ĐÁNH GIÁ VỀ NĂNG LỰC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính toán chi phí đơn vị trong giáo dục tiểu học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục (Trang 77 - 83)

Đề tài đã đánh giá năng lực quản lý tài chính của Hiệu trưởng gồm:

- Xây dựng quy chế, quy định nội bộ

- Lập dự toán tài chính

- Tổ chức công tác kế toán trong trường học

- Tự kiểm tra tài chính, kế toán trường học

- Công khai tài chính

a) Xây dựng quy chế, quy định tài chính nội bộ

Hầu hết các ý kiến đều cho rằng“Trường đã có quy chế chi tiêu nội bộ” và “Quy chế chi tiêu nội bộ của trường đã hỗ trợ tốt cho lập kế hoạch và quản lý tài chính hướng đến kết quả giáo dục tốt hơn”. Có 75% ý kiến tán thánh và 17% phân vân với 2 nội dung này.

Bảng 20. Ý kiến của CBQL, GV trường tiểu học về xây dựng quy chế, quy định nội bộ TT Nội dung Mức tán thành (%) Đồng ý Phân vân Không đồng ý

a) Trường đã có quy chế chi tiêu nội bộ 75% 17% 8% b)

Quy chế chi tiêu nội bộ của trường đã hỗ trợ tốt cho lập kế hoạch và quản lý tài chính hướng đến kết quả giáo dục tốt hơn.

75% 17% 8%

Nguồn: kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu

b) Năng lực lập dự toán tài chính

Đa số ý kiến đồng ý với việc trường đã làm tốt công tác lập dự toán. Về nội dung “Nhà trường tổ chức phân tích, đánh giá tình hình thực hiện năm báo cáo” có 83% đồng ý, 17% phân vân và không có ý kiến nào không đồng ý. Với nội dung “Nhà trường xác định mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, kết quả đạt được của trường trong năm kế hoạch”: có 85% đồng ý, 17% phân vân và 3% không đồng ý. Tương tự như vậy, với các nội dung “Rà soát và Tính toán dự toán Ngân sách đúng các chế độ, tiêu chuẩn định mức chi tiêu và các căn cứ tính toán khác”; “Lập hồ sơ dự toán tài chính gồm Xây dựng kế hoạch các nguồn thu - chi theo đúng quy định” và “Nhà trường tổ chức phân tích, đánh giá tình hình thực hiện năm báo cáo” đều được đánh giá tốt, ý kiến đồng ý với nhận định này lần lượt là 85%, 89% và 83%.

Chỉ có nội dung “Trường đã xây dựng lịch biểu hoạt động quản lý tài chính trường học” có nhiều ý kiến không tán thành, chỉ có 19% đồng ý, 22% phân vân và có tới 60% không đồng ý với nội dung này.

Bảng 21. Ý kiến của CBQL, GV trường tiểu học về năng lực lập dự toán tài chính của Hiệu trưởng trường tiểu học

TT Nội dung Mức tán thành (%)

Đồng ý Phân vân Không đồng ý a) Nhà trường tổ chức phân tích, đánh giá tình hình

thực hiện năm báo cáo 83% 17% 0%

b) Nhà trường xác định mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm,

kết quả đạt được của trường trong năm kế hoạch 85% 12% 3% c) Rà soát và Tính toán dự toán Ngân sách đúng các

chế độ, tiêu chuẩn định mức chi tiêu và các căn cứ tính toán khác.

85% 13% 2%

TT Nội dung Mức tán thành (%) Đồng ý Phân vân Không đồng ý

các nguồn thu - chi theo đúng quy định

e) Trường đã xây dựng lịch biểu hoạt động quản lý tài

chính trường học 18% 22% 60%

f) Nhà trường tổ chức phân tích, đánh giá tình hình

thực hiện năm báo cáo 83% 17% 0%

Nguồn: kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

d) Năng lực tự kiểm tra tài chính, kế toán trường học

Hầu hết các ý kiến đều đánh giá tốt công tác Tự kiểm tra tài chính, kế toán trường học có tới 77% ý kiến cho rằng: đã “Xây dựng quy định, nguyên tắc, phương pháp tự kiểm tra tại nhà trường’; 83% đồng ý với nhận xét trường đã “Tổ chức tuyên truyền về sự cần thiết của công tác tự kiểm tra tài chính, kế toán”; 79% cho rằng “Hàng năm xây dựng kế hoạch tự kiểm tra, tổ chức việc tự kiểm tra tài chính, kế toán trong nhà trường”; có 88% ý kiến tán thành về “Thực hiện đúng trình tự và phương pháp tự kiểm tra tài chính, kế toán” và Xem xét và phê chuẩn các kết luận kiểm tra. Tuy nhiên cũng còn nhiều ý kiến phân vân và không đồng ý với các nhận định trên.

Bảng 22. Ý kiến của CBQL, GV trường tiểu học về năng lực tự kiểm tra tài chính, kế toán trường tiểu học

TT Nội dung Mức tán thành (%)

Đồng ý Phân vân Không đồng ý a) Xây dựng quy định, nguyên tắc, phương pháp tự

kiểm tra tại nhà trường 77% 17% 6%

b) Tổ chức tuyên truyền về sự cần thiết của công tác tự

kiểm tra tài chính, kế toán 83% 17% 0%

c) Hàng năm xây dựng kế hoạch tự kiểm tra, tổ chức

việc tự kiểm tra tài chính, kế toán trong nhà trường 79% 17% 4% d) Tổ chức kiểm tra toàn bộ các khoản Thu – Chi của

nhà trường 87% 11% 2%

e) Thực hiện đúng trình tự và phương pháp tự kiểm tra

tài chính, kế toán 88% 11% 1%

f) Xem xét và phê chuẩn các kết luận kiểm tra 88% 10% 2%

e) Năng lực công khai tài chính

Các ý kiến cũng đánh giá tốt hoạt động công khai tài chính, 97% cho rằng “Trường thực hiện 3 công khai theo đúng biểu mẫu của Bộ GD&ĐT quy định”; 96% đồng ý với nhận định trường đã “Công khai Dự toán, quyết toán tài chính năm của nhà trường” và “Thực hiện giải đáp thắc mắc, khiếu nại về tài chính”.

Bảng 23. Ý kiến của CBQL, GV trường tiểu học về công khai tài chính của Hiệu trưởng tiểu học

TT Nội dung Mức tán thành (%)

Đồng ý Phân vân Không đồng ý a) Trường thực hiện 3 công khai theo đúng biểu mẫu

của Bộ GD&ĐT quy định 97% 2% 1%

b) Công khai Dự toán, quyết toán tài chính năm của

nhà trường 96% 2% 2%

c) Thực hiện giải đáp thắc mắc, khiếu nại về tài chính 89% 9% 2%

Nguồn: kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu

Trường hợp nghiên cứu: Quản lý tài chính ở Trường Tiểu học T.S, Hà Nội1

- Trách nhiệm chính quản lý khâu thu chi, lập báo cáo tài chính và quyết toán thuộc về kế toán Nhà trường. Những công tác này tại trường đã đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lý. Việc lập, lưu trữ chứng từ kế toán chặt chẽ, đầy đủ; hạch toán kế toán cơ bản phản ánh trung thực, ghi chép đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh; mở đầy đủ các loại sổ kế toán chi tiết, tổng hợp theo quy định. Các báo cáo tài chính và quyết toán Nhà trường đã lập đúng biểu mẫu quy định.

- Công tác tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức hạch toán kế toán và đề xuất các nguyên tắc quy định quản lý tài chính trong nội bộ trường đã được thực thi một cách nghiêm túc tại trường Tiểu học T.S. tổ chức hạch toán thu chi một cách khoa học và thực hiện việc chi tiêu từng nguồn kinh phí rõ ràng đúng quy định. Thực hiện và giám sát việc thu, chi tất cả các nguồn kinh phí, theo dõi việc quản lý tài sản theo đúng quy định hiện hành, thực hiện kế hoạch ngân sách được giao, lập báo cáo quyết toán kịp thời, nộp đúng thời hạn quy định, ứng

dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán, cung cấp được những thông tin tài chính kế toán trong đơn vị một cách chính xác kịp thời.

- Công tác lưu trữ bảo quản tài liệu kế toán được tổ chức theo đúng luật kế toán ban hành.

- Thực hiện quản lý, theo dõi tất cả các nguồn kinh phí trên cùng 1 hệ thống sổ kế toán của đơn vị, các khoản thu sự nghiệp đã nộp và thanh toán qua Kho bạc Nhà nước, được lập dự toán và thực hiện dự toán cùng với nguồn NSNN cấp ngay từ đầu năm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài chính đã và đang được triển khai tại trường Tiểu học T.S tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu về công tác quản lý tài chính trong giai đoạn mới như các báo cáo mang tính quản trị, các báo cáo nhanh thì kế toán và các đối tượng liên quan đều phải làm thủ công vì thực tế tại trường đã có mạng Internet nhưng chưa có mạng nội bộ, chưa có mạng lưới để liên kết các hoạt động tài chính giữa kế toán với ban giám hiệu Nhà trường và những đối tượng liên quan.

Bên cạnh đó, trong quá trình triển khai công tác thì kế toán cũng gặp phải rất nhiều vấn đề về chuyên môn do chế độ kế toán thay đổi nhiều, khối lượng công việc nhiều mà cả trường chỉ có một kế toán.

Công tác kiểm tra tài chính.

Trường Tiểu học T.S đã tiến hành một cách thường xuyên và cũng đã tạo được những bước đột phá trong hoạt động tài chính, làm minh bạch hóa và trong sạch hóa hoạt động tài chính. Qua kiểm tra hàng năm chưa phát hiện những tiêu cực trong chi tiêu, chỉ có những vi phạm nhỏ về kỹ thuật tài chính, về sổ sách chứng từ kế toán.Việc kiểm tra thường xuyên của Nhà trường, của phòng Tài chính quận thì công tác quản lý tài chính tại trường Tiểu học T.S, Hà Nội đang từng bước đi vào ổn định và ngày càng được củng cố.

Tuy nhiên, công tác kiểm tra mới chỉ dừng lại ở việc kiểm tra quỹ, kiểm tra việc quản lý thực hiện thu và chi còn kiểm tra chuyên sâu về các nghiệp vụ kế toán, nghiệp vụ tài chính thì còn hạn chế do đơn vị chỉ có một kế toán duy nhất. Qua kiểm tra chủ yếu là nhắc nhở và chấn chỉnh công tác nghiệp vụ đi vào nề nếp.

Công khai tài chính

Khi dự toán đầu năm đã được Phòng Tài chính phê duyệt, nhà trường sẽ thông qua toàn Hội đồng giáo dục và dán công khai tại Phòng Hội đồng trong thời gian 15 ngày.

Sau khi quyết toán tài chính năm được duyệt, Hiệu trưởng thông qua toàn Hội đồng và dán công khai tại Phòng Hội đồng trường trong vòng 15 ngày. Theo quy định của Bộ GD&ĐT, các trường đều phải thực hiện 3 công khai. Dưới đây là một ví dụ của công khai tài chính trường tiểu học của Hà Nội: Công khai dự toán thu, các nguồn kinh phí NSNN, Công khai dự toán chi ngân sách nhà nước gồm: Kinh phí thường xuyên, Kinh phí thực hiện cải cách tiền lương.

Bảng 24. Thông báo công khai dự toán thu – chi năm 2013, trường tiểu học T.S. Hà Nội

NỘI DUNG TỔNG SỐ

I. Dự toán thu: 7,253,000

1. Nguồn kinh phí NSNN cấp 7,253,000

I. Dự toán chi ngân sách nhà nước 7,253,000

1. Kinh phí thường xuyên (thực hiện tự chủ) 5,734,000 -Trong đó: 10% tiết kiệm chi thường xuyên để thực hiện cải cách

tiền lương 271,000

2. Kinh phí thực hiện cải cách tiền lương 1,519,000

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài tại trường Tiểu học T.S, Hà Nội

Báo cáo tự kiểm tra tài chính của nhà trường cho thấy báo cáo gồm số quyết toán, số tự kiểm tra và chênh lệch. Nội dung kiểm tra gồm: 1) chi từ NSNN cấp (chi thường xuyên và chi không thường xuyên); 2) chi từ nguồn khác, ghi thu, ghi chi (các loại quỹ: Quỹ Hỗ trợ giáo dục; Quỹ học 2 buổi / ngày; Quỹ xã hội hoá và Quỹ dịch vụ và 3) chi từ nguồn thu thỏa thuận.

Bảng 25. Báo cáo tự kiểm tra tình hình chi tại trường Tiểu học T.S. năm 2012

I/ CHI TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH CẤP

TT Nội dung Số báo cáo quyết

toán Số tự kiểm tra Chênh lệch (+ -)

1 Chi thường xuyên 6,329,466,863 6,329,466,863 0 2

Chi không thường

xuyên 102,989,700 102,989,700 0

II/ CHI TỪ NGUỒN THU ĐÃ GHI THU - GHI CHI

TT Nội dung Số báo cáo quyết

toán Số tự kiểm tra Chênh lệch (+ -)

1 Quỹ Hỗ trợ giáo dục 112,062,913 112,062,913 0 2 Quỹ học 2 buổi / ngày 508,856,761 508,856,761 0

3 Quỹ xã hội hoá 229,611,000 229,611,000 0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4 Quỹ dịch vụ 28,290,000 28,290,000 0

Tổng cộng 878,820,674 878,820,674 0

III/ CHI TỪ CÁC KHOẢN THU THEO THOẢ THUẬN

TT Nội dung chi Số báo cáo Số tự kiểm tra Chênh lệch (+ -) Học 2 buổi / ngày 765,167,177 765,167,177 0

Bảo hiểm y tế 96,470,855 96,470,855 0

Bảo hiểm thân thể 31,819,800 31,819,800 0

Đội 44,958,364 44,958,364 0 Anh văn 305,714,500 305,714,500 0 Nước uống 189,077,491 189,077,491 0 Câu lạc bộ 36,175,000 36,175,000 0 Giấy ăn 147,795,000 147,795,000 0 Tiền ăn 7,123,072,908 7,123,072,908 0 Tiền phụ phí 1,530,832,520 1,530,832,520 0 Tiền CSVC 292,471,000 292,471,000 0 Tổng cộng 10,563,554,615 10,563,554,615 0

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài tại trường Tiểu học T.S, Hà Nội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính toán chi phí đơn vị trong giáo dục tiểu học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục (Trang 77 - 83)