Sinh lý máu của gà tàu vàng tại trại Ba Hoàng

Một phần của tài liệu tình hình nhiễm bệnh cầu trùng và một số chỉ tiêu sinh lý máu ở gà tàu tại trại tư nhân ba hoàng (Trang 59)

Bảng 4.4 So sánh các chỉ tiêu sinh lý máu gà bình thường với gà nhiễm bệnh cầu

trùng.

Chỉ tiêu khảo sát Chỉ tiêu gà bình thường Chỉ tiêu gà bệnh khảo sát

Số lượng hồng cầu (106 /mm3) 2.8a±0.67 1.79b±0.20 Số lượng bạch cầu (103/mm3) 24,50a±7,88 83,00b±16,78 Huyết sắc tố (g%) 11,04a±1.47 7,72b±1,00 Hematocrit (%) 26,933a±29,5 10,72b±2,43

*a, b: các chữ cái trên cùng một hàng khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (p< 0,05)

Qua Bảng 4.4 ta thấy được các chỉ tiêu sinh lý máu của gà lúc bình thường

có sự khác biệt về mặt thống kê. Đối với chỉ tiêu về hồng cầu ta thấy gà lúc bình

thường số lượng hồng cầu cao hơn so với số lượng hồng cầu lúc gà bệnh cầu trùng. Do khi gà mắc bệnh cầu trùng, đặc biệt là khi gà nhiễm Eimeria tenella với bệnh

tích là xuất huyết ruột nên dẫn đến số lượng hồng cầu giảm xuống (Nguyễn Hữu Hưng, 2010). Đối với chỉ tiêu về số lượng bạch cầu tăng lên vì khi có mầm bệnh

xâm nhập vào cơ thể theo cơ chế bình thường thì bạch cầu sẽ đến và tấn công mầm

bệnh chính vì thế số lượng bạch cầu tăng cao so với bình thường đồng thời bệnh

cầu trùng cũng gây ra tiêu chảy,mất máu trên gà nên hàm lượng huyết sắc tố và hematocrit giảm xuống (Trần Thị Minh Châu, 2008).

47

Bảng 4.5 So sánh các chỉ tiêu sinh lý máu gà tàu vàng tại trại Ba Hoàng qua các giai đoạn tuổi.

Giai đoạn tuổi dưới 1 tháng 1-2 tháng trên 2 tháng

Các chỉ tiêu khảo sát đối chứng gà bệnh đối chứng gà bệnh đối chứng gà bệnh Số lượng HC (106 /mm3) 2,33±0,36 1,73±0,22 3,03±0,71 1,84±0,18 3,11±0,70 1,80±0,22 Số lượng BC (103/mm3) 27,21±6,77 91,89±14,77 17,97±8,38 73,95±23,45 28,31±5,31 83,17±5,04 Huyết sắc tố (g%) 9,20±0,44 8,56±0,74 11,92±0,83 7,64±1,04 12,02±0,56 6,96±0,55 Hematocrit (%) 26,00±1,22 12,64±3,12 25,60±2,70 10,68±0,67 29,20±3,34 8,86±1,27 M.C.V (u3) 113,69±19,25 60,83±28,44 86,46±11,17 58,15±5,85 99,48±32,68 49,18±2,69 M.C.H (pg) 34,28±17,72 53,88±10,40 40,90±8,66 41,50±5,51 40,41±10,17 39,06±4,84 M.C.H.C (%) 35,49±3,51 70,00±12,81 35,49±3,51 70,00±12,81 34,94±18,34 79,54±10,03 HC: hồng cầu BC: bạch cầu

M.C.V: Thể tích trung bình của hồng cầu.

M.C.H: Trọng lượng trung bình huyết sắc tố

48

Qua Bảng 4.5 nhận thấy các chỉ số đều có sự khác biệt thống kê. Số lượng hồng

cầu ở các giai đoạn tuổi đều giảm xuống, số lượng bạch cầu tăng lên, hàm lượng

M.C.V, M.C.H, M.C.H.C giảm xuống hoặc tăng lên theo chỉ số của số lượng hồng cầu,

bạch cầu và huyết sắc tố cũng như hàm lượng hematocrit.

Gà dưới 1 tháng tuổi số lượng hồng cầu giảm từ 2,33 xuống 1,73 giảm gấp 1,3 lần so với mức bình thường. Ở giai đoạn này gà rất dễ mẫn cảm với mầm bệnh nhưng

với tỷ lệ nhiễm 26% và cường độ nhiễm ở mức 1(+) và 2(+) nên ở giai đoạn này không thấy tính đặc trưng của bệnh. Số lượng bạch cầu tăng lên 3 lần so với bình thường của cơ thể. Theo Ricklefs và Sheldon, (2007) khi gia cầm nhiễm cầu trùng thì bạch cầu đơn

nhân, bạch cầu ái toan, tế bào lympho và bạch cầu ngoại sẽ tăng lên và sinh đáp ứng

mễn dịch.

Hàm lượng hemoglobin, hematocrit, M.C.V sẽ giảm xuống tùy theo mức độ nặng

nhẹ của mầm bệnh khi xâm nhập vào cơ thể vật chủ. Hàm lượng M.C.H.C tăng lên

theo số lượng của hemoglobin và hematocrit.

Gà từ 1-2 tháng tuổi với tỷ lệ nhiễm và cường độ tăng lên nên số lượng hồng cầu ở giai đoạn này cũng giảm theo mức nhiễm trùng từ 3,03 xuống 1,84 và số lượng bạch cầu tăng lên gấp 4 lần so với mức bình thường. Khi mầm bệnh tấn công vào biểu mô ruột

gây ra viêm thì đại thực bào, bạch cầu đơn nhân phát sinh di chuyển đến bất kì vị trí

nào có sự xâm nhập của mầm bệnh để loại bỏ các tế bào chết, tế bào mãnh vỡ, bảo vệ

chống lại tác nhân gây bệnh, thúc đẩy chữa lành vết thương và tái tạo lại mô nơi tổn thương. Hàm lượng hemoglobin, hàm lượng hematocrit, M.C.V, M.C.H cũng giảm xuống theo số lượng hồng cầu. Hàm lượng M.C.H.C tăng lên gấp 2 lần.

Gà trên 2 tháng tuổi nhận thấy tỷ lệ nhiễm cầu trùng tăng gấp 2 lần so với gà dưới

1 tháng tuổi, cường độ nhiễm lên đến 4(+) nên số lượng hồng cầu sẽ giảm đáng kể và số lượng bạch cầu sẽ tăng cao. Sau khi nhiễm kén hợp tử qua 1chu kỳ sống phức tạp

cuối cùng làm suy yếu hệ thống tiêu hóa và dẫn đến sự kém hấp thu chất dinh dưỡng,

49

còi cọt, chậm hơn hay gây ra tử vong. Trong đó có sự hiện diện của Eimeria tenella với đặc tính là gây xuất huyết nhiêm trọng ở manh tràng nên số lượng bạch cầu cùng với

50

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu tình hình nhiễm bệnh cầu trùng và một số chỉ tiêu sinh lý máu ở gà tàu tại trại tư nhân ba hoàng (Trang 59)