Phòng bệnh

Một phần của tài liệu tình hình nhiễm bệnh cầu trùng và một số chỉ tiêu sinh lý máu ở gà tàu tại trại tư nhân ba hoàng (Trang 34)

2.2.12.1Vệ sinh thú y

Chuồng trại phải khô ráo tránh ẩm ướt tạo điều kiện cho sự phát triển của

noãn nang cầu trùng. Vệ sinh máng ăn, máng uống...hằng ngày.

Sau mỗi đợt nuôi, nên tổng vệ sinh chuồng trại dụng cụ chăn nuôi bằng

thuốc sát trùng và thay chất độn chuồng.

Nuôi gà cùng lứa tuổi, không nuôi với mật độ quá dầy. Vệ sinh máng ăn máng uống hằng ngày.

Không nuôi mật độ quá dầy.

2.2.12.2. Phòng bằng thuốc

Trộn thuốc vào thức ăn hoặc nước uống định kì cho gà.

Từ 7-45 ngày tuổi: dùng thuốc ở liều phòng 3 ngày, nghỉ 3 ngày và lặp lại cho đến khi gà được 45 ngày tuổi.

Từ 45-90 ngày tuổi: dùng thuốc 3 ngày, nghỉ 5-7 ngày và lặp lại cho đến khi gà được 90 ngày tuổi.

Từ 90 ngày tuổi trở lên: mỗi tháng 1-2 đợt dùng thuốc phòng, mỗi đợt 3

ngày.

(Lê Văn Năm, 2003).

Một số thuốc có tác dụng phòng bệnh cầu trùng:

Rigecocin: trộn 1g/10 kg thức ăn. Dùng cho gà thịt và gà đẻ.

Anticoc: pha 1g/lít nước. Dùng cho gà thịt và gà hậu bị.

Amfurion: pha 6g/lít nước hoặc trộn 12,5g/10kg thức ăn. Dùng cho gà thịt,

hậu bị và gà đẻ.

22

Coccibio: pha 1cc/lít nước. Dùng cho gà thịt và hậu bị.

Sulfaquinoxalin: pha 6g/lít nước. Dùng cho gà thịt và gà hậu bị.

2.2.12.3. Phòng bằng vaccine

Hiện nay có nhiều loại vaccine phòng bệnh cầu trùng như: Immucoc,

Avicoc, Coccivac type B, D, T, Paracox... Vaccine được cho uống lúc gà 7-8 ngày tuổi và lặp lại khi gà được 15-18 ngày tuổi. Tất cả những vaccine trên đều là

vaccine nhược độc kháng nguyên của 3 chủng cầu trùng: Eimeria tenella,

Eimeria necatrix, Eimeria maxima. Do vậy, vaccine chỉ phòng được bệnh cầu

trùng do 3 chủng đó gây ra. Các chủng còn lại không tạo được miễn dịch thực sự.

Một phần của tài liệu tình hình nhiễm bệnh cầu trùng và một số chỉ tiêu sinh lý máu ở gà tàu tại trại tư nhân ba hoàng (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)