Những hạn chế, thiếu sót Thâm Quyến gặp phải

Một phần của tài liệu Đặc khu kinh tế Thâm Quyến - Hai tiến trình phát triển kinh tế từ khi cải cách mở cửa đến nay (Trang 62)

2. 1 Những cơ sở đặt nền móng cho sự phát triển kinh tế ở Thâm Quyến

2.3. Những hạn chế, thiếu sót Thâm Quyến gặp phải

Với tư cách là một cánh cửa quan trọng để Trung Quốc thực hiện mở cửa ra bên ngoài, đồng thời là một thí điểm của cải cách thể chế kinh tế, những thành tựu của Thâm Quyến không chỉ là biểu tượng cho tương lai tươi sáng của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa mang đặc sắc Trung Quốc, là điển hình cho công cuộc cải cách đổi mới và hiện đại hóa của Trung Quốc, mà còn cung cấp nhiều kinh nghiệm mới trong quá trình phát triển thành phố với tư cách trung tâm kinh tế mang tính khu vực. Tuy nhiên, bước vào thời điểm đầu những năm 2000, phát triển bền vững của Thâm Quyến đang phải đối đầu với rất nhiều thách thức.

thách thức to lớn từ Hồng Kông và Quảng Châu. Mục tiêu phát triển kinh tế của Thâm Quyến là trở thành trung tâm tài chính, thông tin, thương mại, vận chuyển, du lịch mang tầm khu vực, đặc biệt là việc định vị thành phố trở thành trung tâm kinh tế. Nhìn từ góc độ chuỗi thành phố Hồng Kông, Thâm Quyến, Quảng Châu, mục tiêu này của Thâm Quyến gặp phải hai thách thức lớn.

Một là, vị trí và tầm ảnh hưởng của Hồng Kông. Hồng Kông sớm đã

trở thành trung tâm tài chính, thương mại, hàng không và du lịch cấp quốc tế, có tầm ảnh hưởng quan trọng đến kinh tế quốc nội nhờ nguồn vốn đầu tư nước ngoài lớn. Nền kinh tế Hồng Kông có quy mô lớn gấp mười mấy lần Thâm Quyến. Việc Thâm Quyến đi theo con đường của Hồng Kông liệu có đạt hiệu quả như mong muốn, thêm vào đó vị trí “kề cận” Hồng Kông chưa chắc đã đem đến thuận lợi cho vùng kinh tế này.

Hai là, Quảng Châu vốn là thành phố trung tâm có tính truyền thống

của vùng Hoa Nam. Với thực lực kinh tế hùng hậu và nền tảng văn hóa vững chắc, tầm ảnh hưởng và vị thế của Quảng Châu đối với khu vực Hoa Nam khó có thành phố nào có thể thay thế được. Hơn nữa việc xây dựng hai trung tâm kinh tế nằm gần nhau trong phạm vi hơn 100 km sẽ dẫn đến hiện tượng cạnh tranh khốc liệt, khi đó bất lợi sẽ thuộc về khu vực có thực lực công nghiệp, khoa học kĩ thuật yếu hơn là Thâm Quyến.

Thứ hai, ngành sản xuất kĩ thuật công nghệ cao thiếu năng lực cạnh

tranh và lực lượng hậu bị, tính chất mở cửa đối ngoại còn thấp. Nghiên cứu phát triển kĩ thuật công nghệ cao vốn là trọng điểm chiến lược phát triển kinh tế của Thâm Quyến. Tuy nhiên, bước sang thế kỷ XXI này, nó dần dần bộc lộ những yếu kém như: mức độ ngành nghề hóa, quốc tế hóa kĩ thuật cao còn thấp, số lượng các sản phẩm kĩ thuật cao có sức cạnh tranh còn ít, đặc biệt

thiếu lực lượng nhân tài khoa học kĩ thuật có thể theo kịp với trình độ bậc nhất thế giới. Muốn theo kịp tình hình phát triển khoa học kĩ thuật của thế giới, nắm bắt được đỉnh cao khoa học kĩ thuật là điều không đơn giản. Ngoài ra, 64% xí nghiệp kĩ thuật cao của vùng là xí nghiệp liên doanh, trong đó vốn đầu tư nước ngoài chiếm địa vị chủ đạo [75]. Mô hình chủ yếu của các xí nghiệp liên doanh này là bộ phận nghiên cứu phát triển kĩ thuật được đặt ở nước ngoài, bộ phận sản xuất được đặt ở Thâm Quyến, do đó phương hướng phát triển của các xí nghiệp này đa phần do các ông chủ nước ngoài quyết định, Thâm Quyến thực chất không có quyền tự chủ và chủ động. Đối với những ngành nghề mà Thâm Quyến nắm quyền sở hữu trí tuệ như sản phẩm thông tin, quy mô và trình độ phát triển của nó khó chống đỡ nổi sức cạnh tranh đến từ các công ty lớn của nước ngoài. Thêm vào đó, 150 xí nghiệp đầu tư ra bên ngoài của Thâm Quyến đa phần đều có quy mô nhỏ, hiệu quả thấp, thực lực yếu, bình quân nguồn vốn của mỗi xí nghiệp không đến 1 triệu USD, không đủ lực tham gia hợp tác phân công quốc tế và mở cửa thị trường nước ngoài [16, tr. 41].

Thứ ba, nhu cầu tiêu dùng của xã hội tăng trưởng thấp, không tạo được

lực đẩy cho kinh tế tăng trưởng. Do những nguyên nhân như dân tạm trú chiếm 70% tổng dân số mà mức tăng trưởng của nhu cầu tiêu dùng xã hội trong một thời gian dài luôn thấp hơn mức tăng trưởng GDP, đa phần các sản phẩm tiêu dùng rơi vào tình cảnh cung vượt cầu hoặc cung cầu cơ bản cân bằng.

Thứ tư, quá trình chuyển biến phương thức tăng trưởng kinh tế gặp rất

nhiều mâu thuẫn. Nhìn từ góc độ phát triển tổng thể, lựa chọn phát triển ngành dịch vụ là hướng đi đúng đắn. Nhưng làm thế nào để tiếp tục phát triển

công nghiệp, hay giải quyết tốt mối quan hệ giữa công nghiệp truyền thống và những ngành nghề mới là điều vô cùng phức tạp. Thêm vào đó, phương thức phát triển kinh tế theo chiều rộng vẫn chiếm vị trí chủ đạo, mô hình sản xuất “đầu tư nhiều, hao phí nhiều, sản lượng ít, hiệu quả thấp” vẫn chưa bị loại bỏ, tỉ trọng của các xí nghiệp truyền thống và ngành nghề tập trung nhiều lao động vẫn cao. Số lượng sản phẩm có giá trị gia tăng cao hoặc chiếm thị phần lớn không nhiều, tỉ lệ đóng góp của kĩ thuật trong sản phẩm thấp hơn nhiều tỉ lệ đóng góp của tư bản. Hình thức tăng trưởng kinh tế này không chỉ làm tăng chi phí, giá thành mà còn làm giảm năng lực cạnh tranh quốc tế của Thâm Quyến, đồng thời hủy hoại môi trường, lãng phí tài nguyên, đe dọa phát triển bền vững.

Thứ năm, phát triển kinh tế của Thâm Quyến đang bị đe dọa bởi những

vấn đề nghiêm trọng về môi trường. Nguồn nước thiếu nghiêm trọng, lượng nước bình quân đầu người chỉ bằng 1/3 mức cả nước và là 1 trong 7 thành phố thiếu nước nghiêm trọng của Trung Quốc. Không những thế, chất lượng nước ngày càng suy giảm do độ ô nhiễm tăng cao, các thiết bị xử lí nước đã trở nên lạc hậu. Nguồn nước phục vụ cho ăn uống có 10 trên tổng số 36 chỉ tiêu vượt mức giới hạn cho phép. 80% lượng sông ngòi có tình trạng ô nhiễm hữu cơ [16, tr. 41]. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm nước ở vùng kinh tế này là do mật độ dân số tăng nhanh và sự phát triển nhanh của các ngành nghề cần nhiều lao động. Ngoài vấn đề nước, thì việc khai thác đất theo mô hình “thô” dẫn đến thiếu thốn tài nguyên đất và hiện tượng rửa trôi cũng là một vấn đề nan giải của Thâm Quyến. Với tốc độ đô thị hóa cao, mức

độ khai phá bình quân 17km2

/năm, diện tích xây dựng thành phố đạt 299km2,

đất trống chưa xây dựng đạt 234km2

, tổng cộng đạt 533km2. Quá trình san lấp

tích sinh trưởng của sinh vật. Kết cấu và chức năng của hệ sinh thái phát sinh nhiều biến đổi lớn, đi cùng với nó là hàng lọat các vấn đề sinh thái. Diện tích

xói mòn lên tới 148km2, khối lượng đất xói mòn 2,5 tấn [20, tr. 6].

Thứ sáu, dân số tăng trưởng với tốc độ quá nhanh gây sức ép lớn cho

vùng kinh tế. Từ năm 1980 đến năm 1997, dân số Thâm Quyến tăng trưởng với tốc độ 15.4%, lực lượng lao động tăng từ 139.500 người năm 1979 lên 2 720.100 năm 1997, tăng lên 18 lần, bình quân mỗi năm tăng 144 nghìn người. Cuối năm 2000, con số này lên tới 4.329.400. Kết cấu lao động chủ yếu là lao động chân tay và lao động chế biến thô, lực lượng lao động thành thục kĩ thụât thấp. Thâm Quyến cũng là thành phố có mật độ dân số rất cao, năm

2002 đạt 3.597 người/km2, trong khi mật độ dân số ở Bắc Kinh và Thượng

Hải vào cuối năm 2003 lần lượt là 881 người/km2 và 2.902 người/km2 [16, tr.

41]. Vấn đề dân số không chỉ gây khó khăn cho các thiết bị hạ tầng và xây dựng, mà còn làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi cơ cấu ngành nghề của Thâm Quyến.

Một loạt những khó khăn trên đòi hỏi Thâm Quyến không được phép dậm chân tại chỗ với những thành tựu đã đạt được, mà cần nhanh chóng giải quyết những khó khăn trên, tiếp tục phát huy vai trò lá cờ tiên phong, vững bước đi lên trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa.

CHƯƠNG 3 – TIẾN TRÌNH NÂNG CẤP PHÁT TRIỂN, CÂN BẰNG KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG ( 2002 ĐẾN NAY)

Một phần của tài liệu Đặc khu kinh tế Thâm Quyến - Hai tiến trình phát triển kinh tế từ khi cải cách mở cửa đến nay (Trang 62)