CHI PHÍ GIÁO DỤC HƯỚNG ĐẾN CẢI THIỆN KẾT QUẢ GIÁO DỤC: THỰC TIỄN QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính toán chi phí đơn vị trong giáo dục tiểu học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục (Trang 43)

quốc tế

1.3.1. Tương quan chi phí và chất lượng giáo dục ở các nước Đông Á

Với câu hỏi: làm thế nào các chính phủ có thể cải thiện chất lượng giáo dục? hầu hết câu trả lời đầu tiên là tăng chi tiêu công.

Chi tiêu của chính phủ về giáo dục ở Đông Á thay đổi khá đáng kể giữa các nền kinh tế. Tuy nhiên trên toàn cầu, chi tiêu công nhiều cho giáo dục không phải lúc nào cũng đạt được kết quả tốt nhất về chất lượng. Một phân tích của WB và UNESCO1 cho thấy theo số liệu thống kê năm 2005, Việt

Nam là nước chi tiêu ngân sách GD lớn nhất với 5,3%GDP (năm 2012 là 5,9%). Indonesia dành ngân sách giáo dục tiểu học nhiều nhất với 1,8 % GDP, theo sau là Thái Lan với 1,4% Việt Nam (2012 chi NS GD tiểu học là 1,2% GDP). Campuchia dành ít ngân sách nhà nước cho giáo dục nhất, chỉ có 2,6% GDP, trong đó 1,1% cho GD tiểu học, tiếp theo là Lào và Singapore chi cho tiểu học thấp nhất: 0,5% GDP.

Hình 5. Chi Ngân sách giáo dục các cấp (% GDP) một số nước Đông Á năm 2005

Đặc trưng của hệ thống giáo dục Đông Á?

Nhiều quốc gia ở Đông Á có chính sách giáo viên phát triển tốt, cũng như phân cấp quản lý mạnh mẽ, có sự liên kết tốt với hệ thống đánh giá, hoặc sự tham gia của phụ huynh và nền kinh tế có tất cả các thành phần liên kết đúng. Nhìn chung, nền kinh tế có hiệu suất cao hơn có xu hướng chính sách tốt hơn. Ví dụ: Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản, Malaysia và Thái Lan đã có chính sách giáo viên tương đối phát triển tốt và không có sai lệch giữa phân cấp và các thông tin hoặc ảnh hưởng của cha mẹ. Các nền kinh tế khác có nhiều sai lệch trong một số lĩnh vực.

Các yếu tố cải thiện chất lượng giáo dục ở các nước Đông Á

Các yếu tố chính ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục gồm: – Chính sách giáo viên

– Vai trò của phân cấp

– Vai trò của cha mẹ trong Bảo đảm chất lượng giáo dục – Một loại phân cấp là cung cấp giáo dục khu vực tư nhân.

i) Chính sách giáo viên

Thành công hay thất bại của các chính sách giáo viên phụ thuộc vào quyền tự chủ tương đối của trường học, trách nhiệm giải trình, cơ chế đảm bảo kết quả học tập.

Trong khu vực, hầu hết các mục tiêu chính sách giáo viên đều hướng đến: (1) đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và (2) trao quyền cho hiệu trưởng các trường để phát triển giáo viên.

ii) Phân cấp quản lý trường học: tăng quyền tự chủ và trách nhiệm của nhà trường

Tăng cường phân cấp quản lý giáo dục, tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho nhà trường, tăng vai trò ra quyết định của cấp trường học gắn liền với các hệ thống thông tin thêm trách nhiệm giải trình. Sự liên kết giữa mức độ tự chủ và công khai, minh bạch thông tin rất quan trọng cho phân cấp có hiệu quả.

Mức độ tự chủ của trường gồm trường có quyền huy động và phân bổ ngân sách hoặc tuyển dụng/sa thải giáo viên. Hệ thống đánh giá về tự chủ và trách nhiệm của nhà trường và giáo viên đối với kết quả học tập.

Hàn Quốc, Việt Nam, Malaysia và Thái Lan cho phép hiệu trưởng các trường quản lý ngân sách, nhưng họ cũng có một hệ thống đánh giá để bảo đảm trường học có trách nhiệm.

Lào và Campuchia phân cấp cho các trường học với cùng một mức độ tự chủ tài chính, nhưng không có một hệ thống chính thức đánh giá kết quả giáo dục của nhà trường.

Indonesia, Thượng Hải (Trung Quốc) và Mông Cổ phân cấp mạnh hơn và cho phép các trường tuyển dụng và sa thải giáo viên, nhưng không nước nào có hệ thống đánh giá để đảm bảo giáo viên có trách nhiệm. Do đó, có một sai lệch rõ ràng giữa mức độ tự chủ và các thông tin yêu cầu các trường học có trách nhiệm.

Các nước Singapore, Trung Quốc, Philippines và Nhật Bản có một hệ thống quản lý tập trung cao hơn vấn đề thông tin ít được áp dụng.

Bảng 4. Các mức độ tự chủ trường học và quản lý giáo viên ở một số nước Đông Á Trường có quyền tự chủ tài chính, Trường có quyền tự chủ Trường có quyền tự chủ

tuyển dụng và sa thải GV

tài chính tuyển dụng và sa thải GV Có hệ thống đánh giá về tuyển

dụng/sa thải GV ở trường học

Malaysia Thái Lan

Có hệ thống đánh giá về trách nhiệm giải trình nhà trường

Việt Nam Hàn Quốc

Inđônesia

Không có đánh giá của ngành về trách nhiệm giải trình nhà trường hoặc giáo viên

Singpapore Trung quốc Philipin Nhật bản Lào Campuchia Thượng Hải Mông Cổ

Nguồn: The World Bank- UNESCO, 2012, Strengthening Education Quality in East Asia

iii) Cung cấp ngân sách cho giáo dục khu vực tư nhân.

Malaysia và Thái Lan cung cấp tài trợ cho học sinh các trường tư được lựa chọn. Các hệ thống này cũng có một đánh giá chính thức với mục đích cung cấp thông tin về sự lựa chọn trường.

Hàn Quốc và Indonesia cung cấp kinh phí cho các trường tư và có một hệ thống đánh giá để đảm bảo các trường học có trách nhiệm.

Thượng Hải (Trung Quốc), Trung Quốc và Nhật Bản cũng cung cấp kinh phí cho các trường học công cộng nhưng không có đánh giá.

Campuchia, Lào, Mông Cổ, Philippines và Việt Nam không công khai tài trợ ngân sách nhà nước cho các trường tư thục.

vi) Vai trò của cha mẹ trong Bảo đảm chất lượng giáo dục

Vai trò của cha mẹ đặc biệt quan trọng trong môi trường phân cấp, tăng quyền tự chủ cho nhà trường để bảo đảm chất lượng giáo dục.

Thượng Hải (Trung Quốc) cho phép hiệu trưởng tuyển dụng giáo viên và cũng cho cha mẹ một mức độ ảnh hưởng đến quá trình này. Ngược lại ở Indonesia và Mông Cổ trường cũng có thể thuê và sa thải giáo viên, tuy nhiên phụ huynh có ảnh hưởng rất ít.

Malaysia, Hàn Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia cho phép hiệu trưởng quản lý ngân sách riêng của trường họ và cha mẹ có một mức độ ảnh hưởng nhất định song ở Việt Nam, cha mẹ không có ảnh hưởng nhiều.

Bảng 5. Các mức độ tự chủ trường và ảnh hưởng của cha mẹ học sinh ở một số nước Đông Á

quyền tự chủ tài chính và tuyển dụng/ sa thải GV quyền tự chủ tài chính quyền tự chủ tuyển dụng/sa thải GV Cha mẹ học sinh có ảnh hưởng đến

tuyển dụng/sa thải GV ở trường học

Thượng Hải

Cha mẹ học sinh có ảnh hưởng quản lý tài chính ở trường học

Malaysia Thái Lan Lào

Campuchia Hàn Quốc

Cha mẹ học sinh KHÔNG có ảnh hưởng quản lý tài chính VÀ tuyển dụng/sa thải GV ở trường học

Singpapore Trung quốc Philippin Nhật bản

Việt Nam Inđônesia Mông Cổ

Nguồn: The World Bank - UNESCO, 2012, Strengthening Education Quality in East Asia

1.3.2. Một số bằng chứng khác về mối liên hệ giữa các yếu tố và kết quả học tập học tập

Điều kiện học tập

Một số nghiên cứu cho thấy các điều kiện học tập có ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh. Nghiên cứu của Glewwe, Kremer và Moulin (2003) ở nông thôn Kenya cho thấy phát sách giáo khoa miễn phí không làm tăng kết quả thi của học sinh, các bảng thuộc lòng in trên tường không có tác dụng. Kết quả nghiên cứu của Banerjee et al. (2003) ở vùng thành thị Ấn Độ cho thấy có mối liên hệ giữa chơi trò chơi điện tử và làm toán: cho học sinh chơi trò chơi điện tử rèn kỹ năng làm toán. Sau một năm, điểm thi toán của học sinh tăng đáng kể và cao hơn ở nhóm học sinh yếu hơn. Nghiên cứu của Jamison et al. (1981) ở Nicaragua cho thấy hướng dẫn có ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập: cho học sinh lớp một nghe đài hướng dẫn làm toán. Sau một năm kết quả tăng đáng kể, tuy nhiên, không xác định được ảnh hưởng lâu dài của yếu tố này lên kết quả giáo dục.

Học bổng cho học sinh

Bằng chứng từ Israel: nghiên cứu của Angrist và Lavy (2002) cho thấy thưởng tiền cho học sinh đỗ cao ở các trường nghèo tác động lớn tới kết quả thi, tuy nhiên không quan sát được thay đổi hành vi. Bằng chứng từ UK: Ashworth et al. (2001) cho thấy chương trình “Học bổng cho học sinh nghèo”

có tác động lớn đến thành tích của học sinh cấp 3 (tuy nhiên không phải thí nghiệm ngẫu nhiên, không kết luận được mối quan quan hệ nhân quả). Bằng chứng từ nông thôn Kenya: Học bổng cho top 15% học sinh có điểm thi cao nhất làm tăng số người đi học, tăng kết quả thi trung bình và tăng tỉ lệ đọc sách ở nhà trong tuần trước lên đáng kể.

Tiền thưởng cho giáo viên

• Bằng chứng từ Israel: Lavy (2002) chương trình thưởng tiền cho giáo viên dựa trên kết quả thi của học sinh, thi giữa các trường với nhau, giáo viên trong một trường cùng chia giải thưởng. Kết quả: điểm thi của học sinh tăng. • Bằng chứng từ Kenya: Glawwe et al (2003) thí nghiệm ngẫu nhiên: thưởng cho giáo viên từ 21-43% lương dựa trên kết quả thi cấp quận của học sinh dẫn đến điểm thi của học sinh tăng ở các trường giáo viên có thưởng, nhưng chỉ ở các môn học thuộc lòng mà không phải tư duy. Tuy nhiên kết quả học tập tốt không kéo dài, điều này cho thấy giáo viên chỉ giúp học sinh thi tốt trong ngắn hạn, không có tác động dài hạn lên việc học của học sinh. Không có sự khác biệt về phương pháp dạy, việc chuẩn bị bài tập và các nỗ lực sáng tạo trong dạy học của giáo viên.

Học thêm

Tác động của học thêm

Có nhiều tranh cãi về tác động của học thêm. Nghiên cứu của Dang và Roger (2007) cho thấy học thêm có thể tăng hiệu quả giáo dục. Một số nghiên cứu cho rằng học thêm chỉ có tác dụng tích cực ở Nhật (Stevenson và Baker, 1992), ở Kenya (Buchmann, 2002), Việt Nam (Ha và Harpham 2005). Tuy nhiên ở một số quốc gia khác thì ngược lại: học thêm có tác dụng tiêu cực ở Hàn Quốc (Lee, Kim, Yoon, 2004) và Singapore (Cheo và Quah).

Vai trò của gia đình

Chi tiêu gia đình đóng góp đáng kể vào kết quả học tập của học sinh.

1.4. Cơ chế quản lý tài chính giáo dục, chi tiêu công cho giáo dục tiểu học và các chính sách huy động nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục tiểu học. các chính sách huy động nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục tiểu học.

1.4.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục tiểu học dục tiểu học

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ mục tiêu giáo dục là: “Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả

năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả”.

Mục tiêu giáo dục phổ thông (bao gồm tiểu học, THCS và THPT) hướng tới phát triển phẩm chất và năng lực của người học, học sinh được phát triển hài hòa cả về thể chất lẫn tinh thần, đáp ứng nền kinh tế tri thức trong xã hội hiện đại, hội nhập quốc tế.

Để đạt được mục tiêu trên trong giáo dục tiểu học, cần xây dựng mô hình trường học mới nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục các nhà trường.

Mục tiêu giáo dục

Phát triển năng lực và phẩm chất học sinh, phát triển toàn diện nhân cách, giá trị dân chủ, ý thức tập thể theo xu hướng thời đại cho học sinh. Chuẩn bị cho các em năng lực học tập suốt đời và phát triển cộng đồng.

Nội dung giáo dục

Nội dung học gắn bó chặt chẽ với đời sống hàng ngày của học sinh. Hệ thống kiến thức phù hợp, vừa sức với các em. Chú trọng kỹ năng thực hành vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn.

Phương pháp dạy học

Phương pháp dạy học chú ý phát triển tính sáng tạo, trải nghiệm thực tiễn. Giáo viên là người tổ chức cho học sinh hoạt động để khám phá chiếm lĩnh các kiến thức và kỹ năng mới. Cách thức dạy học mà giáo viên tổ chức, hướng dẫn, hỗ trợ, khuyến khích học sinh nhằm tạo cơ hội cho học sinh được học theo cách tự mình tìm tòi, khám phá các kiến thức và các kỹ năng mới được gọi là phương pháp dạy học lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm. Như vậy, dạy học đã chuyển từ giảng dạy - ghi nhớ (theo cách dạy của mô hình trường học truyền thống) sang tổ chức của giáo viên – hoạt động của học sinh (theo cách dạy của mô hình trường học mới).

Đánh giá học sinh

Đánh giá thường xuyên quá trình học tập của học sinh. Các em tự đánh giá và tự chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mình. Đánh giá học sinh qua bài kiểm tra tiêu chuẩn, kết quả được công bố.

Mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng

Gia đình và cộng đồng phối hợp thường xuyên với nhà trường, hợp tác với giáo viên, giúp đỡ học sinh học tập một cách thiết thực.

Công tác quản lý nhà trường

Tăng quyền tự chủ cho nhà trường về tài chính và nhân sự. Trường tuyển dụng/sa thải giáo viên và phân bổ ngân sách. Quản lý giáo dục theo hướng dân chủ, thích ứng với vai trò mới của giáo viên và có chiến lược tập huấn, bồi dưỡng giáo viên mang tính hiệu quả, thực tế. Trường tiến hành đánh giá GV định kỳ và cho chính sách khuyến khích GV.

1.4.2. Các chính sách huy động nguồn lực xã hội để phát triển chất lượng GD tiểu học GD tiểu học

Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và coi trọng công tác giáo dục và đào tạo. Ngay từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, giáo dục và đào tạo cùng với khoa học công nghệ được xác định là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X tiếp tục khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục và đào tạo là một động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Luật Giáo dục : "Ngân sách Nhà nước phải giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục".

Điều 13 của Luật Giáo dục 2005 : "Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển".

Trong những năm qua, mặc dù điều kiện đất nước và ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn, Nhà nước vẫn quan tâm dành một tỷ lệ ngân sách đáng kể để đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Với nguồn ngân sách đó, giáo dục và đào tạo đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, trong khi nền kinh tế nước ta đã chuyển sang cơ chế thị trường được 20 năm, việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đã triển khai từ 10 năm, thì cơ chế tài chính của giáo dục và đào tạo nói chung, cơ chế tài chính giáo dục Trung học phổ thông nói riêng thực tế vẫn chưa có thay đổi về chất so với thời kỳ kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp. Việc quản lý ngân sách cho giáo dục và đào tạo rất phân tán, Bộ Giáo dục và Đào tạo không đủ thông tin và điều kiện để đánh giá hiệu quả chi của nhà nước cho giáo dục và đào tạo, việc phân bổ ngân sách cho giáo dục và đào tạo chủ yếu dựa trên kinh nghiệm thiếu cơ sở khoa học xây dựng mức chi và đơn giá chuẩn. Việc huy động đóng góp của nhân

dân cho các trường không kiểm soát được. Xã hội hoá giáo dục đào tạo còn nhiều hạn chế.

Nghị quyết Trung ương II khoá VIII đã nêu các giải pháp để tăng cường nguồn lực cho giáo dục - đào tạo :

- Đầu tư cho giáo dục - đào tạo lấy từ nguồn chi thường xuyên và nguồn chi phát triển lấy trong Ngân sách Nhà nước. Ngân sách Nhà nước giữ vai trò

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính toán chi phí đơn vị trong giáo dục tiểu học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w