Máu gồm có 2 phần: huyết tương và thành phần hữu hình
2.3.7.1 Huyết tương
Huyết tương là một dịch thể lỏng, trong, màu vàng nhạt, vị hơi mặn. Nó
chiếm tỷ lệ từ 55-60% khối lượng của máu. Trong huyết tương, nước chiếm từ 90
-92%, vật chất khô chiếm 8-10%. Trong vật chất khô có protein, lipit, glucidvà muối khoáng. Các hợp chất hữu cơ có chứa nitro nhưng không phải là protein như
ure, uric, amoniac, creatin,… Ngoài ra, còn có các loại enzym, các loại hocmon
25
2.3.7.2 Thành phần hữu hình 2.3.7.2.1 Hồng cầu
Hình dạng và số lượng:
Hình dạng hồng cầu thay đổi tùy theo các loài động vật khác nhau. Kích thước hồng cầu tỉ lệ nghịch với số lượng, nghĩa là số kích thước hồng cầu càng lớn thì số lượng hồng cầu càng ít và ngược lại.
Đối với gia cầm, cá, lưỡng thê, bò sát và chim hồng cầu có hình bầu dục và có nhân.
Số lượng trong 1mm3 máu của gà trung bình là 3,5 triệu, gà Tây là 2,7 triệu. Ở gà con số lượng hồng cầu thay đổi theo tuổi: 3 giờ sau khi nở ra là 2,8 triệu, đến 3 ngày tuổi -2,23 triệu, đến 32 ngày tuổi -2,28 triệu, đến 82 ngày tuổi -2,79 triệu và đến 3-4 tháng tuổi số lượng đạt gần tới mức của gia cầm trưởng thành. Hồng cầu ở cá thể đực nhiều hơn cá thể cái (Bùi Hữu Đoàn, 2008). Số lượng
hồng cầu thay đổi phụ thuộc vào mùa, vào mùa Xuân – Hè cao hơn mùa Thu –
Đông. Số lượng hồng cầu trong máu tăng giảm phụ thuộc vào chế độ nuôi và sức
sản xuất. Trong khẩu phần, thức ăn có nguồn gốc động vật làm cho số lượng hồng
cầu tăng, khi hấp thu nhiều nước loãng ra làm số lượng hồng cầu giảm và ngược
lại khi thiếu nước máu đặc lại làm số lượng hồng cầu tăng. Nguyên nhân giảm số lượng hồng cầu và huyết sắc tố lâu dài (trong trường hợp thiếu máu) có thể là do trong thức ăn thiếu sắt, đồng. Thiếu máu có thể mất nhiều máu hoặc hồng cầu bị
phá hủy vì nhiễm độc, bệnh lý, chức năng tạo máu yếu.
Cấu tạo của hồng cầu:
Hồng cầu được bọc bởi một màng mỏng bên ngoài, bên trong là sườn tế bào chất, còn gọi lại là cốt huyết cầu, là lipoprotein. Cốt huyết cầu có hình mạng lưới,
xốp ngấm đầy hemoglobin.
26
Thành phần hóa học:
Nước: từ 63-67%
Chất khô: từ 33-37% trong đó có (protein (Hb) khoảng 28%, các chất chứa
nitro là 0,2%, gluxit là 0,075%, lipit là 0,3%, ure là 0,02%..).
Tính chất của hồng cầu:
Đàn hồi: biến dạng đàn hồi trong các mạch máu nhỏ
Nhớt: dính nhau thành từng chuỗi
Tính thấm chọn lọc qua màng tế bào: cho hấp thu và loại thải các chất khi
cần thiết
Hàm lượng huyết sắc tố:
Huyết sắc tố là một protein phức tạp còn gọi là Cromoprotrid. Ở gà trưởng
thành, hàm lượng huyết sắc tố khoảng 12,5-16,6g%, gà con đến 10 ngày tuổi là -
6,7g%, đến 21 ngày tuổi là 9,1-9,3g%, đến 42 ngày tuổi là 9,6-9,7g%, đến 84
ngày tuổi là 9,7-10,1g% (Bùi Hữu Đoàn, 2008)
Huyết sắc tố đảm nhận chức năng chủ yếu của hồng cầu là vận chuyển O2 và CO2. Ngoài ra nó còn điều hòa tính kiềm của máu (Trần Cừ, 1975)
Sống ở vùng cao hàm lượng huyết sắc tố tăng lên nhiều (Hurtado và Venski, 1967)
Hàm lượng huyết sắc tố có thể thay đổi tùy theo phương thức chăn nuôi
khác nhau.
Hàm lượng huyết sắc tố thay đổi tùy theo loài, giống, giới tính, tuổi, trạng
thái bệnh tật, dinh dưỡng (Trần Cừ, 1975)
Hàm lượng huyết sắc tố tăng: trong các trạng thái mất nước máu đặc lại (tiêu chảy, ra nhiều mồ hôi…). Giảm trong các trường hợp bệnh thiếu máu (Trần Thị
Minh Châu, 2008)
Tỷ lệ huyết cầu:
Tỷ lệ huyết cầu cho biết tỷ lệ phần trăm của hổng cầu trong máu (Trần Thị
Minh Châu, 2008)
Tỷ lệ huyết cầu bao giờ cũng thấp hơn tỷ lệ huyết tương (Sweson, 1970) Tỷ lệ huyết cầu thay đổi theo cao độ vì số lượng hồng cầu tăng (Prosser và Bran, 1961) và nó biến đổi tùy theo sự vận chuyển nước vào trong cơ thể chỉ số này tăng lên khi số huyết tương lưu thông giảm đi hay mất nước, giảm khi trong máu tăng nhiều nước, khi tăng khối lượng máu lưu thông đặc biệt là huyết tương
27
Tỷ lệ huyết cầu tăng khi có ứ nước trong tế bào hoặc trong trạng thái bị sốc.
Tỷ lệ huyết cầu giảm trong trạng thái thiếu máu (Trần Thị Minh Châu, 2008)
Đường kính của hồng cầu:
Việc đo kích thước hồng cầu rất quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh
Áp lực không khí thấp làm đường kính hồng cầu tăng lên gây chứng đại
hồng cầu
Hồng cầu khổng lồ xuất hiện trong bệnh thiếu máu nhất là trong bệnh bần
huyết, liên quan đến việc thiếu acidfolic, vitamin B12 (Nguyễn Xuân Hoạt và Phạm Đức Lộ, 1980)
Việc đo hồng cầu có nhiều khuyết điểm do hồng cầu có tính đàn hồi và kĩ
thuật nhuộm mẫu. Nên Sweson, 1970 đề nghị những chỉ số theo công thức sau: Thể tích trung bình của hồng cầu (M.C.V : Mean Corpuscular Volume) Tỷ lệ huyết cầu (%) x 10
M.C.V =
Số lượng hồng cầu (106/ml máu)
Trọng lượng trung bình huyết sắc tố (M.C.H: Mean Corpuscular Volume)
Hàm lượng Hemoglobin g% x 10
M.C.H =
(pg) Số lượng hồng cầu (106/ml máu)
Nồng độ trung bình của huyết sắc tố trong hồng cầu (M.C.H.C: Mean Corpusculas Hemoglobin Concentration)
Hàm lượng Hemoglobin g% x 100
M.C.H.C =
(%) Tỷ lệ huyết cầu (%)
Nồng độ huyết sắc tố trong hồng cầu thay đổi rất ít trên cùng một loài.
Trong trường hợp thiếu máu nồng độ này có thể rất khác so với nồng độ bình
thường. Nồng độ huyết sắc tố tăng trong hồng cầu hình cầu (Bạch Quốc Tuyên, 1978)
2.3.7.2.2 Bạch cầu
Bạch cầu là những tế bào có nhân được tạo thành trong tủy xương và các
hạch bạch huyết. Chúng có khả năng di động trong các mạch máu, giúp cơ thể
chống lại các tác nhân gây nhiễm khuẩn và nhiễm độc bằng quá trình thực bào và bằng quá trình miễn dịch. Số lượng bạch cầu ít hơn số lượng hồng cầu (15- 35.103/mm3). Số lượng bạch cầu thay đổi tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý, sinh lý
28
khi có sự xâm nhập của vi trùng…. Giảm khi bị suy tụy, bị nhiễm phóng xạ. Vì vậy, xác định số lượng bạch cầu có ý nghĩa lớn trong chẩn đoán (Nguyễn Thị Kim Đông và Nguyễn Thị Thu, 2009)
Bạch cầu ái toan Bạch cầu đơn nhân lớn
Bạch cầu trung tính
Hình 2.20: Hình dạng các bạch cầu
Tính chất của bạch cầu:
Tính xuyên mạch: bạch cầu có thể biến hình để chui qua các khe hở các mao
mạch
Tính di chuyển: bạch cầu tạo giả túc di chuyển giữa các gian bào
Tính thực bào: bạch cầu tạo giả túc bao bọc và tiêu hủy vi trùng, các xác tế
bào chết.
Tính bài tiết: tiết ra các men tiêu hóa như maltase, peptidase, trypsin, bạch
cầu thực bào ngay trong tế bào. Ngoài ra bạch cầu còn tiết ra thrombokinase giúp
29
Tính cảm ứng: một số hóa chất trong tế bào và mô có thể thu hút được bạch
cầu; các độc tố của vi trùng, chất iod, chất làm bạch cầu tránh xa là rượu.
Phân loại bạch cầu:
Dựa vào hình thái, thành phần cấu tạo và chức năng sinh lý, người ta chia bạch cầu ra thành các nhóm: nhóm bạch cầu không hạt, đơn nhân gồm (lâm ba cầu (Lymphocyte), bạch cầu đơn nhân lớn (Monocyte)); nhóm bạch cầu có hạt, đa nhân gồm (bạch cầu trung tính (Neutrophil), bạch cầu ái toan (Eosinophil), bạch cầu ái kiềm (Basophil))
Bạch cầu trung tính: chiếm khoảng 65% số lượng bạch cầu, là bạch cầu xuất
hiện đầu tiên khi có hiện tượng thực bào (Lưu Trọng Hiếu, 1987) kích thước
khoảng từ 10 - 15µm, nhân được chia ra làm nhiều thùy. Nếu nhuộm giemsa các
hạt sẽ bắt màu đỏ nâu. Khi lao động nặng nhọc bạch cầu trung tính sẽ tăng lên, khi ngừng lao động thì số lượng bạch cầu trở lại bình thường. Khi cơ thể bị tổn thương thì bạch cầu trung tính tăng lên. Chức năng sinh lý chủ yếu của bạch cầu
trung tính là thực bào
Bạch cầu ái toan: chiếm khoảng 9% tổng bạch cầu, nhân thường chia hai
múi như hình mắt kính, có nhân phân đoạn (gà nhân có hình gậy), hạt bắt màu hồng đỏ khi nhuộm giemsa. Chức năng sinh lý chủ yếu của bạch cầu ái toan là khử độc protein. Bạch cầu ái toan tăng lên trong trường hợp bị dị ứng và tập trung ở nơi xảy ra phản ứng kháng nguyên, kháng thể và tăng lên khi bị nhiễm kí sinh trùng đường ruột.
Bạch cầu ái kiềm: số lượng rất ít từ 0-1% tổng số bạch cầu. Hạt bắt màu xanh tím khi nhuộm giemsa. Bạch cầu ái kiềm tăng lên trong bệnh viêm mãn tính. Chức năng sinh lý chủ yếu của bạch cầu chưa được rõ.
Lâm ba cầu: có nhiều trong máu, được tạo ra từ các mạch bạch huyết, lách và vào máu bằng đường huyết, tăng khi bị nhiễm khuẩn mãn, giảm khi bị nhiễm khuẩn
cấp. Hình dạng khác nhau chiếm khoảng 25% bạch cầu. Nhân to tròn, nhuộm
giemsa bắt màu tím đậm chiếm hầu hết tế bào. Bạch cầu lâm ba có chức năng bảo
vệ cơ thể bằng phản ứng miễn dịch.
Bạch cầu đơn nhân lớn: còn gọi là đại thực bào có vai trò loại bỏ các mô bào chết. Bạch cầu này chiếm khoảng 2-2,5% tổng số bạch cầu. Đường kính 15-25µ, là bạch cầu lớn nhân hình đậu nằm lệch về một phía bắt màu yếu, có màu xám
tro. Nhân thay đổi nhờ tính thực bào tạo giả túc.
Bạch cầu trung tính tăng là một triệu chứng tìm thấy trong xét nghiệm gia
súc bệnh, tăng sinh lý hay tăng bệnh lý (bệnh truyền nhiễm cấp tính do virut,
30
Bạch cầu trung tính giảm do các bệnh truyền nhiễm do virut, trúng độc do
hóa chất, ngộ độc chì, viêm phổi, viêm khớp, viêm thận
Bạch cầu ái toan tăng khi con vật nhiễm kí sinh trùng trong bệnh của da, ái
toan xuất hiện trong các bệnh dị ứng, sốt cao, trúng độc
Bạch cầu ái toan giảm do nhiễm trùng toàn thân
Bạch cầu ái kiềm tăng phản ứng do tiêm huyết thanh, tiêm protein lạ, một số
bệnh do kí sinh trùng, thiếu vitamin A
Lâm ba cầu tăng khi nhiễm khuẩn mãn tính Lâm ba cầu giảm khi nhiễm khuẩn cấp tính
Bạch cầu đơn nhân tăng khi nhiễm kí sinh trùng, virut truyền nhiễm mãn tính, viêm loét nội tâm mạc
Bạch cầu đơn nhân giảm ít thấy nhưng nếu mất trong thời gian dài là tiên
lượng xấu