Chăm sóc nuôi dưỡng

Một phần của tài liệu tình hình nhiễm bệnh cầu trùng và một số chỉ tiêu sinh lý máu ở gà tàu tại trại tư nhân ba hoàng (Trang 51)

♦ Kỹ thuật úm gà con

Gà con được nuôi trên chuồng lồng từ lúc mới nở đến 3 tuần tuổi.

Vệ sinh và sát trùng chuồng úm, máng ăn, máng uống 5-7 ngày trước khi

nuôi.

Lót sàn bằng giấy báo suốt 3 ngày đầu, và thay giấy mỗi ngày một lần.

Sưởi ấm: dùng một bóng đèn 75W cho 1m2 chuồng úm, trong suốt tuần đầu. Có treo nhiệt kế để theo dõi sự biến động nhiệt độ chuồng úm.

Điều chỉnh nhiệt sưởi ấm: khi nhiệt độ chuồng nuôi quá nóng (thấy gà con tản ra xa đèn sưởi và thở mạnh), thì nâng cao hoặc bỏ bớt đèn sưởi. Nếu nhiệt độ

quá lạnh (gà con tụ lại thành đống dưới đèn sưởi), thì hạ thấp đèn. Khi nhiệt độ sưởi vừa đủ, gà con tản đều. Sau 2 tuần, chỉ sử dụng đèn chiếu sáng (để gà ăn ban đêm).

39 Cung cấp nước uống ngay từ ngày đầu.

Từ tuần thứ 4 gà không còn nuôi úm gà được chuyển sang nuôi chuồng nền

lót trấu, cho ăn uống bình thường, vệ sinh tốt chuồng trại.

Gà được cho ăn uống tự do, sử dụng thức ăn của công ty De Heus, bổ sung

thêm vitamin C.

Hình 4.2: lồng úm gà con

♦ Thức ăn

Thức ăn được sử dụng khi nuôi gà là thức ăn hỗn hợp của công ty thức ăn

De Heus gồm 2 loại:

- 6630 sử dụng cho gà từ 1 ngày tuổi đến 28 ngày tuổi

- 6840 sử dụng cho gà từ 29 ngày tuổi đến xuất thịt

♦ Nước uống

40 4.1.3 Công tác thú y Quy trình phòng bệnh Bảng 4.1: Qui trình phòng bệnh Ngày tuổi

Phòng bệnh Thuốc/ vaccine Liều lượng, cách

dùng 7 ngày

trước khi đưa

gà vào

Sát trùng chuồng trại, khu

vực nuôi

Vime – iodine 2-5ml/lít nước

sạch

Sát trùng dụng cụ Vime-iodine 2,5ml/lít nước

sạch

1-3 Phòng bệnh thương hàn,

E.coli

Terra Colivit 1g/1 lít nước

4 Phòng bệnh Newcastle (lần 1) Vaccin Newcastle (hệ F, B1 hay Lasota) Nhỏ mắt hoặc mũi 0,2ml/con 5-7 Bổ sung thuốc tăng sức đề

kháng Aminovit hoặc Multivitamin hoặc Vimekat plus 0,1g/lít nước 0,1g/lít nước 5ml/lít nước, cho uống 8 Phòng bệnh Gumboro (lần 1)

Vaccin Gumboro Nhỏ mắt, nhỏ mũi

0,2ml/con

10-11 Phòng bệnh cầu trùng (lần 1) Toltrazuril 4ml/lít nước, cho

uống

12 Phòng bệnh đậu gà Vaccin Đậu gà thuốc thú y trung ương Chủng qua da cánh 15 Phòng bệnh cúm gà Vaccin cúm gia cầm (H5N1) Tiêm dưới da cổ 0,3ml/con 18 Phòng bệnh Gumboro (lần 2)

Vaccin Gumboro Nhỏ mắt, nhỏ mũi

0,2ml/con 21 Phòng bệnh Newcastle (lần

2)

Vaccin Lasota Nhỏ mắt, nhỏ mũi

41 23-26 Phòng bệnh hô hấp mãn tính (CRD) Tilmo-Vime 250 hoặc Tylosin 1000 0,3ml/lít nước 0,5g/lít nước Pha trong nước

cho uống

Phòng bệnh cầu trùng lần 2 Toltrazuril 4ml/lít nước pha vào nước cho

uống 30 Phòng bệnh cúm gà Vaccin cúm gia cầm (H5N1) 0,5ml/con 35 Phòng bệnh Gumboro (lần 3)

Vaccin Gumboro Cho uống, pha 500ml nước sinh

lý mặn vào lọ 100

liều cho uống. 40 Phòng bệnh tụ huyết trùng Vaccin tụ huyết trùng

gia cầm Tiêm dưới da cổ 1ml/con 44-50 Tăng sức đề kháng chống stress Vimix plus Vime C- Electrolyte 1g/lít nước 1g/4 lít nước Pha trong nước

cho uống 60 Phòng bệnh Newcastle (lần 3) Vaccin Newcastle (chủng M) Tiêm bắp 1ml/con

42

4.2 Tình hình nhiễm cầu trùng trên gà

Qua kiểm tra 166 mẫu phân trên gà tại trại tư nhân Ba Hoàng chúng tôi phát hiện 61 mẫu phân bị nhiễm cầu trùng chiếm tỷ lệ là 36,74%.

Bảng 4.2: Tỷ lệ nhiễm cầu trùng gà theo từ giai đoạn tuổi tại trại tư nhân Ba Hoàng

Giai đoạn (tuổi) SMKT SMN TLN (%)

Dưới 1 tháng 50 13 26%

Từ 1-2 tháng 62 25 40,3%

Trên 2 tháng 54 23 42,5%

Tổng 166 61 36,74%

SMKT: số mẫu kiễm tra

SMN: số mẫu nhiễm

TLN: tỷ lệ nhiễm

Qua Bảng 4.2 ta thấy tỷ lệ nhiễm cầu trùng tăng dần theo lứa tuổi. Gà ở giai

đoạn dưới 1 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm cầu trùng là 26%. Gà 1-2 tháng tuổi tăng lên 40,3% và trên 2 tháng nhiễm rất cao, gần như gấp 2 lần so với gà dưới 1 tháng tuổi.

Tỷ lệ nhiễm gà trên 2 tháng tuổi của kết quả phù hợp vời nguyên cứu của Nguyễn

Thị Kim Lan, (2000), tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở gà trên 2 tháng tuổi cũng rất cao

45,3%. Theo nghiên cứu của Lê Văn Năm, (2003), bệnh cầu trùng gà thường xảy

ra ở độ tuổi 10 đến 90 ngày tuổi. Ta thấy ở giai đoạn dưới 1 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm

26% vì gà ở giai đoạn này còn kháng thể do mẹ truyền (kháng thể thụ động) và ở

trại có sử dụng thuốc phòng bệnh cầu trùng cho gà từ giai đoạn này đến 2 tháng

tuổi.

Gà sau 1 tháng tuổi chuyển từ chuồng lồng sang chuồng nền trấu nên gà bị

stress làm giảm sức đề kháng của cơ thể xuống. Đồng thời nền trấu là môi trường

có nguy cơ nhiễm cầu trùng do có sự tồn tại của noãn nang cầu trùng.

Đặc biệt đối với gà trên 2 tháng tuổi, ngoài những nguyên nhân trên, do quy trình phòng bệnh ngày 23-26 nên miễn dịch từ thuốc có thể không còn nữa. Tuy

nhiên, gà trên 2 tháng tuổi thời gian sống lâu, khả năng tiếp xúc với mầm bệnh

nhiều nên khả năng mang trùng cao. Điều này phù hợp với nghiên cứu của (Phạm

SỹLăng, 2002), điều kiện chuồng nuôi và môi trường sẽ làm cho bệnh cầu trùng gà tồn tại và lưu hành lâu dài.

43

Bảng 4.3: Cường độ nhiễm cầu trùng tại trại Ba Hoàng

Giai đoạn tuổi SMKT SMN Cường độ nhiễm

1(+) 2(+) 3(+) 4(+)

Dưới 1 tháng tuổi 50 13 9 4 - -

Từ 1-2 tháng tuổi 62 25 14 7 4 -

Trên 2 tháng tuổi 54 23 8 5 6 4

SMKT: số mẫu kiểm tra

SMN: số mẫu nhiễm

Qua bảng 4.3 cho thấy cường độ nhiễm cầu trùng ở gà tăng dần qua các giai đoạn. Gà dưới 1 tháng tuổi bắt đầu sự nhiễm cầu trùng với cường độ nhẹ 1(+) và 2(+). Gà ở giai đoạn 1-2 tháng tuổi nhiễm với cường độ tăng lên ở mức 3(+) Lê

Văn Năm, (2003) cho rằng khi gà nhiễm cầu trùng: tại chỗ các tế bào biểu bì niêm mạc ruột bị cầu trùng phá hủy sẽ được thay thế bằng lớp tế bào biểu bì mới có khả năng kháng và chịu đựng được các tác động của cầu trùng ở lần nhiễm kế. Gà trên 2 tháng tuổi nhiễm bệnh với cường độ rất cao. Điều này có thể vì gà ở giai đoạn

này việc phòng bệnh cầu trùng ít được quan tâm và do một số loài không sinh đáp ứng miễn dịch tốt và không đáp ứng tốt với việc điều trị nên khả năng nhiễm bệnh

44

4.3 Triệu chứng và bệnh tích của một số gà bị bệnh cầu trùng

Qua quá trình điều tra tình hình nhiễm noãn nang cầu trùng tại trại Ba Hoàng chúng tôi đã tiến hành mổ khám 20 con gà vừa chết và ghi nhận một số

triệu chứng, bệnh tích như sau:

Qua kết quả khảo sát cho thấy bệnh cầu trùng thể hiện triệu chứng như: ủ rủ,

ít vận động, xù lông, xà cánh, hậu môn dính phân, gà đứng riêng lẽ. Nhiều mẫu

phân có màng nhày, phân lẫn máu, phân sáp, phân có bọt.

Kết quả mổ khám cho thấy phần đầu ruột non có xuất huyết ở lớp niêm mạc,

bên trong chứa dịch màu hồng. Đoạn giữa ruột non căng phồng lên, bên trong chứa nhiều dịch lỏng. Manh tràng căng phồng lên, thành manh tràng dãn ra, niêm mạc manh tràng xuất huyết và chứa phân dạng sáp, các bệnh tích này xuất hiện ở

cả ruột non và manh tràng. Nhiều mẫu phân có màng nhày, phân lẫn máu, phân

sáp, phân có bọt. Bệnh tích thể hiện chủ yếu ở ruột nhất là ruột non và manh

tràng, manh tràng căng phồng lên, thành manh tràng dãn ra, niêm mạc xuất huyết

chứa phân dạng sáp.

45

Hình 4.6: ruột non có chất dịch Hình 4.7: thành ruột dày, xuất huyết

Hình 4.8: manh tràng phình to, chứa phân sáp Hình 4.9: ruột non căng phồng Hình 4.4: phân có máu Hình 4.5: phân sáp

46

4.4 Sinh lý máu của gà tàu vàng tại trại Ba Hoàng

Bảng 4.4 So sánh các chỉ tiêu sinh lý máu gà bình thường với gà nhiễm bệnh cầu

trùng.

Chỉ tiêu khảo sát Chỉ tiêu gà bình thường Chỉ tiêu gà bệnh khảo sát

Số lượng hồng cầu (106 /mm3) 2.8a±0.67 1.79b±0.20 Số lượng bạch cầu (103/mm3) 24,50a±7,88 83,00b±16,78 Huyết sắc tố (g%) 11,04a±1.47 7,72b±1,00 Hematocrit (%) 26,933a±29,5 10,72b±2,43

*a, b: các chữ cái trên cùng một hàng khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (p< 0,05)

Qua Bảng 4.4 ta thấy được các chỉ tiêu sinh lý máu của gà lúc bình thường

có sự khác biệt về mặt thống kê. Đối với chỉ tiêu về hồng cầu ta thấy gà lúc bình

thường số lượng hồng cầu cao hơn so với số lượng hồng cầu lúc gà bệnh cầu trùng. Do khi gà mắc bệnh cầu trùng, đặc biệt là khi gà nhiễm Eimeria tenella với bệnh

tích là xuất huyết ruột nên dẫn đến số lượng hồng cầu giảm xuống (Nguyễn Hữu Hưng, 2010). Đối với chỉ tiêu về số lượng bạch cầu tăng lên vì khi có mầm bệnh

xâm nhập vào cơ thể theo cơ chế bình thường thì bạch cầu sẽ đến và tấn công mầm

bệnh chính vì thế số lượng bạch cầu tăng cao so với bình thường đồng thời bệnh

cầu trùng cũng gây ra tiêu chảy,mất máu trên gà nên hàm lượng huyết sắc tố và hematocrit giảm xuống (Trần Thị Minh Châu, 2008).

47

Bảng 4.5 So sánh các chỉ tiêu sinh lý máu gà tàu vàng tại trại Ba Hoàng qua các giai đoạn tuổi.

Giai đoạn tuổi dưới 1 tháng 1-2 tháng trên 2 tháng

Các chỉ tiêu khảo sát đối chứng gà bệnh đối chứng gà bệnh đối chứng gà bệnh Số lượng HC (106 /mm3) 2,33±0,36 1,73±0,22 3,03±0,71 1,84±0,18 3,11±0,70 1,80±0,22 Số lượng BC (103/mm3) 27,21±6,77 91,89±14,77 17,97±8,38 73,95±23,45 28,31±5,31 83,17±5,04 Huyết sắc tố (g%) 9,20±0,44 8,56±0,74 11,92±0,83 7,64±1,04 12,02±0,56 6,96±0,55 Hematocrit (%) 26,00±1,22 12,64±3,12 25,60±2,70 10,68±0,67 29,20±3,34 8,86±1,27 M.C.V (u3) 113,69±19,25 60,83±28,44 86,46±11,17 58,15±5,85 99,48±32,68 49,18±2,69 M.C.H (pg) 34,28±17,72 53,88±10,40 40,90±8,66 41,50±5,51 40,41±10,17 39,06±4,84 M.C.H.C (%) 35,49±3,51 70,00±12,81 35,49±3,51 70,00±12,81 34,94±18,34 79,54±10,03 HC: hồng cầu BC: bạch cầu

M.C.V: Thể tích trung bình của hồng cầu.

M.C.H: Trọng lượng trung bình huyết sắc tố

48

Qua Bảng 4.5 nhận thấy các chỉ số đều có sự khác biệt thống kê. Số lượng hồng

cầu ở các giai đoạn tuổi đều giảm xuống, số lượng bạch cầu tăng lên, hàm lượng

M.C.V, M.C.H, M.C.H.C giảm xuống hoặc tăng lên theo chỉ số của số lượng hồng cầu,

bạch cầu và huyết sắc tố cũng như hàm lượng hematocrit.

Gà dưới 1 tháng tuổi số lượng hồng cầu giảm từ 2,33 xuống 1,73 giảm gấp 1,3 lần so với mức bình thường. Ở giai đoạn này gà rất dễ mẫn cảm với mầm bệnh nhưng

với tỷ lệ nhiễm 26% và cường độ nhiễm ở mức 1(+) và 2(+) nên ở giai đoạn này không thấy tính đặc trưng của bệnh. Số lượng bạch cầu tăng lên 3 lần so với bình thường của cơ thể. Theo Ricklefs và Sheldon, (2007) khi gia cầm nhiễm cầu trùng thì bạch cầu đơn

nhân, bạch cầu ái toan, tế bào lympho và bạch cầu ngoại sẽ tăng lên và sinh đáp ứng

mễn dịch.

Hàm lượng hemoglobin, hematocrit, M.C.V sẽ giảm xuống tùy theo mức độ nặng

nhẹ của mầm bệnh khi xâm nhập vào cơ thể vật chủ. Hàm lượng M.C.H.C tăng lên

theo số lượng của hemoglobin và hematocrit.

Gà từ 1-2 tháng tuổi với tỷ lệ nhiễm và cường độ tăng lên nên số lượng hồng cầu ở giai đoạn này cũng giảm theo mức nhiễm trùng từ 3,03 xuống 1,84 và số lượng bạch cầu tăng lên gấp 4 lần so với mức bình thường. Khi mầm bệnh tấn công vào biểu mô ruột

gây ra viêm thì đại thực bào, bạch cầu đơn nhân phát sinh di chuyển đến bất kì vị trí

nào có sự xâm nhập của mầm bệnh để loại bỏ các tế bào chết, tế bào mãnh vỡ, bảo vệ

chống lại tác nhân gây bệnh, thúc đẩy chữa lành vết thương và tái tạo lại mô nơi tổn thương. Hàm lượng hemoglobin, hàm lượng hematocrit, M.C.V, M.C.H cũng giảm xuống theo số lượng hồng cầu. Hàm lượng M.C.H.C tăng lên gấp 2 lần.

Gà trên 2 tháng tuổi nhận thấy tỷ lệ nhiễm cầu trùng tăng gấp 2 lần so với gà dưới

1 tháng tuổi, cường độ nhiễm lên đến 4(+) nên số lượng hồng cầu sẽ giảm đáng kể và số lượng bạch cầu sẽ tăng cao. Sau khi nhiễm kén hợp tử qua 1chu kỳ sống phức tạp

cuối cùng làm suy yếu hệ thống tiêu hóa và dẫn đến sự kém hấp thu chất dinh dưỡng,

49

còi cọt, chậm hơn hay gây ra tử vong. Trong đó có sự hiện diện của Eimeria tenella với đặc tính là gây xuất huyết nhiêm trọng ở manh tràng nên số lượng bạch cầu cùng với

50

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1 Kết luận

5.1.1 Tình hình nhiễm cầu trùng

Bệnh cầu trùng là một bệnh quan trọng phổ biến trong nghành chăn nuôi gia

cầm.Bệnh làm cho gà chậm lớn, còi cọc và có tỷ lệ chết khá cao do đó ảnh hưởng rất

lớn đến hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi đặc biệt là trong chăn nuôi gà công

nghiệp. Để tìm hiểu về tình hình bệnh cầu trùng cũng như sự thay đổi về sinh lý máu

khi nhiễm bệnh có ảnh hưởng gì đến vật nuôi tại, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “khảo sát tình hình nhiễm cầu trùng và một số chỉ tiêu sinh lý máu gà tại tại tư nhân Ba

Hoàng quận Bình Thủy, Thành Phố Cần Thơ”.

Qua quá trình khảo sát (166)mẫu bằng phương pháp kiểm tra phân của Willis đã

xác định được tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở trại với kết quả sau:

Gà dưới 1 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm là 26%, gà từ 1-2 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm là 40,3%. Gà trên 2 tháng tuổi là 42,5%.

Gà bắt đầu nhiễm cầu trùng từ dưới 1 tháng tuổi với tỷ lệ 26% và tăng dần theo độ tuổi, đến 2 tháng tuổi là 42,5%.

Gà nhiễm cầu trùng có triệu chứng ủ rủ, ít vận động, uống nhiều nước, cánh sã,

gà đi phân có màng nhầy, có bọt, phân có máu.

Chỉ số về sinh lý thay đổi, số lượng hồng cầu giảm từ 2,82 đến 1,79, số lượng

bạch cầu tăng lên từ 24,50 đến 83,00, hàm lượng hemoglobin giảm 11,04 đến 7,72, hàm lượng hematocrit giảm 26,933 đến 10,72, chỉ số M.C.V giảm 99,88 đến 56,05, chỉ

số M.C.H tăng 38,53 đến 44,81, chỉ số M.C.H.C tăng lên 35,49 đến 70,00.

5.2 Đề nghị

Trại nên thực hiện tốt việc vệ sinh phòng bệnh. Kết hợp với việc thử thuốc điều

51

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Xuân Bình, ctv, 2002).109 Bệnh gia cầm và cách phòng trị. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.Trang 205-218.

2. Trịnh Hữu Bằng và Ctv, 1995. Sinh lý gia súc, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. Trang 127 – 146.

3. Trần Cừ, 1975. Sinh lý gia súc, Nhà xuất bản đại học và trung học chuyên nghiệp.

4. Trần Thị Minh Châu, 2008. Giáo trình chẩn đoán xét nghiêm, Đại học Cần Thơ.

5. Nguyễn ThịKim Đông và Hứa Văn Chung, 2005. Giáo trình sinh lý gia súc,

Đại

6. Nguyễn Quế Côi và Ctv, 1996. Đặc điểm sinh trưởng và một số chỉ tiêu sinh lý,

7. Lê Thị Bé Hai, 2008. Tình hình nhiễm cầu trùng gà tại một số cơ sở chăn nuôi gà công nghiệp tại huyện Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ thú y. Đại Học Cần Thơ. Trang 3-5.

8. Nguyễn Hữu Hưng, 2008. Bài giảng nguyên sinh động vật thú y. Tủ sách khoa Nông Nghiệp & Sinh học Ứng dụng trường Đại Học Cần Thơ.

9. Nguyễn Hữu Hưng, 2010. Giáo trình bệnh ký sinh trùng gia súc gia cầm. Tủ sách Đại Học Cần Thơ. Trang 243-249.

10.Phạm Văn Khuê-Phan Lục, 1996. Ký Sinh Trùng thú y. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. Trang 285.

11.Phạm Sỹ Lăng-Phan Địch Lân, 2002. Bệnh Ký Sinh Trùng ở gia cầm và biện pháp phòng trị. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội. Trang 4-15.

12.Lê Hồng Mận-Phương Song Liên, 1999. Bệnh gia cầm và phương pháp phòng trị. Nhà

Một phần của tài liệu tình hình nhiễm bệnh cầu trùng và một số chỉ tiêu sinh lý máu ở gà tàu tại trại tư nhân ba hoàng (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)