TIẾT 16 ÔN TẬP.

Một phần của tài liệu Giáo án lớp 10 (Từ tiết 1- 28) (Trang 46 - 49)

IV. ĐÁNH GIÁ CỦNG CỐ

TIẾT 16 ÔN TẬP.

M Đ YC.

Ôn tập kiến thức từ bài 2 đến bài 14. Củng cố nội dung kiểm tra 1 tiết.

1) Một số phép chiếu đồ: phương vị, hình trụ, hình nón 2) các đặc điểm từng phép chiếu

3) các hệ quả của chuyển động của trái đất quanh mặt trời.

4) các hệ quả chuyển đọng quanh mặt tời của trái đất: ngày đêm, 5) cấu trúc các quyển của trái đất: đặc điểm, độ dày…

6) Vai trò, tác động của nội và ngoại lực. 7) Khí áp, khí quyển.

8) Ngưng đọng hơi nức và mưa.

Củng cố bằng các câu hỏi trắc nghiệm. Căn dặn tiết sau KT

TIẾT 17 KIỂM TRA 1 TIẾT. ( Theo đề trắc nghiệm ).

TiẾT 18 Bài 15. THỦY QUYỂN. MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẾ ĐỘ NƯỚC SÔNG. MỘT SỐ SÔNG LỚN TRÊN TRÁI ĐẤT.

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS cần:

- Trình bày được khái niệm thủy quyển.

Mô tả được vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn của nước trên Trái Đất. - Phân tích hình ảnh để nhận biết các vòng tuần hoàn nước.

- Trình bày được một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước của một con sông. Biết cách phân loại sông theo nguồn tiếp nước.

- Phân biệt được mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên với chế độ dòng chảy của một con sông.

- Nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ nguồn nước sạch. - Có ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ các hồ chứa nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC - Phóng to hình 15 trong SGK.

- Các bản đồ: Tự nhiên châu Á, tự nhiên châu Phi, tự nhiên châu Mỹ, tự nhiên Việt Nam

- Tập bản đồ Thế giới và các châu lục - Sưu tầm một số tranh ảnh về sông. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Ổn định tố chức- sĩ số lớp

Kiểm tra bài cũ: bằng câu hỏi trong tài liệu trắc nghiệm

Khởi động: GV đọc một vài câu thơ trong bài thề non nước của Tản Đà, nhấn mạnh câu: “Nước đi ra bể lại mưa về nguồn”. GV hỏi HS: Về nghĩa đen, câu thơ ấy mô tả hiện tượng gì của tự nhiên? “Nước đi ra bể” rồi quay “Về nguồn” bằng những con đường nào?  vào bài

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ 1:

- GV hoặc HS nêu khái niệm thủy quyển.

- GV lưu ý cho HS: Nước ngọt trên Trái Đất chỉ chiếm 3%, nước sông và hồ chỉ chiêm một phần rất nhỏ trong số đó. Chuyển ý: Nước trong các biển, đại dương, trên lục địa và hơi nước trong khí quyển có quan hệ gì với nhau không?

HĐ 2:

Bước 1: HS dựa vào H 15.1 trả lời câu hỏi Họ tập 1.

Gợi ý: So sánh phạm vi và quá trình diễn ra của vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ. Tìm ra mối quan hệ giữa 2 vòng tuần hoàn. Nêu ví dụ cụ thể Bước 2: Gọi HS lên bảng trình bày dựa vào hình 15.1 trên bảng. GV chuẩn xác kiến thức. GV lưu ý vòng tuần hoàn lớn có thể phân thành 2 loại ( 3 giai đoạn và 4 giai đoạn). Trong vòng tuần hoàn nhỏ, có thể bổ sung thêm sự bốc hơi của sinh vật.

Chuyển ý: Trong toàn bộ khối nước trên lục địa, nước ngọt chỉ chiếm 3%, còn lại là nước mặn. Sông chỉ chiếm một phần rất nhỏ lượng nước ngọt nhưng lại có vai trò quan trọng trong cuộc sống của nhân loại  vào phần 2. HĐ 3:

Bước 1: HS đọc SGK, thảo luận, nêu ví dụ chứng minh chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm ảnh hưởng đến chế độ nước sông.

I. Thủy quyển

1. Khái niệm: Thủy quyển là lớp nước trên Trái Đất, bao gồm nước trong các biển, các đại dương, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển.

2. Tuần hoàn của nước trên Trái Đất a. Vòn tuần hoàn nhỏ

Nước chỉ tham gia hai giai đoạn: bốc hơi và nước rơi.

b. Vòng tuần hoàn lớn

Tham gia ba giai đoạn: bốc hơi, nước rơi và dòng chảy; hoặc 4 giai đoạn: Bốc hơi, nước rơi, dòng chảy, ngấm  dòng ngầm  biển, biển lại bốc hơi

II. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông

1. Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm

2. Địa thế, thực vật và hồ đầm

- Địa thế: Ở miền núi, nước sông chảy nhanh hơn đồng bằng.

Thực vật: Rừng cây giúp điều hòa chế độ nước sông, giảm lũ lụt.

- Hồ, đầm: Điều hòa chế độ nước sông. III. Một số sông lớn trên Trái Đất 1. Sông Nin

2. Sông A-Ma-Dôn 3. Sông I-ê-nít-xê-i

- Giả thích vì sao địa thế, thực vật và hồ đầm lại ảnh hưởng đến sự điều hòa của chế độ nước sông.

Bơcs 2: Đại diện HS lên trình bày, minh họa trên bản đồ treo bảng. GV bổ sung, chuẩn xác kiến thức. có thể hỏi thêm các câu hỏi sau:

- Tại sao phải bảo vệ rừng đầu nguồn? - Hãy nêu ví dụ minh họa về mối quan hệ giữa chế độ nước sông với chế độ mưa

- Ở lưu vực cửa sông, rừng phòng hộ thường được trồng ở đâu? Vì sao? - Vì sao sông Mê Kông có chế độ nước điều hòa hơn sông Hồng?

Chuyển ý: Yêu cầu HS dựa trên các bản đồ trên bảng, xác định một số sông lớn ở từng châu lục  Vào phần III.

HĐ 4:

Bước 1: HS quan sát bản đồ trên bảng hoặc tập bản đồ thế giới và các châu lục và đọc sách giáo khoa, thảo luận, hoàn thành các câu hỏi học tập

Bước 2: Đại diện các nhóm lên bảng trình bày. Cần xác định vị trí và hướng chảy của dòng sông trên bản đồ.

- GV chuẩn xác kiến thức. lưu ý khắc sâu các điểm sau: Vị trí của sông, diện tích lưu vực, nơi bắt nguồn, chiều dài, nguồn cung cấp nước chính. Yêu cầu HS xác định trên bản đồ một số sông lớn khác: Trường Giang, Hoàng Hà, Hằng….

IV. ĐÁNH GIÁ CỦNG CỐ

1. Dựa vào kiến thức đã học và các bản đồ trên bảng, em hãy sắp xếp cột A và cột B sao cho hợp lý.

A. Các sông B. Nguồn cung cấp nước chủ yếu

1. Sông A-ma-dôn 2. Sông Nin

3. Sông Hằng 4. Sông Hoàng Hà 5. Sông Cửu Long

a. Nước mưa b. Nước ngầm c. Băng, tuyết tan

6. Sông Hồng

2. Câu nào sau đây sai?

A. Nin là sông dài nhất thế giới

B. A-ma-dôn là sông lớn nhất thế giới

C. Nguồn cung cấp nước chủ yếu của sông I-ê-nít-xê-I là nước mưa và nước ngầm. 3. Sắp xếp các ý ở cột A và cột B sao cho hợp lý.

A. Vòng tuần hoàn của nước B. Các giai đoạn 1. Vòng tuần hoàn nhỏ 2. Vòng tuần hoàn lớn. a. Bốc hơi b. Dòng chảy c. Ngấm d. Nước rơi. V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP

Làm phần câu hỏi và bài tập trong SGK

TIẾT 19 BÀI 16

Một phần của tài liệu Giáo án lớp 10 (Từ tiết 1- 28) (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w