Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 79 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
79
Dung lượng
8,05 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y
ĐƯỜNG THỊ HỒNG VÂN
TÌNH HÌNH NHIỄM BỆNH CẦU TRÙNG VÀ
MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ MÁU Ở GÀ TÀU
TẠI TRẠI TƯ NHÂN BA HOÀNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ THÚ Y
Cần Thơ, Tháng 12/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y
TÌNH HÌNH NHIỄM BỆNH CẦU TRÙNG VÀ
MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ MÁU Ở GÀ TÀU
TẠI TRẠI TƯ NHÂN BA HOÀNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ THÚ Y
Giáo viên hướng dẩn
Sinh viên thực hiện
Th.s Nguyễn Phúc Khánh
Đường Thị Hồng Vân
MSSV LT11677
Lớp CN1167L1
Cần Thơ, Tháng 12/2013
2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y
Đề tài: Tình hình nhiễm bệnh cầu trùng gà, các chỉ tiêu sinh lý của gà tại trại
gà tư nhân Ba Hoàng thuộc quận Bình Thủy Thành Phố Cần Thơ.
Do sinh viên: ĐƯỜNG THỊ HỒNG VÂN thực hiện tại phòng thí nghiệm, Bộ
môn Thú y, Khoa Nông Nghiệp & Sinh học Ứng dụng, Trường Đại Học Cần
Thơ từ tháng 08/2013 đến tháng 12/2013.
Cần Thơ, ngày tháng
Duyệt Bộ Môn
năm 2013
Cần Thơ, ngày tháng
năm 2013
Duyệt Giáo viên hướng dẫn
Cần Thơ, ngày
tháng
năm 2013
Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƯD
i
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn đến
Gia đình là người đã sinh ra, nuôi dưỡng và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi
học tập theo con đường mà tôi đã chọn.
Quý thầy cô Bộ môn Thú y và Bộ môn Chăn nuôi Thú y đã cung cấp những
kiến thức quý báu trong quá trình tôi học tập. Thầy Nguyễn Phúc Khánh đã tận
tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình tôi làm đề tài.
Thầy Trần Ngọc Bích đã hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi có điều
kiện thực tập tại trại và hoàn thành đề tài.
Chủ trại-chú Nguyễn Văn Hoàng đã nhiệt tình hỗ trợ và giúp đỡ tôi trong quá
trình thực hiện đề tài.
Bạn Nguyễn Thanh Lâm và bạn Lưu Thị Hồng Loan đã cùng tôi gắn bó trong
suốt thời gian thực hiện đề tài.
Các thành viên của tập thể lớp Thú Y Liên Thông, các bạn đã giúp đỡ tôi, chia
sẽ với tôi trong quá trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người.
Đường Thị Hồng Vân
Lớp Thú y liên thông K37
ii
MỤC LỤC
KÍ DUYỆT………………………………………………………………i
LỜI CÁM ƠN…………………………………………………………..ii
MỤC LỤC……………………………………………………………...iii
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT………………………………………..vi
DANH SÁCH BẢNG………………………………………………….vii
DANH SÁCH HÌNH………………………………………………….viii
TÓM LƯỢC ............................................................................................. xi
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................... 1
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................... 2
2.1 Lịch sử nghiên cứu ............................................................................................. 2
2.1.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước ............................................................... 2
2.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................................ 3
2.2 Bệnh cầu trùng gà............................................................................................... 6
2.2.1 Giới thiệu bệnh cầu trùng gà ...................................................................... 6
2.2.2 Đặc điểm một số loài noãn nang cầu trùng gà ........................................... 6
2.2.3 Vòng đời .................................................................................................... 14
2.2.4 Dịch tể ....................................................................................................... 16
2.2.5 Thời gian nhiễm bệnh và phát bệnh cầu trùng ......................................... 16
2.2.6 Miễn dịch học bệnh cầu trùng gà .............................................................. 17
2.2.7 Cơ chế sinh bệnh ....................................................................................... 18
2.2.8 Con đường truyền lây ................................................................................ 18
2.2.9 Tính chuyên biệt của cầu trùng ................................................................. 19
2.2.10 Mối quan hệ giữa cầu trùng và các bệnh khác ....................................... 19
2.2.11 Chẩn đoán ............................................................................................... 19
2.2.12 Phòng bệnh ............................................................................................. 21
2.2.13 Điều trị .................................................................................................... 22
2.3 Sinh lý máu ...................................................................................................... 23
2.3.1 Định nghĩa................................................................................................. 23
2.3.2 Chức năng của máu .................................................................................. 23
2.3.3 Độ nhớt của máu ....................................................................................... 24
2.3.4 Tỷ trọng của máu ...................................................................................... 24
iii
2.3.5 Độ pH của máu ......................................................................................... 24
2.3.6 Khối lượng máu......................................................................................... 24
2.3.7 Thành phần của máu .................................................................................. 24
2.3.8 Một số hằng số sinh lý máu ở gà................................................................ 30
Chương 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM................ 31
3.1 Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 31
3.2 Phương tiện nghiên cứu ................................................................................... 31
3.2.1 Thời gian thực hiện đề tài: từ 08/2013 đến 12/2013 ................................. 31
3.2.2 Địa điểm tiến hành .................................................................................... 31
3.2.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 31
3.2.4 Phương tiện thí nghiệm ............................................................................. 31
3.3 Phương pháp dùng trong thí nghiệm ................................................................ 32
3.3.1 Cách lấy mẫu ............................................................................................ 32
3.3.2 Phương pháp kiểm tra phân tìm noãn nang của Willis............................. 33
3.3.3 Phương pháp xác định cường độ nhiễm noãn nang ................................. 34
3.3.4 Phương pháp đếm số lượng hồng cầu....................................................... 34
3.3.5 Phương pháp đếm bạch cầu ...................................................................... 35
3.3.6 phương pháp định lượng huyết sắc tố………………………………………..36
3.3.7 Phương pháp đo tỷ lệ huyết cầu ................................................................ 36
3.3.8 Phương pháp xác định chỉ số Wintrobe .................................................... 37
3.3.9 Phương pháp phân tích thống kê………………………………………………37
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................... 38
4.1 Tổng quan về tình hình chăn nuôi, thú y tại trại tư nhân Ba Hoàng ................ 38
4.1.1Chuồng trại ................................................................................................ 38
4.1.2 Chăm sóc nuôi dưỡng ............................................................................... 38
4.1.3 Công tác thú y ........................................................................................... 40
4.2 Tình hình nhiễm cầu trùng trên gà ................................................................... 42
4.3 Triệu chứng và bệnh tích của một số gà bị bệnh cầu trùng.............................. 44
4.4 Sinh lý máu của gà tàu vàng tại trại Ba Hoàng ................................................ 46
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................... 50
5.1 Kết luận ............................................................................................................ 50
5.2 Đề nghị ............................................................................................................. 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................... 51
iv
PHẦN PHỤ LỤC .................................................................................... 53
v
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Ý nghĩa
SMN
Số mẫu nhiễm
TLN
Tỷ lệ nhiễm
SMKT
Số mẫu kiểm tra
M.C.V
Mean Corpuscular Volume
M.C.H
Mean Corpuscular Hemoglobin
M.C.H.C
E.coli
Mean Corpusculas Hemoglobin
Concentration
Escherichia coli Italic
GOT
Glutamat Oxaloacetat Transaminase
CRD
Chronic Respiratory Disease
vi
DANH MỤC BẢNG
Tên bảng
Trang
Bảng 3.1
Một số hằng số sinh lý máu ở gà
30
Bảng 4.1
Qui trình phòng bệnh
40
Bảng 4.2
Tỷ lệ nhiễm cầu trùng gà theo từng giai đoạn tuổi
42
Bảng 4.3
Cường độ nhiễm cầu trùng theo từng giai đoạn tuổi
43
Bảng 4.4
So sánh các chỉ tiêu sinh lý máu của gà bình thường và gà
nhiễm bệnh cầu trùng
46
Bảng 4.5
So sánh các chỉ tiêu sinh lý máu của gà qua các giai đoạn tuổi
47
vii
DANH MỤC HÌNH
Tên hình
Trang
Hình 2.1
Cấu tạo cơ bản của noãn nang cầu trùng sinh bào tử
6
Hình 2.2
Vị trí kí sinh của Eimeria acervulina
7
Hình 2.3
Ruột dầy ướt và có đốm trắng
7
Hình 2.4
Ruột nhiễm Eimeria acervulina
8
Hình 2.5
Vị trí ký sinh của Eimeria acervulina
8
Hình 2.6
Ruột nhiễm Eimeria brunetti nặng
8
Hình 2.7
Xuất huyết điểm Eimeria maxima
9
Hình 2.8
Ruột chứa cục máu đông
9
Hình 2.9
Vị trí kí sinh của Eimeria maxima
9
Hình 2.10
Ruột non Eimeria maxima
9
Hình 2.11
Ruột nhiễm Eimeria necatrix
10
Hình 2.12
Vị trí ký sinh của Eimeria necatrix
10
Hình 2.13
Ruột nhiễm Eimeria necatrix
10
Hình 2.14
Manh tràng nhiễm Eimeria tenella
11
Hình 2.15
Vị trí kí sinh Eimeria tenella
11
Hình 2.16
Manh tràng nhiễm Eimeria tenella
12
Hình 2.17
Tổng hợp vị trí kí sinh của noãn nang cầu trùng gà
13
Hình 2.18
Vòng đời phát triển của cẩu trùng ở gia cầm
15
viii
Hình 2.19
Hình hồng cầu gà tàu
25
Hình 2.20
Hình các loại bạch cầu
23
Hình 3.1
Mẫu phân gà
32
Hình 3.2
Thùng trữ mẫu
33
Hình 3.3
Phương pháp phù nổi của Villis
34
Hình 4.1
Tổng quan chuồng trại
38
Hình 4.2
Lồng úm gà con
39
Hình 4.3
Gà ủ rủ, xà cánh
44
Hình 4.4
Phân có máu
45
Hình 4.5
Phân sáp
45
Hình 4.6
Ruột non có chất dịch
45
Hình 4.7
Thành ruột dày và xuất huyết
45
Hình 4.8
Manh tràng phình to chứa phân sáp
45
Hình 4.9
Ruột non căng phồng
45
Hình 1
Ống vi ti mao dẫn
53
Hình 2
Kính hiển vi
53
Hình 3
Máy hematocrit
53
Hình 4
Dụng cụ đo huyết sắc tố
53
Hình 5
Ống nghiệm chứa máu
53
ix
Hình 6
Noãn nang cầu trùng dưới kính hiển vi
54
Hình 7
Hồng cầu dưới kính hiển vi
54
x
TÓM LƯỢC
Từ kết quả thực hiện đề tài, chúng tôi có một số kết luận về tình hình
nhiễm cầu trùng và những thay đổi về chỉ tiêu sinh lý máu khi gà bệnh tại trại
gà tư nhân thuộc quận Bình Thủy, Thành Phố Cần Thơ như sau:
Tỷ lệ nhiễm cầu trùng trên đàn gà là: gà dưới 1 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm là
26%, gà từ 1-2 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm là 40,3%, gà trên 2 tháng tuổi tỷ lệ
nhiễm là 42,5%.
Trong đó, tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở gà dưới 1 tháng tuổi là 10%, kế đến là gà 12 tháng tuổi chiếm 27,40% và cao nhất là gà trên 2 tháng tuổi chiếm 27,80%.
Gà có thể nhiễm cùng lúc nhiều loài cầu trùng, thời gian nuôi càng lâu số loài
nhiễm trên một cá thể càng tăng lên.
Nhìn chung, gà nhiễm cầu trùng ở mức 1(+) là phổ biến nhất. Cùng với
sự tăng lên của tỷ lệ nhiễm thì cường độ nhiễm ở mức cao cũng tăng lên.
Gà bệnh cầu trùng có biểu hiện: ủ rủ, ít vận động, uống nhiều nước,
cánh sã, gà đi phân có màng nhày, có bọt, có máu, phân sáp nâu, hậu môn dính
đầy phân, niêm mạc tái.
Nhìn chung khi gà bị nhiễm bệnh cầu trùng thì các chỉ tiêu sinh lý có sự
thay đổi. Về chỉ tiêu hồng cầu giảm so với bình thường (bình thường
2,82±0,67, bệnh 2,22±0,65). Đối với các chỉ tiêu về bạch cầu, tỷ lệ huyết cầu,
hàm lượng hematocrit tăng lên. Bạch cầu (bình thường 24,50±7,88, bệnh
82,57±16,74), tỷ lệ huyết sắc tố (bình thường 11,04±1,47, bệnh 12,46±1,62),
hàm lượng hematocrit (bình thường 26,93±2,91, bệnh 33,60±4,48).
xi
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay ở Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới, ngành chăn
nuôi theo hướng công nghiệp hóa đang phát triển mạnh mẽ. Trong đó chăn nuôi
gà được nhiều người quan tâm đến. Nó không chỉ phục vụ về thực phẩm cho bữa
ăn hằng ngày mà còn mang tính chất hàng hóa phục vụ kinh doanh đem lại thu
nhập cho nhà chăn nuôi. Để việc chăn nuôi gà đạt lợi nhuận cao chúng ta cần đặc
biệt quan tâm đến việc bảo vệ sức khỏe cho đàn gà. Đặc biệt là những bệnh
truyền nhiễm và kí sinh trùng: như dịch tả, gumboro, hô hấp mãn tính, cầu trùng,
E.coli,…
Một trong những bệnh ảnh hưởng nhiều đến đàn gà đó là bệnh cầu trùng, một
bệnh kí sinh trùng rất quan trọng, nó lưu hành rộng rãi và phát triển mạnh mẽ.
Bệnh cầu trùng phân bố rộng khắp trên thế giới do 9 chủng Eimeria gây ra. Ở nước
ta, tỷ lệ nhiễm cầu trùng tại các trại gà từ 4-100%, tỷ lệ nhiễm trung bình từ 3050%, tùy vào từng cơ sở chăn nuôi, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thú y,
giống gà, lứa tuổi. Tỷ lệ chết dao động từ 5- 15% (Nguyễn Hữu Hưng, 2008).
Mặc dù tỷ lệ chết do bệnh cầu trùng gây ra không cao (5-15%) như bệnh truyền
nhiễm nhưng bệnh cầu trùng gián tiếp gây thiệt hại về kinh tế trên đàn gà được thể
hiện thông qua các đặc điểm: số gà còi trong đàn tăng, tiêu tốn thức ăn cao, tỷ lệ đẻ
giảm, tỷ lệ chết cao, kế phát những bệnh truyền nhiễm khác như dịch tả, gumboro,
E.coli..... Ngoài ra bệnh cầu trùng còn gây mất máu nghiêm trọng (xuất huyết ở
ruột) dẫn đến sức đề kháng của đàn gà giảm xuống tạo điều kiện thuận lợi cho các
bệnh khác xâm nhập. Vì vậy, trong chăn nuôi gà việc phòng và chữa bệnh cầu
trùng là một vấn đề quan trọng.
Được sự đồng ý của Bộ môn Thú y Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng,
Trường Đại học Cần Thơ chúng tôi thực hiện đề tài “ Tình hình nhiễm bệnh cầu
trùng và chỉ tiêu sinh lý máu trên đàn gà tại trại gà tư nhân Ba Hoàng thuộc quận
Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ”với mục tiêu:
- Xác định tình hình nhiễm cầu trùng qua các lứa tuổi
- Xác định cường độ nhiễm cầu trùng qua các lứa tuổi
- Xác định một số chỉ tiêu sinh lý máu trong trường hợp gà bệnh và gà khỏe
1
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Lịch sử nghiên cứu
2.1.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Năm 1632 Luvenhuch đã phát hiện ra bệnh cầu trùng.
Năm 1865 Stieda và Lindmann phân lập được căn nguyên bệnh cầu trùng
xảy ra do hai giống là Eimeria và Isospora gây bệnh chủ yếu trên gia súc, gia cầm
nên cũng có khá nhiều tác giả cho rằng nếu gọi là Coccidiosis thì chung chung
quá, do đó họ đề nghị gọi tên bệnh phải do chính giống cầu trùng đó gây ra. Nếu
bệnh do Eimeria gây ra thì có tên là Eimeriosis và nếu do Isospora thì có tên là
Isosporosis (Lê Văn Năm, 2003).
Năm 1891 loài Eimeria tenella gây bệnh cầu trùng ở manh tràng của gà con
đã được Railliet và Lucet định danh.
Minchin, 1903 chứng minh họ Eimeriidae có vòng đời trực tiếp các quá
trình merogony, gamogony và tạo thành ocysts xảy ra bên trong cơ thể.
Leger và Duboscq, 1910 cho rằng bộ Eucoccidiorida chứa những chủng mà
tất cả đều trải qua merogony (sinh sản vô tính), gamogony (sinh sản hữu tính) và
tạo sporogony trong vòng đời.
http://bioglogy.unm.edu/biology/coccidia/eimeriabiol.html).
Perard, 1925 đã chứng minh, noãn nang cầu trùng tiếp tục sinh bào tử sau
nhiều ngày tiếp xúc với các dung dịch formol 5%, kali permanganate 1%, acid
sulfuric, acid chlohyric 10%, nước javel 20%, nước vôi.
Johnson, 1927 đã kết luận là miễn dịch ở gà chỉ phát sinh sau khi chúng
nhiễm trùng lần thứ hai và ông là người đầu tiên nêu ý kiến về tính miễn dịch đặc
hiệu trong bệnh cầu trùng.
Tyzzer, 1929 đã tìm được các loài cầu trùng gây bệnh ở gà gồm: Eimeria
tenella, Eimeria acervulina, Eimeria maxima, Eimeria mitis và đã chứng minh
được bằng thực nghiệm rằng miễn dịch trong bệnh cầu trùng gà chỉ có thể có với
loài cầu trùng gây bệnh lần đầu.
Tuzzer, 1929 đã xác định rằng miễn dịch tạo ra tương đối bền vững đối với
loài cầu trùng khi các giai đoạn phát triển của chúng tiến triển và xâm nhập sâu
trong mô bào và miễn dịch kém bền vững khi các giai đoạn của chúng phát triển
trong lớp biểu bì niêm mạc ruột.
2
Herrich- Holmes, 1936 cho gà con thuộc nhiều lứa tuổi nuốt noãn nang của
Eimeria tenella kết quả thu được: gà con rất dị cảm trong 3 tháng đầu nhưng sau
3 tháng thì nhiễm bệnh nhưng chống đở được, chỉ chết một số (Trịnh Văn Thịnh
và Đỗ Dương Thái, 1982).
Koskina, 1940 đã theo dõi thấy gà con 60 ngày tuổi sau khi khỏi bệnh cầu
trùng chỉ cân nặng 400gram, trong khi gà khỏe cùng lứa tuổi đạt 535gram (Phạm
Sỹ Lăng và Phan Địch Lân, 2002).
Kogan, 1959 cho rằng noãn nang cầu trùng có thể giữ được khả năng gây
bệnh sau 5 tháng. Đem sấy khô ở nhiệt độ 40 0C sau 4 ngày, giữ trong điều kiện
thiếu không khí được 30 ngày (Lê Hồng Mận và Phương Song Liên, 1999).
Rose, 1984 tiến hành so sánh mức độ tạo miễn dịch giữa gà con và gà
trưởng thành. Kết quả là gà trưởng thành tạo miễn dịch cao hơn gà con (Trịnh
Văn Thịnh và Đỗ Dương Thái, 1982).
1952- 1992 đã sản xuất được 6 loại vaccine phòng bệnh cầu trùng trên gà như:
Coccivac (Mỹ), Immucox (Canada), VAC (Mỹ), Paracox (Anh)...
1993, Stucki-Braun-Roditi thử nghiệm dùng phương pháp PCR- 5s rRNA
nhận ra Eimeria tenella (J. Eckert et al, 1995).
2.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở nước ta, bệnh cầu trùng trở nên phổ biến từ khi phát triển gà công nghiệp
(1965) và nhập một số gà cao sản giống trứng và giống thịt nước ngoài. Theo
đánh giá của các chuyên gia thú y, gà con từ mới nở đến 8 tuần tuổi bị bệnh cầu
trùng và chết khoảng 5-10% tại các xí nghiệp nuôi gà công nghiệp (Phạm Sĩ Lăng
và Phan Địch Lân, 2002)
Bệnh cầu trùng gà là một trong những bệnh gây nhiều tổn thất kinh tế cho
ngành chăn nuôi ở nước ta (Dương Công Thuận, 1973)
Năm loài cầu trùng được phát hiện ở miền Nam: Eimeria tenela, Eimeria
brunetti, Eimeria necatrix, Eimeria maxima, Eimeria acervulina (Nguyễn Hữu
Hưng, 2008, Vũ Đình Chính, 1977).
Dương Công Thuận, 1978 đã xác định được 5 loài cầu trùng kí sinh trên đàn
gà ở một số cơ sở chăn nuôi gà công nghiệp ở miền Bắc nước ta: Eimeria tenella,
Eimeria brunetti, Eimeria necatrix, Eimeria maxima, Eimeria acervulina. Những
kết quả điều tra của Phạm Hùng (1978) tại thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Sông Bé,
tỉnh Đồng Nai, cho thấy có 8 loài cầu trùng kí sinh ở gà: Eimeria tenella, Eimeria
brunetti, Eimeria necatrix, Eimeria maxima, Eimeria acervulina, Eimeria mitis,
Eimeria mivati (Trịnh Văn Thịnh và Đỗ Dương Thái, 1982).
3
Năm 1980, Lăng Ngọc Lệ và Đỗ Thị Bạch Tuyết đã điều tra phân loại cầu
trùng gà tại khoa chăn nuôi thú y, trường Đại Học Cần Thơ tìm được 4 loài cầu
trùng gây bệnh: Eimeria tenella, Eimeria necatrix, Eimeria mitis, Eimeria
maxima (Trích dẫn Lê Thị Bé Hai, 2008).
Trần Thị Cẩm Vân, 1998 đã tiến hành so sánh hai qui trình phòng bệnh cầu
trùng trên gà Nagoya ở Nông Trường Sông Hậu, Cần Thơ bằng các loại thuốc
cosxistac 12%, Avatec, D.O.T 250, ESB3. Kết quả là cả hai qui trình phòng ngừa
liên tục và thay đổi đều có tác dụng tốt. Các loại thuốc coxistac 12%, Avatec,
D.O.T 250, ESB3 đều cho tác dụng tốt đối với việc phòng bệnh cầu trùng. Sử
dụng D.O.T 250 chi phí thấp nhất so với các loại thuốc khác.
Bạch Mạnh Điều và Phan Lạc,1996 tiến hành nghiên cứu các loài cầu trùng
gây nhiễm trên gà và chế vaccine phòng bệnh tại các huyện phụ cận Hà Nội và
các tỉnh phía Bắc. Kết quả: 3 loài cầu trùng nhiễm cao nhất phải đặc biệt chú ý là:
Eimeria tenella, Eimeria maxima, Eimeria mitis. Gà nhiễm cầu trùng cao nhất ở
giai đoạn 3-6 tuần tuổi, phải chủ động tăng cường phòng bệnh cầu trùng gà trước
và trong giai đoạn này.
Nguyễn Thị Kim Lan, 2000 đã nghiên cứu tình hình nhiễm cầu trùng trong
đàn gà nuôi gia đình ở tỉnh Thái Nguyên. Kết quả gà nhiễm cầu trùng phổ biến
trong giai đoạn 15 ngày tuổi đến 2 tháng tuổi. Gà hơn 2 tháng tuổi nhiễm cầu
trùng là 45,3%. Gà hơn 6 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm là 37,6%. Gà công nghiệp tỷ lệ
nhiễm cầu trùng 66,1%, cao hơn so với gà ta (53,5%) và gà lai (57%). Sử dụng 4
loại thuốc phòng trị: Rigecocci, Cocci- stop, ESB3, Anticocci kết quả của 4 loại
thuốc có hiệu quả rất tốt 90-93,75%.
Phan Lục, Bạch Mạnh Điều, Phan Tuấn Dũng, 2003 đã tiến hành điều tra
tình hình nhiễm cầu trùng gà ở các lứa tuổi thu được kết quả như sau: gà dưới 2
tháng tuổi tỷ lệ nhiễm là 29,00%, gà từ 2-4 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm là 26,66%, gà
trên 4 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm là 20,09%.
Để hạn chế tối đa tác hại do cầu trùng gây ra, tập thể các tác giả và viện chăn
nuôi đã tiến hành nghiên cứu sản xuất vaccine phòng bệnh cầu trùng cho gà. Các
nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nhiễm cầu trùng cao nhất giai đoạn 3- 5 tuần tuổi, gà
thả vườn ISA nhập vào nước ta nhiễm cao lúc 3-4 tuần tuổi, gà Lương Phượng
và gà Kabir nhiễm cao lúc 4-5 tuần tuổi. Có 4 loài cầu trùng thường xuyên gây
bệnh, cường độ gây bệnh từ cao đến thấp là Eimeria tenella, Eimeria maxima,
Eimeria acervulina và Eimeria mitis. Kết quả kiểm tra khả năng được bảo vệ của
gà sau khi sử dụng vaccine để phòng bệnh cho thấy 10 ngày sau khi sử dụng
4
vaccine (lúc gà 16 ngày tuổi) thì gà ở các lô thí nghiệm đều không bị chết còn gà
ở lô đối chứng tỷ lệ chết tới 94-96%.
Phạm Ngọc Uyển và Lê Văn Liễn, 1985 nghiên cứu về chỉ tiêu sinh lý liên
quan đến khả năng tự nhiên của gà Ri và gà Tè có các chỉ số sinh lý máu: số
lượng hồng cầu, bạch cầu, hàm lượng Hemoglobin tương tự với gà thịt lông màu
Tam Hoàng, Kabir, riêng gà Hmông các chỉ số này cao hơn.
Nguyễn Quế Côi, ctv,1996 nguyên cứu về đặc điểm sinh trưởng và một số
chỉ tiêu sinh lý sinh hóa máu gà Ri, gà Đông Tảo lúc 8 tuần tuổi và lúc trưởng
thành. Kết quả cho thấy: hồng cầu của gà Ri và gà Hồ trưởng thành cao hơn hẵn
lúc 8 tuần tuổi ( 3,36; 2,8; 3,25 và 2,5 triệu/mm3). Gà Đông Hồ bạch cầu và GOT
gà trưởng thành cao hơn hẳn lúc 8 tuần tuổi (42,2; 34,56; 331; 293 ngàn/mm3)
GOT của gà Ri, gà Hồ trưởng thành thấp hơn hẳn GOT của gà Ri và gà Hồ lúc 8
tuần tuổi (230 và 270; 284 và 271). Cả ba giống gà ở tuổi trưởng thành có GPT và
các chỉ số Albumin, Globulin thấp hơn lúc 8 tuần tuổi là hợp với quy luật sinh
trưởng và phát triển vì lúc 8 tuần tuổi gà có tốc độ sinh trưởng cao hơn lúc trưởng
thành.
Năm 2001, Nguyễn Duy Hoan và ctv theo dõi các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa
của giống gà Mèo ở giai đoạn 21 ngày tuổi, 42 ngày tuổi và giai đoạn trưởng
thành tại huyện Hồ An, Hà Quãng, Quảng Hòa (Cao Bằng). Kết quả cho thấy:
Hàm lượng hồng cầu và Hemoglobin tăng dần theo tuổi, phù hợp với quy luật
biến thiên chung của gia cầm , lúc thành thục (28-29 tuần) lượng hồng cầu đạt
3,07 triệu/ml và Hemoglobin: 11,13g% tượng tự với các giống gà nội khác kết
quả phân tích bạch cầu cho thấy : bạch cầu tổng số tăng từ 26,17 ngàn/ml ở 21
ngày lên 29,17 ngàn/ml lúc thành thục, kết quả này phù hợp với nhiều tài liệu
trong và ngoài nước: Trịnh Xuân Cư (1997), bạch cầu ở gà ác 32,44 ngàn/ml, gà
Hồ 33,64 ngàn/ml. Trịnh Hiến Hẳng (1995) bạch cầu ở gà 30 ngàn/ml, Nikintin
V.N (1978) ở gà trưởng thành bạch cầu tổng số là 30 ngàn/ml.
2.2 Bệnh cầu trùng gà
2.2.1 Giới thiệu bệnh cầu trùng gà
Bệnh cầu trùng gà do nguyên sinh động vật thuộc ngành Protozoa lớp
Sporozoa bộ Coccidia họ Eimeriidae giống Eimeria gây ra. Cầu trùng là bệnh
phổ biến nhất và quan trọng ở gia cầm nuôi. Bệnh mở đường cho các bệnh khác
tấn công. Cầu trùng kí sinh ở tế bào biểu mô ruột, gây tổn thương biểu mô, ảnh
hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất. Gà bệnh cầu trùng mất nước,
mất máu, tăng mẫn cảm với những bệnh khác. Bệnh xảy ra nhiều ở gà con 10- 90
ngày, với biểu hiện tiêu chảy phân lẫn máu, tỷ lệ chết cao. Miễn dịch nhanh
5
chóng được tạo thành sau khi nhiễm bệnh. Cầu trùng ở gia cầm không tạo được
miễn dịch chéo giữa các loài Eimeria khác. Vòng đời cầu trùng ngắn, trực tiếp và
khả năng sinh sản cao làm bệnh phát tán nhanh (Calnek, ctv, 1997). Ở gia cầm
trưởng thành thường không biểu hiện rõ triệu chứng bệnh, là thể mang trùng bài
thải noãn nang.
2.2.2 Đặc điểm một số loài noãn nang cầu trùng gà
Cấu tạo chung của noãn nang
Lỗ noãn
Nắp lỗ noãn
Thể cặn bào tử
Kén hợp tử
Túi bào tử
Thoi trùng với hạt nhân
Hình 2.1: cấu tạo cơ bản của noãn nang cầu trùng sinh bào tử
http://www.saxonet.de/coccidia/oocyst.htm
Đặc điểm từng loài noãn nang cầu trùng ký sinh trên gà.
Bệnh cầu trùng gà do 9 loài cầu trùng gây ra.
Eimeria acervulia
Noãn nang hình trứng, võ nhẵn, không màu, có hai lớp vỏ, không có
micropile, có một hạt cực, không có thể cặn. Kích thước của noãn nang là 12-13 x
9-17µm, trung bình 16-18 x 13-15µm. Thời gian sinh bào tử nang ở môi trường
bên ngoài là 24 giờ, thời gian nung bệnh là 97 giờ, kí sinh ở tế bào biểu mô, đoạn
đầu của ruột non (Nguyễn Hữu Hưng, 2010).
6
Độc lực: Eimeria acervulina là loài có độc lực không mạnh (so với Eimeria
tenella và Eimeria necatrix) nhưng cũng có khả năng gây bệnh nghiêm trọng và
thỉnh thoảng gây chết gia cầm. Eimeria acervulina làm giảm sự tiêu tốn thức ăn
(gây tiêu chảy sau 3 ngày nhiễm trùng), giảm sự tiêu hóa hấp thu và sử dụng chất
dinh dưỡng. Nó được xem là đầu mối để thúc đẩy việc thành lập Clostridium
perfringens. Miễn dịch chống lại loài này rất chậm.
(www Baycox.es/73/Eimeria_acervulina.htm)
Bệnh tích: bệnh nhẹ thì bệnh tích giới hạn ở quai tá tràng và tổn thương rất
đặc trưng, rất ít đốm trắng. Bệnh nặng có nhiều đốm trắng và có một lớp mảng
hình bầu dục nằm khắp nơi trên bề mặt ruột non. Niêm mạc ruột dầy ướt và bóng
dịch nhầy.
Hình 2.2: vị trí kí sinh của Eimeria acervulia Hình 2.3: ruột dầy ướt và có đốm trắng
Eimeria brunetti
Noãn nang hình trứng hoặc elip, vỏ nhẳn, không màu, không micropile, kích
thước 13-34 x12-26µm, trung bình 23-25x19-20µm. Thời gian hình thành bào tử
nang ở môi trường bên ngoài là 18-48 giờ. Thời gian nung bệnh là 5 ngày. Kí
sinh ở phần cuối ruột non, trực tràng, manh tràng và lỗ huyệt. Do đó dễ nhằm lẫn
với Eimeria tenella gây ra, bệnh tích ở vùng thấp hơn ruột non, trực tràng và phần
dưới của manh tràng.
Độc lực: cũng là loài có độc lực tương đối mạnh nhưng mức độ nghiêm
trọng ít hơn Eimeria tenella và Eimeria necatrix.
Eimeria brunetti gây tử vong ít, giảm tăng trọng chuyển hóa thức ăn giảm.
Nếu nhiễm 100.000-200.000 noãn nang tỉ lệ chết 10-30%, những con khỏi bệnh
có năng suất thấp.
7
Bệnh tích: nếu gia cầm bị nhiễm nhẹ niêm mạc ruột non nhợt nhạt, có thể
dày lên. Nếu gia cầm bị nhiễm nặng niêm mạc ruột non hoại tử và bong tróc.
Hình 2.4: Ruột nhiễm Eimeria brunetti
Hình 2.5: Vị trí ký sinh của Eimeria brunetti
Hình 2.6: Ruột nhiễm Eimeria brunetti nặng
Eimeria maxima
Noãn nang hình trứng hoặc bầu dục, vỏ sần sùi, màu vàng, có một micropile
(Lê Văn Năm, 2003), kích thước 2-42 x 16,5-29,5µm, trung bình 20,7 x 30,5µm.
Thời gian hình thành bào tử 30-48 giờ. Thời kỳ nung bệnh 5-6 ngày. Kí sinh ở
đoạn giữa và 1/ 2 đoạn cuối ruột non (Nguyễn Hữu Hưng, 2010).
Độc lực: Eimeria maxima có độc lực gây bệnh và ở mức trung bình. Nếu
nhiễm với 200.000 noãn nang dẫn đến tăng trọng giảm, tiêu phân lỏng và có thể
chết. Gà biếng ăn, gầy còm, niêm mạc tái, lông xơ xác do Eimeria maxima có ảnh
hưởng đến sự hấp thu sắc tố carotene và xanthophylls (Calnek và ctv, 1997).
Bệnh tích: có nhiều điểm trắng trên niêm mạc ruột, có thể nhìn thấy qua bề
mặt lớp thanh dịch (Nguyễn Xuân Bình và ctv, 2002). Thành ruột trương to và
dầy, xuất huyết, vi nhung mao có màu vàng nâu có nhiều dịch nhày màu hồng
8
hay vàng cam. Noãn nang và giao tử tồn tại trong vị trí bị tổn thương (Nguyễn
Hữu Hưng, 2008).
Hình 2.7: Xuất huyết điểm
Hình 2.8: Ruột chứa cục máu đông nhỏ
Hình 2.9: Vị trí kí sinh của Eimeria maxima Hình 2.10: Ruột non nhiễm Eimeriamaxima
(Nguồn http://www.animalhealth.bayer.com)
Eimeria necatrix
Noãn nang hình trứng hoặc hình cầu, vỏ nhẳn, không có micropile, kích
thước 12-29 x 11-24µm, trung bình 20 x 17µm. Thời gian hình thành bào tử 1848 giờ. Thời kỳ nung bệnh 6-7 ngày. Kí sinh ở 2/3 phía trên của ruột non
(Nguyễn Hữu Hưng, 2010).
Độc lực: có độc lực mạnh, là loài gây bệnh kí sinh gây bệnh ở ruột non
(Nguyễn Xuân Bình và ctv, 2002). Gà con sau khi mất bệnh có thể tạo miễn dịch.
9
Bệnh tích: tổn thương thường thấy ở ruột non đoạn giữa 2/3 phía trước, ruột
giữa hơi phình. Trên bề mặt ruột có những tiêu điểm nhỏ, màu trắng mờ, kiểm tra
dưới kính hiển vi sẽ thấy những khối lớn liệt nguyên bào (schizonts). Trường hợp
bệnh nghiêm trọng, thành ruột dày, nơi nhiễm bệnh trương to 2-2,5 lần đường
kính bình thường, lòng ruột non chứa đầy máu, niêm dịch
(http://www.merckvetmanual.com). Manh tràng ít bị tổn thương hơn, chứa nhiều
dịch nhày. Gia cầm thường chết sau khi có triệu chứng bệnh 7 ngày (Nguyễn Hữu
Hưng, 2008). Gia cầm không uống nước, yếu, hay đứng, cánh xà, mắt nhắm lại.
Hình 2.11: Ruột nhiễm Eimeria necatrix Hình 2.12: Vị trí ký sinh của Eimeria necatrix
Hình 2.13: Ruột nhiễm Eimeria necatrix
(Nguồn http://www.animalhealth.bayer.com)
10
Eimeria tenella
Noãn nang hình trứng, vỏ nhẳn, không màu, sáng, không micropile, kích
thước 19-26 x 16-23µm, trung bình 23 x 19µm. Thời gian hình thành bào tử 1824 giờ (Janssen Pharmaceutica). Thời kỳ nung bệnh 4 ngày (Phạm Sĩ Lăng, Phan
Địch Lân, 2002). Kí sinh ở manh tràng. Thường xảy ra với gà 3-4 tuần tuổi.
Độc lực: là loài gây bệnh nặng nhất ở gia cầm, gây thiệt hại nhiều nhất. Tỉ lệ
chết từ 20-30 %, có trường hợp cao hơn (Lê Hồng Mận và Phương Song Liên,
1999).
Triệu chứng: phụ thuộc vào số lượng noãn nang được nuốt vào cơ thể mà gà
có sự biểu hiện triệu chứng lâm sàng, gà bị nhiễm cầu trùng trùng thể hiện triệu
chứng lâm sàng chỉ sau một thời gian ngắn (không quá 72 giờ). Gia cầm nhiều
tháng tuổi hơn có sức đề kháng với bệnh cầu trùng hơn. Bệnh gây tiêu chảy, phân
có máu, 4 ngày sau khi nhiễm gà ít ăn, mệt, yếu nhưng vẫn uống nước, xuất huyết
nặng nhất ở 5-6 ngày sau nhiễm. Bệnh cầu trùng có thể tự khỏi nếu gia cầm có
thể qua khỏi ngày 8-9 sau khi nhiễm (Nguyễn Hữu Hưng, 2010).
Bệnh tích: thường gây bệnh ở dạng cấp tính. Niêm mạc manh tràng tổn
thương nặng, xuất huyết lấm chấm thành từng đám, có những đốm mủ, bã đậu
kèm máu. Có nhiều điểm hoại tử trắng vàng bằng đầu đinh ghim. Gà bệnh thường
đi phân đỏ (có máu) hoặc sáp nâu, ủ rủ, niêm mạc tái, vách manh tràng dày niêm
mạc tróc ra khỏi ruột.
Hình 2.14: Manh tràng nhiễm Eimeria tenella
tenella
11
Hình 2.15: Vị trí kí sinh của Eimeria
Hình 2.16: Manh tràng nhiễm Eimeria tenella
(Nguồn http://www.animalhealth.bayer.com)
Eimeria praecox
Noãn nang hình trứng, vỏ nhẳn, vách không màu, không có micropile, kích
thước 19,8-24,7 x 15,7-19,8µm, trung bình 17,1 x 21,3µm. Thời gian hình thành
bào tử 24-36 giờ (Lê Văn Năm, 2003). Thời kỳ nung bệnh 3-4 ngày. Kí sinh ở 1/3
phía trên ruột non.
Độc lực: loài Eimeria praecox ít gây bệnh (Nguyễn Hữu Hưng, 2008).
Bệnh tích: không gây ra bệnh tích đặc biệt
(http://www.merckvetmanual.com).
Eimeria mitis
Noãn nang hình cầu, vỏ nhẳn, vách vỏ không màu, không có micropile, kích
thước 10-21 x 9-18,0µm, trung bình 16 x 13-16µm. Thời gian hình thành bào tử
18-48 giờ. Thời kỳ nung bệnh 4-5 ngày, kí sinh ở tất các ruột non nhưng thường
thấy ở phần đầu và phần manh tràng (Nguyễn Hữu Hưng, 2010).
Độc lực: ít gây bệnh (Nguyễn Xuân Bình, ctv, 2002).
Bệnh tích: Eimeria mitis không gây ra bệnh tích đặc trưng, tổn thương nhẹ vì
Eimeria mitis không xâm nhập sâu vào biểu mô, schizonts và giao tử
(gametocytes) nằm trên bề mặt màng nhầy. Nếu nhiễm 1.000.000-1.500.000 noãn
nang sẽ làm giảm tăng trọng, mất sắc tố và có thể chết (Calnek, ctv, 1997).
Eimeria mivati
12
Noãn nang có hình elip và hình trứng, vỏ nhẳn, vách không màu, có
micropile, kích thước 11,1-19,9 x 10,5-16,2µm, trung bình 15,6-13,4 µm. Thời
gian hình thành bào tử 18-24 giờ. Thời gian nung bệnh 4-5 ngày. Kí sinh từ quai
tá tràng đến manh tràng (Calnek và ctv, 1997).
Độc lực: gây bệnh nặng hơn Eimeria acervulina nhưng cũng là loài gây
bệnh nhẹ. Tỷ lệ tử vong không quá 10% (Nguyễn Hữu Hưng, 2008).
Bệnh tích: thường thấy ở tá tràng và đoạn sau ruột non, làm ruột non dày và
viêm cata, ít khi xuất huyết (Nguyễn Hữu Hưng, 2010). Nếu nhiễm với 1.000.000
noãn nang làm giảm tăng trọng và có thể chết.
Eimeria hagani
Eimeria hagani hiếm gặp. Noãn nang hình trứng, vỏ nhẳn, không có micropile,
kích thước 15,8-20,9 x 14,3-19,5µm, trung bình 19,1 x 17,6µm. Thời gian hình
thành bào tử 18-24 giờ. Thời kì nung bệnh 6-7 ngày. Kí sinh 1/2 đoạn đầu ruột
non.
Độc lực: loài này gây bệnh nhẹ (Nguyễn Hữu Hưng, 2010).
Bệnh tích: gây tổn thương tá tràng, xuất huyết có nhiều dạng và kích thước
khác nhau, viêm cata (Lê Hổng Mận và Phương Song Liên, 1999).
Hình 2.17: Tổng hợp vị trí kí sinh của noãn
nang cầu trùng gà
(Nguồn http://www.thepoultrysite.com)
13
2.2.3 Vòng đời
Chu kỳ sinh trưởng của cầu trùng trải qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: sinh sản vô tính
Giai đoạn 2: sinh sản hữu tính
Giai đoạn 3: hình thành bào tử
Giai đoạn 1-2 xảy ra trong tế bào biểu bì vật chủ, giai đoạn 3 xảy ra ở môi
trường bên ngoài.
Giai đoạn 1: sinh sản vô tính
Sau khi gia cầm ăn uống phải các bào tử nang cầu trùng (sporocyst), dưới
tác dụng của dịch dạ dày, ruột, mật, vỏ cứng của bào tử nang pha vỡ và bốn bào
tử cầu trùng (sporozoite) được giải phóng và chui vào các tế bào biểu bì để ký
sinh.
Trong mỗi bào tử hình thành hai thể bào tử, chúng lớn lên rất nhanh có hình
bầu dục hoặc hình tròn và trở thành thể phân lập (schizont). Nhân của mỗi thể
phân lập tự chia đôi làm nhiều lần để tạo ra các tế bào gồm nhiều nhân và được
gọi là thể phân lập thế hệ I.
Ngay bên trong thể phân lập thế hệ I, xung quanh mỗi nhân các nguyên sinh
chất xuất hiện và bao quanh để hình thành dạng ký sinh trùng nhỏ hình bầu dục
và dưới kính hiển vi ta có cảm giác như quả nhân chính bị gián đoạn, lúc này
chúng được gọi là Merozoit hay là thể phân lập trung gian. Với sự lớn lên của
mỗi Merozoit của thể phân lập thế hệ I chúng phá tung tế bào biểu bì nơi chúng
khu trú và giải phóng ra rất nhiều Merozoit trưởng thành. Các Merozoit đó lập tức
lại thâm nhập ngay vào các tế bào biểu bì mới để tiếp tục phát triển và trở thành
thể phân lập thế hệ mới gọi là Sizont 2. Qúa trình sinh sản vô tính như vậy được
lập đi lập lại nhiều lần và tạo ra thể phân lập thế hệ 3, 4, 5...
Giai đoạn 2: sinh sản hữu tính
Từ thể phân lập cuối cùng biến thành các thể phân đoạn và thâm nhập vào
các tế bào biểu bì ký chủ để biến thành những thể sinh dưỡng và chúng phát triển
tạo nên các giao tử đực và cái. Giao tử cái được gọi là Macrogamet có nhân rất to,
ít chuyển động và có lỗ noãn. Giao tử đực được gọi là Mirogamet nhỏ hơn và
nhân của nó cũng nhỏ hơn, chúng chuyển động nhanh hơn nhờ có hai lông roi.
Qua lỗ noãn (Micropile) của giao tử cái, giao tử đực chui vào thực hiện thực hiện
thụ thai tạo ra hợp tử. Hợp tử được bọc bởi màng bọc và trở thành nang trứng
(Oocystis) có hình dạng bầu dục, hình tròn, hình quả trứng, quả lê, hoặc elip phụ
thuộc vào chủng loại cầu trùng. Đến đây các nang trứng rơi vào lòng ruột kết thúc
giai đoạn sinh sản hữu tính.
14
Giai đoạn 3: sinh sản ngoài cơ thể
Trong điều kiện môi trường bên ngoài khác với môi trường trong cơ thể ký
chủ, các noãn nang muốn tiếp tục duy trì sự sống phải thích nghi với điều kiện có
mặt của nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, không khí,...luôn thay đổi.
Điều thích ứng đầu tiên noãn nang phải tự bảo vệ bằng cách nhanh chóng
tạo ra được vỏ cứng, dày gồm 1-2 lớp với màu sắc khác nhau tùy vào chủng cầu
trùng. Sau đó một thời gian noãn nang hình thành 4 nguyên bào tử (Sporoblast)
có hình bầu dục, xung quanh mỗi nguyên bào tử lại được bọc một màng mỏng và
trở thành túi bào tử. Trong mỗi túi bào tử nhân của tế bào lại chia đôi về hai phía
được ngăn cách bởi một màng mỏng nữa để trở thành thể bào tử có hình lưỡi liềm
gọi là bào tử. (Lê Văn Năm, 2003).
Tế bào hạt nhân
Liệt phân lần II
Liệt phân lần III,IV
Liệt phân lần I
Sự xâm nhiễm
Bào tử nang
Bào tử nang bên ngoài môi trường ẫm
Hình 2.18: Vòng đời phát triển của cầu trùng ở gia cầm
http://amiciinsoliti.altervista.org/patologie/coccidi.html
15
2.2.4 Dịch tể
Bệnh cầu trùng có tính lây lan nhanh và thành dịch (Lê Văn Năm, 2003)
Bệnh cầu trùng ở gà rất phổ biến, sự giám định ở miền Nam và miền Bắc
nước Mỹ cho thấy cầu trùng tồn tại trong tất cả trại gà thịt (Calnek, 1997).Bệnh
thường xảy ra trong đàn gà độ tuổi 15-45 ngày (Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân,
2002).Các động vật non đang trong thời kỳ sinh trưởng mạnh dễ mắc bệnh và
bệnh phát triển nhanh hơn và nặng nề hơn so với động vật trưởng thành. Gà lớn là
nguồn gieo rắc mầm bệnh. Gà ốm và gà khỏi bệnh mang trùng là nguồn lây
nhiễm tiềm tàng lâu dài, nguy hiểm nhất.
Bệnh xảy ra ở gà nuôi công nghiệp hơn gà nuôi thả (Nguyễn Hữu Hưng,
2008).
Ngoài môi trường noãn nang cầu trùng tồn tại rất lâu. Theo Kogan, 1959 chúng
có thể giữ được khả năng gây bệnh sau 5 tháng. Đem sấy khô ở nhiệt độ 40 0C sau
4 ngày, giữ trong điều kiện thiếu không khí được 30 ngày (Lê Văn Năm, 2003).
Bệnh xảy ra quanh năm, nhưng xảy ra tập trung vào các mùa hoặc các tháng
có khí hậu nóng ẩm (mùa xuân và mùa thu). Thời kỳ này mưa nhiều, ẩm ướt là
điều kiện thuận lợi cho noãn nang cầu trùng tồn tại và phát tán mầm bệnh.
Chuồng nuôi và môi trường chăn nuôi bị ô nhiễm sẽ làm cho bệnh cầu trùng
gà tồn tại và lưu hành lâu dài. Chuồng trại chật chội, ẩm ướt, chất độn chồng để
quá lâu là yếu tố quan trọng gây nhiễm bệnh cho đàn gà.
Bệnh lây nhiễm chủ yếu là qua hệ thống tiêu hóa. Gà ăn phải noãn nang cảm
nhiễm lẫn trong thức ăn, nước uống, chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôi sẽ nhiễm
bệnh cầu trùng.
2.2.5 Thời gian nhiễm bệnh và phát bệnh cầu trùng
Thời gian nhiễm bệnh là thời điểm từ lúc gia cầm ăn uống phải bào tử nang
đến khi noãn nang được thải trở lại môi trường bên ngoài cơ thể và trở thành bào
tử nang. Thời gian nhiễm bệnh được chia thành 2 thời kỳ.
Thời kỳ tiền phát
Đây là khoảng thời gian được tính từ lúc ký chủ ăn uống phải bào tử nang
cho đến lúc chúng biến mất, ẩn vào cơ thể ký sinh tại một vùng hoặc một cơ quan
nào đó của cơ thể, tức là lúc không thấy những noãn nang này trong các chất chứa
của đường tiêu hóa. Thời kỳ này gọi là thời kỳ ủ bệnh.
Thời kỳ phát bệnh
Đây là khoảng thời gian từ khi không quan sát thấy các bào tử cầu trùng
trong đường ruột đến lúc có những biểu hiện bệnh với các triệu chứng lâm sàng,
bệnh tích điển hình. Tức là khi bệnh đang phát với các triệu chứng và bệnh tích rõ
16
nhất thì chúng ta lại thu được kết quả âm tính khi xét nghiệm phân. Vì vậy muốn
kết luận là bệnh cầu trùng chúng ta phải xem xét cấu trúc vi thể của các cấu trúc
niêm mạc nơi chúng khu trú và thấy ngay các giai đoạn phát triển của cầu trùng
trong các tế bào biểu bì.
Trong thực tế sản xuất thì nhiều trường hợp khi bệnh xuất hiện các triệu chứng
điển hình và khi làm xét nghiệm phân ta cũng thấy các noãn nang, đó là kết quả
của gia súc gia cầm bị tái nhiễm một cách thường xuyên, nhất là mầm bệnh đã có
số lượng lớn được thải ra ngoài và gia súc gia cầm mới ăn uống phải noãn nang
mới (Lê Văn Năm, 2003).
2.2.6 Miễn dịch học bệnh cầu trùng gà
Đối với động vật nhai lại sau khi đã khỏi bệnh, chúng có khả năng tạo được
miễn dịch đặc hiệu cho mỗi loài cầu trùng. Nhưng ở những động vật khác miễn
dịch bền vững do cầu trùng kích thích tạo ra chỉ xuất hiện đối với những chủng
cầu trùng kí sinh ở những tế bào nằm sâu trong thành ruột.
Ví dụ những chủng cầu trùng kí sinh trong các tế bào niêm mạc như:
Eimeria acervulina, Eimeria necatrix, Eimeria mitis không tạo được miễn dịch.
Trong khi chủng cầu trùng kí sinh trong các tế bào biểu bì nằm sâu trong lớp
mucus của thành ruột như: Eimeria tenella, Eimeria maxima, Eimeria praecox
mới có khả năng tạo được miễn dịch thật sự nhưng miễn dịch cũng không cao
lắm, không tồn tại được lâu.
Trong một số nguyên cứu cho thấy khi gà mắc phải cầu trùng xảy ra 2 quá
trình đáp ứng miễn dịch: miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể xảy ra mạnh mẽ.
Miễn dịch tế bào bắt đầu khi kén hợp tử vào ruột của vật chủ và bắt đầu sinh sản
vô tính. Miễn dịch dịch thể đóng vai trò quan trọng trong sự tạo ra kháng thể
chống lại mầm bệnh. Một số nghiên cứu cho thấy khi gà nhiễm cầu trùng IgA,
IgM, IgY xuất hiện trong huyết thanh, dịch niêm mạc với mức độ cao và khả
năng chống lại sự nhiễm trùng là tối thiểu. Sau 1 tuần tiêm kén hợp tử người ta đã
thấy sự lưu hành của IgY, IgA và nó duy trì mức độ cao trong 2 tháng. IgM trong
huyết thanh đã được tìm thấy ở 17 ngày sau khi nhiễm Eimeria tenella, IgA được
phát hiện sau 7 ngày nhiễm Eimeria tenella và Eimeria acervulina không tồn tại
trong nhiễm trùng thứ cấp. www.raymondlp@cbq.uclv.edu.cu)
Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu chế tạo vaccine chống bệnh cầu trùng, song
đến nay hiệu lực của các vaccine đó vẫn chưa thỏa mãn cho thực tế sản xuất và
kết quả là trong quá trình sử dụng vaccine có khi có hiệu quả, có khi đã dùng
vaccine nhưng bệnh vẫn nổ ra.
17
Đối với động vật trưởng thành có sức đề kháng tốt với bệnh cầu trùng là do
miễn dịch tự nhiên theo lứa tuổi kháng được cầu trùng. Tại chỗ các tế bào biểu bì
niêm mạc bị cầu trùng phá hủy trước đây nay được thay thế bằng lớp tế bào biểu
bì mới có khả năng kháng và chịu đựng được các tác động của cầu trùng (Lê Văn
Năm, 2003).
2.2.7 Cơ chế sinh bệnh
Cơ chế tác động có hại gây bệnh cho ký chủ xảy ra và phụ thuộc chủ yếu
vào số lượng cầu trùng, số các tế bào niêm mạc bị chúng kí sinh và phá hủy, chỉ
cần một noãn nang cầu trùng xâm nhập vào một tế bào biểu bì sau thời gian hai
tuần chúng đã sinh sôi, nảy nở lên tới hàng triệu và do vậy có hàng triệu tế bào
mới của ký chủ bị hủy hoại. Trên thực tế mỗi lần ký chủ không bị nhiễm bệnh bởi
1 bào tử nang mà có tới hàng trăm, hàng ngàn bào tử nang xâm nhập cùng một
lúc và với tốc độ sinh sản và phân chia nhanh thì sẽ có hàng triệu tế bào biểu bì bị
phá vỡ.
Giai đoạn sinh sản vô tính của cầu trùng xảy ra trong biểu mô ruột, sự sinh
sản quá nhanh làm hàng loạt tế bào biểu bì của vật chủ bị phá vỡ, protid bị chết
những mao mạch và mạch quản bị phá hủy, vách ruột bị tổn thương là điều kiện
thuận lợi cho vi khuẩn kế phát. Hệ vi khuẩn sinh mủ sẽ sinh sản làm nặng thêm
quá trình viêm ruột gây rối loạn chức năng hấp thu và vận động của ruột gây tiêu
chảy (Kolapxki và Paskin, 1980).
Quá trình sinh sản vô tính thứ 2 của Eimeria tenella và Eimeria necatrix
nằm sâu ở nhân biểu mô nên gây tổn thương nặng hơn. Tế bào biểu mô bề mặt bị
tróc ra, nhiều đám nhung mao bị phá hủy hoàn toàn thay vào đó là chất bả đậu lẫn
máu. Vật chất trong manh tràng chứa lượng lớn hồng cầu, tế bào hoại tử, các
mảnh tế bào và nhiều noãn (Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân, 2002).
Các tế bào niêm mạc nhất là niêm mạc ruột, sau khi bị phá hủy làm cho sức
đề kháng và tình trạng sức khỏe vật nuôi giãm đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi
cho hàng loạt các vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh như: E.coli, Salmonella,
Clostridium... Những tổn thương ở ruột làm giảm khả năng tiêu hóa cùng với hiện
tượng tiêu chảy mất nước, mất máu và những tác động của vi khuẩn cơ hội làm
đàn gà giảm tăng trọng, chậm lớn. Đó là nguyên nhân dẫn đến số gà tử vong cao,
tỷ lệ còi cọc lớn...(Lê Văn Năm, 2003).
2.2.8 Con đường truyền lây
Dưới các điều kiện thích hợp noãn nang có thể tồn tại trong cơ thể gà 18
tháng hoặc hơn. Phương thức truyền bệnh chủ yếu là đường tiêu hóa. Noãn nang
lan truyền từ gà này sang gà khác qua phân, thức ăn, giày dép, các thiết bị chăn
18
nuôi có lẫn mầm bệnh. Gà bệnh và gà khỏi bệnh đều có thể thải các noãn nang ra
môi trường bên ngoài (khóa huấn luyện bệnh gà lần thứ nhất, 1993).
Chuột, chó mèo, chim sẻ và một số côn trùng có thể mang mầm bệnh từ đàn
này sang đàn khác, từ chuồng này sang chuồng khác (Lê Văn Năm, 2003).
Kết quả khảo sát sự lưu hành mầm bệnh trên chất độn chuồng cho thấy chất
độn chuồng là nơi chứa noãn nang cao nhất, đất ngoài chuồng luôn tiềm tàng
noãn nang gây bệnh (Hội chăn nuôi Việt Nam, Hà Nội, 1999).
2.2.9 Tính chuyên biệt của cầu trùng
Tính chuyên biệt là sự thích nghi phức tạp, lâu dài của cầu trùng đối với ký
chủ hoặc cụ thể hơn đối với các cơ quan, các mô, các tổ chức nhất định phù hợp
cho sự tồn tại và phát triển của chúng.
Đối với Eimeria tính chuyên biệt đó thể hiện rất nghiêm ngặt và chỉ có thể
nhiễm và gây bệnh cho ký chủ mà chúng thích nghi trong quá trình phát triển.
Ví dụ cầu trùng thỏ chỉ ký sinh ở thỏ mà không gây bệnh cho loại gia súc
khác hoặc cầu trùng gà không gây bệnh cho gà tây và ngược lại, mặc dù trong
nhiều trường hợp căn nguyên giống nhau về cấu trúc, hình thái và kích thước.
Đặc tính chuyên biệt đó còn thể hiện ngay trong một cơ thể ký chủ, mỗi loại
cầu trùng chỉ khu trú tại một vùng, một cơ quan nhất định trong cơ thể ký chủ. Ví
dụ Eimeria tenella chỉ kí sinh và gây bệnh ở manh tràng của gà, trong khi đó
Eimeria acervulina chỉ kí sinh trong niêm mạc tá tràng.
Khi so sánh tính chuyên biệt giữa hai giống Eimeria và Isospora thì người ta
thấy Eimeria có tính chuyên biệt cao hơn (Lê Văn Năm, 2003).
2.2.10 Mối quan hệ giữa cầu trùng và các bệnh khác
Sự tổn thương và sự thay đổi các mô trong đường ruột tạo điều kiện cho các
vi khuẩn có hại xâm nhập. Bệnh cầu trùng làm ức chế sự miễn dịch đối với các
bệnh khác một cách nghiêm trọng.
Cầu trùng với CRD.
Cầu trùng với tụ huyết trùng.
Cầu trùng với Newcastle.
Cầu trùng với triệu chứng giảm hấp thu dinh dưỡng.
Cầu trùng với hội chứng giảm đẻ.
(Lê Văn Năm, 2003)
2.2.11 Chẩn đoán
a. Mổ khám
Dựa vào bệnh tích để chẩn đoán. Cần phân biệt các bệnh do virus, vi khuẩn.
Chẩn đoán dựa vào bệnh tích không cho kết quả chính xác loài cầu trùng gây
19
nhiễm. Loài Eimeria tenella và Eimeria necatrix gây nhiễm nặng nhất, sau đó đến
Eimeria brunetti, Eimeria acervulina, Eimeria mitis. Các loài Eimeria tenella và
Eimeria necatrix gây bệnh trên gà thấy triệu chứng phân có lẫn máu còn các loài
khác không có lẫn máu trong phân.
Ví dụ: khi mổ khám gà bị bệnh cầu trùng ta thấy manh tràng sưng to, bóng
bên trong chứa phân có lẫn máu. Còn bệnh đầu đen ở gà thì ta thấy manh tràng
dày lên và có giun kim.
b. Phương pháp phù nổi
Dùng phân để đánh giá mức độ nhiễm. Nếu phân có nhiều dịch nhày, có khi
có máu, tiêu chảy nặng là 4+.
Cần lấy phân bảo quản trong 2-4 % Potassium Bichromate quan sát từng giờ
để kiểm tra sự xuất hiện của sporocyst. Sau đó định loại theo khóa của Eckert,
(1995).
Mổ khám để quan sát những tổn thương của Eimeria gây ra. Dựa vào mức
độ tổn thương có thể biết được loài nào nhưng một số loài định vị ở nhiều vị trí
khác nhau trong các giai đoạn sinh sản vô tính. Hơn nữa nếu phân chia ruột cũng
chỉ có 5 đoạn: đầu ruột non, giữa, cuối, manh tràng và trực tràng. Dựa vào kết quả
xét nghiệm phân tìm Oocyst theo phương pháp phù nổi. Dựa vào kích thước của
oocyst, màu sắc định danh từng loài nhưng phương pháp này không được thông
dụng và khó xác định loài qua kích thước Oocyst. Mức độ nhiễm nặng hay nhẹ
cũng không xác định được vì khả năng gây bệnh của các loài khác nhau là khác
nhau, mỗi loài thải ra số lượng oocyst nhiều hay ít là không giống nhau.
c. Phương pháp cận lâm sàng
Thông thường 7-9 ngày sau khi nhiễm bệnh hầu như không thể phát hiện
noãn nang cầu trùng trong phân. Do đó chẩn đoán bệnh phải lấy ngay niêm mạc
hoặc vật chất tại các vùng có biến đổi để xem xét sự có mặt của thể phân lập
(shizonts thế hệ 1 hoặc 2) hoặc các nguyên bào tử trung gian (merozoite). Phương
pháp xét nghiệm phân sử dụng phổ biến là phương pháp của Fulerbor và Darling
(Lê Văn Năm, 2003)
Có thể dùng các phản ứng huyết thanh học để chẩn đoán như kỹ thuật phóng
xạ miễn dịch (Radio immunoassay), kỹ thuật khuếch tán phóng xạ (Radial
immuno diffusion), miễn dịch huỳnh quang (Immuno fluorescence), nhuộm màu
Sabin Feldman, ELISA và kỹ thuật Western Blot (Nguyễn Hữu Hưng, 2010).
Chẩn đoán phân biệt với một số bệnh tiêu chảy phân có máu
20
Tụ huyết trùng: trường hợp cấp tính cũng có phân đỏ có máu nhưng chết
nhanh và trên một tháng tuổi, mỡ vành tim xuất huyết nhưng không sưng manh
tràng.
Bệnh Gumboro: tốc độ chết nhanh 3-7 ngày, tỷ lệ chết cao, không sưng
manh tràng , mà sưng túi Fabricius.
Bệnh nhiễm độc nấm Aflatoxin: gan sưng và xuất huyết giai đoạn cấp tính,
sau có khối u trắng nổi sần sùi, không sưng manh tràng.
Bệnh bạch lỵ, phó thương hàn và E.coli có triệu chứng tiêu chảy phân trắng
như cầu trùng ruột non, ruột không sưng và trắng như cầu trùng. Dùng kháng sinh
Chloramphenicol, Chlotetrasol, Noedexin, Aclicoli B, Colistin,...bệnh sẽ giảm
ngay, còn đối với bệnh cầu trùng thì những loại thuốc này không có tác dụng
(Trần Trung Vĩnh và Nguyễn Mộng Giao, 2002).
2.2.12 Phòng bệnh
2.2.12.1Vệ sinh thú y
Chuồng trại phải khô ráo tránh ẩm ướt tạo điều kiện cho sự phát triển của
noãn nang cầu trùng. Vệ sinh máng ăn, máng uống.....hằng ngày.
Sau mỗi đợt nuôi, nên tổng vệ sinh chuồng trại dụng cụ chăn nuôi bằng
thuốc sát trùng và thay chất độn chuồng.
Nuôi gà cùng lứa tuổi, không nuôi với mật độ quá dầy.
Vệ sinh máng ăn máng uống hằng ngày.
Không nuôi mật độ quá dầy.
2.2.12.2. Phòng bằng thuốc
Trộn thuốc vào thức ăn hoặc nước uống định kì cho gà.
Từ 7-45 ngày tuổi: dùng thuốc ở liều phòng 3 ngày, nghỉ 3 ngày và lặp lại
cho đến khi gà được 45 ngày tuổi.
Từ 45-90 ngày tuổi: dùng thuốc 3 ngày, nghỉ 5-7 ngày và lặp lại cho đến khi
gà được 90 ngày tuổi.
Từ 90 ngày tuổi trở lên: mỗi tháng 1-2 đợt dùng thuốc phòng, mỗi đợt 3
ngày.
(Lê Văn Năm, 2003).
Một số thuốc có tác dụng phòng bệnh cầu trùng:
Rigecocin: trộn 1g/10 kg thức ăn. Dùng cho gà thịt và gà đẻ.
Anticoc: pha 1g/lít nước. Dùng cho gà thịt và gà hậu bị.
Amfurion: pha 6g/lít nước hoặc trộn 12,5g/10kg thức ăn. Dùng cho gà thịt,
hậu bị và gà đẻ.
Deccox: trộn 5g/10kg thức ăn. Dùng cho gà thịt, hậu bị và đẻ.
21
Coccibio: pha 1cc/lít nước. Dùng cho gà thịt và hậu bị.
Sulfaquinoxalin: pha 6g/lít nước. Dùng cho gà thịt và gà hậu bị.
2.2.12.3. Phòng bằng vaccine
Hiện nay có nhiều loại vaccine phòng bệnh cầu trùng như: Immucoc,
Avicoc, Coccivac type B, D, T, Paracox... Vaccine được cho uống lúc gà 7-8
ngày tuổi và lặp lại khi gà được 15-18 ngày tuổi. Tất cả những vaccine trên đều là
vaccine nhược độc kháng nguyên của 3 chủng cầu trùng: Eimeria tenella,
Eimeria necatrix, Eimeria maxima. Do vậy, vaccine chỉ phòng được bệnh cầu
trùng do 3 chủng đó gây ra. Các chủng còn lại không tạo được miễn dịch thực sự.
2.2.13 Điều trị
Khi phát hiện gà bệnh cầu trùng cần dùng thuốc điều trị. Khi điều trị không
nên dùng nhiều loại thuốc và không dùng thuốc cùng cơ chế tác động. Trường
hợp khi Eimeria quen thuốc, đổi sang thuốc khác, khác cơ chế tác động. Eimeria
rất dễ tạo sức đề kháng với thuốc (Nguyễn Hữu Hưng, 2008).
Một số loại thuốc thường dùng để điều trị bệnh cầu trùng gà hiện nay là:
Amprolium: cạnh tranh sự hấp thu thiamine với ký sinh trùng. Vì sự phân chia
nhanh của cầu trùng cần nhiều thiamine. Ảnh hưởng cao nhất thường xảy ra ở
ngày thứ 3 trong vòng đời của cầu trùng. Amprolium làm giảm hoạt động của một
số chủng Eimeria, dùng kết hợp với folic acid antagonists, ethopabate và
Sulfaquinoxaline tạo phổ tác dụng rộng.
Clopidol và quinolines: làm ngừng sự phát triển của Sporozoites bằng cách
ức chế quá trình trao đổi chất bên trong ty lạp thể (Mitochondria) của cầu trùng,
chặn đứng sự phát triển của cầu trùng. Clopidol và quinolines có phổ tác dụng
rộng, nhưng sự kháng thuốc phát triển nhanh.
Halofuginone hydrobromide: tác động vào giai đoạn sinh sản của hầu hết
các chủng Eimeria, làm ngừng sự phát triển của cầu trùng và tiêu diệt cầu trùng.
Sylphaquinoxaline phối hợp với Pyrimethamin: ức chế quá trình tổng hợp
acid folic, chất không thể thiếu trong quá trình tổng hợp acid nucleic của cầu
trùng.
Esb3 Là loại hóa dược kết tinh trắng như đường, tan dễ dàng trong nước do
hãng CIBA (Thụy Sỹ) sản xuất, có tác dụng diệt cầu trùng và một số vi khuẩn
đường tiêu hóa như Salmonela, E.coli. Liều dùng đối với gà đang bị bệnh là 2-3 g
trong 1 lít nước cho gà uống liên tục 3-4 ngày.
22
2.3 Sinh lý máu
2.3.1 Định nghĩa
Máu là một loại dịch lỏng, có màu đỏ, vị hơi mặn và được lưu thông liên tục
trong hệ thống tuần hoàn của cơ thể. Máu cũng là một mô lõng (mô máu) bao
gồm các tế bào như: hồng cầu, bạch cầu tiểu cầu. Ngoài ra còn có huyết tương
(dịch ngoại bào). Máu cùng với các dịch thể khác của cơ thể như: dịch bạch
huyết, dịch nội bào, dịch gian bào, dịch não tủy và các dịch tiêu hóa… là môi
trường sống của tất cả các loại tế bào trong cơ thể và được gọi là nội bào (Nguyễn
Quang Mai, 2004)
2.3.2 Chức năng của máu
Máu có các chức năng sinh lý sau
Chức năng hô hấp: máu vận chuyển O2 từ phổi đến các tế bào và CO2 từ các
mô đến phổi.
Chức năng dinh dưỡng: các chất như acid amin, glucose, acid béo, các
vitamin và muối khoáng được hấp thu vào máu và được vận chuyển đến các mô
để cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào.
Chức năng đào thải: máu còn tham gia vận chuyển các sản phẩm cuối cùng
của quá trình trao đổi các chất ở tế bào như: khí cacbonic, ure, acid uric…. Đó là
các chất bã có thể gây độc hại cho cơ thể đã được đưa đến một số cơ quan như:
phổi, thận, ruột và tuyến mồ hôi…để thải ra môi trường bên ngoài.
Chức năng điều hòa hoạt động: máu có khả năng điều hòa hoạt động các cơ
quan trong cơ thể. Trong máu có chứa nhiều sản phẩm khác nhau của nhiều loại
tế bào trong đó có các hocmon của một số tuyến nội tiết sẽ được máu đưa đến các
cơ quan để điều hòa hoạt động của các cơ quan đó.
Chức năng điều hòa nhiệt độ: máu có nhiệm vụ vận chuyển nhiệt, giữ cho
nhiệt độ cơ thể của động vật đồng nhiệt và người chỉ thay đổi trong một phạm vi
hẹp.
Chức năng cân bằng nước và muối khoáng: máu luôn đảm bảo cho sự cân
bằng nước và các muối khoáng trong cơ thể.
Chức năng bảo vệ: máu có chức năng là bảo vệ cơ thể, chức năng này chủ
yếu là do các bạch cầu đảm nhiệm bằng hai khả năng là: thực bào các vi khuẩn, vi
trùng, các vật lạ, các độc tố, các sinh vật và các protein lạ…. khi đã xâm nhập vào
cơ thể. Một số bạch cầu là sinh ra các kháng thể để thực hiện các phản ứng miễn
dịch bảo vệ cơ thể.
23
2.3.3 Độ nhớt của máu
Độ nhớt của máu chủ yếu là do hồng cầu thành phần protein trong huyết
tương quyết định. Độ nhớt của gà trung bình khoảng 4,5-5 nó phụ thuộc vào số
lượng hồng cầu, thành phần protein và muối. Độ nhớt của máu sẽ tăng lên khi cơ
thể đã mất nước như: bệnh tiêu chảy, mất nhiều mồ hôi trong lao động, cảm đột
ngột… độ nhớt còn ảnh hưởng đến huyết áp (Nguyễn Quang Mai, 2004)
2.3.4 Tỷ trọng của máu
Tỷ trọng của máu lớn hơn tỷ trọng của nước. Ở gà có tỷ trọng là 1,064. Tỷ
trọng của máu phụ thuộc vào số lượng hồng cầu. Tỷ trọng có thể tăng lên khi máu
đặc lại và giảm xuống khi thiếu máu (Nguyễn Đình Chậu và ctv, 2000)
2.3.5 Độ pH của máu
Độ pH của máu phản ánh sự cân bằng về nồng độ toan, kiềm của máu. Nó
có một ý nghĩa quan trọng trong hoạt động sống của các tế bào cơ thể vì mọi hoạt
động sống của cở thể chỉ được thực hiện tốt khi máu có độ PH ổn định. Ở gà độ
pH là 7,42 (Nguyễn Quang Mai, 2004 và Nguyễn Đình Chậu, 2000)
2.3.6 Khối lượng máu
Khối lượng máu chiếm 1/3 trọng lượng cơ thể, máu ở mạch quản và tim gọi
là máu tuần hoàn. Phần còn lại ở dạng dự trữ trong các kho máu: ở lách khoảng
16%, gan khoảng 20%, da khoảng 10%. Khối lượng máu còn có thể thay đổi tùy
theo trạng thái của cơ thể như: lượng máu sẽ tăng lên sau khi đã ăn xong…, lượng
máu sẽ giãm xuống khi cơ thể đói và mất nước….. (Nguyễn Quang Mai, 2004)
Ở gia cầm khối lượng máu chiếm 10-13% so với khối lượng cơ thể gia cầm con,
khoảng 8,5- 9% ở gà trưởng thành. Lượng máu của gà có khối lượng từ 2-3,6kg
là 180-315 ml, gà Tây 8kg là 688ml, nếu số máu bị mất quá nhanh từ 1/3 -1/4 gia
cầm sẽ chết.
2.3.7 Thành phần của máu
Máu gồm có 2 phần: huyết tương và thành phần hữu hình
2.3.7.1 Huyết tương
Huyết tương là một dịch thể lỏng, trong, màu vàng nhạt, vị hơi mặn. Nó
chiếm tỷ lệ từ 55-60% khối lượng của máu. Trong huyết tương, nước chiếm từ 90
-92%, vật chất khô chiếm 8-10%. Trong vật chất khô có protein, lipit, glucidvà
muối khoáng. Các hợp chất hữu cơ có chứa nitro nhưng không phải là protein như
ure, uric, amoniac, creatin,… Ngoài ra, còn có các loại enzym, các loại hocmon
và vitamin.
24
2.3.7.2 Thành phần hữu hình
2.3.7.2.1 Hồng cầu
Hình dạng và số lượng:
Hình dạng hồng cầu thay đổi tùy theo các loài động vật khác nhau. Kích
thước hồng cầu tỉ lệ nghịch với số lượng, nghĩa là số kích thước hồng cầu càng
lớn thì số lượng hồng cầu càng ít và ngược lại.
Đối với gia cầm, cá, lưỡng thê, bò sát và chim hồng cầu có hình bầu dục và
có nhân.
Số lượng trong 1mm3 máu của gà trung bình là 3,5 triệu, gà Tây là 2,7 triệu.
Ở gà con số lượng hồng cầu thay đổi theo tuổi: 3 giờ sau khi nở ra là 2,8 triệu,
đến 3 ngày tuổi -2,23 triệu, đến 32 ngày tuổi -2,28 triệu, đến 82 ngày tuổi -2,79
triệu và đến 3-4 tháng tuổi số lượng đạt gần tới mức của gia cầm trưởng thành.
Hồng cầu ở cá thể đực nhiều hơn cá thể cái (Bùi Hữu Đoàn, 2008). Số lượng
hồng cầu thay đổi phụ thuộc vào mùa, vào mùa Xuân – Hè cao hơn mùa Thu –
Đông. Số lượng hồng cầu trong máu tăng giảm phụ thuộc vào chế độ nuôi và sức
sản xuất. Trong khẩu phần, thức ăn có nguồn gốc động vật làm cho số lượng hồng
cầu tăng, khi hấp thu nhiều nước loãng ra làm số lượng hồng cầu giảm và ngược
lại khi thiếu nước máu đặc lại làm số lượng hồng cầu tăng. Nguyên nhân giảm số
lượng hồng cầu và huyết sắc tố lâu dài (trong trường hợp thiếu máu) có thể là do
trong thức ăn thiếu sắt, đồng. Thiếu máu có thể mất nhiều máu hoặc hồng cầu bị
phá hủy vì nhiễm độc, bệnh lý, chức năng tạo máu yếu.
Cấu tạo của hồng cầu:
Hồng cầu được bọc bởi một màng mỏng bên ngoài, bên trong là sườn tế bào
chất, còn gọi lại là cốt huyết cầu, là lipoprotein. Cốt huyết cầu có hình mạng lưới,
xốp ngấm đầy hemoglobin.
Hình 2.19: hình hồng cầu của gà tàu ở vật kính 40x
25
Thành phần hóa học:
Nước: từ 63-67%
Chất khô: từ 33-37% trong đó có (protein (Hb) khoảng 28%, các chất chứa
nitro là 0,2%, gluxit là 0,075%, lipit là 0,3%, ure là 0,02%..).
Tính chất của hồng cầu:
Đàn hồi: biến dạng đàn hồi trong các mạch máu nhỏ
Nhớt: dính nhau thành từng chuỗi
Tính thấm chọn lọc qua màng tế bào: cho hấp thu và loại thải các chất khi
cần thiết
Hàm lượng huyết sắc tố:
Huyết sắc tố là một protein phức tạp còn gọi là Cromoprotrid. Ở gà trưởng
thành, hàm lượng huyết sắc tố khoảng 12,5-16,6g%, gà con đến 10 ngày tuổi là 6,7g%, đến 21 ngày tuổi là 9,1-9,3g%, đến 42 ngày tuổi là 9,6-9,7g%, đến 84
ngày tuổi là 9,7-10,1g% (Bùi Hữu Đoàn, 2008)
Huyết sắc tố đảm nhận chức năng chủ yếu của hồng cầu là vận chuyển O2 và
CO2. Ngoài ra nó còn điều hòa tính kiềm của máu (Trần Cừ, 1975)
Sống ở vùng cao hàm lượng huyết sắc tố tăng lên nhiều (Hurtado và Venski,
1967)
Hàm lượng huyết sắc tố có thể thay đổi tùy theo phương thức chăn nuôi
khác nhau.
Hàm lượng huyết sắc tố thay đổi tùy theo loài, giống, giới tính, tuổi, trạng
thái bệnh tật, dinh dưỡng (Trần Cừ, 1975)
Hàm lượng huyết sắc tố tăng: trong các trạng thái mất nước máu đặc lại (tiêu
chảy, ra nhiều mồ hôi…). Giảm trong các trường hợp bệnh thiếu máu (Trần Thị
Minh Châu, 2008)
Tỷ lệ huyết cầu:
Tỷ lệ huyết cầu cho biết tỷ lệ phần trăm của hổng cầu trong máu (Trần Thị
Minh Châu, 2008)
Tỷ lệ huyết cầu bao giờ cũng thấp hơn tỷ lệ huyết tương (Sweson, 1970)
Tỷ lệ huyết cầu thay đổi theo cao độ vì số lượng hồng cầu tăng (Prosser và
Bran, 1961) và nó biến đổi tùy theo sự vận chuyển nước vào trong cơ thể chỉ số
này tăng lên khi số huyết tương lưu thông giảm đi hay mất nước, giảm khi trong
máu tăng nhiều nước, khi tăng khối lượng máu lưu thông đặc biệt là huyết tương
(Pavelski và Zawaski, 1967)
26
Tỷ lệ huyết cầu tăng khi có ứ nước trong tế bào hoặc trong trạng thái bị sốc.
Tỷ lệ huyết cầu giảm trong trạng thái thiếu máu (Trần Thị Minh Châu, 2008)
Đường kính của hồng cầu:
Việc đo kích thước hồng cầu rất quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh
Áp lực không khí thấp làm đường kính hồng cầu tăng lên gây chứng đại
hồng cầu
Hồng cầu khổng lồ xuất hiện trong bệnh thiếu máu nhất là trong bệnh bần
huyết, liên quan đến việc thiếu acidfolic, vitamin B12 (Nguyễn Xuân Hoạt và
Phạm Đức Lộ, 1980)
Việc đo hồng cầu có nhiều khuyết điểm do hồng cầu có tính đàn hồi và kĩ
thuật nhuộm mẫu. Nên Sweson, 1970 đề nghị những chỉ số theo công thức sau:
Thể tích trung bình của hồng cầu (M.C.V : Mean Corpuscular Volume)
Tỷ lệ huyết cầu (%) x 10
M.C.V =
Số lượng hồng cầu (106/ml máu)
Trọng lượng trung bình huyết sắc tố (M.C.H: Mean Corpuscular Volume)
Hàm lượng Hemoglobin g% x 10
M.C.H =
(pg)
Số lượng hồng cầu (106/ml máu)
Nồng độ trung bình của huyết sắc tố trong hồng cầu (M.C.H.C: Mean
Corpusculas Hemoglobin Concentration)
Hàm lượng Hemoglobin g% x 100
M.C.H.C =
(%)
Tỷ lệ huyết cầu (%)
Nồng độ huyết sắc tố trong hồng cầu thay đổi rất ít trên cùng một loài.
Trong trường hợp thiếu máu nồng độ này có thể rất khác so với nồng độ bình
thường. Nồng độ huyết sắc tố tăng trong hồng cầu hình cầu (Bạch Quốc Tuyên,
1978)
2.3.7.2.2 Bạch cầu
Bạch cầu là những tế bào có nhân được tạo thành trong tủy xương và các
hạch bạch huyết. Chúng có khả năng di động trong các mạch máu, giúp cơ thể
chống lại các tác nhân gây nhiễm khuẩn và nhiễm độc bằng quá trình thực bào và
bằng quá trình miễn dịch. Số lượng bạch cầu ít hơn số lượng hồng cầu (1535.103/mm3). Số lượng bạch cầu thay đổi tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý, sinh lý
vật nuôi. Trong trường hợp bệnh lý bạch cầu tăng mạnh khi bị viêm nhiễm, tức
27
khi có sự xâm nhập của vi trùng…. Giảm khi bị suy tụy, bị nhiễm phóng xạ. Vì
vậy, xác định số lượng bạch cầu có ý nghĩa lớn trong chẩn đoán (Nguyễn Thị
Kim Đông và Nguyễn Thị Thu, 2009)
Bạch cầu ái toan
Bạch cầu đơn nhân lớn
Bạch cầu trung tính
Hình 2.20: Hình dạng các bạch cầu
Tính chất của bạch cầu:
Tính xuyên mạch: bạch cầu có thể biến hình để chui qua các khe hở các mao
mạch
Tính di chuyển: bạch cầu tạo giả túc di chuyển giữa các gian bào
Tính thực bào: bạch cầu tạo giả túc bao bọc và tiêu hủy vi trùng, các xác tế
bào chết.
Tính bài tiết: tiết ra các men tiêu hóa như maltase, peptidase, trypsin, bạch
cầu thực bào ngay trong tế bào. Ngoài ra bạch cầu còn tiết ra thrombokinase giúp
quá trình đông huyết.
28
Tính cảm ứng: một số hóa chất trong tế bào và mô có thể thu hút được bạch
cầu; các độc tố của vi trùng, chất iod, chất làm bạch cầu tránh xa là rượu.
Phân loại bạch cầu:
Dựa vào hình thái, thành phần cấu tạo và chức năng sinh lý, người ta chia
bạch cầu ra thành các nhóm: nhóm bạch cầu không hạt, đơn nhân gồm (lâm ba
cầu (Lymphocyte), bạch cầu đơn nhân lớn (Monocyte)); nhóm bạch cầu có hạt,
đa nhân gồm (bạch cầu trung tính (Neutrophil), bạch cầu ái toan (Eosinophil),
bạch cầu ái kiềm (Basophil))
Bạch cầu trung tính: chiếm khoảng 65% số lượng bạch cầu, là bạch cầu xuất
hiện đầu tiên khi có hiện tượng thực bào (Lưu Trọng Hiếu, 1987) kích thước
khoảng từ 10 - 15µm, nhân được chia ra làm nhiều thùy. Nếu nhuộm giemsa các
hạt sẽ bắt màu đỏ nâu. Khi lao động nặng nhọc bạch cầu trung tính sẽ tăng lên,
khi ngừng lao động thì số lượng bạch cầu trở lại bình thường. Khi cơ thể bị tổn
thương thì bạch cầu trung tính tăng lên. Chức năng sinh lý chủ yếu của bạch cầu
trung tính là thực bào
Bạch cầu ái toan: chiếm khoảng 9% tổng bạch cầu, nhân thường chia hai
múi như hình mắt kính, có nhân phân đoạn (gà nhân có hình gậy), hạt bắt màu
hồng đỏ khi nhuộm giemsa. Chức năng sinh lý chủ yếu của bạch cầu ái toan là
khử độc protein. Bạch cầu ái toan tăng lên trong trường hợp bị dị ứng và tập trung
ở nơi xảy ra phản ứng kháng nguyên, kháng thể và tăng lên khi bị nhiễm kí sinh
trùng đường ruột.
Bạch cầu ái kiềm: số lượng rất ít từ 0-1% tổng số bạch cầu. Hạt bắt màu
xanh tím khi nhuộm giemsa. Bạch cầu ái kiềm tăng lên trong bệnh viêm mãn tính.
Chức năng sinh lý chủ yếu của bạch cầu chưa được rõ.
Lâm ba cầu: có nhiều trong máu, được tạo ra từ các mạch bạch huyết, lách và vào
máu bằng đường huyết, tăng khi bị nhiễm khuẩn mãn, giảm khi bị nhiễm khuẩn
cấp. Hình dạng khác nhau chiếm khoảng 25% bạch cầu. Nhân to tròn, nhuộm
giemsa bắt màu tím đậm chiếm hầu hết tế bào. Bạch cầu lâm ba có chức năng bảo
vệ cơ thể bằng phản ứng miễn dịch.
Bạch cầu đơn nhân lớn: còn gọi là đại thực bào có vai trò loại bỏ các mô bào
chết. Bạch cầu này chiếm khoảng 2-2,5% tổng số bạch cầu. Đường kính 15-25µ,
là bạch cầu lớn nhân hình đậu nằm lệch về một phía bắt màu yếu, có màu xám
tro. Nhân thay đổi nhờ tính thực bào tạo giả túc.
Bạch cầu trung tính tăng là một triệu chứng tìm thấy trong xét nghiệm gia
súc bệnh, tăng sinh lý hay tăng bệnh lý (bệnh truyền nhiễm cấp tính do virut,
trúng độc do độc tố, viêm cấp tính)
29
Bạch cầu trung tính giảm do các bệnh truyền nhiễm do virut, trúng độc do
hóa chất, ngộ độc chì, viêm phổi, viêm khớp, viêm thận
Bạch cầu ái toan tăng khi con vật nhiễm kí sinh trùng trong bệnh của da, ái
toan xuất hiện trong các bệnh dị ứng, sốt cao, trúng độc
Bạch cầu ái toan giảm do nhiễm trùng toàn thân
Bạch cầu ái kiềm tăng phản ứng do tiêm huyết thanh, tiêm protein lạ, một số
bệnh do kí sinh trùng, thiếu vitamin A
Lâm ba cầu tăng khi nhiễm khuẩn mãn tính
Lâm ba cầu giảm khi nhiễm khuẩn cấp tính
Bạch cầu đơn nhân tăng khi nhiễm kí sinh trùng, virut truyền nhiễm mãn
tính, viêm loét nội tâm mạc
Bạch cầu đơn nhân giảm ít thấy nhưng nếu mất trong thời gian dài là tiên
lượng xấu
2.3.8 Một số hằng số sinh lý máu ở gà
Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu sinh lý máu bình thường ở gà
Trị số sinh lý
Chỉ tiêu
Hồng cầu
Bạch cầu
Hematocrit
Huyết sắc tố
Bạch cầu trung tính
Bạch cầu ái toan
Bạch cầu ái kiềm
Lâm ba cầu
Bạch cầu đơn nhân lớn
Đơn vị
Triệu/mm3
Ngàn/mm3
%
g%
%
%
%
%
%
Chỉ số trung bình
3,5
20
35
11,0
26
4,0
4,0
59
6
(Nguồn : Trần Thị Minh Châu, 2008)
30
Giới hạn
3,0 – 4,0
18 – 24
25 – 45
4 – 12
Chương 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1 Nội dung nghiên cứu
Đề tài được thực hiện với nội dung sau:
- Điều tra điều kiện tự nhiên và tình hình chăn nuôi thú y tại trại gà tư nhân
thuộc quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ.
- Xác định tình hình nhiễm cầu trùng qua các lứa tuổi.
- Xác định cường độ nhiễm cầu trùng.
- Xác định thành phần loài cầu trùng gây bệnh cho gà.
- Một số chỉ tiêu sinh lý máu khi gà nhiễm cầu trùng.
- Khảo sát triệu chứng, bệnh tích bệnh cầu trùng.
3.2 Phương tiện nghiên cứu
3.2.1 Thời gian thực hiện đề tài: từ 08/2013 đến 12/2013
3.2.2 Địa điểm tiến hành
Nơi lấy mẫu: mẫu phân và mẫu máu gà được thu thập tại trại gà tư nhân thuộc
quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ.
Nơi kiểm tra mẫu: mẫu phân và mẫu máu sau thu thập được trữ trong thùng đá
lạnh và mang về phòng thí nghiệm Bộ môn Thú y để kiểm tra.
3.2.3 Đối tượng nghiên cứu
Gà ở 3 giai đoạn: dưới 1 tháng tuổi, từ 1-2 tháng tuổi, trên 2 tháng tuổi.
3.2.4 Phương tiện thí nghiệm
Dụng cụ: Kính hiển vi quang học, huyết sắc kế Sahli Hellige, máy ly tâm
Microhematocrit centrifuge, Pipet pha loãng hồng cầu, ống tiêm, kim tiêm, túi
nylon, găng tay, kẹp, thùng trữ mẫu, nước đá khô.
Dụng cụ bằng thủy tinh: lame, lamelle, lọ Penicillin để chứa mẫu, buồng
đếm Neubauer, lọ, cốc, đũa thủy tinh.
Dụng cụ mổ khám: khay mổ khám, dao, kéo, kẹp.
Dụng cụ ghi chép: sổ ghi chép, bút chì, bút lông.
Hóa chất:
Dung dịch NaCl bão hòa: 450g NaCl tinh khiết + 1000ml H20
Dung dịch Bichromate kali 2,5%
Dung dịch pha loãng máu Marcano, dung dịch HCl 0,1N, Methanol, Acetol,
phẩm nhuộm Giemsa, cồn 900, nước cất
31
3.3 Phương pháp dùng trong thí nghiệm
3.3.1 Cách lấy mẫu
a. Cách lấy mẫu phân gà
Mẫu phân được kiểm tra phải mới, sạch thu thập ở từng cụm dọc theo dãy
chuồng, lấy bao quát khắp chuồng, đảm bảo tính ngẫu nhiên. Thu thập khoảng 3g
mỗi mẫu cho vào túi nylon cột lại và ghi ký hiệu riêng cho từng cụm (địa điểm,
lứa tuổi, ngày tháng lấy mẫu). Mẫu vừa lấy xong được bảo quản trong thùng có
đá khô và mang về phòng thí nghiệm kiểm tra .
Mẫu phân được bảo quản ở nhiệt độ 5-100C và tiến hành kiểm tra trong
vòng 2-3 ngày.
Hình 3.1: mẫu phân gà
b. Cách lấy máu
Mẫu máu được lấy ngẫu nhiên trên gà đã được kiểm tra cầu trùng, máu
được lấy lúc sáng sớm khi gà chưa ăn
Vị trí lấy máu: tĩnh mạch cánh
Cách lấy máu:
Gà sau khi được cố định tiến hành sát trùng nơi lấy máu. Dùng kim đâm vào
tĩnh mạch cánh cố định đầu kim, rút máu lên từ từ khoảng 2ml máu, tháo kim
tiêm ra và bơm nhẹ vào ống vô trùng có chứa chất chống đông.
32
Hình 3.2: Thùng trữ mẫu
3.3.2 Phương pháp kiểm tra phân tìm noãn nang của Willis
Mục đích: Thí nghiệm được tiến hành nhằm xác định sự hiện diện của noãn
nang cầu trùng xuất hiện trong mẫu phân.
Nguyên tắc: phương pháp kiểm tra noãn nang của Willis được tiến hành dựa
trên sự chênh lệch nhau về tỷ trọng. Dung dịch NaCl có tỷ trọng lớn hơn tỷ trọng
của noãn nang cầu trùng nên noãn nang sẽ nổi lên trên bề mặt dung dịch NaCl
bão hòa.
Các bước tiến hành
Cho một lượng mẫu phân khoảng 1- 2g vào lọ penicilline sạch. Cho tiếp tục
dung dịch NaCl bão hòa đến 2/3 lọ. Dùng que khuấy phân tan đều. Tiếp tục cho
nước gần đến miệng lọ. Dùng kẹp vớt bỏ vỏ trấu, xác bả nổi lên trên bề mặt dung
dịch. Cho dung dịch NaCl bảo hòa đến đầy lọ (tạo thành một vòng cong trên
miệng lọ). Đậy lá kính từ từ lên miệng lọ chú ý không để xuất hiện bọt khí phía
dưới lá kính, để yên 10-15 phút. Dùng kẹp gấp lá kính để lên phiến kính và quan
sát dưới kính hiển vi ở độ phóng đại 10X, 40X
33
Hình 3.3: Phương pháp phù nổi của Willis
Tỷ lệ nhiễm noãn nang được tính theo công thức
Tỷ lệ nhiễm = số mẫu nhiễm / số mẫu kiểm tra x 100
3.3.3 Phương pháp xác định cường độ nhiễm noãn nang
Cường độ nhiễm được xác định bằng cách đếm số lượng noãn nang trên một
vi trường của tiêu bản. Để kết quả có độ chính xác cao nên xác định số lượng noãn
nang trên 3 vi trường sau đó cộng lại chia bình quân.
Cường độ nhiễm :
Không có noãn nang trên một tiêu bản: (-) tính.
1-3 noãn: nhẹ (1+)
4- 6 noãn: trung bình (2+)
7- 9 noãn: nặng (3+)
> 9 noãn: rất nặng (4+)
Tỷ lệ nhiễm theo cường độ được tính theo công thức sau:
Tỷ lệ nhiễm theo từng cường độ: (số mẫu nhiễm ở từng cường độ/ tổng số
mẫu nhiễm) x 100.
3.3.4 Phương pháp điếm số lượng hồng cầu
Số lượng hồng cầu được đếm bằng buồng đếm Neubauer với dung dịch pha
loãng hồng cầu là Marcano.
Cách tiến hành:
Hút máu bằng ống hút pha loãng hồng cầu với vạch 0,5. Hút tiếp với dung
dịch pha loãng với vạch 101 (chú ý không cho có bọt nước). Máu được pha với tỷ
lệ 1/200. Lắc nhẹ ống hút trong 3 phút. Đậy lamelle lên buồng đếm, lắc 1 lần nữa,
bỏ đi mấy giọt đầu trong ống mao dẫn không có máu, chỉ lấy những giọt trong
bầu bằng cách chạm nhẹ đầu dưới ống hút vào cạnh buồng đếm, nhỏ mỗi bên một
34
giọt vừa phải vào nhờ mao dẫn giọt đó sẽ tràn đều vào buồng đếm, nếu cho quá
nhiều thì sẽ tràn vào rãnh ngăn cách giữa hai buồng đếm thì phải làm lại (nhắc
nhẹ lamelle lên, lau sạch và nhỏ giọt khác). Để buồng đếm vào bàn kính hiển vi,
để yên 15 phút cho hồng cầu lắng xuống rồi đếm.
Cách đếm hồng cầu:
Dùng vật kính X10 để quan sát toàn bộ buồng đếm Neubauer gồm 9 ô
vuông lớn, trong đó có ô vuông trung tâm được chia làm 25 ô vuông trung bình.
Mỗi ô vuông trung bình được chia làm 16 ô vuông nhỏ, hồng cầu được đếm ở 5 ô
vuông trung bình ở 4 góc và 1 ô vuông trung bình ở chính giữa (tất cả 80 ô vuông
nhỏ). Mỗi ô nhỏ có 4 cạnh thì chỉ đếm hồng cầu ở 2 cạnh đó là cạnh trên và cạnh
bên trái, mỗi ô vuông nhỏ đều đếm như vậy. Đếm ở vật kính X40.
Nguyên tắc đếm:
Đếm theo đường zichzac để đảm bảo không trùng lặp (Nguyễn Thế Khanh
và Phạm Tử Dương, 2004). Chú ý: khi đếm hồng cầu giữa các ô vuông không
được chênh lệch quá 10 hồng cầu (sai số + 5%)
Cách tính:
Gọi A là số hồng cầu có trong 1mm3 máu nguyên
M là số hồng cầu đếm được trong 5 ô vuông (1 ô vuông có M/5 hồng cầu)
1 ô bề dày là 1/10mm3
Máu được pha loãng 200 lần nên ta có:
A = M/5 x 200 x 10 x 25 = M x 10000
3.3.5 Phương pháp đếm bạch cầu
Cách tiến hành:
Nhỏ một giọt máu đường kính khoảng 3mm để lên lame khoảng ¼ miếng
lame. Dùng một miếng lame khác để ngay trước giọt máu, lùi dần miếng lame
đến khi chạm giọt máu và nghiên một góc 450 , để yên cho giọt máu lan dài theo
cạnh tiếp xúc giữa hai lame, đẩy lame về phía trước bằng cách trượt lame nằm
ngang, sau đó đẩy tới đầu kia của lame bằng cách trượt đều và nhẹ, để khô tự
nhiên sau đó cố định bằng Methanol khoảng 5 phút, nhuộm Giemsa khoảng 25
phút sau đó rửa sạch tiêu bản dưới vòi nước chảy rồi để khô tự nhiên. Đếm ngẫu
nhiên trên 10 vi trường ở vật kính X100 có nhỏ giọt dầu.
Cách tính:
Gọi a: tổng số hồng cầu trong 10 vi trường
b: tổng số bạch cầu trong 10 vi trường
A: số lượng hồng cầu/1mm3 máu gà
B: số lượng bạch cầu/1mm3 máu gà
35
A x b
B =
a
Chú ý: không đếm bạch cầu ở rìa tiêu bản máu vì sự phân bố của bạch cầu không
đều
Tiêu bản không có lỗ trống, sọc dưa
3.3.6 Phương pháp định lượng huyết sắc tố
Hàm lượng Hemoglobin đo bằng huyết sắc kế Sahli Hellige
Nguyên tắc:
Huyết sắc tố Hemoglobin có màu đỏ, khi cho máu vào dung dịch acid đựng
trong ống chia độ thì Hemoglobin sẽ kết hợp với acid thành acid Hematin có màu
nâu, sau đó máu được pha loãng dần với dung dịch acid cho tới khi có màu tương
đương với màu ống đối chứng, đọc kết quả của hàm lượng huyết sắc tố ghi trên
ống chia độ theo tỷ lệ % và lượng huyết sắc tố được tính bằng gr/100ml máu.
Cách tiến hành:
Dùng ống nhỏ giọt nhỏ dung dịch acid Chlohydric 0,1N vào ống chia độ đến
vạch 20
Dùng pipet Sahli hút máu đến vạch 20mm3, lau phía ngoài pipet bằng giấy
thấm và đồng thời điều chỉnh cho đúng vạch
Thổi máu vào trong dung dịch acid trong ống chia độ, hút lên xuống 3 lần.
Hỗn hợp sẽ có màu nâu.
Đặt ống chia độ vào trong huyết sắc kế và để yên 10 phút
So màu với ống đối chứng, thường là màu của máu pha loãng đậm hơn màu
của ống đối chứng. Tiếp tục nhỏ từng giọt một acid Chlohydric 0,1N vào. Trộn
bằng que cấy sau mỗi giọt thêm vào và so sánh màu giữa 2 ống, ngừng lại khi 2
ống có màu tương đương nhau
Đọc kết quả hàm lượng huyết sắc tố bằng cách nhìn vào mức đáy cong của
hỗn hợp tương ứng với vạch chia độ ghi vạch chia đạt được. Vạch đó chỉ lượng
huyết sắc tố của máu xét nghiệm
3.3.7 Phương pháp đo tỷ lệ huyết cầu
Nguyên tắc:
Hematocrit cho biết tỷ lệ hồng cầu có trong máu
Hồng cầu là tế bào có tỷ trọng cao nhất sẽ được tách ra khỏi các thành phần
khác trong máu sau khi li tâm với tốc độ lớn để xuất hiện theo thứ tự từ đỉnh đến
đáy của ống li tâm như sau: huyết tương là lớp trên lỏng màu vàng nhạt bị đẩy ra
khỏi những lớp dưới đặc bao gồm tất cả các huyết cầu, lớp đệm màu xám cho tới
36
lớp đỏ xám bao gồm (tiểu cầu là lớp màu kem ở trên hết; bạch cầu là lớp đỏ xám;
những hồng cầu có nhân là một lớp màu đỏ lợt trong lớp đệm), hồng cầu lớp đỏ
dày.
Cách tiến hành:
Dùng những ống vi ti mao dẫn cho vào lọ đựng máu đã được chống đông.
Dùng đất sét đặc biệt bịt kín chổ trống ở đáy
Tháo then cài trung tâm trên đầu máy li tâm và lấy đĩa phủ ra ngoài
Đặt những ống vi ti mao dẫn vào trong những khe nhỏ với đoạn hở hướng
về trung tâm và đoạn cuối đáy bịt kín bằng đất sét hướng ra ngoài bờ vòng bánh
xe quay để ngăn cản những ống rơi bể trong lúc li tâm
Đặt lại đĩa phũ vào máy li tâm bằng cách ấn then cài cho chắc chắn và điều chỉnh li
tâm trong 5 phút với tốc độ 10.000 vòng/phút hoặc li tâm trong 2 phút với tốc độ
16.000 vòng/phút
Sau khi li tâm xong lấy ống ra và đọc kết quả % của Hematocrit trực tiếp
trên bảng đo.
3.3.8 Phương pháp xác định chỉ số Wintrobe
Các chỉ số Wintrobe được xác định trên công thức của Swenson
Thể tích trung bình của hồng cầu (M.C.V: Mean Corpuscular Volume)
Tỷ lệ huyết cầu (%) x 10
M.C.V =
Số lượng hồng cầu (106/ml máu)
Trọng lượng trung bình huyết sắc tố (M.C.H : Mean Corpuscular Volume)
Hàm lượng Hemoglobin g% x 10
M.C.H =
(pg)
Số lượng hồng cầu (106/ml máu)
Nồng độ trung bình của huyết sắc tố trong hồng cầu (M.C.H.C: Mean
Corpusculas Hemoglobin Concentration)
Hàm lượng Hemoglobin g% x 100
M.C.H.C =
(%)
Tỷ lệ huyết cầu (%)
3.3.9 Phương pháp phân tích thống kê
Tất cả số liệu được ghi nhận và đánh giá theo phương pháp thống kê sinh
học, so sánh tỷ lệ nhiễm bằng phép thử Chi-Square, so sánh chỉ tiêu sinh lý máu
bằng phép thử One Way analysis of variance Minitab 14.
37
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Tổng quan về tình hình chăn nuôi, thú y tại trại tư nhân Ba Hoàng
4.1.1Chuồng trại
Chuồng nuôi là kiểu chuồng nền, diện tích 8m x 12m. Xung quanh được bao
bằng lưới chì. Chuồng được sát trùng cẩn thận trước khi đưa gà vào thí nghiệm.
Máng ăn, máng uống cũng được sát trùng cẩn thận.
Hình 4.1: tổng quan chuồng trại
4.1.2 Chăm sóc nuôi dưỡng
♦ Kỹ thuật úm gà con
Gà con được nuôi trên chuồng lồng từ lúc mới nở đến 3 tuần tuổi.
Vệ sinh và sát trùng chuồng úm, máng ăn, máng uống 5-7 ngày trước khi
nuôi.
Lót sàn bằng giấy báo suốt 3 ngày đầu, và thay giấy mỗi ngày một lần.
Sưởi ấm: dùng một bóng đèn 75W cho 1m2 chuồng úm, trong suốt tuần đầu.
Có treo nhiệt kế để theo dõi sự biến động nhiệt độ chuồng úm.
Điều chỉnh nhiệt sưởi ấm: khi nhiệt độ chuồng nuôi quá nóng (thấy gà con
tản ra xa đèn sưởi và thở mạnh), thì nâng cao hoặc bỏ bớt đèn sưởi. Nếu nhiệt độ
quá lạnh (gà con tụ lại thành đống dưới đèn sưởi), thì hạ thấp đèn. Khi nhiệt độ
sưởi vừa đủ, gà con tản đều. Sau 2 tuần, chỉ sử dụng đèn chiếu sáng (để gà ăn ban
đêm).
38
Cung cấp nước uống ngay từ ngày đầu.
Từ tuần thứ 4 gà không còn nuôi úm gà được chuyển sang nuôi chuồng nền
lót trấu, cho ăn uống bình thường, vệ sinh tốt chuồng trại.
Gà được cho ăn uống tự do, sử dụng thức ăn của công ty De Heus, bổ sung
thêm vitamin C.
Hình 4.2: lồng úm gà con
♦ Thức ăn
Thức ăn được sử dụng khi nuôi gà là thức ăn hỗn hợp của công ty thức ăn
De Heus gồm 2 loại:
-
6630 sử dụng cho gà từ 1 ngày tuổi đến 28 ngày tuổi
-
6840 sử dụng cho gà từ 29 ngày tuổi đến xuất thịt
♦ Nước uống
Cho uống nước tự do đã qua xử lý bằng chlorine.
39
4.1.3 Công tác thú y
Quy trình phòng bệnh
Bảng 4.1: Qui trình phòng bệnh
Ngày
Phòng bệnh
tuổi
7 ngày Sát trùng chuồng trại, khu
vực nuôi
trước
Sát trùng dụng cụ
khi đưa
Thuốc/ vaccine
Vime – iodine
Vime-iodine
Liều lượng, cách
dùng
2-5ml/lít nước
sạch
2,5ml/lít nước
sạch
gà vào
1-3
4
5-7
Phòng bệnh thương hàn,
E.coli
Phòng bệnh Newcastle (lần
1)
Bổ sung thuốc tăng sức đề
kháng
Terra Colivit
1g/1 lít nước
Vaccin Newcastle (hệ
F, B1 hay Lasota)
Aminovit hoặc
Multivitamin hoặc
Vimekat plus
Nhỏ mắt hoặc
mũi 0,2ml/con
0,1g/lít nước
10-11
Phòng bệnh Gumboro (lần
Vaccin Gumboro
1)
Phòng bệnh cầu trùng (lần 1) Toltrazuril
12
Phòng bệnh đậu gà
15
Phòng bệnh cúm gà
18
Phòng bệnh Gumboro (lần
2)
Phòng bệnh Newcastle (lần
2)
8
21
Vaccin Đậu gà thuốc
thú y trung ương
Vaccin cúm gia cầm
(H5N1)
Vaccin Gumboro
Vaccin Lasota
40
0,1g/lít nước
5ml/lít nước, cho
uống
Nhỏ mắt, nhỏ mũi
0,2ml/con
4ml/lít nước, cho
uống
Chủng qua da
cánh
Tiêm dưới da cổ
0,3ml/con
Nhỏ mắt, nhỏ mũi
0,2ml/con
Nhỏ mắt, nhỏ mũi
0,2 ml/con
23-26
Phòng bệnh hô hấp mãn tính
(CRD)
Tilmo-Vime 250 hoặc
Tylosin 1000
0,3ml/lít nước
0,5g/lít nước
Phòng bệnh cầu trùng lần 2
Toltrazuril
30
Phòng bệnh cúm gà
35
Phòng bệnh Gumboro (lần
3)
Vaccin cúm gia cầm
(H5N1)
Vaccin Gumboro
40
Phòng bệnh tụ huyết trùng
44-50
Tăng sức đề kháng chống
stress
60
Phòng bệnh Newcastle (lần
3)
Pha trong nước
cho uống
4ml/lít nước pha
vào nước cho
uống
0,5ml/con
Vaccin tụ huyết trùng
gia cầm
Vimix plus
Cho uống, pha
500ml nước sinh
lý mặn vào lọ 100
liều cho uống.
Tiêm dưới da cổ
1ml/con
1g/lít nước
Vime C- Electrolyte
1g/4 lít nước
Vaccin Newcastle
(chủng M)
41
Pha trong nước
cho uống
Tiêm bắp 1ml/con
4.2 Tình hình nhiễm cầu trùng trên gà
Qua kiểm tra 166 mẫu phân trên gà tại trại tư nhân Ba Hoàng chúng tôi phát
hiện 61 mẫu phân bị nhiễm cầu trùng chiếm tỷ lệ là 36,74%.
Bảng 4.2: Tỷ lệ nhiễm cầu trùng gà theo từ giai đoạn tuổi tại trại tư nhân Ba Hoàng
Giai đoạn (tuổi)
Dưới 1 tháng
SMKT
50
SMN
13
TLN (%)
26%
Từ 1-2 tháng
62
25
40,3%
Trên 2 tháng
54
23
42,5%
166
61
36,74%
Tổng
SMKT: số mẫu kiễm tra
SMN: số mẫu nhiễm
TLN: tỷ lệ nhiễm
Qua Bảng 4.2 ta thấy tỷ lệ nhiễm cầu trùng tăng dần theo lứa tuổi. Gà ở giai
đoạn dưới 1 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm cầu trùng là 26%. Gà 1-2 tháng tuổi tăng lên
40,3% và trên 2 tháng nhiễm rất cao, gần như gấp 2 lần so với gà dưới 1 tháng tuổi.
Tỷ lệ nhiễm gà trên 2 tháng tuổi của kết quả phù hợp vời nguyên cứu của Nguyễn
Thị Kim Lan, (2000), tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở gà trên 2 tháng tuổi cũng rất cao
45,3%. Theo nghiên cứu của Lê Văn Năm, (2003), bệnh cầu trùng gà thường xảy
ra ở độ tuổi 10 đến 90 ngày tuổi. Ta thấy ở giai đoạn dưới 1 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm
26% vì gà ở giai đoạn này còn kháng thể do mẹ truyền (kháng thể thụ động) và ở
trại có sử dụng thuốc phòng bệnh cầu trùng cho gà từ giai đoạn này đến 2 tháng
tuổi.
Gà sau 1 tháng tuổi chuyển từ chuồng lồng sang chuồng nền trấu nên gà bị
stress làm giảm sức đề kháng của cơ thể xuống. Đồng thời nền trấu là môi trường
có nguy cơ nhiễm cầu trùng do có sự tồn tại của noãn nang cầu trùng.
Đặc biệt đối với gà trên 2 tháng tuổi, ngoài những nguyên nhân trên, do quy
trình phòng bệnh ngày 23-26 nên miễn dịch từ thuốc có thể không còn nữa. Tuy
nhiên, gà trên 2 tháng tuổi thời gian sống lâu, khả năng tiếp xúc với mầm bệnh
nhiều nên khả năng mang trùng cao. Điều này phù hợp với nghiên cứu của (Phạm
Sỹ Lăng, 2002), điều kiện chuồng nuôi và môi trường sẽ làm cho bệnh cầu trùng gà
tồn tại và lưu hành lâu dài.
42
Bảng 4.3: Cường độ nhiễm cầu trùng tại trại Ba Hoàng
Giai đoạn tuổi
SMKT
Cường độ nhiễm
SMN
1(+)
2(+)
3(+)
4(+)
Dưới 1 tháng tuổi
50
13
9
4
-
-
Từ 1-2 tháng tuổi
62
25
14
7
4
-
Trên 2 tháng tuổi
54
23
8
5
6
4
SMKT: số mẫu kiểm tra
SMN: số mẫu nhiễm
Qua bảng 4.3 cho thấy cường độ nhiễm cầu trùng ở gà tăng dần qua các giai
đoạn. Gà dưới 1 tháng tuổi bắt đầu sự nhiễm cầu trùng với cường độ nhẹ 1(+) và
2(+). Gà ở giai đoạn 1-2 tháng tuổi nhiễm với cường độ tăng lên ở mức 3(+) Lê
Văn Năm, (2003) cho rằng khi gà nhiễm cầu trùng: tại chỗ các tế bào biểu bì niêm
mạc ruột bị cầu trùng phá hủy sẽ được thay thế bằng lớp tế bào biểu bì mới có khả
năng kháng và chịu đựng được các tác động của cầu trùng ở lần nhiễm kế. Gà trên
2 tháng tuổi nhiễm bệnh với cường độ rất cao. Điều này có thể vì gà ở giai đoạn
này việc phòng bệnh cầu trùng ít được quan tâm và do một số loài không sinh đáp
ứng miễn dịch tốt và không đáp ứng tốt với việc điều trị nên khả năng nhiễm bệnh
cao, vì thế ở giai đoạn này việc phòng bệnh cần được thực hiện chặt chẽ.
43
4.3 Triệu chứng và bệnh tích của một số gà bị bệnh cầu trùng
Qua quá trình điều tra tình hình nhiễm noãn nang cầu trùng tại trại Ba
Hoàng chúng tôi đã tiến hành mổ khám 20 con gà vừa chết và ghi nhận một số
triệu chứng, bệnh tích như sau:
Qua kết quả khảo sát cho thấy bệnh cầu trùng thể hiện triệu chứng như: ủ rủ,
ít vận động, xù lông, xà cánh, hậu môn dính phân, gà đứng riêng lẽ. Nhiều mẫu
phân có màng nhày, phân lẫn máu, phân sáp, phân có bọt.
Kết quả mổ khám cho thấy phần đầu ruột non có xuất huyết ở lớp niêm mạc,
bên trong chứa dịch màu hồng. Đoạn giữa ruột non căng phồng lên, bên trong
chứa nhiều dịch lỏng. Manh tràng căng phồng lên, thành manh tràng dãn ra, niêm
mạc manh tràng xuất huyết và chứa phân dạng sáp, các bệnh tích này xuất hiện ở
cả ruột non và manh tràng. Nhiều mẫu phân có màng nhày, phân lẫn máu, phân
sáp, phân có bọt. Bệnh tích thể hiện chủ yếu ở ruột nhất là ruột non và manh
tràng, manh tràng căng phồng lên, thành manh tràng dãn ra, niêm mạc xuất huyết
chứa phân dạng sáp.
Hình 4.3: Gà ủ rủ, xà cánh
44
Hình 4.4: phân có máu
Hình 4.5: phân sáp
Hình 4.6: ruột non có chất dịch
Hình 4.7: thành ruột dày, xuất huyết
Hình 4.8: manh tràng phình to, chứa phân sáp
45
Hình 4.9: ruột non căng phồng
4.4 Sinh lý máu của gà tàu vàng tại trại Ba Hoàng
Bảng 4.4 So sánh các chỉ tiêu sinh lý máu gà bình thường với gà nhiễm bệnh cầu
trùng.
Chỉ tiêu khảo sát
Chỉ tiêu gà bình thường
Chỉ tiêu gà bệnh khảo
sát
Số lượng hồng cầu (106 /mm3)
2.8a±0.67
1.79b±0.20
Số lượng bạch cầu (103/mm3)
24,50a±7,88
83,00b±16,78
Huyết sắc tố (g%)
11,04a±1.47
7,72b±1,00
Hematocrit (%)
26,933a±29,5
10,72b±2,43
*a, b: các chữ cái trên cùng một hàng khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (p< 0,05)
Qua Bảng 4.4 ta thấy được các chỉ tiêu sinh lý máu của gà lúc bình thường
có sự khác biệt về mặt thống kê. Đối với chỉ tiêu về hồng cầu ta thấy gà lúc bình
thường số lượng hồng cầu cao hơn so với số lượng hồng cầu lúc gà bệnh cầu trùng.
Do khi gà mắc bệnh cầu trùng, đặc biệt là khi gà nhiễm Eimeria tenella với bệnh
tích là xuất huyết ruột nên dẫn đến số lượng hồng cầu giảm xuống (Nguyễn Hữu
Hưng, 2010). Đối với chỉ tiêu về số lượng bạch cầu tăng lên vì khi có mầm bệnh
xâm nhập vào cơ thể theo cơ chế bình thường thì bạch cầu sẽ đến và tấn công mầm
bệnh chính vì thế số lượng bạch cầu tăng cao so với bình thường đồng thời bệnh
cầu trùng cũng gây ra tiêu chảy,mất máu trên gà nên hàm lượng huyết sắc tố và
hematocrit giảm xuống (Trần Thị Minh Châu, 2008).
46
Bảng 4.5 So sánh các chỉ tiêu sinh lý máu gà tàu vàng tại trại Ba Hoàng qua các giai đoạn tuổi.
Giai đoạn tuổi
dưới 1 tháng
Các chỉ tiêu khảo sát
6
đối chứng
3
1-2 tháng
trên 2 tháng
gà bệnh
đối chứng
gà bệnh
đối chứng
gà bệnh
3,11±0,70
1,80±0,22
Số lượng HC (10 /mm )
2,33±0,36
1,73±0,22
3,03±0,71
1,84±0,18
Số lượng BC (103/mm3)
27,21±6,77
91,89±14,77
17,97±8,38
73,95±23,45
28,31±5,31
83,17±5,04
Huyết sắc tố (g%)
9,20±0,44
8,56±0,74
11,92±0,83
7,64±1,04
12,02±0,56
6,96±0,55
Hematocrit (%)
26,00±1,22
12,64±3,12
25,60±2,70
10,68±0,67
29,20±3,34
8,86±1,27
M.C.V (u3)
113,69±19,25
60,83±28,44
86,46±11,17
58,15±5,85
99,48±32,68
49,18±2,69
M.C.H (pg)
34,28±17,72
53,88±10,40
40,90±8,66
41,50±5,51
40,41±10,17
39,06±4,84
M.C.H.C (%)
35,49±3,51
70,00±12,81
35,49±3,51
70,00±12,81
34,94±18,34
79,54±10,03
HC: hồng cầu
BC: bạch cầu
M.C.V: Thể tích trung bình của hồng cầu.
M.C.H: Trọng lượng trung bình huyết sắc tố
M.C.H.C: Nồng độ trung bình của huyết sắc tố trong hồng cầu
47
Qua Bảng 4.5 nhận thấy các chỉ số đều có sự khác biệt thống kê. Số lượng hồng
cầu ở các giai đoạn tuổi đều giảm xuống, số lượng bạch cầu tăng lên, hàm lượng
M.C.V, M.C.H, M.C.H.C giảm xuống hoặc tăng lên theo chỉ số của số lượng hồng cầu,
bạch cầu và huyết sắc tố cũng như hàm lượng hematocrit.
Gà dưới 1 tháng tuổi số lượng hồng cầu giảm từ 2,33 xuống 1,73 giảm gấp 1,3
lần so với mức bình thường. Ở giai đoạn này gà rất dễ mẫn cảm với mầm bệnh nhưng
với tỷ lệ nhiễm 26% và cường độ nhiễm ở mức 1(+) và 2(+) nên ở giai đoạn này không
thấy tính đặc trưng của bệnh. Số lượng bạch cầu tăng lên 3 lần so với bình thường của
cơ thể. Theo Ricklefs và Sheldon, (2007) khi gia cầm nhiễm cầu trùng thì bạch cầu đơn
nhân, bạch cầu ái toan, tế bào lympho và bạch cầu ngoại sẽ tăng lên và sinh đáp ứng
mễn dịch.
Hàm lượng hemoglobin, hematocrit, M.C.V sẽ giảm xuống tùy theo mức độ nặng
nhẹ của mầm bệnh khi xâm nhập vào cơ thể vật chủ. Hàm lượng M.C.H.C tăng lên
theo số lượng của hemoglobin và hematocrit.
Gà từ 1-2 tháng tuổi với tỷ lệ nhiễm và cường độ tăng lên nên số lượng hồng cầu ở giai
đoạn này cũng giảm theo mức nhiễm trùng từ 3,03 xuống 1,84 và số lượng bạch cầu
tăng lên gấp 4 lần so với mức bình thường. Khi mầm bệnh tấn công vào biểu mô ruột
gây ra viêm thì đại thực bào, bạch cầu đơn nhân phát sinh di chuyển đến bất kì vị trí
nào có sự xâm nhập của mầm bệnh để loại bỏ các tế bào chết, tế bào mãnh vỡ, bảo vệ
chống lại tác nhân gây bệnh, thúc đẩy chữa lành vết thương và tái tạo lại mô nơi tổn
thương. Hàm lượng hemoglobin, hàm lượng hematocrit, M.C.V, M.C.H cũng giảm
xuống theo số lượng hồng cầu. Hàm lượng M.C.H.C tăng lên gấp 2 lần.
Gà trên 2 tháng tuổi nhận thấy tỷ lệ nhiễm cầu trùng tăng gấp 2 lần so với gà dưới
1 tháng tuổi, cường độ nhiễm lên đến 4(+) nên số lượng hồng cầu sẽ giảm đáng kể và
số lượng bạch cầu sẽ tăng cao. Sau khi nhiễm kén hợp tử qua 1chu kỳ sống phức tạp
cuối cùng làm suy yếu hệ thống tiêu hóa và dẫn đến sự kém hấp thu chất dinh dưỡng,
mất tính ngon miệng và tùy vào trường hợp nặng nhẹ mà gia cầm sẽ giảm trọng lượng,
48
còi cọt, chậm hơn hay gây ra tử vong. Trong đó có sự hiện diện của Eimeria tenella với
đặc tính là gây xuất huyết nhiêm trọng ở manh tràng nên số lượng bạch cầu cùng với
hemoglobin, hemtocrit, M.C.V, M.C.H sẽ giảm xuống.
49
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận
5.1.1 Tình hình nhiễm cầu trùng
Bệnh cầu trùng là một bệnh quan trọng phổ biến trong nghành chăn nuôi gia
cầm.Bệnh làm cho gà chậm lớn, còi cọc và có tỷ lệ chết khá cao do đó ảnh hưởng rất
lớn đến hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi đặc biệt là trong chăn nuôi gà công
nghiệp. Để tìm hiểu về tình hình bệnh cầu trùng cũng như sự thay đổi về sinh lý máu
khi nhiễm bệnh có ảnh hưởng gì đến vật nuôi tại, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài
“khảo sát tình hình nhiễm cầu trùng và một số chỉ tiêu sinh lý máu gà tại tại tư nhân Ba
Hoàng quận Bình Thủy, Thành Phố Cần Thơ”.
Qua quá trình khảo sát (166)mẫu bằng phương pháp kiểm tra phân của Willis đã
xác định được tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở trại với kết quả sau:
Gà dưới 1 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm là 26%, gà từ 1-2 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm là 40,3%. Gà
trên 2 tháng tuổi là 42,5%.
Gà bắt đầu nhiễm cầu trùng từ dưới 1 tháng tuổi với tỷ lệ 26% và tăng dần theo
độ tuổi, đến 2 tháng tuổi là 42,5%.
Gà nhiễm cầu trùng có triệu chứng ủ rủ, ít vận động, uống nhiều nước, cánh sã,
gà đi phân có màng nhầy, có bọt, phân có máu.
Chỉ số về sinh lý thay đổi, số lượng hồng cầu giảm từ 2,82 đến 1,79, số lượng
bạch cầu tăng lên từ 24,50 đến 83,00, hàm lượng hemoglobin giảm 11,04 đến 7,72,
hàm lượng hematocrit giảm 26,933 đến 10,72, chỉ số M.C.V giảm 99,88 đến 56,05, chỉ
số M.C.H tăng 38,53 đến 44,81, chỉ số M.C.H.C tăng lên 35,49 đến 70,00.
5.2 Đề nghị
Trại nên thực hiện tốt việc vệ sinh phòng bệnh. Kết hợp với việc thử thuốc điều
trị loại thuốc có hiệu quả nhất.
50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Xuân Bình, ctv, 2002).109 Bệnh gia cầm và cách phòng trị. Nhà xuất bản
nông nghiệp, Hà Nội.Trang 205-218.
2. Trịnh Hữu Bằng và Ctv, 1995. Sinh lý gia súc, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà
3.
4.
5.
Nội. Trang 127 – 146.
Trần Cừ, 1975. Sinh lý gia súc, Nhà xuất bản đại học và trung học chuyên
nghiệp.
Trần Thị Minh Châu, 2008. Giáo trình chẩn đoán xét nghiêm, Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Thị Kim Đông và Hứa Văn Chung, 2005. Giáo trình sinh lý gia súc,
Đại
Nguyễn Quế Côi và Ctv, 1996. Đặc điểm sinh trưởng và một số chỉ tiêu sinh lý,
6.
7. Lê Thị Bé Hai, 2008. Tình hình nhiễm cầu trùng gà tại một số cơ sở chăn nuôi gà công
nghiệp tại huyện Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ thú y.
Đại Học Cần Thơ. Trang 3-5.
8. Nguyễn Hữu Hưng, 2008. Bài giảng nguyên sinh động vật thú y. Tủ sách khoa Nông
Nghiệp & Sinh học Ứng dụng trường Đại Học Cần Thơ.
9. Nguyễn Hữu Hưng, 2010. Giáo trình bệnh ký sinh trùng gia súc gia cầm. Tủ sách Đại
Học Cần Thơ. Trang 243-249.
10. Phạm Văn Khuê-Phan Lục, 1996. Ký Sinh Trùng thú y. Nhà xuất bản Nông Nghiệp,
Hà Nội. Trang 285.
11. Phạm Sỹ Lăng-Phan Địch Lân, 2002. Bệnh Ký Sinh Trùng ở gia cầm và biện pháp
phòng trị. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội. Trang 4-15.
12. Lê Hồng Mận-Phương Song Liên, 1999. Bệnh gia cầm và phương pháp phòng trị. Nhà
xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.
13. Nguyễn Giang Mai, 2004. Sinh lý động vật. Trang 35-71.
14. Lê Văn Năm, 2003. Bệnh cầu trùng gia súc-gia cầm. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà
Nội.
15. Lê Thị Bé Ngoan, 2012. Khảo sát một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu của giống gà
nòi tại xã Vĩnh Thạnh và xã Bàn Tân Định huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang. Luận
văn đại học thú y. Trường Đại Học Cần Thơ.Trang 1-64.
16. Trịnh Văn Thịnh-Đỗ Dương Thái, 1982. Công trình nghiên cứu ký sinh trùng ở Việt
Nam- tập 5. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội. Trang 184- 210.
17. Trần Thị Cẩm Vân, 1998. So sánh hai quy trình phòng bệnh trên gà Nagoya tại Nông
Trường Sông Hậu thành phố Cần Thơ. Luận án thạc sỹ thú y. Trường Đại Học Cần
Thơ.
51
18. Trần Trung Vĩnh, Nguyễn Mộng Giao, 2002. Kỹ thuật chăn nuôi gia cầm. Nhà xuất
bản Đà Nẵng. Trang 103-105.
19. Khóa huấn luyện bệnh gà lần thứ nhất,1993.(Khoa chăn nuôi thú y, 1993).Tủ sách Đại
Học Cần Thơ. Trang 7-15.
20. Hội Chăn Nuôi Việt Nam,1999. Chuyên san chăn nuôi gia cầm, Hà Nội. Trang 338.
21. Balkar S Bains, 2005. Tài liệu hội thảo về Bệnh cầu trùng trên gia cầm, sự phát triển
độc lực và khả năng miễn dịch, công ty Merial.
22. Calnek, B.W., John Barnes, H., Charles W Beard, Larry Mc Dougld, Saif, Y.M., 1997.
Disease of poultry. Trang 862-878.
23. Eckert, J.et. Al. 1995. Biotechnology Guideline on techniques in coccidiosis Research,
ECSC-EC-EAEC, Brussels, Luxembourg, Belgium.
24. Kolapxki, NA. – Paskin, PI., 1980. Bệnh cầu trùng ở gia súc gia cầm (Nguyễn Đình
Chí và Trần Xuân Thọ dịch). Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. Trang 100-136.
25. Một số trang Web
http://bioglogy.unm.edu/biology/coccidia/eimeriabiol.html.
http: www.thepoultryside.com.
http://www.vcn.vn.
http://www.accessscience.com.
http://www.poultryhub.org/health/disease/types-of-disease/coccidiosis/
http://www.merckvetmanual.com.
http://www.animalhealth.bayer.com.
http://course1.winona.edu.
www.anova.com.vn/contents/article.asp?id=291&detail=16&ucat=44
www.raymondlp@cbq.uclv.edu.cu
http://amiciinsoliti.altervista.org/patologie/coccidi.html
http://www.saxonet.de/coccidia/oocyst.htm
www.doaj.org/doaj?func=fulltt&aid=695750
www.cal.vet.upenn.edu/poultry/syllabus/page37-44.htm
www.translate.googleusercontent.com
52
PHỤ LỤC
Hình 1: ống vi ti mao dẫn
Hình 2: kính hiển vi
Hình 4: dụng cụ đo huyết sắc tố
Hình 3: máy hematocrit
Hình 5: hình ống nghiệm chứa máu
53
Hình 6: noãn nang cầu trùng dưới kính hiển vi
Hình 7: hồng cầu dưới kính hiển vi
54
————— 12/17/2013 1:48:33 AM ————————————————————
Welcome to Minitab, press F1 for help.
Chi-Square Test: tỷ lệ nhiễm cầu trùng gà duoi 1 thang, 1-2 thang
Expected counts are printed below observed counts
Chi-Square contributions are printed below expected counts
duoi
1
thang
13
16,96
0,926
1-2 thang
25
21,04
0,747
Total
38
2
37
33,04
0,476
37
40,96
0,384
74
Total
50
62
112
1
Chi-Sq = 2,533, DF = 1, P-Value = 0,111
Chi-Square Test: : tỷ lệ nhiễm cầu trùng gà duoi 1 thang, tren 2 thang
Expected counts are printed below observed counts
Chi-Square contributions are printed below expected counts
duoi
1
thang
13
17,31
1,072
tren
2
thang
23
18,69
0,993
2
37
32,69
0,568
31
35,31
0,526
68
Total
50
54
104
1
Total
36
Chi-Sq = 3,158, DF = 1, P-Value = 0,076
Chi-Square Test: tỷ lệ nhiễm cầu trùng gà 1-2 thang, tren 2 thang
Expected counts are printed below observed counts
Chi-Square contributions are printed below expected counts
tren
2
55
1-2 thang
25
25,66
0,017
thang
23
22,34
0,019
Total
48
2
37
36,34
0,012
31
31,66
0,014
68
Total
62
54
116
1
Chi-Sq = 0,061, DF = 1, P-Value = 0,804
Chi-Square Test: : tỷ lệ nhiễm cầu trùng gà duoi 1 thang, 1-2 thang, tren 2 thang
Expected counts are printed below observed counts
Chi-Square contributions are printed below expected counts
duoi
1
thang
13
18,37
1,572
1-2 thang
25
22,78
0,216
tren
2
thang
23
19,84
0,502
2
37
31.63
0,913
37
39,22
0,125
31
34,16
0,292
105
Total
50
62
54
166
1
Total
61
Chi-Sq = 3,619, DF = 2, P-Value = 0,164
One-way ANOVA:số lượng HC gà bệnh dưới 1 tháng tuổi với nghiệm thức đối chứng
Source
NT-1
Error
Total
DF
1
8
9
S = 0,3028
Level
B
DC
N
5
5
SS
0,9060
0,7334
1,6394
MS
0,9060
0,0917
R-Sq = 55,26%
Mean
1,7320
2,3340
StDev
0,2266
0,3633
F
9,88
P
0,014
R-Sq(adj) = 49,7%
Individual 95% CIs For Mean Based on
Pooled StDev
---------+---------+---------+---------+
(-------*--------)
(--------*--------)
---------+---------+---------+---------+
1,75
2,10
2,45
2,80
Pooled StDev = 0,3028
One-way ANOVA: số lượng BC gà bệnh dưới 1 tháng tuổi với NT đối chứng
Source
DF
SS
MS
F
P
56
NT-1
Error
Total
1
8
9
S = 11,12
Level
B
DC
N
5
5
10459
989
11449
10459
124
84,56
R-Sq = 91,36%
Mean
91,89
27,21
StDev
14,47
6,17
0,000
R-Sq(adj) = 90,28%
Individual 95% CIs For Mean Based on
Pooled StDev
----+---------+---------+---------+----(----*---)
(----*---)
----+---------+---------+---------+----25
50
75
100
Pooled StDev = 11,12
One-way ANOVA: hàm lượng Hemoglobin gà dưới 1 tháng tuổi với NT đối chứng
Source
NT-1
Error
Total
DF
1
8
9
S = 0,6136
Level
B
DC
N
5
5
SS
1,024
3,012
4,036
MS
1,024
0,376
F
2,72
R-Sq = 25,37%
Mean
8,5600
9,2000
P
0,138
R-Sq(adj) = 16,04%
Individual 95% CIs For Mean Based on
Pooled StDev
-+---------+---------+---------+-------(-----------*------------)
(------------*------------)
-+---------+---------+---------+-------8,00
8,50
9,00
9,50
StDev
0,7436
0,4472
Pooled StDev = 0,6136
One-way ANOVA: hàm lượng Hematocrit gà dưới 1 tháng tuổi với NT đối chứng
Source
NT-1
Error
Total
DF
1
8
9
S = 2,376
Level
B
DC
N
5
5
SS
446,22
45,15
491,38
MS
446,22
5,64
R-Sq = 90,81%
Mean
12,640
26,000
StDev
3,129
1,225
F
79,06
P
0,000
R-Sq(adj) = 89,66%
Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled
StDev
+---------+---------+---------+--------(----*----)
(----*----)
+---------+---------+---------+--------10,0
15,0
20,0
25,0
Pooled StDev = 2,376
57
One-way ANOVA: hàm lượng MCV gà dưới 1 tháng tuổi với NT đối chứng
Source
NT-1
Error
Total
DF
1
8
9
S = 24,28
Level
B
DC
N
5
5
SS
6987
4717
11704
MS
6987
590
F
11,85
R-Sq = 59,69%
Mean
60,83
113,69
StDev
28,44
19,25
P
0,009
R-Sq(adj) = 54,66%
Individual 95% CIs For Mean Based on
Pooled StDev
--------+---------+---------+---------+(-------*--------)
(-------*-------)
--------+---------+---------+---------+60
90
120
150
Pooled StDev = 24,28
One-way ANOVA:hàm lượng MCH gà dưới 1 tháng tuổi với NT đối chứng
Source
NT-1
Error
Total
DF
1
8
9
S = 14,53
Level
B
DC
N
5
5
SS
960
1689
2649
MS
960
211
F
4,55
R-Sq = 36,25%
Mean
53,88
34,28
StDev
10,40
17,72
P
0,065
R-Sq(adj) = 28,28%
Individual 95% CIs For Mean Based on
Pooled StDev
-------+---------+---------+---------+-(---------*---------)
(---------*---------)
-------+---------+---------+---------+-30
45
60
75
Pooled StDev = 14,53
One-way ANOVA: MCHC gà dưới 1 tháng tuổi với NT đối chứng
Source
NT-1
Error
Total
DF
1
8
9
S = 9,398
Level
B
DC
N
5
5
SS
2976,7
706,6
3683,3
MS
2976,7
88,3
R-Sq = 80,81%
Mean
70,002
35,496
StDev
12,819
3,513
F
33,70
P
0,000
R-Sq(adj) = 78,42%
Individual 95% CIs For Mean Based on
Pooled StDev
---+---------+---------+---------+-----(------*-----)
(------*-----)
58
---+---------+---------+---------+-----30
45
60
75
Pooled StDev = 9,398
,
One-way ANOVA: số lượng HC gà bệnh 1-2 tháng tuổi với NTđối chứng
Source
NT_1_1
Error
Total
DF
1
8
9
S = 0,5213
Level
B
DC
N
5
5
SS
3,505
2,174
5,679
MS
3,505
0,272
F
12,90
R-Sq = 61,71%
Mean
1,8480
3,0320
P
0,007
R-Sq(adj) = 56,93%
Individual 95% CIs For Mean Based on
Pooled StDev
--------+---------+---------+---------+(--------*--------)
(--------*-------)
--------+---------+---------+---------+1,80
2,40
3,00
3,60
StDev
0,1831
0,7142
Pooled StDev = 0,5213
One-way ANOVA: số lượng BC gà bệnh 1-2 tháng tuổi với NTđối chứng
Source
NT_1_1
Error
Total
DF
1
8
9
S = 17,61
Level
B
DC
N
5
5
SS
7834
2481
10315
MS
7834
310
F
25,26
R-Sq = 75,95%
Mean
73,95
17,97
StDev
23,45
8,38
P
0,001
R-Sq(adj) = 72,94%
Individual 95% CIs For Mean Based on
Pooled StDev
+---------+---------+---------+--------(-------*------)
(------*------)
+---------+---------+---------+--------0
25
50
75
Pooled StDev = 17,61
One-way ANOVA: Hàm lượng HB gà bệnh 1-2 tháng tuổi với NTđối chứng
Source
NT_1_1
Error
Total
DF
1
8
9
S = 0,9434
SS
45,796
7,120
52,916
MS
F
P
45796 51,46 0,000
0,890
R-Sq = 86,54%
R-Sq(adj) = 84,86%
Individual 95% CIs For Mean Based on
Pooled StDev
59
Level
B
DC
N
5
5
Mean
7,640
11,920
StDev
1,043
0,832
--------+---------+---------+---------+(-----*-----)
(-----*------)
--------+---------+---------+---------+8,0
9,6
11,2
12,8
Pooled StDev = 0,943
One-way ANOVA: Hàm lượng HM gà bệnh 1-2 tháng tuổi với NTđối chứng
Source
NT_1_1
Error
Total
DF
1
8
9
S = 1,969
Level
B
DC
N
5
5
SS
556,52
31,01
587,52
MS
556,52
3,88
R-Sq = 94,72%
Mean
10,680
25,600
StDev
0,672
2,702
F
143,58
P
0,000
R-Sq(adj) = 94,06%
Individual 95% CIs For Mean Based on
Pooled StDev
---+---------+---------+---------+-----(---*---)
(---*---)
---+---------+---------+---------+-----10,0
15,0
20,0
25,0
Pooled StDev = 1,969
One-way ANOVA: hàm lượng MCV gà bệnh 1-2 tháng tuổi với NTđối chứng
Source
NT_1_1
Error
Total
DF
1
8
9
S = 8,923
Level
B
DC
N
5
5
SS
2004,2
637,0
2641,2
MS
2004,2
79,6
R-Sq = 75,88%
Mean
58,150
86,464
StDev
5,857
11,178
F
25,17
P
0,001
R-Sq(adj) = 72,87%
Individual 95% CIs For Mean Based on
Pooled StDev
---------+---------+---------+---------+
(------*-------)
(-------*-------)
---------+---------+---------+---------+
60
72
84
96
Pooled StDev = 8,923
One-way ANOVA: Hàm lượng MCH gà bệnh 1-2 tháng tuổi với NTđối chứng
Source
NT_1_1
Error
Total
DF
1
8
9
S = 7,260
SS
0,9
421,6
422,5
MS
0,9
52,7
R-Sq = 0,21%
F
0,02
P
0,900
R-Sq(adj) = 0,00%
60
Level
B
DC
N
5
5
Mean
41,500
40,902
StDev
5,513
8,661
Individual 95% CIs For Mean Based on
Pooled StDev
------+---------+---------+---------+--(------------------*-----------------)
(-----------------*------------------)
------+---------+---------+---------+--36,0
40,0
44,0
48,0
Pooled StDev = 7,260
One-way ANOVA: hàm lượng MCHC gà bệnh 1-2 tháng tuổi với NTđối chứng
Source
NT_1_1
Error
Total
DF
1
8
9
SS
2976,7
706,6
3683,3
S = 9,398
Level
B
DC
N
5
5
MS
2976,7
88,3
F
33,70
R-Sq = 80,81%
Mean
70,002
35,496
StDev
12,819
3,513
P
0,000
R-Sq(adj) = 78,42%
Individual 95% CIs For Mean Based on
Pooled StDev
---+---------+---------+---------+-----(------*-----)
(------*-----)
---+---------+---------+---------+-----30
45
60
75
Pooled StDev = 9,398
One-way ANOVA: số lượng HC gà bệnh trên 2 tháng tuổi với NT đối chứng
Source
NT_1_1_1
Error
Total
DF
1
8
9
S = 0,5240
Level
B
DC
N
5
5
SS
4,303
2,196
6,500
MS
4,303
0,275
F
15,68
R-Sq = 66,21%
Mean
1,8000
3,1120
StDev
0,2297
0,7045
P
0,004
R-Sq(adj) = 61,99%
Individual 95% CIs For Mean Based on
Pooled StDev
---------+---------+---------+---------+
(--------*--------)
(--------*--------)
---------+---------+---------+---------+
1,80
2,40
3,00
3,60
Pooled StDev = 0,5240
One-way ANOVA: số lượng BC gà bệnh trên 2 tháng tuổi với NT đối chứng
Source
NT_1_1_1
Error
Total
DF
1
8
9
SS
7524,6
214,8
7739,4
MS
7524,6
26,9
F
280,22
P
0,000
61
S = 5,182
Level
B
DC
N
5
5
R-Sq = 97,22%
Mean
83,176
28,314
StDev
5,042
5,318
R-Sq(adj) = 96,88%
Individual 95% CIs For Mean Based on
Pooled StDev
---------+---------+---------+---------+
(--*-)
(--*--)
---------+---------+---------+---------+
40
60
80
100
Pooled StDev = 5,182
One-way ANOVA: hàm lượng HB gà bệnh trên 2 tháng tuổi với NT đối chứng
Source
NT_1_1_1
Error
Total
DF
1
8
9
S = 0,5612
Level
B
DC
N
5
5
SS
64,009
2,520
66,529
MS
64,009
0,315
R-Sq = 96,21%
Mean
6,960
12,020
StDev
0,555
0,567
F
203,20
P
0,000
R-Sq(adj) = 95,74%
Individual 95% CIs For Mean Based on
Pooled StDev
+---------+---------+---------+--------(--*---)
(--*---)
+---------+---------+---------+--------6,4
8,0
9,6
11,2
Pooled StDev = 0,561
One-way ANOVA: Hàm lượng HM gà bệnh trên 2 tháng tuổi với NT đối chứng Source
DF
SS
NT_1_1_1
1
Error
8
Total
9
S = 2,533
Level
B
DC
N
5
5
MS
1034,29
51,31
1085,60
F
1034,29
6,41
R-Sq = 95,27%
Mean
8,860
29,200
StDev
1,276
3,347
P
161,25
0,000
R-Sq(adj) = 94,68%
Individual 95% CIs For Mean Based on
Pooled StDev
-+---------+---------+---------+-------(---*--)
(---*--)
-+---------+---------+---------+-------7,0
14,0
21,0
28,0
Pooled StDev = 2,533
One-way ANOVA:Hàm lượng MCV gà bệnh trên 2 tháng tuổi với NT đối chứng
Source
NT_1_1_1
DF
1
SS
6325
MS
6325
F
11,77
P
0,009
62
Error
Total
8
9
S = 23,18
Level
B
DC
N
5
5
4300
10625
538
R-Sq = 59,53%
Mean
49,18
99,48
StDev
2,69
32,68
R-Sq(adj) = 54,47%
Individual 95% CIs For Mean Based on
Pooled StDev
+---------+---------+---------+--------(---------*--------)
(---------*--------)
+---------+---------+---------+--------25
50
75
100
Pooled StDev = 23,18
One-way ANOVA: hàm lượng MCH gà bệnh trên 2 tháng tuổi với NT đối chứng
Source
NT_1_1_1
Error
Total
DF
1
8
9
S = 7,966
Level
B
DC
N
5
5
SS
4,6
507,6
512,2
MS
4,6
63,5
R-Sq = 0,89%
Mean
39,060
40,412
F
0,07
P
0,795
R-Sq(adj) = 0,00%
Individual 95% CIs For Mean Based on
Pooled StDev
--------+---------+---------+---------+(---------------*----------------)
(----------------*---------------)
--------+---------+---------+---------+35,0
40,0
45,0
50,0
StDev
4,845
10,170
Pooled StDev = 7,966
One-way ANOVA: hàm lượng MCHC gà bệnh trên 2 tháng tuổi với NT đối chứng
Source
NT_1_1_1
Error
Total
S = 14,78
Level
B
DC
N
5
5
DF
1
8
9
SS
4973
1748
6721
MS
4973
219
F
22,76
R-Sq = 73,99%
Mean
79,54
34,94
StDev
10,03
18,34
P
0,001
R-Sq(adj) = 70,74%
Individual 95% CIs For Mean Based on
Pooled StDev
+---------+---------+---------+--------(-------*------)
(------*-------)
+---------+---------+---------+--------20
40
60
80
Pooled StDev = 14,78
63
One-way ANOVA: tổng số lượng HC versus tổng NT
Source
NT
Error
Total
DF
1
28
29
S = 0,4989
Level
B
DC
N
15
15
SS
7,998
6,969
14,967
MS
7,998
0,249
R-Sq = 53,44%
Mean
1,7933
2,8260
StDev
0,2043
0,6753
F
32,13
P
0,000
R-Sq(adj) = 51,77%
Individual 95% CIs For Mean Based on
Pooled StDev
--+---------+---------+---------+------(------*-----)
(------*-----)
--+---------+---------+---------+------1,60
2,00
2,40
2,80
Pooled StDev = 0,4989
One-way ANOVA: tổng số lượng BC versus tổng NT
Source
NT
Error
Total
DF
1
28
29
S = 13,11
Level
B
DC
N
15
15
SS
25674
4813
30487
MS
25674
172
F
149,37
R-Sq = 84,21%
Mean
83,00
24,50
StDev
16,78
7,88
P
0,000
R-Sq(adj) = 83,65%
Individual 95% CIs For Mean Based on
Pooled StDev
-+---------+---------+---------+-------(---*--)
(--*---)
-+---------+---------+---------+-------20
40
60
80
Pooled StDev = 13,11
One-way ANOVA:tổng hàm lượng Hemoglobin versus tổng NT
Source
NT
Error
Total
DF
1
28
29
S = 1,264
Level
B
DC
N
15
15
SS
83,00
44,70
127,70
MS
83,00
1,60
R-Sq = 65,00%
Mean
7,720
11,047
StDev
1,009
1,475
F
51,99
P
0,000
R-Sq(adj) = 63,75%
Individual 95% CIs For Mean Based on
Pooled StDev
-+---------+---------+---------+-------(----*-----)
(-----*-----)
64
-+---------+---------+---------+-------7,2
8,4
9,6
10,8
Pooled StDev = 1,264
One-way ANOVA:tổng hàm lượng Hematocrit versus tổng NT
Source
NT
Error
Total
DF
1
28
29
S = 2,687
Level
B
DC
N
15
15
SS
1969,92
202,14
2172,06
MS
1969,92
7,22
R-Sq = 90,69%
Mean
10,727
26,933
F
272,87
P
0,000
R-Sq(adj) = 90,36%
Individual 95% CIs For Mean Based on
Pooled StDev
-+---------+---------+---------+-------(-*--)
(--*--)
-+---------+---------+---------+-------10,0
15,0
20,0
25,0
StDev
2,438
2,915
Pooled StDev = 2,687
One-way ANOVA:tổng hàm lượng MCV versus tổng NT
Source
NT
Error
Total
DF
1
28
29
S = 20,60
Level
B
DC
N
15
15
SS
14405
11881
26286
MS
14405
424
F
33,95
R-Sq = 54,80%
Mean
56,05
99,88
StDev
16,42
24,06
P
0,000
R-Sq(adj) = 53,19%
Individual 95% CIs For Mean Based on
Pooled StDev
-------+---------+---------+---------+-(----*----)
(-----*----)
-------+---------+---------+---------+-60
80
100
120
Pooled StDev = 20,60
One-way ANOVA:tổng hàm lượng MCH versus tổngNT
Source
NT
Error
Total
DF
1
28
29
S = 11,00
SS
296
3386
3681
MS
296
121
F
2,45
R-Sq = 8,04%
P
0,129
R-Sq(adj) = 4,76%
65
Level
B
DC
N
15
15
Mean
44,81
38,53
StDev
9,56
12,27
Individual 95% CIs For Mean Based on
Pooled StDev
-----+---------+---------+---------+---(-----------*----------)
(-----------*-----------)
-----+---------+---------+---------+---35,0
40,0
45,0
50,0
Pooled StDev = 11,00
One-way ANOVA: tổng hàm lượng MCHC versus tổng NT
Source
NT
Error
Total
DF
1
28
29
S = 12,71
Level
B
DC
N
15
15
SS
10448
4521
14970
MS
10448
161
F
64,70
R-Sq = 69,80%
Mean
73,66
36,34
StDev
10,54
14,55
P
0,000
R-Sq(adj) = 68,72%
Individual 95% CIs For Mean Based on
Pooled StDev
+---------+---------+---------+--------(---*----)
(---*----)
+---------+---------+---------+--------30
45
60
75
Pooled StDev = 12,71
66
[...]... tài “ Tình hình nhiễm bệnh cầu trùng và chỉ tiêu sinh lý máu trên đàn gà tại trại gà tư nhân Ba Hoàng thuộc quận Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ”với mục tiêu: - Xác định tình hình nhiễm cầu trùng qua các lứa tuổi - Xác định cường độ nhiễm cầu trùng qua các lứa tuổi - Xác định một số chỉ tiêu sinh lý máu trong trường hợp gà bệnh và gà khỏe 1 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 Lịch sử nghiên cứu 2.1.1 Tình hình. .. nghiên cứu về chỉ tiêu sinh lý liên quan đến khả năng tự nhiên của gà Ri và gà Tè có các chỉ số sinh lý máu: số lượng hồng cầu, bạch cầu, hàm lượng Hemoglobin tư ng tự với gà thịt lông màu Tam Hoàng, Kabir, riêng gà Hmông các chỉ số này cao hơn Nguyễn Quế Côi, ctv,1996 nguyên cứu về đặc điểm sinh trưởng và một số chỉ tiêu sinh lý sinh hóa máu gà Ri, gà Đông Tảo lúc 8 tuần tuổi và lúc trưởng thành Kết... ngàn/ml, Nikintin V.N (1978) ở gà trưởng thành bạch cầu tổng số là 30 ngàn/ml 2.2 Bệnh cầu trùng gà 2.2.1 Giới thiệu bệnh cầu trùng gà Bệnh cầu trùng gà do nguyên sinh động vật thuộc ngành Protozoa lớp Sporozoa bộ Coccidia họ Eimeriidae giống Eimeria gây ra Cầu trùng là bệnh phổ biến nhất và quan trọng ở gia cầm nuôi Bệnh mở đường cho các bệnh khác tấn công Cầu trùng kí sinh ở tế bào biểu mô ruột, gây... cho đàn gà Đặc biệt là những bệnh truyền nhiễm và kí sinh trùng: như dịch tả, gumboro, hô hấp mãn tính, cầu trùng, E.coli,… Một trong những bệnh ảnh hưởng nhiều đến đàn gà đó là bệnh cầu trùng, một bệnh kí sinh trùng rất quan trọng, nó lưu hành rộng rãi và phát triển mạnh mẽ Bệnh cầu trùng phân bố rộng khắp trên thế giới do 9 chủng Eimeria gây ra Ở nước ta, tỷ lệ nhiễm cầu trùng tại các trại gà từ 4-100%,... mitis Gà nhiễm cầu trùng cao nhất ở giai đoạn 3-6 tuần tuổi, phải chủ động tăng cường phòng bệnh cầu trùng gà trước và trong giai đoạn này Nguyễn Thị Kim Lan, 2000 đã nghiên cứu tình hình nhiễm cầu trùng trong đàn gà nuôi gia đình ở tỉnh Thái Nguyên Kết quả gà nhiễm cầu trùng phổ biến trong giai đoạn 15 ngày tuổi đến 2 tháng tuổi Gà hơn 2 tháng tuổi nhiễm cầu trùng là 45,3% Gà hơn 6 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm. .. quả cho thấy: hồng cầu của gà Ri và gà Hồ trưởng thành cao hơn hẵn lúc 8 tuần tuổi ( 3,36; 2,8; 3,25 và 2,5 triệu/mm3) Gà Đông Hồ bạch cầu và GOT gà trưởng thành cao hơn hẳn lúc 8 tuần tuổi (42,2; 34,56; 331; 293 ngàn/mm3) GOT của gà Ri, gà Hồ trưởng thành thấp hơn hẳn GOT của gà Ri và gà Hồ lúc 8 tuần tuổi (230 và 270; 284 và 271) Cả ba giống gà ở tuổi trưởng thành có GPT và các chỉ số Albumin, Globulin.. .Hình 2.19 Hình hồng cầu gà tàu 25 Hình 2.20 Hình các loại bạch cầu 23 Hình 3.1 Mẫu phân gà 32 Hình 3.2 Thùng trữ mẫu 33 Hình 3.3 Phương pháp phù nổi của Villis 34 Hình 4.1 Tổng quan chuồng trại 38 Hình 4.2 Lồng úm gà con 39 Hình 4.3 Gà ủ rủ, xà cánh 44 Hình 4.4 Phân có máu 45 Hình 4.5 Phân sáp 45 Hình 4.6 Ruột non có chất dịch 45 Hình 4.7 Thành ruột dày và xuất huyết 45 Hình 4.8 Manh tràng phình... khi gà bệnh tại trại gà tư nhân thuộc quận Bình Thủy, Thành Phố Cần Thơ như sau: Tỷ lệ nhiễm cầu trùng trên đàn gà là: gà dưới 1 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm là 26%, gà từ 1-2 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm là 40,3%, gà trên 2 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm là 42,5% Trong đó, tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở gà dưới 1 tháng tuổi là 10%, kế đến là gà 12 tháng tuổi chiếm 27,40% và cao nhất là gà trên 2 tháng tuổi chiếm 27,80% Gà có... 45 Hình 4.9 Ruột non căng phồng 45 Hình 1 Ống vi ti mao dẫn 53 Hình 2 Kính hiển vi 53 Hình 3 Máy hematocrit 53 Hình 4 Dụng cụ đo huyết sắc tố 53 Hình 5 Ống nghiệm chứa máu 53 ix Hình 6 Noãn nang cầu trùng dưới kính hiển vi 54 Hình 7 Hồng cầu dưới kính hiển vi 54 x TÓM LƯỢC Từ kết quả thực hiện đề tài, chúng tôi có một số kết luận về tình hình nhiễm cầu trùng và những thay đổi về chỉ tiêu sinh lý máu. .. ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất Gà bệnh cầu trùng mất nước, mất máu, tăng mẫn cảm với những bệnh khác Bệnh xảy ra nhiều ở gà con 10- 90 ngày, với biểu hiện tiêu chảy phân lẫn máu, tỷ lệ chết cao Miễn dịch nhanh 5 chóng được tạo thành sau khi nhiễm bệnh Cầu trùng ở gia cầm không tạo được miễn dịch chéo giữa các loài Eimeria khác Vòng đời cầu trùng ngắn, trực tiếp và khả năng sinh