Miễn dịch học bệnh cầu trùng gà

Một phần của tài liệu tình hình nhiễm bệnh cầu trùng và một số chỉ tiêu sinh lý máu ở gà tàu tại trại tư nhân ba hoàng (Trang 30)

Đối với động vật nhai lại sau khi đã khỏi bệnh, chúng có khả năng tạo được

miễn dịch đặc hiệu cho mỗi loài cầu trùng. Nhưng ở những động vật khác miễn

dịch bền vững do cầu trùng kích thích tạo ra chỉ xuất hiện đối với những chủng

cầu trùng kí sinh ở những tế bào nằm sâu trong thành ruột.

Ví dụ những chủng cầu trùng kí sinh trong các tế bào niêm mạc như:

Eimeria acervulina, Eimeria necatrix, Eimeria mitis không tạo được miễn dịch.

Trong khi chủng cầu trùng kí sinh trong các tế bào biểu bì nằm sâu trong lớp

mucus của thành ruột như: Eimeria tenella, Eimeria maxima, Eimeria praecox

mới có khả năng tạo được miễn dịch thật sự nhưng miễn dịch cũng không cao

lắm, không tồn tại được lâu.

Trong một số nguyên cứu cho thấy khi gà mắc phải cầu trùng xảy ra 2 quá trình đáp ứng miễn dịch: miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể xảy ra mạnh mẽ.

Miễn dịch tế bào bắt đầu khi kén hợp tử vào ruột của vật chủ và bắt đầu sinh sản

vô tính. Miễn dịch dịch thể đóng vai trò quan trọng trong sự tạo ra kháng thể

chống lại mầm bệnh. Một số nghiên cứu cho thấy khi gà nhiễm cầu trùng IgA, IgM, IgY xuất hiện trong huyết thanh, dịch niêm mạc với mức độ cao và khả năng chống lại sự nhiễm trùng là tối thiểu. Sau 1 tuần tiêm kén hợp tử người ta đã thấy sự lưu hành của IgY, IgA và nó duy trì mức độ cao trong 2 tháng. IgM trong

huyết thanh đã được tìm thấy ở 17 ngày sau khi nhiễm Eimeria tenella, IgA được

phát hiện sau 7 ngày nhiễm Eimeria tenellaEimeria acervulina không tồn tại

trong nhiễm trùng thứ cấp. www.raymondlp@cbq.uclv.edu.cu)

Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu chế tạo vaccine chống bệnh cầu trùng, song

đến nay hiệu lực của các vaccine đó vẫn chưa thỏa mãn cho thực tế sản xuất và kết quả là trong quá trình sử dụng vaccine có khi có hiệu quả, có khi đã dùng

18

Đối với động vật trưởng thành có sức đề kháng tốt với bệnh cầu trùng là do miễn dịch tự nhiên theo lứa tuổi kháng được cầu trùng. Tại chỗ các tế bào biểu bì niêm mạc bị cầu trùng phá hủy trước đây nay được thay thế bằng lớp tế bào biểu

bì mới có khả năng kháng và chịu đựng được các tác động của cầu trùng (Lê Văn Năm, 2003).

Một phần của tài liệu tình hình nhiễm bệnh cầu trùng và một số chỉ tiêu sinh lý máu ở gà tàu tại trại tư nhân ba hoàng (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)