Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục tiểu học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính toán chi phí đơn vị trong giáo dục tiểu học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục (Trang 48 - 50)

các chính sách huy động nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục tiểu học.

1.4.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục tiểu học dục tiểu học

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ mục tiêu giáo dục là: “Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả

năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả”.

Mục tiêu giáo dục phổ thông (bao gồm tiểu học, THCS và THPT) hướng tới phát triển phẩm chất và năng lực của người học, học sinh được phát triển hài hòa cả về thể chất lẫn tinh thần, đáp ứng nền kinh tế tri thức trong xã hội hiện đại, hội nhập quốc tế.

Để đạt được mục tiêu trên trong giáo dục tiểu học, cần xây dựng mô hình trường học mới nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục các nhà trường.

Mục tiêu giáo dục

Phát triển năng lực và phẩm chất học sinh, phát triển toàn diện nhân cách, giá trị dân chủ, ý thức tập thể theo xu hướng thời đại cho học sinh. Chuẩn bị cho các em năng lực học tập suốt đời và phát triển cộng đồng.

Nội dung giáo dục

Nội dung học gắn bó chặt chẽ với đời sống hàng ngày của học sinh. Hệ thống kiến thức phù hợp, vừa sức với các em. Chú trọng kỹ năng thực hành vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn.

Phương pháp dạy học

Phương pháp dạy học chú ý phát triển tính sáng tạo, trải nghiệm thực tiễn. Giáo viên là người tổ chức cho học sinh hoạt động để khám phá chiếm lĩnh các kiến thức và kỹ năng mới. Cách thức dạy học mà giáo viên tổ chức, hướng dẫn, hỗ trợ, khuyến khích học sinh nhằm tạo cơ hội cho học sinh được học theo cách tự mình tìm tòi, khám phá các kiến thức và các kỹ năng mới được gọi là phương pháp dạy học lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm. Như vậy, dạy học đã chuyển từ giảng dạy - ghi nhớ (theo cách dạy của mô hình trường học truyền thống) sang tổ chức của giáo viên – hoạt động của học sinh (theo cách dạy của mô hình trường học mới).

Đánh giá học sinh

Đánh giá thường xuyên quá trình học tập của học sinh. Các em tự đánh giá và tự chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mình. Đánh giá học sinh qua bài kiểm tra tiêu chuẩn, kết quả được công bố.

Mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng

Gia đình và cộng đồng phối hợp thường xuyên với nhà trường, hợp tác với giáo viên, giúp đỡ học sinh học tập một cách thiết thực.

Công tác quản lý nhà trường

Tăng quyền tự chủ cho nhà trường về tài chính và nhân sự. Trường tuyển dụng/sa thải giáo viên và phân bổ ngân sách. Quản lý giáo dục theo hướng dân chủ, thích ứng với vai trò mới của giáo viên và có chiến lược tập huấn, bồi dưỡng giáo viên mang tính hiệu quả, thực tế. Trường tiến hành đánh giá GV định kỳ và cho chính sách khuyến khích GV.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính toán chi phí đơn vị trong giáo dục tiểu học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục (Trang 48 - 50)