Tình hình nhiễm cầu trùng trên gà

Một phần của tài liệu tình hình nhiễm bệnh cầu trùng và một số chỉ tiêu sinh lý máu ở gà tàu tại trại tư nhân ba hoàng (Trang 55)

Qua kiểm tra 166 mẫu phân trên gà tại trại tư nhân Ba Hoàng chúng tôi phát hiện 61 mẫu phân bị nhiễm cầu trùng chiếm tỷ lệ là 36,74%.

Bảng 4.2: Tỷ lệ nhiễm cầu trùng gà theo từ giai đoạn tuổi tại trại tư nhân Ba Hoàng

Giai đoạn (tuổi) SMKT SMN TLN (%)

Dưới 1 tháng 50 13 26%

Từ 1-2 tháng 62 25 40,3%

Trên 2 tháng 54 23 42,5%

Tổng 166 61 36,74%

SMKT: số mẫu kiễm tra

SMN: số mẫu nhiễm

TLN: tỷ lệ nhiễm

Qua Bảng 4.2 ta thấy tỷ lệ nhiễm cầu trùng tăng dần theo lứa tuổi. Gà ở giai

đoạn dưới 1 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm cầu trùng là 26%. Gà 1-2 tháng tuổi tăng lên 40,3% và trên 2 tháng nhiễm rất cao, gần như gấp 2 lần so với gà dưới 1 tháng tuổi.

Tỷ lệ nhiễm gà trên 2 tháng tuổi của kết quả phù hợp vời nguyên cứu của Nguyễn

Thị Kim Lan, (2000), tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở gà trên 2 tháng tuổi cũng rất cao

45,3%. Theo nghiên cứu của Lê Văn Năm, (2003), bệnh cầu trùng gà thường xảy

ra ở độ tuổi 10 đến 90 ngày tuổi. Ta thấy ở giai đoạn dưới 1 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm

26% vì gà ở giai đoạn này còn kháng thể do mẹ truyền (kháng thể thụ động) và ở

trại có sử dụng thuốc phòng bệnh cầu trùng cho gà từ giai đoạn này đến 2 tháng

tuổi.

Gà sau 1 tháng tuổi chuyển từ chuồng lồng sang chuồng nền trấu nên gà bị

stress làm giảm sức đề kháng của cơ thể xuống. Đồng thời nền trấu là môi trường

có nguy cơ nhiễm cầu trùng do có sự tồn tại của noãn nang cầu trùng.

Đặc biệt đối với gà trên 2 tháng tuổi, ngoài những nguyên nhân trên, do quy trình phòng bệnh ngày 23-26 nên miễn dịch từ thuốc có thể không còn nữa. Tuy

nhiên, gà trên 2 tháng tuổi thời gian sống lâu, khả năng tiếp xúc với mầm bệnh

nhiều nên khả năng mang trùng cao. Điều này phù hợp với nghiên cứu của (Phạm

SỹLăng, 2002), điều kiện chuồng nuôi và môi trường sẽ làm cho bệnh cầu trùng gà tồn tại và lưu hành lâu dài.

43

Bảng 4.3: Cường độ nhiễm cầu trùng tại trại Ba Hoàng

Giai đoạn tuổi SMKT SMN Cường độ nhiễm

1(+) 2(+) 3(+) 4(+)

Dưới 1 tháng tuổi 50 13 9 4 - -

Từ 1-2 tháng tuổi 62 25 14 7 4 -

Trên 2 tháng tuổi 54 23 8 5 6 4

SMKT: số mẫu kiểm tra

SMN: số mẫu nhiễm

Qua bảng 4.3 cho thấy cường độ nhiễm cầu trùng ở gà tăng dần qua các giai đoạn. Gà dưới 1 tháng tuổi bắt đầu sự nhiễm cầu trùng với cường độ nhẹ 1(+) và 2(+). Gà ở giai đoạn 1-2 tháng tuổi nhiễm với cường độ tăng lên ở mức 3(+) Lê

Văn Năm, (2003) cho rằng khi gà nhiễm cầu trùng: tại chỗ các tế bào biểu bì niêm mạc ruột bị cầu trùng phá hủy sẽ được thay thế bằng lớp tế bào biểu bì mới có khả năng kháng và chịu đựng được các tác động của cầu trùng ở lần nhiễm kế. Gà trên 2 tháng tuổi nhiễm bệnh với cường độ rất cao. Điều này có thể vì gà ở giai đoạn

này việc phòng bệnh cầu trùng ít được quan tâm và do một số loài không sinh đáp ứng miễn dịch tốt và không đáp ứng tốt với việc điều trị nên khả năng nhiễm bệnh

44

Một phần của tài liệu tình hình nhiễm bệnh cầu trùng và một số chỉ tiêu sinh lý máu ở gà tàu tại trại tư nhân ba hoàng (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)