HỒ CHÍ MINH KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y ********* CAO THỊ THANH HẰNG KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ MÁU VÀ KHẢ NĂNG THỰC BÀO CỦA BẠCH CẦU TRUNG TÍNH TRÊN GÀ LƯƠNG PHƯỢNG THỜI ĐIỂM 10 TU
Trang 1BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
*********
CAO THỊ THANH HẰNG
KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ MÁU VÀ KHẢ NĂNG THỰC BÀO CỦA BẠCH CẦU TRUNG TÍNH TRÊN
GÀ LƯƠNG PHƯỢNG THỜI ĐIỂM 10 TUẦN TUỔI
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sĩ thú y
Giáo viên hướng dẫn
Th.S HỒ THỊ NGA
Tháng 08/2012
Trang 2PHIẾU XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập: Cao Thị Thanh Hằng
Tên khóa luận: “Khảo sát một số chỉ tiêu sinh lý máu và khả năng thực bào
của bạch cầu trung tính trên gà Lương Phượng thời điểm 10 tuần tuổi”
Đã hoàn thành luận văn theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến nhận xét, đóng góp của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa Chăn Nuôi – Thú Y ngày / / 2012
Giáo viên hướng dẫn
Th.S Hồ Thị Nga
Trang 3
LỜI CẢM ƠN
Kính dâng lòng biết ơn sâu sắc đến bố mẹ, anh chị và những người thân
trong gia đình đã cho tôi có được ngày hôm nay
Xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh
Khoa Chăn Nuôi – Thú Y, Trường Đại Học Nông Lâm
Bộ môn Sinh Lý – Sinh Hóa Khoa Chăn Nuôi – Thú Y
Cùng toàn thể quý Thầy, Cô Trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí
Minh đã tận tình chỉ dạy và truyền đạt kiến thức cho tôi trong quá trình
học tập
Lòng biết ơn sâu sắc kính gửi đến:
Th.S Hồ Thị Nga đã tận tình dạy bảo, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi
cho em hoàn thành luận văn tốt nghiệp
TS Dương Duy Đồng và Thầy Nguyễn Văn Hiệp đã giúp đỡ em thực tập
tốt nghiệp
Gửi lời cám ơn đến bạn bè trong và ngoài lớp Thú Y 33 đã cùng tôi chia sẻ
những vui buồn trong thời gian học tập tại Trường cũng như đã hết lòng hỗ trợ, giúp
đỡ tôi lúc thực tập tốt nghiệp
Trang 4Khảo sát thực hiện trên 200 gà có dáng vẻ bên ngoài khỏe mạnh và đồng đều
về giống, lứa tuổi, điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng Tiến hành khảo sát một số chỉ tiêu sinh lý máu và khả năng thực bào của bạch cầu trung tính
Kết quả thu được như sau:
Số lượng hồng cầu gà trung bình là 2,37 triệu/mm3 máu biến động từ 1,09 – 3,50 triệu/mm3 máu Hàm lượng hemoglobin là 8,33 g/dl biến động từ 5,20 – 10,70 g/dl
Số lượng bạch cầu gà trung bình là 21,94 nghìn/mm3 máu
Tỷ lệ bạch cầu trung tính gà trung bình là 20,41 % biến động từ 6,00 – 42,00
% Tỷ lệ bạch cầu lâm ba trung bình 64,89 % biến động từ 37,00 – 92,00 % Tỷ lệ bạch cầu đơn nhân lớn trung bình là 9,42 % biến động từ 1,00 – 26,00 % Tỷ lệ bạch cầu ái toan trung bình là 4,60 % biến động từ 1,00 – 11,00 % Tỷ lệ bạch cầu
ái kiềm trung bình là 0,70 % biến động từ 0,00 – 6,00 %
Tỷ lệ bạch cầu trung tính thực bào là 63,30 % biến động từ 30 – 80 % Chỉ số thực bào trung bình là 10,08 vi khuẩn/ bạch cầu, biến động từ 7,03 – 13,03 vi khuẩn/ bạch cầu
Hàm lượng protein tổng số là 4,20 g/100ml máu, biến động từ 2,80 – 7,20 g/100ml máu
Tất cả các chỉ tiêu khảo sát đều không có sự khác biệt theo giới tính và trọng lượng của gà
Trang 5MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa i
PHIẾU XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ii
LỜI CẢM ƠN iii
TÓM TẮT iv
MỤC LỤC v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG x
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ xi
DANH SÁCH CÁC HÌNH xii
Chương 1 1
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU 2
1.2.1 Mục đích 2
1.2.2 Yêu cầu 2
Chương 2 3
TỔNG QUAN 3
2.1 GIỚI THIỆU GIỐNG GÀ LƯƠNG PHƯỢNG 3
2.2 MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN GÀ 4
1) Bệnh Newcastle (Newcastle Disease – ND) 4
2) Bệnh Gumboro (Infectious Bursal Disease – IBD) 5
3) Bệnh thương hàn gà (Salmonellosis) 6
2.3 SINH LÝ MÁU 7
2.3.1 Khái niệm về máu 7
2.3.2 Chức năng của máu 8
Trang 62.3.3 Tế bào hồng cầu 9
2.3.3.1 Đặc điểm của hồng cầu 9
2.3.3.2 Số lượng hồng cầu 9
2.3.3.3 Chức năng của hồng cầu 10
2.3.4 Tế bào bạch cầu 12
2.3.4.1 Đặc điểm bạch cầu 12
2.3.4.2 Số lượng bạch cầu 12
2.3.4.3 Chức năng các loại bạch cầu 13
(1) Bạch cầu trung tính (neutrophil) 13
(2) Bạch cầu ái toan (eosinophil) 15
(3) Bạch cầu ái kiềm (basophil) 16
(4) Bạch cầu lâm ba (lymphocyte) 16
(5) Bạch cầu đơn nhân lớn (monocyte) và đại thực bào 16
2.3.4.4 Hoạt động bảo vệ cơ thể của bạch cầu 18
(1) Đáp ứng của đại thực bào và bạch cầu trung tính tại mô viêm 18
(2) Sự tham gia của bạch cầu lâm ba và quá trình bảo vệ cơ thể 18
2.4 SƠ LƯỢC VỀ TRẠI THỰC TẬP KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y 19
2.4.1 Vị trí địa lý và lịch sử hình thành 19
2.4.2 Tình hình sản xuất tại trại 19
2.4.3 Chuồng trại và nguồn lương thực 19
2.4.4 Quy trình vệ sinh thú y 20
Chương 3 21
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM 21
3.1.1 Thời gian 21
3.1.2 Địa điểm 21
3.2 BỐ TRÍ KHẢO SÁT 21
3.2.1 Đối tượng khảo sát 21
3.2.2 Điều kiện khảo sát 22
Trang 73.2.2.1 Chuồng trại chăn nuôi 22
3.2.2.2 Trang thiết bị chăn nuôi 22
3.2.3 Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng 22
3.2.4 Quy trình vệ sinh phòng bệnh 23
3.3 CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT 24
3.3.1 Các chỉ tiêu sinh lý máu 24
3.3.2 Các chỉ tiêu khác 24
3.4 PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 24
3.4.1 Lấy máu và bảo quản 24
3.4.2 Dụng cụ và vật liệu 25
3.4.3 Phương pháp thực hiện các chỉ tiêu 25
3.4.3.1 Các chỉ tiêu sinh lý máu 25
(1) Số lượng hồng cầu 25
(2) Số lượng bạch cầu 26
(3) Đo hàm lượng hemoglobin 26
(4) Định công thức bạch cầu 26
3.4.3.2 Các chỉ tiêu khác 27
(1) Khả năng thực bào của bạch cầu trung tính 27
(2) Hàm lượng protein tổng số 27
3.5 XỬ LÝ SỐ LIỆU 28
Chương 4 29
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 29
4.1 CÁC CHỈ TIÊU SINH LÝ MÁU 30
4.1.1 Số lượng hồng cầu 30
4.1.2 Số lượng bạch cầu 32
4.1.3 Hàm lượng Hb 33
4.1.4 Công thức bạch cầu 35
(1) Tỷ lệ bạch cầu trung tính 35
(2) Tỷ lệ bạch cầu lâm ba 37
Trang 8(3) Tỷ lệ bạch cầu đơn nhân lớn 39
(4) Tỷ lệ bạch cầu ái toan 41
(5) Tỷ lệ bạch cầu ái kiềm 42
4.2 CÁC CHỈ TIÊU KHÁC 44
4.2.1 Khả năng thực bào của bạch cầu trung tính 44
4.2.2 Hàm lượng protein tổng số 47
Chương 5 49
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 49
5.1 KẾT LUẬN 49
5.2 ĐỀ NGHỊ 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
PHỤ LỤC 53
Trang 9
HI: Haemaglutinimation inhibition test
Trang 10DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Số lượng hồng cầu một số loài của một số tác giả 10
Bảng 2.2 Hàm lượng Hemoglobin một số loài của một số tác giả 11
Bảng 2.3 Số lượng bạch cầu một số loài của một số tác giả 12
Bảng 2.4 Công thức bạch cầu máu gà (bảng 1) 13
Bảng 2.5 Công thức bạch cầu máu gà (bảng 2) 13
Bảng 3.1 Công thức thức ăn cho gà 23
Bảng 3.2 Lịch chủng vaccine phòng bệnh 24
Bảng 4.1 Trọng lượng bình quân theo giới tính 29
Bảng 4.2 Số mẫu theo trọng lượng 29
Bảng 4.3 Số lượng hồng cầu gà Lương Phượng theo giới tính 30
Bảng 4.4 Số lượng bạch cầu gà Lương Phượng theo giới tính 32
Bảng 4.5 Hàm lượng hemoglobin của gà Lương Phượng theo giới tính 34
Bảng 4.6 Tỷ lệ bạch cầu trung tính theo giới tính 35
Bảng 4.7 Tỷ lệ bạch cầu lâm ba theo giới tính 37
Bảng 4.8 Tỷ lệ bạch cầu đơn nhân lớn theo giới tính 39
Bảng 4.9 Tỷ lệ bạch cầu ái toan theo giới tính 41
Bảng 4.10 Tỷ lệ bạch cầu ái kiềm theo giới tính 42
Bảng 4.11 Tỷ lệ bạch cầu trung tính thực bào theo giới tính 44
Bảng 4.12 Chỉ số thực bào theo giới tính 45
Bảng 4.13 Hàm lượng protein tổng số theo giới tính 48
Trang 11
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Số lượng hồng cầu gà Lương Phượng theo trọng lượng 31
Biểu đồ 4.2 Số lượng bạch cầu gà Lương Phượng theo trọng lượng 33
Biểu đồ 4.3 Hàm lượng hemoglobin gà Lương Phượng theo trọng lượng 34
Biểu đồ 4.4 Tỷ lệ bạch cầu trung tính theo trọng lượng 35
Biểu đồ 4.5 Tỷ lệ bạch cầu lâm ba theo trọng lượng 37
Biểu đồ 4.6 Tỷ lệ bạch cầu đơn nhân lớn theo trọng lượng 39
Biểu đồ 4.7 Tỷ lệ bạch cầu ái toan theo trọng lượng 41
Biểu đồ 4.8 Tỷ lệ bạch cầu ái kiềm theo trọng lượng 43
Biểu đồ 4.9 Tỷ lệ bạch cầu trung tính thực bào theo trọng lượng 45
Biểu đồ 4.10 Chỉ số thực bào theo trọng lượng 46
Biểu đồ 4.11 Hàm lượng protein tổng số theo trọng lượng 48
Trang 12DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Hình ảnh gà Lương Phượng trưởng thành 3
Hình 4.1 Hình ảnh hồng cầu và bạch cầu gà trong buồng đếm 32
Hình 4.2 Hình ảnh bạch cầu trung tính 37
Hình 4.3 Hình ảnh bạch cầu lâm ba 38
Hình 4.4 Hình ảnh bạch cầu đơn nhân lớn 40
Hình 4.5 Hình ảnh bạch cầu ái toan 42
Hình 4.6 Hình ảnh bạch cầu trung tính thực bào vi khuẩn 47
Trang 13Trang 14
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăn nuôi gia cầm là một ngành truyền thống đem lại nguồn thu nhập không nhỏ cho các hộ gia đình và các chủ trang trại tăng thêm việc làm, góp phần nâng cao đời sống vật chất và sinh hoạt hàng ngày cho người lao động
Gà Lương Phượng vào Việt Nam từ năm 1996, giống gà này nhanh chóng được người tiêu dùng ưa chuộng do gà dễ nuôi, có tính thích nghi cao, chịu đựng tốt với khí hậu nóng ẩm, yêu cầu chế độ dinh dưỡng không cao, có thể nuôi nhốt, hoặc nuôi thả ở vườn, ngoài đồng, trên đồi Gà có da màu vàng, chất thịt mịn, vị đậm Thời gian nuôi ngắn hơn gà ta, giá thành phải chăng Chăn nuôi gà Lương Phượng phát triển mạnh mẽ, hệ số tăng đàn nhanh
Tuy nhiên, trong những năm gần đây dịch bệnh xảy ra rất nhiều làm giảm hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi gia cầm Gia cầm mắc bệnh lây lan rất nhanh
và tỷ lệ chết cao gây thiệt hại rất lớn cho nhà chăn nuôi Trước tình hình trên nhiều nghiên cứu ứng dụng nhằm giúp gà mau lớn, ít bệnh, tăng hiệu quả điều trị đã được tiến hành
Nhiều nghiên cứu về gà đã được thực hiện nhưng nghiên cứu riêng về giống
gà Lương Phượng chưa nhiều đặc biệt là các hằng số chỉ tiêu sinh lý máu gà Các tài liệu chỉ cung cấp số liệu chung về gà nhưng hầu như chưa có hoặc rất ít tài liệu cung cấp số liệu cụ thể về các hằng số sinh lý máu gà Trong khi tìm hiểu và đánh giá sức khỏe của đàn gà nuôi là một việc cần thiết Số liệu về những chỉ tiêu sinh lý máu của gà lúc bình thường không những sẽ hỗ trợ cho công tác nghiên cứu mà còn giúp cho việc chẩn đoán và điều trị trên gia cầm nói chung và gà Lương Phượng nói riêng
Trang 15Được sự cho phép của Khoa Chăn nuôi – Thú y, trường đại học Nông Lâm – thành phố Hồ Chí Minh và sự hướng dẫn của Th.s Hồ Thị Nga, chúng tôi tiến hành
đề tài: “KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ MÁU VÀ KHẢ NĂNG THỰC BÀO CỦA BẠCH CẦU TRUNG TÍNH TRÊN GÀ LƯƠNG PHƯỢNG THỜI ĐIỂM 10 TUẦN TUỔI”
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1 Mục đích
Cung cấp số liệu về những chỉ tiêu sinh lý máu của gà Lương Phượng lúc bình thường nhằm hỗ trợ việc kiểm soát tình trạng sức khỏe của đàn gà nuôi cũng như những nghiên cứu sau này trên gà Lương Phượng
Trang bị một số kỹ năng chăn nuôi, chăm sóc gia cầm cho sinh viên năm cuối
Trang 16Chương 2 TỔNG QUAN 2.1 GIỚI THIỆU GIỐNG GÀ LƯƠNG PHƯỢNG
Gà Lương Phượng hay còn gọi là Lương Phượng hoa, là giống gà kiêm dụng
có xuất xứ từ Quảng Tây (Trung Quốc), có hình dáng bên ngoài gần giống với gà
Ta Vàng, màu lông vàng hoặc vàng đốm hoa, da chân và mỏ vàng, mào đơn Gà mái đầu thanh, hình thể săn chắc, chân thấp nhỏ, màu lông chủ yếu đen đốm hoa
Gà trống lưng rộng, ngực phẳng, lông vàng tía lên đến 80 %, lông đuôi dựng đứng, đầu và cổ gọn Gà có tỷ lệ nuôi sống cao 96 – 98 %, sản lượng trứng từ 157 – 167 trứng/mái Trứng gà có vỏ nâu, khối lượng trứng từ 55 – 66 g Gà nuôi thịt 70 ngày tuổi con trống đạt 1,87 kg, con mái đạt 1,58 kg, tỷ lệ nuôi sống là 93 %, tiêu tốn 2,53 kg thức ăn cho 1 kg tăng trọng Gà Lương Phượng có da vàng, thịt dai mềm, mùi vị thơm ngon (Trần Văn Chính, 2010)
Gà Lương Phượng phù hợp điều kiện khí hậu thay đổi như nóng lạnh, ẩm ướt, khô ráo và nhiều phương pháp nuôi khác nhau như nuôi sàn hay nền đất có lót trấu
Hình 2.1 Hình ảnh gà Lương Phượng trưởng thành (http://www.bannhanong.vietnetnam.net/home.php?cat_id=22&id=863&kh=)
Trang 172.2 MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN GÀ
1) Bệnh Newcastle (Newcastle Disease – ND)
Bệnh Newcastle hay còn gọi là bệnh gà rù, là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan rất mạnh Đặc điểm chủ yếu của bệnh là gây xáo trộn và gây bệnh tích trên đường hô hấp, tiêu hóa và thần kinh
Bệnh do virus thuộc họ Paramyxoviridae, họ phụ Paramyxovirinae, giống
Rubunavirus, loài Newcastle disease virus
Trong thiên nhiên gà là loài cảm thụ mạnh nhất Thời gian nung bệnh trung bình 5 – 6 ngày nhưng có thể thay đổi từ 2 – 15 ngày
Triệu chứng có thể biến đổi tùy động lực của chủng virus gây bệnh, bệnh chia làm 4 thể:
1) Hướng nội tạng (thể Doyle), bệnh xuất hiện bất thình lình, một số gà chết không có triệu chứng Biểu hiện đầu tiên là gà buồn bã, bỏ ăn, khó thở, sốt cao, kiệt sức và chết sau 4 – 8 ngày, có thể phù mô xung quanh mắt và đầu, phân lỏng màu xanh, thỉnh thoảng có vấy máu Sau đó xuất hiện triệu chứng thần kinh như: co giật, rung cơ, vẹo cổ, ưỡn mình ra sau, liệt chân và cánh
2) Hướng hô hấp – thần kinh (thể Beach), chủ yếu xuất hiện ở Mỹ nên còn gọi là thể Mỹ Bệnh xuất hiện bất thình lình và lan truyền một cách nhanh chóng
Gà bệnh thở khó, ngáp gió, ho, giảm ăn, giảm đẻ hoặc ngừng đẻ, không tiêu chảy, sau 1 – 2 ngày hay chậm hơn xuất hiện triệu chứng thần kinh
3) Hướng hô hấp (thể Beaudette), bệnh hô hấp trên gà lớn, biểu hiện chủ yếu
là ho, giảm ăn, giảm đẻ, có thể xuất hiện triệu chứng thần kinh
4) Thể Hitchner, hiếm gặp bệnh trên gà lớn Dấu hiệu hô hấp (âm rale) chỉ có thể thấy khi gà ngủ hay bị quấy rối, gà nhỏ mẫn cảm với bệnh hơn, không thấy có dấu hiệu thần kinh
Trang 18Để phòng bệnh nên nhập con giống tốt, từ vùng không nhiễm bệnh, đàn gà nhập từ nơi khác về phải nuôi cách ly theo dõi khoảng 2 tuần Thường xuyên vệ sinh sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi và môi trường xung quanh khu vực nuôi gà Cần có những biện pháp tránh lây lan cho người như phải mang giầy ống, mặc quần áo bảo hộ, đeo khẩu trang, sát trùng phương tiện vận chuyển, …
Phòng bệnh bằng vacxin nhược độc đông khô: chủng vào lúc 4 và 21 ngày tuổi, nhỏ mắt (Theo Nguyễn Thị Phước Ninh, 2009)
2) Bệnh Gumboro (Infectious Bursal Disease – IBD)
Bệnh gumboro là bệnh truyền nhiễm cấp tính rất lây lan trên gà, bệnh do
virus gây ra Tế bào lympho B là tế bào đích của virus và mô lympho của túi Fabricius (F) bị ảnh hưởng một cách nặng nề
Căn bệnh do virus thuộc họ Brinaviridae, giống Avibinavirus, loài Infectious
bursal disease virus gây nên
Trong tự nhiên, chỉ có gà bị bệnh Gà từ 3 đến 6 tuần tuổi cảm thụ mạnh nhất Gà nhỏ hơn 3 tuần tuổi khi bị mắc bệnh sẽ không bộc lộ triệu chứng mà gây nhiễm trùng ẩn và làm suy giảm miễn dịch nghiêm trọng Thời gian nung bệnh 2 –
3 ngày, bệnh xuất hiện bất thình lình và mãnh liệt, gà bệnh ủ rũ, bỏ ăn, đi đứng loạng choạng, tiêu chảy phân lỏng nhiều nước, cặn màu trắng vàng, lông xơ xác, chân khô, gà thường tự mổ vào lỗ huyệt và mổ lẫn nhau, xuất huyết cơ đùi, cơ ngực,
cơ cánh Tỷ lệ chết chỉ khoảng 37,6 % nhưng virus làm suy giảm hệ miễn dịch của
gà dọn đường cho các bệnh cơ hội khác tấn công
Để phòng bệnh nên nhập con giống tốt, từ vùng không nhiễm bệnh Đàn gà nhập từ nơi khác về phải nuôi cách ly theo dõi khoảng 2 tuần Thường xuyên vệ sinh sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi và môi trường xung quanh khu vực nuôi gà
Trang 19Phòng bệnh bằng vaccine sống nhược độc và vaccine chết Ở nơi không có điều kiện kiểm tra kháng thể mẹ truyền, nên chủng ngừa lặp lại nhiều lần và chủng sớm cho gà con (Theo Nguyễn Thị Phước Ninh, 2009)
Lịch chủng ngừa đề nghị như sau:
Lần 1: Lúc 1 ngày tuổi, 1 liều vaccin sống trung bình
Lần 2: Lúc 11 ngày tuổi, 1 liều vaccin sống trung bình kết hợp 1/2 liều vaccin chết Lần 3: Lúc 21 ngày tuổi, 1 liều vaccin sống trung bình
Ở những nơi có điều kiện kiểm tra kháng thể, thì căn cứ vào hiệu giá kháng thể để xác định ngày chủng lần đầu, dùng thuốc chủng trung bình trên 1 liều/con uống hoặc nhỏ miệng, sau đó 10 ngày lặp lại lần hai bằng 1 liều vaccin sống trung bình hoặc kết hợp với 1/2 liều vaccin chết
(http://marphavet.com/modules.php?name=News&opcase=detailsnews&mid=29&mcid=330)
3) Bệnh thương hàn gà (Salmonellosis)
Bệnh thương hàn gà là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Salmonella
pullorum gây ra Gọi là bệnh bạch lỵ ở gà con thường xảy ra thể cấp tính Bệnh
thương hàn ở gà trưởng thành thường ở thể cấp tính và mãn tính
Ở gà con nhỏ hơn 3 tuần tuổi, thường ở thể cấp tính, tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết cao Phôi không đập bể vỏ trứng được nên bị chết phôi Gà con nở ra nhưng rất yếu và chết ngay sau đó Gà bệnh thường ốm yếu, nhỏ hơn những gà khỏe mạnh khác Bụng trễ xuống do lòng đỏ không tiêu, mắt nhắm, xù lông, xả cánh, kêu xao xác, tụ lại thành đám, phân trắng bết hậu môn
Ở gà trưởng thành thể cấp tính xảy ra bất thình lình giảm lượng thức ăn tiêu thụ với biểu hiện mệt mỏi, gục xuống, xù lông, mào tái nhợt, giảm sản lượng trứng
và khả năng sinh sản, giảm khả năng ấp nở Tiêu chảy, mất nước, suy yếu Thân nhiệt tăng 2 – 30C trong 2 – 3 ngày sau khi bệnh Gà chết 5 – 10 ngày mắc bệnh
Trang 20Ở gà trưởng thành thể mãn tính có mặt, mào và yếm tái nhợt do thiếu máu, mào và yếm teo lại Đẻ ít, đẻ không đều hay ngừng đẻ Trứng có vỏ xù xì, dính máu
ở vỏ hay trong lòng đỏ Bụng xệ xuống do viêm phúc mạc chứa nhiều dịch chất Phân lúc bón, lúc tiêu chảy
Gà con có lòng đỏ không tiêu, thối, mềm nhão, có màu xám xanh Lách sưng
to gấp 2 – 3 lần so với bình thường, hoại tử Gan sậm màu, sung huyết, xuất huyết Màng ngoài tim dầy, đục, có chứa dịch rỉ viêm vàng Có nhiều hạt nhỏ trong tim Ruột viêm xuất huyết, có nhiều nốt dạng cúc áo trong ruột, manh tràng chứa đầy phân trắng Một số gà bị viêm khớp thường là khớp đầu gối
Gà trưởng thành viêm buồng trứng và ống dẫn trứng, trứng méo mó, có nhiều màu sắc khác nhau, trứng có thể bị vỡ làm viêm phúc mạc Gan sưng bở, có những đốm hoại tử Lách, thận sưng lớn Dịch hoàn gà trống có nốt hoại tử, đôi khi
có điểm casein ở phổi và túi khí
Việc phòng bệnh cần có là vệ sinh thú y chặt chẽ, chú ý vệ sinh trạm ấp, trứng ấp, khay, máy ấp và máy nở được sát trùng trước khi ấp bằng cách xông formol (2 phần) + KMnO4 (1 phần) Định kỳ vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, nước uống Định kỳ kiểm tra phản ứng huyết thanh học để loại bỏ những con dương tính (Theo Nguyễn Thị Phước Ninh, 2009)
2.3 SINH LÝ MÁU
2.3.1 Khái niệm về máu
Trong cơ thể động vật có hai loại dịch thể chính, đó là dịch ngoại bào và dịch nội bào Dịch nội bào nằm trong tế bào và tham gia cấu tạo tế bào, dịch ngoại bào là dịch luân chuyển bên ngoài tế bào gồm máu, dịch bạch huyết, dịch não tủy và dịch gian bào Trong đó máu chiếm một khối lượng lớn và có nhiều chức năng sinh lý quan trọng
Máu là một loại dịch thể lỏng, có màu đỏ, vị hơi mặn và được lưu thông liên tục trong hệ tuần hoàn của cơ thể Máu cũng là một mô mỏng (mô máu) bao gồm
Trang 21các tế bào máu như: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu Ngoài ra còn có huyết tương (dịch ngoại bào) Máu là thành phần có tổ chức rất quan trọng, vì máu liên quan đến nhiều bộ phận của cơ thể, các thành phần của máu chịu ảnh hưởng của tất cả các yếu tố bệnh lý Khi lưu thông theo huyết quản, máu thực hiện một loạt các chức năng sinh lý như vận chuyển, hô hấp, bảo vệ, phối hợp thực hiện các quá trình biến dưỡng … nhờ đó máu đảm bảo sự thống nhất các quá trình trao đổi chất bên trong
cơ thể và mối quan hệ mật thiết giữa cơ thể và môi trường Các tế bào máu luôn được đổi mới trong cơ thể, nhưng vẫn luôn duy trì một tỷ lệ tương đối ổn định (Trần Thị Dân và Dương Nguyên Khang, 2007)
2.3.2 Chức năng của máu
Máu tham gia vận chuyển chất dinh dưỡng đã được hấp thu từ lòng ống đường tiêu hóa đến các cơ quan mô, tế bào trong cơ thể Máu tham gia vận chuyển các chất cặn bã của quá trình trao đổi chất đến tuyến mồ hôi, thận, phổi, ruột … để thải ra môi trường bên ngoài
Nhờ vào hồng cầu máu vận chuyển khí O2 từ phổi đến các cơ quan mô bào
và nhận CO2 từ đó đưa đến phổi để thực hiện sự trao đổi khí với môi trường bên ngoài thông qua các động tác hô hấp Bạch cầu đảm nhiệm chức năng bảo vệ của cơ thể, bạch cầu thực bào tiêu diệt vi khuẩn, vi trùng, vật lạ, độc tố, protein lạ … Một
số bạch cầu còn có khả năng sản sinh kháng thể thực hiện các phản ứng miễn dịch
để bảo vệ cơ thể Tiểu cầu tham gia vào quá trình đông máu
Nhờ máu nên thân nhiệt được đảm bảo ổn định Máu có chứa rất nhiều nước,
tỷ nhiệt của nước cao hơn tỷ nhiệt của các dịch thể khác, vì vậy khi nước bị bốc hơi
sẽ lấy đi nhiều nhiệt, làm giảm nhiệt độ của cơ thể xuống (lúc chống nóng) Nước còn chứa nhiều nhiệt và được chuyển đến các cơ quan khác trong cơ thể (lúc chống lạnh)
Trong máu có chứa nhiều sản phẩm khác nhau của nhiều loại tế bào trong đó
có các hocmon của một số tuyến nội tiết sẽ được máu đưa đến các cơ quan để điều hòa hoạt động của các cơ quan đó
Trang 22Máu luôn đảm bảo sự cân bằng nước và các muối khoáng trong cơ thể Ngoài ra máu còn tham gia duy trì áp suất thẩm thấu, độ pH của dịch thể luôn được
ổn định trong cơ thể
2.3.3 Tế bào hồng cầu
2.3.3.1 Đặc điểm của hồng cầu
Hồng cầu là những tế bào có màu đỏ, không có nhân, hình đĩa, lõm hai mặt, đường kính từ 7 – 7,5 µm, chiều dày là 2 µm và thể tích trung bình là 83 µm3 Hình thái của hồng cầu thay đổi tùy thuộc vào các loài động vật khác nhau
Hồng cầu có màng bán thấm bao quanh, đó là màng lipoprotein có tính bán thấm chọn lọc, cho khí oxy, khí cacbonic, nước, glucose, ure, các ion âm đi qua được Thành phần chủ yếu của hồng cầu là nước (63 – 67 %), chất khô (33 – 37 %)
Hồng cầu của gia cầm có kích thước tương đối lớn hơn động vật có vú, hồng cầu hình ovan và có nhân Trong hồng cầu có chất đệm (stroma) tế bào và lớp bề mặt màng Hồng cầu có thời gian tồn tại trung bình là 90 – 120 ngày và luôn được đổi mới, hồng cầu già bị tiêu hủy bởi đại thực bào ở lách, gan và tủy xương Tại đây hồng cầu già sẽ bị vỡ, globin và sắt được tái hấp thu cho tủy xương để sản sinh hồng cầu mới
Số lượng hồng cầu thay đổi tùy thuộc vào tuổi, giống, loài, giới tính, chế độ dinh dưỡng (Trần Thị Dân và Dương Nguyên Khang, 2007)
2.3.3.2 Số lượng hồng cầu
Thú bị bệnh có ảnh hưởng đến việc phá hủy hồng cầu trong gan, lách sẽ làm giảm số lượng hồng cầu
Ngoài ra số lượng hồng cầu của gia cầm còn phụ thuộc vào mùa Mùa xuân –
hè số lượng hồng cầu tăng hơn so với thu – đông Trong điều kiện bình thường hồng cầu rất ít thay đổi Tuy nhiên, hồng cầu có thể thay đổi trong các trường hợp sinh lý và bệnh lý Trường hợp tăng sinh lý như sau khi vận động nhiều, sống ở
Trang 23vùng cao, động vật non Hồng cầu tăng trong tường hợp bệnh lý như khi bị mất
nước nhiều do tiêu chảy, nôn … và mất huyết tương do bỏng
Một số trường hợp hồng cầu giảm bệnh lý như thiếu máu, chảy máu nhiều,
sốt rét, giun móc, bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc do thiếu máu và suy tủy xương
(Nguyễn Quang Mai, 2004)
Bảng 2.1 Số lượng hồng cầu một số loài của một số tác giả
2.3.3.3 Chức năng của hồng cầu
Hồng cầu đảm nhiệm chức năng hô hấp nhờ hemoglobin (Hb) Hemoglobin
là một protein phức tạp, dễ hòa tan trong nước, gồm một phân tử globin (96 %) và 4
phân tử heme (4 %) Trong đó phân tử globin là một protein không màu, có cấu trúc
thay đổi theo loài, còn heme là sắc tố đỏ và không thay đổi Hemoglobin chiếm 90
% trong tổng số 40 % vật chất khô của hồng cầu
Hemoglobin có chức năng điều hòa pH của máu, chuyên chở oxy từ máu đến
mô và cacbonic theo chiều ngược lại Khi hồng cầu bị phân hủy, bilirubin được hình
thành, vận chuyển đến gan để tổng hợp sắc tố mật, còn globin và sắt được tái hấp
thu để tạo hồng cầu mới
Trang 24Hàm lượng hemoglobin cũng thay đổi theo loài, giống, tuổi, giới tính, trọng
lượng, trạng thái cơ thể và tùy theo số lượng hồng cầu Hàm lượng hemoglobin tăng
trong những bệnh gây mất nước, tiêu chảy, nôn mửa, các bệnh làm tăng quá trình
thẩm thấu, thẩm lậu, bệnh xoắn ruột, trúng độc cấp tính Hàm lượng hemoglobin
giảm trong các bệnh thiếu máu Việc giảm hemoglobin có thể do hàm lượng chất
này trong hồng cầu giảm, hoặc do số lượng hồng cầu giảm (Hồ Văn Nam, 1982)
Bảng 2.2 Hàm lượng hemoglobin một số loài của một số tác giả
Bò 12 12
Gà 12,7 12,7 Vịt 13,5 13,5
Ngoài chức năng hô hấp hồng cầu còn tham gia đáp ứng miễn dịch bằng
cách giữ lấy các phức hợp kháng nguyên – kháng thể – bổ thể, tạo thuận lợi cho quá
trình thực bào Hồng cầu có khả năng bám vào các lympho T nên giúp cho sự giao
nộp kháng nguyên cho tế bào này Nhờ hoạt động của các enzyme bề mặt
(peroxydae), hồng cầu tiếp cận với đại thực bào và mang tính đặc trưng cho từng
nhóm máu (Lê văn Thọ và Đàm Văn Tiện, 1992) Ngoài ra, hồng cầu còn có chức
năng điều hòa cân bằng toan kiềm của cơ thể và tạo áp suất keo do có thành phần
cấu tạo là protein
Trang 252.3.4 Tế bào bạch cầu
2.3.4.1 Đặc điểm bạch cầu
Bạch cầu là những tế bào có khả năng vận động, được tạo ra một phần trong tủy xương và một phần trong các mô bạch huyết Bạch cầu tồn tại trong máu, dịch bạch huyết và dịch não tủy Sau khi được sinh ra, bạch cầu di chuyển vào máu, và đến khắp nơi của cơ thể để sử dụng, nhất là ở vùng bị viêm nhiễm
Bạch cầu gia cầm có thời gian tồn tại trung bình 5 – 7 ngày Riêng bạch cầu lympho được sản xuất và chuyển vào máu liên tục nên chỉ sống được 4 – 24 giờ Bạch cầu già sẽ được phá hủy ở mọi nơi trong cơ thể, nhiều nhất là phổi, lách, ống tiêu hóa Số lượng bạch cầu thay đổi theo tuổi, giới tính, dòng giống và trạng thái của cơ thể
Bạch cầu được phân làm hai nhóm, các nhóm này khác nhau bởi cấu trúc của chất nguyên sinh, trong đó gồm 5 loại với chức năng khác nhau Nhóm bạch cầu có hạt gồm bạch cầu trung tính, bạch cầu ái toan và bạch cầu ái kiềm Nhóm bạch cầu không hạt gồm bạch cầu lâm ba và bạch cầu đơn nhân lớn
Sự thay đổi đặc trưng về tỷ lệ các loại bạch cầu thường đi đôi với những xáo trộn chức năng của cơ quan tạo máu Ngoài sự xáo trộn của cơ quan tạo máu, công thức bạch cầu còn biểu hiện tình trạng bệnh lý của cơ thể
2.3.4.2 Số lượng bạch cầu
Tổng lượng bạch cầu trong máu của gia cầm có thể dao động phụ thuộc vào nhiều yếu tố Tăng số lượng bạch cầu gọi là bệnh tăng bạch cầu, còn giảm gọi là bệnh giảm bạch cầu Tăng bạch cầu thường gặp ở các bệnh truyền nhiễm và các bệnh đường máu (ung thư máu), tăng bạch cầu sinh lý gặp ở các hoạt động tiêu hóa, hoạt động cơ, trạng thái kích thích Giảm số lượng bạch cầu có thể gặp khi chức năng tạo máu của các cơ quan tạo máu bị ức chế hoặc rối loạn
Trang 26Chức năng chung của bạch cầu là bảo vệ cơ thể thông qua khả năng thực bào
và thực hiện các phản ứng miễn dịch Ngoài ra, bạch cầu còn có khả năng tiết ra các
enzyme phân hủy protein, các chất diệt khuẩn … (Hoàng Văn Tiến, 1995)
Bảng 2.3 Số lượng bạch cầu một số loài của một số tác giả
Loài
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Đông
và Nguyễn Văn Thu, 2009
Tác giả: Melvin J Swenson,
Bảng 2.4 Công thức bạch cầu máu gà (bảng 1)
Loài BC trung tính BC ái toan BC ái kiềm BC lâm ba BC đơn nhân lớn
(Theo tác giả Nguyễn Thị Kim Đông và Nguyễn Văn Thu, 2009)
Bảng 2.5 Công thức bạch cầu máu gà (bảng 2)
Loài BC trung tính BC ái toan BC ái kiềm BC lâm ba BC đơn nhân lớn
(Theo tác giả Melvin J Swenson, 1993)
2.3.4.3 Chức năng các loại bạch cầu
(1) Bạch cầu trung tính (neutrophil)
Bạch cầu trung tính (BCTT) còn gọi là tiểu thực bào Chức năng của BCTT
là thực bào vi khuẩn và những tế bào nhỏ, tham gia quá trình gây sốt thông qua chất
gây sốt nội sinh Bạch cầu trung tính chứa các enzyme phân hủy protein và glucid
như protease, phosphatase kiềm, các chất diệt khuẩn, các trung hòa hợp tố
Trang 27(antitoxin) … để thực bào và trung hòa các sản phẩm do bạch cầu ái toan và tế bào mast tiết ra Bạch cầu trung tính tăng khi viêm, nhiễm trùng cấp, giai đoạn phục hồi sau khi mất máu nhiều (do tai nạn hoặc mổ), khi gan, tim, phổi, … bị hoại tử Giảm BCTT trong các bệnh sốt, dị ứng, trúng độc kéo dài, nhiễm virus, nhiễm độc kim
loại Pb, As (Lê Văn Thọ và Đàm Văn Tiện, 1992)
Khả năng thực bào của bạch cầu trung tính
Bạch cầu trung tính có khả năng thực bào Khi vào mô, BCTT đã trưởng thành và có thể thực bào ngay Tuy nhiên, do năng lượng dự trữ giới hạn nên BCTT chỉ sống được vài ngày Bạch cầu trung tính thường tiêu hủy tất cả vật lạ đã thực bào, nhưng không có khả năng trình diện kháng nguyên và có thể thực bào đến 20
vi khuẩn trước khi bị bất hoạt và chết (Reece & Smith, 2004)
Bạch cầu trung tính bắt giữ và tiêu diệt vật lạ (vi khuẩn xâm nhập cơ thể) qua hiện tượng thực bào Mặc dù thực bào là một quá trình tiếp diễn nhưng có thể chia
ra làm 4 giai đoạn biệt lập, đó là hóa ứng động, kết dính, nuốt và tiêu hóa (Huỳnh Thị Bạch Yến, 2005)
Hóa ứng động (chemotaxin)
Bạch cầu trung tính bình thường tuần hoàn trong máu Sự kết dính lên nội bì làm chúng rời dòng máu và gắn lên vách mạch máu Khi nội bì bị kích thích sẽ trình diện protein kết dính (selectin và integrin) để gắn với BCTT Sau đó BCTT được dẫn dụ về chất hóa ứng động, giúp chúng di chuyển vào trong mô Sự di chuyển trực tiếp này được gọi là hóa ứng động
Bám dính và opsonin hóa
Khi bắt gặp vi khuẩn, bạch cầu trung tính gắn vào chúng Việc bám dính này không phải xảy ra một cách tự động vì BCTT và vi khuẩn lơ lửng trong dịch cơ thể thường có điện tích âm nên đẩy nhau Diện tích âm trên vi khuẩn cần phải được trung hòa bằng cách bao phủ bởi protein mang điện tích dương và bổ thể C3b Vi khuẩn bao bọc bởi kháng thể hoặc C3b sẽ có điện tích bề mặt khử và như thế dễ
Trang 28dàng gắn với BCTT mang điện tích âm qua thụ thể riêng biệt của BCTT Vi khuẩn bao bọc để chuyển đổi điện tích và tiến hành thực bào như thế được gọi là posonin hóa, có nghĩa là làm cho vi khuẩn trở nên dễ tiếp cận hơn đối với BCTT Kháng thể
là những opsonin hiệu quả nhất
Nuốt
Khi bạch cầu trung tính chuồn về phía nguồn chất gây hóa ứng động, hệ thống vi sợi – vi ống ở tế bào chất của BCTT tạo giả túc chứa mạng lưới protein dạng sợi gọi là chùm actin và myosin, chúng quyết định trạng thái lỏng của tế bào chất Khi BCTT gặp vi khuẩn, những chân giả của chúng trùm lên và sự kết gắn xảy
ra giữa opsonin trên vi khuẩn và thụ thể trên BCTT, các chân giả bao phủ lấy vi khuẩn Vi khuẩn thình lình bị kéo vào trong BCTT và bị nhấn chìm trong tế bào chất rồi bị thu nhỏ trong một xoang của tế bào gọi là phagosome Việc dễ dàng bị nuốt hay không tùy thuộc một phần vào tính chất của bề mặt vi khuẩn
Tiêu hủy
Sự tiêu hủy một vi khuẩn đã bị nuốt xảy ra qua 2 tiến trình riêng biệt Tiến trình thứ nhất là tạo gốc oxid hóa – bùng nổ hô hấp (respiratory burst) Tiến trình thứ hai là phóng thích enzyme ly giải và peptide kháng khuẩn ở các hạt bên trong tế bào (Reeves & Jacobs, 2002)
(2) Bạch cầu ái toan (eosinophil)
Chức năng của bạch cầu ái toan là khử độc các protein lạ trước khi chúng có thể gây hại cho cơ thể, tham gia phản ứng miễn dịch của cơ thể Bạch cầu ái toan thường được hấp dẫn theo hóa hướng động đến những nơi xảy ra phản ứng kháng nguyên – kháng thể trong các phản ứng dị ứng và tiêu hóa các phức hợp này bằng cách phóng thích enzyme sau khi quá trình miễn dịch đã hoàn thành Ngoài ra, bạch cầu ái toan còn có khả năng làm tan cục máu đông bằng cách đến cục máu đông và giải phóng chất plasminogen để được hoạt hóa thành plasmin làm tiêu sợi fibrin (Cù Xuân Dần, 1996) Bạch cầu ái toan tăng khi bị kí sinh trùng đường ruột, bệnh trên
Trang 29da, hen xuyễn và giảm khi dùng nhiều adrenocorticotropic hormone (ACTH), cortisol, khi gia súc bị stress
Bạch cầu ái toan cũng có khả năng thực bào nhưng kém hơn bạch cầu trung tính Chúng có thể di chuyển từ máu vào khoảng gian các mô Hạt của bạch cầu ái toan chứa các enzyme phosphatase, peroxidase, đặc biệt là histaminases … do đó
nó có vai trò phản ứng miễn dịch của cơ thể (Trần Thị Dân và Dương Nguyên Khang, 2007)
(3) Bạch cầu ái kiềm (basophil)
Chức năng của bạch cầu ái kiềm là phóng thích histamine vào máu để chống lại sự đông máu trong lòng mạch bằng cách tăng tính thấm thành mạch, tham gia thúc đẩy bạch cầu trung tính hay tham gia dọn sạch vết thương giúp mau lành sẹo Ngoài ra, bạch cầu ái kiềm còn có vai trò quan trọng trong một số phản ứng dị ứng
vì màng bạch cầu ái kiềm có những thụ thể nhận biết những globulin miễn dịch (IgE) được sản xuất trong phản ứng dị ứng (Reece và Smith, 2004) Các hạt ái kiềm chứa heparin, histamine và một lượng nhỏ serotonin, bradykinin (Nguyễn Phước Nhuận, 2004) Bạch cầu ái kiềm tăng trong các bệnh viêm mãn, bệnh bạch cầu dòng tủy, bệnh tiểu đường, nhược năng tuyến giáp …
(4) Bạch cầu lâm ba (lymphocyte)
Chức năng của bạch cầu lâm ba là tham gia bảo vệ cơ thể thông qua miễn dịch dịch thể (lympho B) và miễn dịch tế bào (lympho T) Bạch cầu lâm ba tăng khi nhiễm độc, nhiễm trùng, khi sử dụng somatotropin (STH) và thyroxin, giảm khi sử dụng ACTH và cortisol
(5) Bạch cầu đơn nhân lớn (monocyte) và đại thực bào
Bạch cầu đơn nhân lớn là tiền thân của đại thực bào Chức năng của bạch cầu đơn nhân lớn là thực bào vi khuẩn, hồng cầu già, bạch cầu chết, ký sinh trùng, mô hoại tử, các mảnh tế bào to … bạch cầu đơn nhân lớn khởi động quá trình miễn dịch, kích thích dòng lympho T, B để lympho B tạo kháng thể chống lại các tác
Trang 30nhân xâm lấn và tham gia chuyển hóa protein lipid, glucid Bạch cầu đơn nhân lớn
có nhiều lyzosome chứa các enzyme thủy phân protein và một lượng lớn lipase có khả năng tiêu hóa màng lipid của vi khuẩn
Đại thực bào là loại tế bào có vai trò bảo vệ cơ thể giống tế bào mast nhưng chủ yếu chỉ hiện diện trong mô Đại thực bào thuộc hệ thống dòng thực bào đơn nhân, còn tế bào mast có nguồn gốc và vai trò giống bạch cầu ái kiềm
Đại thực bào sản xuất từ tủy xương Khi còn non, đại thực bào là bạch cầu đơn nhân trong máu Đại thực bào trưởng thành trong các mô liên kết còn gọi là tế bào lưới nội mô, ở gan chúng xếp thành từng hàng trong xoang được gọi là tế bào Kupffe, trong mô não có tên là đại thực bào trung bì, ở phế nang có tên là đại thực bào phế nang, trong mao mạch phổi còn gọi là đại thực bào mạch máu phổi (Qureshi, 2003) Từ lúc chúng vào dòng máu đến khi đi vào các mô và cơ quan mất
3 ngày Đại thực bào giữ vai trò chủ yếu trong cả đáp ứng miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thu được
Ba chức năng cơ bản của đại thực bào là hóa hướng động, thực bào và sản xuất cytokine (Trịnh Bỉnh Dy, 2000)
Thực bào là chức năng chính của đại thực bào, thông qua nhiều cơ chế khác nhau Hầu hết chức năng thực bào những kháng nguyên được thực hiện gián tiếp qua những thụ thể đặc hiệu hiện diện trên bề mặt của đại thực bào, những thụ thể này có khả năng bắt giữ tế bào đích đặc hiệu cho sự thực bào
Qureshi (2003) cho rằng có thể nâng cao chức năng của đại thực bào thông qua việc chọn giống, tổ hợp khẩu phần thích hợp và sử dụng vaccin mới (chẳng hạn như sử dụng những chất bổ trợ mới trong sản xuất vacxin) nhằm tối đa hóa khả năng trình diện kháng nguyên của đại thực bào
Một đại thực bào có thể bắt giữ được nhiều vi khuẩn Sau khi thực bào sẽ xảy
ra nhiều hiện tượng phân hủy kháng nguyên và trình diện những peptid hay những điểm quyết định kháng nguyên với tế bào miễn dịch (lymopho T, B) Ngoài ra, trên
bề mặt đại thực bào còn tiết ra yếu tố gây hoại tử tế bào ung thư (Qureshi, 2003)
Trang 312.3.4.4 Hoạt động bảo vệ cơ thể của bạch cầu
(1) Đáp ứng của đại thực bào và bạch cầu trung tính tại mô viêm
Đại thực bào tại các mô là hàng rào bảo vệ đầu tiên, bắt đầu ngay quá trình thực bào khi có tác nhân xâm nhập trong những giờ đầu Tuy nhiên, số lượng đại
thực bào này không nhiều
Sự xâm nhập của bạch cầu trung tính vào vùng bị viêm để tạo thành hàng rào bảo vệ thứ hai Sau đó là sự tăng cấp tính số lượng bạch cầu trung tính trong máu, hiện tượng này được tác động bởi sản phẩm viêm đi vào dòng máu đến tủy xương, huy động bạch cầu trung tính dự trữ vào máu để đến ổ viêm
Sự xâm nhập của bạch cầu đơn nhân vào vùng viêm để tạo thành hàng rào bảo vệ thứ ba Vì số lượng bạch cầu đơn nhân trong máu không cao và cần nhiều giờ sau khi đến mô thì mới có khả năng thực bào, nên sau vài ngày hoặc vài tuần bạch cầu đơn nhân mới trở thành tế bào thực bào chủ yếu tại vùng viêm và được gọi
là đại thực bào Sự kích thích của sản phẩm viêm lên tủy xương làm tăng sản xuất bạch cầu trung tính và bạch cầu đơn nhân trong tủy xương để tạo thành hàng rào bảo vệ thứ tư (Trịnh Bỉnh Dy, 2000)
(2) Sự tham gia của bạch cầu lâm ba và quá trình bảo vệ cơ thể
Bạch cầu lâm ba tham gia bảo vệ cơ thể thông qua hai cơ chế, miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thu được Trong miễn dịch bẩm sinh, lympho T giết có thể nhận biết và giết chết các tế bào lạ, tế bào u và một số tế bào bị nhiễm khuẩn Trong miễn dịch thu được, các quá trình miễn dịch đều khởi động bởi kháng nguyên và xảy ra trong các mô bạch huyết do các tế bào lympho hoạt hóa đảm nhận (gồm có lympho
B, lympho T bổ trợ, lympho T giết, lympho T trấn áp)
IL – 6 là một cytokine đa hiệu, kích thích lympho B và có thể có vai trò trọng tâm trong điều hòa đáp ứng viêm (Leslie và Frank, 1989)
Trang 322.4 SƠ LƯỢC VỀ TRẠI THỰC TẬP KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
2.4.1 Vị trí địa lý và lịch sử hình thành
* Vị trí địa lý
Trại thí nghiệm chăn nuôi heo của khoa Chăn nuôi – Thú y nằm trong trường đại học Nông Lâm, cách xa lộ Hà Nội 1km về hướng tây Trại nằm giáp ranh với tỉnh Bình Dương, gần khu dân cư, theo hướng Đông – Tây
Do trại nằm gần quốc lộ nên thuận tiện cho việc vận chuyển thức ăn và sản phẩm chăn nuôi Với đặc điểm là trại thực nghiệm nên số lượng động vật hiện diện trong trại ít nhưng đa dạng từ gia súc, gia cầm, thủy cầm và cả đại gia súc Với diện tích 3 hecta, trại có những khu riêng biệt để nuôi và làm thí nghiệm trên các loài động vật khác nhau như: khu nuôi gà với 3 dãy chuồng riêng với sức chứa từ 400 đến 600 gà cho một đợt thí nghiệm, khu nuôi heo với dãy nái và thịt riêng biệt, một dãy chuồng heo thí nghiệm với sức chứa khoảng 100 heo trong một đợt thí nghiệm
2.4.2 Tình hình sản xuất tại trại
Tình hình sản xuất tại trại chủ yếu là nơi để thí nghiệm nên sản lượng không cao và chất lượng chưa được đồng đều, nhưng trại áp dụng triệt để các biện pháp an toàn sinh học để hạn chế dịch bệnh ảnh hưởng đến các thí nghiệm
2.4.3 Chuồng trại và nguồn lương thực
Trại chia làm các khu riêng biệt để thí nghiệm về gà, heo, thỏ, … Chuồng gà được thiết kế theo hướng Đông, mái lá, mỗi chuồng có 4 dãy chuồng song song nhau, gồm 12 lồng liên tiếp, kích thước của mỗi lồng là 1,60 x 0,60 x 1,50 m, sàn chuồng cách đất 0,5 m Máng ăn đặt cố định ở ngoài lồng, máng uống được thay
mỗi ngày Mỗi lồng có sức chứa 10 gà
Trại sử dụng thức ăn được chế biến tại công ty cám Hoàn Long Trại sử dụng nước giếng, nước được bơm lên bồn cao để dự trữ, sau đó dẫn nước đến các dãy chuồng để sử dụng
Trang 332.4.4 Quy trình vệ sinh thú y
Đối với công nhân, phải mặc quần áo bảo hộ của trại, đi ủng trước khi vào khu vực chăn nuôi, phải vào hố sát trùng trước mỗi chuồng nuôi
Đối với khách tham quan, phải được sự đồng ý và hướng dẫn của trưởng trại
Ở mỗi khu vực chăn nuôi khác nhau đều có hố sát trùng và thường xuyên quét dọn
vệ sinh
2.4.5 Nhiệm vụ của trại
Trại ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu thực tập của sinh viên và giáo viên khoa Chăn nuôi – Thú y Trại cung cấp giống và cơ sở để tiến hành những môn học thực hành và thí nghiệm nhằm phục vụ công tác nghiên cứu của giáo viên và sinh viên đồng thời cũng gắn liền với sản xuất kinh tế
Trang 34Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM
và chăm sóc như nhau
Tiến hành khảo sát các chỉ tiêu sinh lý máu lúc gà 10 tuần tuổi
Trong 500 gà được nuôi chúng tôi chọn 100 gà trống, 100 gà mái có dáng vẻ bên ngoài hoàn toàn khỏe mạnh để lấy máu xét nghiệm
Gà được lấy máu lúc sáng sớm, vị trí lấy máu là động mạch cổ
3.2.1 Đối tượng khảo sát
Gà thịt Lương Phượng 10 tuần tuổi, được chủng ngừa đầy đủ các bệnh theo quy trình của trại
Trang 353.2.2 Điều kiện khảo sát
3.2.2.1 Chuồng trại chăn nuôi
Gà được nuôi trên chuồng lồng hình chữ nhật, sàn lưới và bốn bên cao bằng tre, kích thước mỗi ô chuồng 0,7 x 1,5m Sàn lưới cách nền 0,8m; mỗi chuồng nuôi
10 con
3.2.2.2 Trang thiết bị chăn nuôi
Mỗi ô chuồng gồm 1 bóng đèn 40 W dùng để sưởi ấm và thắp sáng cho gà Một bình nước uống (1,5 lít/bình) lúc gà 01 – 20 ngày tuổi, 2 bình nước uống (1,5 lít/bình) lúc gà 21 ngày tuổi đến lúc xuất chuồng 2 máng ăn loại 1,5 kg/máng
Máng ăn, máng uống được vệ sinh sát trùng hàng ngày
3.2.3 Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng
Vệ sinh chuồng nuôi trước khi nhập gà, khử trùng bằng formol 2 % hoặc crêzin 3 % Sau khi khử trùng chuồng được 15 ngày thì rải lớp đệm lót bằng trấu hoặc mùn cưa đã khử trùng, lớp mùn cưa 8 – 10 cm
Chỉ nhận gà con một ngày tuổi khỏe mạnh, lông bóng, mắt sáng, bụng gọn, chân mập Đổ nước uống vào máng trước khi đưa gà vào chuồng, nước pha thêm multivitamin để giảm stress cho gà Chú ý sưởi ấm chuồng khoảng 350C trước khi đưa gà con vào khoảng 30 – 60 phút Gà được kiểm tra bằng cách quan sát từng con rồi thả vào chuồng, sau 3 giờ mới đổ thức ăn vào máng ăn
Quan sát đàn gà nếu thấy gà tập trung quanh đèn là thiếu nhiệt, nếu gà tản ra
xa đèn là nhiệt độ quá cao, cần điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp Tốt nhất là gà nằm rải đều trong chuồng
Gà được nuôi 10 con/lồng, cho ăn tự do Trong khi cho ăn, quan sát gà có bỏ
ăn hay không, những con có vấn đề được theo dõi, chăm sóc riêng Vệ sinh máng ăn
và máng uống 1 lần/ngày Vitamin C và điện giải được pha vào nước sử dụng cho
gà uống trước, trong và sau ngày chủng vaccine và những ngày nắng nóng
Trang 36Cho gà ăn tự do, không để thiếu thức ăn Theo dõi đàn gà để phát hiện gà có triệu chứng bất thường, có biện pháp xử lý kịp thời Lúc gà 10 tuần tuổi tiến hành lấy máu khảo sát
Cho gà ăn theo khẩu phần thức ăn tự trộn Công thức thức ăn được trình bày
Trang 373.4.1 Lấy máu và bảo quản
Lúc gà được 10 tuần tuổi chọn 100 gà trống, 100 gà mái có dáng vẻ bề ngoài khỏe mạnh tầm vóc cân đối, bộ lông óng mượt, lông đuôi cong cao một góc với đường ngang thân, mồng tích phát triển tốt và có màu đỏ tươi, mắt tinh nhanh, đầu
cổ thon gọn và linh hoạt
Trang 38Sau khi cân trọng lượng từng con tiến hành lấy máu Máu được lấy lúc sáng sớm (chưa cho ăn), vị trí lấy máu ở động mạch cổ, lấy 4ml máu cho vào 2 ống nghiệm có chất kháng đông, bảo quản lạnh và đưa về phòng thí nghiệm
Bảo quản máu ở ngăn mát tủ lạnh để xét nghiệm các chỉ tiêu sinh lý máu, khả năng thực bào của bạch cầu trung tính
Bộ huyết sắc kế Sali đo hàm lượng hemoglobin
Thuốc nhuộm eosin, xanh methylen, cồn methanol, dầu soi kính
Dung dịch pha loãng hồng cầu - bạch cầu của gia cầm
Dung dịch HCl 0,1N
Vi khuẩn E.coli gốc, thuốc nhuộm giemsa, nước muối sinh lý
3.4.3 Phương pháp thực hiện các chỉ tiêu
3.4.3.1 Các chỉ tiêu sinh lý máu
(1) Số lượng hồng cầu
Cách pha loãng
Máu kháng đông được pha loãng 200 lần, trộn đều dung dịch, bỏ vài giọt đầu sau đó cho dung dịch đã được trộn đều vào buồng đếm, đậy phiến kính lên buồng đếm Đợi 2 – 3 phút cho hồng cầu ổn định Sau đó, đưa buồng đếm lên kính hiển vi quang học để thực hiện việc đếm
Phương pháp đếm và cách tính
Vị trí ô đếm hồng cầu có 25 ô trung bình tổng diện tích là 1mm2, ở mỗi ô trung bình có 16 ô nhỏ Vị trí đếm là toàn bộ 25 ô trung bình, tổng cộng đếm 400 ô nhỏ Đếm theo phương pháp trái – trên – trong (chỉ đếm hồng cầu ở cạch trái, cạnh