Xuất chính sách đầu tư

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính toán chi phí đơn vị trong giáo dục tiểu học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục (Trang 99 - 104)

a) Điều chỉnh chính sách phân bổ ngân sách giáo dục thường xuyên

Hiện nay phân bổ ngân sách từ trung ương cho các tỉnh phân bổ theo đầu dân. Mặt khác khi về tới địa phương, việc phân bổ ngân sách thường xuyên rất đa dạng, chủ yếu dựa theo đầu giáo viên. Chi phí cho giáo dục/nhà trường cao tuy nhiên chi thực tế cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục rất thấp. Hệ quả là các địa phương tăng nhanh giáo viên mà ít chú ý đến yêu cầu tăng các điều kiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy học đi kèm. Do vậy các điều kiện giáo dục khác gần như không được tính vào công thức phân bổ ngân sách. Nhiều địa phương chi thanh toán cá nhân hơn 90% tổng chi thường xuyên

Việc phân bổ ngân sách thường xuyên giáo dục của Trung ương hiện nay chưa dựa trên nhóm đối tượng cụ thể mà mới chỉ theo vùng địa lý. Mặc dù đã có chính sách miễn học phí song đối với giáo dục tiểu học, nguồn thu ngoài ngân sách gần như không có.

Nhóm nghiên cứu đề nghị cần phân bổ ngân sách theo cấp/bậc học và hệ số ưu tiên được tính toán theo các nhóm thu nhập thay vì chỉ tính theo vùng địa lý hiện nay.

Vì vậy cần xây dựng chính sách phân bổ ngân sách giáo dục theo định mức cơ bản: chi bình quân đầu sinh.

Đối với nhóm thu nhập thấp cần tính toán bù đắp từ ngân sách Nhà nước để học sinh không phải đóng các khoản thu của nhà trường. Chúng tôi cho rằng ít nhất đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho các đối tượng nghèo được tính hệ số tương đương với các vùng khó khăn (theo cách tính toán để phân bổ ngân sách hiện hành).

Bảng 39. Đề xuất định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2011

Phân bổ ngân sách thường xuyên hiện hành (*) Vùng Định mức: đồng/người Hệ số (**) Nhóm thu nhập 2015-2016 2016-2017 2017-2018 2018-2019 2019-2020 2020-2021 Đô thị 1241680 0.85 5 9.0 10.5 12.3 14.4 16.8 19.8 Đồng bằng 1460800 1 4 10.6 12.4 14.4 16.9 19.8 23.2 1986880 1.2 3 12.7 14.8 17.3 20.3 23.8 27.9 Miền núi - vùng đồng bào dân tộc 1.4 2 14.9 17.3 20.2 23.7 27.7 32.5

Vùng cao - hải đảo 2775520 1.9 1 20.2 23.5 27.4 32.1 37.6 44.2

Nguồn:(*) Quyết định số 59/2010/QĐ-TTg ngày 30 tháng 09 năm 2010 Về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyênngân sách nhà nước năm 2011

(**) Tính toán của nhóm nghiên cứu Chú thích:

Các giả định: nếu vùng đồng bằng có hệ số = 1;, đô thị sẽ là 0,85; miền núi - vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu = 1; vùng cao - hải đảo và các nhóm thiệt thòi = 1,9. Theo đó, nhóm nghiên cứu đề xuất phân bổ ngân sách thường xuyên theo đầu học sinh và nhóm đối tượng.

Nhóm 5 = đô thị; Nhóm 3,4 = đồng bằng; Nhóm 2 = Miền núi - vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu và nhóm 1 = Vùng cao - hải đảo.

b) Bổ sung Chính sách tài trợ các trường tiểu học vùng khó khăn và huy

động nguồn lực từ các nhóm thu nhập cao

Nhà nước cấp bù các khoản đóng góp cho giáo dục tiểu học cho học sinh nghèo thông qua các gói tài trợ cho các trường tiểu học vùng khó khăn. Không chỉ miễn học phí, cần bãi bỏ hoàn toàn khoản thu tiền học 2 buổi/ngày và các khoản đóng góp dù nhỏ nhất ở các trường vùng khó khăn và học sinh nghèo thành thị.

Mục tiêu của khoản tài trợ tại trường là tăng cường quản lý trong nhà trường và kết quả giáo dục tổng thể, nhằm:

i) Giảm rào cản chi phí cho các hộ nghèo thông qua việc giảm dần học phí và các khoản thu

ii) Cung cấp kinh phí để và cho phép các trường giải quyết một cách kịp thời, linh hoạt ưu tiên đặc biệt riêng của mình về sửa chữa nhỏ cơ sở hạ tầng và cải thiện tài liệu học tập và hỗ trợ cho việc giảng dạy tốt hơn

iii) Cung cấp một cách chắc chắn hơn nguồn thu nhập cho các trường tiểu học tại các khu vực nghèo hơn tạo cơ hội cho việc lập kế hoạch trung hạn trong ba năm.

iv) Nâng cao năng lực tham gia của cộng đồng địa phương trong việc quản lý các trường bằng cách cộng đồng tham gia các quyết định sử dụng các khoản tài trợ và giám sát sử dụng.

Có thể tính toán toàn bộ các khoản đóng góp và chi phí học tập từ gia đình để cung cấp gói tài trợ cho các nhà trường.

Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14-5-2010 của Chính Phủ quy định học sinh ở các địa phương có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn được hỗ trợ chi phí học tập với mức 70.000 đồng/tháng.

Từ ngày 1/9/2013, Quyết định số 36 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ 15 kg gạo/học sinh/tháng cho học sinh tại các trường ở khu vực có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn bắt đầu có hiệu lực.

Theo đó, mỗi học sinh tiểu học đang học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú, học sinh bán trú được hưởng mức gạo hỗ trợ không quá 9 tháng/năm học. Đối tượng là học sinh là người dân tộc thiểu số có bố, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp có hộ khẩu tại các xã, thôn có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, không hưởng chế độ nội trú, có nhà ở xa trường.

Tất cả các khoản này đều gộp lại dưới dạng gói tài trợ cho trường và thực hiện quản lý theo kết quả đầu ra.

Chính sách khuyến khích huy động nguồn lực cải thiện điều kiện học tập trong giáo dục tiểu học theo nhu cầu của các nhóm thu nhập cao

Nhà nước cần đảm bảo mức chi ngân sách cơ bản chung cho tất cả học sinh tiểu học. Tuy nhiên, đối với các nhóm thu nhập trung bình trở lên, không nên quy định ‘‘trần” đóng góp mà nên để nhà trường và cha mẹ học sinh thỏa thuận theo mức độ yêu cầu của gia đình và khả năng đáp ứng dịch vụ giáo dục của nhà trường.

Đối với các khu vực kinh tế phát triển có thể sử dụng mô hình trường học sử dụng giải pháp Bài giảng số Digital Class.

Chi phí để các em học sinh được tiếp cận với mô hình giảng dạy song ngữ này tại trường Nguyễn Văn Huyên (hà Nội) là 1,2 triệu đồng/tháng, thấp hơn nhiều so với mức phụ huynh phải đầu tư cho con cái học các chương trình quốc tế hoặc chương trình tiểu học quốc tế khác hiện nay (trung bình dao động từ 5-10 triệu đồng/tháng) ví dụ như chương trình tiểu học quốc tế Cambridge hoặc chương trình tại các trường quốc tế.

Khung 7. Trường công lập chất lượng cao ở Hà Nội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nghị quyết số 15/2013/NQ-HĐND do HĐND thành phố Hà Nội ban hành ngày 17/7/2013 quy định, việc theo học tại các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao theo nguyên tắc tự nguyện. Học phí của cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao được thu tương xứng với tiêu chí cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chương trình, phương pháp giảng dạy được kiểm định. Nhà nước đầu tư cơ sở vật chất ban đầu theo tiêu chí cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao. Cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao tự chủ toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, đảm bảo dân chủ, công khai minh bạch, chịu sự quản lý của Nhà nước, sự giám sát của phụ huynh học sinh và xã hội, đảm bảo tương xứng giữa chất lượng giáo dục với học phí do người học đóng góp và nguồn tài chính được đầu tư, sử dụng. Theo Nghị quyết mà HĐND thành phố Hà Nội mới ban hành, từ năm học 2013 - 2014, Hà Nội chính thức áp dụng mô hình trường công lập chất lượng cao với những tiêu chí và cơ chế tài chính cụ thể. Mục tiêu đặt ra là đến năm 2015, sẽ có 35 trường chất lượng cao trên địa bàn thành phố, góp phần tạo nên môi trường giáo dục chất lượng. Theo đó, năm học 2013-2014, mức trần học phí đối với trường tiểu học trên địa bàn Hà Nội đối với mô hình này được quy định là 2,9 triệu đồng/tháng, như vậy một năm sẽ là 26 triệu đồng/1 học sinh.

c) Đổi mới chính sách lương, hoàn thiện hệ thống ngạch, bậc lương của

giáo viên, CBQL giáo dục tiểu học khoa học, hợp lý

Hiện nay hệ thống ngạch bậc lương của nhà giáo các cấp chưa có sự chênh lệch lớn giữa các ngạch bậc, mang tính “bình quân”, không tương xứng với yêu cầu, tiêu chuẩn cũng như đặc thù công việc của mỗi ngạch, bậc. Do đó, không khuyến khích và tạo được sự cạnh tranh của nhà giáo trong phấn đấu đạt để được các ngạch, bậc lương cao hơn. Theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP và Nghị định số 17/2013/NĐ-CP, mỗi nhà giáo đi từ bậc lương thấp nhất đến bậc cao nhất trong ngạch lương của mình quá dài: 24 năm đối với giáo viên tiểu học. Khoảng cách giữa các bậc lương đầu tiên giữa các ngạch lương của nhà giáo không có sự chênh lệch lớn (1,86 – 2,10 – 2,34). Cùng với lương, Nhà nước cũng quy định các khoản phụ cấp theo lương đối với nhà giáo: phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thu hút (đối với các trường

chuyên biệt, các vùng khó khăn), phụ cấp thâm niên,... Nhưng việc thực hiện các chế độ phụ cấp của nhà giáo cũng còn bất cập, chưa tạo được động lực để xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo một cách bền vững. Đối với chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo: Theo quy định, một nhà giáo phải sau 6 năm (kể cả năm tập sự) đứng lớp mới được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo. Đối với những sinh viên mới tốt nghiệp, những người từ ngành, nghề khác thì chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo không khuyến khích, thu hút được họ. Với tính chất nghề nghiệp đặc thù và chế độ lương, phụ cấp như hiện nay, ngành giáo dục khó có thể thu hút nhân lực chất lượng cao tham gia.

Hiện nay, chính sách đối với nhà giáo đang công tác tại vùng đặc biệt khó khăn mới có sự điều chỉnh. Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn có gia đình chuyển đi theo được trợ cấp chuyển vùng bằng 12 tháng lương tối thiểu chung cho một hộ (thay cho mức trợ cấp là 6,5 triệu đồng như quy định hiện hành). Chính sách này là quy định giáo viên hết thời hạn công tác tại vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn mà chưa thực hiện được việc luân chuyển, giáo viên vẫn được hưởng phụ cấp thu hút. Chính sách mới ban hành này sẽ góp phần giảm bớt khó khăn cho học sinh, giáo viên có hoàn cảnh khó khăn hoặc ở vùng sâu vùng xa, nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục cho mọi đối tượng trên cả nước. Tuy nhiên cần có những cải tiến mạnh mẽ hơn về chính sách thu hút giáo viên giỏi về công tác tại các trường tiểu học vùng khó khăn.

Yêu cầu của đổi mới chính sách lương

Đảm bảo giáo viên yên tâm dạy học có chất lượng tốt, có nhiều nỗ lực cải thiện chất lượng dạy học.

Tăng lương giáo viên gắn với yêu cầu chất lượng dạy học để đảm bảo giáo viên tiểu học yên tâm dạy học có chất lượng tốt, đặc biệt là ở vùng khó khăn.

Hệ thống ngạch, bậc lương của nhà giáo cần được hoàn thiện đúng với quan điểm lương của nhà giáo phải “được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp” và “đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển”.

Các nội dung cần chú ý trong xây dựng chính sách giáo viên:

- Giáo viên được thu hút tốt nhất vào giảng dạy

- Giáo viên được đào tạo và bồi dưỡng kinh nghiệm hữu ích

- Giáo viên có kỹ năng phù hợp với nhu cầu học sinh

- Hiệu trưởng tích cực hỗ trợ giáo viên phát triển chuyên môn

- Giám sát việc dạy và học

- Hỗ trợ hướng dẫn giáo viên cải thiện dạy học

- Thúc đẩy giáo viên

Cần thực hiện đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội VI của Đảng đưa ra quan điểm phải “nâng cao vị trí xã hội, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của những người dạy học”. Nghị quyết hội nghị Trung ương 4 (khóa VII) xác định: “Thực hiện chính sách khuyến khích vật chất và tinh thần đối với giáo viên, khuyến khích người giỏi làm nghề dạy học. Có chính sách ưu đãi đặc biệt về tiền lương và phụ cấp đối với giáo viên dạy ở những nơi khó khăn thuộc vùng cao, vùng sâu, hải đảo và một số vùng miền núi”. Tiếp theo, Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) đưa ra định hướng: “Thực hiện các chính sách ưu tiên ưu đãi đối với giáo dục – đào tạo, đặc biệt là chính sách đầu tư và chính sách tiền lương” và đưa ra giải pháp: “Lương giáo viên được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm chế độ phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng do Chính phủ quy định”,…

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính toán chi phí đơn vị trong giáo dục tiểu học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục (Trang 99 - 104)