1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh dân tộc thiểu số ở một số trường tiểu học tỉnh sơn la

88 637 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 5,02 MB

Nội dung

Trong quá trình thực hiện đề tài đã tiến hành nghiên cứu, tham khảo những tác phẩm sau: “Phương pháp dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc cấp tiểu học” Tài liệu đào tạo giáo viên của dự á

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

NGUYEN THI HOAI

MOT SO BIEN PHAP REN Ki NANG DQC CHO HQC SINH DAN TOC

THIẾU SÓ Ở MỘT SO TRUONG TIEU HOC TINH SON LA

Trang 2

Hoàn thành dé tài em xin gửi lời cảm ơn: Ban giám hiệu trường Đại học

Tây Bắc, Ban chủ nhiệm khoa Tiểu học - Mầm non đã tạo điều kiện cho chúng

em nghiên cứu và hoàn thành đề tài này

Em xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới Th.s Nguyễn Thuỳ Dung người đã

trực tiếp hướng dẫn em trong quá trình thực hiện đề tài

Em xin bày tỏ lời cảm ơn tới thầy giáo chủ nhiệm và tập thể lớp K47 -

Đại học SPGD Tiểu học đã động viên, khích lệ và giúp đỡ em trong thời gian nghiên cứu đề tài và các thầy, cô giáo trong thư viện nhà trường đã tạo điều kiện

thuận lợi để em thực hiện đề tài này

Em xin cảm ơn các thầy, cô giáo và các em học sinh trường Tiểu học Chiềng Sinh, trường Tiểu học 14 - 6, trường Tiểu học 8 - 4 đã giúp em trong quá trình khảo

sát thực tế và thé nghiệm tại nhà trường

Em xin chân thành cảm ơn!

Sơn La, năm 2010

Người thực hiện

Nguyễn Thị Hoài

Trang 4

6 Phương pháp nghiên cứu - «HH HH0 0xx rgkn 4

lo 7n ẽ.ẽ 4

)98000 010.5 :(äâÂậằẬH)H)H.) ÔỎ 5 CHƯƠNG I1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN - -: 5 1.1 Cơ sở lí luận 2£ V5st©©+++2E+2tS2+9223222212172111221E1171227122112 122k 5 1.1.1 Vị trí của dạy học Tập đọc đối với học sinh dân tộc thiểu số 5

1.1.2 Cơ sở tâm lí, sinh lí của việc dạy đỌC si, 11 1.1.3 Cơ sở ngôn ngữ học va văn học của việc dạy đọc 13 I0.) 0.) NH3 15

1.2.1 Kháo sát chương trình Tiểu học .scccccceccrirrrerrrrerrrrrecree 15

1.2.2 Thực trạng đọc của học sinh dân tộc ở một số trường Ti Yếu học tỉnh Sơn La

thông qua kết quả khảo sát số liệu thống kê - o5 ccScccecrierriicrkrres 16 CHUONG 2: DE XUAT BIEN PHAP REN Ki NANG DOC CHO HSDTTS

Ở MỘT SO TRUONG TIỂU HỌC TỈNH SƠN LA - 22 2.1 Tạo môi trường học tiếng Việt -.5- à2rnnerietrrtrrrrrierrree 22

2.1.1 Tạo môi trường học tiếng Việt trong nhà trường, - 22 2.1.2 Tụo môi trường tiếng Việt ở gia đình eccocccceccrierrerres 23 2.1.3 Tạo môi trường tiếng Việt trong cộng đằng -ccccc 24 2.2 Rèn kĩ năng phát âm, kĩ năng đọc đúng và đọc diễn cảm trong giờ Tập đọc

Trang 5

2.2.2 Hướng dẫn học sinh đọc đúng yêu cầu của từng loại văn bản 27 2.2.3 Rèn luyện kỹ năng thể hiện ngữ điệu khi đọc ee 29 2.3 Sử dụng đồ dùng trực quan -.-5-©252S2Se222xE22221.211.11.21121.e2 34 2.3.1 Ý nghĩa của đồ dùng (FC qHAH à 5e 5c, 34 2.3.2 Một số đồ dùng trực quan cơ bản trong giờ tập đọc để rèn luyện kĩ năng đọc cho HỌC SỈHÍH co HH HH nh nu HT ng ngờ 35

2.4 Thiết kế hệ thống câu hói trong tìm hiểu bài tập đọc 42

2.4.1 Tác dụng của hệ thống câu hỏồi 5c Si treo 42 2.4.2 Biện pháp giúp học sinh trả lời câu hồi trong tìm hiểu bài tập đọc .42

2.4.3 Cách đặt câu hỏi trong một số dạng bài cụ thể

CHƯƠNG 3: THẾ NGHIỆM 0 c2

3.1 Mục đích thể nghiệm .2 5© 22S.x22 2211.211.1211 11.1 48

3.2 Đối tượng, thời gian và địa bàn thế nghiệm -ccc 48 3.2.1 Đối tượng thể ngÌhiỆN c ccecctHTHHHH.112112112112 11 1k, 48 3.2.2 Thời gian và địa bàn thÊ nghiỆm so eo 48

3.3 Nội dung, phương pháp thể nghiệm . - 5555275 48

3.4 Kết quả thể nghiệm o cccccsccccsesssssssecsssesssseccssecesssecssseesssees " 70

Trang 6

Nghe, nói, đọc, viết là bến hoạt động ngôn ngữ khác nhau của con người, trong đó đọc là một hoạt động quan trọng và có ý nghĩa đối với HS Tiểu học và

đặc biệt đối với HSDTTS Đối với mỗi người, giao tiếp bằng chữ viết chỉ được thực hiện khi bắt đầu biết đọc Đó là yêu cầu cơ bản đầu tiên đối với mỗi HS

bước vào trường Tiểu học Đọc giúp trẻ chiếm lĩnh được ngôn ngữ để dùng trong hoạt động giao tiếp và học tập Nó là công cụ học tập các môn học khác

Nó tạo ra hứng thú và động cơ học tập, đồng thời nó tạo điều kiện để HS có khả

năng tự học va tinh thần học tập cả đời Đi với HSDTTS, do ảnh hưởng của

TMĐ - tiếng dân tộc nên khả năng tiếp nhận tiếng Việt đang gặp nhiều khó khăn, đặc biệt HS mới bước vào Tiểu học Với ý nghĩa của việc dạy đọc thì việc

dạy đọc cho HSDTTS đóng vai trò rất quan trọng -

Trong thực tiễn hiện nay, kĩ năng đọc trong giờ Tập đọc ở trường Tiểu học là

một yêu cầu cao đối với HS Tiểu học nói chung và HSDTTS nói riêng Riêng đối

với HSDTTS, kĩ năng đọc càng đóng vai trò quan trọng Khi đọc được tiếng Việt tốt các em mới có khả năng hiểu được nội dung của văn bản và từ đó tiếp thu được nhiều yếu tố thông qua học tiếng Việt, cũng thông qua đó các em có khả năng nhận

biết được sự khác nhau giữa tiếng Việt và TMĐ Mặc dù vậy, thực tế hiện nay do

nhiều nguyên nhân ảnh hưởng nên việc đọc của các em chưa đạt hiệu quả dẫn đến

các em chưa có hoặc có tất Ít kĩ năng đọc Đặc biệt từ khi thực hiện chương trình

SGK mới, GV và HS gặp không ít những khó khăn khi dạy, học giờ Tập đọc

Một số trường Tiểu học ở tỉnh Sơn La (trường Chiềng Sinh, trường 14 - 6,

trường 8 - 4 ) là những trường có thuận lợi về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo

viên giảng dạy nhiệt tình, nhưng do đặc điểm của HS có số lượng HSDTTS tương đối đông, nên khi áp dụng chương trình sách giáo khoa mới vào giảng dạy

và học tập còn gặp nhiều trở ngại, chất lượng đọc của HS trong giờ Tập đọc chưa cao Vấn đề này đòi hỏi nhà trường cũng như các cấp quản lí giáo dục cân

Trang 7

có biện pháp khắc phục để GV và HS đạt kết quả cao hơn trong giờ Tập đọc và nhằm cân đối trình độ cho HSDTTS ngang tầm với HS Kinh trong xu thế hiện

nay Từ những lí do trên, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “ Một số biện pháp rèn

kĩ năng đọc cho HSDTTS ở một số trường Tiểu học tỉnh Sơn La” làm đề tài

nghiên cứu với mục đích nâng cao hiệu quả đọc cho HSDTTS bậc Tiểu học

2 Lich sir van dé

Tập đọc là phân môn thực hành có nhiệm vụ quan trong hình thành năng lực đọc cho HS Hiện nay việc tập đọc của HSDTTS đang là vấn đề cần

được quan tâm để nhằm cân bằng trình độ cho HSDTTS với HS Kinh Vấn đề

này đã và đang được Bộ Giáo dục, các cấp, các ngành và đặc biệt các trường quan tâm Đã có nhiều công trình nghiên cứu về việc rèn luyện kĩ năng đọc,

đưa ra các biện pháp phù hợp với đặc điểm của HS và có tác dụng thiết thực

trong dạy đọc cho HSDTTS Trong quá trình thực hiện đề tài đã tiến hành nghiên cứu, tham khảo những tác phẩm sau:

“Phương pháp dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc cấp tiểu học” (Tài liệu đào tạo giáo viên) của dự án phát triển GVTH (NXBGD - NXB ĐHSP 2007) đã nghiên cứu những khó khăn, nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng đọc của HSDTTS và một số biện pháp, hình thức hướng dẫn HSDTTS trong giờ Tập đọc Đây là những vấn đề có ý nghĩa thực tiễn có thể áp dụng vào dạy học không chỉ với HSDTTS mà ngay cả với HS dân tộc Kinh những biện pháp này vẫn có

tác dụng tích cực

“Phương pháp dạy học tiếng Việt” (giáo trình chính thức đào tạo giáo viên Tiêu

học hệ Cao đẳng sư phạm và sư phạm 12 + 2) của Lê A - Thành Thị Yên Mĩ - Lê Phương Nga - Nguyễn Trí - Cao Đức Tiến Trong cuốn này các tác giả đã đưa ra được

cơ sở lí luận và một số phương pháp dạy học Tập đọc ở Tiêu học

Tác giả Lê Phương Nga trong cuốn “Dạy học Tập đọc ở Tiểu học” đã đi sâu nghiên cứu về phân môn Tập đọc với các vấn đề lí luận chung, một số vấn đề tổ chức

dạy Tập đọc Cũng trong cuốn sách này tác giả đã đưa ra một số biện pháp dé hình

Trang 8

Cuốn “Rèn k? năng sử dụng tiếng Việt” (giáo trình đào tạo giáo viên Tiểu học hệ Cao đẳng sư phạm và sư phạm 12 + 2) Tác giả Đào Ngọc - Nguyễn

Quang Ninh đã đưa ra kĩ thuật đọc ở các hình thức đọc thành tiếng và đọc thâm

đây cũng là những gợi ý để chúng tôi đề xuất các biện pháp rèn luyện kĩ năng

đọc cho HSDTTS ở một số trường Tiểu học tỉnh Sơn La

Các công trình trên đã đưa ra những lí luận có tính thuyết phục cho dạy học Tập đọc Từ đây chúng ta có thể căn cứ vào từng đặc điểm HSDTTS và điều kiện của từng trường để đưa ra những biện pháp phù hợp với HSDTTS của trường mình để tập đọc của HS đạt kết quả cao

3 Mục đích nghiên cứu

Đề tài dựa trên những lí luận chung về dạy học Tập đọc đồng thời căn cứ

vào đặc điểm tâm, sinh lí của HSDTTS ở một số trường Tiểu học tỉnh Sơn La để

đưa ra các biện pháp rèn luyện kĩ năng đọc cho HSDTTS

- 4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Tìm hiểu cơ sở lí luận dạy, Tập đọc và việc đọc của HSDTTS Khảo sát chương trình SGK và thực tế dạy học đọc ở một số trường Tiểu học tỉnh Sơn La

Bước đầu đề xuất một số biện pháp rèn luyện kĩ năng đọc cho HSDTTS ở

một số trường Tiểu học tỉnh Sơn La

Thể nghiệm để khẳng định tính khả thi của đề tài

5 Phạm vi nghiên cứu

Do thời gian và khả năng có hạn nên đề tài chỉ nghiên cứu ở phạm vi đọc

thành tiếng cho HSDTTS ở một số trường Tiểu học tỉnh Sơn La

Đề tài lựa chọn, khảo sát các bài tập đọc trong chương trình tiêu hoc theo

chương trình hiện hành, khảo sát thực tiễn đạy học và từ đó đề xuất một số biện pháp rèn luyện kĩ năng đọc thành tiếng cho HSDTTS ở một số trường Tiêu học tỉnh Sơn La.

Trang 9

Phương pháp nghiên cứu lí thuyết từ đó phân tích, tông hợp để xử lí tư liệu liên quan

Thống kê, khảo sát thực tế nhằm cung cấp cơ sở thực tiễn cho đề tài với các biện pháp cụ thể: dự giờ, trao đôi trực tiếp, phiếu điều tra

So sánh đối chiếu những vấn đề lí luận với thực tiễn từ đó khái quát rút ra kết luận và đề xuất những biện pháp thực hiện

Phương pháp thể nghiệm thiết kế một số giáo án và dạy thể nghiệm

Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn Trong chương này tác giả đã nghiên

cứu về vị trí của đọc đối với HSDTTS, cơ sở tâm sinh lí, cơ sở ngôn ngữ học của việc dạy đọc, khảo sát chương trình của việc tập đọc và tìm hiểu thực trạng của việc dạy đọc

Chương 2 : Đề xuất biện pháp rèn luyện kĩ năng đọc cho học sinh dân tộc thiểu số ở một số trường Tiểu học tỉnh Sơn La

Ở chương này tác giá đã xây dựng bốn biện pháp rèn kĩ năng đọc cho HSDTTS: Tạo môi trường học tiếng %iệt, rèn kĩ năng phát âm, kĩ năng đọc đúng

và đọc diễn cảm cho HSDTTS, sứ dụng đồ dùng trực quan để rèn kĩ năng đọc cho HS, thiết kế hệ thống câu hỏi trong tìm hiểu bài tập đọc

Chương 3: Thể nghiệm Tác giả đi vào xây dựng các giáo án theo các biện pháp đề tài đưa ra và

tiến hành thể nghiệm đề khẳng định tính khả thi của các biện pháp.

Trang 10

CHƯƠNG 1: CO SO LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỀN

1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Vị trí của dạy học Tập đọc đối với học sinh dân tộc thiểu số

1.1.1.L Đọc là gì?

Để xác định được vị trí của việc dạy học Tập đọc đối với HSDTTS trước

hết chúng ta cần tìm hiểu khái niệm đọc

Trong cuốn “Sổ /ay thuật ngữ dạy học tiếng Nga” (1988), viện sĩ M.R.lô rốp đã định nghĩa: “đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển

dạng thức chữ viết sang dạng lời nói có âm thanh và thông hiểu nó (ứng với hình

thức đọc thành tiếng) là quá trình chuyên trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh (ứng với đọc thầm)” Đây là một định nghĩa rất phù hợp với dạy tập đọc ở Tiểu học

Định nghĩa này là một quan niệm đầy đủ về đọc, xem đó là một quá trình

giải mã hai bậc chữ viết đến âm thanh và chữ viết (âm thanh) đến nghĩa Như

vậy, đọc không chỉ là đánh vần phát âm thành tiếng theo đúng các kí hiệu chữ

viết, cũng không phải là quá trình nhận thức để có kĩ năng thông hiểu những gì

được đọc Đọc là một sự tổng hợp của hai quá trình này

Năng lực đọc của HS được cụ thể hóa thành các kĩ năng đọc chỉ được hình thành khi HS thực hiện hai hình thức đọc: đọc thành tiếng và đọc thầm Chỉ khi nào học sinh thực hiện thành thạo hai hình thức đọc này mới được xem là

biết đọc Vì vậy, tổ chức dạy tập đọc cho HS chính là quá trình làm việc của

thầy và trò để thực hiện bai hình thức đọc này Đọc thành tiếng là một hình thức

không thể thiếu được của day học Đối với HS đầu cấp thì đọc thành tiếng còn là

điều kiện cần thiết để rèn luyện tính tự giác trong quá trình học Từ lớp 3 trở lên, phần lớn HS đã có thể tiếp thu bài đọc ở hai hình thức đọc thầm va đọc thành

tiếng như nhau

Trang 11

Trong mỗi cá thể thì hình thức đọc thầm xuất hiện sau sự chuyển hóa vào trong của đọc thành tiếng Nhưng trong một lớp học, hai hình thức này thường

được thực hiện đồng thời và gắn bó chặt chẽ với nhau, không chỉ xét ở thời gian học trên lớp học mà ở cả sự cộng tác để đạt mục đích cuối cùng của đọc thông

hiểu nội dung văn bản

Chất lượng của đọc thành tiếng bao gồm 4 phẩm chất: đọc đúng, đọc nhanh (lướt qua), đọc có ý thức (thông hiểu nội dung văn bản) và đọc điễn cảm Chất

lượng của đọc thầm bao gồm ba phẩm chất đầu Rõ ràng là đọc thành tiếng không thé tách rời với đọc đúng Nhưng với kĩ năng đọc có ý thức không được bộc lộ một

cách trực tiếp vì vậy có trường hợp HS đọc trơn tru nhưng đọc vẹt, không hiểu gì

cả, cũng như đọc có đúng hay không khi đọc thằm chỉ được đo gián tiếp qua việc người đọc hiêu đúng văn bản hay không

1.1.1.2 Vị trí của dạy học Tập đọc đối với HSDTTS

Đọc cùng với ba hoạt động: nghe, nói, viết có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động ngôn ngữ của loài người Dưới góc độ chức năng giao tiếp, nói và viết

là hoạt động tạo lập lời nói Dưới góc độ phương diện giao tiếp nghe, nói là hoạt

động âm thanh, đọc và viết là hoạt động liên quan chữ viết Các hoạt động này

có quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau, tuy vậy mỗi hoạt động có những đặc điểm riêng giữ một vị trí chung của mỗi con người, trong đó đọc là một kĩ năng

vô cùng quan trọng cần rèn luyện cho HS, đặc biệt là HSDTTS

Tập đọc có vai trò rất quan trọng đối với HS Tiểu học Riêng đối với

HSDTTS đa số các em chỉ được tiếp xúc với tiếng Việt khi tới trường, học tập

và làm quen với ngôn ngữ hoàn toàn mới là tiếng Việt Các em không có thời

gian để học nói tiếng Việt trước, cũng không có điều kiện để tiếp xúc, để được

mọi người xung quanh dạy nói một cách tự nhiên như HS người Kinh (ngoại trừ những em bố mẹ là công nhân viên chức) Ngay lập tức, khi vào trường, các em phải học đồng thời cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết Các em phải làm quen với

hệ thống âm không hoàn toàn giống TMD

Trang 12

Với người học ngôn ngữ hai, khâu phát âm đóng vai trò quan trọng, nếu cách phát âm không chuẩn sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập, đặc biệt là việc

đọc, khi có khả năng đọc tốt các em mới có thể tiếp nhận, lĩnh hội văn bản và hiểu được ý nghĩa, nội dung của văn bản và thông qua đó hiểu được cuộc sống

xung quanh mình

HSDTTS bắt đầu học tiếng Việt bằng cách học vần Mỗi bài học vần với

thời lượng 70 phút, các em được học từ một đến hai âm, vần mới đến tiếng mới,

từ mới, được làm quen và học đọc từ 4 đến 6 từ ửng dụng cùng một bài đọc ngắn từ một đến ba, bến câu Như vậy, trước khi bước vào học các em phải học

đọc, sau đó các em phải đọc dé học Đọc giúp các em chiếm lĩnh được ngôn ngữ dùng trong giao tiếp và học tập Đọc sẽ tạo cho HS có khả năng thông hiểu tư tưởng, tình cảm của người khác, đặc biệt khi đọc các tác phẩm văn chương các

em không chỉ phát triển về nhận thức mà còn rung động về tình cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp, khơi dậy năng lực hành động, sức mạnh sáng tạo cũng

như được bồi dưỡng về mặt tâm hồn Không biết đọc các em không thể có điều

kiện hưởng sự giáo dục mà xã hội dành cho mỗi con người, không thể hình

thành một nhân cách toàn diện

Đặc biệt trong thời đại hiện nay - thời đại bùng nỗ công nghệ thông tin, thì biết đọc ngày càng có vai trò quan trọng, nó giúp con người sử dụng các nguồn thông tin Trước sự phát triển của xã hội, chúng ta cần phải có những biện

pháp đề đưa trình độ của HSDTTS phát triển Chúng ta cần làm cho các em thấy

được vị trí của đọc và từ đó các em có ý thức học hơn

Từ những yếu tố trên, ta thấy đọc có một ý nghĩa rất lớn ở Tiểu học nói chung và với HSDTTS thiểu số nói riêng Đọc là công cụ để học tập các môn

học khác, nó tạo ra hứng thú và động cơ học tập Nó tạo cơ sở để HS có điều

kiện tự học và tỉnh thần tự học cá đời Đọc là một khả năng không thể thiếu

được của con người trong thời dại văn minh

Trang 13

1.1.1.3 Nhiệm vụ của đọc đối với HSDTTS trong nhà trường Tiểu học

3) Hình thành năng lực đọc cho HSDT1S

Do những ảnh hưởng từ sinh lí, thói quen phát âm TÌMĐ, ảnh hưởng từ cách phát âm mà HSDTTS còn có những cách phát âm sai từ đó ảnh hưởng đến cách đọc và có thể dẫn đến sai cá nội dung, làm cho người nghe khó hiểu thậm chí hiểu sai nghĩa

*) Nguyên nhân sinh lí ảnh hưởng đến cách phát âm của HS

Bộ máy của con người tham gia vào việc phát âm với những chức năng khác nhau Những khiếm khuyết nào đấy trong cấu tạo của bộ máy phát âm sẽ là nguyên nhân trực tiếp gây ra lỗi phát âm VD: Người có lưỡi hơi ngắn sẽ khó phát âm chính xác các chữ như n, ch, r, người có lưỡi hơi dài thường phát âm không tròn vành, rõ tiếng; người hở hàm ếch, răng thưa, lưỡi gà ngắn thường khó phát âm các âm gió, âm xát, âm họng Ngoài ra cấu tạo vòm họng, dây

thanh ảnh hưởng rất lớn đến việc phát âm

Ảnh hưởng của cách phát âm TMD đã trở thành thói quen với HSDTTS, Khi học một ngôn ngữ mới các em rất khó làm quen với các thao tác phát âm

mới, nhất là những âm khó, những âm không có trong TMĐ Bởi vậy người dân tộc thiểu số đã được học tiếng Việt lâu năm nhưng khi nói tiếng Việt vẫn còn

mang dấu ấn của TMĐ ở đâu đó trong âm sác ngữ điệu Ví dụ: dân tộc Thái không phân biệt phụ âm l — đ, th - t, ., đân tộc Mường không phân biệt được phụ âm: b — v, dân tộc Tày không phân biệt được phụ âm: r - Ì

Người dân tộc thiểu số học tiếng Việt chỉ giao tiếp ngoài xã hội, không qua nhà trường thì qua nhiều năm nói tiếng Việt vẫn mang theo những lỗi phát

âm ảnh hưởng từ TMĐ Người Hmông không phát âm chuẩn tiếng, từ kết thúc bằng âm khép

Từ cách phát âm chưa chuẩn, cách phát âm mang âm sắc địa phương, nói

ngọng, phát âm còn lẫn lộn một số phụ âm như: n - Ï, th - t, chưa phát âm

được âm rung có ảnh hưởng rất lớn đến cách phát âm của HS

Trang 14

Từ những nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến lỗi phát âm của

đọc hình thành cho các em năng lực đọc và từ đó phát triển ngôn ngữ cho các

em Dạy Tập đọc ở nhà trường Tiểu học giúp các em hình thành và phát triển kĩ năng đọc Việc rèn kĩ năng đọc cho HSDTTS cần chú ý đến kĩ năng đọc đúng, đọc nhanh (đọc lưu loát trôi chảy) đọc có ý thức (thông hiểu nội dung mình đọc), và đọc hay cao hơn là đọc diễn cảm Muốn có kĩ năng đọc thì HSDTTS phải có kĩ năng đọc đúng, phát âm chính xác những âm, vần mà dân tộc mình hay mắc, đồng thời phải biết cảm thụ văn đọc, từ đó tiễn tới đọc hay

Thông qua học Tập đọc, HS có nhiều cơ hội để được tiếp xúc, giao tiếp bằng tiếng Việt, có thêm cơ hội giao lưu, rèn luyện Ngoài giờ học HS có thể luyện đọc

thêm, giao tiếp với bạn bè bằng tiếng Việt và có ý thức sửa lỗi phát âm của mình

b) Hình thành phương pháp và thói quen làm việc với văn bản, làm việc với sách

cho học sinh

Do đặc điểm của HSDTTS chỉ khi đến lớp các em mới có điều kiện tiếp

xúc với tiếng Việt và được coi như là môi trường duy nhất để rèn luyện tiếng Việt, còn về nhà các em chỉ giao tiếp bằng tiếng dân tộc Khi lên lớp các em được tiếp xúc với văn bản thông qua sách vở, đồng thời rèn luyện cho các em thói quen đọc sách Thông qua hoạt động đọc, làm cho học sinh thích đọc và thấy rằng khả năng đọc có lợi cho các em trong cả cuộc đời, đồng thời phải làm cho HS thấy đó là một trong những con đường đặc biệt tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ đầy đủ và phát triển

c) Làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, đời sống và kiến thức văn học cho học sinh

Đặc điểm của HSDTTS ảnh hưởng TMD vi thé kha nang tiếp nhận tiếng

Việt hạn chế, vốn kiến thức ngôn ngữ chưa phong phú, khả năng giao tiếp học tập gặp nhiều khó khăn, thông qua học tiếng Việt, phân môn Tập đọc có nhiệm

vụ tích lũy về nhiều mặt, đa dạng, phong phú cho các em Bên cạnh hình thành

thế giới quan, giúp cho sự phát triển tư duy thính giác, nó còn có nhiệm vụ làm

giàu kiến thức về ngôn ngữ, đời sống và kiến thức văn học cho học sinh Yêu

cầu về vân dé doc là một yêu câu đặt ra trước tiên đôi với người đi học, có đọc

Trang 15

tốt và hiểu (cảm thụ) được văn bản thì mới có thể hiểu được nội dung của văn bản đó, riêng đối với HSDTTS khả năng tiếng Việt còn hạn chế nên việc dạy

đọc càng có vai trò quan trọng Đọc giúp các em có kiến thức ngôn ngữ phong

phú hơn, đặc biệt khi các em có một khả năng đọc thông thạo tiếng Việt các em

có điều kiện tiếp xúc với nhiều văn bản từ đó tăng thêm khả năng tiếng Việt cho

mình, giúp các em được tiếp xúc với những bài viết hết sức phong phú và đa dạng thuộc các chủ điểm, các chủ đề khác nhau về cuộc sống con người Và vì

thế các em có thêm nhiều hiểu biết về những vấn đề các em được học, về con

người, cuộc sống, thiên nhiên, đất nước, văn hoá, lịch sử dân tộc và thé giới từ

đó tạo điều kiện cho các em mở rộng vốn sống và khả năng hiểu biết của mình Trong quá trình học tập cũng như trong cuộc sống các em có điều kiện tiếp xúc nhiều hơn với các tác phẩm, kĩ năng đọc tốt sẽ giúp các em cảm thụ đầy đủ và

sâu sắc các tác phẩm đó Từ đó khả năng cảm thụ văn học của các em được mở

rộng và phát triển hơn và nó ngày càng hoàn thiện trong quá trình học tập Trong quá trình rèn luyện kĩ năng đọc các em được hình thành từng bước khả năng về ngôn ngữ và văn học, vốn từ của các em ngày càng phong phú và đa dạng, khả năng tư duy của các em được phát triển, quá trình điễn đạt ngôn ngữ của các em gọn gàng, trong sáng hơn Khi có được kĩ năng đọc tốt, HS sẽ cảm thụ được vẻ đẹp của tác phẩm văn học, thấu hiểu được nội dung của văn bản và thêm yêu tiếng Việt và nền văn học nước nhà, cũng thông qua đây các em biết được về nền văn hóa, vẻ đẹp của dân tộc mình, có ý thức tìm tòi, khám phá, giữ gìn và phát triển nó

d) Đọc là một phương tiện giáo dục đạo đức, thẩm mĩ và giáo dục lao động, kích thích sự phát triển tư duy cho học sinh

Giáo dục thâm mĩ thông qua dạy học Tập đọc thực chất là giúp các em biết cảm thụ cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ văn học, hình tượng văn học qua mỗi

bài đọc, từ đó các em có cảm nhận sâu sắc về tác phẩm mình đọc

Giáo dục tình cảm và giáo dục thấm mĩ là con đường đưa nghệ thuật đến với cuộc đời Văn học có sức mạnh lớn, nó giáo đục con người không phải bằng

Trang 16

triết lí khô khan mà bằng hình tượng văn học sinh động Từ sự rung cắm với bài đọc sẽ mang đến cho các em tình cảm đạo đức cao cả, tình yêu cuộc sống, gia đình, bạn bè, thầy cô Yêu quê hương đất nước, yêu thầy cô, bạn bè chính là cầu nối đưa các em tiếp cận với cuộc sống bằng những tình cảm cao đẹp, lành mạnh

và có sức lay động sâu xa với tâm hồn thơ trẻ, từ đó có tác dụng vun đấp, bồi dưỡng tình cảm đạo đức sâu sắc cho HS

Mỗi bài tập đọc sẽ giúp HS nhận thức thêm một mảng nhỏ của cuộc sống,

từ đó các em có thể mở rộng kiến thức và sự hiểu biết của mình, ngôn ngữ của

các em ngày càng phong phú, khắc phục được tình trạng ảnh hưởng của TMĐ

Khi không bị ảnh hưởng của TMĐ, các em sẽ đọc tác phẩm trôi chảy, hiểu được

nội dung tác phẩm, từ đó nâng tâm hồn cảm thụ văn học lên bước cao hơn Dạy

học Tập đọc có giá trị thẩm mĩ cao nó có tác dụng ghi dấu ấn sâu sắc trong cuộc đời các em

1.1.2 Cơ sở tâm lí, sinh lí của việc dạy đọc

Để tổ chức dạy đọc cho HS, chúng ta cần hiểu rõ về quá trình đọc, nắm

bản chất kĩ năng đọc, đặc điểm tâm lí, sinh lí của HS khi đọc hay cơ chế của đọc

là cơ sở của việc dạy đọc

Đọc là một hoạt động trí tuệ phức tạp mà cơ sở là việc tiếp nhận thông tin

bằng chữ viết dựa vào hoạt động của cơ quan thị giác Đặc điểm của quá trình

này được thê hiện:

+) Đọc được xem như là một hoạt động có hai mặt quan hệ mật thiết với

nhau và là việc sử dụng một bộ mã gồm hai phương diện Một mặt, đó là quá trình vận động của mắt, sử dụng bộ mã chữ, âm để phát ra một cách trung thành

những dòng và tự ghi lại lời nói âm thanh Thứ hai, đó là sự vận động của tư

tưởng, tình cảm bộ mã chữ - nghĩa, tức là mỗi quan hệ giữa các con chữ và ý tưởng, các khái niệm chứa đựng bên trong để nhớ và hiểu nội dung những gì

được đọc

+) Đọc bao gồm những yếu tố như tiếp nhận bằng mắt, hoạt động của các cơ quan phát âm, cơ quan thính giác và thông hiểu những gì được đọc Càng ngày những yếu tố này càng gần với nhau hơn, tác động với nhau nhiêu hơn

Trang 17

+) Thuật ngữ đọc được sử dụng trong nhiều nghĩa: Theo nghĩa hẹp việc hình thành kĩ năng đọc trùng với nắm kĩ thuật đọc (chuyên dạng thức chữ viết của từ thành âm thanh) Còn theo nghĩa rộng: đọc được hiểu là kĩ thuật đọc cộng với sự

thông hiểu điều được đọc (không chỉ hiểu nghĩa những từ riêng lẻ mà cả câu cả bài)

+) Kĩ năng đọc là một kĩ năng phức tạp, đòi hỏi một quá trình luyện đọc lâu dài Theo T.G.Egorop chia việc hình thành kĩ năng này làm ba giai đoạn: phân tích, tổng hợp và giai đoạn tự động hóa

+) Giai đoạn dạy học vẫn là sự phân tích các chữ cái và đọc từng tiếng theo

các âm Giai đoạn tổng hợp thì đọc thành cả từ trọn vẹn, trong đó sự tiếp nhận

“từ” bằng thị giác và phát âm hầu như trùng với nhận thức, ý nghĩa

+) Việc đọc nhằm vào sự nhận thức Chỉ có thể xem là đứa trẻ biết đọc khi

nó đọc mà hiểu được điều mình đọc, đọc là hiểu nghĩa của chữ viết

+) Việc đọc không thể tách rời khỏi việc chiếm lĩnh một công cụ ngôn ngữ mục dich này chỉ có thê đạt được thông qua con đường luyện giao tiếp có ý thức

+) Các công trình nghiên cứu về cơ chế đọc cho thấy rằng khi đọc mắt ta lướt từ dòng này sang dòng khác Việc lướt đi như vậy không thé hiện thành một vận động đều liên tục mà diễn ra thành những bước nhảy kế tiếp nhau Ở mỗi

bước, mắt dừng lại để bao quát và ghi nhận một đoạn, một mảng nhất định của

đòng chữ, sau đó sẽ nhảy qua mảng tiếp theo Một mảng như thế, bao gồm một

số lượng chữ thay đổi tùy theo người đọc, được gọi là “Trường nhìn”

Quá trình hiểu văn bản bao gồm các bước sau:

1 Hiểu nghĩa các từ

2 Hiểu các câu

3 Hiểu các khối đoạn, tức là những tập hợp câu dùng để phát biểu một

¥ tron vẹn mà phức hợp

4 Hiểu được các ‘bai

HS Tiểu học không phải bao giờ cũng có thể đọc trôi chảy, hiểu được những bài mình đọc Do những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phát âm (TMĐ, yếu tố sinh lí, yếu tố xã hội) nên hâu như toàn bộ sức chú ý của các em đêu tập

Trang 18

trung vào việc nhận ra mặt chữ, đánh vần để phát thành âm Mặt khác, do vốn từ còn ít, năng lực liên kết thành câu, thành ý còn hạn chế nên việc hiểu và nhớ nội

dung còn khó khăn Đây là cơ sở để đề xuất các biện pháp rèn luyện kĩ năng đọc

cho HSDTTS

1.1.3 Cơ sở ngôn ngữ học và văn học của việc dạy đọc

Phương pháp dạy Tập đọc phải dựa trên những cơ sở của ngôn ngữ học

Nó liên quan mật thiết đến một số vấn đề của ngôn ngữ học như vẫn đề chính

âm, chính tả, chữ viết, ngữ điệu (thuộc ngữ âm học), van đề nghĩa của từ, của

câu, đoạn, bài (thuộc từ vựng học, ngữ pháp học), vấn đề dấu câu, các kiểu câu (thuộc ngữ pháp học)

Mặt khác, cần phải thấy rằng, hiện nay những kết quả nghiên cứu của Việt ngữ học còn hạn chế, chưa đáp ứng được những đòi hỏi của phương pháp

VD: Việc chưa thống nhất được một chuẩn chính âm, những nghiên cứu ít

ôi về ngữ điệu tiếng Việt làm cho phương pháp dạy tập đọc không tránh khỏi

những lúng túng khi giải quyết những vấn đề về đọc đúng, đọc diễn cảm, ví như không giải quyết được vấn đề phát âm địa phương một cách có tính nguyên tắc, không có được những chỉ dẫn cụ thể nên GV giải thích một cách nói chung chung, hời hợt

1.1.3.1 Vẫn đề chính âm trong tiếng Việt

Chính âm là các chuẩn mực phát âm của môn ngôn ngữ có giá trị và hiệu

lực về mặt xã hội Vấn đề chuẩn mực phát âm tiếng Việt đang là vấn đề thời sự,

có nhiều ý kiến khác nhau Nó liên quan đến nhiều vấn đề khác như chuẩn hoá

ngôn ngữ, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, mục đích của việc xây dựng

chính âm Vấn đề đặt ra là phải giải quyết như thế nào những nét khác biệt trên

bình diện ngữ âm giữa các phương ngữ, một hiện tượng khách quan có liên quan trực tiếp đến việc xác định chuân chính âm

Trang 19

1.1.3.2 Vấn đề ngữ điệu tiếng Việt

Theo nghĩa hẹp, ngữ điệu là sự thay đổi giọng nói, giọng đọc, là sự lên cao hay hạ thấp giọng đọc Ngữ điệu là một trong những thành phần của ngôn điệu Ngữ

điệu gồm toàn bộ các phương tiện siêu đoạn (siêu âm đoạn tính) được sử dụng ở

bình điện câu như cao độ (độ cao thấp của âm thanh), cường độ (độ mạnh yếu của

âm thanh hay là áp suất trên một đơn vị diện tích của môi truyền dẫn), trường độ (độ dài ngắn của âm thanh hay là thời gian thực tế của âm thanh), âm sắc (sắc thái riêng của âm thanh) Ngữ điệu là yếu tố gắn chặt với lời nói

Mỗi ngôn ngữ có một lời nói riêng Ngữ điệu tiếng Việt, như các ngôn ngữ có âm thanh khác, chủ yếu được biểu hiện ở sự lên giọng và xuống giọng (cao độ), sự nhắn giọng (cường độ), sự ngưng giọng (trường độ) và sự chuyển giọng (phối hợp cả cường độ và trường độ)

- _ Trong cấu trúc của ngữ điệu có “phần cứng” và “phần mềm”:

+) Phần cứng là những đặc trưng vốn có của các thành phần tham gia cấu thành ngữ điệu (như đặc trưng vốn có của cao độ, cường độ, trường độ) Phần này mang tính xã hội, tính bắt buộc, tính phố quát

+) Phần mềm là sự sáng tạo của người nói, người đọc khi sử dụng ngữ điệu Phần này mang tính nghệ thuật, tính cá nhân, gắn với những tình huống

Trang 20

giao tiếp, những trường hợp sử dụng cụ thể, đồng thời cũng mang tính sáng tạo

Riêng ở đặc điểm này HSDTTS còn gặp nhiều khó khăn do vốn từ của các em

còn hạn chế, khả năng phát âm chưa đạt, các em còn mắc nhiều lỗi, để có được

sự sáng tạo trong các trường hợp đòi hỏi các em phải có quá trình rèn luyện lâu

đài và có ý thức

Trong quá trình đọc cần kết hợp hài hòa các yếu tố để có kết quả học đọc cao Trong quá trình HS đọc, GV cần phải hướng dẫn các em cách thể hiện yếu

tố ngữ điệu để tiết Tập đọc có chất lượng

1.1.3.3 Cơ sở lí thuyết văn bản, phong cách học và văn học của việc dạy học

- Việc dạy học không thể không dựa trên lí thuyết về văn bản Những tiêu

chuẩn để phân tích, đánh giá một văn bản (ở đây muốn nói tới những bài đọc ở Tiểu học) nói chung như: lí thuyết để phân tích, đánh giá các tác phẩm văn

chương nói riêng

+) Việc hình thành kĩ năng đọc đúng, đọc diễn cảm và đọc hiểu cho HS

phải dựa trên những tiêu chuẩn đánh giá một văn bản tốt: Tính chính xác, tính

đúng đắn và tính thâm mĩ, dựa trên các đặc điểm về các kiểu ngôn ngữ, các

phong cách chức năng, các thể loại văn, các bảng điểm về loại thê của tác phẩm văn chương dùng làm ngữ liệu đọc ở Tiểu học

VD: Cách đọc là khai thác để hiểu nội dung một bài thơ, một đoạn tả

cảnh, một câu tục ngữ, một truyền thuyết, một bài sử, một bài có tính chất khoa

học, thường thức, là khác nhau

+) Việc luyện đọc cho HS phải dựa trên những hiểu biết về đặc điểm ngôn

ngữ văn học, tính hình tượng, tính tổ chức cao và tính hàm súc đa nghĩa của nó

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Khảo sát chương trình Tiêu học

Chương trình và SGK mới, nội dung dạy học bắt đầu từ kì 1 lớp 1 (7 tuần) từ tuần 25 đến tuần 32, mỗi tuần gồm 5 tiết ứng với 5 bài tập đọc (có 3 bài đọc thêm), ở các lớp 2, 3, 4, 5 chương trình cả năm đều gồm 33 tuần, SGK in đều thành 2 tập Phân phối ở các chương trình như sau:

Trang 21

Lớp 2: Mỗi tuần học 4 tiết tập đọc, mỗi tiết 40 phút

Lớp 3: Mỗi tuần học 3 tiết tập đọc, mỗi tiết 40 phút

Lớp 4, 5: Mỗi tuần học 2 tiết tập đọc, mỗi tiết 40 phút

Trong chương trình cải cách, số tiết Tập đọc được phân bố theo số tiết giảm dần

nhưng nội dung, thể loại, chủ điểm, chủ đề được tăng lên ở các lớp

1.2.2 Thực trạng đọc của học sinh dân tộc ở mỘt số trường Tiểu học tỉnh Sơn La thông qua kết quả khảo sát số liệu thống kê

Trường Tiểu học Chiềng Sinh, trường Tiểu học 14 - 6 được chia thành

nhiều địa điểm học và phân phố trên khắp địa bàn của phường Chiềng Sinh, thị

trấn Nông Trường Do điều kiện khách quan và chủ quan còn nhiều hạn chế nên

chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát tại địa bàn trung tâm của trường Tiểu học

Chiềng Sinh (điểm 1) và địa bàn trung tâm của trường Tiểu học 14 - 6, trường

Tiểu học 8 - 4 (huyện Mộc Châu) Kết quả thu được địa bàn trường Chiềng Sinh

có 13 lớp, tập trung học tại một điểm của trường; địa bàn trường 14 - 6 có 20 lớp

học tại hai điểm thị trấn Nông Trường và địa điểm Tân Cương, trường Tiểu học

Trang 22

Câu 2 Em có những sách gì phục vụ cho việc học Tập đọc?

Câu 3 Trong quá trình học Tập đọc, em có thích chơi trò chơi không?

Có 560 em 100

Không 0 em 0

Câu 4 Ở nhà em có luyện đọc không?

Mực độ Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

TRƯỜNG Tin TAY BAC

THU VIEN

4

Trang 23

Câu 4 Khi dạy Tập đọc với số lượng HSDTTS đông, thầy cô thường áp

đụng những phương pháp nào?

Các phương pháp Sô lượng Tỉ lệ %

Phương pháp trực quan 49 người 100

Phương pháp đàm thoại 49 người 100

Phương pháp thảo luận 49 người 100

Phương pháp luyên tập 49 người 100

Phương pháp đọc theo thê loại 31 người 63,3

em yêu thích bộ môn này, đặc biệt là HSDTTS Thông qua tập đọc, các em có

thêm kiến thức về tiếng Việt, rèn cho các em kĩ năng sử dụng ngôn ngữ thứ hai một cách thành thạo và nhuần nhuyễn Vì vậy, khi chúng tôi đưa ra câu hỏi “ em

có thích học phân môn Tập đọc ở Tiểu học không?°” kết quả thu được từ phía

HS là 94,6% HS trả lời là có, số còn lại là không (5,4 %) Điều này chứng tỏ Tập đọc là một phân môn khá hấp dẫn và quan trọng nên mới lôi cuốn HS ham học, mặt khác các em cũng ý thức được tầm quan trọng của phân môn này

Để phục vụ cho học phân môn tập đọc được tốt hơn thì tài liệu cũng đóng một vai trò rất quan trọng Ứng với mỗi nội dung này chúng tôi đưa ra hai câu hỏi “ em có những sách gì phục vụ cho học Tập đọc?” Kết quả 100% em có đầy

đủ SGK, vở bài tập Tiếng Việt, tỉ lệ HS sử dụng các tài liệu khác 41,7% Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến việc rèn kĩ năng đọc cho HS nói chung và với HSDTTS

nói riêng Vì vậy SGK, sách tham khảo đóng vai trò quan trong

Với câu hỏi 3 “Trong quá trình học tập đọc, em có thích chơi trò chơi

không?'? 100% HS trả lời là có thích, điều này cho thấy trò chơi có tác dụng tất

lớn đối với HSDTTS tạo cho các em sự mạnh đạn, tự tin và hứng thú trong khi học

Trang 24

Rèn kĩ năng đọc cho HSDTTS ngoài giờ học Tập đọc trên lớp, HS còn phải rèn thói quen đọc thêm ở nhà để có thể khắc phục được một số hạn chế đo ảnh hưởng của TMĐ và tiếng địa phương Ứng với nội dung này chúng tôi có câu hỏi 4, “ở nhà em có luyện đọc không?” Kết quả thu được: ở nhà các em thường xuyên đọc là 67,9%, thỉnh thoảng 21,4% và không bao giờ 10,7% Điều này có ảnh hưởng đến việc dạy Tập đọc trên lớp và rèn kĩ năng đọc cho

HSDTTS bậc Tiểu học

*) Về phía GV

Đội ngũ GV ở các trường Tiểu học Chiéng Sinh, trường Tiéu hoc 14 - 6,

trường Tiểu học 8 - 4 đều là những GV đạt chuẩn GVTH Khi chúng tôi đưa ra

câu hỏi “Theo thầy (cô) cấu trúc chương trình trong phân môn Tập đọc ở Tiểu

học đã phù hợp chưa ?°° kết quả phản hồi từ phía GV: hầu hết các thầy (cô) đều

cho rằng: “Cấu trúc chương trình trong phân môn Tập đọc đã phù hợp.” Đây là

một trong những điều kiện của phân môn Tập đọc, thuận lợi cho việc tiến hành

đạy và học của GV cũng như của HS

Để dạy tốt phân môn Tập đọc cho HSDTTS cũng như bất cứ môn nào thì

GV phải nhận thức được tầm quan trọng của môn đó Ứng với nội dung này chúng tôi đưa ra câu hỏi 2: “Theo thầy (cô) ở Tiểu học Tập đọc là một phân môn

có vị trí như thế nào ?? Hầu hết các thầy (cô) cho rằng Tập đọc là một phân môn

rất quan trọng và nó có tác động đến nhiều môn học khác, nó càng quan trọng hơn với HSDTTS khi các em đi học Vì vậy, GV không nên tỏ thái độ xem

thường hay lơ là đối với phân môn này

Đối với HSDTTS, không phải em nào cũng thích học, nguyên nhân do

vốn từ, vốn biểu biết của các em chưa nhiều, tâm lí rụt ré trong giao tiếp Đặc

điểm chung của HSTH tư duy của các em thiên về trực quan cụ thể, những gì các em nhìn thấy hoặc trực tiếp được làm sẽ giúp các em ghi nhớ tốt hơn và

hứng thú học hơn Để điều tra về vấn đề này, chúng tôi đưa ra câu hỏi 3: “Trong

quá trình dạy Tập đọc, thầy (cô) có thường sử dụng trò chơi không ?” 77,6% GV trả lời là có sử đụng trò chơi trong quá trình dạy Tập đọc Đây là một trong

Trang 25

những biện pháp mới góp phần nâng cao chất lượng dạy và học vì thế nhà trường nên động viên, khuyến khích GV tích cực sử dụng biện pháp này

Việc sử dụng các phương pháp dạy học sao cho đạt kết quả tốt cũng là một vấn để đáng quan tâm Khi chúng tôi đưa ra câu hỏi 4: “Khi dạy Tập đọc với số lượng đông, thầy (cô) thường áp dụng những phương pháp nào?” 100%

GV đều sử dụng các phương pháp như: phương pháp trực quan,đàm thoại, thao

luận, luyện tập Đề giờ dạy đạt kết quả cao, vấn đề không phải là sử dụng được

nhiều phương pháp là tốt mà quan trọng GV phải biết lựa chọn và sử dụng hợp

lí, linh hoạt các phương pháp tùy thuộc vào trình độ của HS để tạo hứng thú cho

HS và nâng cao hiệu quả giờ học

1.2.2.2 Kết quả thu được thông qua dự giờ, phỏng vấn, trắc nghiệm, trò chuyện gitta GV va HS

a) Vé phia HS

Qua dy gid, trò chuyện với GV ở các trường rút ra được nhận xét chung

về thực trạng học đọc của HSDTTS ở các trường Tiểu học Chiéng Sinh, trường

14 - 6, trường 8 - 4 cho thấy: HS đã ý thức được tầm quan trọng của phân môn Tập đọc Từ đó, các em có ý thức rèn luyện, nâng cao hiệu quả học tập, tuy nhiên do một số yếu tố ảnh hưởng mà kết quả chưa cao Trong quá trình đọc, việc phát âm của HS thường mắc một số lỗi HS dân tộc Thái: không phân biệt duoc | - đ, th - t, ơn - ân, ay - ây, ây - ơi

HS dan tộc Hmông: không phát âm chuẩn tiếng, từ kết thúc bằng âm khép:

m, p, †

HS dân tộc Tày: không phân biệt được: r - Ì

Đây là những lỗi phát âm khá phổ biến của HSDTTS Mặt khác đa số các

em thường tiếp nhận mặt chữ chậm, dẫn đến hiểu bài chưa sâu, thậm chí hiểu không đúng nội dung bài đọc Điều này ảnh hưởng lớn đến chất lượng đọc diễn

cảm của HS trong các trường chưa cao

Trang 26

- Mức độ

„ Tổng | Mức độ giỏi | Mức độ khá Mức độ yêu Lớp trung bình

SL | % SL | % SL % SL % 3B | 20 5 25 12 60 3 15

Doi

4B 18 6 | 333, 8 | 444) 4 | 22,3

chimg

5C | 22 1 4,5 6 | 27,3 | 11 50 4 | 18,2 3A | 24 6 25 14 |) 58,3 |} 4 16,7 Thé

trình giảng dạy các thầy cô đã có sự tìm tòi, đổi mới về phương pháp, thích ứng

với nội dung chương trình mới, nhưng gặp phải một số khó khăn trong giảng dạy dẫn đến hiệu quả chưa cao Bên cạnh đó một số GV còn tỏ ra lúng túng trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy nên chưa đạt được mục tiêu giờ dạy

Về phía nhà trường đã được đầu tư hệ thống cơ sở vật chất nhưng do điều kiện

về địa lí nên các trường còn gặp nhiều khó khăn và do đặc điểm HSDTTS đông

vì thế GV trong trường gặp nhiều khó khăn khi dạy Tập đọc cho HS

Trang 27

CHƯƠNG 2: ĐÈ XUAT BIEN PHAP REN Ki NANG DQC CHO HSDTTS

Ở MỘT SÓ TRƯỜNG TIỂU HQC TINH SON LA

2.1 Tạo môi trường học tiếng Việt

Do đặc điểm về tự nhiên và xã hội nên việc học tiếng Việt nói chung và việc dạy học đọc nói riêng gặp rất nhiều khó khăn, một trong những khó khăn đó

là môi trường hoc bi bé hep HSDTTS chi hoc tiếng Việt khi các em đến lớp

Khi đến lớp các em được học tiếng Việt, giao tiếp, nói chuyện với bạn bè bằng

tiếng Việt nhưng khi ra khỏi trường về nhà các em giao tiếp với cha mẹ, người than bing TMD của mình Thời gian được rèn luyện rất ít ở lớp nhưng về nhà các em không thực hành sẽ quên ngay và khó khăn hơn khi đó là những từ, cụm

từ, câu thậm chỉ cả bài văn, bài thơ các em đọc nhưng không hiểu nội dung mình

đọc Mặt khác, do những yếu tế HSDTTS có tâm lí rụt rè thiếu tự tin nên ngại giao tiếp với bạn bè bằng tiếng Việt, chỉ giao tiếp bằng TMĐ của mình, do vậy

không thể rèn luyện được cách nói, đọc lưu loát, vốn từ ngữ của HSDTTS hạn

chế, khá năng giao tiếp, học tiếng Việt gặp khó khăn

Tw những khó khăn trên mà GV cần phải tạo cho HS môi trường học tiếng Việt, nói chung tập đợc nói riêng, giúp các em có thê khắc phục những khó khăn hạn chế của mình để học tiếng Việt được tốt hơn Trong quá trình học tiếng Việt học đọc chiếm một vị trí rất qùan trọng phải rèn luyện cho các em những bước đầu cơ bản nhất từng khâu phát âm đến đọc tiếng, từ, câu, văn bản muốn làm được thế phải tạo cho HS những môi trường thuận lợi: môi trường trong và ngoài nhà trường

2.1.1 Tạo môi trường học tiếng Việt trong nhà trường

2.1.1.1 Tạo cảnh quan tiếng Việt trong và ngoài lớp học

Những ấn tượng trực giác hết sức quan trọng đối với trẻ em, đặc biệt là giai

đoạn đầu của cấp Tiểu học Một lớp học sạch sẽ, được trang trí “bắt mắt” sẽ thu

hút được sự chú ý, yêu thích của HS Trưng bày không chỉ có tác dụng trang trí, làm đẹp lớp học mà cần phải tạo ra môi trường cảnh quan tiếng Việt để giúp

Trang 28

HSDTTS học tiếng Việt Nếu hằng ngày HS được “tắm” trong một không gian lớp

học tiếng Việt thì chắc chắn tiếng Việt sẽ dần dần “thấm” vào trí nhớ của các em

Tùy vào điều kiện cụ thể của không gian nhà trường, lớp học để chọn lựa

và trưng bày các sản phẩm cho phù hợp Tùy theo mức độ cần thiết của sản phẩm mà thời gian trưng bày khác nhau Điều quan trọng là phải tổ chức cho HS

“tiếp cận” bởi nếu không, trưng bày chỉ đừng lại ở hình thức mà không đạt được

hiệu quả giáo dục tiếng Việt Trong quá trình dạy học, GV cần tổ chức cho HS tham gia vào các hoạt động như: làm các sản phẩm để trưng bảy, trao đôi về các

sản phẩm, thực hành trên sản phẩm nhằm hướng đến mục đích các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho HSDTTS

2.1.1.2 Tăng cường hoạt động giao tiếp

HSDTTS thường có ít cơ hội giao tiếp tiếng việt ở gia đình và ngoài xã

hội Tâm lí nhút nhát thiếu tự tin, ngại giao tiếp với người lạ thường thấy ở

HSDTTS GV cần tạo nhiều cơ hội để HS thực hành giao tiếp tiếng Việt

GV cần tận dụng tối đa tình huống thực: trong quá trình đạy học thường xuyên đặt câu hỏi và hướng dẫn HS đặt câu hỏi, dạy cách giao tiếp với người trong trường; tăng cường tổ chức các hoạt động tập thể như trò chơi, văn nghệ

Xây đựng các tình huống giả định: GV cho HS đóng vai các nhân vật trong bài học, tạo ra các tình huồng và hướng dẫn HS xử lí tình huống, đóng vai nhân vật trong tình huống

GV cần tạo điều kiện để HS giao tiếp với công cụ dạy - học và tài liệu bổ

trợ như: truyện, sách đọc thêm, tranh ảnh

Tích cực làm đồ dùng dạy học và sử dụng chúng trong quá trình giảng dạy Tổ chức cho HS mượn và đọc truyện của thư viện hoặc truyện của cá nhân

HS trao đổi sách, truyện và trao đối nội dung đã đọc với bạn bè, GV

2.1.2 Tạo môi trường tiếng Việt ở gia đình

Cùng với sự phát triển chung của xã hội, đời sống đồng bào vùng dân tộc từng bước được cải thiện Các phương tiện nghe, nhìn nhu: ti vi, radio, sach bao

đã có trong nhiều gia đình Hơn nữa, số phụ huynh trẻ biết tiếng Việt ngày càng

Trang 29

tăng Đây là tín hiệu tốt làm cơ sở cho việc xây dựng môi trường tiếng Việt ở gia đình HS Tuy nhiên, nhiều phụ huynh HS chưa có ý thức, cũng như chưa biết cách

tạo điều kiện giúp đỡ con em học tập ở nhà Do vay, GV cần:

Khảo sát để nắm được điều kiện cụ thể của từng gia đình HS : tivi, đài,

sách báo, tình hình sử dụng tiếng Việt, góc học tập, nghề nghiệp của bố mẹ

Có thể khảo sát bằng cách: phỏng vấn HS, trực tiếp đến thăm và phỏng vấn gia đình HS, gặp gỡ trao đổi với cán bộ xã, thôn

GV có thể dựa vào kết quả khảo sát, xây dựng kết quả cụ thê để vận động

phụ huynh HS tạo môi trường tiếng Việt phù hợp với điều kiện của từng gia

đình HS

2.1.3 Tạo môi trường tiếng Việt trong cộng đẳng

Giao thông ở các vùng đân tộc từng bước được cải thiện, nhiều vùng đân tộc đã có người Kinh sống xen kẽ, các phương tiện thông tin bằng tiếng Việt ngày càng nhiều Nhu cầu giao lưu văn hóa, trao đổi mua bán ngày càng phát triển Do đó, số người biết tiếng Việt trong cộng đồng ngày càng tăng Có thể huy động cộng đồng tham gia vào việc tạo môi trường tiếng Việt bằng cách:

- Vận động cồng đồng giao tiếp với HS bằng tiếng Việt

- Phối hợp với hội cha mẹ HS, chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động những người biết nói tiếng Việt có ý thức giao tiếp bằng tiếng Việt với HS trong sinh hoạt cộng đồng

- Hướng dẫn cộng đồng một số biện pháp giao tiếp đơn giản: khi gặp HS đi

học về nhắc các em chào bằng tiếng Việt yêu cầu các em đọc các khâu hiệu,

áp phích, bang tin, sách trong điều kiện cụ thê

*) Mớ chuyên mục phát thanh dành cho thiếu nhỉ

GV kết hợp với tổng phụ trách đội cần phối hợp với chính quyền địa phương, đài phát thanh xã để phát chương trình thiếu nhỉ hàng tuần vào một ngày cô định, giờ cố định

Nội dung chương trình phát có thể là đọc truyện, ké chuyén, doc tho, hat, kịch, nêu gương tốt của HS

Trang 30

Chọn những HS có năng khiếu, tập dượt để thực hiện chương trình phát thanh Thông báo cho HS, GV toàn trường và phụ huynh về chương trình, thời gian để họ có ý thức lắng nghe Phối hợp với Đoàn thanh niên xã tổ chức các

hoạt động tập thể: lễ hội, văn nghệ, thể thao, tổ chức cho học sinh tham gia dán,

viết khẩu hiệu, áp phích, quảng cáo, tuyên truyền ở nơi công cộng hoặc yêu cầu

HS đọc cho gia đình và người khác cùng nghe

2.2 Rèn kĩ năng phát âm, kĩ năng đọc đúng và đọc diễn cảm trong giờ tập đọc

2.2.1 Hướng dẫn học sinh sửa lỗi phát âm

2.2.1.1 Hiểu thế nào là lỗi phát âm

Lỗi phát âm là những sai lệch trong cách phát âm chuẩn làm cho người

nghe khó hiểu hoặc hiểu sai thành nghĩa khác

Lỗi phát âm khác với tiếng địa phương Việc dạy phát âm cho HSDTTS

có thể được chấp nhận theo ba vùng phương ngữ: phương ngữ Bắc Bộ, phương ngữ Trung Bộ, phương ngữ Nam Bộ nơi HS sinh sống Với HS các dân tộc tinh Sơn La theo chuẩn phương ngữ Bắc Bộ

Trong quá trình luyện phát âm cho HS, GV cần nắm được sự khác nhau giữa chuẩn chính âm (có thể theo ba vùng phương ngữ trên) và chuẩn chính tả:

(chỉ có một chuẩn duy nhất) để tránh luyện phát âm cho HS không đạt hiệu quả 2.2.1.2 Sửa lỗi phát âm cho HSDTTS

a) Luyện tập theo mẫu

Việc luyện phát âm và sửa lỗi phát âm cho HSDTTS chủ yếu diễn ra trong môi trường lớp học do GV chủ động thực hiện

Phương pháp luyện tập theo mẫu được coi là phương pháp cơ bản để sửa lỗi phát âm cho HS Phương pháp này có thể sử dụng các phương tiện như: mô hình, băng hình, băng tiếng hoặc giọng phát âm do GV trực tiếp thực hiện Việc

sử dụng băng hình, băng tiếng giúp cho HS quan sát, ghỉ nhớ cánh phát âm

chuẩn nhưng không thể thay thế hoàn toàn vai trò của GV, GV vẫn phải phân tích, giảng giải, hướng dẫn cụ thể các thao tác phát âm dé giúp HS sửa lỗi.

Trang 31

Chọn những HS có năng khiếu, tập dượt để thực hiện chương trình phát

thanh Thông báo cho HS, GV toàn trường và phụ huynh về chương trình, thời

gian để họ có ý thức lắng nghe Phối hợp với Đoàn thanh niên xã tổ chức các hoạt động tập thể: lễ hội, văn nghệ, thể thao, tổ chức cho học sinh tham gia dán,

viết khẩu hiệu, áp phích, quảng cáo, tuyên truyền ở nơi công cộng hoặc yêu cầu

HS đọc cho gia đình và người khác cùng nghe

2.2 Rèn kĩ năng phát âm, kĩ năng đọc đúng và đọc diễn cảm trong giờ tập đọc

2.2.1 Hướng dẫn học sinh sửa lỗi phát âm

2.2.1.1 Hiểu thế nào là lỗi phát âm

Lỗi phát âm là những sai lệch trong cách phát âm chuẩn làm cho người

nghe khó hiểu boặc hiểu sai thành nghĩa khác — _

Lỗi phát âm khác với tiếng địa phương Việc dạy phát âm cho HSDTTS

có thể được chấp nhận theo ba vùng phương ngữ: phương ngữ Bắc Bộ, phương ngữ Trung Bộ, phương ngữ Nam Bộ nơi HS sinh sống Với HS các dân tộc tỉnh Sơn La theo chuẩn phương ngữ Bắc Bộ

Trong quá trình luyện phát âm cho HS, GV cần nắm được sự khác nhau

giữa chuẩn chính âm (có thể theo ba vùng phương ngữ trên) và chuẩn chính tả

(chỉ có một chuẩn duy nhất) để tránh luyện phát âm cho HS không đạt hiệu quả

2.2.1.2 Sửa lỗi phát âm cho HSDTTS

a) Luyện tập theo mẫu

Việc luyện phát âm và sửa lỗi phát âm cho HSDTTS chủ yếu diễn ra trong môi trường lớp học do GV chủ động thực hiện

Phương pháp luyện tập theo mẫu được coi là phương pháp cơ bản để sửa lỗi phát âm cho HS Phương pháp này có thể sử dụng các phương tiện như: mô hình, băng hình, băng tiếng hoặc giọng phát âm do GV trực tiếp thực hiện Việc

sử dụng băng hình, băng tiếng giúp cho HS quan sát, ghi nhớ cánh phát âm chuẩn nhưng không thể thay thế hoàn toàn vai trò của GV, GV vẫn phải phân

tích, giảng giải, hướng dẫn cụ thể các thao tác phát âm để giúp HS sửa lỗi.

Trang 32

Quy trình:

GV chỉ ra chỗ sai trong phát âm của HS, có thể so sánh với phát âm đúng

GV phát âm mẫu thật chuẩn xác, thật chậm, thật rõ (phát âm tới 2- 3 lần)

để học sinh theo dõi GV phải chú ý phát âm chuẩn không để tiếng địa phương

ảnh hưởng đến cách phát âm của mình

Hướng dẫn HS cách phat 4m, vi tri các bộ phận của cách phát âm VID: Điểm

đặt lưỡi, vị trí của lưỡi, độ mở của miệng khi bắt đầu hoặc kết thúc

Cho HS phát âm nhiều nhất theo sự hướng dẫn của GV Chú ý luyện cho từng em hơn là luyện cho nhiều em theo cách đồng thanh

b) Phân tích cách phát âm

GV chỉ ra nguyên nhân cách phát âm sai của HS bằng cách chỉ ra cách sử dụng các bộ phận phát âm không đúng của các em Sau đó GV hướng dẫn HS phát âm lại theo cách sử dụng các bộ phận phát âm đúng Đề thực hiện phương pháp này, GV có thể phát âm chậm để HS quan sát cách phát âm của GV hoặc

GV sử dụng hình vẽ các bộ phận phát âm để HS quan sát

Với HSDTTS, đặc biệt vùng sâu, vùng xa các em ít tiếp xúc tiếng Việt; khi sử dụng phương pháp này, GV phải mô tả thật ngắn gọn, dễ hiểu, kết hợp

mô tả bằng động tác là chủ yếu, tránh dùng những thuật ngữ khó hiểu với HS

Phương pháp này đòi hỏi GV phải có kiến thức về ngữ âm tương đối vững

vàng, nắm được kĩ thuật phát âm chính xác, có khả năng mô tả chính xác cách

phát âm Phương pháp này có hiệu quả cao khi sử dụng sửa lỗi phụ âm đầu c) Luyện tập tổng hợp

Các bước tiến hành:

Phân tích các thành phần và phân tích âm vị mắc lỗi để HS nhận diện

Đưa vào trong ngôn ngữ để khu biệt nét nghĩa cho HS có ý thức phân biệt

âm đúng, âm sai

VD: Phụ âm đầu: ch - tr: ch trong chăn (cái chăn), chân (bàn chân); tr trong tranh (bức tranh) và trân (trân trọng)

Vần: an - ang: an trong than (than đá, than m6), va ang trong thang (cái thang)

Trang 33

‘Van: ưu - ươu (trong hươu - hưu); iêu - ươu (rong rượu - riệu)

Khi vận dụng vào sửa các lỗi cụ thể, GV cần lựa chọn hoặc kết hợp linh

hoạt các phương pháp để có thể đạt kết quả cao

a) Tổ chức trò chơi học tập

Trong phân môn Học vần và Tập đọc cỏ thể tổ chức các trò chơi về phát

âm trong các tiết dạy thông qua các trò chơi này, GV có nhiều cơ hội để sửa lỗi phát âm cho HS

Để tế chức hoạt động trò chơi hấp dẫn và có hiệu quả, đòi hỏi GV phải suy

nghĩ, sáng tạo và linh hoạt Hiện nay tài liệu tham khảo cho GV về tổ chức trò chơi học tập vẫn còn quá nghèo nàn, nhiều trò chơi còn quá khó, chưa phù hợp với HS Đặc biệt, những loại trò chơi có tính chuyên biệt như sửa lỗi phát âm cho HS hầu như chưa có GV sẽ phải vận dụng linh hoạt sáng tạo từ những trò chơi cơ bản về các

kĩ năng: kĩ năng nghe, đọc Đề thiết kế những trò chơi mới cho phù hợp Do đó bên cạnh tâm huyết và lòng nhiệt tình GV còn phải có một năng lực nhất định

2.2.2 Hướng dẫn học sinh đọc đúng yêu cầu-của từng loại văn bắn

Trong chương trình Tiểu học bao sản nib văn bản: văn bản nghệ thuật, văn bản phi nghệ thuật (văn bản khoa học, văn bản hành chính, văn bản thông tin, báo chí, văn bản nhật dụng) GV phải căn cứ vào đặc điểm của từng loại

văn bản cụ thể để hướng dẫn HS đọc và từ đó nâng hiệu quả của giờ Tập đọc lên

*) Cách thực hiện:

Đọc toàn bài: nhằm giới thiệu, gây xúc cảm, tạo hứng thú và tâm thế học đọc

cho HS Căn cứ vào trình độ HS, GV có thể đọc 1- 2 lần theo mục đích đề ra

Đọc câu, đoạn: nhằm hướng dẫn, gợi ý hoặc “tạo tình huống” để HS nhận xét, giải thích, tự tìm ra cách đọc

Đọc từ, cụm từ: nhằm sửa cách phát âm sai và rèn luyện cách đọc đúng, góp phần nâng cao về viết đúng cho HS

Để có được giọng đọc mẫu tốt, GV cần phái rèn luyện giọng đọc của

mình để đạt được trình độ chuẩn về phát âm, bởi GVTH là những người đặt nền

móng trang bị cho trẻ về ý thức chuẩn ngôn ngữ và chuân văn hóa về lới nói,

Trang 34

đặc biệt với HSDTTS môi trường học tiếng Việt chỉ có ở trường lớp, các em học

từ cô giáo là chính Vì vậy, giọng của GV cần phải đạt chuẩn Để đạt được kết quả trong giọng đọc mẫu của mình GV nên ghi âm lại giọng đọc của mình để

biết được những chỗ nào mình đọc đúng, những chỗ nào mình đọc còn sai để chỉnh sửa lại Khi GV đọc mẫu cần phải làm chủ âm thanh đọc đủ lớn, đồng thời

làm chủ ngữ điệu, tốc độ, cường độ, cao độ

Thực hiện theo quy trình dạy Tập đọc ở các lớp thay sách (1 ,2,3)nhằm đối mới phương pháp dạy học cụ thé

+, Luyện đọc tiếng, từ (ở lớp 1) kết hợp củng cố âm, van đã học giúp HSDTTS phat

4m 16 rang, ranh mach (biết ngắt nghỉ hơi ở dấu phầy hoặc cụm từ rõ nghĩa)

+, Luyện đọc đoạn: nhằm luyện đọc đúng từng câu trong đoạn (biết nghỉ hơi ở đấu

chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm cảm .) tập ngắt nhịp đúng ở câu thơ, khổ thơ

+, Luyện đọc toàn bài: (chủ yếu ở lớp 2 - 3) nhằm giúp HS làm quen với cách đọc liền mạch các đoạn trong bài, chuẩn bị cho yêu cầu luyện đọc lưu loát và

diễn cảm ở lớp 4 - 5

GV cần vận dụng các hình thức tổ chức luyện đọc một cách linh hoạt để

HSDTTS hứng thú, tích cực tham gia luyện đọc đúng; đọc cá nhân (riêng rẽ hoặc đọc nối tiếp), đọc đồng thanh (nhóm, tổ, lớp), đọc theo vai (phối hợp nhiều

HS đọc các nhân) Để hướng dẫn HS đọc đúng, GV cần biết lắng nghe HS đọc

để có cách rèn luyện thích hợp cho từng em, gợi ý, khuyến khích HS trong lớp trao đổi, nhận xét về chỗ được, chỗ chưa được của bạn để rút kinh nghiệm cho

Trang 35

Luyện đọc đúng từng từ ngữ trước khi đọc đúng từng câu ( lớp 1); phát

hiện và sữa lỗi phát âm khi HS luyện đọc từng câu (lớp 2, 3), GV đọc mẫu thật

rõ ràng cho HS rồi đọc lại cho đúng (chú ý cách ngắt hơi đúng sau cụm từ rõ nghĩa, tráng ngắt hơi sai dẫn đến việc hiểu sai nghĩa câu văn)

GV cần cố gắng nắm được điểm phát âm của HS từng dân tộc để tìm cách khắc phục VD: HSDT Hmông khó phát âm tiếng có phụ âm cuối là phụ âm khép m, p, t, tiếng có thanh ngã GV cần tạo mọi điều kiện cho HSDTTS

dugc tham gia vao qua trinh luyén doc tiéng dưới sự chỉ đẫn của GV dưới các hình thức đọc: đọc cá nhân đọc đồng thanh, đọc theo từng cặp, đọc trong nhóm, đọc trước lớp, tham gia vào các trò chơi luyện đọc

2.2.3 Rèn luyện kỹ năng thể hiện ngữ điệu khi đọc

HSDTTS thường gặp nhiều khó khăn khi học tiếng Việt, đo ảnh hưởng

của môi trường sống, tâm lí nhút nhát, ngại giao tiếp giãi bày tâm tư của mình

Do vốn tiếng Việt còn ít nên HS khó khăn trong giao tiếp và học tập, bên cạnh

đó ảnh hưởng của TMĐ đến việc phát âm Từ những khó khăn này, HSDTTS

thường khó có thể học (đọc, hiểu) được một bài văn đầy đủ, chính xác Vì vậy, khả năng thể hiện ngữ điệu khi đọc của HS chưa đáp ứng được yêu cầu GV cần

phải hướng dẫn HS tỉ mi, có các hình thức phù hợp trong quá trình rèn luyện cho

HS thể hiện ngữ điệu khi đọc

2.2.3.1 Rèn luyện kĩ năng ngắt nghỉ khi đọc

Nội dung rèn luyện kĩ năng ngắt nghỉ khi đọc rất được chú trong các tài liệu hướng dẫn giảng dạy Ngắt giọng ở đây là ngắt giọng lôgic Như vậy, khi rèn

luyện cách đọc HS nhận thấy được dấu chấm phải nghỉ hơi (nghỉ dài), đấu phẩy

phái ngất hơi (nghỉ ngắn) Thời gian ngừng sau mỗi câu là khác nhau, đấu chấm phải nghỉ hơi lâu gấp đôi so với chỗ ngừng ở dấu phẩy Sau dấu chấm xuống dòng phái ngừng lâu gấp đôi so với chỗ ngừng sau dấu chấm Cũng giống như ngắt và ngừng ở dấu chấm, dấu phẩy cũng có sự khác nhau: Dấu phây phân cách hai về của câu trong câu ghép đẳng lập ngừng lâu hơn, và dấu phẩy sau trạng ngữ ngừng

lâu hơn dấu phân cắt các bộ phận đẳng lập.

Trang 36

*) Cách thực hiện:

GV đưa ra đoạn văn (đoạn thơ) cần hướng dẫn HS cách ngắt, nghỉ

GV gọi 1 - 2 HS đọc trước khi xác định chỗ ngắt, nghỉ

Gọi 1 HS xác định chỗ ngắt nghỉ, 1 HS nhận xét

GV nhận xét và chốt lại câu trả lời đúng

Gọi HS đọc lại đoạn văn (đoạn thơ) đã xác định cách ngắt, nghỉ

GV yêu cầu ca lớp đọc đồng thanh đoạn văn (đoạn thơ) cần luyện đọc

VD: Khi cho HS luyện đọc đoạn 2 trong bài “Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua” GV hướng dẫn HS cách ngắt, nghỉ như sau:

GV treo bảng phụ đã chuẩn bị sẵn nội dung bài cần luyện đọc: “Cô thích

Việt Nam nên đã dạy các em tiếng Việt và kế cho các em nghe nhiều điều tốt đẹp

về đất nước và con người Việt Nam”

GV gọi HS đọc câu trên trước khi chưa xác định chỗ ngắt, nghỉ

Gọi 1 HS xác định và 1 HS lên bảng đánh đấu vào bảng phụ GV đã chuẩn bị sẵn

.GV nhận xét cách HS xác định và đưa ra cách ngắt, nghỉ đúng

“Cô thích Việt Nam/ nên đã dạy các em tiếng ViệU và kể cho các em nghe nhiều điều tốt đẹp về đất nước/ và con người Việt Nam.”

GV gợi 1 HS đọc lại sau khi đã xác định cách ngắt, nghỉ

GV yêu cầu lớp đọc đồng thanh câu văn trên

Đặc biệt dấu phẩy phân cách các bộ phận đẳng lập có tính liệt kê ngắn

chỉ nên ngắt hơi nhẹ, ngắn, nếu không sẽ tạo ra cách đọc nhấn vào từng tiếng nghe rất không tự nhiên

VD: Ngược lại, người da đen phải làm những công việc nặng nhọc, bắn thiu; lương chỉ bằng 1/7 hay 1/10 của công nhân da trắng Họ phải sống, chữa bệnh, đi học ở những khu riêng và không được hưởng một

chit tu do, dan chủ nào.”

Chỗ ngắt giọng phản ánh các quan hệ ngữ pháp và các quan hệ ngữ pháp này có lúc được biểu hiện trên chữ viết bằng các đấu câu nhưng có lúc không được biểu hiện gì trên chữ viết Lúc này, muốn đọc ngắt giọng đúng phải nắm

Trang 37

được quan hệ ngữ pháp Và đây chính là chỗ chúng ta cần phái biết để chú ý hướng dẫn HS xác định nội dung luyện ngắt giọng cho đúng cho từng bài tập đọc cụ thể

Khi đọc bài văn xuôi, chỗ ngắt giọng phải trùng hợp với ranh giới ngữ đoạn Khi đọc một bài thơ, chỗ ngắt nhịp phải tương ứng với chỗ kết thúc một tiết đoạn Dạy ngắt giọng đúng không thé khong đặt ra trong thống nhất với việc

hiểu văn bản được đọc

Đọc ngắt giọng không đúng phản ánh một cách hiểu sai nghĩa hay ít ra là một cách đọc không để ý đến nghĩa Vì vậy, GV phải nắm cơ sở ngữ nghĩa, ngữ

pháp của chỗ ngắt giọng, dự tính những chỗ HS hay ngắt giọng sai khi đọc, cũng

là xác định những chỗ cần luyện ngắt giọng trong bài tập đọc cụ thê

Thực tế cho thấy đọc những bài văn xuôi HS thường mắc lỗi ngắt giọng ở

những câu dài có cấu trúc ngữ pháp phức tạp

Trong khi đọc thơ, HS thường mắc lỗi ngất nhịp là do không tính đến

nghĩa mà chỉ đọc theo áp lực của nhạc thơ

Từ xác định được những lỗi sai sót trong khi đọc của HS mà chúng ta xác

lập được mẫu ngắt giọng đúng cho mỗi bài Tập đọc, đồng thời dự tính được những lỗi không tính đến nghĩa của HS

Vì vậy, trước khi dạy một bài Tập đọc cụ thể GV cần xác định những chỗ

cho HS ngắt giọng để xác định điểm cần luyện ngắt giọng Tuy nhiên không nên cứng nhắc khi dạy ngắt giọng, bởi không phải một câu chỉ có một cách ngắt giọng duy nhất mà có thể nhiều cách ngắt giọng

2.2.3.2 K? năng nhắn giọng

Trong tập đọc, ngữ điệu có chức năng phân biệt các kiểu thông báo và phân biệt các bộ phận của phát ngôn Dựa vào sự đối lập về cao độ, và cường độ của âm thanh người ta thường chia ngữ điệu câu thành ngữ điệu xuống (hạ giọng) ngữ điệu treo (lên giọng) ngữ điệu mạnh và ngữ điệu yếu

Ngữ điệu yếu (đọc nhỏ và lơi giọng) thường xuất hiện ở cuối ngữ đoạn thì

có nghĩa là lời nói chưa kết thúc, còn trên chữ viết nếu nhìn thấy dấu “ ” chỉ sự

ngập ngừng chưa nói hết thì đọc với ngữ điệu yếu

Trang 38

VD: Ngữ điệu yếu xuất hiện ở “Nhìn trời xanh, lá che ” trong:

Đã ai lên rừng cọ

Giữa một buổi trưa hè Gối đầu lên thảm cỏ

Nhìn trời xanh, lá che

(Mặt trời xanh của tôi TV 3 — Tập 2) Ngữ điệu mạnh (đọc to hoặc nhấn giọng) Trong ngữ đoạn, ngữ điệu mnạnh nêu bật những từ người ta muốn nhẫn mạnh đặc biệt và lúc này ngữ điệu mạnh trùng với trọng âm

VD: Bài “Cái cầu” được nhấn giọng ở các từ ngữ thê hiện tình cảm của bạn nhỏ đối với cây cầu: vừa bắc xong, yêu sao yêu thê, yêu hơn cả, cái câu của cha

Câu cảm thán, câu cầu khiến yêu cầu nhân giọng mà trên chữ việt được biểu thị bằng dấu chấm than sẽ có ngữ điệu mạnh Còn loại câu câu khiên mời

mọc, đề nghị nhẹ nhàng trên chữ viết thể hiện bằng dấu chấm sẽ được đọc với

giọng nhẹ hơn Những câu có hình thức là câu hỏi mà đích thông báo thực chất

là câu mệnh lệnh cũng đọc với ngữ điệu mạnh

- Ngữ điệu xuống (hạ giọng) dùng để kết thúc câu trần thuật Như vậy,

đường ranh giới câu không chỉ thể hiện ở chỗ ngừng mà còn thể biện ở ngữ điệu

đi xuống Những câu cầu khiến với những đề nghị nhẹ nhàng, những câu hỏi tu

từ mà thực chất là những câu khẳng định cũng được đọc với ngữ điệu xuống

ị VD: Ở tận sông Hồng, em có biết

Quê hương anh cũng có dòng sông

Anh mãi gọi với lòng tha thiết

Vàm Cỏ Đông! Ơi Vàm Cỏ Đông!

Trang 39

GV goi 1 HS doc câu, đoạn văn đã chuẩn bị cần rèn kĩ năng nhắn giọng

Gọi 1 HS xác định chỗ cần nhấn giọng, 1 HS nhận xét

GV nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng

Gọi l HS đọc theo cách nhấn giọng đã xác định

GV gọi cả lớp đọc đồng thanh đoạn, bài đã xác định chỗ nhấn giọng

+) Sau đây tôi xin đưa ra VD cụ thể trong rèn kĩ năng nhắn giọng cho HS

GV treo bảng phụ chuẩn bị sẵn đoạn, bài cần luyện đọc:

“Tiếng hô “Bắt đầu” vang lên Các vận động viên rần rần chuyển động Vòng thứ nhất Vòng thứ hai Ngựa Con dẫn đầu bằng những bước sải dài khỏe khoắn Bỗng chú có cắm giác vướng vướng ở chân và giật mỉnh thảng thốt: một cái móng lung lay rồi rời hắn ra Gai nhọn đâm vào chân làm Ngựa Con đau

điếng Chú chạy tập tễnh và cuối cùng đừng hẳn lại Nhìn bạn bè lướt qua mặt

Ngựa Con đỏ hoe mắt, ân hận vì không làm theo lời cha dặn.”

GV gọi HS đọc, đoạn bài đã chuẩn bị sẵn

GV gọi HS nêu chỗ cần nhắn giọng, gọi 1 HS nhận xét

GV nhận xét, đưa ra câu trả lời đúng

“Tiếng hô “Bắt đầu” vang lên Các vận động viên rần rần chuyên động

Vòng thứ nhất Vòng thứ hai Ngựa Con dẫn đầu bằng những bước sải dài khỏe khoắn Bỗng chú có cảm giác vướng vướng ở chân và giật mình tháng thốt: một cái móng lung lay rồi rời hẳn ra Gai nhọn đâm vào chân làm Ngựa Con đau điếng Chú chạy tập tễnh và cuối cùng dừng hẳn lại Nhìn bạn bè lướt qua mặt

Ngựa Con đỏ hoe mắt, ân hận vì không làm theo lời cha dặn.”

2.2.3.3 Rèn luyện kĩ năng thê hiện những yếu tổ phi ngôn ngữ kèm theo khi đọc

Nét mặt, điệu bộ, cử chỉ là những biểu hiện bên ngoài của người đọc nhưng nếu biết kết hợp khéo léo với giọng đọc, phù hợp với nội dung văn bản sẽ

có sức truyền cảm lớn đối với người nghe

VD: Đọc một câu chuyện vưi nét mặt phải tươi sáng, điệu bộ phải hóm

hinh Ngược lại, đọc một câu chuyện buồn, nét mặt phải lộ vẻ đồng cảm, điệu bộ

phải phù hợp

Trang 40

Vì vậy, khi rèn luyện kĩ năng đọc cho HS GV phải lưu ý HS đọc cần kết hợp

nét mặt, điệu bộ, cử chỉ nhưng không thể hiện nét mặt, điệu bộ, cử chỉ như đóng kịch

Ở đây chỉ nên có thêm một số động tác cho bài đọc trở nên sinh động hơn

*) Các bước cụ thể khi rèn kĩ năng thể hiện những yếu tố phi ngôn ngữ:

GV treo bảng phụ đoạn, bài cần rèn kĩ năng thê hiện yếu tố phi ngôn ngữ cho HS

Gọi một HS đọc đoạn, bài đã chuẩn bi sẵn

GV gọi HS xác định những yếu tế cử chỉ, điệu bộ, nét mặt khi đọc đoạn

GV nhận xét đưa ra câu trả lời đúng

GV gọi HS thể hiện theo những yếu tố đã xác định

Sau đây tôi xin đưa ra VD cụ thể về rèn kĩ năng thê hiện những yếu tố phi

ngôn ngữ khi đọc

Bài: “Chị em tôi” (TV 4 - Tap 1)

Khi đọc giọng người chị trong câu: “Thưa ba, con xin phép đi học nhóm” đọc với giọng thể hiện sự lễ phép, cử chỉ thân mật giữa hai bố con Khi đọc câu

“Mày tập văn nghệ ở rạp chiếu bóng à?” đọc với giọng tức tối, nét mặt, cử chỉ

phải lộ rõ sự tức bực Khi đọc giọng của người em trong câu: “em đi tập văn

nghệ” đọc với giọng bình thản, nét mặt, cử chỉ thể hiện sự lạnh lùng Khi đọc câu “Ủa, chỉ cũng ở đó sao? Hồi nãy chị bảo đi học nhóm mà!” Đọc với giọng

chọc tức, nét mặt cần thế hiện sự bướng bỉnh, trêu tức Giọng khi đọc câu nói

của ba “Ờ, nhớ về sớm nghe con.” cần đọc với giọng ôn tồn, hiền từ và nhìn vào

HS đóng vai cô con gái cả Còn khi đọc câu: “Các con ráng bảo ban nhau mà học cho nên người” thì đọc với giọng hơi buồn HS đóng vai bố nhìn vào hai HS đóng vai người con

2.3 Sử dụng đồ dùng trực quan

2.3.1 Ý nghĩa của đồ dùng trực quan

Đối với HS Tiểu học, đồ dùng trực quan có ý nghĩa quan trọng trong quá

trình lĩnh hội, tiếp thu kiến thức Điều này phần nhiều do đặc điểm tâm lí lứa

tuổi các em chỉ phối Ở lứa tuôi các em tư duy còn thiên về trực quan Chính vì

Ngày đăng: 10/08/2017, 23:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w