Chú trọng đến tự chủ sáng tạo

Một phần của tài liệu Đặc khu kinh tế Thâm Quyến - Hai tiến trình phát triển kinh tế từ khi cải cách mở cửa đến nay (Trang 69)

2. 1 Những cơ sở đặt nền móng cho sự phát triển kinh tế ở Thâm Quyến

3.2.1.Chú trọng đến tự chủ sáng tạo

So với Chu Hải, Sán Đầu, Hạ Môn thì Thâm Quyến là đặc khu ra đời sớm nhất, và cũng là đặc khu đạt nhiều thành tựu rực rỡ nhất. Đứng trước tình hình mới, những bước đi chủ động sáng tạo của Thâm Quyến sẽ là tấm gương kinh nghiệm cho không chỉ các đặc khu kinh tế mà còn cho các thành phố lục

địa trong tình hình mới.

Sự chủ động sáng tạo của Thâm Quyến trong thời kì mới được thể hiện trên những phương diện sau đây:

Về đường lối chung, xây dựng hình tượng mới có tính cải cách mở cửa của một đặc khu kinh tế. Nêu cao tinh thần dám thử dám làm, không ngừng sáng tạo, đề cao khoa học, ưu tiên tri thức, tầm nhìn toàn cầu, mạnh dạn tận dụng những thành tựu chung của nhân loại, nỗ lực phá vỡ cái khung định sẵn trong tư duy và hành động truyền thống, dám tấn công vào thể chế cơ chế cũ, tìm tòi xây dựng một thể chế quản lí mới phù hợp cho phát triển khoa học, hài hòa, mang màu sắc Trung Quốc. Quá trình cải cách lấy dân sinh làm trọng, lấy dân làm động lực, trí tuệ của quá trình cải cách, động viên quần chúng tham gia ủng hộ cải cách và đạt được hiệu quả thiết thực nhất từ cải cách.

Xử lí hài hòa mối quan hệ thị trường – xã hội – chính phủ. Quy phạm phát triển các nhân tố của thị trường, hoàn thiện cơ chế thị trường. Cải cách đi sâu vào lĩnh vực xã hội, phù hợp với yêu cầu của công dân, bồi dưỡng khả năng tự điều chỉnh của xã hội, quy phạm hành vi của chính quyền, xây dựng mô hình chính quyền phục vụ. Điều hòa mối quan hệ giữa 3 nhân tố này để đi đến thị trường điều phối tài nguyên, xã hội quản lí tự chủ, chính phủ điều hành một cách khoa học.

Lấy hợp tác Thâm Quyến – Hồng Kông làm điểm hội nhập, thúc đẩy quá trình sáng tạo trong thể chế. Nghiêm túc học tập, đuổi kịp các thành phố tiên tiến trên thế giới, dùng tầm nhìn thế giới để nhìn nhận bản thân, dùng tiêu chuẩn thế giới để đòi hỏi bản thân, sáng suốt nhìn nhận vị trí của Thâm Quyến trên trường quốc tế. Thâm Quyến quán triệt phương châm “học tập Hồng Kông, phục vụ Hồng Kông, hợp tác cùng Hồng Kông vì tương lai phồn vinh chung”, học tập toàn diện bài học dung hòa văn minh phương Tây và văn hóa Trung Hoa trong xây dựng chế độ của Hồng Kông, bao gồm quản lí xã hội,

dịch vụ công cộng, xây dựng thành phố, vận hành chính quyền, pháp luật dân chủ… Chủ động thúc đẩy quan hệ hợp tác Thâm Quyến – Hồng Kông bằng hệ thống cơ sở hạ tầng, tăng tốc thúc đẩy xây dựng đường giao thông liên tuyến Quảng Châu – Thâm Quyến – Hồng Kông, nối liền sân bay và hệ thống đường sắt hai khu vực.

Sâu sắc hóa cải cách thể chế kinh tế. Hỗ trợ và cổ vũ các xí nghiệp vừa và nhỏ niêm yết trên thị trường chứng khoán, phát hành cổ phiếu. Hỗ trợ tối đa cho các xí nghiệp vừa và nhỏ đang ở giai đoạn trưởng thành. Đối với các xí nghiệp dân doanh có sự trợ lực từ chính phủ để tăng cường thực lực, mở rộng quy mô. Thực hiện nhiều hạng mục cải cách trong nội bộ các xí nghiệp quốc doanh, đặc biệt thực thi chế độ ban giám đốc thuê ngoài, thực hiện chế độ lương bổng và quản lí nhân sự theo yêu cầu của thị trường. Học tập theo kinh nghiệm của Singapore, đưa Ủy ban tài sản quốc gia thành cơ cấu pháp định, sáng tạo ra mô hình quản lí và vận hành kinh doanh tài sản quốc hữu.

Mở rộng về cả bề rộng và chiều sâu của chiến lược “đi ra ngoài”. Hình thành mạng lưới hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau giữa các xí nghiệp Thâm Quyến đầu tư ra bên ngoài. Tích cực nghiên cứu các điều kiện CEPA để thúc đẩy công tác xây dựng khu vực mậu dịch tự do. Tập trung đẩy mạnh chương trình hợp tác Hải Phòng (Việt Nam) – Thâm Quyến.

Trong chính sách ngành nghề, tiến hành nâng cấp và ưu việt hóa kết cấu sản nghiệp, dựa trên cơ sở và tiềm năng ngành nghề ở Thâm Quyến, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế. Xây dựng hệ thống ngành nghề hiện đại mang thương hiệu Thâm Quyến, hình thành sự tương hỗ giữa các ngành kĩ thuật cao, ngành chế tạo hiện đại và ngành dịch vụ cao cấp. Đặc biệt nhấn mạnh xây dựng thành phố kĩ thuật cao như một đặc sắc riêng của Thâm Quyến, nắm lấy kĩ thuật cốt lõi, hạng mục quan trọng, đưa kĩ thuật vào những ngành sản xuất quan trọng, nâng cao địa vị Thâm Quyến trong phân công quốc tế. Đồng thời,

sự phát triển của Thâm Quyến được xác định là sự phát triển vì cả nước, phải đạt được tác dụng khúc xạ và thúc đẩy các vùng khác cùng phát triển. Tăng cường hợp tác với các vùng lân cận, đặc biệt mở rộng ảnh hưởng và tầm phục vụ đối với các khu vực kém phá triển. Căn cứ vào quy luật phát triển sản xuất và quy luật thị trường để tiến hành chuyển dịch dần một số hoạt động sản xuất sang các vùng lân cận.

Tăng tốc xây dựng thành phố sáng tạo cấp quốc gia, đưa những chính sách khuyến khích phát minh sáng tạo vào hệ thống quy định luật pháp. Thực hiện hệ thống sáng tạo khu vực, thúc đẩy tập hợp nguồn tài nguyên mới như nhân tài, kĩ thuật, vốn, kĩ năng quản lí. Cải cách thể chế quản lí khoa học kĩ thuật, đưa chính sách cổ vũ sáng tạo vào thực hiện. Tăng cường nguồn vốn đầu tư cho nghiên cứu khoa học kĩ thuật, đặc biệt là nguồn vốn của chính phủ, xây dựng một số phòng nghiên cứu thực nghiệm trọng điểm. Đặc biệt, hợp tác xây dựng “vành đai sáng tạo Thâm Quyến - Hồng Kông”, thúc đẩy việc hợp tác cùng hưởng giữa hai vùng. Đặc biệt chú trọng sáng tạo kĩ thuật trong những lĩnh vực trọng điểm, áp dụng phương thức thúc đẩy bằng hạng mục cụ thể, thông qua sự đầu tư của chính phủ, sự góp sức của xã hội, sự hợp tác liên ngành, liên lĩnh vực để thực hiện những bước đột phá về kĩ thuật then chốt. Tích cực đi vào những lĩnh vực mới như hợp chất bán dẫn, thuốc trị bệnh từ sinh vật, người máy thông minh, mạng internet thế hệ mới, …để kịp thời nắm bắt được những ngành nghề của tương lai. Trong lĩnh vực xã hội dân sinh, bảo vệ môi trường cũng chú trọng phát triển khoa học để nâng cao chất lượng phục vụ, nâng cao phúc lợi xã hội. Hoàn thiện hệ thống lập pháp về sở hữu trí tuệ.

Tập trung phát triển ngành dịch vụ cấp cao. Tích cực thúc đẩy phát triển sáng tạo trong các lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, thực hiện xây dựng thí điểm khu vực phát triển tài chính tổng hợp của cả nước, tăng tốc

xây dựng khu trung tâm tài chính và điều kiện hạ tầng phát triển ngành tài chính, tăng cường hơn nữa nguồn tài nguyên tài chính của Thâm Quyến. Bồi dưỡng hình thành tập đoàn tài chính quy mô lớn theo phương thức cổ phần, tái tổ chức mô hình công ti cho vay tài chính và đưa công ti này lên quy mô lớn nhất cả nước. Tăng cường hợp tác với Hồng Kông trong lĩnh vực tài chính. Xúc tiến xây dựng thị trường giao dịch quyền sở hữu trí tụê kĩ thuật Hoa Nam.

Kiên trì nguyên tắc lấy con người làm gốc, tập trung cải thiện dân sinh. Với tư cách là thành phố ở Trung Quốc có bình quân GDP theo đầu người cao nhất, Thâm Quyến đang nỗ lực để người dân được hưởng mức phúc lợi xã hội tương ứng với thành tựu kinh tế mà thành phố đạt được. Cùng với nỗ lực nâng cao mức thu nhập của nhân dân, thành phố cũng rất chú trọng điều chỉnh mối quan hệ giữa hiệu suất và công bằng, tăng mạnh các biện pháp thu thuế, phân phối thu nhập một cách hợp lí, nâng cao tỉ trọng tiền lương của người lao động mới vào. Tăng cường kiểm soát thị trường, kiên quyết ngăn chặn những hành vi nâng giá trái phép. Riêng với các sản phẩm và dịch vụ có tính then chốt chính phủ nghiêm khắc điều chỉnh theo quy hoạch, đảm bảo mức ổn định chung của vật giá. Giải quyết việc làm là một trong những nội dung chính của vấn đề dân sinh. Về vấn đề này, Thâm Quyến đã cho ra luật “Thúc đẩy lao động và việc làm”, đồng thời tích cực hiện thực hóa chính sách này. Đồng thời, tiến hành cải cách trong hệ thống trường học, tăng cường số lượng bệnh viện và trung tâm phòng dịch, đảm bảo điều kiện sinh hoạt tốt nhất cho nhân dân.

3.2.2. Xây dựng Thâm Quyến hiệu quả, tiết kiệm năng lượng, môi trường thân thiện

tiễn, sự phát triển của Thâm Quyến không thể tách rời môi trường – vấn đề được toàn thế giới quan tâm hiện nay. Hài hòa trong hệ thống xã hội – kinh tế - môi trường là hướng đi đúng đắn mà Thâm Quyến đã lựa chọn. Tháng 2 năm 2004, Mặt trận tổ quốc thành phố đã phát động phong trào “xây dựng thành phố xanh, đề cao văn minh sinh thái” và được toàn thể nhân dân ủng hộ. Từ năm 2005, giải thưởng bảo vệ môi trường dành cho người dân do Lí Hồng Trung đưa ra nhận được sự hưởng ứng nhiệt thành của quần chúng nhân dân Thâm Quyến. Năm 2006, ba thành viên của Mặt trận tổ quốc thành phố đề xướng đưa cây đước làm hình ảnh tiêu biểu cho cây Thâm Quyến, nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong công tác bảo vệ môi trường. Cuối năm 2006, ba học sinh trung học của Thâm Quyến điều tra tình hình lãng phí nước khi rửa xe, đã gửi thư lên chính quyền thành phố kêu gọi tiết kiệm nước và được chính quyền đặc biệt quan tâm [69]. Đặc biệt, lễ kỉ niệm ngày môi trường quốc tế năm 2002 đã được Liên Hợp Quốc chọn tổ chức tại Thâm Quyến, sự kiện này càng làm tăng ý thức xây dựng môi trường sinh thái của thành phố.

Trong giai đoạn phát triển mới, Thâm Quyến đã khởi động xây dựng thành phố sinh thái trên mọi phương diện. Tháng 1 năm 2007, ủy ban thành phố ban hành quyết định “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường xây dựng thành phố sinh thái”, phấn đấu đến năm 2020 trở thành thành phố sinh thái và có tiềm lực phát triển bền vững mạnh nhất của quốc gia.

Để giải quyết ô nhiễm không khí, Thâm Quyến là một trong những thành phố tốp đầu trong việc loại bỏ lưu huỳnh tại các tổ máy đốt than, tăng tốc công tác “khí thay dầu” tại các nhà máy điện. Công trình xử lí ô nhiễm không khí được xây dựng tại khu vực bán đảo Nam Đầu và sông Thanh Thủy

bắt đầu phát huy tác dụng, tại bán đảo Nam Đầu nồng độ khí SO2 bình quân

giảm độ ô nhiễm trong khí thải của động cơ xe.

Trong xử lí nguồn nước, việc xây dựng các nhà máy và đường ống xử lí nước được đẩy nhanh tốc độ, mạng lưới đường ống xử lí nước chính liên tục được xây mới và phát triển thêm (năm 2007 xây dựng mới 140km). Đặc biệt chú trọng xây dựng cảnh quan sinh thái sông ngòi trong vùng và xử lí vấn đề môi trường nước xuyên vùng. Công tác xử lí ô nhiễm “năm sông một hồ” đạt được những bước tiến quan trọng, chất lượng nước dùng cho sinh hoạt đạt 99.4% tiêu chuẩn.

Trước tình hình nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt, Thâm Quyến đã triển khai toàn diện hoạt động vì nền kinh tế tuần hoàn và xây dựng thí điểm các công trình kiến trúc tiết kiệm năng lượng .Thâm Quyến được xác định trở thành một trong những thành phố thí điểm quốc gia về phát triển nền kinh tế tuần hoàn và xây dựng các công trình hành chính sự nghiệp, các công trình công cộng lớn tiết kiệm điện.

3.2.3 Hai khu thử nghiệm mô hình phát triển mới – lực đẩy cho Thâm Quyến trong thời kì mới

Với những mục tiêu như trên, Thâm Quyến xác định xây dựng chiến lược chung của toàn thành phố là “hai khu thử nghiệm mới”. Khu thử nghiệm thứ nhất chính là Quang Minh – mô hình đô thị hóa kiểu mới với mục tiêu xây dựng “thành phố xanh”. Mục tiêu này dựa vào khoa học để thực hiện ngành nghề xanh, kiến trúc xanh, giao thông xanh, môi trường xanh, xã hội xanh, phát triển xã hội hài hòa, khoa học. Khu thử nghiệm thứ hai chính là khu công nghệ cao kiểu mới – tiêu biểu cho mô hình công nghiệp hóa kiểu mới. Hai khu thử nghiệm mới này chính là những chất xúc tác mạnh cho Thâm Quyến phát triển theo con đường mới.

* Khu đô thị hóa kiểu mới Quang Minh được chính thức thành lập vào 31/5/2007, được coi là sản phẩm của quá trình cải cách sáng tạo, giải phóng tư tưởng của chính quyền Thâm Quyến và là một trong những bước đi nhằm tăng cường tính quốc tế hóa, hoàn thiện bố cục phát triển của Thâm Quyến. Với mục tiêu “Thành phố xanh sạch, thành phố sáng tạo, thành phố hài hòa” mà Thâm Quyến đề ra, Quang Minh phải đảm nhận hai trọng trách

lịch sử: thứ nhất, trong quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa thúc đẩy lẫn

nhau, thực hiện thí điểm, tìm ra con đường mới cho công nghiệp hóa và đô thị

hóa; thứ hai, dựa vào vai trò chỉ đạo của khoa học để xây dựng khu Quang

Minh xanh, tìm ra mô hình phù hợp để phát triển Thâm Quyến thành thành phố sinh thái, tuần hoàn, tiết kiệm năng lượng.

Về chiến lược phát triển, Quang Minh vừa thoát khỏi mô hình phát triển truyền thống là lấy công nghiệp hóa thúc đẩy đô thị hóa, mà đồng thời thực hiện công nghiệp hóa, đô thị hóa theo hướng đi mới. Về mục tiêu phát (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

triển, Quang Minh theo đuổi mục tiêu “năm cao”. Thứ nhất, môi trường chất

lượng cao, xây dựng một thành phố phồn hoa đô hội, đồng thời vẫn có những

ruộng vườn, nông trường sinh thái xanh mát. Thứ hai, hạng mục kĩ thuật cao,

xây dựng chuỗi ngành nghề sinh thái, nhanh chóng chiếm lĩnh đỉnh cao then

chốt trong các ngành nghề. Thứ ba, xây dựng các cơ sở hạ tầng công cộng

chất lượng cao. Thứ tư, dân số có tố chất cao, thông qua sự phát triển của xí

nghiệp để thúc đẩy quá trình bồi dưỡng, nâng cấp nhân tài. Thứ năm, dịch vụ

chất lượng cao, có sự điều phối hợp lí, thực hiện thể chế quản lí mới liêm khiết, hiệu quả cao.

Về con đường phát triển, Quang Minh chủ trương “bốn trước bốn sau”.

Bước 1, quy hoạch trước xây dựng sau, ưu tiên quy hoạch, ổn định quy hoạch,

đảm bảo thực hiện theo đúng quy hoạch. Bước 2, tầng ngầm trước, mặt đất

đất hiện đại, không bị lạc hậu trong vòng vài chục năm. Bước 3, xây đường

trước, phát triển sau, ưu tiên xây dựng khung cốt trước. Bước 4, xanh sạch

trước, phát triển sau. Xây dựng khu vực sinh thái, nâng cao chất lượng môi trường tổng thể.

Về phương pháp phát triển, thứ nhất xây dựng khái niệm phát triển mới.

Kiên trì lấy con người làm gốc, khắc phục thói xấu “trọng của khinh người”, quan tâm đến con người, nâng cao phúc lợi xã hội, cung cấp nhiều hơn nữa các sản phẩm công cộng. Nỗ lực xây dựng môi trường trị an, môi trường sản xuất an toàn, môi trường sinh sống hàng đầu. Tiến tới xây dựng Quang Minh thành điểm mẫu “nhất thể bốn yếu tố” kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội.

Thứ hai, tư duy quy hoạch mới. Dùng tầm nhìn toàn cầu, tầm nhìn thế

giới để sáng tạo ra khái niệm quy hoạch mới. Quy hoạch phải được tiến hành trước, quy hoạch một cách tổng thể và phân kì thực hiện. Kiên trì phương châm “phân khu chức năng, phân loại độ ồn”, quy hoạch hợp lí bố cục không

Một phần của tài liệu Đặc khu kinh tế Thâm Quyến - Hai tiến trình phát triển kinh tế từ khi cải cách mở cửa đến nay (Trang 69)