0
Tải bản đầy đủ (.doc) (142 trang)

xuất các giải pháp thực hiện

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN CHI PHÍ ĐƠN VỊ TRONG GIÁO DỤC TIỂU HỌC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC (Trang 104 -142 )

Giải pháp 1. Đầu tư phát triển giáo dục tiểu học theo yêu cầu đổi mới

chương trình, sách giáo khoa sau 2015

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 180 cha mẹ học sinh tiểu học và 252 CBQL, GV ở các tỉnh lựa chọn. Theo ý kiến khảo sát của CBQL, GV, cha mẹ học sinh, hầu hết các ý kiến cho rằng hiện nay thu nhập của giáo viên không đảm bảo để GV yên tâm chăm lo chất lượng chuyên môn, CSVC nhà trường không đáp ứng được các điều kiện dạy và học phục vụ đổi mới giáo dục.

Với câu hỏi: “ý kiến Ông/ Bà, hiện nay các điều kiện học tập học sinh tiểu học (nơi nhà trường đang công tác/ gia đình có con em theo học)?” kết quả cho thấy:

Nhiều ý kiến không đồng ý với Thu nhập của giáo viên đảm bảo đời sống cơ bản để GV yên tâm chăm lo chất lượng chuyên môn”, có 23% phân vân và 62% ý kiến không đồng ý, chỉ có 15% ý kiến đồng ý với nhận xét này. Có 45% đồng ý với “Các hoạt động nâng cao chất lượng GD của nhà trường phong phú, hướng vào dạy và học tích cực”; 30% phân vân và 25% không đồng ý.

Nhiều ý kiến hoài nghi về ‘‘Các khoản chi tiêu của nhà trường đảm bảo hiệu quả”: có 25% ý kiến đồng ý, 55% phân vân và 20% không đồng ý.

Chỉ có 20% đồng ý với ‘‘Trường đã khai thác tối đa hiệu suất lao động của GV, CSVC để nâng cao chất lượng dạy học”, 35% phân vân và 15% đồng ý với nhận xét này.

65% cho rằng ‘‘Các khoản chi tiêu của nhà trường đảm bảo công khai, minh bạch”, 25% phân vân và 10% không đồng ý.

Về cơ sở vật chất của nhà trường. Chỉ có 25% đồng ý với ‘‘Cơ sở vật chất của nhà trường khang trang, đảm bảo các điều kiện dạy và học”, 45% phân vân và 30% không đồng ý.

Nhiều ý kiến tán thành với ‘‘Các tổ chức xã hội, địa phương, cá nhân, … quan tâm ủng hộ nhà trường”; có 75% đồng ý và 25% không đồng ý với nhận xét này. Có 87% ý kiến đồng ý với ‘‘Gia đình luôn ủng hộ, đóng góp hỗ trợ các hoạt động giáo dục của trường” và 13% phân vân, không có ý kiến nào không đồng ý.

Bảng 40. Ý kiến của CBQL, GV, cha mẹ học sinh về các điều kiện học tập học sinh tiểu học (%)

Nội dung Đồng ý Phân

vân

Không đồng ý

1. Thu nhập của giáo viên đảm bảo đời sống cơ bản để GV

yên tâm chăm lo chất lượng chuyên môn 15 23 62 2. Các hoạt động nâng cao chất lượng GD của nhà trường

phong phú, hướng vào dạy và học tích cực 45 30 25 3. Các khoản chi tiêu của nhà trường đảm bảo hiệu quả 25 55 20 4. Trường đã khai thác tối đa hiệu suất lao động của GV,

CSVC để nâng cao chất lượng dạy học 20 35 5. Các khoản chi tiêu của nhà trường đảm bảo công khai,

minh bạch 65 25 10

6. Cơ sở vật chất của nhà trường khang trang, đảm bảo các

điều kiện dạy và học 25 45 30

Nội dung Đồng ý Phân vân

Không đồng ý

hộ nhà trường

8. Gia đình luôn ủng hộ, đóng góp hỗ trợ các hoạt động

giáo dục của trường 87 13

Cần tăng mức đầu tư cho giáo dục tiểu học để đảm bảo các điều kiện cơ bản cho chất lượng giáo dục, bao gồm:

- Đảm bảo đời sống cơ bản để GV yên tâm chăm lo chất lượng chuyên môn

- Đảm bảo cho các trường thực hiện các hoạt động nâng cao chất lượng GD của nhà trường phong phú, hướng vào dạy và học tích cực

- Đảm bảo cơ sở vật chất của nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới

dạy và học

Nguồn đầu tư cơ bản từ Ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên ở các vùng thành thị, có điều kiện huy động các nguồn lực xã hội cần có cơ chế huy động các nguồn lực xã hội phát triển giáo dục tiểu học.

Giải pháp 2. Tăng quyền tự chủ tài chính thực sự cho các trường tiểu học

Hiện nay, hầu hết các trường tiểu học đều đã được giao quyền tự chủ theo Nghị định Nghị định 43 NĐ-CP ngày 25/4/2006 về giao quyền tự chủ về tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự cho các đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi là Nghị định 43).

Mục tiêu của biện pháp tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý trường học là

- Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho nhà trường trong việc tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao; phát huy mọi khả năng của nhà trường để cung cấp dịch vụ với chất lượng cao cho xã hội; tăng nguồn thu nhằm từng bước giải quyết thu nhập cho GV, CB, NV.

- Thực hiện chủ trương xã hội hóa trong việc cung cấp dịch vụ giáo dục, huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động giáo dục, từng bước giảm dần bao cấp từ ngân sách nhà nước.

- Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với trường học, Nhà nước vẫn quan tâm đầu tư để hoạt động giáo dục ngày càng phát triển;

bảo đảm cho các đối tượng chính sách - xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn được giáo dục theo quy định ngày càng tốt hơn.

Hiện nay hầu hết các trường chỉ được giao tự chủ về tài chính, không được giao tự chủ về tổ chức bộ máy, nhân sự theo Nghị định 43. Điều này dẫn đến tự chủ mang tính hình thức, khó có thể chủ động trong việc tuyển dụng, sử dụng đội ngũ hiệu quả. Kết quả khảo sát ở chương 2 cho thấy trường tiểu học toàn quốc cho thấy hiện nay đều ở mức “Tiềm tàng”, tức là mức độ thấp nhất1. Các tiêu chí bị đánh giá rất thấp là Tiêu chí 2. Tự chủ của trường học trong quản lý nhân sự; Tiêu chí 3. Sự tham gia của Hội đồng trường vào tài chính trường học và Tiêu chí 5. Tự chịu trách nhiệm trường học. Nguyên nhân chính là tất cả các trường đều chưa có Hội đồng trường (mặc dù Điều lệ trường học các cấp đã có quy định này) hoặc đã có những Hội đồng này gần như không hoạt động thực sự. Một nguyên nhân nữa là năng lực quản lý nhà trường theo hướng tự chủ và tự chịu trách nhiệm của Hiệu trưởng và các bên liên quan còn nhiều hạn chế. Việc giao tự chủ chưa song hành với đề cao trách nhiệm của nhà trường. Thể hiện rõ nét nhất là trách nhiệm giải trình và giám sát, đánh giá các hoạt động của trường còn rất thấp.

So sánh mức độ tự chủ của Việt Nam và các nước Đông Á cho thấy Việt Nam cần cải thiện một số lĩnh vực chính sách hướng tới kết quả giáo dục toàn diện hơn nữa. Các chính sách thuộc lĩnh vực khác nhau phải được liên kết và tăng cường thông qua:

1) Các cơ chế trách nhiệm, thưởng/ phạt ; 2) Một tầm nhìn vững chắc về quản lý; 3) Công khai, minh bạch thông tin.

Cần trao quyền tự chủ thực sự cho các trường tiểu học, trong đó có quyền tuyển dụng/sa thải giáo viên, thỏa thuận lương, thu nhập với nhà giáo, đánh giá giáo viên

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, điều kiện để giao quyền tự chủ theo hướng phát huy tối đa tiềm năng, sức sáng tạo, năng động của các nhà trường. Khuyến khích các trường chủ động tăng các nguồn thu sự nghiệp để chi trả lương, phụ cấp cho nhà giáo. Phân cấp quản lý đội ngũ nhà giáo cho các

trường và các trường có quyền thỏa thuận lương, phụ cấp với nhà giáo. Nếu thực hiện tốt giải pháp này, gánh nặng ngân sách nhà nước để trả lương, phụ cấp cho nhà giáo sẽ giảm đi nhưng lương, phụ cấp của nhà giáo sẽ được chi trả công bằng, thỏa đáng hơn. Đồng thời, giải pháp này cũng tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà giáo. Mỗi nhà giáo sẽ có động lực rèn luyện, học tập để đáp ứng tốt yêu cầu công tác, xứng đáng được hưởng chế độ lương, phụ cấp cao hơn. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng chung của đội ngũ giáo viên, CBQL trường tiểu học.

Đa dạng nguồn thu của các trường

Trong khuôn khổ ngân sách, Nhà nước sẽ rất khó khăn trong việc chi trả toàn bộ các khoản chi trong toàn hệ thống giáo dục ở mức cao. Chính vì vậy, ngân sách nhà nước chỉ nên tập trung cho các khoản chi ở mức cơ bản. Đồng thời, cùng với việc khuyến khích các trường gia tăng các quỹ theo Nghị định 43.

Các địa phương nên xem xét việc cho phép các trường tiểu học được tổ chức các lớp học phát triển năng khiếu, hoạt động giáo dục (không phải học thêm) theo nhu cầu của cha mẹ học sinh

Giáo dục là một dịch vụ công cộng, ngoài việc phải đảm bảo cung ứng dịch vụ giáo dục công bằng cho xã hội theo những yêu cầu nhất định, giáo dục cũng phải hướng tới phục vụ những nhu cầu đa dạng của xã hội trên cơ sở đảm bảo các tiêu chuẩn, yêu cầu cơ bản của Nhà nước và sự tự nguyện của đối tượng phục vụ. Do đó, Nhà nước nên xem xét, cho phép các trường tiểu học được tổ chức các dịch vụ giáo dục chất lượng cao theo nhu cầu cha mẹ học sinh và cộng đồng. Đối với các chương trình này, các trường được thỏa thuận học phí với cha mẹ học sinh và thực hiện cơ chế tự thu tự chi, vừa huy động được nguồn lực tài chính trong nhân dân đầu tư cho giáo dục (thay vì chảy ra các trường ngoài công lập, các cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài) vừa nâng cao chất lượng và sự thích ứng của nền giáo dục trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay.

Trường tổ chức đánh giá học sinh qua bài kiểm tra tiêu chuẩn, kết quả được công bố.

Giải pháp 3. Tăng cường giám sát thực hiện chính sách hỗ trợ tài chính

cho các gia đình hộ nghèo

Nhằm giám sát chặt chẽ để các khoản hỗ trợ cho học sinh nghèo được sử dụng đúng mục đích.

Kết quả phân tích ở chương 2 cho thấy hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn trong việc tiếp cận giáo dục tiểu học của trẻ em nghèo.

Điều kiện kinh tế, xã hội và thiên nhiên là ba yếu tố có quan hệ khăng khít với nhau tạo nên thuận lợi hoặc gây khó khăn cho trẻ em tiếp cận với các dịch vụ giáo dục. Trẻ em ở miền núi, vùng sâu, vùng xa - vùng chậm phát triển kinh tế - xã hội: đường xá đi lại trèo đèo, lội suối, vượt qua sông mới đến được trường. Nhiều con em ở Đồng bằng sông Cửu Long gia đình sống trên thuyền, cuộc sống "nay đây mai đó" lênh đênh trên mặt nước cùng với bố mẹ làm sao có trường để học. Chính vì điều kiện thiên nhiên khó khăn, kinh tế, văn hóa chưa phát triển nên việc đầu tư nhiều vẫn chưa đáp ứng được hết các yêu cầu. Việc điều động cán bộ, giáo viên tới những vùng khó khăn cũng chưa được đáp ứng, và nhiều chính sách chưa nghiêm chỉnh thực hiện nên cán bộ, giáo viên không an tâm và cộng thêm việc thiếu nhiều điều kiện cho giáo viên sinh hoạt, giảng dạy nên chất lượng không thể đuổi kịp các vùng thuận lợi. Chính vì nghèo mà phải tiếp cận với chất lượng giáo dục không cao nên khó có điều kiện đào tạo được những người giỏi cho sau này.

Đối với việc học tập của trẻ em, đời sống kinh tế gia đình tác động lớn đến điều kiện trẻ em tiếp cận được với các dịch vụ giáo dục, đặc biệt giáo dục có chất lượng cao. Thu nhập của gia đình thấp đã cản trở việc học tập, không có tiền đóng góp các khoản chi phí cho giáo dục để được đi học hoặc tiếp cận với các dịch vụ học tập có chất lượng không được đáp ứng là nỗi khổ của trẻ em nghèo. Thu nhập thấp, kinh tế gia đình khó khăn còn buộc trẻ em phải tham gia lao động sớm với gia đình. Trẻ em ở lứa tuổi này có quyền được học tập, song không thể thực hiện được quyền, đó chính là một bức xúc lớn mà bản thân trẻ em không thể khắc phục được.

Nhận thức sai về vai trò của giáo dục đối với phát triển kinh tế - xã hội nên đã cản trở quá trình học tập và tiếp cận đầy đủ với giáo dục của trẻ em. Nghèo đói cùng với tập quán lạc hậu của địa phương cũng làm cho trẻ em gặp phải muôn vàn khó khăn. Nhiều địa phương với quan niệm sai lầm: "con gái không cần học nhiều" đã làm trẻ em gái không được đến trường. Nhiều dân tộc, nhiều trẻ em gái không được đi học, nếu có chỉ học hết tiểu học; nhiều em 13, 14 tuổi phải đi lấy chồng.

Hiện nay có nhiều chính sách hỗ trợ học sinh tiểu học vùng khó khăn.Tuy nhiên thực tế nhiều cha mẹ học sinh vùng khó khăn cho biết họ không được nhận đầy đủ số tiền hỗ trợ, một số trường giữ lại tiền hỗ trợ học sinh để sử dụng cho các hoạt động của trường. Mặt khác nhiều gia đình sau khi nhận được tiền lại không chi cho con đi học mà sử dụng sai mục đích như mua xe máy, sửa nhà, thậm chí uống rượu, đánh bạc,…

Giải pháp 4. Nâng cao năng lực quản lý tài chính cho Hiệu trưởng trường

tiểu học, đặc biệt là năng lực lập kế hoạch ngân sách, công khai, minh bạch tài chính

Mục tiêu:

Giúp Hiệu trưởng phát triển các kỹ năng quản lý tài chính trường học, đặc biệt là xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ và lập kế hoạch tài chính, biết cách phân tích, đánh giá tình hình thực hiện năm báo cáo (hay gọi là năm hiện hành), xác định nhiệm vụ, mục tiêu của trường trong năm kế hoạch; tính toán dự toán Ngân sách, thực hiện các chế độ, tiêu chuẩn định mức chi tiêu và các căn cứ tính toán khác, kiểm tra tài chính nội bộ.

Yêu cầu cơ bản của kế hoạch ngân sách: Yêu cầu kết nối kế hoạch năm học với kế hoạch ngân sách. Trong các hoạt động cần nêu rõ:

- Hoạt động cụ thể (Làm gì? Số lượng/ Chất lượng)

- Thời gian (Khi nào?)

- Số tiền (Bao nhiêu tiền?)

- Nguồn kinh phí (Kinh phí từ đâu? Ngân sách Nhà nước hay các nguồn khác)

- Trách nhiệm thực hiện (Ai làm?)

Xây dựng lịch biểu hoạt động quản lý tài chính trường học

- Lịch biểu hoạt động quản lý tài chính nhằm giúp cho CBQL trường học xác định được các hoạt động, nội dung các hoạt động, thời điểm thực hiện các hoạt động, sự phối hợp và huy động các lực lượng về quản lý tài chính trong năm học của trường.

- Kế hoạch hoạt động quản lý tài chính được xây dựng theo năm học và lấy tên "Lịch biểu hoạt động tài chính của trường học".

- Mỗi địa phương có quy định cụ thể về công tác quản lý tài chính và lịch biểu hoạt động tài chính đối với từng ngành và các cơ sở giáo dục. Các trường cần căn cứ vào quy định và hướng dẫn của

cơ quan tài chính địa phương (Sở Tài chính, Kho bạc, Phòng KH-TC, Phòng GD& ĐT,...) để xây dựng lịch biểu hoạt động tài chính phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương

Giải pháp 5. Tăng cường trách nhiệm giải trình, minh bạch tài chính, huy

động sự tham gia của cộng đồng, cha mẹ học sinh trong quản lý tài chính trường học

Mục đích của biện pháp

Công khai tài chính là biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức Nhà nước, tập thể người lao động và nhân dân trong việc thực hiện quyền kiểm tra, giám sát quá trình quản lý và sử dụng vốn, tài sản Nhà nước; huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân theo

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN CHI PHÍ ĐƠN VỊ TRONG GIÁO DỤC TIỂU HỌC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC (Trang 104 -142 )

×