Cường độ nhiễm được xác định bằng cách đếm số lượng noãn nang trên một vi trường của tiêu bản. Để kết quả có độ chính xác cao nên xác định số lượng noãn
nang trên 3 vi trường sau đó cộng lại chia bình quân.
Cường độ nhiễm :
Không có noãn nang trên một tiêu bản: (-) tính. 1-3 noãn: nhẹ (1+)
4- 6 noãn: trung bình (2+) 7- 9 noãn: nặng (3+) > 9 noãn: rất nặng (4+)
Tỷ lệ nhiễm theo cường độ được tính theo công thức sau:
Tỷ lệ nhiễm theo từng cường độ: (số mẫu nhiễm ở từng cường độ/ tổng số
mẫu nhiễm) x 100.
3.3.4 Phương pháp điếm số lượng hồng cầu
Số lượng hồng cầu được đếm bằng buồng đếm Neubauer với dung dịch pha
loãng hồng cầu là Marcano. Cách tiến hành:
Hút máu bằng ống hút pha loãng hồng cầu với vạch 0,5. Hút tiếp với dung
dịch pha loãng với vạch 101 (chú ý không cho có bọt nước). Máu được pha với tỷ
lệ 1/200. Lắc nhẹống hút trong 3 phút. Đậy lamelle lên buồng đếm, lắc 1 lần nữa,
bỏ đi mấy giọt đầu trong ống mao dẫn không có máu, chỉ lấy những giọt trong
35
giọt vừa phải vào nhờ mao dẫn giọt đó sẽ tràn đều vào buồng đếm, nếu cho quá
nhiều thì sẽ tràn vào rãnh ngăn cách giữa hai buồng đếm thì phải làm lại (nhắc
nhẹ lamelle lên, lau sạch và nhỏ giọt khác). Để buồng đếm vào bàn kính hiển vi, để yên 15 phút cho hồng cầu lắng xuống rồi đếm.
Cách đếm hồng cầu:
Dùng vật kính X10 để quan sát toàn bộ buồng đếm Neubauer gồm 9 ô
vuông lớn, trong đó có ô vuông trung tâm được chia làm 25 ô vuông trung bình. Mỗi ô vuông trung bình được chia làm 16 ô vuông nhỏ, hồng cầu được đếm ở 5 ô
vuông trung bình ở 4 góc và 1 ô vuông trung bình ở chính giữa (tất cả 80 ô vuông
nhỏ). Mỗi ô nhỏ có 4 cạnh thì chỉ đếm hồng cầu ở 2 cạnh đó là cạnh trên và cạnh
bên trái, mỗi ô vuông nhỏ đều đếm như vậy. Đếm ở vật kính X40.
Nguyên tắc đếm:
Đếm theo đường zichzac để đảm bảo không trùng lặp (Nguyễn Thế Khanh
và Phạm Tử Dương, 2004). Chú ý: khi đếm hồng cầu giữa các ô vuông không được chênh lệch quá 10 hồng cầu (sai số + 5%)
Cách tính:
Gọi A là số hồng cầu có trong 1mm3 máu nguyên
M là số hồng cầu đếm được trong 5 ô vuông (1 ô vuông có M/5 hồng cầu)
1 ô bề dày là 1/10mm3
Máu được pha loãng 200 lần nên ta có:
A = M/5 x 200 x 10 x 25 = M x 10000
3.3.5 Phương pháp đếm bạch cầu
Cách tiến hành:
Nhỏ một giọt máu đường kính khoảng 3mm để lên lame khoảng ¼ miếng
lame. Dùng một miếng lame khác để ngay trước giọt máu, lùi dần miếng lame đến khi chạm giọt máu và nghiên một góc 450 , để yên cho giọt máu lan dài theo cạnh tiếp xúc giữa hai lame, đẩy lame về phía trước bằng cách trượt lame nằm
ngang, sau đó đẩy tới đầu kia của lame bằng cách trượt đều và nhẹ, để khô tự nhiên sau đó cố định bằng Methanol khoảng 5 phút, nhuộm Giemsa khoảng 25 phút sau đó rửa sạch tiêu bản dưới vòi nước chảy rồi để khô tự nhiên. Đếm ngẫu nhiên trên 10 vi trường ở vật kính X100 có nhỏ giọt dầu.
Cách tính:
Gọi a: tổng số hồng cầu trong 10 vi trường
b: tổng số bạch cầu trong 10 vi trường
A: số lượng hồng cầu/1mm3 máu gà B: số lượng bạch cầu/1mm3 máu gà
36 A x b
B =
a
Chú ý: không đếm bạch cầu ở rìa tiêu bản máu vì sự phân bố của bạch cầu không đều
Tiêu bản không có lỗ trống, sọc dưa
3.3.6 Phương pháp định lượng huyết sắc tố
Hàm lượng Hemoglobin đo bằng huyết sắc kế Sahli Hellige
Nguyên tắc:
Huyết sắc tố Hemoglobin có màu đỏ, khi cho máu vào dung dịch acid đựng
trong ống chia độ thì Hemoglobin sẽ kết hợp với acid thành acid Hematin có màu
nâu, sau đó máu được pha loãng dần với dung dịch acid cho tới khi có màu tương đương với màu ống đối chứng, đọc kết quả của hàm lượng huyết sắc tố ghi trên
ống chia độ theo tỷ lệ % và lượng huyết sắc tố được tính bằng gr/100ml máu.
Cách tiến hành:
Dùng ống nhỏ giọt nhỏ dung dịch acid Chlohydric 0,1N vào ống chia độ đến
vạch 20
Dùng pipet Sahli hút máu đến vạch 20mm3, lau phía ngoài pipet bằng giấy
thấm và đồng thời điều chỉnh cho đúng vạch
Thổi máu vào trong dung dịch acid trong ống chia độ, hút lên xuống 3 lần.
Hỗn hợp sẽ có màu nâu.
Đặt ống chia độ vào trong huyết sắc kế và để yên 10 phút
So màu với ống đối chứng, thường là màu của máu pha loãng đậm hơn màu
của ống đối chứng. Tiếp tục nhỏ từng giọt một acid Chlohydric 0,1N vào. Trộn
bằng que cấy sau mỗi giọt thêm vào và so sánh màu giữa 2 ống, ngừng lại khi 2 ống có màu tương đương nhau
Đọc kết quả hàm lượng huyết sắc tố bằng cách nhìn vào mức đáy cong của
hỗn hợp tương ứng với vạch chia độ ghi vạch chia đạt được. Vạch đó chỉ lượng
huyết sắc tố của máu xét nghiệm
3.3.7 Phương pháp đo tỷ lệ huyết cầu
Nguyên tắc:
Hematocrit cho biết tỷ lệ hồng cầu có trong máu
Hồng cầu là tế bào có tỷ trọng cao nhất sẽ được tách ra khỏi các thành phần
khác trong máu sau khi li tâm với tốc độ lớn để xuất hiện theo thứ tự từ đỉnh đến đáy của ống li tâm như sau: huyết tương là lớp trên lỏng màu vàng nhạt bị đẩy ra
37
lớp đỏ xám bao gồm (tiểu cầu là lớp màu kem ở trên hết; bạch cầu là lớp đỏ xám;
những hồng cầu có nhân là một lớp màu đỏ lợt trong lớp đệm), hồng cầu lớp đỏ
dày.
Cách tiến hành:
Dùng những ống vi ti mao dẫn cho vào lọ đựng máu đã được chống đông. Dùng đất sét đặc biệt bịt kín chổ trống ở đáy
Tháo then cài trung tâm trên đầu máy li tâm và lấy đĩa phủ ra ngoài
Đặt những ống vi ti mao dẫn vào trong những khe nhỏ với đoạn hở hướng
về trung tâm và đoạn cuối đáy bịt kín bằng đất sét hướng ra ngoài bờ vòng bánh
xe quay để ngăn cản những ống rơi bể trong lúc li tâm
Đặt lại đĩa phũ vào máy li tâm bằng cách ấn then cài cho chắc chắn và điều chỉnh li
tâm trong 5 phút với tốc độ 10.000 vòng/phút hoặc li tâm trong 2 phút với tốc độ
16.000 vòng/phút
Sau khi li tâm xong lấy ống ra và đọc kết quả % của Hematocrit trực tiếp
trên bảng đo.
3.3.8 Phương pháp xác định chỉ số Wintrobe
Các chỉ số Wintrobe được xác định trên công thức của Swenson
Thể tích trung bình của hồng cầu (M.C.V: Mean Corpuscular Volume)
Tỷ lệ huyết cầu (%) x 10 M.C.V =
Số lượng hồng cầu (106/ml máu)
Trọng lượng trung bình huyết sắc tố (M.C.H : Mean Corpuscular Volume)
Hàm lượng Hemoglobin g% x 10 M.C.H =
(pg) Số lượng hồng cầu (106/ml máu)
Nồng độ trung bình của huyết sắc tố trong hồng cầu (M.C.H.C: Mean Corpusculas Hemoglobin Concentration)
Hàm lượng Hemoglobin g% x 100 M.C.H.C =
(%) Tỷ lệ huyết cầu (%)
3.3.9 Phương pháp phân tích thống kê
Tất cả số liệu được ghi nhận và đánh giá theo phương pháp thống kê sinh học, so sánh tỷ lệ nhiễm bằng phép thử Chi-Square, so sánh chỉ tiêu sinh lý máu bằng phép thử One Way analysis of variance Minitab 14.
38
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Tổng quan về tình hình chăn nuôi, thú y tại trại tư nhân Ba Hoàng
4.1.1Chuồng trại
Chuồng nuôi là kiểu chuồng nền, diện tích 8m x 12m. Xung quanh được bao
bằng lưới chì. Chuồng được sát trùng cẩn thận trước khi đưa gà vào thí nghiệm. Máng ăn, máng uống cũng được sát trùng cẩn thận.
Hình 4.1: tổng quan chuồng trại
4.1.2 Chăm sóc nuôi dưỡng♦ Kỹ thuật úm gà con ♦ Kỹ thuật úm gà con
Gà con được nuôi trên chuồng lồng từ lúc mới nở đến 3 tuần tuổi.
Vệ sinh và sát trùng chuồng úm, máng ăn, máng uống 5-7 ngày trước khi
nuôi.
Lót sàn bằng giấy báo suốt 3 ngày đầu, và thay giấy mỗi ngày một lần.
Sưởi ấm: dùng một bóng đèn 75W cho 1m2 chuồng úm, trong suốt tuần đầu. Có treo nhiệt kế để theo dõi sự biến động nhiệt độ chuồng úm.
Điều chỉnh nhiệt sưởi ấm: khi nhiệt độ chuồng nuôi quá nóng (thấy gà con tản ra xa đèn sưởi và thở mạnh), thì nâng cao hoặc bỏ bớt đèn sưởi. Nếu nhiệt độ
quá lạnh (gà con tụ lại thành đống dưới đèn sưởi), thì hạ thấp đèn. Khi nhiệt độ sưởi vừa đủ, gà con tản đều. Sau 2 tuần, chỉ sử dụng đèn chiếu sáng (để gà ăn ban đêm).
39 Cung cấp nước uống ngay từ ngày đầu.
Từ tuần thứ 4 gà không còn nuôi úm gà được chuyển sang nuôi chuồng nền
lót trấu, cho ăn uống bình thường, vệ sinh tốt chuồng trại.
Gà được cho ăn uống tự do, sử dụng thức ăn của công ty De Heus, bổ sung
thêm vitamin C.
Hình 4.2: lồng úm gà con
♦ Thức ăn
Thức ăn được sử dụng khi nuôi gà là thức ăn hỗn hợp của công ty thức ăn
De Heus gồm 2 loại:
- 6630 sử dụng cho gà từ 1 ngày tuổi đến 28 ngày tuổi
- 6840 sử dụng cho gà từ 29 ngày tuổi đến xuất thịt
♦ Nước uống
40 4.1.3 Công tác thú y Quy trình phòng bệnh Bảng 4.1: Qui trình phòng bệnh Ngày tuổi
Phòng bệnh Thuốc/ vaccine Liều lượng, cách
dùng 7 ngày
trước khi đưa
gà vào
Sát trùng chuồng trại, khu
vực nuôi
Vime – iodine 2-5ml/lít nước
sạch
Sát trùng dụng cụ Vime-iodine 2,5ml/lít nước
sạch
1-3 Phòng bệnh thương hàn,
E.coli
Terra Colivit 1g/1 lít nước
4 Phòng bệnh Newcastle (lần 1) Vaccin Newcastle (hệ F, B1 hay Lasota) Nhỏ mắt hoặc mũi 0,2ml/con 5-7 Bổ sung thuốc tăng sức đề
kháng Aminovit hoặc Multivitamin hoặc Vimekat plus 0,1g/lít nước 0,1g/lít nước 5ml/lít nước, cho uống 8 Phòng bệnh Gumboro (lần 1)
Vaccin Gumboro Nhỏ mắt, nhỏ mũi
0,2ml/con
10-11 Phòng bệnh cầu trùng (lần 1) Toltrazuril 4ml/lít nước, cho
uống
12 Phòng bệnh đậu gà Vaccin Đậu gà thuốc thú y trung ương Chủng qua da cánh 15 Phòng bệnh cúm gà Vaccin cúm gia cầm (H5N1) Tiêm dưới da cổ 0,3ml/con 18 Phòng bệnh Gumboro (lần 2)
Vaccin Gumboro Nhỏ mắt, nhỏ mũi
0,2ml/con 21 Phòng bệnh Newcastle (lần
2)
Vaccin Lasota Nhỏ mắt, nhỏ mũi
41 23-26 Phòng bệnh hô hấp mãn tính (CRD) Tilmo-Vime 250 hoặc Tylosin 1000 0,3ml/lít nước 0,5g/lít nước Pha trong nước
cho uống
Phòng bệnh cầu trùng lần 2 Toltrazuril 4ml/lít nước pha vào nước cho
uống 30 Phòng bệnh cúm gà Vaccin cúm gia cầm (H5N1) 0,5ml/con 35 Phòng bệnh Gumboro (lần 3)
Vaccin Gumboro Cho uống, pha 500ml nước sinh
lý mặn vào lọ 100
liều cho uống. 40 Phòng bệnh tụ huyết trùng Vaccin tụ huyết trùng
gia cầm Tiêm dưới da cổ 1ml/con 44-50 Tăng sức đề kháng chống stress Vimix plus Vime C- Electrolyte 1g/lít nước 1g/4 lít nước Pha trong nước
cho uống 60 Phòng bệnh Newcastle (lần 3) Vaccin Newcastle (chủng M) Tiêm bắp 1ml/con
42
4.2 Tình hình nhiễm cầu trùng trên gà
Qua kiểm tra 166 mẫu phân trên gà tại trại tư nhân Ba Hoàng chúng tôi phát hiện 61 mẫu phân bị nhiễm cầu trùng chiếm tỷ lệ là 36,74%.
Bảng 4.2: Tỷ lệ nhiễm cầu trùng gà theo từ giai đoạn tuổi tại trại tư nhân Ba Hoàng
Giai đoạn (tuổi) SMKT SMN TLN (%)
Dưới 1 tháng 50 13 26%
Từ 1-2 tháng 62 25 40,3%
Trên 2 tháng 54 23 42,5%
Tổng 166 61 36,74%
SMKT: số mẫu kiễm tra
SMN: số mẫu nhiễm
TLN: tỷ lệ nhiễm
Qua Bảng 4.2 ta thấy tỷ lệ nhiễm cầu trùng tăng dần theo lứa tuổi. Gà ở giai
đoạn dưới 1 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm cầu trùng là 26%. Gà 1-2 tháng tuổi tăng lên 40,3% và trên 2 tháng nhiễm rất cao, gần như gấp 2 lần so với gà dưới 1 tháng tuổi.
Tỷ lệ nhiễm gà trên 2 tháng tuổi của kết quả phù hợp vời nguyên cứu của Nguyễn
Thị Kim Lan, (2000), tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở gà trên 2 tháng tuổi cũng rất cao
45,3%. Theo nghiên cứu của Lê Văn Năm, (2003), bệnh cầu trùng gà thường xảy
ra ở độ tuổi 10 đến 90 ngày tuổi. Ta thấy ở giai đoạn dưới 1 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm
26% vì gà ở giai đoạn này còn kháng thể do mẹ truyền (kháng thể thụ động) và ở
trại có sử dụng thuốc phòng bệnh cầu trùng cho gà từ giai đoạn này đến 2 tháng
tuổi.
Gà sau 1 tháng tuổi chuyển từ chuồng lồng sang chuồng nền trấu nên gà bị
stress làm giảm sức đề kháng của cơ thể xuống. Đồng thời nền trấu là môi trường
có nguy cơ nhiễm cầu trùng do có sự tồn tại của noãn nang cầu trùng.
Đặc biệt đối với gà trên 2 tháng tuổi, ngoài những nguyên nhân trên, do quy trình phòng bệnh ngày 23-26 nên miễn dịch từ thuốc có thể không còn nữa. Tuy
nhiên, gà trên 2 tháng tuổi thời gian sống lâu, khả năng tiếp xúc với mầm bệnh
nhiều nên khả năng mang trùng cao. Điều này phù hợp với nghiên cứu của (Phạm
SỹLăng, 2002), điều kiện chuồng nuôi và môi trường sẽ làm cho bệnh cầu trùng gà tồn tại và lưu hành lâu dài.
43
Bảng 4.3: Cường độ nhiễm cầu trùng tại trại Ba Hoàng
Giai đoạn tuổi SMKT SMN Cường độ nhiễm
1(+) 2(+) 3(+) 4(+)
Dưới 1 tháng tuổi 50 13 9 4 - -
Từ 1-2 tháng tuổi 62 25 14 7 4 -
Trên 2 tháng tuổi 54 23 8 5 6 4
SMKT: số mẫu kiểm tra
SMN: số mẫu nhiễm
Qua bảng 4.3 cho thấy cường độ nhiễm cầu trùng ở gà tăng dần qua các giai đoạn. Gà dưới 1 tháng tuổi bắt đầu sự nhiễm cầu trùng với cường độ nhẹ 1(+) và 2(+). Gà ở giai đoạn 1-2 tháng tuổi nhiễm với cường độ tăng lên ở mức 3(+) Lê
Văn Năm, (2003) cho rằng khi gà nhiễm cầu trùng: tại chỗ các tế bào biểu bì niêm mạc ruột bị cầu trùng phá hủy sẽ được thay thế bằng lớp tế bào biểu bì mới có khả năng kháng và chịu đựng được các tác động của cầu trùng ở lần nhiễm kế. Gà trên 2 tháng tuổi nhiễm bệnh với cường độ rất cao. Điều này có thể vì gà ở giai đoạn
này việc phòng bệnh cầu trùng ít được quan tâm và do một số loài không sinh đáp ứng miễn dịch tốt và không đáp ứng tốt với việc điều trị nên khả năng nhiễm bệnh
44
4.3 Triệu chứng và bệnh tích của một số gà bị bệnh cầu trùng
Qua quá trình điều tra tình hình nhiễm noãn nang cầu trùng tại trại Ba Hoàng chúng tôi đã tiến hành mổ khám 20 con gà vừa chết và ghi nhận một số
triệu chứng, bệnh tích như sau:
Qua kết quả khảo sát cho thấy bệnh cầu trùng thể hiện triệu chứng như: ủ rủ,
ít vận động, xù lông, xà cánh, hậu môn dính phân, gà đứng riêng lẽ. Nhiều mẫu
phân có màng nhày, phân lẫn máu, phân sáp, phân có bọt.
Kết quả mổ khám cho thấy phần đầu ruột non có xuất huyết ở lớp niêm mạc,
bên trong chứa dịch màu hồng. Đoạn giữa ruột non căng phồng lên, bên trong chứa nhiều dịch lỏng. Manh tràng căng phồng lên, thành manh tràng dãn ra, niêm mạc manh tràng xuất huyết và chứa phân dạng sáp, các bệnh tích này xuất hiện ở
cả ruột non và manh tràng. Nhiều mẫu phân có màng nhày, phân lẫn máu, phân
sáp, phân có bọt. Bệnh tích thể hiện chủ yếu ở ruột nhất là ruột non và manh
tràng, manh tràng căng phồng lên, thành manh tràng dãn ra, niêm mạc xuất huyết
chứa phân dạng sáp.
45
Hình 4.6: ruột non có chất dịch Hình 4.7: thành ruột dày, xuất huyết
Hình 4.8: manh tràng phình to, chứa phân sáp Hình 4.9: ruột non căng phồng Hình 4.4: phân có máu Hình 4.5: phân sáp
46
4.4 Sinh lý máu của gà tàu vàng tại trại Ba Hoàng
Bảng 4.4 So sánh các chỉ tiêu sinh lý máu gà bình thường với gà nhiễm bệnh cầu
trùng.