2. 1 Những cơ sở đặt nền móng cho sự phát triển kinh tế ở Thâm Quyến
2.2.2. Giai đoạn cất cánh của nền kinh tế Thâm Quyến (1993-2002)
Lấy bài phát biểu của Đặng Tiểu Bình khi đi thị sát phía Nam và đại hội Đảng lần thứ 14 làm tiêu chí thì cải cách mở cửa và xây dựng hiện đại hóa
ở nước này đã bước vào một giai đoạn phát triển mới. Sự phát triển của đặc
Năm 1994, Tổng bí thư Giang Trạch Dân khi đi thị sát đặc khu kinh tế Thâm
Quyến đã phát biểu: “Quyết tâm của Trung ương đối với phát triển đặc khu
kinh tế không thay đổi, chính sách cơ bản của Trung ương đối với đặc khu kinh tế là không thay đổi, vị trí và vai trò của đặc khu kinh tế trong công cuộc cải cách mở cửa và hiện đại hóa đất nước là không thay đổi.”, “ đặc khu kinh
tế không những phải làm tiếp mà còn phải làm tốt”. Năm 1995 tổng bí thư
Giang Trạch Dân đề chữ : “tăng cường ưu thế sáng tạo, lên cao một tầng
lầu” khi Thâm Quyến kỷ niệm tròn 15 năm thành lập. Đại hội ĐCS Thâm
Quyến lần thứ hai đã chỉ ra phải thực thi chiến lược điều chỉnh, thực hiện “3 chuyển biến có tính cơ bản”:
Một là thể chế kinh tế chuyển từ thể chế kinh tế mang tính kế hoạch
truyền thống sang thể chế kinh tế thị trường XHCN.
Hai là phương thức tăng trưởng kinh tế chuyển biến từ phát triển quy
mô theo chiều rộng, lãng phí tài nguyên sang phát triển theo chiều sâu, sử dụng lượng tài nguyên ít nhất cho hiệu quả cao nhất.
Ba là phát triển kinh tế từ chủ yếu dựa vào những chính sách đặc biệt
chuyển sang tăng cường các ưu thế sáng tạo và nâng cao tố chất chỉnh thể [59, tr. 30]. Năm 2000, đại hội ĐCS Thâm Quyến lần thứ 3 đã chỉ ra lấy “tăng cường ưu thế sáng tạo, lên cao một tầng lầu, dẫn đầu thực hiện hiện đại hóa cơ bản” làm mục tiêu, tiếp tục tăng cường thể chế sáng tạo, mở rộng cải cách, sản nghiệp nâng cao, thành phố chức năng…biến Thâm Quyến trở thành thành phố XHCN kiểu mẫu mang đặc sắc Trung Quốc. Về phương diện cải cách thể chế, chủ yếu là thể chế sáng tạo, thiết lập khung. Thâm Quyến đưa ra mục tiêu thiết lập thể chế kinh tế thị trường XHCN dẫn đầu toàn quốc, xung quanh mục tiêu này tiếp tục can đảm tiến hành các phương diện như thành lập các chế độ xí nghiệp hiện đại, hoàn thiện hệ thống thị trường, chuyển biến chức năng chính phủ, hoàn thiện chế độ bảo hiểm xã hội, xây dựng hệ thống
pháp quy thích hợp với kinh tế thị trường…từ đó bước đầu hình thành nên khung cơ bản của thể chế kinh tế thị trường XHCN.
Về phương diện mở cửa đối ngoại, Thâm Quyến chú trọng đến chất lượng thu hút vốn đầu tư nước ngoài và hàm lượng sản phẩm kỹ thuật, ưu tiên các doanh nghiệp theo hình thức thu hút tập trung vốn khoa học kỹ thuật và tri thức. Năm 1993 xây dựng cảng Diêm Điền và mở cửa cửa khẩu sân bay Thâm Quyến, năm 1994 lợi dụng vốn và khoa học kỹ thuật nước ngoài xây dựng nên nhà máy điện hạt nhân vịnh Đại Á. Bắt đầu xây dựng khu công nghiệp lớn Long Cương (1996), xây dựng trung tâm phục vụ đầu tư ngoại thương (1995), xây dựng những đãi ngộ quốc dân đối với thương nhân và những người có quốc tịch nước ngoài (1996), nâng cao năng lực phục vụ ngoại thương, không ngừng nâng cao lợi dụng năng lực đầu tư nước ngoài. Đồng thời, Thâm Quyến tiến hành một cách sâu sắc, triệt để cải cách thủ tục hành chính tại các cửa khẩu. Các thủ tục báo quan, kiểm dịch, được giản tiết, thực hiện mô hình “một cửa”. Hợp tác Thâm Quyến – Hồng Kông được thúc đẩy toàn diện. Đến cuối năm 2002, tổng vốn đầu tư thực có của Hồng Kông vào Thâm Quyến đạt 18,884 tỉ USD, số doanh nghiệp có vốn đầu tư của Hồng Kông là 9244 doanh nghiệp, giá trị xuất khẩu sang Hồng Kông đạt 20,008 tỉ USD [15, tr. 265]. Hợp tác giữa hai bên tập trung trong các lĩnh vực cơ bản như cơ sở hạ tầng và cảng khẩu, dịch vụ tài chính tiền tệ, du lịch…Cùng với những động thái tích cực, chủ động của chính quyền thành phố, ngày càng có nhiều nhà đầu tư quốc tế tìm đến với Thâm Quyến, mức đầu tư nước ngoài ngày càng tăng cao (thể hiện ở bảng 2.3 dưới đây):
Bảng 2.3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thâm Quyến
FDI 1980 1985 1990 1995 1996 Tổng 2.755 17.989 38.994 130.989 205.065 Trong đó: Góp vốn 252 6993 26.849 33.120 89.228 Liên doanh 1.891 10.316 4.917 28.003 26.776 100% vốn nước ngoài 612 680 7.228 69.866 89.061
Nguồn:Trích “Thâm Quyến phát triển thần kỳ – hiện đại hóa – quốc tế hóa”
của Võ Đại Lược (2008) ; TLTK [4, tr.34]
Cũng trong giai đoạn này, kinh tế Thâm Quyến thực hiện bước phát triển nhảy vọt, ngành khoa học kỹ thuật cao, ngành kho vận hiện đại, ngành tài chính tiền tệ đều có bước phát triển đột phá và trở thành 3 ngành công nghiệp trụ cột của Thâm Quyến. Chức năng của thành phố cũng không ngừng được hoàn thiện, các hạng mục của xã hội cũng tiến bộ một cách toàn diện, mức sống của người dân tăng cao đáng kể (xem bảng 2.4 dưới đây). Kinh tế hàng năm duy trì ở mức tăng trưởng 23.23% (xem bảng 2.4 dưới đây), GNP của thành phố liên tục tăng 100 tỷ tệ năm 1996, 200 tỷ tệ năm 2000, 300 tỷ tệ năm 2003…thực lực kinh tế được xếp vào hàng các thành phố lớn trên toàn quốc [77].
Bảng 2.4: Tình hình tăng trưởng kinh tế của Thâm Quyến năm 1993 – 2002 Năm GNP (tỷ NDT) GDP bình Tổng giá trị công nghiệp Tổng giá trị ngoại Tổng thu nhập tài
quân đầu người (nghìn NDT) (tỷ NDT) thương (tỷ USD) chính (tỷ NDT) 1993 45,315 15,005 68,970 28,204 6,725 1994 63,467 16,954 110,141 34,983 7,440 1995 84,248 19,550 129,221 38,770 8,802 1996 104,844 22,498 153,060 39,053 13,118 1997 129,742 25,675 181,757 45,009 14,477 1998 153,473 27,701 215,738 45,274 16,449 1999 180,402 29,747 244,359 50,428 18,479 2000 218,745 32,800 307,153 63,940 22,192 2001 248,249 34,822 374,767 68,611 26,249 2002 296,952 40,396 468,236 82,732 26,593 Tăng trưởng bình quân năm (%) 23.23 11.63 23.72 12.70 16.50 Nguồn: Trích 钟坚 - 《深圳经济特区发展的历史回顾与前景展望,中国 经济出版社,2008年 ; TLTK [30, tr.32]
Tóm lại, hai giai đoạn từ 1979-1992 và từ 1993 - 2002 là những giai đoạn phát triển đầu tiên có tính chất cơ sở của Thâm Quyến, đồng thời cũng là giai đoạn để Thâm Quyến thay da đổi thịt, tăng cường sức mạnh nội lực, từng
bước nâng cao địa vị của mình trong cả nước và trên khu vực. Phương thức
thành nguồn vốn để phát triển kinh tế. Cùng với nó là tầm nhìn lớn, nắm bắt được xu thế của nền kinh tế toàn cầu để lựa chọn khoa học kĩ thuật cao, vận chuyển hàng hóa hiện đại, tài chính tiền tệ hiện đại làm ba ngành trụ cột của nền kinh tế. Phương thức kinh tế này hoàn toàn phù hợp với tính chất mở của một đặc khu kinh tế, tận dụng tối đa những chính sách ưu đãi từ trung ương, huy động được mọi nguồn nội lực và ngoại lực. Xuyên suốt quá trình phát triển kinh tế là quá trình cải cách các thể chế, cải cách hoạt động dịch vụ công cộng, dịch vụ hành chính. Quá trình cải cách này đi từ cục bộ đến toàn diện, từ sơ bộ đến triệt để, sâu sắc, thể hiện tinh thần chủ động tích cực của chính quyền thành phố. Những cải cách mạnh bạo này đã mang đến một môi trường cứng và mềm vô cùng thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Theo từng giai đoạn phát triển, tính chất hướng ngoại, hiện đại của nền kinh tế Thâm Quyến ngày càng được thể hiện rõ nét hơn.