Tỷ lệ đi học
Tỷ lệ đi học ở tất cả các nhóm dân số như vậy đều tăng lên trong giai đoạn 2008 - 2012. Theo xu hướng chung của giai đoạn này, tỷ lệ đi học tiểu học đã tăng đáng kể, từ 89,3% năm 2006 lên 92,4% năm 2012. Tốc độ tăng tỷ lệ đi học tiểu học đúng tuổi của nông thôn cao hơn thành thị và đến năm 2012 tỷ lệ này ở khu vực nông thôn xấp xỉ khu vực thành thị. Gần như không có sự khác biệt giữa nam và nữ ở tỷ lệ này.
Nhìn chung, tỷ lệ đi học của tất cả các nhóm đều tăng cao. Nhưng nếu so sánh giữa các nhóm, học sinh ở khu vực thành thị, thuộc nhóm thu nhập phía trên, thuộc nhóm dân tộc chiếm đa số và vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải thường có tỷ lệ đi học cao hơn những nhóm học sinh vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long.
2006 2008 2010 2012 Cả nước 89,3 88,3 91,9 92,4 Thành thị/Nông thôn Thành thị 89,7 89,2 92,8 92,6 Nông thôn 89,1 88,1 91,6 92,4 8 vùng Đồng bằng sông Hồng 90,4 91,3 93,3 94,5 Đông Bắc 89,2 89,7 91,5 92,4 Tây Bắc 82,9 81,4 88,5 90,2 Bắc Trung bộ 91,8 89,3 91,4 92,1
Duyên hải nam trung bộ 89,6 87,9 92,5 93,4
Tây Nguyên 87,5 85,6 90,1 91,9
Đông Nam bộ 89,1 88,5 92,6 92,4
Đồng bằng sông Cửu Long 88,4 86,7 91,7 91,0
Giới tính
Nam 89,3 88,7 92,3 92,2
Nữ 89,2 87,9 91,5 92,7
Nguồn: Tổng cục thống kê, 2012, Khảo sát mức sống dân cư Việt nam 2012
Hình 11. Xu hướng tăng tỷ lệ đi học đúng tuổi tiểu học giai đoạn 2006-2012
Khu vực nông thôn thuộc nhóm dân tộc chiếm đa số và vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải thường có chi phí đơn vị cho GD tiểu học cao hơn vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long. Đồng bằng sông Hồng cao nhất, năm 2012, chi phí GD tiểu học/1HS là 2.535.200đ/1HS; tiếp theo là vùng Đông Nam bộ: 2.463.100đ/1HS. Chi bình quân/HS thấp nhất ở vùng Đông Bắc và Tây Bắc. Mặc dù đã tăng gấp đôi trong 5 năm 2008-2012, song chi phí GDTH/1HS ở vùng này chỉ là 696.000đ/1HS trong
năm 2012. Mức thấp tiếp theo là Đồng bằng sông Cửu Long: 848.700đ/1HS; Tây Nguyên và Bắc Trung bộ là 1.132.000đ/1HS.
Kết quả điều tra 30.000 hộ trong Cuộc điều tra mức sống hộ gia đình năm 2002 của Tổng cục Thống kê cho thấy tỷ lệ trẻ em chia theo bằng cấp cao nhất đạt được và mức sống theo 5 nhóm chi tiêu càng cao thì tỷ lệ trẻ em mù chữ (chưa bao giờ đến trường) càng giảm và tỷ lệ trẻ em được tiếp tục học lên các lớp của trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông đều tăng. Như vậy, sự đói nghèo là trở lực lớn khiến trẻ em ít được tiếp cận với giáo dục.
Ở vùng khó khăn, nhiều học sinh nghèo đã nỗ lực vượt qua khó khăn đạt thành tích cao trong học tập. Tuy nhiên tình trạng học thêm đang phổ biến ở vùng thành thị với nhiều hình thức, cách dạy, cách học. Học thêm là hiện tượng gây bất bình đẳng đối với việc tiếp cận giáo dục của trẻ em đặc biệt là trẻ em con gia đình nghèo. Như vậy, nghèo đói đã làm cho trẻ em không có tiền để đóng góp, nhiều trẻ em muốn học nhưng không thể đi học được, chưa nói đến muốn biết nhiều nhưng không có điều kiện để học thêm, mua sắm tài liệu, dụng cụ học tập.
Chỉ số phát triển con người (HDI)
Chỉ số phát triển con người (HDI) được tính toán dựa trên các chỉ số về tuổi thọ, giáo dục (số năm học trung bình và số năm học mong đợi) và thu nhập bình quân đầu người (GNI) tính theo sức mua tương đương (PPP).
Chỉ số HDI của Việt Nam năm 2011: Tuổi thọ (0,870) có đóng góp rất lớn, cao hơn hẳn so với chỉ báo về giáo dục (0,503) và thu nhập (0,478).
Mặc dù điểm HDI của Việt Nam tăng hàng năm, song tính từ năm 2006 đến 2011, xét về thứ hạng, Việt Nam chỉ tăng có 1 bậc. Theo đó chỉ số tăng trưởng HDI giai đoạn 1990-2011 và 2000-2011 so với giai đoạn 1980-2011 lần lượt là 1,5 và 1,06%.
Hình 12. HDI của Việt Nam, 1990-2011
Nguồn:UNDP, Human Development Report 2011.
Bảng 27. So sánh quốc tế về các chỉ số phát triển giáo dục cho mọi người
Chỉ số Chỉ số phát triển giáo dục (EDI) Tỷ lệ phổ cập giáo dục tiểu Tỷ lệ biết chữ của người lớn Mức độ cân bằng Tỷ lệ học sinh theo học Điểm số Xếp thứ/129 Hàn Quốc 0.993 5 99.6 99.1 0.994 99.1 Pháp 0.991 9 99.3 89.7 0.995 99.0 Malaixia 0.945 56 95.4 90.4 0.938 98.4 Inđônêxia 0.935 62 98.3 90.4 0.959 89.5 Việt Nam 0.899 79 87.8 90.3 0.945 86.8 Philippin 0.893 82 94.4 92.6 0.955 74.9 Ấn Độ 0.797 105 94.6 64.1 0.881 78.9 Campuchia 0.807 103 98.9 73.6 0.871 63.1 Lào 0.750 108 83.6 71.4 0.820 63.0
Nguồn: Báo cáo giám sát toàn cầu Giáo dục cho mọi người 2008. UNESCO. 12/ 2007
Các điều kiện phát triển giáo dục tiểu học: giáo viên, CSVC
Số trường tiểu học tăng nhanh trong thời gian gần đây. Giai đoạn 2006- 2010 hơn 500 trường, từ 14.688 trường năm 2006 lên 15.242 trường năm 2011. Tỷ lệ học sinh tiểu học/lớp ở mức khá lý tưởng: 25,8 HS/lớp, tỷ lệ HS/GV khá thấp: 19,4 HS/GV. Tuy nhiên tỷ lệ GV/lớp chưa đảm bảo cho học 2 buổi ngày (1,3 GV/lớp so với định mức 1,5 GV/lớp). Điều này cho thấy cần sắp xếp lại quy mô lớp, tăng số HS/lớp để có đủ giáo viên dạy 2 buổi/ngày.
Bảng 28. Xu hướng trường, lớp, giáo viên tiểu học giai đoạn 2007-2010 TT Chỉ tiêu 2005-06 2006-07 2007-08 2008-09 2009-2010 2010-11 1 Số trường 14,688 14,839 14.939 15051 15172 15242 Trong đó: Ngoài công lập 87 90 95 94 92 94 2 Số lớp 276,624 270,143 266,400 265,058 268,039 Trong đó: Ngoài công lập 1182 1352 1447 1606 1980 3 Số giáo viên 353608 344521 344853 347840 347840 359039 Tỷ lệ giáo viên đào
tạo đạt chuẩn trở lên 95.86 97.04 97.37 98.58 99.09 99.46 Tỷ lệ giáo viên có trình độ trên chuẩn 24.58 35.08 43.25 54.23 4 Tỷ lệ HS/lớp 26.5 26.1 25.8 25.4 25.8 5 Tỷ lệ HS/GV 20.7 20.4 19.9 19.4 19.9 19.6 6 Tỷ lệ GV/lớp 1.3 1.3 1.3 1.3 1.3
Khảo sát tại các tỉnh cho thấy:
Về điều kiện CSVC, về mặt số lượng phòng học, có vẻ như các tỉnh miền núi có điều kiện về phòng học tốt hơn ở thành phố: Tỷ lệ học sinh/phòng học của Tp. Hồ Chí Minh lên tới 47,1 HS/phòng; Hà Nội là 34; Gia Lai là 32,7 và Phú Thọ là 22,7 HS/phòng học, thấp nhất là Hòa Bình: 19,2 HS/1 phòng học. Ở tất cả các tỉnh khảo sát đều có số lớp/phòng học ít nhất là 1, ở Gia lai là 1,2 lớp/phòng học.
Về đội ngũ GV, không có sự khác biệt về chất lượng đội ngũ giáo viên nếu tính theo tỷ lệ GV đạt chuẩn đào tạo. Tuy nhiên có sự khác biệt khá rõ nét về tỷ lệ HS/GV. Tỷ lệ này cao nhất ở Tp. Hồ Chí Minh là 31,9 HS/GV; ở Hà Nội là 23 và Gia Lai là 21,7; Phú Thọ là 16,3 HS/GV và Hòa Bình là 12,1 HS/GV. Nhìn chung, tỷ lệ HS/GV khá lý tưởng để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện dạy học phân hóa theo xu hướng đổi mới giáo dục hiện nay.
Ở một số tỉnh như Phú Thọ và Hòa Bình, vấn đề hiệu quả của chi tiêu cho giáo dục ở khu vực miền núi cần phải được xem xét kỹ lưỡng hơn với tỷ lệ HS/GV và HS/lớp và tỷ lệ HS/phòng học ở mức rất thấp. Có thể lý giải điều này do địa hình ở vùng khó khăn không thể tổ chức học tập trung, tuy nhiên để đảm bảo tính hiệu quả cần phải tính toán số giáo viên/lớp học dư thừa, giảm tỷ lệ chi thanh toán cá nhân trong chi thường xuyên để tăng chi
cho hoạt động chuyên môn, duy tu bảo dưỡng CSVC hoặc tạm xây mới phòng học để đầu tư thiết bị dạy học.
Bảng 29. Các điều kiện phát triển giáo dục tiểu học: giáo viên, CSVC ở Tp Hồ Chí Minh và Hòa Bình
TT Nội dung Đơn vị tính Tp. Hồ Chí Minh Hòa Bình 2011-12 2012- 2013 2013- 2014 2011- 12 2012- 2013 2013- 2014 1 Số học sinh tiểu học HS 504.429 523.945 538.133 61.094 63.877 63.689 2 Số lớp Lớp 13.334 14.161 13.743 3.099 3.190 3.177 3 Số giáo viên Người 15.791 26.700 28.503 5.045 5.104 5.083
4 Số HS/GV 31,9 20,0 19,0 12,1 12,5 12,5
5 Số phòng học Phòng 10.706 11.331 13.343,00 3.173 3.170 3.170 6 Số HS/Phòng học 47,1 46,2 40,3 19,3 20,2 20,1
7 Số lớp/phòng học 1,0 1,2 1,0 1,0 1,0 1,0
Nguồn: Kết quả tính toán của nhóm nghiên cứu dựa trên báo cáo của các Sở GD&ĐT
Kết quả học tập của học sinh
Khảo sát của đề tài tập trung vào chi phí giáo dục và chưa thấy rõ mối liên hệ giữa chi phí và kết quả giáo dục học sinh ở các địa bàn khảo sát. Tuy nhiên theo kết quả khảo sát Pasec1 lần thứ 10 thì kết quả của Việt Nam khá tốt. Học sinh Việt Nam đã được cả Pisa và Pasec đánh giá là có trình độ khá cao nhưng vẫn đang gặp khó khăn trong việc giải quyết vấn đề gắn với thực tiễn, chưa đánh giá giáo dục toàn diện học sinh.
Theo đó, khảo sát đánh giá kết quả học tập của học sinh lớp 2 và lớp 5 trong lĩnh vực Toán và tiếng Việt vào đầu và cuối năm học, đồng thời thu thập những thông tin về những nhân tố tác động đến kết quả học tập của học sinh. Quá trình tham gia khảo sát gồm đầu vào và đầu ra trong khoảng thời gian từ tháng 12/2011 đến tháng 5/2012 với những đối tượng là học sinh lớp 2, lớp 5; các giáo viên dạy lớp 2, lớp 5; các hiệu trưởng các trường tiểu học của 180 trường tiểu học trên toàn quốc (gồm cả thành thị và nông thôn).
1 Chương trình Pasec: Được thành lập từ năm 1991, chương trình phân tích các hệ thống giáo dục của Confemen (Pasec) nhằm tới cung cấp thông tin về sự phát triển của các hệ thống giáo dục và các chính sách giáo dục kèm theo đó. Trong 2 thập kỷ qua, đã có 35 cuộc đánh giá quốc gia được tiến hành ở gần 20 nước tại châu Phi, châu Á và Trung Đông. Đây là chương trình phân tích các hệ thống giáo dục của Confemen (Hội nghị các Bộ
Kết quả được công bố theo 4 tiêu chí:
- Tiến bộ của học sinh trong một năm học;
- Kiến thức và kỹ năng của học sinh;
- Các yếu tố của chất lượng giáo dục tiểu học;
- Các kết quả khác.
Về các yếu tố của chất lượng giáo dục tiểu học, (gồm: giới tính, điều kiện kinh tế của gia đình học sinh, vai trò giáo viên, trang bị phòng học, vai trò hiệu trưởng, địa điểm trường) kết quả Pasec 10 cho thấy:
Giới tính:
Những học sinh nữ có năng lực cao hơn học sinh nam ở cả lớp 2 và lớp 5 trong cả 2 môn.
Thu nhập của gia đình
Những em học sinh có xuất thân từ gia đình khá giả nhất có thành tích học tập cao hơn các em học sinh xuất thân từ gia đình nghèo nhất ở cả lớp 2 và lớp 5.
Những học sinh lớp 2 làm các công việc ngoài học tập ở nhà có thành tích cao hơn trong môn tiếng Việt.
Trình độ đào tạo và thâm niên của giáo viên
Việc đào tạo giáo viên có liên quan tích cực đến việc tiếp thu của học sinh ở lớp 2 và lớp 5 trong cả hai môn tiếng Việt và Toán. Cụ thể, ở lớp 2, những học sinh được học giáo viên có bằng cử nhân có thành tích cao hơn những học sinh mà giáo viên không có bằng cử nhân. Ở lớp 5, trong cả hai môn học, học sinh của giáo viên có thâm niên thấp có kết quả học tập cao hơn học sinh của giáo viên có thâm niên cao.
Thâm niên công tác của hiệu trưởng
Thâm niên công tác của hiệu trưởng chỉ tác động tích cực đối với học sinh lớp 2 trong môn tiếng Việt. Những học sinh có hiệu trưởng là nữ có thành tích tốt hơn các bạn khác trong môn tiếng Việt ở lớp 2 và trong cả hai môn ở lớp 5.
Cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy học
Học sinh được học trong các trường được trang bị tốt nhất có thành tích học tập tốt hơn các bạn khác trong hai môn học cả ở lớp 2 và lớp 5. Kết quả khảo sát cũng cho thấy: có 6% học sinh học tại các trường không có phòng vệ sinh hoặc nhà tiêu, có hơn 17% học sinh có hiệu trưởng không có phòng làm việc riêng, hơn 85% hiệu trưởng dành hơn nửa thời gian làm việc cho các công việc hành chính,...
CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN CHI PHÍ ĐƠN VỊ NHẰM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TIỂU HỌC
GIAI ĐOẠN 2015 - 2020