hộ gia đình, thầy yêu cầu các em sẽ nhận bài tập tình huống giả định và nghiên cứu thực hiện Để làm được bài tập này, các em phải liên hệ với kiến thức các bài 53 và 56 sẽ học tới đây, đặc biệt là vận dụng thực tiễn của gia đình và địa phương (hỏi người thân, hàng xóm v.v ) các em để giải quyết các nội dung, yêu cầu mà bài tập đặt ra.
- Nhiệm vụ cụ thể:
Trang 12+ Nhóm 1 (gồm các học sinh có gia đình kinh doanh sản xuất trồng trọt)giải quyết bài tập lập kế hoạch kinh doanh sản xuất lúa
+ Nhóm 2 (gồm các học sinh có gia đình kinh doanh sản xuất chăn nuôi)giải quyết bài tập lập kế hoạch kinh doanh chăn nuôi gà
+ Nhóm 3 (gồm các học sinh có gia đình kinh doanh khai thác, chế biếnhải sản giải quyết bài tập lập kế hoạch kinh doanh chế biến hải sản
+ Nhóm 4 (gồm các học sinh có gia đình kinh doanh buôn bán, dịch vụ)giải quyết bài tập lập kế hoạch kinh doanh thương mại
Lưu ý: Những học sinh gia đình không có hoạt động kinh doanh được lựa
chọn vào các nhóm theo điều kiện hoàn cảnh địa phương nơi cư trú cho phù hợp
- Các mốc thời gian thực hiện bài tập tình huống:
+ Học sinh tự nghiên cứu làm bài tập từ sau khi học bài 50 đến khi họcxong bài 53
+ Các nhóm học sinh thảo luận để hoàn thiện phương án giải bài tập tìnhhuống chung của nhóm từ sau khi học bài 53 đến buổi học bài 56 – “Thực hành:Xây dựng kế hoạch kinh doanh” để báo cáo kết quả
- Các yêu cầu khác kèm theo: Những vấn đề còn thắc mắc, chưa hiểu có thểtrao đổi với giáo viên để thực hiện; Nhóm trưởng có trách nhiệm quản lý chung,nêu và thống nhất các vấn đề thảo luận, báo cáo kết quả của nhóm; Thư ký làmnhiệm vụ tổng hợp, ghi chép kết quả làm việc của nhóm
2.3.2.4- Bổ sung làm rõ về khái niệm kế hoạch kinh doanh và cách lập KHKD
Trong buổi học bài 53 – “Xác định kế hoạch kinh doanh”, để khắc phục nhữngbất cập của nội dung sách giáo khoa (như đã nêu ở phần thực trạng của vấn đề),tôi đã có một số thay đổi bổ sung như sau:
- Đưa ra khái niệm mới về kế hoạch kinh doanh thay cho khái niệm trong sách
giáo khoa Khái niệm mới là: “Kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp là văn
bản thể hiện mục tiêu phát triển của doanh nghiệp trong thời kỳ nhất định,
mà trong đó đã vạch ra một cách có hệ thống về những hoạt động kinh doanh
dự định làm trong một thời gian nhất định, với mục tiêu, cách thức, trình tự
và thời hạn tiến hành”
Trang 13- Ở mục II.2 – Phương pháp lập kế hoạch kinh doanh, sau khi yêu cầu họcsinh nghiên cứu nội dung sách giáo khoa về phương pháp lập các kế hoạch kinhdoanh của doanh nghiệp, liên hệ với khái niệm kế hoạch kinh doanh và với nộidung đã học ở bài 50 để phân tích cho học sinh hiểu rõ các vấn đề sau:
+ Những nội dung mà sách giáo khoa cung cấp chỉ đơn thuần là các phéptính toán đơn giản để đưa ra một vài con số phục vụ cho lập kế hoạch, chứkhông phải là toàn bộ nội dung bản kế hoạch kinh doanh
+ Đối với kinh doanh hộ gia đình, do quy mô kinh doanh đơn giản nênkhông cần thiết phải lập chi tiết các kế hoạch riêng lẻ, mà chỉ cần lập bản kếhoạch tổng thể với một số nội dung chính sau:
* Chỉ rõ các căn cứ để lập kế hoạch kinh doanh (Chú trọng việc chỉ rađược những nguồn lực mà gia đình có thể huy động phục vụ kinh doanh và cóđánh giá, phân tích cơ bản về thị trường), từ đó xác định mục tiêu kinh doanh?
* Lập bảng kế hoạch chi tiết, trong đó các công việc, hoạt động kinhdoanh hiển thị trong 1 cột và được sắp xếp theo trình tự thời gian, kèm theo đó
là các nguồn lực mà gia đình cần huy động (nhân lực, vật tư, trang thiết bị, tàichính) được hiển thị trong các cột liên quan Đây là căn cứ quan trọng nhất để
hộ gia đình chủ động triển khai thực hiện mà không bị động, lệch hướng đã địnhlàm ảnh hưởng đến mục tiêu kinh doanh
* Dự báo kết quả kinh doanh thu được sau khi hoàn thành quy trình kinhdoanh, từ đó có dự toán về tài chính
2.3.2.5- Tổ chức để học sinh báo cáo kết quả, đánh giá xếp loại
Trong buổi học bài 56, thay vì giảng dạy nội dung mục I – Xác định kế hoạchkinh doanh (vì những lý do bất cập đã nêu ở phần thực trạng), tôi tổ chức chocác nhóm lần lượt báo cáo kết quả và đánh giá góp ý cho từng nhóm, sau đóchiếu kết quả giả định của giáo viên để so sánh Giáo án dạy bài 56 như sau:BÀI 56: THỰC HÀNH – XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH
(Tiết thứ: 42 - PPCT)
A- MỤC TIÊU
1- Kiến thức: Xác định (lập) được kế hoạch phù hợp với hộ gia đình.Hạch toán được hiệu quả kinh doanh
Trang 142- Thái độ: Có ý thức nghiêm túc, có sự ham thích đối với kiến thức mới.3- Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng nhận xét, liên hệ giữa môn học và vậndụng vào thực tế cuộc sống.
4- Định hướng năng lực hình thành: Năng lực tự học, sáng tạo; Phát hiện
và giải quyết vấn đề; năng lực điều tra, khảo sát và phân tích thông tin; năng lựctổng hợp, đánh giá, kết luận và quyết định, sử dụng ngôn ngữ và trình bày; nănglực làm việc nhóm, giao tiếp và hợp tác
B- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1- Chuẩn bị của giáo viên:
+ Giáo án+ Hệ thống bài tập tình huống (đã giao cho học sinh ở bài 50)+ Trang thiết bị hỗ trợ: Máy tính, camera chiếu vật thể, máy chiếuProjector (hoặc tivi LCD màn hình rộng)
2- Chuẩn bị của học sinh:
+ Làm các bài tập đã được giao từ bài học 50+ Thảo luận hoàn thiện bài làm chung của nhómC- TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
Bước 1: Ổn định tổ chức, kiểm tra sỹ số (1 phút)
Bước 2: Dạy bài mới.
1- Hoạt động 1: Thảo luận, đánh giá kết quả của các nhóm
+ Mục tiêu: Học sinh nắm vững lý thuyết và vận dụng để lập kế hoạch kinh doanh
+ Phương pháp/Kĩ thuật: Thuyết trình, thảo luận
+ Hình thức tổ chức hoạt động: Hội thảo
+ Phương tiện dạy học: Máy tính, camera chiếu vật thể, projector (ti vi) + Thời gian: 34 phút
1.1- GV yêu cầu nhóm 1 lên bảng báo cáo kết quả làm bải tập lập kế hoạchkinh doanh và hạch toán kinh tế (dự toán) cho hộ gia đình sản xuất lúa (bài tập
số 1)
1.2- Đại diện nhóm 1 lên báo cáo kết quả (sử dụng camere chiếu vật thể đểhiển thị trên màn hình)
Trang 151.3- Các nhóm khác nhận xét, đóng góp ý kiến
1.4- Đại diện nhóm 1 giải trình những ý kiến còn thắc mắc
1.5- GV bổ sung, chỉnh sửa, chiếu kết quả của giáo viên để so sánh
Tuần tự các nhóm 2, 3 và 4 lên báo cáo kết quả, thảo luận (các bước giốngnhư nhóm 1) Trung bình thời gian dành cho 1 nhóm là 8 phút
2- Hoạt động 2: Đánh giá chung, củng cố, khắc sâu kiến thức
+ Mục tiêu: Học sinh nắm vững lý thuyết và vận dụng để lập kế hoạch kinh doanh
+ Phương pháp/Kĩ thuật: Thuyết trình, thảo luận
+ Hình thức tổ chức hoạt động: Hội thảo
+ Phương tiện dạy học: Máy tính, camera chiếu vật thể, projector (ti vi) + Thời gian: 8 phút
2.1- GV yêu cầu học sinh rút ra những nhận xét chung về những điểm hạnchế mà học sinh còn mắc phải trong việc giải quyết bài tập
2.2- HS trình bày các nhận xét, rút kinh nghiệm
2.3- GV kết luận những hạn chế mà học sinh có thể mắc phải khi lập kế hoạchkinh doanh và hạch toán kinh tế:
2.4- GV yêu cầu học sinh rút ra nhận xét về vai trò quan trọng của việc lập kếhoạch kinh doanh
2.2- HS trình bày các nhận xét
2.4- GV kết luận về vai trò, tầm quan trọng của việc lập kế hoạch kinh doanhđối với tất cả các quy mô kinh doanh, đặc biệt là với kinh doanh hộ gia đình củagia đình các em học sinh nói riêng và đại bộ phận nhân dân ở địa phương
Bước 3: Hướng dẫn về nhà (2 phút)
Hoàn thiện bài tập đã làm; Lập kế hoạch kinh doanh một sản phẩm kháchoặc kết hợp kinh doanh nhiều sản phẩm trong cùng một kế hoạch; Chuẩn bị ôntập nội dung phần 2
HẾT GIÁO ÁN
Trang 16-2.4- Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Qua triển khai áp dụng đề tài nghiên cứu này trong năm học 2016 – 2017 chothấy:
2.4.1- Đối với hoạt động giáo dục:
Đề tài được triển khai như một “dự án” nhỏ với những nội dung thiết thực,
bổ ích đã thu hút được các em có sự hứng thú, có thái độ tích cực đối với mônhọc và có ý thức vận dụng thực tiễn rất tốt Phần lớn việc giải quyết các bài tậptình huống do học sinh tự nghiên cứu trên cơ sở nắm chắc kiến thức lý thuyết vàphải có sự hiểu biết nhất định về thực tiễn đời sống mới có thể làm được Trongsuốt quá trình nghiên cứu làm bài tập, các em học sinh đã được rèn luyện các kỹnăng, các năng lực rất cơ bản đó là: Năng lực tự học, sáng tạo; Phát hiện và giảiquyết vấn đề; năng lực điều tra, khảo sát và phân tích thông tin; năng lực tổnghợp, đánh giá, kết luận và quyết định, sử dụng ngôn ngữ và trình bày; năng lựclàm việc nhóm, giao tiếp và hợp tác Đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu môn học
đề ra
Qua thống kê kết quả bài kiểm tra nội dung toàn bộ phần 2 (bài kiểm tra định kỳ lần 2 – học kỳ 2) cho thấy số học sinh làm tốt và đạt điểm cao ở các lớp được triển khai áp dụng đề tài cao hơn hẳn ở các lớp không áp dụng đề tài Kết quả thống kê ở bảng sau: (Các lớp có dấu * là lớp triển khai áp dụng đề tài)
Trang 17Việc thực hiện đề tài cũng đã giúp một số học sinh có điều kiện và năng lực
tư duy (tập trung ở các lớp mũi nhọn) nâng cao được trình độ môn Tin học quaviệc tìm tòi thông tin trên Internet và xử lý các số liệu tính toán bằng phần mềmMicrosoft Excel
Một vấn đề rất quan trọng cũng được rút ra qua việc thực hiện đề tài là đã chỉ
ra được những hạn chế, thiếu sót mà học sinh rất nhiều học sinh mắc phải, gồm:
+ Xác định không đầy đủ các nguồn lực huy động cho kinh doanh (Ví dụ:
Ở bài tập số 3, nhiều em bỏ qua nguồn lực quan trọng là thương hiệu chung của vùng là thương hiệu “Ba Làng - Do Xuyên” đã được tỉnh Thanh Hóa cấp chứng nhận; hoặc nhiều em không chỉ ra được thuận lợi về vị trí địa lý là gần thị trường tiêu thụ, thuận tiện cho giao thông vận chuyển hàng hóa v.v…)
+ Xác định, sắp xếp các công việc, hoạt động kinh doanh sai ngày tháng,
không đúng trình tự thời gian (Ví dụ: Nhiều em quên số ngày cụ thể của các
tháng trong năm, nhầm tháng 2 có 30 ngày hoặc tháng 4 có 31 ngày nên lịch kế hoạch bị sai, nếu ứng dụng vào thực tế thì sẽ gây nhầm lẫn rất tai hại)
+ Bỏ sót, tính thiếu các khoản mục chi phí (Ví dụ: Nhiều em quên không
đưa nội dung khoản chi “các khoản chi khác” vào cuối bảng kê nên việc hạch toán bị sai).
Những thiếu sót, hạn chế này tuy có vẻ đơn giản nhưng thực tế nó lại ảnhhưởng không nhỏ đến chất lượng và hiệu quả của việc thực hiện kế hoạch kinhdoanh Việc phát hiện các “lỗ hổng” đã được giáo viên kịp thời bổ sung để các
em học sinh có bài học kinh nghiệm quý báu là cơ sở để các em ứng dụng vàothực tế tốt hơn
2.4.2- Đối với bản thân:
Qua thực hiện đề tài đã giúp cho bản thân tôi nâng cao được trình độ chuyênmôn, là một đợt tự bồi dưỡng rất có giá trị Để thực hiện đề tài, tôi phải tìm tòi,nghiên cứu các tài liệu để có những cơ sở lý luận chính xác, khoa học; đòi hỏiphải có sự liên hệ thực tiễn, nắm bắt điều kiện, tình hình phát triển kinh tế - xãhội tại địa phương, nắm bắt được một số kiến thức chuyên ngành rất bổ ích.Qua thực hiện đề tài cũng giúp tôi kịp thời phát hiện những điểm còn hạn chếcủa bản thân để khắc phục, phát hiện những thiếu sót, hạn chế của học sinh để
Trang 18kịp thời điều chỉnh, bổ sung đảm bảo chất lượng và hiệu quả giảng dạy cũng như
là rút ra những quý báu cho các năm học sau
2.4.3- Đối với đồng nghiệp và nhà trường:
Để hoàn thiện đề tài này, tôi đã có được sự ủng hộ, hỗ trợ, góp ý tích cực củađồng nghiệp, qua thảo luận đóng góp ý kiến đã giúp tôi hoàn thiện tốt hơn cơ sở
lý luận đảm bảo tính khoa học, chính xác Các đồng nghiệp cũng đã ghi nhậntính thiết thực của đề tài và mong muốn sẽ được chia sẻ sáng kiến kinh nghiệmnhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và chất lượng giảng dạy bộ môn
Về phía nhà trường, đã ghi nhận những thông tin phản hồi từ học sinh, phụhuynh và giáo viên chủ nhiệm về việc các em đã chú tâm vào việc thực hành lập
kế hoạch kinh doanh gần giống với thực tiễn của gia đình Qua đó có thể khẳngđịnh việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này cùng với những sáng kiến kinhnghiệm trước đây về giảng dạy kiến thức kinh doanh đã bước đầu có những ảnhhưởng tích cực đến học sinh lớp 10 nhằm định hướng cho một số em đi theo conđường kinh doanh khởi nghiệp, làm giàu cho gia đình, quê hương và đất nước
3- KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1- Kết luận
3.1.1- Việc nghiên cứu và ứng dụng đề tài này vào giảng dạy là cần thiết vì
đã xây dựng được một số bài tập tình huống đơn giản về lập kế hoạch kinhdoanh, kết nối và tăng hiệu quả giữa việc học lý thuyết – thực hành và ứng dụngthực tế, góp phần tạo hứng thú, tăng cường khả năng tư duy, tìm tòi cho học sinhtrong học tập kiến thức hoàn toàn mới và khó, tạo niềm tin tưởng vào môn họcgóp phần thiết thực trong việc đưa kiến thức khoa học vào thực tế đời sống, phùhợp với đối tượng học sinh Đáp ứng mục tiêu mà ngành giáo dục nói riêng và
xã hội nói chung đã đề ra
3.1.2- Lập kế hoạch kinh doanh tốt là khâu đầu tiên quyết định thành cônghay thất bại của kinh doanh từ mô hình kinh doanh hộ cá thể cho đến các doanhnghiệp nhỏ và vừa hoặc doanh nghiệp lớn Việc nắm bắt được những kiến thức
cơ bản, ban đầu về khái niệm và cách lập kế hoạch kinh doanh cũng như bướcđầu biết vận dụng vào thực tế có thể tạo nên bước ngoặt quan trọng trong việcđịnh hướng nghề nghiệp cho học sinh, là nền tảng quan trọng để các em học sinh
Trang 19tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện kiến thức chuyên ngành trong tương lai để thực
sự trở thành những nhà kinh tế, doanh nhân thành đạt
3.2- Kiến nghị
3.2.1- Hội đồng khoa học ngành thẩm định, cho ý kiến đóng góp hoàn thiện
và khuyến khích bộ môn Công nghệ 10 ở các trường THPT trong tỉnh vận dụngtriển khai thực hiện đại trà phù hợp với điều kiện thực tế của từng đơn vị va địaphương theo nội dung của đề tài này
3.2.2- Trên cơ sở kết quả của đề tài này, giáo viên dạy Công nghệ có thể ápdụng nâng cấp thành chuyên đề (dự án) tổng thể về kinh doanh nhằm tạo điềukiện tự nghiên cứu tốt hơn cho học sinh (Chú ý phải cung cấp nguồn tư liệu và
hệ thống câu hỏi thật đầy đủ)
3.2.3- Đề tài này cần được triển khai kết hợp với đề tài “Làm sáng tỏ một
số khái niệm nhằm nâng cao chất lượng dạy – học các bài 51, 53 trong phần 2:
“Tạo lập doanh nghiệp” môn Công nghệ 10” để thực sự nâng cao chất lượng vàhiệu quả giảng dạy nội dung kiến thức kinh doanh, tạo tiền đề để các em họcsinh ứng dụng vào thực tiễn kinh doanh gia đình và địa phương
Rất mong được sự đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện và đưa vàoứng dụng rộng rãi trong thời gian tới
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 18 tháng 4 năm 2017
Tôi cam đoan toàn bộ nội dung đề tài trênđây là do bản thân tôi nghiên cứu thực hiện,không sao chép của bất kỳ ai
Nguyễn Duy Thành