Các khoản đóng góp từ gia đình cho giáo dục tiểu học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính toán chi phí đơn vị trong giáo dục tiểu học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục (Trang 64 - 72)

Chi giáo dục tiểu học ở thành thị cao hơn so với nông thôn, các nhóm thu nhập cao chi nhiều hơn hơn so với người nghèo

Học sinh tiểu học không phải đóng học phí đối với trường hợp học tại các trường công lập trong toàn quốc.

Chi phí từ gia đình cho học sinh học tiểu học tăng nhanh trong những năm gần đây ở tất cả các vùng, miền. Chi phí cho giáo dục bình quân một em ở thành thị so với nông thôn có sự khác biệt lớn, gấp khoảng 3 lần. Năm 2012, vùng đồng bằng sông Hồng có chi phí cho một HS tiểu học cao nhất: 2.535.200/1 năm, tiếp đến là Đông Nam Bộ: 2.463.00đ/1HS, thấp nhất là vùng Tây Bắc và Đông Bắc: 696.000đ/1HS.

Bảng 12. Chi giáo dục tiểu học bình quân 1 học sinh trong 1 năm từ 2008-2012 Vùng 2008 2010 2012 Đồng bằng sông Hồng 820.8 1732 2535.2 Đông Bắc 353.9 463.4 696 Tây Bắc 353.9 463.4 696 Bắc Trung bộ 512.9 766.6 1132

Duyên hải nam trung bộ 512.9 766.6 1132

Tây Nguyên 494.9 686.1 1048.1

Đông Nam Bộ 2351.1 2573.2 2463.1

Đồng bằng sông Cửu Long 402.5 613.3 848.7

Hình 9. Chi giáo dục tiểu học bình quân 1 học sinh trong 1 năm từ 2008-2012

Chi giáo dục tiểu học bình quân 1 học sinh trong 1 năm

Năm 2012, bình quân 1 nhân khẩu chi 4.082.200 đ cho giáo dục, trong đó 1.474.500đ cho giáo dục tiểu học. Chi cho giáo dục nói chung ở thành thị gấp 2,1 lần so với nông thôn, đối với bậc tiểu học gấp 2,7 lần so với nông thôn. Chi cho giáo dục tiểu học chiếm 6,1% so với tổng thu nhập của các hộ gia đình. Chỉ số này ở thành thị là 7,6% và nông thôn là 5,3% (thành thị cao hơn nông thôn 1,4%).

Bảng 13. Tỷ lệ chi giáo dục trong tổng thu nhập bình quân nhân khẩu năm 2012 (% trong tổng thu nhập)

Chung Thành thị Nông thôn So sánh thành thị/nông thôn Chi GD 4082.2 6352.4 3090.6 2.1 Chi GD tiểu học 1474.5 2709.4 995.9 2.7

% chi GD so với thu nhập 17.0% 17.7% 16.3% 1.1 % chi GD tiểu học so với thu nhập 6.1% 7.6% 5.3% 1.4

Nguồn: Tổng cục thống kê, 2012, Khảo sát mức sống dân cư 2012

Chi phí đi học của trẻ em vùng khó khăn/gia đình nghèo

Có thể chia trẻ em theo 5 nhóm mức thu nhập bình quân đầu người của Tổng cục Thống kê: Nhóm 1: Nhóm có thu nhập thấp nhất (nhóm nghèo nhất); Nhóm 2: Nhóm có thu nhập dưới trung bình; Nhóm 3: Nhóm có thu nhập trung bình; Nhóm 4: Nhóm có thu nhập khá; Nhóm 5: Nhóm có thu nhập cao nhất (nhóm giầu nhất). Với cách chia này, có thể xác định trẻ em thuộc nhóm 1 và nhóm 2, tức các nhóm gia đình có thu nhập thấp nhất và nhóm có thu nhập dưới trung bình là trẻ em thuộc nhóm nghèo.

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo thực hiện Chiến lược toàn diện về tăng cường và xóa đói giảm nghèo năm 2003 cho thấy tỷ lệ nghèo theo Chuẩn quốc gia giữa các vùng trong cả nước có sự phân biệt đáng kể. Tỷ lệ nghèo chiếm tỷ lệ cao tập trung ở các vùng miền núi như Đông Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên, Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung. Sự chênh lệch giữa vùng cao nhất và thấp nhất tới gần 3 lần, Tây Bắc (18,7%) so với Đông Nam Bộ (6,3%). Trẻ em ở các vùng này cũng đang hứng chịu những nỗi khổ của sự nghèo đói.

Theo điều tra năm 2003, tỷ lệ trẻ em nghèo dưới 18 tuổi chiếm 34,4%. Nông thôn chiếm 41,7%; thành thị 9,5%. Có sự biến động lớn giữa các vùng miền: Đông Nam Bộ 15%; Tây Bắc tới 72,2%. Chính sự chênh lệch về giầu nghèo này đã ảnh hưởng tới điều kiện để trẻ em tiếp cận với giáo dục.

Như vậy, những vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao cũng đồng nghĩa với tỷ lệ trẻ em nghèo cao. Đây cũng là những vùng tập trung đông số trẻ em chưa bao giờ được đến trường, Tây Nguyên là vùng trẻ em thất học cao nhất (34,36%), tiếp theo là Tây Bắc (32,91%).

Chi phí cho giáo dục của nhóm 1 và nhóm 2 là nhóm nghèo (thu nhập quá thấp và dưới trung bình) so với nhóm 4 và 5 có sự chênh lệch lớn. Độ chênh lệch giữa nhóm 1 và nhóm 5 là 6 lần, đặc biệt chi cho việc học thêm độ chênh lệch lên tới 15 lần.

- Số trẻ em đi học ít và phần lớn học ở bậc tiểu học (nhiều trẻ em thất học thuộc về nhóm này);

- Chi phí cho đồng phục, học phí, học thêm và các khoản chi khác rất thấp; - Nhóm 1 phần lớn tập trung ở các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long là những vùng phát triển chưa cao.

Như vậy, nghèo đã làm cho trẻ em không có tiền để đóng góp, nhiều trẻ em muốn học nhưng không thể đi học được, chưa nói đến muốn biết nhiều nhưng không có điều kiện để học thêm, mua sắm tài liệu, dụng cụ học tập. Nhiều trẻ em muốn vươn lên nhưng không khắc phục được.

Theo điều tra mức sống dân cư 2012, chi phí cho giáo dục bình quân của các nhóm thu nhập rất khác nhau.

Mặc dù chi cho 1 HS ở thành thị cao hơn nông thôn, vùng đồng bằng cao hơn miền núi, vùng khó khăn, tuy nhiên qua điều tra mức sống dân cư, tỷ trọng chi giáo dục, đào tạo trong chi tiêu cho đời sống của hộ gia đình có sự

chênh lệch cao giữa các nhóm thu nhập, nhóm 1 (nghèo nhất) có tỷ lệ chi so với thu nhập thấp hơn nhóm 5 (thu nhập cao nhất) gần như ở tất cả các vùng.

Bảng 14. Tỷ trọng chi giáo dục, đào tạo trong chi tiêu cho đời sống của hộ gia đình năm 2012 (% trong tổng thu nhập)

Chung Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Đồng bằng sông Hồng 4.5 4.7 5.6 5.2 3.1 4.3 Đông Bắc 3.3 1.8 3.1 3.2 3.8 3.3 Tây Bắc 2.6 1.5 1.6 2.8 2.6 2.9 Bắc Trung bộ 5.4 3.4 5.6 7.3 4.6 5.3

Duyên hải nam trung bộ 4.3 3.3 4.5 4.6 4.7 4.2

Tây Nguyên 4.5 2.6 4.9 5.3 4.8 4.1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đông Nam bộ 5.1 4.4 5.1 5.1 3.7 6.2

Đồng bằng sông Cửu Long 2.8 2.9 2.4 2.9 3.2 2.7

Nguồn: Tổng cục thống kê, 2012, Khảo sát mức sống dân cư 2012

Hình 10. Tỷ trọng chi giáo dục, đào tạo trong chi tiêu cho đời sống của hộ gia đình năm 2012 (% trong tổng thu nhập)

Khảo sát tất cả các tỉnh cho thấy học sinh tiểu học không phải đóng học phí. Tuy nhiên gia đình phải chi nhiều khoản cho học sinh đi học và điều này được địa phương quy định1.

1 Sở GD&ĐT Hà Nội quy định ba khoản thu từ gia đình đối với HS tiểu học như sau: 1); tiền chăm sóc bán trú (không quá 150.000 đồng/HS/tháng); tiền trang thiết bị phục vụ bán trú:không quá 100.000 đồng/HS/năm; 2) Thu học 2 buổi/ngày không quá 100.000 đồng/HS/tháng; 3) Thu nước uống tinh khiết cho HS với mức thu không quá 12.000 đồng/HS/tháng.

Khảo sát tại Lào Cai, Gia Lai, Đak Lak, Kiên Giang cho thấy các gia đình hộ nghèo gần như không chi các khoản tiền cho đi học của con cái ở tiểu học, một số gia đình không phải nhóm nghèo nhất có đóng góp ở mức từ 100.000đ - 300.000đ/1 năm học.

Các khoản đóng góp của cha mẹ học sinh cho nhà trường khu vực thành phố

Khảo sát tại Tp. Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh cho thấy mức chi của gia đình cao hơn nhiều so với khu mực miền núi. Khảo sát một số trường tiểu học công lập nội thành Hà Nội, các khoản thu hộ, chi hộ thu từ gia đình bình quân/1 học sinh khoảng 750.000đ đến 1 triệu đ/HS/năm. Như vậy, nếu dựa vào số liệu khảo sát từ nhà trường và địa phương, tổng chi phí đơn vị thường xuyên từ Nhà nước và gia đình ở Hà Nội vẫn thấp hơn so với các tỉnh khó khăn.

Tuy nhiên khi khảo sát một số cha mẹ học sinh ở Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, khoản chi này cao hơn rất nhiều. Một số gia đình cho biết họ chi cho con đi học Tiếng Anh là từ 5 - 15 triệu/1 năm; thể thao, năng khiếu (sinh hoạt CLB tại nhà trường) là từ 2 - 3,2 triệu/1HS/1 năm. Như vậy chỉ tính 2 khoản chi này, chi từ gia đình cho 1 học sinh ở thành phố sẽ khoảng từ 7 – 18 triệu đ/1HS/năm, cộng cả chi các khoản thỏa thuận (theo quy định của UBND thành phố) và ngân sách Nhà nước cấp, chi phí đơn vị/1 học sinh tiểu học ở thành phố sẽ dao động từ 12 – 22 triệu đ/1HS/năm. Đối với các trường tư “có tiếng” như trường Nguyễn Siêu (Hà Nội), mức học phí bình quân là 60 triệu/1HS; một số trường quốc tế có mức học phí dao động từ 100 triệu đ/HS đến 200 triệu đ/1 HS/năm. Trường Hà Nội Academy có mức học phí là 600USD/1 HS/1 tháng, nếu tính 9 tháng học thì chỉ riêng học phí sẽ là 5.400USD (tính theo tỷ giá hiện nay 1USD=21.000đ thì học phí cho 1 học sinh 1 năm học sẽ là 113,4 triệu đồng. Nếu tính tổng chi phí cho 1 học sinh đi học: đồng phục, phương tiện đi lại, đi tham quan dã ngoại,… thì mức chi lên tới 200 triệu/1HS/năm). Rõ ràng có khoảng cách rất xa giữa chi cho học sinh tiểu học ở các nhóm thu nhập và điều này cho thấy với mức thu nhập giáo viên cao gấp nhiều lần so với trường khó khăn, đầu tư CSVC trường học tốt hơn, kết quả giáo dục tiểu học có một khoảng cách không nhỏ giữa vùng thành thị và nông thôn, giữa nhóm thu nhập thấp và thu nhập cao và đây là vấn đề của công bằng trong giáo dục tiểu học.

Khảo sát tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh cho thấy ở các thành phố quy định rõ về các khoản thu thỏa thuận giữa nhà trường với cha mẹ học sinh. Tp. Hà Nội quy định rõ mức thu, Tp. HCM không quy định cụ thể mà chỉ nêu các khoản được thu thỏa thuận. Ở các tỉnh miền núi, khó khăn, các trường chỉ có nguồn thu duy nhất từ NSNN cấp.

Khung 3. THU, SỬ DỤNG HỌC PHÍ VÀ THU KHÁC CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÔNG LẬP Tp. HỒ CHÍ MINH TỪ NĂM HỌC 2013 – 2014 ĐẾN NĂM HỌC 2014 – 2015

Thu theo thỏa thuận:

Đối với những khoản đóng góp được thỏa thuận giữa nhà trường và cha mẹ học sinh để thực hiện một số nhiệm vụ thay cha mẹ học sinh trong công tác nuôi, dạy học sinh như: - Tiền tổ chức dạy học 2 buổi/ngày (áp dụng đối với các đơn vị trường học thực hiện chế độ dạy học 2 buổi/ngày).

- Tiền tổ chức các lớp học ngoại ngữ, tin học, năng khiếu, tự chọn. - Tiền tổ chức học nghề THCS.

- Tiền tổ chức phục vụ bán trú. - Tiền vệ sinh bán trú.

- Thiết bị, vật dụng phục vụ học sinh bán trú. - Tiền ăn, tiền nước uống.

Yêu cầu nhà trường phải thỏa thuận với phụ huynh học sinh về chủ trương, công khai mức thu, nội dung chi, đảm bảo nguyên tắc thu đủ bù chi.

NguỒn: LIÊN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - SỞ TÀI CHÍNH Tp Hồ Chí Minh Số: 2949/HDLS/GDĐT-TC Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 5 tháng 9 năm 2013

Khung 4. QUY ĐỊNH VỀ MỘT SỐ KHOẢN THU, CHI KHÁC TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC TIỂU HỌC CÔNG LẬP HÀ NỘI

Thu, chi phục vụ bán trú

1. Nội dung thu, mức thu:

a) Tiền ăn: Thỏa thuận với cha mẹ học sinh.

b) Chăm sóc bán trú: Không quá 150.000 đồng/học sinh/tháng. c) Trang thiết bị phục vụ bán trú:

- Học sinh: Không quá 100.000 đồng/học sinh/năm học. 2. Nội dung chi:

a) Tiền ăn: Chi bữa ăn chính và bữa ăn phụ (nếu có) theo thỏa thuận.

b) Chăm sóc bán trú: Bồi dưỡng người trực tiếp chăm sóc, cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ công tác bán trú.

c) Trang thiết bị phục vụ bán trú: Trang bị cơ sở vật chất cho bán trú (giường, chiếu, chăn, khăn mặt, bát, đĩa, cốc, xoong, nồi, bếp gas,...)

1. Mức thu: Không quá 100.000 đồng/học sinh/tháng.

2. Nội dung chi: Chi bồi dưỡng giáo viên trực tiếp tham gia dạy 2 buổi/ngày, bồi dưỡng cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ và phúc lợi tập thể, mua sắm văn phòng phẩm, đồ dùng dạy học, điện, nước, vệ sinh, tăng cường cơ sở vật chất và các nội dung chi khác phục vụ hoạt động học 2 buổi/ngày. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thu, chi nước uống học sinh

1. Mức thu: Không quá 12.000 đồng/học sinh/tháng.

2. Nội dung chi: Chi mua nước uống tinh khiết phục vụ học sinh.

Thu chi khoản đóng góp tự nguyện để sửa chữa nhỏ hoặc mua sắm trang thiết bị của nhà trường

1. Nguyên tắc thu:

Trong trường hợp ngân sách nhà nước và khoản thu học phí chưa đáp ứng được hết các nhu cầu sửa chữa nhỏ, mua sắm trang thiết bị, các trường được huy động đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân và phụ huynh học sinh theo nguyên tắc không ép buộc hay bình quân hóa mức đóng góp đối với phụ huynh học sinh. Bên đóng góp không được gắn bất kỳ điều kiện ràng buộc nào về đặc quyền, đặc lợi trong việc thụ hưởng dịch vụ giáo dục hoặc quyền khai thác lợi ích kinh tế phát sinh từ tài sản, kinh phí đã đóng góp cho nhà trường.

Các khoản thu về quần áo đồng phục, quần áo thể dục thể thao, phù hiệu

Phụ huynh học sinh và Ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức việc may hoặc mua đồng phục theo đúng quy định của Thông tư số 26/2009/TT-BGDĐT ngày 30/9/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định khác

Nguồn: UBND Tp HÀ NỘI, Quyết định số: 51/2013/QĐ-UBND ngày 22 tháng 11 năm 2013 ban hành quy định về thu, sử dụng các khoản thu khác trong cơ sở giáo dục công lập của Tp Hà Nội (Trừ các cơ sở GD công lập chất lượng cao)

Chi phí giáo dục tiểu học tạo áp lực lớn cho gia đình

Hiện nay, nhiều bậc phụ huynh ở thành phố chi tiêu cho đi học của con em nhiều hơn số tiền lương và thậm chí vay mượn để chi trả tiền học cho con, thậm chí cắt giảm nhiều khoản chi phí trong gia đình để chi cho con đi học. Cha mẹ học sinh ở khu vực thành thị hiện nay quan tâm nhiều đến các hoạt động năng khiếu, thể thao, nghệ thuật, tiếng Anh cho con em mình.

Khung 5. Trường hợp nghiên cứu: Áp lực chi phí cho các gia đình có con học tiểu học ở cả thành phố và tỉnh miền núi

Phỏng vấn bà N.T. Bình có con đang học lớp 5 trường tiểu học L V T. thị xã Lào Cai

1. Các khoản đóng cho trường 2384000 Tiền khuyến học: 108000 Tiền điện 41000 Bảo vệ 78000 nước 19000 photo 18000 đồng phục 8000

học thêm 2 buổi/ngày (8.400đ/1 buổix20 buổi/tháng x 9 tháng 1512000

Tiền Ban đại diện Cha mẹ học sinh 600000

2. Sách giáo khoa, dụng cụ, sách tham khảo 1000000

3. Học năng khiếu, học thêm (30.000đ/1 buổi x 16 buổi x 4 tháng 1920000

Phỏng vấn bà H, mẹ M, học sinh lớp 5 trường tiểu học K (nội thành Hà Nội),

bà H cho biết: năm học 2013-2014, gia đình chi khoảng gần 40 triệu đồng cho việc học cho chú bé M, bao gồm:

- Các khoản đóng cho trường cả năm: 2.400.000đ

- Tiền mua sách giáo khoa, văn phòng phẩm: 1.000.000đ

- Tiền đồng phục 1.000.000đ

- Tiền học thêm (toán,Tiếng Việt) 15.000.000đ

- Học Tiếng Anh (Trung tâm Laguagelink) 15.000.000đ

- Học năng khiếu (Bóng rổ) 3.200.000đ Điều này không chỉ xảy ra ở gia đình chú bé H. Hiện nay, nhiều bậc phụ huynh thành phố chi tiêu nhiều hơn số tiền lương của họ, để có thể chi trả cho con đi học, họ phải làm thêm ngoài công việc cơ quan.

Nguồn: Phỏng vấn của nhóm nghiên cứu trong khảo sát tại Lào Cai và Hà Nội

Khung 6. Lịch học gần như khép kín của các học sinh tiểu học thành phố

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính toán chi phí đơn vị trong giáo dục tiểu học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục (Trang 64 - 72)