So với các môn họckhác thì học sinh chưa thật sự chú trọng học Tập đọc.Vì vậy, để đạt mục tiêumôn học và với mong muốn rèn cho các em có được kĩ năng đọc tốt nhất, nângcao được chất lượn
Trang 1UỶ BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ CHÍ LINH
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ CHÍ LINH
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 2
TRONG GIỜ DẠY TẬP ĐỌC
MÔN: TIẾNG VIỆT
Năm học 2014 – 2015
Trang 2- Tên sáng kiến: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 2 TRONG GIỜ DẠY TẬP ĐỌC
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực giáo dục Cụ thể: khối lớp 2 trường
Tiểu học
- Tác giả: + Họ và tên: Hoàng Thị Nhung – Nữ
+ Ngày/ tháng/năm sinh : 23/ 05/ 1976
+ Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm
+ Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên - Trường Tiểu học Hoa Thám,thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương
+ Số điện thoại: 0976 432 368
- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học Hoa Thám, thị xã Chí Linh,
tỉnh Hải Dương Số điện thoại: 03203 930 227
- Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường Tiểu học Hoa Thám, thị xã Chí
Linh, tỉnh Hải Dương Số điện thoại: 03203 930 227
- Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Cơ sở vật chất và thiết bị - đồ
dùng dạy học đầy đủ Giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy, luôn lấy họcsinh làm trung tâm: giáo viên chỉ là người hướng dẫn tổ chức, học sinh tự tìm hiểu,
tự phát hiện và luyện đọc đạt kết quả tốt
- Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: sáng kiến được áp dụng vào việc rèn đọc
cho học sinh lớp Hai trong giờ dạy Tập đọc năm học 2014 – 2015
Trang 3Xuất phát từ việc hiểu môn Tiếng Việt là môn học cơ bản nhất, là tiền đề,
là cơ sở tiếp thu những môn học khác trong nhà trường Tiểu học Tập đọc là mộttrong các phân môn của môn Tiếng Việt, nó là chiếc cầu nối để đi đến nắm vữngtiếng mẹ đẻ, vừa là cửa ngõ để học sinh đi đến việc cảm thụ văn học Việc rèn
kỹ năng đọc trong phân môn Tập đọc chính là rèn học sinh đọc đúng, đọc nhanh(lưu loát, trôi chảy), đọc có ý thức (đọc hiểu) và đọc diễn cảm Khi học sinh đọctốt, viết tốt thì các em mới có thể tiếp thu các môn học khác một cách chắc chắn
Từ đó học sinh mới hoàn thành được năng lực giao tiếp của mình Tuy nhiên,trong thực tế giảng dạy ở nhà trường Tiểu học hiện nay, việc áp dụng cácphương pháp - hình thức tổ chức dạy học và đổi mới cách đánh giá trong việcrèn kỹ năng đọc cho học sinh chưa thực sự đạt hiệu quả cao So với các môn họckhác thì học sinh chưa thật sự chú trọng học Tập đọc.Vì vậy, để đạt mục tiêumôn học và với mong muốn rèn cho các em có được kĩ năng đọc tốt nhất, nângcao được chất lượng giờ dạy, tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu, vận dụng một số biệnpháp rèn đọc cho học sinh lớp 2 trong giờ dạy Tập đọc
2 Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng:
-Điều kiện áp dụng sáng kiến: Cơ sở vật chất và thiết bị - đồ dùng dạy học
đầy đủ Giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới kiểm tra đánh giáhọc sinh Học sinh tích cực chủ động, tự học và sáng tạo trong việc học Tập đọc
-Thời gian áp dụng sáng kiến: sáng kiến được áp dụng năm học 2014- 2015 -Đối tượng áp dụng sáng kiến: Học sinh lớp 2 do tôi trực tiếp giảng dạy
3 Nội dung của sáng kiến:
Nội dung cơ bản của sáng kiến là: Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ
sở thực tiễn của việc dạy- học phân môn Tập đọc, tôi đã tập trung tìm hiểu kỹnăng đọc của học sinh lớp 2, từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm rèn kỹ năngđọc cho học sinh lớp 2 trong các giờ Tập đọc Các biện pháp tôi đưa ra, chủ yếu
đi sâu vào việc hướng dẫn học sinh luyện đọc đúng – đọc hiểu – đọc diễn cảmđối với từng dạng bài Mỗi một dạng bài, tôi đưa ra hình thức luyện đọc phù hợpnhằm tạo hứng thú luyện đọc cho học sinh Ngoài ra, tôi kết hợp rèn kỹ năngđọc ở các tiết buổi 2 Và quan trọng hơn cả là người giáo viên phải biết phối kết
Trang 4hợp linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với phânmôn, với đối tượng học sinh của mình; linh hoạt trong đánh giá học sinh; biếtkiên trì, nhẫn nại khi dạy - học, giúp các em đạt Chuẩn kiến thức - kĩ năng củamôn học, góp phần nâng cao chất lượng dạy- học môn Tiếng Việt
Các biện pháp về rèn đọc cho học sinh lớp 2 của tôi, có thể áp dụng trongviệc rèn đọc cho học sinh không những của khối lớp 2 mà có thể áp dụng rènđọc cho học sinh khối lớp 3 các trường Tiểu học
4 Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến:
Về chất lượng học tập của học sinh: vận dụng các giải pháp này, học sinhđược phát triển tư duy, phát huy tính tích cực, chủ đạo của các em, chất lượnghọc tập của học sinh được nâng cao, các em đạt chuẩn kiến thức - kỹ năng mônhọc Từ đó giúp các em phát triển được năng lực giao tiếp bằng chính ngôn ngữcủa các em
Về chất lượng dạy của giáo viên: Việc vận dụng các biện pháp trên vàogiảng dạy giúp cho tiết học diễn ra nhẹ nhàng, giáo viên gần gũi với học sinh,tạo được mối tình cảm thân thiết giữa thầy và trò, tạo được môi trường học tậpthân thiện, giáo viên đạt được mục tiêu môn học đề ra
5 Đề xuất, kiến nghị :
5.1.Đối với Phòng Giáo dục:Mở các lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho giáo
viên Đồng thời, mở các hội thi đọc đúng-đọc hay đối với học sinh
5.2 Đối với nhà trường :Đầu tư cơ sở vật chất cho việc dạy học phân môn Tập
đọc được thuận lợi; Chỉ đạo tổ chuyên môn sinh hoạt chuyên môn theo nghiên
cứu bài học và theo chuyên đề của phân môn Tập đọc đạt hiệu quả
5.3 Đối với giáo viên:Cần sớm tiếp thu và vận dụng linh hoạt kết quả nghiên
cứu của các nhà giáo dục về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm trađánh giá ở Tiểu học Đồng thời, tích cực học hỏi, trau dồi các kinh nghiệm đểnâng cao trình độ chuyên môn cho bản thân
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1 HOÀN CẢNH NẢY SINH SÁNG KIẾN :
Trang 5Trong các môn học ở Tiểu học thì môn Tiếng Việt có nhiệm vụ vô cùng
quan trọng đó là hình thành 4 kỹ năng: Nghe – nói - đọc – viết cho học sinh Đây
là phân môn có vị trí đặc biệt trong chương trình vì nó đảm nhiệm việc hìnhthành và phát triển kỹ năng đọc, một kỹ năng quan trọng hàng đầu của học sinh
ở bậc Tiểu học Kỹ năng đọc có nhiều mức độ: đọc đúng, đọc nhanh (lưu loát,trôi chảy), đọc có ý thức (thông hiểu được nội dung những điều mình đọc haycòn gọi là đọc hiểu) và đọc diễn cảm Khi học sinh đọc tốt, viết tốt thì các emmới có thể tiếp thu các môn học khác một cách chắc chắn Từ đó học sinh mớihoàn thành được năng lực giao tiếp của mình Những kỹ năng này không phải tựnhiên mà có Nhà trường phải từng bước hình thành và trường Tiểu học nhận nhiệm
vụ đặt viên gạch đầu tiên nên việc dạy học phải có định hướng, có kế hoạch từ lớp 1đến lớp 5
Đặc biệt đối với học sinh lớp 2, các em mới được chuyển giao từ lớp 1lên, việc đọc thông thạo một văn bản đối với các em là rất khó khăn Trong khi
đó, mục tiêu của giờ dạy Tập đọc không những giúp học sinh đọc đúng mà cònphải hướng đến giáo dục học sinh yêu tiếng Việt bằng cách nêu bật sức mạnhbiểu đạt của tiếng Việt, sự giàu đẹp của âm thanh, sự phong phú của ngữ điệutrong việc biểu đạt nội dung
Hiện nay, các cấp quản lý đã đưa ra rất nhiều các văn bản chỉ đạo các nhàtrường Tiểu học tiếp tục đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạyhọc, đổi mới kiểm tra đánh giá theo Thông tư 30/BGD&ĐT, nhằm nâng caochất lượng giáo dục trong mỗi nhà trường Trường Tiểu học nơi tôi công tác đãthực hiện sự chỉ đạo một cách nghiêm túc và bước đầu có hiệu quả Tuy nhiên,việc vận dụng sự đổi mới phương pháp – hình thức tổ chức dạy học và kiểm trađánh giá chưa thực sự linh hoạt, chất lượng dạy – học Tập đọc chưa cao, kỹnăng đọc của học sinh còn nhiều hạn chế Đặc biệt qua thực tế giảng dạy ở lớp
2, tôi thấy một số học sinh lớp 2 đọc còn rất yếu, còn nhiều em đọc phát âmchưa đúng, ngắt nghỉ hơi chưa hợp lý Một số em cường độ đọc chưa được (có
Trang 6em đọc to quá, có em đọc lại quá lí nhí), tốc độ đọc chưa đảm bảo (đọc còn ê a,ngắc ngứ, có em đọc lại liến thoắng).
Trăn trở trước thực trạng trên, tôi luôn suy nghĩ: cần phải làm gì đó
để giờ tập đọc thực sự có hiệu quả, đạt được mục đích của tiết dạy góp phần rènluyện kỹ năng đọc cho học sinh Mặt khác, tôi luôn mong muốn trau dồi nghiệp
vụ, nâng cao trình độ chuyên môn, trao đổi cùng đồng nghiệp nhằm đưa ra biệnpháp khắc phục tồn tại và xây dựng một phương pháp hoàn thiện cho phân mônTập đọc có chất lượng cao nhất Tất cả những điều đó thôi thúc tôi nghiên cứu,
tìm tòi: “Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 2 trong giờ dạy Tập đọc”
2.
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 2
2.1 Mục đích, yêu cầu của phân môn Tập đọc lớp 2:
- Phát triển các kỹ năng nghe – đọc – nói cho học sinh Cụ thể:
+ Đọc thành tiếng: Phát âm đúng; ngắt nghỉ hơi hợp lí; cường độ đọc vừaphải (không đọc to quá hay đọc lí nhí); tốc độ đọc vừa phải (không ê a, ngắc ngứhay liến thoắng); đạt yêu cầu khoảng 50 tiếng /phút
+ Đọc thầm và hiểu nội dung: Biết đọc không thành tiếng, không mấpmáy môi; hiểu được các từ ngữ trong văn cảnh; nắm được nội dung của câu,đoạn hoặc bài đã học
+ Nghe: Nghe và nắm được cách đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài;nghe - hiểu các câu hỏi và yêu cầu của thầy cô; nghe - hiểu và có khả năng nhậnxét ý kiến của bạn
+ Nói: Biết cách trao đổi với các bạn trong nhóm học tập về bài đọc vàbiết cách trả lời các câu hỏi về bài đọc
- Trau dồi vốn tiếng Việt, vốn văn học, phát triển tư duy, mở rộng sự hiểubiết của học sinh về cuộc sống -Bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và tâm hồn lànhmạnh, trong sáng; tình yêu cái đẹp, cái thiện và thái độ ứng xử đúng mực trongcuộc sống; hứng thú đọc sách và yêu thích tiếng Việt
2 2 Nguyên tắc rèn đọc cho học sinh lớp 2:
Trang 7Quá trình tìm hiểu thực tế, nhìn chung mỗi giờ Tập đọc đều có 2 phần lớntìm hiểu nội dung bài và luyện đọc, hai phần này có thể tiến hành cùng một lúc,đan xen vào nhau, cũng có thể tách rời nhau tuỳ từng bài và từng giáo viên.Song dù dạy theo cách nào thì hai phần này luôn có mối quan hệ tương hỗ,khăng khít Phần tìm hiểu bài giúp học sinh tìm hiểu kỹ nội dung nghệ thuật củatừng bài, từ đó học sinh đọc đúng, diễn cảm tốt Ngược lại đọc diễn cảm để thểhiện nội dung bài, thể hiện những hiểu biết của mình xung quanh bài học.
Như vậy phần luyện đọc có vai trò quan trọng, học sinh đọc tốt sẽ giúpcác em hoàn thành được năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ của chính bản thânmình Đọc tốt giúp các em hiểu biết tiếp thu được văn minh của loài người, bồidưỡng tâm hồn tình cảm, phát triển tư duy
Trong giảng dạy phân môn Tập đọc, giáo viên phải chú ý đến một sốnguyên tắc sau:
+ Nguyên tắc phát triển lời nói (nguyên tắc thực hành) Chúng ta ai cũngbiết trẻ em không thể lĩnh hội được lời nói nếu chúng không nắm được lờimiệng Do vậy khi giảng dạy cần phải bảo đảm nguyên tắc này Điều này đượcthể hiện rõ hơn ở phần luyện đọc, ở phần này học sinh được rèn luyện về cáchphát âm, cách nghỉ hơi đúng chỗ, cách đọc đúng ngữ điệu
+ Để giờ Tập đọc đạt kết quả cao thì phải bảo đảm nguyên tắc phát triển
tư duy, phát huy tính tích cực, chủ đạo của học sinh Do vậy phần luyện đọc giáoviên cần gợi mở, hướng dẫn học sinh tự phát hiện những chỗ cần ngắt giọng, hạgiọng ở những câu thơ, những câu văn trong bài từ đó tìm ra cách đọc hay hơn
Như vậy để học sinh học tốt phân môn Tập đọc đặc biệt là vấn đề rèn đọccho học sinh lớp 2, chúng ta cần đảm bảo tốt các nguyên tắc trên
3.THỰC TRẠNG VIỆC RÈN KỸ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 2 TRONG GIỜ DẠY TẬP ĐỌC:
3.1.Thực trạng về việc tổ chức dạy học của giáo viên.
Nhìn chung tất cả giáo viên trường tôi đều coi trọng tiết Tập đọc, đều xác
Trang 8cầu đổi mới của phương pháp dạy học, đa số các giáo viên đã biết lựa chọn cáchình thức tổ chức phù hợp với từng bài, biết phối hợp phương pháp truyền thốngvới phương pháp mới (lấy học sinh làm trung tâm) Bên cạnh đó, một số giáoviên do trình độ còn hạn chế, còn phụ thuộc nhiều vào sách giáo viên, coi sáchgiáo viên làm mẫu mà chưa biết xử lý linh hoạt các lượng kiến thức, các hìnhthức, các phương pháp cho phù hợp với trình độ của học sinh, khi đọc mẫu cònphát âm sai phụ âm đầu “L” và “N” Một số giáo viên còn chưa quan tâm đếnviệc rèn đọc đúng, đọc hay cho học sinh Việc sử dụng đồ dùng dạy học chưahợp lý, nhiều khi thì sơ sài qua loa, nhưng lúc lại quá lạm dụng, chưa sử dụngtriệt để tranh minh hoạ trong sách giáo khoa Đặc biêt, trong giờ Tập đọc, nhất làkhi có người dự giờ thì giáo viên còn ít chú ý đến học sinh chậm tiến vì đốitượng này thường đọc chậm, làm mất thời gian, làm giảm tiến độ của tiết dạy.
3.2.Thực trạng về việc học tập của học sinh.
Qua nhiều năm dạy học, khi học chương trình sách giáo khoa mới, tôithấy chất lượng đọc của các em đã được nâng lên rõ rệt Tuy nhiên, tôi nhậnthấy ở Tiểu học các em thường coi nhẹ phân môn Tập đọc vì các em cho rằngphân môn Tập đọc là phân môn dễ không phải suy nghĩ như môn Toán mà chỉcần đọc trôi chảy, lưu loát là được Các em cũng chưa để ý đến việc đọc củamình như thế nào Một số ít học sinh phát âm sai do thói quen đã có từ trước
hoặc do tiếng địa phương (phần lớn các em phát âm ngọng các tiếng chứa âm l/
n) Khi đọc, các em còn hay mắc lỗi ngắt giọng, các em còn ngắt giọng để lấy
hơi một cách tuỳ tiện (còn gọi là ngắt giọng sinh lý) Học sinh Tiểu học nóichung và học sinh lớp 2 nói riêng phần lớn các em chỉ biết bắt chước cô mộtcách tự nhiên
Bên cạnh đó, trong giờ Tập đọc vẫn còn một số học sinh ít suy nghĩ đểtìm nội dung bài, ít chú ý đến lỗi phát âm dễ lẫn Khi trả lời câu hỏi còn ấp úng,rườm rà, câu văn diễn đạt chưa đầy đủ
Năm học 2014 – 2015, tôi được nhà trường phân công dạy lớp 2A gồm 23học sinh Sau khi học phân môn Tập đọc được 4 tuần, tôi đã tiến hành điều tra
Trang 9kỹ năng đọc của học sinh trong lớp 2A (lớp thực nghiệm), lớp 2B - lớp đốichứng.
*Đề khảo sát (Học sinh bốc thăm chọn 1 trong 2 đề sau)
Đề 1: Đọc bài thơ: Gọi bạn (SGK - TV2 - tập 1 – trang 28); trả lời câu hỏi 2 và
câu hỏi 4 của bài
Đề 2: Đọc bài: Làm việc thật là vui (SGK - TV2 - Tập 1 - 16) ; trả lời câu hỏi 1
và câu hỏi 2 của bài
Đọc có diễn cảm
Đọc chưa diễn cảm SL %
-Lẫn lộn giữa các phụ âm l và n, tr và ch
-Đọc ngắc ngứ, ê a hoặc liến thoắng, ngắt nghỉ không đúng chỗ
-Việc trả lời câu hỏi ở một số học sinh chưa đúng nội dung cần hỏi, cáchdiễn đạt chưa đầy đủ ý
Bước 2: Qua kết quả khảo sát và kết hợp theo dõi những học sinh đọc saitrong các giờ học, tôi phân loại như sau:
Trang 10Sai phụ âm và dấu
thanh
Qua thực tế cho thấy ở một số học sinh đọc sai có thể các em vừa lẫn lộn phụ âm
dễ lẫn, vừa đọc ngắc ngứ hoặc ngắt nghỉ không đúng chỗ
*Xử lý kết quả khảo sát:
- Xác định kết quả học sinh đọc chưa diễn cảm và đọc sai
- Qua việc giảng dạy tiếp xúc với học sinh, trao đổi với các đồng nghiệptôi đã tìm ra một số nguyên nhân của việc học sinh đọc chưa tốt như sau:
+ Do các em còn mải chơi, gia đình ít có sự quan tâm sâu sát tới việc họctập của các em dẫn đễn kết quả học tập ở môn này chưa cao, thậm chí còn có emquá yếu Do đặc điểm dân cư phần lớn các em là con em làm ruộng phong tràovăn hoá - văn nghệ ít có Đồng thời các em ít có điều kiện đọc sách báo Ngoàithời gian học tập trên lớp các em không có thời gian học ở nhà
+ Phân môn Tập đọc từ lâu tới nay chưa thực sự cuốn hút học sinh Tronggiờ Tập đọc giáo viên chưa thực sự đánh giá đúng vai trò của người đọc
Trên đây là một số nguyên nhân mà do quá trình giảng dạy và tìm hiểu tôi
đã rút ra được
4 MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 2 TRONG GIỜ DẠY TẬP ĐỌC
4.1 Nâng cao trình độ giáo viên:
Một số giờ Tập đọc thành công, đạt được mục tiêu của tiết học và đạt chấtlượng cao hay không phụ thuộc rất nhiều về trình độ chuyên môn và nghệ thuật
sư phạm của người giáo viên Điều đó đòi hỏi tất cả giáo viên phải đạt đến trình
độ nhận thức chung về vai trò của tiết Tập đọc: Nhiệm vụ chủ yếu của tiết Tậpđọc là dạy tiếng, mặt khác dạy Tập đọc cũng là dạy văn, dạy năng lực cảm thụ
Trang 11văn chương Từ đó giáo viên hình thành và rèn luyện kỹ năng đọc đúng, đọchay, đọc diễn cảm và thông hiểu nội dung văn bản.
Đứng trước nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học, người giáo viên phảibiết cải tiến và lựa chọn phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá, kết hợpnhuần nhuyễn, linh hoạt giữa các phương pháp dạy học vào bài giảng đạt kếtquả cao nhất Với phương châm “lấy học sinh làm trung tâm”, giáo viên phảithực sự là người hướng dẫn, điều khiển và tổ chức mọi hoạt động học tập củahọc sinh, huy động mọi khả năng của học sinh tự khám phá và tìm tòi ra kiếnthức, phát triển năng lực cho mỗi em, tạo cho các em niềm tin trong học tập Ởmỗi bài dạy, giáo viên phải xác định rõ mục tiêu của từng bài, phải chuẩn bị tốt
đồ dùng dạy học, thiết kế bài giảng cụ thể hợp lý Giáo viên cần dẫn dắt học sinhđọc một cách nhẹ nhàng, dí dỏm, tạo cho các em sự tin cậy, yêu mến cô giáo,
tinh thần vui vẻ, hồn nhiên để học tập - đó chính là cái tài của mỗi giáo viên
Tóm lại: Giáo viên chính là nhân tố quyết định sự thành công của tiết dạy.
Vì vậy người giáo viên phải trau dồi vốn kiến thức, không ngừng học hỏi nângcao trình độ chuyên môn để thực sự là người “khởi động” dẫn dắt hoạt động,hướng dẫn học sinh tự giác, tích cực học tập, có kĩ năng đọc tốt
4.2 Giáo viên cần chuẩn bị tốt “khâu” đọc mẫu:
Giáo viên đọc mẫu toàn bài là rất cần thiết, vì muốn học sinh đọc đúng thìphải giới thiệu cho các em đúng mẫu Lời đọc đúng và hay của giáo viên có tácdụng định hướng cách đọc cho học sinh, đồng thời giúp các em nhận thức đúnghướng nội dung bài học Nếu bài đọc là một văn bản nghệ thuật thì lời đọc mẫucủa giáo viên còn có ý nghĩa khơi gợi hứng thú và tưởng tượng của các em, làmcho các em dễ đi vào thế giới của tác phẩm và thấy tác phẩm dưới một ánh sánghấp dẫn hơn
Bài đọc mẫu của giáo viên chính là cái đích mẫu hình thành kỹ năng đọccho học sinh nên giáo viên phải đảm bảo đọc chuẩn, đọc đúng, rõ ràng, trôi chảy
và diễn cảm Trước khi đọc mẫu, giáo viên yêu cầu lớp ổn định trật tự tạo chohọc sinh tâm lý nghe đọc, hứng thú nghe đọc và yêu cầu học sinh đọc thầm theo
Trang 12Khi đọc giáo viên đứng ở vị trí bao quát lớp, không đi lại, giáo viên cầm sách
mở rộng, thỉnh thoảng mắt phải dừng sách nhìn lên học sinh nhưng không để bàiđọc bị gián đoạn
Ví dụ: Khi dạy bài “Người mẹ hiền” tôi cần chú ý thể hiện giọng đọc
đúng cho từng nhân vật: Đọc lời rủ rê của Minh ở đoạn đầu: háo hức; lời của haibạn ở đoạn cuối: rụt rè, hối lỗi; lời bác bảo vệ: nghiêm nhưng nhẹ nhàng; lời côgiáo: khi ân cần trìu mến, khi nghiêm khắc
Việc đọc mẫu sẽ không phải là áp đặt học sinh, nếu giáo viên biết khích lệnhững cách đọc hợp lí của từng học sinh, không đòi hỏi các em nhất thiết phảilặp nguyên xi cách đọc của thầy cô giáo Tuy nhiên vì học sinh hay bắt chướcthầy cô nên giáo viên cần phải chuẩn bị thật tốt để có cách đọc chuẩn mực
4.3.Hướng dẫn học sinh luyện đọc với các hình thức phong phú, phát huy năng lực đọc của học sinh:
Đối với học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 2 nói riêng, đọc đểđúng, để diễn cảm, để hiểu nội dung của bài Tập đọc thì giáo viên phải chú ýhướng dẫn đọc
4.3.1.Hướng dẫn luyện đọc đúng:
4.3.1.1.Hướng dẫn luyện đọc câu:
Khi luyện đọc câu, giáo viên cần hướng dẫn đọc đúng từ, cụm từ, luyệnsửa phát âm sai và rèn luyện đọc đúng cho học sinh Cụ thể:
Khi tổ chức cho học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu, giáo viên phải theodõi học sinh đọc để giúp sửa lỗi phát âm của các em Nếu có những từ phần lớnhọc sinh phát âm sai thì giáo viên ghi từ ấy lên bảng hoặc yêu cầu học sinh nêunhững từ ngữ mà học sinh thấy đọc dễ lẫn, dễ sai Sau đó, giáo viên hướng dẫnluyện đọc các từ ngữ ấy cho các em để các em phát âm đúng, chuẩn
Tuy nhiên, giáo viên cần tập trung gọi những học sinh đọc còn yếu và cầntăng cường cho các em nhận xét nhau đọc, đúng hay sai, nếu sai thì ở đâu, các
em có thể tự sửa lại cho bạn Nếu học sinh không làm được việc đó, giáo viênphải kịp thời uốn nắn sửa sai ngay cho các em Nhất thiết phải có khen - độngviên, khuyến khích kịp thời
Trang 13Không chỉ luyện đọc đúng từ trong giờ Tập đọc mà trong các tiết TiếngViệt dạy ở buổi 2, tôi cũng luôn đưa ra những bài tập phân biệt phụ âm đầu vàvần để giúp các em phát âm tốt hơn.
Ví dụ: Dạng bài tập điền phụ âm đầu
+ Bài tập 1: Điền l hay n
….o… ắng , …o…ê , ….í….ẽ , ….áo…ức
4.3.1.2.Hướng dẫn luyện đọc đoạn, bài:
* Đọc đúng: dạng thơ
Thơ là tiếng nói của tình cảm, là sự phản ánh con người và thời đại mộtcách cao đẹp, thơ rất giàu chất trữ tình Vì vậy khi đọc thơ cần thể hiện đượctình cảm của tác giả gửi gắm trong từ, từng dòng thơ, nhịp thơ để truyền cảmxúc đến người nghe Vì vậy đọc thơ phải đọc đúng dòng thơ, vần thơ, thể thơ đểthể hiện sắc thái, tình cảm Khi dạy bài tập đọc là thơ thì một công việc khôngthể thiếu được đối với giáo viên và học sinh đó là ngắt nhịp câu thơ Thực tế chothấy: học sinh mắc lỗi ngắt nhịp là do không tính đến nghĩa, chỉ đọc theo áp lựccủa nhạc thơ Học sinh tìm được trong bài có những dấu câu thì ngắt nhịp ở đó
Trang 14Do vậy, khi dạy những bài đọc thơ, tôi thường chú ý hướng dẫn HS ngắt nhịpthơ.
Ví dụ: Bài “Gọi bạn”
Bê Vàng đi tìm cỏ/
Lang thang/ quên đường về/
Dê Trắng thương bạn quá/
Chạy khắp nẻo tìm Bê/
Đến bây giờ Dê Trắng/
Vẫn gọi hoài: / “Bê!// Bê!” //
Khi hướng dẫn ngắt nhịp thơ, tôi gọi học sinh nêu cách ngắt giọng của các
em ở từng dòng thơ Nếu học sinh nói đúng, giáo viên công nhận ngay và chocác em dùng ký hiệu đánh dấu vào sách để khi đọc không bị quên Nếu học sinhnói sai giáo viên sửa lại cho học sinh Ngoài ra, tôi còn hướng dẫn học sinh biếtnhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm
Ví dụ: Bài “Mẹ”
Khi đọc bài thơ, học sinh thường ngắt giọng theo nhịp thơ lục bát : 2/4 và4/4 Tôi đã sửa cho các em khi đọc dòng thơ 7 và 8 cần ngắt theo nhịp 3/3 và 3/5
để làm rõ nghĩa của từng dòng thơ
Lặng rồi/ cả tiếng con ve
Trang 15ứng với nghĩa đó hoặc giáo viên có thể yêu cầu học sinh đặt câu trong đó cóchứa từ cần giải nghĩa Ngoài ra, giáo viên có thể dùng đồ dùng trực quan hoặchình ảnh minh hoạ để giải nghĩa từ, giúp cho bài học được sinh động hơn Khihọc sinh hiểu nghĩa của một số từ ngữ khó sẽ giúp các em luyện đọc tốt hơn.(Việc giải nghĩa từ ngữ khó cũng được áp dụng khi dạy các bài tập đọc dạng vănxuôi.)
Bên cạnh việc rèn đọc đúng trong các giờ Tập đọc ở trên lớp thì trong cáctiết Tiếng Việt tăng, tôi cũng thường đưa ra những câu thơ hoặc bài thơ ngắn đểgiúp học sinh luyện đọc và ngắt giọng, cũng có thể đó là bài thơ trong sách giáokhoa Tiếng Việt 2 nhưng không thuộc chương trình học mà được dạy ở tiếtTiếng Việt tăng
Ví dụ: Bài « Thương ông » - Tiếng Việt 2, tập 1
Khi đọc, học sinh thường ngắt mỗi dòng thơ một lần là do thói quennhưng tôi đã sửa lại và hướng dẫn cho các em cách đọc vắt dòng ở một số dòng
thơ: cuối dòng trước đọc vắt luôn sang dòng sau :
Khi nào ông đau/
Ông nói mấy câu/
« Không đau ! // không đau !//
Dù đau đến đâu
Khỏi ngay lập tức.//
* Đọc đúng: dạng văn bản văn xuôi, :
Tương tự như ở thơ, giáo viên cần chú trọng rèn cho các em biết ngắt,nghỉ hơi cho đúng Cần phải dựa vào nghĩa và các dấu câu để ngắt hơi cho đúng.Khi đọc không được tách một từ ra làm hai, tức là không ngắt hơi trong một từ.Việc ngắt hơi phải phù hợp với các dấu câu, nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu hơn ởdấu chấm Đối với những câu văn dài cần hướng dẫn học sinh ngắt hơi cho phùhợp Cụ thể tôi cho học sinh tự tìm những câu văn dài đó hoặc do chính giáo
Trang 16nhận xét đúng - sai Đối với học sinh lớp 2, giáo viên cũng chưa nên hỏi nhiềuquá về việc tại sao các em lại ngắt giọng như vậy mà nếu thấy đúng thì giáo viêncông nhận ngay, còn nếu sai thì sửa cho các em và giải thích để các em thấy rõhơn Sau khi xác định ngắt giọng ở mỗi câu văn dài, bao giờ giáo viên cũng phảinhấn mạnh cho các em thấy tầm quan trọng trong việc ngắt, nghỉ đúng ở các câuvăn, đoạn văn Muốn xác định cách ngắt giọng đúng thì phải dựa vào nghĩa cáctiếng, từ, dấu câu.
Ví dụ: Bài “Ngôi trường mới”
Câu dài trong bài cần hướng dẫn cách ngắt nghỉ hơi là:
“Cả đến chiếc thước kẻ,/ chiếc bút chì/ sao cũng đáng yêu đến thế !//
Tôi đã chép câu này lên bảng và hướng dẫn cách ngắt hơi như trên
Ví dụ : Bài “Bàn tay dịu dàng”
Học sinh đã phát hiện ra câu dài trong bài là ngắt giọng như sau:
“Thế là chẳng bao giờ An còn được nghe bà kể chuyện cổ tích,/ chẳng
bao giờ An còn được bà âu yếm,/ vuốt ve,…//”
Tôi đã bổ sung thêm cách nghỉ hơi cho các em như sau:
“Thế là / chẳng bao giờ An còn được nghe bà kể chuyện cổ tích,/ chẳng
bao giờ An còn được bà âu yếm,/ vuốt ve,…//”
Tôi giải thích ta ngắt ở sau từ “Thế là” để nhấn mạnh thêm nỗi buồn của
An khi bà mất
Đối với những bài có lời thoại, giáo viên phải hướng dẫn kỹ học sinh cáchlên giọng cuối câu hỏi và xuống giọng cuối câu kể (câu trả lời) sao cho phù hợpvới giọng của từng nhân vật trong bài
Ví dụ : Bài “Chiếc bút mực”
Tôi đã hướng dẫn học sinh đọc từng câu thoại của cô giáo và của Lan.Câu hỏi của cô giáo: