2. 1 Những cơ sở đặt nền móng cho sự phát triển kinh tế ở Thâm Quyến
3.1.2. Bối cảnh Trung Quốc
Bước vào thế kỷ XXI, với tư cách là một quốc gia đang phát triển lớn nhất thế giới, Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến vấn đề phát triển bền vững, bởi nó đề cập đến những vấn đề nóng bỏng mà quốc gia này đang phải đối mặt. Với dân số 1,3 tỷ người Trung Quốc phải chịu một sức ép vô cùng lớn.
Sức ép này thể hiện trên hai phương diện: thứ nhất, nền kinh tế phải có tốc độ
tăng trưởng cao mới có thể giải quyết việc làm cho lực lượng lao động khổng
lồ; thứ hai, điều kiện giáo dục, nhu cầu sinh hoạt, chất lượng cuộc sống, môi
trường sống cũng cần được nâng cao để đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng. Đồng thời với nó là mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa nền kinh tế tăng trưởng tốc độ cao và vấn đề thiếu hụt tài nguyên. Về lượng tài nguyên, Trung Quốc là một nước lớn về tài nguyên, nhưng bình quân tài nguyên trên đầu
người thấp hơn rất nhiều mức bình quân của thế giới. Do hiện tượng xói mòn và hoang mạc hóa, cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng dẫn đến diện tích đất canh tác giảm mạnh, nguồn đất canh tác thiếu hụt trầm trọng. Nguồn tài nguyên nước cũng thiếu hụt nghiêm trọng, lượng nước ngọt bình quân đầu
người là 2300m3, chỉ bằng 1/4 mức bình quân thế giới. Diện tích rừng giảm
mạnh, diện tích bình quân đầu người chỉ bằng 1/4 thế giới [25, tr. 16].
Đứng trước tình hình đó, vào đầu những năm 2000, Trung Quốc đã chuyển từ chiến lược phát triển nghiêng lệch sang chiến lược phát triển cân bằng bền vững, theo đuổi sự phát triển ổn định lâu dài, đưa hệ thống môi trường vào hệ thống kinh tế xã hội, thực hiện sự thống nhất hữu cơ giữa ba hệ thống kinh tế, xã hội và tự nhiên. Bước ngoặt này thể hiện qua bốn bước chuyển lớn: từ chỗ theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế một cách phiến diện chuyển sang phát triển tổng hợp hài hòa kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái; từ chỗ lấy vật chất làm nền tảng cơ bản chuyển sang lấy con người làm gốc; từ chỗ coi trọng lợi ích trước mắt, lợi ích cục bộ chuyển sang chú trọng lợi ích lâu dài và lợi ích chỉnh thể; từ mô hình dùng tài nguyên vật chất thúc đẩy kinh tế phát triển sang mô hình tiết kiệm tài nguyên để thúc đẩy kinh tế phát triển. Có thể nói phát triển bền vững được coi là cuộc cách mạng trong chiến lược phát triển kinh tế của Trung Quốc.