Phân tích tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến năm 2020

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính toán chi phí đơn vị trong giáo dục tiểu học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục (Trang 91 - 94)

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 nêu rõ Mục tiêu tổng quát: “Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau”.

Mục tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế: “Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 7 - 8%/năm. GDP năm 2020 theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010; GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 USD”.

Bảng 30. Đầu tư của Nhà nước và của người dân cho giáo dục và đào tạo giai đoạn 2000-2008

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2000 2002 2004 2006 2008

GDP 441.646 535.762 715.307 973.791

Chi NSNN cho giáo dục 18.386 22.601 34.872 54.798 81.19

Tỷ trọng trong GDP (%) 4.2 4.2 4.9 5.6 5.9

Chi của người dân cho giáo dục 7.315 10.602 14.555 18.388

Tỷ trọng trong GDP (%) 1.7 2.0 2.0 1.9

Chi của Nhà nước và người dân

cho giáo dục 25.701 33.203 49.727 73.186

Tỷ trọng trong GDP (%) 5.8 6.2 6.9 7.5

Tỷ trọng chi của dân/tổng chi cho

giáo dục (%) 28.4 31.9 29.2 24.9

Nguồn: - Niên giám thống kê 2006;

- Kết quả điều tra Mức sống hộ gia đình các năm 2002, 2004, 2006 chi cho đồng phục, sách giáo khoa, dụng cụ học tập, học them, học trái tuyến

Theo nghiên cứu “Bức tranh kinh tế vĩ mô Việt Nam: xu hướng phát triển và tác động” do McKinsey & Company thực hiện, với tốc độ

tăng trưởng lực lượng lao động trung bình từ 2,8% hiện nay xuống còn 0,6% đến năm 2020, dự kiến GDP của Việt Nam chỉ đạt được 4,6%/năm, thấp hơn nhiều so với mục tiêu 7%.

Theo GS. Trần Thọ Đạt, Trường Đại học Kinh tế quốc dân tại Hội thảo "Nhìn lại chặng đường phát triển kinh tế-xã hội 2011-2015 và những điều chỉnh chiến lược", nền kinh tế Việt Nam đang trải qua giai đoạn tăng trưởng chậm dài nhất từ khi đổi mới. Ước tính giai đoạn 2011-2015, tăng trưởng chỉ đạt dưới 6%, thấp hơn 1,5 điểm phần trăm so với kế hoạch. Thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam hiện nay là 1.800 USD, giả định đến năm tới thu nhập này tăng lên 4000 USD thì Việt Nam vẫn nằm trong ranh giới các nước có thu nhập trung bình thấp.

Tính toán chi phí đơn vị cho giáo dục tiểu học đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục các vùng, miền:

Nhu cầu học tập của giáo dục tiểu học

Nhu cầu học tập của giáo dục tiểu học gồm nhu cầu xã hội và nhu cầu cá nhân. Một mặt, giáo dục tiểu học phải đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài quốc gia, mặt khác phải đáp ứng các nhu cầu hết sức phong phú, đa dạng của gia đình và cá nhân học sinh.

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (Nghị quyết số 29-NQ-TW) với mục tiêu: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả”.

Phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, hướng đến phát triển các năng lực chung mà học sinh cần có trong cuộc sống, đồng thời phát triển các năng lực chuyên biệt liên quan đến từng cá nhân. Tạo điều kiện để học sinh phát triển hài hòa cả thể chất và tinh thần. Học sinh được giáo dục toàn diện đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, các kỹ năng cơ bản, được rèn luyện, phát triển các phẩm chất, năng lực cần thiết để tiếp tục học tập, có khả năng học tập suốt đời. Nghị quyết 29-NQ-TW cũng nêu rõ: “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh.

Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”.

Xu hướng ứng dụng Công nghệ thông tin trong giáo dục: Trường học sử dụng giải pháp Bài giảng số Digital Class

Giải pháp Bài giảng số Digital Class (viết tắt là DigiClass) là một giải pháp sử dụng nội dung số kết hợp với giáo trình và chứng chỉ quốc tế. Giải pháp này áp dụng mô hình lớp học thông minh - một mô hình kết hợp giữa công nghệ và sư phạm đang rất thịnh hành trên thế giới.

Nội dung giảng dạy được số hóa 100% với các bài giảng bằng hình ảnh, phim, kỹ thuật đồ họa 2D, 3D, âm thanh kỹ thuật số sinh động, đặc biệt thu hút với học sinh. Những chương trình Quốc tế hiện đang được áp dụng có rất nhiều ưu điểm nhưng lại chỉ phù hợp cho một số đối tượng học sinh mà gia đình có thu nhập cao và bản thân học sinh đó phải giỏi tiếng Anh từ nhỏ.

Giải pháp DigiClass cũng giống với các chương trình giáo dục Quốc tế hiện nay ở chỗ cả hai cùng là các giải pháp dạy ba môn Toán, Khoa học và Anh ngữ bằng tiếng Anh nhưng DigiClass có nhiều ưu điểm vượt trội hơn. Giải pháp được đánh giá là ưu thế này được thiết kế cho học sinh ở các nước mà tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ với kiến thức cơ bản tiếng Anh dễ hiểu, dễ nhớ, tập trung vào khả năng giao tiếp, xây dựng từ vựng trong môi trường sống thực tế.

DigiClass còn sử dụng hệ thống lớp học thông minh với toàn bộ nội dung giảng dạy được số hóa với các hình ảnh đồ họa, âm thanh, hoạt hình, 3D sinh động, có khả năng tương tác và kích thích tư duy sáng tạo của các em, giúp các em hiểu và nhớ bài học lâu hơn. Chi phí cho giải pháp trên khá thấp do được tập đoàn giáo dục hàng đầu thế giới Pearson cung cấp, được ISMART Education (thành viên của EQuest Group) triển khai tại Việt Nam.Trường học đầu tư vào các thiết bị số. Mỗi trường cần đầu tư hàng trăm triệu đồng để mua bản quyền và lắp đặt phòng học số DigiClass. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính toán chi phí đơn vị trong giáo dục tiểu học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục (Trang 91 - 94)