1. Khoanh tròn chỉ một chữ cái in hoa đứng trước ý đúng trong các câu sau: a. Cơ cấu dân số theo giới biểu thị.
A. Tương quan giữa giới nam so với giới nữ. B. Tương quan giữa giới nữ so với giới nam. C. Tương quan giữa giới nam so với tổng số dân D. cả 2 ý A và C
b. Tỉ lệ nhóm tuổi 0-14 trong cơ cấu giới trẻ là: A. Dưới 30%
B. Dưới 35% C. Trên 30% D. dưới 35%
c. Kiểu tháp tuổi ổn định thể hiện
A. Tỉ suất sinh cao, tuổi thọ trung bình thấp B. Tỉ suất sinh cao, tuổi thọ trung bình cao C. Tỉ suất sinh thấp, tuổi thọ trung bình thấp D. Tỉ suất sinh thấp, tuổi thọ trung bình cao 2. Tính tỉ số giới tính của Việt Nam năm 2001
Biết: dân số Việt Nam năm 2001 là 78,7 triệu người, trong đó số nam là 38,7 triệu và nữ là 40,0 triệu.
V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP Làm câu 3 trang 92 SGK
Tiết 27 Bài 24. PHÂN BỐ DÂN CƯ.
CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ VÀ ĐÔ THỊ HÓA
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS cần:
- Trình bày được khái niệm phân bố dân cư, đặc điểm phân bố dân cư trên thế giới và các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư.
- Phân biệt được các loại hình quần cư, đặc điểm của đô thị hóa và chức năng của chúng.
- Hiểu được bản chất, đặc điểm của đô thị hóa và ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội và môi trường.
- Biết cách tính mật độ dân số
- Nhận xét, phân tích bản đồ, lược đồ, bảng số liệu, ảnh địa lí về tình hình phân bố dân cư, các hình thái quần cư và dân thành thị.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Bản đồ dân cư và đô thị lớn trên thế giới - Lược đồ tỉ lệ dân thành thị thế giới.
- Một số hình ảnh về nông thôn, về các thành phố lớn trên thế giới. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Mở bài: Bằng cách nêu ra một số câu hỏi nhằm định hướng hoạt động nhận thức của HS. Ví dụ: Dân cư trên thế giới phân bố ra sao? Có những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư? Có mấy loại hình quần cư? Mỗi loại hình có chức năng và đặc điểm gì?....
Bài mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ 1:
- Gv nêu nhiệm vụ: Đọc mục 1, tìm hiểu về khái niệm phân bố dân cư và mật độ dân số(khoảng 5 phút).
- HS trình bày khái niệm phân bố dân cư và mật độ dân số.
- GV giải thích, làm rõ khái niệm phân bố dân cư và mật độ dân số
- GV cung cấp số liệu về diện tích dân số nước ta và yêu cầu HS vận dụng công thức tính mật độ dân số để tính mật độ dân số nước ta.
HĐ 2:
Bước 1: HS đọc mục 2, mục 3 kết hợp
I. Phân bố dân cư 1. Khái niệm
- Phân bố dân cư (SGK)
- Mật độ dân số và công thức tính mật độ dân số (SGK)
2. Đặc điểm
- Mật độ dân số trung bình trên thế giới là 48 nười/km2.
- Dân cư trên thế giới phân bố không đều:
+ Các khu vực tập trung đông dân như: Tây Âu, Nam Âu, Ca-ri-bê, Đông Á,
với bảng số liệu mật độ dân số các khu vực trên thế giới, sự biến động dân cư theo thời gian và trở lời các câu hỏi phần câu hỏi học tập
Bước 2: HS báo cáo kết quả thảo luận, chỉ trên bản đồ các vùng đông dân, thưa dân.
- GV tóm tắt, chuẩn xác kiến thức. - GV đặt câu hỏi: Vì sao nói nhân tố quyết định đến sự phân bố dân cư là phương thức sản xuất, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất?
- GV nêu khái niệm quàn cư và giải thích các điều kiện làm xuất hiện và phát triển mạng lưới điểm dân cư. HĐ 3: HS đọc mục 2 SGK và cho biết - Các loại hình quần cư?
- Cơ sở phân chia các loại hình quần cư?
- Sự khác nhau cơ bản giữa các loại hình quần cư?
- HS trình bày nội dung đã tìm hiểu, GV giúp HS chuẩn xác kiến thức. Chuyển ý: Chúng ta thường nghe nói đến từ “đô thị hóa”. Vậy đô thị hóa là gì? Đô thị hóa có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển kinh tế - xã hội HĐ 4
Bước 1: HS đọc mục 1 kết hợp với bảng số liệu về tỉ lệ dân cư thành thị và nông thôn, lược đồ tỉ lệ thành thị thế giới, nêu đặc điểm của đô thị hóa và cho dẫn chứng chứng minh.
Bước 2: HS trình bày kết quả làm việc - GV tóm tắt, chuẩn xác kiến thức và bổ sung thêm một số tư liệu trong sách GV để làm rõ đặc điểm của đô thị hóa. Hơn 50 thành phố có số dân trên 5 triệu người. Một số khu vực, châu lục có tỉ lệ dân thành thị cao (Bắc Mĩ, Nam Mĩ..)
Nam Á, Đông Nam Á….
+ Các khu vực thưa dân là: Châu Đại Dương, Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Trung Phi, Bắc Phi…
- Dân cư trên thế giới có sự biến động theo thời gian (thể hiện ở sự thay đổi tỉ trọng dân cư của các châu lục giai đoạn 1650 – 2000)
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư.
- Các nhân tố tự nhiên: Khí hậu, nước, địa hình, đất, khoáng sản.
- Các nhân tố kinh tế - xã hội: Phương thức sản xuất, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất của nền kinh tế…
II. Các loại hình quần cư 1. Khái niệm
- Quần cư là một tập hợp của tất cả các điểm dân cư tồn tại trên một lãnh thổ nhất định
- Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội
xuất hiện và phát triển các điểm dân cư.
2. Phân loại và đặc điểm.
Căn cứ vào chức năng, mức độ tập trung dân cư, kiến trúc quy hoạch…
hai loại hình quần cư: nông thôn và đô thị.
- Quần cư nông thôn: chức năng sản xuất nông nghiệp, phân tán trong không gian.
- Quần cư thành thị: chức năng sản xuất phi nông nghiệp, quy mô dân số đông, mức tập trung dân số cao.
III. Đô thị hóa 1. Đặc điểm
- Dân cư thành thị có xu hướng tăng nhanh: từ 13,6% năm 1990 đến 2005 là 48%.
- Dân cư tập trung đông vào các thành phố lớn, cực lớn.
- Hỏi: Từ các đặc điểm trên, em nào có thể cho biết đô thị hóa là gì?
- Bằng những hiểu biết của bản thân, hãy nêu những ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội và môi trường?
2. Khái niệm đô thị hóa.
3. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội và môi trường - Tích cực: Góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, thay đổi loại phân bố dân cư.
- Tiêu cực: Đô thị hóa không xuất phát từ công nghiệp hóa, không phù hợp cân đối với quá trình công nghiệp hóa
thiếu hụt lương thực, thiếu việc làm, điều kiện sinh hoạt ngày càng thiếu thốn, ô nhiễm môi trường… (SGK) IV. ĐÁNH GIÁ – CỦNG CỐ
1. Khoanh tròn chỉ một chữ cái in hoa đứng trước ý đúng trong các câu sau: a. Phân bố dân cư là sự sắp xếp dân số một cách:
A. Tự phát trên một lãnh thổ nhất định B. Tự giác trên một lãnh thổ nhất định
C. Tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ nhất định
D. Tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ nhất định, phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu của xã hội
b. Nhân tố quyết định đến sự phân bố dân cư là: A. Điều kiện tự nhiên
B. Các dòng chuyển cư
C. các phương tiện sản xuấtD. Lịch sử khai thác lãnh thổ.
c. Quần cư nông thôn và quàn cư thành thị có sự khác nhau cơ bản về: A. Chức năng
B. Mức độ tập trung dân cư C. Phong cảnh kiến trúc. D. cả 2 ý A và B
2. Đặc điểm của quá trình đô thị hóa là gì? V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
Tiết 28 Bài 25. THỰC HÀNH
PHÂN TÍCH BẢN ĐỒ PHÂN BỐ DÂN CƯ THẾ GIỚI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Củng cố kiến thức về phân bố dân cư, các hình quần cư và đô thị hóa. - Rèn luyện kĩ năng đoc, phân tích và nhận xét lược đồ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
Bản đồ dân cư và đô thị hóa trên thế giới III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Mở bài: GV nêu nhiệm vụ của bài thực hành
Bước 1: Hs dựa vào bản đồ phân bố dân cư thế giới hãy:
a. xác định các khu vực thưa dân và các khu vực đông dân. Cho ví dụ cụ thể. b. Giải thích vì sao lại có sự phân bố dân cư không đều như vậy.
* GV gợi ý:
- Các khu vực thưa dân là các khu vực có mật độ dân số dưới 10 người/km2, còn các khu vực đông dân có mật độ dân số từ 101 đến 200 người/km2
- Để giải thích sự phân bố dân cư không đều trên thế giới cần dựa vào các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư (nhân tố tự nhiên, nhân tố kinh tế - xã hội)
- Dựa vào phụ lục cuối bài dân số và sự gia tăng dân số để lấy ví dụ.
Bước 2: HS báo cáo kết quả thảo luận, GV tóm tắt,, chuẩn xác kiến thức và hoàn thành nội dung bài:
a) Dân cư trên thế giới phân bố không đều, đại bộ phận dân cư ở Bắc Bán Cầu. - Các khu vực đông dân: Đông Nam Á, Đông Nam Á, châu Âu…..
- Đại bộ phận dân cư thế giới tập trung ở cực lục địa Á – Âu
- Các khu vực thưa dân: Châu Đại Dương, Bắc và Trung Á, Bắc Mĩ (canada), Amadôn (Nam Mĩ), Bắc Phi…
b) Giải thích;
Sự phân bố dân cư không đều là do tác động của các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội.
- Nhân tố tự nhiên: Những nơi có khí hậu phù hợp với sức khỏe con người , điều kiện tự nhiên thuận lợi cho các hoạt động sản xuất dân cư đông đúc (các vùng khí hậu ôn hòa , ấm áp ;châu thổ các con sông ; các vùng đồng bằng địa hình bằng phẳng , đất đai mầu mỡ…). Những nơi có khí hậu khắc nhiệt ( nóng lạnh hoặc mưa nhiều quá) , các vùng núi cao dân cư thưa thớt.
- Nhân tố kinh tế - xã hội :
+ Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thay đổi phân bố dan cư .
+ Tính chất của nền kinh tê . Ví dụ : Hoạt động công nghiệp dân cư đông đúc hơn nông nghiệp.
+ Lịch sử khai thách lãnh thổ : Những khu vực khai thác lâu đời có dân cư đông đúc hơn những khu vưc mới khai thác.
IV . CỦNG CỐ ĐÁNH GIÁ