Sơ lược về những thành tựu kinh tế của Thâm Quyến

Một phần của tài liệu Đặc khu kinh tế Thâm Quyến - Hai tiến trình phát triển kinh tế từ khi cải cách mở cửa đến nay (Trang 31)

6. Bố cục luận văn

1.2.2. Sơ lược về những thành tựu kinh tế của Thâm Quyến

Thâm Quyến là một thành phố được xây dựng với tốc độ nhanh của

Trung Quốc. Với khẩu hiệu nổi tiếng “mỗi ngày một cao ốc, ba ngày một đại

lộ”, vào cuối thập kỷ 90 Thâm Quyến đã xây dựng được 13 toà cao ốc cao

hơn 200m. Thâm Quyến là một thành phố diệu kỳ lúc màn đêm buông xuống. Thâm Quyến là nơi đặt trụ sở của nhiều công ty IT nổi tiếng thế giới như Huawei và ZTE ( Zhongxing Tongxin Electronics). Tập đoàn Foxcom cũng có nhà máy tại đây chế tạo phần lớn máy nghe nhạc số cá nhân (ipod) và máy tính xách tay cho hãng Apple. Thành phố có sự hiện diện của 400/500 công ty lớn nhất thế giới. Sở giao dịch chứng khoán của Thâm Quyến có 540 công ty niêm yết, 35 triệu nhà đầu tư niêm yết và 177 nhân viên chứng khoán, tổng vốn 122 tỷ USD, mỗi ngày có 600.000 giao dịch trị giá 807 triệu USD [4, tr. 20]. Thâm Quyến là nơi sản xuất 40% điện thoại di động, 45% máy photocoppy, 60% các loại đồng hồ, 80% các sản phẩm của ngành công nghiệp

viễn thông của Trung Quốc, là trung tâm hàng đầu về sản xuất tivi và phần mềm, lượng tivi màu chiếm 1/2, lượng tủ lạnh chiếm 1/3 và lượng máy giặt chiếm 1/7 tổng sản lượng toàn thế giới [4, tr. 31].

So với các đặc khu khác cùng thời điểm thành lập như Chu Hải, Sán Đầu, Hạ Môn và Hải Nam thì Thâm Quyến đã trở thành một “phòng thí nghiệm” về đặc khu kinh tế thành công nhất ở Trung Quốc. Điều này góp phần khẳng định bước đi sáng suốt và thành công của các nhà lãnh đạo Trung Quốc cùng với các nhà lãnh đạo chính quyền đặc khu. Trong bảng 1.2 dưới đây chúng ta sẽ thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Thâm Quyến vượt xa so với các đặc khu Chu Hải, Sán Đầu, Hạ Môn và Hải Nam, thu nhập tài chính đạt mức 65,8 tỷ NDT, GNP đạt 676,5 tỷ NDT…

Bảng 1.2: So sánh Thâm Quyến với các đặc khu kinh tế khác (2007)

Hạng mục Thâm Quyến Chu Hải Sán Đầu Hạ Môn Hải Nam

Thời gian thành lập 1980 1980 1980 1980 1988

S khu vực (km2) 395,81 121 234 131 33.900

Dân số thường trú (triệu người) 8,62 1,45 5,01 2,33 8,45 GNP (tỷ NDT) 676,5 88,7 85,0 137,5 123 Thu nhập tài chính (tỷ NDT) 65,8 7,1 4,3 18,7 15,2 Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (tỷ USD) 287,5 39,9 6,1 39,8 7,4 Nguồn: Trích 钟坚 - 《深圳经济特区发展的历史回顾与前景展望,中国 经济出版社,2008 ; TLTK [30, tr.39]

Năm 2009, sau gần 30 năm kể từ ngày thành lập, đặc khu kinh tế Thâm Quyến đã gặt hái được rất nhiều thành công to lớn. Tổng giá trị GDP tính trong năm 2009 đạt 820,123 tỷ NDT, tăng 10.7% so với năm 2008 và tăng 979 lần so với GDP năm 1979. Trong đó giá trị ngành nông nghiệp đạt 647 triệu NDT, giảm 18.6% so với năm 2008; giá trị ngành công nghiệp đạt 383,164 tỷ NDT, tăng 9.3% so với năm 2008; giá trị ngành dịch vụ đạt 436,312 tỷ NDT, tăng 12,5% so với năm 2008. Như vậy, tỷ trọng ngành nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ trong GDP lần lượt là 0.1%:46.7%:53.2%, qua đó ta thấy được cơ cấu chuyển dịch kinh tế của thành phố Thâm Quyến nghiêng hẳn sang công nghiệp và dịch vụ. Thêm vào đó tổng giá trị các sản phẩm khoa học kỹ thuật cao đạt 850,781 tỷ NDT, trong đó có 506,210 tỷ NDT là giá trị các sản phẩm khoa học công nghệ có bản quyền của Thâm Quyến, chiếm tỷ trọng 59.5% tổng giá trị toàn bộ các sản phẩm khoa học kỹ thuật cao và tăng 0.4% so với năm 2008 [78]…

Bằng tất cả những thành tựu đạt được, bộ mặt kinh tế của Thâm Quyến đã không ngừng cải thiện và khởi sắc trên con đường quốc tế hóa - hiện đại hóa thành phố.

Bảng 1.3: Thống kê kinh tế Thâm Quyến năm 2009

Đơn vị: tỷ NDT

Năm 2009 Tăng trưởng so với năm

2008 (%) Tổng giá trị GDP 820,123 10.7 Ngành nông nghiệp 0,647 -18.6 Ngành công nghiệp 383,164 9.3 Ngành dịch vụ 436,312 8.6 Ngành tiền tệ 114,814 20.5 Ngành bất động sản 58,595 20.9

Nguồn: Công báo thống kê phát triển kinh tế xã hội của thành phố Thâm Quyến năm 2009; TLTK [77]

CHƯƠNG 2 – TIẾN TRÌNH CẤT CÁNH CỦA ĐẶC KHU KINH TẾ THÂM QUYẾN (1980 - 2002)

Một phần của tài liệu Đặc khu kinh tế Thâm Quyến - Hai tiến trình phát triển kinh tế từ khi cải cách mở cửa đến nay (Trang 31)