Chu kỳ sinh trưởng của cầu trùng trải qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: sinh sản vô tính
Giai đoạn 2: sinh sản hữu tính
Giai đoạn 3: hình thành bào tử
Giai đoạn 1-2 xảy ra trong tế bào biểu bì vật chủ, giai đoạn 3 xảy ra ở môi trường bên ngoài.
Giai đoạn 1: sinh sản vô tính
Sau khi gia cầm ăn uống phải các bào tử nang cầu trùng (sporocyst), dưới
tác dụng của dịch dạ dày, ruột, mật, vỏ cứng của bào tử nang pha vỡ và bốn bào tử cầu trùng (sporozoite) được giải phóng và chui vào các tế bào biểu bì để ký
sinh.
Trong mỗi bào tử hình thành hai thể bào tử, chúng lớn lên rất nhanh có hình bầu dục hoặc hình tròn và trở thành thể phân lập (schizont). Nhân của mỗi thể
phân lập tự chia đôi làm nhiều lần để tạo ra các tế bào gồm nhiều nhân và được
gọi là thể phân lập thế hệ I.
Ngay bên trong thể phân lập thế hệ I, xung quanh mỗi nhân các nguyên sinh chất xuất hiện và bao quanh để hình thành dạng ký sinh trùng nhỏ hình bầu dục và dưới kính hiển vi ta có cảm giác như quả nhân chính bị gián đoạn, lúc này chúng được gọi là Merozoit hay là thể phân lập trung gian. Với sự lớn lên của
mỗi Merozoit của thể phân lập thế hệ I chúng phá tung tế bào biểu bì nơi chúng
khu trú và giải phóng ra rất nhiều Merozoit trưởng thành. Các Merozoit đó lập tức
lại thâm nhập ngay vào các tế bào biểu bì mới để tiếp tục phát triển và trở thành thể phân lập thế hệ mới gọi là Sizont 2. Qúa trình sinh sản vô tính như vậy được
lập đi lập lại nhiều lần và tạo ra thể phân lập thế hệ 3, 4, 5...
Giai đoạn 2: sinh sản hữu tính
Từ thể phân lập cuối cùng biến thành các thể phân đoạn và thâm nhập vào các tế bào biểu bì ký chủ để biến thành những thể sinh dưỡng và chúng phát triển
tạo nên các giao tử đực và cái. Giao tử cái được gọi là Macrogamet có nhân rất to,
ít chuyển động và có lỗ noãn. Giao tử đực được gọi là Mirogamet nhỏ hơn và
nhân của nó cũng nhỏ hơn, chúng chuyển động nhanh hơn nhờ có hai lông roi.
Qua lỗ noãn (Micropile) của giao tử cái, giao tử đực chui vào thực hiện thực hiện
thụ thai tạo ra hợp tử. Hợp tử được bọc bởi màng bọc và trở thành nang trứng
(Oocystis) có hình dạng bầu dục, hình tròn, hình quả trứng, quả lê, hoặc elip phụ
thuộc vào chủng loại cầu trùng. Đến đây các nang trứng rơi vào lòng ruột kết thúc giai đoạn sinh sản hữu tính.
15
Giai đoạn 3: sinh sản ngoài cơ thể
Trong điều kiện môi trường bên ngoài khác với môi trường trong cơ thể ký
chủ, các noãn nang muốn tiếp tục duy trì sự sống phải thích nghi với điều kiện có
mặt của nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, không khí,...luôn thay đổi.
Điều thích ứng đầu tiên noãn nang phải tự bảo vệ bằng cách nhanh chóng
tạo ra được vỏ cứng, dày gồm 1-2 lớp với màu sắc khác nhau tùy vào chủng cầu trùng. Sau đó một thời gian noãn nang hình thành 4 nguyên bào tử (Sporoblast)
có hình bầu dục, xung quanh mỗi nguyên bào tử lại được bọc một màng mỏng và trở thành túi bào tử. Trong mỗi túi bào tử nhân của tế bào lại chia đôi về hai phía được ngăn cách bởi một màng mỏng nữa để trở thành thể bào tử có hình lưỡi liềm
gọi là bào tử. (Lê Văn Năm, 2003).
Hình 2.18: Vòng đời phát triển của cầu trùng ở gia cầm
http://amiciinsoliti.altervista.org/patologie/coccidi.html Tế bào hạt nhân Liệt phân lần I Liệt phân lần II Liệt phân lần III,IV Bào tử nang Sự xâm nhiễm
16