Ổn định tố chức- sĩ số lớp
Kiểm tra bài cũ: bằng câu hỏi trong tài liệu trắc nghiệm Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ 1:
Bước 1: HS dựa vào hình 25. 1, kênh chữ SGK, vốn hiểu biết trả lời các câu hỏi:
- Sinh quyển là gì?
- Câu hỏi mục 1 trong SGK Bước 2:
HS phát biểu, GV giúp HS chuẩn xác kiến thức.
GV: Giới hạn trên của sinh quyển là nơi giáp với tầng ôzôn, giới hạn dưới là đáy vực thẳm đại dương, trong lục địa
I. Sinh quyển
- Là quyển chứa toàn bộ các sinh vật sinh sống (gồm thực động vật, vi sinh vật).
- Phạm vi của sinh quyển: tùy thuộc giới hạn phân bố của sinh vật.
II. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật
là giới hạn cuối cùng của vỏ phong hóa (trung bình là 60m)
Sinh quyển gồm: tầng thấp của khí quyển, toàn bộ thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và vỏ phong hóa.
Chuyển ý: Tương tự như sự hình thành và phân bố của đất. Sinh vật cũng chịu ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, khí hậu
HĐ 2:
Bơcs 1: HS dựa vào hình 19.1, kênh chữ SGK, vốn hiểu biết thảo luận trả lời theo các câu hỏi:
- Nhân tố khí hậu có ảnh hưởng gì đến sinh vât? Cho ví dụ
- Nhân tố đất và địa hình có ảnh hưởng như thế nào đến sinh vật? Cho ví dụ. - Nhân tố sinh vật và con người ảnh hưởng như thế nào đến sinh vật? Câu hỏi mục 3, 4 trong SGK.
Gợi ý:
Chú ý: - Mối quan hệ giữa thực vật và động vật.
- Ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của con người đối với sinh vật
Bước 2: Đại diện HS lên trình bày, cả lớp bổ sung, GV giúp HS chuẩn kiến thức
1. Khí hậu: Ảnh hưởng trực tiếp thông qua: Nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, ánh sáng.
- Nhiệt độ: Ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố của sinh vật. - nước và độ ẩm: Quyết định sự sống của sinh vật, tác động trực tiếp tới sự phát triển và phân bố sinh vật.
- Sự thay đổi nhiệt độ theo vĩ độ dẫn đến sự thay đổi thực vật theo vĩ độ - Ánh sáng ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự quang hợp của thực vật.
2. Đất
- Ảnh hưởng rõ rệt đến sự sinh trưởng và phân bố sinh vật do khác nhau về địa lí, hóa và độ ẩm.
3. Địa hình
- Độ cao, hướng sườn, độ dốc địa hình ảnh hưởng đến sự phân bố sinh vật vùng núi.
- Vành đai sinh vật thay đổi theo độ cao.
- Lượng nhiệt ẩm ở các hướng sườn khác nhau nên độ cao bắt đầu và kết thúc các vành đai sinh vật khác nhau. 4. Sinh vật
- Thức ăn quyết định sự phát triển và phân bố của động vật
- Thực vật là nơi cư trú của động vật cũng là thức ăn của động vật
5. Con người
- Ảnh hưởng lớn đến phân bố sinh vật. - Mở rộng hay thu hẹp phạm vi phân bố của SV.
- Việt Nam: Diện tích rừng bị suy giảm IV. ĐÁNH GIÁ-CỦNG CỐ
Nối ý ở cột A và cột B sao cho hợp lí A. Nhân tố B. Vai trò
1. Sinh vật 2. Khí hậu 3. Con người
a. Ảnh hưởng trực tiếp thông qua: nhiệt độ, độ ẩm, lượng mua, ánh sáng
b. Mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi phân bố của SV c. Ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự quang hợp của ánh sáng
4. Địa hình 5. Đất
d. Quyết định hoạt động sự sống, phát triển và phân bố của TV e. tạo nên sự phân bố thực vật theo vĩ độ
f. Hình thành vành đai sinh vật thay đổi theo độ cao V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
- Tìm những ví dụ ở Việt Nam chứng minh ảnh hưởng cuacs các nhân tố tự nhiên đối với sự phân bố của sinh vật
- làm câu 2, 3 trang 68 SGK
TIẾT 22 Bài 19. SỰ PHÂN BỐ CỦA SINH VẬT VÀ ĐẤT TRÊN TRÁI ĐẤT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS cần:
- Hiểu và trình bày quy luật sự phân bố của sinh vật và đất theo vĩ độ, độ cao. - Kể tên một số thảm thực vật và nhóm đất chính trên trái đất.
- Biết nhận xét, phân tích bản đồ, lược đồ, tranh ảnh để rút ra kết luận. - Phân biệt được một số kiểu thảm thực vật
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Bản đồ các thảm thực vật và các nhóm đất chính trên thế giới - tranh ảnh về một số thảm thực vật điển hình trên Trái Đất - Băng hình video về các cảnh quan trên Trái Đất
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCỔn định tố chức- sĩ số lớp Ổn định tố chức- sĩ số lớp
Kiểm tra bài cũ: bằng câu hỏi trong tài liệu trắc nghiệm. Khởi động
GV yêu cầu HS nêu các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố của đất và sinh vật. sau đó GV nói: Sự phân bố của đất và sinh vật chịu ảnh hưởng của nhiwwuf nhân tố. Vậy trên thực tế, đất và sinh vật phân bố như thế nào? Sự phân bố này có quy luật không? Vì sao?
Bài mới
Dạy mục I: Sự phân bố của sinh vật theo vĩ độ HĐ 1:
- GV yêu cầu HS dựa vào SGK, vốn hiểu biết cho biết thế nòa là thảm thực vật? - Gv đưa ra hệ thống câu hỏi định hướng và cho HS xem băng hình về các cảnh quan trên Trái Đất?
Câu hỏi định hướng:
(1) Từ xích đạo trở về hai cực có những đới cảnh quan nào?
(2) Mỗi đới có đặc điểm gì về khí hậu, thực vật, đất? Mối quan hệ giữa các yếu tố trong một đới?
(3) Vì sao lại có sự phân hóa thảm thực vật theo vĩ độ? HĐ 2
Bước 1:
- HS làm 2 câu hỏi học tập.
Bước 2: HS trình bày kết quả, chỉ bản đồ treo tường về sự phân bố các thảm thực vật và các nhóm đất chính trên thế giới, GV giúp HS chuẩn kiến thức.
Dạy mục II. Sự phân bố sinh vật và đất theo độ cao HĐ 1:
Bước 1: HS quan sát hình 19.11 trả lời các câu hỏi sau:
- Xác định các vành đai thực vật và đất từ chân núi lên đỉnh núi? - Nguyên nhân của sự thay đổi đó
Bước 2: GV tóm tắt và chuẩn xác kiến thức
- Các vành đai TV và đất thay đổi từ chân núi lên đỉnh núi Sườn núi từ phí Tây Cap-ca
Độ cao Vành đai thực vật Đất
0 – 500 Rừng sồi Đất đỏ cận nhiệt
500 – 1200 Rừng dẻ Đất nâu
1200 – 1600 Rừng lãnh sam Đất pốtdôn
1600 – 2000 Đồng cỏ núi Đất đồng cỏ núi
2000 – 2800 Địa y và bụi cây Đất sơ đẳng xen lẫn đá
- Nguyên nhân: Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo độ cao dẫn đến sự thay đổi của các thảm thực vật và đất.
Vho Hs xem tranh ảnh về các thảm thực vật trên trái đất để so sánh đặc điểm của các thảm thực vật và nhận diện xem thảm thực vật nào có ở VN? GV vào bài
IV.CỦNG CỐ ĐÁNH GIÁ
1. Trình bày đặc điểm phân bố của thực vật và đất theo vĩ độ và độ cao
2. Nêu nguyên nhân dẫ tới sự phân bố thảm thực vật và đất thưo vĩ độ. Cho VD 3. kể tên và mô tả một số thảm thực vật dựa vào tranh ảnh, địa hình
Tiết 23 và 24. giáo án powerpoint
PHẦN HAI: ĐỊA LÍ KINH TẾ - XÃ HỘIChương VIII: ĐỊA LÍ DÂN CƯ Chương VIII: ĐỊA LÍ DÂN CƯ
TiẾT 25 Bài 22. DÂN SỐ VÀ SỰ GIA TĂNG DÂN SỐI. MỤC TIÊU BÀI HỌC I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học HS cần:
- Biết được quy mô dân số, tình hình biến động dân số thế giới và giải thích được nguyên nhân.
- Hiểu được các thuật ngữ: Tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô. Phân biệt được gia tăng dân số tự nhiên, gia tăng dân số cơ học và gia tăng dân số.
- Phân tích được hậu quả của gia tăng dân số không hợp lí.
- Biết tính tỉ suất sinh, tỉ suất tử, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên và tỉ suất gia tăng dân số.
- Nhận xét, phân tích biểu đồ, lược đồ, bảng số liệu về tỉ suất sinh, tử và tỉ suất gia tăng tự nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Bản đồ địa lí dân cư thế giới, các nước trên thế giới. - Biểu đồ tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô.