Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 95 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
95
Dung lượng
729,63 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QTKD
Lý Nhật Trân
KẾ TOÁN VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH
TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
DƯỢC HẬU GIANG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kế toán
Mã số ngành: 52340301
Cần Thơ, tháng 12 năm 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QTKD
Lý Nhật Trân
MSSV: LT11365
KẾ TOÁN VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH
TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
DƯỢC HẬU GIANG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kế toán
Mã số ngành: 52340301
Giáo viên hướng dẫn
Ths Nguyễn Thu Nha Trang
Cần Thơ, tháng 12 năm 2013
LỜI CẢM TẠ
Qua quá trình học tại trường Đại Học Cần Thơ và thời gian thực tập tại
công ty Cổ phần Dược Hậu Giang tôi đã tích lũy được nhiều kiến thức để hoàn
thành luận văn tốt nghiệp này. Đồng thời tôi cũng nhận được sự giúp đỡ của
rất nhiều người. Bằng tất cả tấm lòng, tôi chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến:
- Ban Giám Hiệu, Ban Chủ Nhiệm khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh
trường Đại Học Cần Thơ. Cô Nguyễn Thu Nha Trang cùng quý thầy,cô khoa
Kinh tế và Quản trị kinh doanh đã truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh
nghiệm quý báu trong thời gian học tại trường.
- Ban Giám Đốc công ty Cổ phần Dược Hậu Giang cùng các cô, chú, anh,
chị tại phòng Quản Trị Tài Chính đã đồng ý và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
tôi thực tập.
Xin kính chúc mọi người luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc, luôn thành đạt
trong công việc cũng như trong cuộc sống.
Với hiểu biết còn hạn hẹp và hạn chế về thời gian nên luận văn không
tránh khỏi thiếu sót. Mong sự bỏ qua và đóng góp ý kiến của quý thầy (cô).
Xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày
tháng
năm
Sinh viên thực hiện
Lý Nhật Trân
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày tháng năm
Sinh viên thực hiện
Lý Nhật Trân
ii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
Cần Thơ, ngày
tháng
Thủ trưởng đơn vị
iii
năm
BẢNG NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Họ và tên người nhận xét: .................................................... Học vị: ................
Chuyên ngành: ..................................................................................................
Nhiệm vụ trong Hội đồng: Giáo viên hướng dẫn
Cơ quan công tác:..............................................................................................
Tên sinh viên: ...................................................................... MSSV: ................
Lớp: ..................................................................................................................
Tên đề tài: .........................................................................................................
Cơ sở đào tạo: ...................................................................................................
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
2. Hình thức trình bày:
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
5. Nội dung và kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu):
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
6. Các nhận xét khác:
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
iv
7. Kết luận (cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và
các yêu cầu chỉnh sửa)
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
Cần Thơ, ngày tháng năm
GIÁO VIÊN NHẬN XÉT
v
BẢNG NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Họ và tên người nhận xét: .................................................... Học vị:.................
Chuyên ngành: ..................................................................................................
Nhiệm vụ trong Hội đồng: Giáo viên phản biện
Cơ quan công tác:..............................................................................................
Tên sinh viên:....................................................................... MSSV: ................
Lớp: ..................................................................................................................
Tên đề tài: .........................................................................................................
Cơ sở đào tạo: ...................................................................................................
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
2. Hình thức trình bày:
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
5. Nội dung và kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu):
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
6. Các nhận xét khác:
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
vi
7. Kết luận (cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và
các yêu cầu chỉnh sửa)
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
Cần Thơ, ngày tháng năm
GIÁO VIÊN NHẬN XÉT
vii
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1 ...................................................................................................1
GIỚI THIỆU .................................................................................................1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................................1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................1
1.2.1 Mục tiêu chung ....................................................................................1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ....................................................................................2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU.........................................................................2
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................2
1.3.2 Không gian nghiên cứu ........................................................................2
1.3.3 Thời gian nghiên cứu ...........................................................................2
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU..........................................................................2
CHƯƠNG 2 ...................................................................................................4
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................4
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN ...........................................................................4
2.1.1 Một số khái niệm .................................................................................4
2.1.1.1 Khái niệm tiêu thụ sản phẩm....................................................... 4
2.1.1.2 Doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu................................ 4
2.1.1.3 Phân tích chung tình hình tiêu thụ ............................................... 6
2.1.1.4 Một số chỉ số tài chính phản ánh tình hình tiêu thụ ..................... 6
2.1.2 Chứng từ và sổ kế toán sử dụng ...........................................................7
2.1.3 Tài khoản sử dụng................................................................................8
2.1.4 Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu .............................10
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................12
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu .............................................................12
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ...........................................................12
CHƯƠNG 3 .................................................................................................15
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU
GIANG.........................................................................................................15
3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY.............................................15
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển .........................................................15
3.1.2 Lĩnh vực kinh doanh ..........................................................................15
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC, QUẢN LÝ ............................................................16
3.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức ..........................................................................16
3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban ...........................................18
3.2.3 Tổ chức kế toán .................................................................................18
3.2.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán ............................................................ 18
viii
3.2.3.2 Đặc điểm kế toán tại công ty ..................................................... 19
3.3 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM
2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 ..............................................21
3.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2010 – 2012 ......................21
3.3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh qua 6 tháng 2011 – 2013 ....................24
3.4 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN.............26
3.4.1 Thuận lợi ...........................................................................................26
3.4.2 Khó khăn ...........................................................................................26
3.4.3 Phương hướng phát triển năm 2013 ...................................................26
CHƯƠNG 4 .................................................................................................28
KẾ TOÁN VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG................................................................28
4.1 TÌNH HÌNH CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI
CÔNG TY.....................................................................................................28
4.1.1 Hệ thống phân phối............................................................................28
4.1.2 Kế toán doanh thu ..............................................................................28
4.1.3 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu ...............................................31
4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY QUA
3 NĂM 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013..................................46
4.2.1 Phân tích tình hình tiêu thụ theo cơ cấu sản phẩm ..............................46
4.2.1.1 Phân tích tình hình tiêu thụ theo ngành hàng............................. 46
4.2.1.2 Phân tích tình hình tiêu thụ theo nhóm sản phẩm ...................... 49
4.2.2 Phân tích tình hình tiêu thụ theo thị trường ........................................54
4.2.2.1 Phân tích tình hình tiêu thụ theo thị trường qua 3 năm 2010 - 2012
............................................................................................................. 54
4.2.2.2 Phân tích tình hình tiêu thụ theo thị trường qua 6 tháng đầu năm
2011 - 2013 .......................................................................................... 56
4.3 PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN TỐ SẢN LƯỢNG
VÀ GIÁ BÁN ĐẾN DOANH THU ..............................................................59
4.3.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của hai sản phẩm chủ
lực qua 3 năm 2010 – 2012 ...........................................................................59
4.3.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của hai sản phẩm chủ
lực qua 6 tháng đầu năm 2011 – 2013 ...........................................................61
4.4 MỘT SỐ CHỈ SỐ TÀI CHÍNH PHẢN ÁNH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ ..62
4.4.1 Tỷ số hoạt động tồn kho.....................................................................62
4.4.2 Kỳ thu tiền bình quân.........................................................................63
4.4.3 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS).....................................64
ix
CHƯƠNG 5 .................................................................................................66
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN
VÀ ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
DƯỢC HẬU GIANG ..................................................................................66
5.1 ĐÁNH GIÁ .............................................................................................66
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP .............................................................................66
CHƯƠNG 6 .................................................................................................67
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................67
6.1 KẾT LUẬN.............................................................................................67
6.2 KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC...............................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................69
PHỤ LỤC 1................................................................................................. 70
PHỤ LỤC 2................................................................................................. 73
PHỤ LỤC 3................................................................................................. 75
PHỤ LỤC 4................................................................................................. 77
PHỤ LỤC 5................................................................................................. 79
x
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Kết quả kinh doanh của công ty qua 3 năm 2010 – 2012 ............... 23
Bảng 3.2 Kết quả kinh doanh của công ty 6 tháng 2011 – 6 tháng 2013 ....... 25
Bảng 4.1 Số lượng tiêu thụ của ngành hàng qua 3 năm 2010 – 2012 ............ 46
Bảng 4.2 Số lượng tiêu thụ của ngành hàng qua tháng đầu năm 2011 – 2013
..................................................................................................................... 47
Bảng 4.3 Doanh thu tiêu thụ của ngành hàng qua 3 năm 2010 – 2012 .......... 48
Bảng 4.4 Doanh thu tiêu thụ của ngành hàng qua 6 tháng đầu năm 2011 –
2013 ............................................................................................................. 48
Bảng 4.5 Số lượng tiêu thụ của nhóm sản phẩm qua 3 năm 2010 – 2012...... 50
Bảng 4.6 Số lượng tiêu thụ của nhóm sản phẩm qua 6 tháng đầu năm 2011 –
2013 ............................................................................................................. 51
Bảng 4.7 Doanh thu tiêu thụ của nhóm sản phẩm qua 3 năm 2010 – 2012.... 52
Bảng 4.8 Doanh thu tiêu thụ của nhóm sản phẩm qua 6 tháng đầu năm 2011 –
2013 ............................................................................................................. 53
Bảng 4.9 Doanh thu tiêu thụ trong và ngoài nước qua 3 năm 2010 – 2012 ... 54
Bảng 4.10 Doanh thu từng vùng trong nước năm qua 3 năm 2010 – 2012 .... 55
Bảng 4.11 Doanh thu tiêu thụ trong và ngoài nước qua 6 tháng đầu năm 2011 2013 ............................................................................................................. 56
Bảng 4.12 Doanh thu từng vùng trong nước năm qua 6 tháng đầu năm 2011 –
2013 ............................................................................................................. 57
Bảng 4.13 Sản lượng và giá bán hai sản phẩm chủ lực của công ty qua 3 năm
2010 - 2012 .................................................................................................. 59
Bảng 4.14 Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của hai sản phẩm chủ lực
năm 2010 - 2011 .......................................................................................... 60
Bảng 4.15 Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của hai sản phẩm chủ lực
năm 2011 - 2012 .......................................................................................... 60
Bảng 4.16 Sản lượng và giá bán hai sản phẩm chủ lực của công ty qua 6 tháng
đầu năm 2011 - 2013 .................................................................................... 61
Bảng 4.17 Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của hai sản phẩm chủ lực 6
tháng đầu năm 2011 - 2012 .......................................................................... 61
Bảng 4.18 Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của hai sản phẩm chủ lực 6
tháng đầu năm 2012 – 2013.......................................................................... 62
Bảng 4.19 Tỷ số hoạt động tồn kho của công ty qua 3 năm 2010 – 2012 ...... 62
Bảng 4.20 Tỷ số hoạt động tồn kho của công ty qua 6 tháng đầu năm 2011 –
2013 ............................................................................................................. 63
Bảng 4.21 Kỳ thu tiền bình quân của công ty qua 3 năm 2010 – 2012 .......... 63
xi
Bảng 4.22 Kỳ thu tiền bình quân của công ty qua 6 tháng đầu năm 2011 –
2012 ............................................................................................................. 64
Bảng 4.23 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu của công ty qua 3 năm 2010
– 2012 .......................................................................................................... 64
Bảng 4.24 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu của công ty qua 6 tháng đầu
năm 2011 – 2013.......................................................................................... 65
xii
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức công ty .................................................................... 17
Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán công ty............................................ 19
Hình 3.3 Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ ................................................. 20
xiii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN: Hiệp hội các nước Đông Nam Á
BHXH, BHYT: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
CM Pharma: Công ty trách nhiệm hữu hạn MTV Dược phẩm Cà Mau
DHG Nature: Công ty trách nhiệm hữu hạn MTV Dược liệu DHG
DHG PP: Công ty trách nhiệm hữu hạn MTV In – Bao bì DHG
GLP: Good Laboratory Practice
GMP: Good Manufacturing Practice
GSP: Good Storage Practice
GTGT, VAT: Thuế giá trị gia tăng
IEC: International Electrotechnical Commission
ISO: International Organnization for Standardization
QĐ – BTC: Quyết định của Bộ Tài Chính
SGDCK Tp. HCM: Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
SP: Sản phẩm
ST Pharma: Công ty trách nhiệm hữu hạn MTV Dược phẩm Sóc Trăng
TNHH XD – TM – VT: Trách nhiệm hữu hạn xây dựng – thương mại – vận
tải
TPCN: Thực phẩm chức năng
TTĐB, TGNH: Thuế tiêu thụ đặc biệt, tiền gửi ngân hàng
xiv
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Với nền kinh tế mở cửa và hội nhập như hiện nay, sự cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt. Trong cuộc cạnh tranh đó có nhiều
doanh nghiệp trụ vững, phát triển sản xuất nhưng cũng có không ít doanh
nghiệp đã thua lỗ, giải thể, phá sản. Để có thể tồn tại các doanh nghiệp cần
phải tự nỗ lực, phấn đấu, cải thiện tốt hơn để nâng cao chất lượng hàng hóa,
giảm chi phí sản xuất, nâng cao uy tín trên thị trường nhằm hướng tới mục tiêu
tối đa hóa lợi nhuận trong kinh doanh và phát triển bền vững.
Đối với một doanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa là khâu cuối cùng của một
vòng luân chuyển vốn. Bên cạnh đó việc tiêu thụ sản phẩm được đặt lên hàng
đầu nó có vị trí quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty. Các doanh
nghiệp cần đưa ra những chiến lược sản xuất, kinh doanh hợp lý nhằm đẩy
mạnh quá trình tiêu thụ sản phẩm, đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất.
Chính vì vậy, công tác kế toán và phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm là một
yêu cầu không thể thiếu tại các doanh nghiệp.
Thông qua việc phân tích tình hình tiêu thụ sẽ giúp cho các nhà quản trị
của doanh nghiệp tìm ra những nhân tố tích cực, nhân tố tiêu cực ảnh hưởng
đến quá trình tiêu thụ sản phẩm. Từ đó, đề ra những biện pháp, chính sách để
phát huy những nhân tố tích cực, khắc phục hay loại bỏ những nhân tố tiêu
cực nhằm nâng cao lợi nhuận và năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Đồng
thời tránh được những nhận định sai lầm để có thể đưa ra những quyết định
đúng đắn nhất nhằm phục vụ mục đích phát triển hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của quá trình tiêu thụ sản phẩm đến hoạt
động sản xuất, kinh doanh cũng như sự tồn tại và phát triển của công ty, tôi
quyết định chọn đề tài: “Kế toán và phân tích tình hình tiêu thụ tại công ty
Cổ phần Dược Hậu Giang” để làm luận văn tốt nghiệp cuả mình.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá công tác kế toán tiêu thụ tại công ty Cổ phần Dược Hậu Giang,
đồng thời phân tích tình hình tiêu thụ tại công ty trong 3 năm 2010 – 2012 và
6 tháng đầu năm 2013. Từ kết quả phân tích đề ra một số giải pháp nhằm góp
phần hoàn thiện công tác kế toán, đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ và nâng cao
hiệu quả hoạt động của công ty.
1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Thực trạng công tác kế toán tiêu thụ tại công ty Cổ phần Dược Hậu
Giang.
- Phân tích tình hình tiêu thụ của công ty qua 3 năm 2010 – 2012 và 6
tháng đầu năm 2103.
- Phân tích mức độ ảnh hưởng của nhân tố sản lượng và giá bán đến
doanh thu trong 3 năm từ 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.
- Đề ra một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán, đẩy
mạnh hoạt động tiêu thụ và nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Tình hình tiêu thụ sản phẩm tại công ty Cổ phần Dược Hậu Giang qua 3
năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Công ty Cổ phần Dược Hậu
Giang là một công ty sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng có hệ thống phân
phối trên toàn quốc và nước ngoài. Do giới hạn về không gian cũng như thời
gian, em chỉ tập trung phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của công
ty còn các mặt hàng kinh doanh phụ thì không đề cập đến.
1.3.2 Không gian nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu tại công ty Cổ phần Dược Hậu Giang.
1.3.3 Thời gian nghiên cứu
Số liệu mô tả cho thực trạng công tác kế toán là số liệu phát sinh trong
tháng 12/2010. Số liệu sử dụng cho phân tích tình hình tiêu thụ từ năm 2010 –
2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Thời gian thực hiện luận văn từ ngày
12/08/2013 đến ngày 18/11/2013.
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Phạm Thị Hương (2010), nghiên cứu “Phân tích tình hình tiêu thụ cát, đá
tại công ty TNHH XD-TM-VT Phan Thành”, luận văn tốt nghiệp Đại học Cần
Thơ. Bài viết sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp thay thế liên hoàn
để phân tích tình hình biến động, mức ảnh hưởng của các nhân tố đến tình
hình tiêu thụ qua 3 năm 2007 – 2009. Qua việc phân tích tìm ra những khó
khăn và thế mạnh của doanh nghiệp, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm cải
thiện tình hình tiêu thụ, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Nguyễn Thị Yến Linh (2011), nghiên cứu “Phân tích tình hình tiêu thụ
gạo và lợi nhuận của công ty Cổ phần Mê Kông”, luận văn tốt nghiệp Đại học
Cần Thơ. Bài viết phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận, phân tích những
2
nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ và lợi nhuận từ 2008 đến 2010 thông qua
phương pháp thống kê mô tả với phương pháp so sánh. Đồng thời tác giả còn
sử dụng phương pháp phân tích ma trận SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm
yếu, cơ hội và đe dọa đối với công ty. Dựa trên cơ sở phân tích cũng như căn
cứ vào thực tiễn đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao công tác tiêu thụ gạo
và gia tăng lợi nhuận của công ty trong tương lai.
3
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm
2.1.1.1 Khái niệm tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ là quá trình cung cấp sản phẩm cho khách hàng và thu được tiền
hàng hoặc được khách hàng chấp nhận thanh toán. Sản phẩm của doanh
nghiệp nếu đáp ứng được nhu cầu thị trường sẽ tiêu thụ nhanh, tăng vòng quay
vốn nếu có giá thành hạ sẽ làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Có nhiều
phương thức phổ biến để tiêu thụ thành phẩm, có thể đó là tiêu thụ sản phẩm
theo phương thức xuất bán trực tiếp cho khách hàng, cũng có thể đó là tiêu thụ
sản phẩm theo phương thức xuất gửi đại lý bán. Nếu doanh nghiệp tiêu thụ sản
phẩm theo phương thức xuất bán trực tiếp cho khách hàng, doanh nghiệp có
thể bán hàng theo giá bán trả ngay, cũng có thể bán hàng theo giá bán trả góp;
doanh nghiệp có thể xuất bán sản phẩm cho khách hàng và thu được tiền hàng
hoặc được khách hàng chấp nhận thanh toán, cũng có thể xuất bán sản phẩm
cho khách hàng theo phương thức trao đổi hàng không tương tự. Doanh
nghiệp có thể cung cấp sản phẩm theo yêu cầu và thỏa thuận với các tổ chức,
các cá nhân khác nhau; cũng có thể cung cấp sản phẩm theo yêu cầu, đơn đăt
hàng của Nhà nước. Doanh nghiệp có thể tiêu thụ sản phẩm trong nước, cũng
có thể xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài để mở rộng thị trường tiêu thụ của
doanh nghiệp,…
Nguồn: Phan Đức Dũng (2008), Kế toán tài chính, NXB Thống kê, Tp.HCM, trang 240
2.1.1.2 Doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu
Doanh thu
Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong
kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của
doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
Doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp
đã thu được hoặc sẽ thu được. Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là
nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ
không được coi là doanh thu (ví dụ: Khi người nhận đại lý thu hộ tiền bán
hàng cho đơn vị chủ hàng thì doanh thu của người nhận đại lý chỉ là tiền hoa
hồng được hưởng). Các khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu làm tăng
vốn chủ sở hữu nhưng không phải là doanh thu.
4
Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả năm
điều kiện sau:
Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với
quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;
Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở
hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch
bán hàng;
Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
Nguồn: Phan Đức Dũng (2008), Kế toán tài chính, NXB Thống kê, Tp.HCM, trang 240
- 241
Các khoản giảm trừ doanh thu
- Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết
cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn. Khoản giảm giá có thể phát sinh
trên khối lượng từng lô hàng mà khách hàng đã mua, cũng có thể phát sinh
trên tổng khối lượng hàng lũy kế mà khách hàng đã mua trong một quãng thời
gian nhất định tùy thuộc vào chính sách chiết khấu thương mại của bên bán.
- Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do toàn bộ hay
một phần hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu. Như
vậy giảm giá hàng bán và chiết khấu thương mại có cùng bản chất như nhau:
đều là giảm giá cho người mua, song lại phát sinh trong hai tình huống khác
nhau hoàn toàn.
- Hàng bán bị trả lại là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ
bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán do các nguyên nhân như: vi phạm
cam kết; vi phạm hợp đồng kinh tế; hàng bị mất, kém phẩm chất; không đúng
chủng loại, quy cách. Khi doanh nghiệp ghi nhận trị giá hàng bán bị trả lại cần
đồng thời ghi giảm tương ứng trị giá vốn hàng bán trong kỳ.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng tính theo
phương pháp trực tiếp là các khoản thuế được xác định trực tiếp trên doanh
thu bán hàng theo quy định hiện hành của các luật thuế tùy thuộc vào từng mặt
hàng khác nhau. Thuế tiêu thụ đặc biệt (trường hợp được coi là một trong
những khoản giảm trừ doanh thu) phát sinh khi doanh nghiệp cung cấp các
loại sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất (hoặc các loại dịch vụ) thuộc đối
tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt cho khách hàng. Khi đó doanh thu bán hàng
được ghi nhận trong kỳ theo giá bán trả ngay đã bao gồm thuế tiêu thụ đặc biệt
(nhưng chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng).
5
Doanh nghiệp phải xác định phần thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp vào
ngân sách Nhà nước căn cứ vào doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phát
sinh trong kỳ.
Nguồn: Phan Đức Dũng (2008), Kế toán tài chính, NXB Thống kê, Tp.HCM, trang
267- 268
2.1.1.3 Phân tích chung tình hình tiêu thụ
Phân tích khái quát: Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ theo hai
mặt số lượng và giá trị.
- Phân tích mặt giá trị để đánh giá tổng quát tình hình hoạt động, mức độ
hoàn thành chung về kế hoạch tiêu thụ;
- Phân tích mặt số lượng để xem xét chi tiết từng mặt hàng và sự ảnh
hưởng của các nhân tố nội tại và các nhân tố khách quan.
Phân tích bộ phận
Dựa vào tài liệu phân tích: Các hợp đồng mua bán (hoặc hợp đồng ngoại
thương); tình hình và kết quả thực hiện (các bảng thanh lý hợp đồng) để phân
tích toàn diện, xuyên suốt quá trình kinh doanh. Bao gồm:
- Phân tích các yếu tố đầu vào: nguồn cung cấp hàng hóa; nhóm nguồn
cung cấp hàng; phương thức mua.
- Phân tích tình hình tiêu thụ theo nhóm hàng, mặt hàng chủ yếu.
- Phân tích tình hình tiêu thụ phương thức bán hàng, hình thức thanh
toán; tỷ trọng của từng loại.
- Phân tích tình hình tiêu thụ theo thị trường: nhóm thị trường: nhóm thị
trường, thị trường chủ yếu, thị trường mở, thị trường có hạn ngạch và thị
trường tự do.
Mỗi nội dung phân tích trên đều có ý nghĩa đối với việc hình thành chiến
lược kinh doanh lâu dài, ổn định hoặc xác định các giải pháp trước mắt của
doanh nghiệp.
Kết quả phân tích là cơ sở cho các quyết định quản trị về: cơ cấu sản
phẩm, chiến lược tiếp thị, chất lượng hàng hóa, giá cả cạnh tranh.... trong từng
giai đoạn kinh doanh hoặc trong chiến lược dài hạn.
Nguồn: Nguyễn Tấn Bình (2000), Phân tích hoạt động doanh nghiệp, NXB Đại học
quốc gia Tp.HCM, trang 43-46
2.1.1.4 Một số chỉ số tài chính phản ánh tình hình tiêu thụ
- Tỷ số hoạt động tồn kho: Để đánh giá hiệu quả quản lý tồn kho của
doanh nghiệp chúng ta có thể sử dụng tỷ số hoạt động tồn kho. Tỷ số này có
thể đo lường bằng chỉ tiêu số vòng quay hàng tồn kho trong năm. Chỉ tiêu
vòng quay hàng tồn kho cho biết bình quân hàng tồn kho quay được bao nhiêu
vòng trong kỳ để tạo ra doanh thu.
6
Doanh thu
Vòng quay hàng tồn kho =
Bình quân giá trị hàng tồn kho
(2.1)
- Kỳ thu tiền bình quân: Tỷ số này dùng để đo lường hiệu quả và chất
lượng quản lý khoản phải thu. Nó cho biết bình quân mất bao nhiêu ngày để
công ty có thể thu hồi được khoản phải thu.
Doanh thu
Vòng quay khoản phải thu =
Bình quân giá trị khoản phải thu
(2.2)
Số vòng vay trong năm
Kỳ thu tiền bình quân =
(2.3)
Vòng quay khoản phải thu
Nguồn: Nguyễn Minh Kiều (2009), Tài chính doanh nghiệp căn bản, NXB Thống kê,
trang 79 -81
- Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS): Tỷ số này phản ánh quan hệ
giữa lợi nhuận và doanh thu nhằm cho biết một đồng doanh thu tạo ra được
bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Lợi nhuận ròng
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu =
x 100
(2.4)
Doanh thu
Nguồn: Nguyễn Minh Kiều (2009), Tài chính doanh nghiệp căn bản, NXB Thống kê,
trang 93
2.1.2 Chứng từ và sổ kế toán sử dụng
Tùy theo phương thức, hình thức bán hàng mà kế toán nghiệp vụ bán
hàng sử dụng các chứng từ sau:
- Hóa đơn GTGT (Mẫu 01- GTKT – 3LL đối với doanh nghiệp nộp thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ);
- Phiếu xuất kho hoặc phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ;
- Báo cáo bán hàng;
- Hóa đơn cước phí vận chuyển;
- Các chứng từ thanh toán: phiếu thu, bảng kê nộp séc, báo cáo có của
ngân hàng;
- Các chứng từ gốc khác.
Kế toán tùy thuộc vào hình thức kế toán đơn vị áp dụng mà sử dụng các
sổ kế toán bao gồm:
- Sổ tổng hợp tài khoản doanh thu;
- Sổ chi tiết tài khoản doanh thu theo từng loại sản phẩm;
7
- Sổ cái tài khoản 511, 512, 521,…..
- Sổ chi tiết thanh toán với người mua.
2.1.3 Tài khoản sử dụng
Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” dùng để
phản ánh doanh thu bán hàng thực tế của doanh nghiệp thực hiện trong một kỳ
kế toán của hoạt động sản xuất - kinh doanh. Doanh thu bán hàng có thể thu
được tiền ngay, cũng có thể chưa thu được tiền (do các thỏa thuận về thanh
toán hàng bán), sau khi doanh nghiệp đã giao sản phẩm, hàng hóa hoặc cung
cấp dịch vụ cho khách hàng và được khách hàng thanh toán.
Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng”
Số thuế TTĐB, hoặc thuế xuất
khẩu, hoặc thuế GTGT theo
phương pháp trực tiếp phải nộp
tính trên doanh thu bán hàng thực
tế của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ
đã cung cấp cho khách hàng và đã
được xác định là tiêu thụ trong kỳ
kế toán;
Trị giá khoản chiết khấu thương
mại, khoản giảm giá hàng bán,
hàng bán bị trả lại kết chuyển vào
cuối kỳ;
Kết chuyển doanh thu thuần vào
tài khoản 911 “Xác định kết quả
kinh doanh”.
Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa
và cung cấp dịch vụ của doanh
nghiệp đã thực hiện trong kỳ kế
toán.
Tổng số phát sinh nợ
Tổng số phát sinh có
Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 512 “Doanh thu nội bộ” dùng để phản ánh doanh thu của số
sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong nội bộ các doanh nghiệp. Doanh
thu tiêu thụ nội bộ là số tiền thu được do bán hàng hóa, sản phẩm, cung cấp
dịch vụ tiêu thụ nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một công ty, tổng
công ty,...
8
Tài khoản 512 “Doanh thu nội bộ”
Trị giá hàng bán bị trả lại, khoản
chiết khấu thương mại và khoản
giảm giá hàng bán đã chấp nhận
trên khối lượng hàng hóa, sản
phẩm dịch vụ tiêu thụ nội bộ kết
chuyển vào cuối kỳ.
Số thuế TTĐB phải nộp của số
hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ đã
xác định là tiêu thụ nội bộ.
Thuế GTGT phải nộp cho số
hàng hóa tiêu thụ nội bộ (phương
pháp trực tiếp).
Kết chuyển doanh thu nội bộ vào
tài khoản 911 “Xác định kết quả
kinh doanh”.
Tổng doanh thu tiêu thụ nội bộ
phát sinh kỳ kế toán.
Tổng số phát sinh nợ
Tổng số phát sinh có
Tài khoản 512 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 521 “Chiết khấu thương mại” dùng để phản ánh khoản chiết
khấu thương mại mà doanh nghiệp đã giảm trừ hoặc đã thanh toán cho người
mua hàng do người mua hàng đã mua hàng với khối lượng lớn theo thỏa thuận
về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế hoặc các cam kết mua,
bán hàng.
Tài khoản 521 “Chiết khấu thương mại”
Số chiết khấu thương mại đã
chấp thuận cho khách hàng được
hưởng.
Kết chuyển số chiết khấu thương
mại phát sinh trong kỳ vào tài
khoản 511 “Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ” để xác định
doanh thu thuần của kỳ hạch
toán
Tổng số phát sinh nợ
Tổng số phát sinh có
Tài khoản 521 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 531 “Hàng bán bị trả lại” dùng để phản ánh trị giá của số
sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ, bị khách hàng trả lại do các nguyên
nhân như: vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị mất hoăc kém
phẩm chất, hàng không đúng chủng loại hoặc quy cách.
9
Tài khoản 531 “Hàng bán bị trả lại”
Trị giá của hàng bán bị trả lại, đã
trả lại tiền cho khách hàng hoặc
tính trừ vào số tiền khách hàng còn
nợ.
Kết chuyển trị giá của hàng bán bị
trả lại phát sinh trong kỳ vào tài
khoản 511 “Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ” để xác định
doanh thu thuần của kỳ hạch toán
Tổng số phát sinh nợ
Tổng số phát sinh có
Tài khoản 531 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 532 “Giảm giá hàng bán” dùng để phản ánh khoản giảm giá
hàng bán thực tế phát sinh trong kỳ kế toán cho khách hàng được hưởng do
hàng kém phẩm chất; không đúng quy cách theo yêu cầu trong hợp đồng đã ký
kết.
Tài khoản 532 “Giảm giá hàng bán”
Các khoản giảm giá hàng bán đã
chấp thuận cho khách hàng được
hưởng.
Kết chuyển toàn bộ số tiền giảm
giá hàng bán phát sinh trong kỳ
vào tài khoản 511 “Doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ” để xác
định doanh thu thuần của kỳ hạch
toán
Tổng số phát sinh nợ
Tổng số phát sinh có
Tài khoản 532 không có số dư cuối kỳ.
2.1.4 Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
(1) Trường hợp bán hàng trực tiếp cho khách hàng
Khi xuất kho sản phẩm giao cho khách hàng, dựa vào phiếu xuất kho kế
toán phản ánh trị giá vốn hàng bán, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 155 – Thành phẩm
Đồng thời dựa vào hóa đơn bán hàng, kế toán ghi nhận doanh thu hàng
bán, ghi:
Nợ TK 111,112,131 – Giá bán + thuế VAT
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng (giá bán chưa có thuế VAT)
Có TK 3331 – Thuế VAT phải nộp
10
(2) Trường hợp bán hàng theo hệ thống đại lý, bán đúng giá cho hưởng
huê hồng
Khi xuất kho sản phẩm để gửi cho đại lý bán, dựa vào phiếu xuất kho
hàng gửi đi bán, kế toán
Nợ TK 157 – Hàng gửi đi bán (giá xuất kho)
Có TK 155 – Thành phẩm (giá xuất kho)
Khi hàng đã bán được, dựa vào bảng thanh toán hàng gửi đại lý kế toán
lập chứng từ hạch toán:
- Nghiêp vụ đối với giá vốn hàng bán
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 157 – Hàng gửi đi bán
- Phản ánh nghiệp vụ doanh thu bán hàng
Nợ TK 111,112,131 – Giá bán + thuế VAT
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng (giá bán chưa có thuế)
Có TK 3331 – Thuế VAT phải nộp
- Phản ánh nghiệp vụ thanh toán tiền huê hồng cho đại lý
Nợ TK 641 – Giá bán (x) % huê hồng
Có TK 111,112,131 – Tổng số tiền thanh toán
(3) Thực hiện nghiệp vụ chiết khấu thương mại cho khách hàng, ghi
Nợ TK 521 – Số tiền chiết khấu
Nợ TK 3331 – Thuế VAT của số tiền chiết khấu
Có TK 111,112,131 – Tổng số tiền thanh toán
(4) Thực hiện nghiệp vụ giảm giá hàng bán cho khách hàng, ghi
Nợ TK 532 – Số tiền giảm giá
Có TK 131 – Phải thu khách hàng (trừ bớt nợ nếu bán chịu)
Có TK 111,112 – Tiền mặt, TGNH (trả lại bằng tiền)
(5) Thực hiện nghiệp vụ hàng bán bị khách hàng trả lại, kế toán ghi
- Nhập lại số hàng bán bị trả lại theo giá vốn
Nợ TK 155 – Thành phẩm (trị giá vốn đã xuất kho)
Có TK 632 – Giá vốn hàng bán (trị giá vốn đã xuất kho)
- Nghiệp vụ thanh toán tiền cho số hàng bán bị trả lại theo giá bán
Nợ TK 531 – Hàng bán bị trả lại
Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
Có TK 131,111,112 – Giá bán + thuế VAT
(6) Kết chuyển các khoản giảm doanh thu bán hàng vào TK 511 để xác
định doanh thu thuần, kế toán ghi
11
Nợ TK 511 – Tổng số giảm doanh thu kết chuyển
Có TK 521 – Số chiết khấu thương mại kết chuyển
Có TK 531 – Số giá trị hàng bán bị trả lại kết chuyển
Có TK 532 – Số giảm giá hàng bán kết chuyển
(7) Kết chuyển doanh thu thuần vào TK 911 để xác định kết quả tiêu thụ,
ghi
Nợ TK 511 – Số doanh thu thuần kết chuyển
Có TK 911 – Số doanh thu thuần kết chuyển
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp từ công ty những chứng từ, sổ sách liên quan
đến tình hình tiêu thụ trong 3 năm từ 2010 đến năm 2012 và 6 tháng đầu năm
2013. Sau đó được tổng hợp lại trên cơ sở chọn lọc sao cho dữ liệu phù hợp
với nội dung nghiên cứu. Ngoài ra các thông tin, số liệu còn được thu thập từ
sách báo và internet.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Mục tiêu 1: Hạch toán các nghiệp vụ phát sinh theo hình thức chứng từ
ghi sổ.
Mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp so sánh để phân tích biến động về tình
hình tiêu thụ của công ty qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.
Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ được lựa chọn làm căn cứ để so
sánh, được gọi là gốc so sánh. Tùy theo mục đích của nghiên cứu mà lựa chọn
gốc so sánh thích hơp. Các gốc so sánh có thể là:
- Tài liệu năm trước (kỳ trước), nhằm đánh giá xu hướng phát triển của
các chỉ tiêu.
- Các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự báo, định mức) nhằm đánh giá
tình hình thực hiện so với kế hoạch, dự toán, định mức.
- Các chỉ tiêu trung bình của ngành, khu vực kinh doanh, nhu cầu đơn đặt
hàng… Nhằm khẳng định vị trí của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng nhu
cầu.
Các chỉ tiêu được so sánh với kỳ gốc được gọi là chỉ tiêu kỳ phân tích, và
là kết quả mà doanh nghiệp đã đạt được, hoặc có thể chỉ tiêu kế hoạch hướng
đến tương lai.
Để phép so sánh có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu được
sử dụng phải đồng nhất. Trong thực tế thường điều kiện có thể so sánh được
giữa các chỉ tiêu kinh tế cần được quan tâm cả về thời gian và không gian.
12
Để đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu người ta thường sử dụng những kỹ
thuật so sánh sau:
So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân
tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối
lượng quy mô của các hiện tượng kinh tế.
So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia, giữa trị số của kỳ
phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết
cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế.
Mục tiêu 3: Áp dụng phương pháp liên hoàn để phân tích mức độ ảnh
hưởng của sản lượng và giá bán đến doanh thu tiêu thụ.
Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp xác định mức độ ảnh
hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích (đối tượng
phân tích). Quá trình thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn gồm ba bước
sau:
Bước 1: xác định đối tượng phân tích là mức chênh lệch chỉ tiêu kỳ phân
tích so với kỳ gốc. Nếu gọi Q1 là chỉ tiêu kỳ phân tích và Q0 là chỉ tiêu kỳ gốc.
Đối tượng phân tích được xác định là: Q1 – Q0 = ΔQ
Bước 2: thiết lập mối quan hệ của các nhân tố với chỉ tiêu phân tích và
sắp xếp các nhân tố theo trình tự nhất định, từ nhân tố lượng đến nhân tố chất
để xác định nhân tố lượng trước, nhân tố chất sau. Giả sử có 4 nhân tố a, b, c,
d đều có quan hệ tích số với chỉ tiêu Q, (có thể các nhân tố có quan hệ tổng,
thương, hiệu với chỉ tiêu) và nhân tố a phản ánh chất lượng, tuần tự đến nhân
tố d phản ánh về chất, chúng ta thiết lập mối quan hệ giữa các nhân tố như sau:
Kỳ phân tích: Q1 = a1 x b1 x c1 x d1
Kỳ gốc:
Q0 = a0 x b0 x c0 x d0
Bước 3: lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích vào kỳ gốc theo trình
tự sắp xếp ở bước 2.
Thế lần 1: a1 x b0 x c0 x d0
Thế lần 2: a1 x b1 x c0 x d0
Thế lần 3: a1 x b1 x c1 x d0
Thế lần 4: a1 x b1 x c1 x d1
Thế lần cuối cùng chính là các nhân tố ở kỳ phân tích được thay thế toàn
bộ nhân tố kỳ gốc.
Bước 4: xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng
phân tích bằng cách lấy kết quả thay thế lần sau so với kết quả thay thế lần
trước (lần trước của nhân tố đầu tiên là so với gốc) ta được mức ảnh hưởng
của nhân tố mới và tổng đại số của các nhân tố được xác định, bằng đối tượng
phân tích là ΔQ.
13
Xác định mức ảnh hưởng:
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a: a1b0c0d0 – a0b0c0d0 = Δa
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b: a1b1c0d0 – a1b0c0d0 = Δb
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c: a1b1c1d0 – a1b1c0d0 = Δc
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố d: a1b1c1d1 – a1b1c1d0 = Δd
Tổng cộng các vế của phân tích:
Q1 – Q0 = ΔQ
Nguồn: Phạm Văn Dược (2008), Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Thống kê,
Tp.HCM, trang 17 – 23
14
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
DƯỢC HẬU GIANG
3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Thành lập ngày 2/9/1974: Doanh nghiệp Nhà nước.
Năm 2002 nhận chứng chỉ ISO 9001:2000, nhà máy được công nhận tiêu
chuẩn ASEAN-GMP/GLP/GSP, phòng kiểm nghiệm được công nhận tiêu
chuẩn ISO/IEC 17025:2001.
Năm 2006 niêm yết cổ phiếu lần đầu tại SGDCK Tp. HCM. Nhà máy
được công nhận tiêu chuẩn WHO-GMP/GLP/GSP.
Năm 2008 thực hiện các công cụ quản trị hiện đại hiệu quả; 10.5S,
Balance Score Card. Thành lập 6 công ty con: CM Pharma, DT Pharma, HT
Pharma, ST Pharma, DHG PP, DHG Nature.
Năm 2009 thực hiện thành công chiến lược 20/80: sản phẩm, khách hàng,
nhân sự. Thành lập công ty con A&G Pharma.
Năm 2010 thực hiện thành công chiến lược “Kiềng 3 chân”: cổ đông,
khách hàng và người lao động.
Thông tin tổng quan về công ty:
Tên công ty: Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang
Tên tiếng Anh: DHG Pharmaceutical Joint-Stock Company
Tên viết tắt: DHG Pharma
Địa chỉ trụ sở: 288Bis Nguyễn Văn Cừ, phường An Hòa, quận Ninh
Kiều, Tp Cần Thơ
Điện thoại: (07103) 891433. Fax: (07103) 895209
Email: dhgpharma@dhgpharma.com.vn
Website: www.dhgpharma.com.vn
Vốn điều lệ hiện nay là 653.764.290.000 đồng.
3.1.2 Lĩnh vực kinh doanh
- Sản xuất kinh doanh dược phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm.
- Xuất khẩu: dược liệu, dược phẩm theo quy định của Bộ y tế.
- Nhập khẩu: thiết bị sản xuất thuốc, dược liệu, dược phẩm theo quy định
của Bộ y tế.
- Sản xuất, kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm chế biến.
- In bao bì.
- Dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ.
15
- Gia công, lắp đặt, sửa chữa điện, điện lạnh.
- Nhập khẩu trực tiếp trang thiết bị y tế.
- Sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị sản xuất thuốc tự chế tạo
tại công ty.
- Dịch vụ du lịch và vận chuyển lữ hành nội địa.
- Kinh doanh bất động sản.
- Sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm chức năng,
mỹ phẩm.
- Kinh doanh, xuất nhập khẩu nguyên liệu thuốc thú y, thức ăn gia súc,
gia cầm và thủy hải sản.
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC, QUẢN LÝ
3.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
16
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
(phụ trách thị trường)
GIÁM ĐỐC
BÁN HÀNG
GIÁM ĐỐC
NHÂN SỰ
Phòng
nhân
sự
Phòng
cung
ứng
Phòng
hành
chánh
Ban môi
trường
và ATLĐ
Phòng
bán
hàng
Tổng
kho
Hệ thống
chi
nhánh
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
(phụ trách tài chính)
GIÁM ĐỐC
TÀI CHÍNH
Phòng
marketing
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
(phụ trách sản xuất và chất lượng)
GIÁM ĐỐC
CHẤT LƯỢNG
Phòng
công
nghệ
thông tin
Phòng
quản
trị tài
chính
Ban quan
hệ nhà
đầu tư
Ban kiểm
soát nội
bộ
VPĐD
TPHCM
Phòng
quản lý
chất
lượng
Phòng
kiểm
nghiệm
Phòng
xây dựng
Hệ thống
CTY con
phân phối
Nguồn: Phòng Quản trị tài chính Dược Hậu Giang
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức công ty
17
GIÁM ĐỐC
KỸ THUẬT
Phòng
nghiên
cứu và
phát triển
GIÁM ĐỐC
SẢN XUẤT
Xưởng 1
Phòng quản
lý sản xuất
Xưởng 2
Phòng cơ
điện
Xưởng 3
CT.TNHH
MTV Dược
phẩm DHG
Xưởng 4
CT.TNHH
MTV In-Bao
bì
Xưởng 5
CT.TNHH
MTV DHG
Nature
3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
Đại hội đồng cổ đông: Đây là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty
bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết và người được cổ đông ủy
quyền.
Ban kiểm soát: Do đại hội đồng cổ đông bầu ra, được tha gia đầy đủ các
cuộc họp của hội đồng quản trị nhằm nắm bắt tình hình kinh doanh thực tế của
công ty và đóng góp ý kiến với hội đồng quản trị trong việc xây dựng kế
hoạch chiến lược trung và dài hạn cũng như thực hiện các mục tiêu đã được
đại hội đồng cổ đông phê duyệt.
Hội đồng quản trị: Do đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra
tính hợp lý hợp pháp trong hoạt động kinh doanh và báo cáo tài chính của
công ty.
Ban giám đốc: Gồm 1 tổng giám đốc và 3 phó tổng giám đốc, ban giám
đốc có nhiệm vụ điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tổng
giám đốc là nguời chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật và cổ đông về
hoạt động của công ty. Các phó tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước tổng
giám đốc về nhiệm vụ được tổng giám đốc phân công.
Các giám đốc chức năng: Công ty có 6 giám đốc chức năng chịu trách
nhiệm điều hành và triển khai các chiến lược theo chức năng quản lý, hỗ trợ
đắc lực cho ban tổng giám đốc, đồng thời chịu trách nhiệm trước ban tổng
giám đốc về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung
thực vì lợi ích của công ty và cổ đông.
Các phòng chức năng và xưởng sản xuất: Công ty hiện có 13 phòng chức
năng và 5 xưởng sản xuất. Thực hiện các quyền và trách nhiệm được giao theo
yêu cầu chức năng quản lý của công ty, chịu sự điều hành trực tiếp của các
giám đốc chức năng. Các phân xưởng sản xuất thực hiện kế hoạch sản xuất và
chịu trách nhiệm sản xuất từ sự điều hành của phó tổng giám đốc qua phòng
bán hàng và phòng quản lý sản xuất và chịu trách nhiệm sản xuất theo đúng
các tiêu chuẩn GMP, ISO 9001:2000 và cung cấp đầy đủ sản phẩm theo kế
hoạch kinh doanh.
Các đơn vị thuộc hệ thống bán hàng trực thuộc công ty: Hệ thống bán
hàng của Dược Hậu Giang đảm trách từ khâu tổ chức, quản lý, bán hàng,
ngoại giao, hạch toán, báo cáo theo chiều dọc về hệ thống mạng máy tính của
trụ sở công ty, đảm bảo nhanh chóng và chính xác.
3.2.3 Tổ chức kế toán
3.2.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán
Gồm 32 người quản lý mô hình tập trung
18
Trưởng Phòng
Phó phòng
Tổ theo dõi
Thanh Toán, Công Nợ
Tổ theo dõi Hàng
Hóa, Tài Sản
Tổ theo dõi khối
bán hàng
Tổ Tổng hợp
Phân tích
Nguồn: Phòng Quản trị tài chính Dược Hậu Giang
Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán công ty
Trưởng phòng quản trị tài chính: Tổ chức bộ máy kế toán theo quy định
của pháp luật, chịu trách nhiệm trong việc nắm bắt kịp thời, chính xác các văn
bản pháp luật, các văn bản cơ quan, ban, ngành, soạn thảo trình ban tổng giám
đốc ký ban hành các văn bản thực hiện. Tính toán, phân tích kịp thời về kết
quả sản xuất kinh doanh của công ty. Phân bổ và theo dõi tiến trình sử dụng
ngân sách của các bộ phận chức năng trực thuộc công ty. Quản lý, sử dụng,
bảo quản và lưu trữ tài liệu kế toán. Tham gia công tác đào tạo, giảng dạy khi
có yêu cầu của tổng giám đốc, phòng nhân sự, đồng thời điều hành, hướng dẫn
chỉ đạo công việc của phòng quản trị tài chính.
Phó phòng quản trị tài chính: Điều hành tổ theo dõi khối bán hàng. Thực
hiện các nhiệm vụ được ủy quyền khi trưởng phòng vắng mặt. Tham gia công
tác đào tạo, giảng dạy khi có yêu cầu của ban tổng giám đốc, phòng nhân sự.
Tổ theo dõi thanh toán, công nợ: Gồm kế toán ngân hàng, kế toán thu chi
tiền mặt tại công ty, theo dõi công nợ phải thu, kế toán theo dõi công nợ phải
trả, theo dõi công nợ công ty con, thủ quỹ.
Tổ theo dõi hàng hóa, tài sản: Gồm kế toán tài sản cố định, công cụ dụng
cụ, xây dựng cơ bản, kế toán hàng hóa tại công ty, kế toán hàng hóa tại chi
nhánh, kế toán hàng khuyến mãi, kế toán nguyên liệu và dược liệu.
Tổ theo dõi hệ thống khối bán hàng: Gồm kế toán theo dõi khu vực miền
Bắc, miền Trung, miền Đông, khu vực Tp.HCM, Mekong, và kế toán theo dõi
các công ty con.
Tổ tổng hợp: Gồm kế toán tổng hợp, kế toán giá thành, kế toán thuế, kế
toán tính hiệu quả chi nhánh, kế toán tính hiệu quả mặt hàng, kế toán chi phí
và ngân sách.
3.2.3.2 Đặc điểm kế toán tại công ty
Hình thức kế toán: Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang áp dụng hình thức
kế toán là chứng từ ghi sổ. Tổ chức vận dụng tài khoản kế toán theo quy định
19
hiện hành (quy định của Bộ tài chính số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006).
Hệ thống tài khoản tương đối ổn định thực hiện ghi vào sổ cái và tài khoản chi
tiết dưới dạng mã số khách hàng cho từng đối tượng theo dõi hệ thống cập
nhật liên tục và tổng hợp chứng từ cuối tháng. Doanh nghiệp nộp thuế theo
phương pháp khấu trừ. Tính vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân gia
quyền. Hàng tồn kho được xác định trên cơ sở tính giá gốc. Giá gốc hàng tồn
kho được xác định theo phương pháp kê khai thường xuyên. Tính khấu hao tài
sản cố định theo phương pháp đường thẳng. Niên độ kế toán từ ngày 01/01
đến ngày 31/12 hàng năm. Hình thức kế toán của công ty áp dụng hình thức kế
toán là chứng từ ghi sổ.
Chứng từ kế toán
Sổ quỹ
Bảng tổng hợp chứng từ
kế toán cùng loại
Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ
Sổ, thẻ
kế toán chi tiết
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Bảng tổng hợp
Sổ Cái
chi tiết
Bảng cân đối
số phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Hình 3.3 Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ:
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng
từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán
lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký chứng
từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi
20
làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết
có liên quan.
Cuối tháng phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài
chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số
phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái.
Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng cân đối số phát sinh.
Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp
chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài
chính. Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh Nợ và
tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh
phải bằng nhau và bằng tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký chứng từ ghi
sổ. Tổng số dư Nợ và tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng cân đối số
phát sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên Bảng cân đối số
phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp
chi tiết.
3.3 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3
NĂM 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
Lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng đầu với ý nghĩa vô cùng quan trọng để
các doanh nghiệp tiếp tục phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh một cách
hiệu quả. Muốn có được lợi nhuận công ty phải đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa tối
đa hóa doanh thu và tối thiểu hóa chi phí. Mặt khác, lợi nhuận cao hay thấp
còn phụ thuộc vào sự nổ lực phấn đấu, phương thức điều hành, quản lý mọi
hoạt động trong công ty. Thông qua bảng số liệu phân tích kết quả hoạt động
kinh doanh của công ty ta có thể biết và nhận xét được tình hình hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp qua các kỳ.
3.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2010 – 2012
Qua bảng số liệu 3.1 ta thấy rằng doanh thu của công ty tăng đều qua các
năm. Cụ thể doanh thu năm 2010 là 2.084.749.771.183 đồng, sang năm 2011
trong điều kiện môi trường kinh doanh còn nhiều khó khăn nhưng doanh thu
đạt được là 2.551.433.486.044 đồng (tăng 466.683.714.861 đồng, tương
đương tăng 22,39% so với năm 2010). Công ty đạt được sự tăng doanh thu
trong năm 2011 vì sản lượng trong năm tăng mạnh, hệ thống phân phối sâu
rộng sản phẩm có mặt trên các tỉnh thành cả nước và hầu hết các bệnh viện
trên toàn quốc. Đến năm 2012, những biến động của thị trường, sức mua của
người tiêu dùng giảm, khả năng thanh toán của khách hàng chậm là những khó
khăn không chỉ của công ty, của ngành dược nói chung mà của cả nền kinh tế
Việt Nam trong năm 2012. Tuy nhiên Dược Hậu Giang vẫn giữ được mức
21
doanh thu 3.013.209.939.379 đồng (tăng 461.776.453.335 đồng tương ứng
tăng 17,10% so với năm 2011). Để đạt đươc mức doanh thu trên công ty đã
chú trọng quản trị rủi ro, đã có 31 sản phẩm mới tung ra thị trường đạt doanh
thu tương ứng 114 tỷ đồng chiếm 3,6% tổng doanh thu mặt hàng Dược Hậu
Giang tự sản xuất, hoạt động marketing chuyên nghiệp, hiệu quả..
Tình hình chi phí của công ty có chiều hướng tăng đều qua các năm. Cụ
thể năm 2011 chi phí là 2.131.671.327.461 đồng, tăng 430.256.790.609 đồng
tương ứng với tỷ lệ 25,29% so với năm 2010. Năm 2012 chi phí là
2.521.917.138.371 đồng tăng 390.245.810.910 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng
18,31% so với năm 2011. Nhìn chung tổng chi phí tăng qua các năm phần lớn
do công ty phải nhập nguyên vật liệu, dược liệu từ nước ngoài. Số lượng
nguyên vật liệu, dược liệu tăng do sản xuất những mặt hàng mới. Trong những
năm qua công ty đã tích cực đầu tư cải tiến thiết bị, máy móc và phương tiện,
mở rộng sản xuất, đầu tư vào nghiên cứu khoa học..., đó cũng là nguyên nhân
khiến chi phí tăng.
22
Bảng 3.1 Kết quả kinh doanh của công ty qua 3 năm 2010 – 2012
Đvt: đồng
Chênh lệch
Năm
2011/2010
Chỉ tiêu
2010
2011
2012
Số tiền
2012/2011
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Doanh thu
2.084.749.771.183 2.551.433.486.044 3.013.209.939.379 466.683.714.861 22,39 461.776.453.335 18,10
Chi phí
1.701.414.536.852 2.131.671.327.461 2.521.917.138.371 430.256.790.609 25,29 390.245.810.910 18,31
Lợi nhuận
383.335.234.331
419.762.158.583
491.292.801.008
36.426.924.252
9,50
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010 – 2012 của Dược Hậu Giang
23
71.530.642.425 17,04
Bên cạnh sự tăng trưởng về doanh thu và sự tăng chi phí thì lợi nhuận
cũng tăng. Như năm 2011 lợi nhuận là 419.762.158.583 đồng tăng
36.426.924.252 đồng với tỷ lệ tăng 9,50% so với năm 2010. Năm 2012 là
491.292.801.008 đồng tăng tương ứng 71.530.642.425 đồng tỷ lệ 17,04% so
với năm 2011. Mặc dù lợi nhuận qua các năm có tăng nhưng tăng không cao
do công ty chịu sự quản lý của Nhà nước về giá bán, trong khi chi phí đầu vào
tăng mỗi năm nhưng giá bán vẫn không thay đổi.
3.3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh qua 6 tháng 2011 – 2013
Từ bảng số liệu 3.2 cho thấy doanh thu của công ty tăng qua các giai
đoạn, 6 tháng đầu năm 2012 tăng 12,50% so với 6 tháng đầu năm 2011 tương
ứng 148.784.336.974 đồng. Nguyên nhân tăng doanh thu là do Dược Hậu
Giang đẩy mạnh hoạt động bán hàng trên nhiều địa bàn, cho ra thị trường 26
sản phẩm mới. Tổng doanh thu 6 tháng đầu năm 2013 tăng 20,05% so với 6
tháng cùng kỳ 2012 tương ứng 268.487.715.745 đồng, do hai sản phẩm chủ
lực được đầu tư mạnh về thương hiệu là thuốc giảm đau Hapacol và thuốc
kháng sinh Klamentin chiếm tỷ trọng 87% trong cơ cấu doanh thu.
Về chi phí nhìn chung tăng đều qua các giai đoạn, như 6 tháng đầu năm
2012 tăng 95.304.435.387 đồng ứng với 9,72% so với cùng kỳ 2011. Chi phí
tăng do giá vốn hàng bán và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng vì: giá nguyên
vật liệu, chi phí khấu hao tài sản tăng, lương cơ bản tăng theo quy định Nhà
nước và trích quỹ hoạt động các đoàn thể. Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013
tăng 286.805.387.049 đồng tương ứng 26,65% so với 6 tháng đầu năm 2012,
do chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng. Đặc biệt là chi phí
dịch vụ mua ngoài trong chiến dịch tăng cường quảng bá hình ảnh Dược Hậu
Giang nhằm đẩy mạnh doanh thu, chi phí nhân viên tăng và bổ sung thêm quỹ
đầu tư khoa học công nghệ.
Lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2012 tăng mạnh so với 6 tháng 2011 tương
ứng 53.479.901.587 đồng (25,54%) nhờ tiết kiệm được chi phí bán hàng hơn
20 tỷ đồng mặc dù doanh thu tài chính giảm. Đến 6 tháng đầu năm 2013 lợi
nhuận giảm nhẹ 6,97% (18.317.671.304 đồng) so với 6 tháng cùng kỳ 2012,
nguyên nhân lợi nhuận giảm là do công ty thực hiện chiến lược “Chi tiết – đều
đặn – không bỏ sót” bằng cách phát động phong trào thi đua khối bán hàng, trả
thưởng thêm cho những sản phẩm tăng thêm, đẩy mạnh các hoạt động quảng
cáo, khuyến mãi.
24
Bảng 3.2 Kết quả kinh doanh của công ty 6 tháng đầu năm 2011 – 6 tháng đầu năm 2013
Đvt: đồng
Chênh lệch
6 tháng đầu năm
6T.2012/6T.2011
Chỉ tiêu
2011
Doanh thu
2012
2013
Số tiền
6T.2013/6T.2012
Tỷ lệ
(%)
1.190.067.186.377 1.338.851.523.351 1.607.339.239.096 148.784.336.974 12,50
Tỷ lệ
(%)
268.487.715.745 20,05
Chi phí
980.707.949.753 1.076.012.385.140 1.362.817.772.189
95.304.435.387
Lợi nhuận
209.359.236.624
53.479.901.587 25,54 (18.317.671.304) (6,97)
262.839.138.211
244.521.466.907
9,72
Số tiền
286.805.387.049 26,65
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2011 – 2013 của Dược Hậu Giang
25
3.4 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
3.4.1 Thuận lợi
- Thành phố Cần Thơ được công nhận là thành phố trực thuộc Trung
ương và là trung tâm kinh tế của đồng bằng sông Cửu Long đây là điều kiện
thuận lợi để công ty phát triển. Bên cạnh đó, đời sống người dân ngày càng
được nâng cao nên họ ngày càng quan tâm chăm sóc sức khỏe nhiều hơn.
- Được sự quan tâm, hỗ trợ, giúp đỡ của các cơ quan quản lý ngành y tế,
BHXH, BHYT; Cục quản lý Dược, các cơ quan quản lý chuyên ngành hải
quan, thuế và chính quyền địa phương trong cả nước.
- Khả năng tiếp cận với tiêu chuẩn, quy trình quản lý; kiến thức quản trị
doanh nghiệp và công cụ xây dựng chiến lược điều hành sản xuất kinh doanh,
thỏa mãn nhu cầu của khách hàng ngày càng hoàn thiện và chuyên nghiệp.
Linh hoạt trong quá trình điều hành, kịp thời trong điều chỉnh các chính sách
nội bộ phù hợp hơn và quyết tâm, nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ - nhân
viên Dược Hậu Giang.
3.4.2 Khó khăn
- Công tác dự báo nhu cầu thị trường còn hạn chế. Từng thời điểm năng
lực sản xuất sản phẩm chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu bán hàng, có thời điểm
thành phẩm tồn kho cao.
- Mặc dù trình độ công nghệ cao, nhưng còn thiếu đồng bộ trong tiến
trình sản xuất.
- Triển khai xây dựng nhà máy mới chậm tiến độ, hạn chế việc đáp ứng
đầy đủ, kịp thời hàng hóa theo mhu cầu thị trường.
- Trong quản trị hệ thống chung, các quy định, quy chế,… vẫn còn nhiều
điểm chưa phù hợp, thiếu thực tế, không được thực hiện hiệu quả thấp.
3.4.3 Phương hướng phát triển năm 2013
Quản trị nhân lực:
- Đầu tư toàn diện để nguồn nhân lực phát triển ổn định,chất lượng. Đào
tạo nâng cao tay nghề chuyên sâu; thỏa thuận các đối tác, gửi nhân sự tham
quan, học tập nước ngoài; có kế hoạch cơ cấu, tinh gọn lại đội ngũ. Tiếp tục
duy trì và rà soát chính sách nhân sự thông qua chính sách lương, thưởng, cơ
hội thăng tiến nhằm tạo môi trường làm việc công bằng, phấn khởi có niềm tin
tương lai lâu dài.
- Tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích người lao động tham gia ý tưởng,
sáng kiến, phát hiện những nguy cơ rủi ro trong hệ thống, cũng như chia sẻ
những mâu thuẫn của bản thân, tập thể môi trường làm việc cũng như chính
sách công ty. Đổi mới, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống quản trị chuyên nghiệp.
26
Thuê tư vấn tái cơ cấu, hệ thống quản trị - quản trị rủi ro tạo lòng tin cho các
nhà đầu tư.
Thị trường:
- Khai thác hiệu quả lợi thế hệ thống bán hàng, mối quan hệ khách hàng,
khả năng marketing, đảm bảo khai thác công suất nhà máy, tăng doanh thu,
hiệu quả cao.
- Tập trung ngân sách, truyền thông đến người tiêu dùng cho một số nhãn
hàng có lợi thế cạnh tranh phù hợp với sự thay đổi chiến lược của công ty.
Xây dựng phương án tăng khách hàng nhỏ, giữ khách hàng lớn đảm bảo tăng
doanh thu nhưng hạn chế rủi ro nguy cơ mất nợ cao.
Tài chính:
Đầu tư nguồn nhân lực, tài chính, hoạt động marketing cho xuất khẩu,
làm tiền đề phát triển bền vững. Phát huy thế mạnh vững chắc kiềng 3 chân
(gồm nhà đầu tư, khách hàng và nội lực Dược Hậu Giang), tạo điều kiện thu
hút đối tác bên ngoài hợp tác gia công, liên doanh, liên kết lâu dài. Cơ cấu lại
nguồn vốn đảm bảo đủ hoạt động kinh doanh.
Nghiên cứu phát triển, nâng cao năng lực sản xuất:
Phấn đấu tăng danh mục sản phẩm trong top 200 sản phẩm có doanh số
cao nhất tại Việt Nam (Dược Hậu Giang có các sản phẩm tương ứng với
những sản phẩm có tên trong bảng xếp hạng 25/200). Xây dựng dây chuyền
sản xuất bao bì, dược liệu đạt GMP theo lộ trình quy định của Cục Quản lý
Dược – Bộ Y Tế. Sử dụng nguồn lực tài chính, đầu tư hoạt động nghiên cứu
khoa học kỹ thuật, hoạt động marketing.
27
CHƯƠNG 4
KẾ TOÁN VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG
4.1 TÌNH HÌNH CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI
CÔNG TY
4.1.1 Hệ thống phân phối
Hệ thống phân phối sản phẩm trong nước của công ty Cổ phần Dược Hậu
Giang được chia thành 2 kênh phân phối chủ yếu: hệ điều trị (đấu thầu vào
bệnh viện), hệ thương mại (bán trên thị trường tự do cho các nhà thuốc, đại lý,
công ty phân phối,….).
Trong những năm qua Dược Hậu Giang luôn phấn đấu và không ngừng
mở rộng hệ thống phân phối. Năm 2008 hệ thống phân phối của công ty có 14
chi nhánh và 35 đại lý bán hàng, đến năm 2009 hệ thống phân phối của công
ty trong cả nước có 47 đơn vị bán hàng (trong đó có 17 chi nhánh, 5 trung tâm
phân phối dược phẩm, 25 trung tâm phân phối dược phẩm liên kết với các
công ty địa phương) và 18 cửa hàng tại các bệnh viện. Theo số liệu năm 2012
công ty có 12 công ty con phân phối, 25 chi nhánh, 68 nhà thuốc/quầy thuốc
tại các bệnh viện trên cả nước. Chính sự mở rộng hệ thống phân phối cả về
chiều rộng lẫn chiều sâu đã góp phần làm cho khối lượng sản phẩm tiêu thụ
của công ty tăng qua các năm.
4.1.2 Kế toán doanh thu
Công ty sử dụng TK 511 để hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ, TK 512 để hạch toán doanh thu bán hàng nội bộ. Dựa vào các chứng
từ kế toán đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng
từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ,
sau đó được dùng ghi vào Sổ Cái doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, Sổ
Cái doanh thu bán hàng nội bộ.
Một số trường hợp cụ thể về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:
(1) Ngày 01/12/2010 xuất hàng bán cho bệnh viện Đa khoa Long Xuyên
5.000 viên Davita Bone cam DP đơn giá 1.770 đồng/viên, 250 chai Eyelight
10ml đơn giá 22.000 đồng/chai, 300 viên Arnion 200mg đơn giá 1.500
đồng/viên, thuế GTGT 10% theo hóa đơn số 187035.
Nợ TK 131 – 16.280.000
Có TK 511 – 14.800.000
Có TK 3331– 1.480.000
28
(2) Ngày 03/12/2010 xuất hàng bán cho công ty Cổ phần Dược phẩm M
1.800 chai Eyelight Cool đơn giá bán 20.000 đồng/chai, 2.000 viên
Coldacmen đơn giá 257 đồng/viên, thuế GTGT 10% theo hóa đơn số 187051.
Nợ TK 131 – 40.165.400
Có TK 511 – 36.514.000
Có TK 3331 – 3.651.400
(3) Ngày 05/12/2010 công ty bán 36.350 viên Spivital nutri cho công ty
TNHH MTV Dược phẩm HT với giá 808 đồng/viên, thuế GTGT 10% theo
hóa đơn GTGT số 187076. Căn cứ vào nội dung hóa đơn, kế toán định khoản
như sau:
Nợ TK 131 – 32.307.880
Có TK 511 – 29.370.800
Có TK 3331 – 2.937.080
(4) Ngày 06/12/2010 công ty bán 1.100 kim cánh bướm với đơn giá
1.400 đồng/cây, 9.000 viên Hapacol 325mg với đơn giá 180 đồng/viên, 500
viên Coldacmen với đơn giá 257 đồng/viên, 1.500 bơm tiêm nhựa 5cc với đơn
giá 6.000 đồng/cây, thuế GTGT 10% cho Nhà thuốc số 1 theo hóa đơn GTGT
số 187077. Căn cứ vào nội dung hóa đơn, kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 131 – 13.517.350
Có TK 511 – 12.288.500
Có TK 3331 – 1.228.850
(5) Ngày 08/12/2010 căn cứ vào phiếu thu số 02175 thu tiền hàng của
công ty Cổ phần Dược phẩm M theo hóa đơn số 187051, số tiền là 40.165.400
đồng.
Nợ TK 111 – 40.165.400
Có TK 131 – 40.165.400
(6) Ngày 09/12/2010 xuất hàng bán cho bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng
1.550 tép chỉ Silk 2-0 H/40 với đơn giá 22.000 đồng/tép, 3.000 gói kim châm
cứu với đơn giá 15.000 đồng/gói, thuế GTGT 10% theo hóa đơn số 187078.
Nợ TK 131 – 87.010.000
Có TK 511 – 79.100.000
Có TK 3331 – 7.910.000
(7) Ngày 10/12/2010 căn cứ vào phiếu thu số 02167 thu tiền hàng của
bệnh viện Đa khoa Long Xuyên theo hóa đơn số 187035, số tiền là 16.280.000
đồng.
Nợ TK 111 – 16.280.000
Có TK 131 – 16.280.000
29
(8) Ngày 14/12/2010 căn cứ vào phiếu thu số 02176 thu tiền hàng của
Nhà thuốc số 1 theo hóa đơn số 187077, số tiền là 13.517.350 đồng.
Nợ TK 111 – 13.517.350
Có TK 131 – 13.517.350
(9) Ngày 17/12/2010, phòng bán hàng bán cho công ty Dược Sông Hậu
sản phẩm Klamentin 625mg với số lượng 19.200 viên, đơn giá 3.740
đồng/viên, thuế GTGT 5% theo hóa đơn GTGT số 187079.
Nợ TK 131 – 75.398.400
Có TK 511 – 71.808.000
Có TK 3331 – 3.590.400
(10) Ngày 18/12/2010 căn cứ vào phiếu thu số 02180 thu tiền hàng cho
công ty TNHH MTV Dược phẩm HT theo hóa đơn GTGT số 187076, số tiền
là 32.307.880 đồng.
Nợ TK 111 – 32.307.880
Có TK 131 – 32.307.880
(11) Ngày 19/12/2010 căn cứ vào phiếu thu số 02181 thu tiền hàng cho
bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng theo hóa đơn GTGT số 187078, số tiền là
87.010.000 đồng.
Nợ TK 111 – 87.010.000
Có TK 131 – 87.010.000
(12) Ngày 20/12/2010, công ty bán cho công ty TNHH MTV Dược phẩm
CM 15.325 gói Stoccel với 1.235 đồng/gói, 2.160 chai Korcin 8g giá 1.653
đồng/chai, 800 chai Gyterbac 250ml giá 7.312 đồng/chai và 300 chai
Calcimilk 360ml giá 10.121 đồng/chai, thuế GTGT 5% theo hóa đơn GTGT
số 187080.
Nợ TK 131 – 32.951.893
Có TK 511 – 31.382.755
Có TK 3331 – 1.569.138
(13) Ngày 22/12/2010, công ty xuất 23.000 điện cực đơn giá 4.250
đồng/miếng, 30.000 kim châm cứu đơn giá 504 đồng/cây bán cho công ty
TNHH MTV Dược phẩm ST. Thuế VAT 10%, số hóa đơn 187081.
Nợ TK 131 – 124.157.000
Có TK 511 – 112.870.000
Có TK 3331 – 11.287.000
(14) Ngày 23/12/2010 căn cứ vào phiếu thu số 02186 thu tiền hàng của
công ty Dược Sông Hậu theo hóa đơn số 187079, số tiền là 75.398.400 đồng.
Nợ TK 111 – 75.398.400
Có TK 131 – 75.398.400
30
Trong tháng 12/2010 phát sinh tổng doanh thu bán hàng là
153.918.582.305 đồng.
Một số nghiệp vụ về doanh thu bán hàng nội bộ:
(1) Ngày 07/12/2010 công ty xuất hàng khuyến mãi gồm 20.000 chai
Unikids, đơn giá 10.500 đồng/chai cho khách hàng ở hội thảo tỉnh Bạc Liêu
theo hóa đơn số 102612.
Nợ TK 641 – 210.000.000
Có TK 512 – 210.000.000
(2) Ngày 10/12/2010 công ty xuất hàng tặng cho khách hàng thân thiết ở
Vĩnh Long gồm 16.800 viên Davita đơn giá 570 đồng/viên, 12.500 chai
Korcin 8g đơn giá 1.635 đồng/chai theo hóa đơn số 104273.
Nợ TK 641 – 29.389.000
Có TK 512 – 29.389.000
(3) Ngày 13/12/2010 công ty xuất sản phẩm Spivital tặng cho khách hàng
ở hội thảo Hải Dương gồm 6.000 viên Spivital Diet Woman v/15h/30t/4320
giá 1.250 đồng/viên và 6.000 viên Spivital Diet Men v/15h/30t/4320, theo hóa
đơn số 112101.
Nợ TK 641 – 15.000.000
Có TK 512 – 15.000.000
(4) Ngày 15/12/2010 xuất cho công ty TNHH MTV Dược phẩm ST
15.800 viên Gavix đơn giá 1.000 đồng/viên, 32.000 viên Chobil giá 1250
đồng/viên để quảng cáo sản phẩm theo hóa đơn số 121467.
Nợ TK 641 – 19.800.000
Có TK 512 – 19.800.000
(5) Ngày 25/12/2010 xuất hàng khuyến mãi cho nhà thuốc Lan Phương
2.000 tuýp E’rossan đơn giá 12.000 đồng/tuýp theo hóa đơn số 122643.
Nợ TK 641 – 24.000.000
Có TK 512 – 24.000.000
Trong tháng 12/2010 phát sinh doanh thu bán hàng nội bộ với tổng trị
giá: 298.189.000 đồng.
4.1.3 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
Trong tháng 12/2010, tài khoản 521- Chiết khấu thương mại và tài khoản
532- Giảm giá hàng bán không có phát sinh. Công ty sử dụng TK 531 để hạch
toán hàng bán bị trả lại chung cho tất cả các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Dựa
vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán
lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký chứng
từ ghi sổ, sau đó được dùng ghi vào Sổ Cái hàng bán bị trả lại. Một số nghiệp
vụ cụ thể:
31
(1) Ngày 08/12/2010 công ty TNHH Dược phẩm Nhựt Tân xuất hóa đơn
GTGT số 0132141 để trả lại sản phẩm Amox 500 xám-tím v/10h/100t/9000
với số lượng 36.000 viên, đơn giá bán 472 đồng/viên, thuế GTGT 5%. Doanh
nghiệp đã nhập kho và trả tiền mặt cho khách hàng.
Nợ TK 531 – 16.992.000
Nợ TK 3331 – 849.600
Có TK 111 – 17.841.600
(2) Ngày 12/12/2010 nhà thuốc Hồng Hà trả lại 120 dây truyền máu với
giá 15.000 đồng/cái, 240 chỉ tiêu với giá 22.000 đồng/sợi, thuế VAT 10% theo
hóa đơn GTGT số 011384. Công ty đã nhập kho và trả tiền mặt cho nhà thuốc.
Nợ TK 531 – 7.080.000
Nợ TK 3331 – 708.000
Có TK 111 – 7.788.000
(3) Ngày 16/12/2010 công ty TNHH MTV Dược phẩm HT trả lại sản
phẩm Hafixim 100 với số lượng 12.000 viên với giá 1.750 đồng/viên, thuế
VAT 10% theo hóa đơn GTGT số 027489. Doanh nghiệp đã nhập kho và trừ
vào số tiền công ty nợ.
Nợ TK 531 – 21.000.000
Nợ TK 3331 – 2.100.000
Có TK 131 – 23.100.000
(4) Ngày 21/12/2010 nhà thuốc Ngọc Anh trả lại 250 bơm tiêm nhựa
10cc giá bán 1.200 đồng/cây, 1.700 chai cồn y tế 90 độ giá 2.700 đồng/chai.
Thuế VAT 10% theo hóa đơn GTGT số 073113. Công ty đã nhập kho và trả
tiền mặt cho khách hàng.
Nợ TK 531 – 4.890.000
Nợ TK 3331 – 489.000
Có TK 111 – 5.379.000
(5) Ngày 28/12/2010 bệnh viện đa khoa Tiền Giang xuất hóa đơn GTGT
số 088371 để trả lại 700 tuýp Davita Bone đơn giá 25.000 đồng/tuýp, VAT
10%. Công ty đã nhập kho và trừ vào số tiền khách hàng nợ.
Nợ TK 531 – 17.500.000
Nợ TK 3331 – 1.750.000
Có TK 131 – 19.250.000
Trong tháng phát sinh khoản hàng bán bị trả lại là 67.462.000 đồng.
32
Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang
288 Bis - Nguyễn Văn Cừ - P. An Hòa
Q. Ninh Kiều – Tp. Cần Thơ
Mẫu số: S02a-DN
(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 01
Ngày 05 tháng 12 năm 2010
Đvt: đồng
Trích yếu
A
Bán hàng cho bệnh viện Đa
Long Xuyên
Thuế GTGT đầu ra
Bán hàng cho công ty Cổ phần
Dược phẩm M
Thuế GTGT đầu ra
Bán hàng cho công ty TNHH
MTV Dược phẩm HT
Thuế GTGT đầu ra
Cộng
Kèm theo 3 chứng từ gốc
Số hiệu tài khoản
Nợ
Có
B
C
Số tiền
Ghi chú
1
D
131
131
511
333
14.800.000
1.480.000
131
131
511
333
36.514.000
3.651.400
131
131
511
333
29.370.800
2.937.080
88.753.280
Ngày 05 tháng 12 năm 2010
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Người lập
(Ký, họ tên)
Nguồn: Phòng Quản trị tài chính Dược Hậu Giang
33
Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang
288 Bis - Nguyễn Văn Cừ - P. An Hòa
Q. Ninh Kiều – Tp. Cần Thơ
Mẫu số: S02a-DN
(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 02
Ngày 10 tháng 12 năm 2010
Đvt: đồng
Trích yếu
A
Bán hàng cho Nhà thuốc số 1
Thuế GTGT đầu ra
Bán hàng cho bệnh viện Đa
khoa Sóc Trăng
Thuế GTGT đầu ra
Cộng
Số hiệu tài khoản
Nợ
Có
B
C
131
511
131
333
131
131
511
333
Số tiền
1
12.288.500
1.228.850
Ghi chú
D
79.100.000
7.910.000
100.527.350
Kèm theo 2 chứng từ gốc
Ngày 10 tháng 12 năm 2010
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Người lập
(Ký, họ tên)
Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang
288 Bis - Nguyễn Văn Cừ - P. An Hòa
Q. Ninh Kiều – Tp. Cần Thơ
Mẫu số: S02a-DN
(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 03
Ngày 10 tháng 12 năm 2010
Đvt: đồng
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Nợ
Có
A
B
C
1
Thu tiền hàng của công ty Cổ phần Dược phẩm M
111
131
40.165.400
Thu tiền hàng của bệnh viện Đa khoa Long
111
131
16.280.000
Xuyên
Cộng
56.445.400
Trích yếu
Kèm theo 2 chứng từ gốc
Ngày 10 tháng 12 năm 2010
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Người lập
(Ký, họ tên)
Nguồn: Phòng Quản trị tài chính Dược Hậu Giang
34
Ghi
chú
D
Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang
288 Bis - Nguyễn Văn Cừ - P. An Hòa
Q. Ninh Kiều – Tp. Cần Thơ
Mẫu số: S02a-DN
(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 04
Ngày 10 tháng 12 năm 2010
Đvt: đồng
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Nợ
Có
B
C
1
641
512
210.000.000
641
512
29.389.000
Trích yếu
A
Xuất hàng khuyến mãi ở hội thảo Bạc Liêu
Xuất hàng tặng khách hàng ở Vĩnh Long
Cộng
Ghi chú
D
239.389.000
Kèm theo 2 chứng từ gốc
Ngày 10 tháng 12 năm 2010
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Người lập
(Ký, họ tên)
Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang
288 Bis - Nguyễn Văn Cừ - P. An Hòa
Q. Ninh Kiều – Tp. Cần Thơ
Mẫu số: S02a-DN
(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 05
Ngày 10 tháng 12 năm 2010
Đvt: đồng
Trích yếu
A
Công ty TNHH Dược phẩm Nhựt
Tân trả lại hàng
Thuế GTGT của hàng trả lại
Số hiệu tài khoản
Nợ
Có
B
C
531
111
333
Cộng
111
Số tiền
Ghi chú
1
16.992.000
D
849.600
17.841.600
Kèm theo 1 chứng từ gốc
Ngày 10 tháng 12 năm 2010
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Người lập
(Ký, họ tên)
Nguồn: Phòng Quản trị tài chính Dược Hậu Giang
35
Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang
288 Bis - Nguyễn Văn Cừ - P. An Hòa
Q. Ninh Kiều – Tp. Cần Thơ
Mẫu số: S02a-DN
(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 06
Ngày 15 tháng 12 năm 2010
Đvt: đồng
Trích yếu
A
Xuất hàng tặng khách hàng ở Hải Dương
Xuất hàng cho công ty TNHH MTV
Dược phẩm ST để quảng cáo
Số hiệu tài khoản
Nợ
Có
B
C
641
512
641
512
Cộng
Số tiền
Ghi chú
1
15.000.000
19.800.000
D
34.800.000
Kèm theo 2 chứng từ gốc
Ngày 15 tháng 12 năm 2010
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Người lập
(Ký, họ tên)
Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang
288 Bis - Nguyễn Văn Cừ - P. An Hòa
Q. Ninh Kiều – Tp. Cần Thơ
Mẫu số: S02a-DN
(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 07
Ngày 15 tháng 12 năm 2010
Đvt: đồng
Trích yếu
A
Thu tiền hàng của Nhà thuốc số 1
Số hiệu tài khoản
Nợ
Có
B
C
111
131
Cộng
Số tiền
1
13.517.350
Ghi chú
D
13.517.350
Kèm theo 2 chứng từ gốc
Ngày 15 tháng 12 năm 2010
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Người lập
(Ký, họ tên)
Nguồn: Phòng Quản trị tài chính Dược Hậu Giang
36
Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang
288 Bis - Nguyễn Văn Cừ - P. An Hòa
Q. Ninh Kiều – Tp. Cần Thơ
Mẫu số: S02a-DN
(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 08
Ngày 15 tháng 12 năm 2010
Đvt: đồng
Trích yếu
A
Nhà thuốc Hồng Hà trả lại hàng
Thuế GTGT hàng trả lại
Cộng
Số hiệu tài khoản
Nợ
Có
B
C
531
111
333
111
Số tiền
Ghi chú
1
7.080.000
708.000
7.788.000
D
Kèm theo 1 chứng từ gốc
Ngày 15 tháng 12 năm 2010
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Người lập
(Ký, họ tên)
Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang
288 Bis - Nguyễn Văn Cừ - P. An Hòa
Q. Ninh Kiều – Tp. Cần Thơ
Mẫu số: S02a-DN
(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 09
Ngày 20 tháng 12 năm 2010
Đvt: đồng
Trích yếu
A
Bán hàng cho công ty Dược Sông Hậu
Thuế GTGT đầu ra
Bán hàng cho công ty TNHH MTV Dược
phẩm CM
Thuế GTGT đầu ra
Cộng
Số hiệu tài khoản
Nợ
Có
B
C
131
511
131
333
131
131
511
333
Số tiền
Ghi chú
1
71.808.000
3.590.400
D
31.382.755
1.569.138
108.350.293
Kèm theo 2 chứng từ gốc
Ngày 20 tháng 12 năm 2010
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Người lập
(Ký, họ tên)
Nguồn: Phòng Quản trị tài chính Dược Hậu Giang
37
Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang
288 Bis - Nguyễn Văn Cừ - P. An Hòa
Q. Ninh Kiều – Tp. Cần Thơ
Mẫu số: S02a-DN
(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 10
Ngày 20 tháng 12 năm 2010
Đvt: đồng
Trích yếu
A
Công ty TNHH MTV Dược
phẩm HT trả lại sản phẩm
Thuế GTGT hàng trả lại
Số hiệu tài khoản
Nợ
Có
B
C
531
333
131
131
Số tiền
Ghi chú
1
D
21.000.000
2.100.000
Cộng
23.100.000
Kèm theo 1 chứng từ gốc
Ngày 20 tháng 12 năm 2010
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Người lập
(Ký, họ tên)
Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang
288 Bis - Nguyễn Văn Cừ - P. An Hòa
Q. Ninh Kiều – Tp. Cần Thơ
Mẫu số: S02a-DN
(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 11
Ngày 25 tháng 12 năm 2010
Đvt: đồng
Trích yếu
A
Bán hàng cho công ty TNHH MTV
Dược phẩm ST
Thuế GTGT đầu ra
Số hiệu tài khoản
Nợ
Có
B
C
131
131
Cộng
511
333
Số tiền
Ghi chú
1
D
112.870.000
11.287.000
124.157.000
Kèm theo 2 chứng từ gốc
Ngày 25 tháng 12 năm 2010
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Người lập
(Ký, họ tên)
Nguồn: Phòng Quản trị tài chính Dược Hậu Giang
38
Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang
288 Bis - Nguyễn Văn Cừ - P. An Hòa
Q. Ninh Kiều – Tp. Cần Thơ
Mẫu số: S02a-DN
(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 12
Ngày 25 tháng 12 năm 2010
Đvt: đồng
Trích yếu
A
Thu tiền hàng của công ty Dược Sông Hậu
Thuế GTGT đầu ra
Cộng
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Nợ
Có
B
C
1
131
511
71.808.000
131
333
3.590.400
75.398.400
Ghi chú
D
Kèm theo 2 chứng từ gốc
Ngày 25 tháng 12 năm 2010
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Người lập
(Ký, họ tên)
Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang
288 Bis - Nguyễn Văn Cừ - P. An Hòa
Q. Ninh Kiều – Tp. Cần Thơ
Mẫu số: S02a-DN
(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 13
Ngày 25 tháng 12 năm 2010
Đvt: đồng
Số hiệu tài khoản
Nợ
Có
A
B
C
Xuất hàng khuyến mãi cho nhà thuốc
641
512
Lan Phương
Trích yếu
Cộng
Số tiền
Ghi chú
1
24.000.000
D
24.000.000
Kèm theo 1 chứng từ gốc
Ngày 25 tháng 12 năm 2010
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Người lập
(Ký, họ tên)
Nguồn: Phòng Quản trị tài chính Dược Hậu Giang
39
Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang
288 Bis - Nguyễn Văn Cừ - P. An Hòa
Q. Ninh Kiều – Tp. Cần Thơ
Mẫu số: S02a-DN
(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 14
Ngày 25 tháng 12 năm 2010
Đvt: đồng
Trích yếu
A
Nhà thuốc Ngọc Anh trả lại hàng
Thuế GTGT hàng trả lại
Số hiệu tài khoản
Nợ
Có
B
C
531
111
333
111
Cộng
Số tiền
Ghi chú
1
4.890.000
489.000
D
5.379.000
Kèm theo 1 chứng từ gốc
Ngày 25 tháng 12 năm 2010
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Người lập
(Ký, họ tên)
Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang
288 Bis - Nguyễn Văn Cừ - P. An Hòa
Q. Ninh Kiều – Tp. Cần Thơ
Mẫu số: S02a-DN
(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 15
Ngày 31 tháng 12 năm 2010
Đvt: đồng
Trích yếu
A
Bệnh viện đa khoa Tiền Giang
trả lại hàng
Thuế GTGT hàng trả lại
Số hiệu tài khoản
Nợ
Có
B
C
531
333
Cộng
131
131
Số tiền
Ghi chú
1
D
17.500.000
1.750.000
19.250.000
Kèm theo 1 chứng từ gốc
Ngày 31 tháng 12 năm 2010
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Người lập
(Ký, họ tên)
Nguồn: Phòng Quản trị tài chính Dược Hậu Giang
40
Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang
288 Bis - Nguyễn Văn Cừ - P. An Hòa
Q. Ninh Kiều – Tp. Cần Thơ
Mẫu số: S02c1-DN
(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ CÁI
Tháng 12 năm 2010
Tên tài khoản: Doanh thu bán hàng
Ngày,
tháng
ghi sổ
A
Chứng từ
Ngày,
Số hiệu
tháng
B
C
01/12
HĐ GTGT
187035
01/12
03/12
HĐ GTGT
187051
HĐ GTGT
187076
HĐ GTGT
187077
HĐ GTGT
187078
03/12
HĐ GTGT
187079
HĐ GTGT
187080
17/12
22/12
HĐ GTGT
187081
22/12
…
31/12
31/12
...
…
31/12
31/12
05/12
06/12
09/12
17/12
20/12
05/12
06/12
09/12
20/12
Diễn giải
D
Số dư đầu tháng
Xuất hàng bán cho Bệnh
viện Đa khoa thành phố
Long Xuyên
Bán hàng cho công ty Cổ
phần Dược phẩm M
Bán hàng công ty TNHH
MTV Dược phẩm HT
Bán hàng cho Nhà thuốc
số 1
Xuất hàng bán cho Bệnh
viện Đa Khoa Sóc Trăng
Bán hàng bán cho công ty
Dược Sông Hậu
Bán hàng bán cho công ty
TNHH MTV Dược phẩm
CM
Bán hàng cho công ty
TNHH MTV Dược phẩm
ST
…
K/c hàng bán bị trả lại
K/c xác định kết quả
Cộng phát sinh
TK
đối
ứng
E
Số hiệu: 511
Số phát sinh
Nợ
Có
1
2
131
0
14.800.000
131
36.514.000
131
29.370.800
131
12.288.500
131
79.100.000
131
71.808.000
131
31.382.755
131
112.870.000
…
531
911
…
67.462.000
153.851.120.305
153.918.582.305
…
153.918.582.305
- Sổ này có 1 trang
- Ngày mở sổ: 01/12/2010
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Ngày 31 tháng 12 năm 2010
Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Nguồn: Phòng Quản trị tài chính Dược Hậu Giang
41
Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang
288 Bis - Nguyễn Văn Cừ - P. An Hòa
Q. Ninh Kiều – Tp. Cần Thơ
Mẫu số: S02c1-DN
(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ CÁI
Tháng 12 năm 2010
Tên tài khoản: Doanh thu bán hàng nội bộ
Ngày,
tháng
ghi sổ
A
Chứng từ
Ngày,
Số hiệu
tháng
B
C
07/12
HĐ
102612
HĐ
104273
HĐ
112101
HĐ
121467
07/12
HĐ
122643
25/12
10/12
13/12
18/12
25/12
31/12
10/12
13/12
15/12
31/12
Diễn giải
D
Số dư đầu tháng
Xuất hàng khuyến mãi ở hội
thảo Bạc Liêu
Xuất hàng tặng khách hàng ở
Vĩnh Long
Xuất hàng tặng khách hàng ở
Hải Dương
Xuất hàng cho công ty
TNHH MTV Dược phẩm ST
để quảng cáo
Xuất hàng khuyến mãi cho
nhà thuốc Lan Phương
K/c xác định kết quả
Cộng phát sinh
Số hiệu: 512
TK
đối
ứng
E
Số phát sinh
Nợ
Có
1
2
641
210.000.000
641
29.389.000
641
15.000.000
641
19.800.000
641
24.000.000
911
298.189.000
298.189.000
298.189.000
- Sổ này có 1 trang
- Ngày mở sổ: 01/12/2010
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Ngày 31 tháng 12 năm 2010
Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Nguồn: Phòng Quản trị tài chính Dược Hậu Giang
42
Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang
288 Bis - Nguyễn Văn Cừ - P. An Hòa
Q. Ninh Kiều – Tp. Cần Thơ
Mẫu số: S02c1-DN
(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ CÁI
Tháng 12 năm 2010
Tên tài khoản: Hàng bán bị trả lại
Ngày,
tháng
ghi sổ
A
08/12
12/12
16/12
21/12
28/12
Chứng từ
Ngày,
Số hiệu
tháng
B
C
HĐ GTGT
0132141
HĐ GTGT
011384
HĐ GTGT
027489
HĐ GTGT
073113
HĐ GTGT
088371
31/12
08/12
12/12
16/12
21/12
28/12
31/12
Số hiệu: 531
Diễn giải
D
Số dư đầu tháng
Doanh thu hàng trả lại chi
bằng tiền măt
Doanh thu hàng trả lại chi
bằng tiền măt
Doanh thu hàng trả lại trừ vào
tiền khách hàng nợ
Doanh thu hàng trả lại chi
bằng tiền mặt
Doanh thu hàng trả lại trừ vào
tiền khách hàng nợ
K/c xác định doanh thu thuần
Cộng phát sinh
TK
đối
ứng
E
Số phát sinh
Nợ
Có
1
2
111
16.992.000
111
7.080.000
131
21.000.000
111
4.890.000
131
17.500.000
511
67.462.000
67.462.000 67.462.000
- Sổ này có 1 trang
- Ngày mở sổ: 01/12/2010
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Ngày 31 tháng 12 năm 2010
Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Nguồn: Phòng Quản trị tài chính Dược Hậu Giang
43
Liên 2
CTY CP DƯỢC HẬU GIANG
288 BIS NGUYỄN VĂN CỪ - TP CẦN THƠ
PHIẾU THU
Người nộp: Công ty Cổ phần Dược phẩm M
Địa chỉ: MK
Về Khoản
Số: PTT.H/DHG/12/02175
Tài khoản Nợ: 111
MSKH/NCC
THU TIỀN BÁN HÀNG
TK Có
Số tiền
511
40.165.400
Tổng cộng:
40.165.400
Số tiền: bốn mươi triệu một trăm sáu mươi lăm ngàn bốn trăm đồng
Số chứng từ ngoại kèm theo:
Ngày 08 tháng 12 năm 2010
B. Tổng Giám Đốc Kế Toán Trưởng
Người Nộp
Lập Phiếu
Thủ Quỹ
(ký, họ tên)
(ký, họ tên)
(ký, họ tên)
(ký, họ tên) (ký, họ tên)
CTY CP DƯỢC HẬU GIANG
288 BIS NGUYỄN VĂN CỪ - TP CẦN THƠ
Liên 2
PHIẾU THU
Người nộp: Bệnh viện Đa khoa Tp Long Xuyên
Địa chỉ: MK
Về Khoản
Số: PTT.H/DHG/12/02167
Tài khoản Nợ: 111
MSKH/NCC
THU TIỀN BÁN HÀNG
TK Có
Số tiền
511
14.800.000
Tổng cộng:
14.800.000
Số tiền: mười bốn triệu tám trăm ngàn đồng
Số chứng từ ngoại kèm theo:
B. Tổng Giám Đốc
(ký, họ tên)
Kế Toán Trưởng
(ký, họ tên)
Ngày 10 tháng 12 năm 2010
Người Nộp Lập Phiếu
Thủ Quỹ
(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)
Nguồn: Phòng Quản trị tài chính Dược Hậu Giang
44
Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang
288 Bis - Nguyễn Văn Cừ - P. An Hòa
Q. Ninh Kiều – Tp. Cần Thơ
Mẫu số: S02b-DN
(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ
Tháng 12 năm 2010
Chứng từ ghi sổ
Số hiệu
Ngày, tháng
A
B
01
02
03
04
05
06
07
08
05/12
10/12
10/12
10/12
10/12
15/12
15/12
15/12
- Cộng tháng
- Cộng lũy kế từ đầu
tháng
Số tiền
Chứng từ ghi sổ
Số tiền
Số hiệu
Ngày, tháng
1
A
B
1
88.753.280
100.527.350
56.445.400
239.389.000
17.841.600
34.800.000
13.517.350
7.788.000
09
10
11
12
13
14
15
20/12
20/12
25/12
25/12
25/12
25/12
31/12
108.350.293
23.100.000
124.157.000
75.398.400
24.000.000
5.379.000
19.250.000
559.061.980 - Cộng tháng
- Cộng lũy kế từ đầu tháng
379.634.693
- Sổ này có 01 trang
- Ngày mở sổ: 01/12/2010
Người ghi sô
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Ngày 31 tháng 12 năm 2010
Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Nguồn: Phòng Quản trị tài chính Dược Hậu Giang
45
4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY
QUA 3 NĂM 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
4.2.1 Phân tích tình hình tiêu thụ theo cơ cấu sản phẩm
4.2.1.1 Phân tích tình hình tiêu thụ theo ngành hàng
Trong cơ cấu doanh thu thuần, doanh thu hàng do Dược Hậu Giang tự
sản xuất kinh doanh luôn chiếm tỷ trọng trên 92%. Trong đó, doanh thu sản
xuất dược phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm đóng vai trò chủ đạo.
a) Phân tích tình hình tiêu thụ của ngành hàng theo số lượng
Bảng 4.1: Số lượng tiêu thụ của ngành hàng qua 3 năm 2010 – 2012
Đvt: triệu sản phẩm
Chênh lệch
Năm
Tên ngành
2011/2010
2012/2011
hàng
2010
2011
2012
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
lượng
(%)
lượng
(%)
Dược phẩm
2.089
2.294
2.660
205
9,81
366
15,95
TPCN
292
322
378
30
10,27
56
17,39
Mỹ phẩm
0,23
0,08
0,06
(0,15) (65,22)
(0,02)
(25)
Tổng
2.381,23 2.616,08 3.038,06 234,85
9,86 421,98
16,13
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010 – 2012 của Dược Hậu Giang
Qua bảng 4.1 ta thấy sản lượng dược phẩm, thực phẩm chức năng tăng
qua các năm. Năm 2011 số lượng dược phẩm là 2.294 triệu sản phẩm tăng 205
triệu sản phẩm tương ứng 9,81%, thực phẩm chức năng 322 triệu sản phẩm
tăng 30 triệu sản phẩm với tỷ lệ 10,27% so với năm 2010. Năm 2012 sản
lượng dược phẩm tiếp tục tăng 366 triệu sản phẩm ứng với 15,95%, thực phẩm
chức năng tăng 56 triệu sản phẩm ứng với 17,39% so với năm 2011. Đối với
mỹ phẩm thì sản lượng qua các năm đều giảm, năm 2011 giảm 0,15 triệu sản
phẩm tương ứng 65,22% so với năm 2010. Đến năm 2012 giảm 0,02 triệu sản
phẩm với tỷ lệ 25% so với năm 2011. Bên cạnh việc chăm sóc sức khỏe người
dân còn quan tâm đến vấn đề chăm sóc sắc đẹp. Nắm bắt được nhu cầu của
người tiêu dùng nên Dược Hậu Giang đã mạnh dạn đầu tư vào sản xuất thực
phẩm chức năng và mỹ phẩm. Tuy nhiên dược phẩm vẫn chiếm sản lượng cao
nhất vì đây là nhóm sản phẩm kinh doanh chủ yếu và lâu đời của công ty với
các nhãn hàng gắn liền với thương hiệu Dược Hậu Giang như: Hapacol,
Eyelight, Eugica,.... Thực phẩm chức năng sản xuất từ các chất tự nhiên,
không có độc tính, sử dụng tiện lợi. Mặt khác nó được coi là một phương pháp
bổ sung trong việc giữ gìn và nâng cao sức khỏe nhờ những đặc tính trên phù
hợp với lối sống hiện đại nên thực phẩm chức năng của công ty dần được mọi
46
người sử dụng. Nhóm mỹ phẩm của doanh nghiệp lượng tiêu thụ vẫn còn ít do
sản phẩm chưa đa dạng cộng thêm có nhiều đối thủ cạnh tranh trong ngành với
các thương hiệu nổi tiếng như DeBon, Nivea, Pond,... sản phẩm thu hút người
tiêu dùng nhờ màu sắc, mẫu mã.
Bảng 4.2: Số lượng tiêu thụ của ngành hàng qua 6 tháng đầu năm 2011– 2013
Đvt: triệu sản phẩm
Chênh lệch
6 tháng đầu năm
6T.2012/6T.2011 6T.2013/6T.2012
Tên ngành hàng
2011
2012
2013
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
lượng
(%)
lượng
(%)
Dược phẩm
1.187 1.373 1.575
186
15,67
202
14,71
TPCN
150
181
216
31
20,67
35
19,34
Mỹ phẩm
0
0
0
0
0,00
0
0,00
Tổng
1.337 1.554 1.791
217
16,23
237
15,25
Nguồn: Bản tin IR 6 tháng đầu năm 2011 – 2013 của Dược Hậu Giang
Từ bảng 4.2 cho thấy số lượng tiêu thụ của ngành hàng qua 6 tháng đầu
năm 2011 – 2013 đều tăng, nhưng trong đó ngành mỹ phẩm do sản lượng rất
nhỏ nên ta xem như bằng 0. Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 so với 6 tháng
2011 sản lượng dược phẩm tăng 186 triệu sản phẩm tương ứng 15,67%, thực
phẩm chức năng tăng 31 triệu sản phẩm tương ứng 20,67%. Sang giai đoạn 6
tháng đầu năm 2013 số lượng dược phẩm tăng 202 triệu sản phẩm với tỷ lệ
14,71%, thực phẩm chức năng tăng 35 triệu sản phẩm tương đương 19,34% so
với 6 tháng cùng kỳ 2012. Dược phẩm là sản phẩm công ty sản xuất và kinh
doanh chủ yếu cùng với chất lượng thuốc cao vì vậy luôn chiếm lượng tiêu thụ
cao hơn so với hai nhóm sản phẩm còn lại. Sự hiểu biết về thực phẩm chức
năng trong cộng đồng còn hạn chế, trong khi trên thị trường có quá nhiều nhãn
hiệu sản phẩm khiến người tiêu dùng bối rối nên lượng tiêu thụ sản phẩm chức
năng của công ty chưa cao. Thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện,
nhu cầu chăm sóc bản thân ngày càng gia tăng, tuy nhiên phần lớn người tiêu
dùng chỉ biết đến những thương hiệu nước ngoài với các sản phẩm có chủng
loại đa dạng, đẹp mắt. Do đó lượng tiêu thụ mỹ phẩm luôn chiếm tỷ trọng rất
thấp trong tổng sản lượng.
47
b) Phân tích tình hình tiêu thụ theo giá trị
Bảng 4.3: Doanh thu tiêu thụ của ngành hàng qua 3 năm 2010 – 2012
Đvt: tỷ đồng
Chênh lệch
Năm
Tên ngành
2011/2010
2012/2011
hàng
2010
2011
2012
Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ
(%)
(%)
Dược phẩm
1.582
1.898
2.198
316 19,97
300 15,82
TPCN
134
144
162
10
7,46
18 12,50
Mỹ phẩm
2,23
1,02
0,71
(1,21) (54,26)
(0,31) (30,39)
Tổng
1.718,23 2.043,02 2.360,71 324,79 18,90 317,69 15,55
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010 – 2012 của Dược Hậu Giang
Bảng 4.3 cho ta thấy doanh thu tiêu thụ của dược phẩm là cao nhất so với
thực phẩm chức năng và mỹ phẩm. Doanh thu dược phẩm năm 2011 tăng 316
tỷ đồng ứng với 19,97% so với 2010, sang năm 2012 tăng 300 tỷ đồng tương
15,82% so với năm 2011. Doanh thu tăng qua các năm do dược phẩm chiếm
thị phần nhất định trên thị trường với mạng lưới phân phối rộng lớn trong cả
nước, chủng loại đa dạng. Thực phẩm chức năng mặc dù đáp ứng được mối lo
về an toàn thực phẩm, tiện dụng nhưng doanh thu vẫn ở mức tương đối thấp
do lượng người tiêu dùng, khâu tiếp thị marketing còn hạn chế. Cụ thể năm
2011 tăng 10 tỷ đồng tương ứng 7,46% so với năm 2010, năm 2012 tăng 18 tỷ
đồng với tỷ lệ 12,50% so với năm 2011. Nhóm mỹ phẩm doanh thu năm 2011
giảm mạnh 54,26% tương ứng 1,21 tỷ đồng so với năm 2010, đến năm 2012
tiếp tục giảm 30,39% tương ứng số tiền 0,31 tỷ đồng so với 2011. Nguyên
nhân doanh thu tiêu thụ giảm do lượng tiêu thụ giảm cùng với sự cạnh tranh về
giá bán và mẫu mã của các đối thủ trong ngành.
Bảng 4.4: Doanh thu tiêu thụ của ngành hàng qua 6 tháng đầu năm 2011–2013
Đvt: tỷ đồng
Chênh lệch
6 tháng đầu năm
Tên ngành
6T.2012/6T.2011 6T.2013/6T.2012
hàng
Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ
2011
2012
2013
(%)
(%)
Dược phẩm
968
1.119
1.226
151 15,60
107
9,56
TPCN
68
79
86
11 16,18
7
8,86
Mỹ phẩm
0,62
0,48
0,66 (0,14) (22,58)
0,18 37,50
Tổng
1.036,62 1.198,48 1.312,66 161,86 15,61 114,18
9,53
Nguồn: Bản tin IR 6 tháng đầu năm 2011 – 2013 của Dược Hậu Giang
48
Như số liệu được thể hiện ở bảng 4.4 cho thấy trong cơ cấu doanh thu
hàng công ty tự sản xuất thì doanh thu dược phẩm luôn đạt ở mức cao và đều
tăng qua các giai đoạn. Doanh thu dược phẩm 6 tháng đầu năm 2012 tăng 151
tỷ đồng tương ứng 15,60% so với 6 tháng cùng kỳ 2011, 6 tháng đầu năm
2013 tăng 107 tỷ đồng ứng với 9,56% so với 6 tháng đầu năm 2012. Dược
phẩm của công ty nhờ chất lượng cao được tiếp thị và quảng bá một cách hiệu
quả, cộng với giá cả phù hợp với túi tiền của người dân chính vì vậy làm cho
doanh thu tiêu thụ tăng. Thị trường thực phẩm chức năng ở Việt Nam đang
phát triển mạnh mẽ, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề khó kiểm soát về chất lượng
và giá cả. Bên cạnh đó người tiêu dùng chưa hiểu rõ công dụng của thực phẩm
chức năng cộng thêm tâm lý “tiền nào của nấy”, nên họ tin rằng giá cả đi kèm
với chất lượng. Thực phẩm chức năng Dược Hậu Giang sản xuất chỉ đáp ứng
cho một số bộ phận người tiêu dùng có mức thu nhập trung bình hoặc thấp do
vậy doanh thu tiêu thụ chỉ ở mức tương đối. Cụ thể 6 tháng đầu năm 2012 tăng
11 tỷ đồng tương đương 16,18% so với 6 tháng cùng kỳ 2011, sang 6 tháng
đầu năm 2013 tăng 7 tỷ đồng tương ứng 8,86% so với 6 tháng đầu năm 2012.
Thu nhập được cải thiện kéo theo nhu cầu cuộc sống của người dân càng cao.
Các doanh nghiệp nước ngoài có nhà máy sản xuất tại Việt Nam luôn đưa ra
thị trường các mặt hàng mỹ phẩm mới cùng với chương trình khuyến mãi,
giảm giá thu hút người tiêu dùng. Trong khi sản phẩm của công ty chưa đa
dạng về các chủng loại, mẫu mã, giá thấp và chưa đầu tư nhiều vào quảng cáo
nên doanh thu nhóm mỹ phẩm đạt rất thấp. Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012
giảm 0,14 tỷ đồng với tỷ lệ 22,58% so với 6 tháng cùng kỳ 2011, đến 6 tháng
đầu năm 2013 doanh thu tăng 0,18 tương ứng 37,50%.
4.2.1.2 Phân tích tình hình tiêu thụ theo nhóm sản phẩm
Dược Hậu Giang có trên 300 sản phẩm lưu hành trên toàn quốc được chia
theo chức năng điều trị như: Hô hấp, Giảm đau – hạ sốt, Kháng sinh, Tim
mạch,….
49
a) Phân tích tình tiêu thụ của nhóm sản phẩm theo số lượng
Bảng 4.5: Số lượng tiêu thụ của nhóm sản phẩm qua 3 năm 2010 - 2012
Đvt: triệu sản phẩm
Năm
Tên nhóm SP
Hô hấp
Giảm đau – hạ sốt
Vitamin – khoáng chất
Kháng sinh
Tiêu hóa và gan mật
Cơ – xương – khớp
Tim mạch
Khác
Tổng
2010
2011
2012
831,08
972,03 1.132,59
476,04
484,02
556,27
371,04
383,01
447,20
335,03
376,01
440,52
175,02
185,01
211,32
87,01
98
115
38
41
48,64
68,01
77
86,53
2.381,23 2.616,08 3.038,06
Chênh lệch
2011/2010
2012/2011
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
lượng
(%)
lượng
(%)
140,95 16,96 160,56 16,52
7,98
1,68 72,25 14,93
11,97
3,23 64,19 16,76
40,98 12,23 64,51 17,16
9,99
5,71 26,31 14,22
10,99 12,63
17 17,35
3
7,89
7,64 18,63
8,99 13,22
9,53 12,38
234,85
9,86 421,89 16,13
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010 – 2012 của Dược Hậu Giang
Từ bảng số liệu 4.5 ta thấy sản lượng tiêu thụ nhóm sản phẩm qua 3 năm
đều tăng. Trong đó 4 nhóm Hô hấp, Giảm đau – hạ sốt, Vitamin – khoáng chất
và Kháng sinh có sản lượng nhiều hơn các nhóm còn lại. Tổng sản lượng năm
2011 là 2.616,08 trệu sản phẩm tăng 9,86% tương ứng 234,85 triệu sản phẩm
so với năm 2010. Cụ thể nhóm Hô hấp tăng 16,96% tương ứng 140,95 triệu
sản phẩm, Giảm đau – hạ sốt tăng 1,68% tương ứng 7,98 triệu sản phẩm,
Vitamin – khoáng chất tăng 3,23% tương đương 11,97 triệu sản phẩm, Kháng
sinh tăng 12,23% ứng với 40,98 triệu sản phẩm, Tiêu hóa và gan mật tăng
5,71% tương đương 9,99 triệu sản phẩm, Cơ – xương – khớp tăng 12,63% ứng
với 10,99 triệu sản phẩm, Tim mạch tăng 7,89% tương ứng 3 triệu sản phẩm,
nhóm Khác tăng 13,22% tương ứng 8,99 triệu sản phẩm. Sản lượng tiêu thụ
năm 2011 tăng do công ty đầu tư hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm
đưa ra thị trường nhiều sản phẩm mới. Hoạt động Marketing triển khai thông
suốt đến từng nhân viên, hệ thống phân phối cùng với lòng tin của người tiêu
dùng về chất lượng sản phẩm của Dược Hậu Giang.
Tổng sản lượng năm 2012 là 3.038,06 triệu sản phẩm tăng 16,13% tương
ứng 421,89 triệu sản phẩm so với năm 2011. Cụ thể nhóm Hô hấp tăng
16,52% tương ứng 160,56 triệu sản phẩm, Giảm đau – hạ sốt tăng 14,93%
tương ứng 72,25 triệu sản phẩm, Vitamin – khoáng chất tăng 16,76% tương
đương 64,19 triệu sản phẩm, Kháng sinh tăng 17,16% ứng với 64,51 triệu sản
phẩm, Tiêu hóa và gan mật tăng 14,22% tương đương 26,31 triệu sản phẩm,
Cơ – xương – khớp tăng 17,35% ứng với 17 triệu sản phẩm, Tim mạch tăng
50
18,63% tương ứng 7,64 triệu sản phẩm, nhóm Khác tăng 12,38% tương ứng
9,53 triệu sản phẩm. Nhờ công ty khai thác được lợi thế hệ thống phân phối
sâu rộng, uy tín thương hiệu và hoạt động Marketing hiệu quả nên lượng tiêu
thụ tăng.
Bảng 4.6: Số lượng tiêu thụ của nhóm sản phẩm qua 6 tháng đầu năm
2011 - 2013
Đvt: triệu sản phẩm
6 tháng đầu năm
Tên nhóm SP
Hô hấp
Giảm đau – hạ sốt
Kháng sinh
Dinh dưỡng
Cơ – xương – khớp
Gan mật
Tiêu hóa
Khác
Tổng
2011
454
282
179
164
66
63
49
80
1.337
2012
524
328
201
180
79
74
61
107
1.554
2013
585
379
237
218
94
92
67
119
1.791
Chênh lệch
6T.2012/6T.2011 6T.2013/6T.2012
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
lượng
(%)
lượng
(%)
70
15,42
61
11,64
46
16,31
51
15,55
22
12,29
36
17,91
16
9,76
38
21,11
13
19,70
15
18,99
11
17,46
18
24,32
12
24,49
6
9,84
27
33,75
12
11,21
217
16,23
237
15,25
Nguồn: Bản tin IR 6 tháng đầu năm 2011 – 2013 của Dược Hậu Giang
Qua bảng 4.6 ta có thể thấy 4 nhóm sản phẩm Hô hấp, Giảm đau – hạ
sốt, Kháng sinh, Dinh dưỡng chiếm số lượng nhiều trong tổng số lượng. Tổng
sản lượng 6 tháng đầu năm 2012 là 1.554 triệu sản phẩm tăng 16,23% tương
ứng 217 triệu sản phẩm so với 6 tháng cùng kỳ năm 2011. Trong đó nhóm Hô
hấp tăng 15,42% tương ứng 70 triệu sản phẩm, Giảm đau – hạ sốt tăng 16,31%
tương đương 46 triệu sản phẩm, Kháng sinh tăng 12,29% ứng với 22 triệu sản
phẩm, Dinh dưỡng tăng 9,76% tương ứng 16 triệu sản phẩm, Cơ – xương –
khớp tăng 19,70% tương đương 13 triệu sản phẩm, Gan mật tăng 17,46%
tương ứng 11 triệu sản phẩm, Tiêu hóa tăng 24,49% ứng với 12 triệu sản
phẩm, nhóm Khác tăng 33,75% tương ứng 27 triệu sản phẩm. Do nhu cầu tiêu
dùng thuốc tăng, thông qua các chương trình truyền thông nhiều nhãn hàng
của công ty ngày càng được người tiêu dùng nhận diện và tin dùng giúp cho
lượng tiêu thụ tăng.
Tổng sản lượng 6 tháng đầu năm 2013 là 1.791 triệu sản phẩm tăng
15,25% tương ứng 237 triệu sản phẩm so với 6 tháng cùng kỳ năm 2012.
Trong đó nhóm Hô hấp tăng 11,64% tương ứng 61 triệu sản phẩm, Giảm đau –
hạ sốt tăng 15,55% tương đương 51 triệu sản phẩm, Kháng sinh tăng 17,91%
ứng với 36 triệu sản phẩm, Dinh dưỡng tăng 21,11% tương ứng 38 triệu sản
51
phẩm, Cơ – xương – khớp tăng 18,99% tương đương 15 triệu sản phẩm, Gan
mật tăng 24,32% tương ứng 18 triệu sản phẩm, Tiêu hóa tăng 9,84% ứng với 6
triệu sản phẩm, nhóm Khác tăng 11,21% tương ứng 12 triệu sản phẩm.
Nguyên nhân tăng sản lượng do triển khai chiến lược bán hàng: “chi tiết – đều
đặn – không bỏ sót” đến từng nhân viên bán hàng, các chương trình Marketing
hỗ trợ bán hàng được triển khai đồng loạt, khuyến mãi truyền thông đến người
tiêu dùng.
b) Phân tích tình hình tiêu thụ của nhóm sản phẩm theo giá trị
Bảng 4.7: Doanh thu tiêu thụ của nhóm sản phẩm qua 3 năm 2010 -2012
Đvt: tỷ đồng
Năm
Tên nhóm SP
Hô hấp
Giảm đau – hạ sốt
Vitamin – khoáng chất
Kháng sinh
Tiêu hóa và gan mật
Mắt
Cơ – xương – khớp
Tim mạch
Khác
Tổng
2010
2011
2012
260,04
341 350,09
253,03
282 294,38
171,02
207 214,35
738,10
880,01 914,54
118,02
134 237,99
38,01
42
74,65
36
44
75,07
34
35,01
66,19
70,01
78 133,45
1.718,23 2.043,02 2.360,71
Chênh lệch
2011/2010
2012/2011
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
tiền
(%)
tiền
(%)
80,96
31,13
9,09
2,67
28,97
11,45 12,38
4,39
35,98
21,04
7,35
3,55
141,91
19,23 34,53
3,92
15,98
13,54 103,99
77,60
3,99
10,50 32,65
77,74
8
22,22 31,07
70,61
1,01
2,97 31,18
89,06
7,99
11,41 55,45
71,09
324,79
18,90 317,69
15,55
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010 – 2012 của Dược Hậu Giang
Từ bảng số liệu 4.7 cho thấy sự tăng trưởng doanh thu qua 3 năm chủ yếu
từ các nhóm sản phẩm như: Hô hấp, Giảm đau – hạ sốt, Vitamin – khoáng
chất, Kháng sinh, Tiêu hóa và gan mật. Năm 2011 tổng doanh thu tiêu thụ là
2.043,02 tỷ đồng tăng 324,79 tỷ đồng tương ứng 18,90% so với năm 2010. Cụ
thể doanh thu nhóm Hô hấp tăng 80,96 tỷ đồng tương ứng 31,13%, Giảm đau
– hạ sốt tăng 28,97 tỷ đồng tương đương 11,45%, Vitamin – khoáng chất tăng
35,98 tỷ đồng ứng với 21,04%, Kháng sinh tăng 141,91 tỷ đồng với tỷ lệ
19,23%, Tiêu hóa và gan mật tăng 15,98 tỷ đồng tương ứng 13,54%, Mắt tăng
3,99 tỷ đồng tương ứng 10,50%, Cơ – xương – khớp tăng 8 tỷ đồng ứng với
22,22%, Tim mạch tăng 1,01 tỷ đồng tương ứng 2,97%, nhóm Khác tăng 7,99
tỷ đồng ứng với 11,41%. Doanh thu tiêu thụ các nhóm sản phẩm tăng do lượng
tiêu thụ tăng, ảnh hưởng biến động giá xăng, dầu tăng đẩy chi phí đầu vào sản
xuất tăng và đẩy giá bán đầu ra tăng.
52
Năm 2012 tổng doanh thu tiêu thụ là 2.360,71 tỷ đồng tăng 317,69 tỷ
đồng tương ứng 15,55% so với năm 2011. Cụ thể doanh thu nhóm Hô hấp tăng
9,09 tỷ đồng tương ứng 2,67%, Giảm đau – hạ sốt tăng 12,38 tỷ đồng tương
đương 4,39%, Vitamin – khoáng chất tăng 7,35 tỷ đồng ứng với 3,55%, Kháng
sinh tăng 34,53 tỷ đồng với tỷ lệ 3,92%, Tiêu hóa và gan mật tăng 103,99 tỷ
đồng tương ứng 77,60%, Mắt tăng 32,65 tỷ đồng tương ứng 77,74%, Cơ –
xương – khớp tăng 31,07 tỷ đồng ứng với 70,61%, Tim mạch tăng 31,18 tỷ
đồng tương ứng 89,06%, nhóm Khác tăng 55,45 tỷ đồng ứng với 71,09%. Tuy
còn chịu chính sách quản lý của Nhà nước về giá bán nhưng giá cả đầu vào
vẫn tiếp tục tăng cộng thêm chi phí hoạt động truyền thông quảng bá sản phẩm
dẫn đến giá bán tăng. Bên cạnh đó sản lượng năm 2012 tiếp tục tăng giúp cho
doanh thu tăng trưởng.
Bảng 4.8: Doanh thu tiêu thụ của nhóm sản phẩm qua 6 tháng đầu năm
2011 - 2013
Đvt: tỷ đồng
6 tháng đầu năm
Tên nhóm SP
2011
2012
2013
Hô hấp
138,18
161,67
179,05
Giảm đau – hạ sốt
168,24
198,95
212,52
Kháng sinh
428,64
459,86
534,91
Dinh dưỡng
87,59
101,99
113,28
Tiêu hóa
47,79
61,12
67,60
Cơ – xương – khớp
47,89
60,28
63,93
Mắt
35,04
50,34
48,83
Khác
83,25
104,27
92,54
Tổng
1.036,62 1.198,48 1.312,66
Chênh lệch
6T.2012/6T.2011 6T.2013/6T.2012
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
tiền
(%)
tiền
(%)
23,49 16,99
17,38
10,75
30,71 18,25
13,57
6,82
31,22
7,28
75,05
16,32
14,40 16,44
11,29
11,07
13,33 27,89
6,48
10,60
12,39 25,87
3,65
6,06
15,30 43,66
(1,51)
(2,99)
21,02 25,25 (11,73) (11,25)
161,86 15,61 114,18
9,53
Nguồn: Bản tin IR 6 tháng đầu năm 2011 – 2013 của Dược Hậu Giang
Như số liệu được thể hiện ở bảng 4.8 ta thấy doanh thu tiêu thụ qua 6
tháng đầu năm 2011 – 2013 đều tăng phần lớn từ doanh thu của 4 nhóm sản
phẩm Hô hấp, Giảm đau – hạ sốt, Kháng sinh, Dinh dưỡng. Ở 6 tháng đầu năm
2012 tổng doanh thu đạt 1.198,48 tỷ đồng tăng 161,86 tỷ đồng tương ứng
15,61% so với 6 tháng cùng kỳ năm 2011. Trong đó doanh thu nhóm Hô hấp
tăng 23,49 tỷ đồng tương ứng 16,99%, Giảm đau – hạ sốt tăng 30,71 tỷ đồng
ứng với 18,25%, Kháng sinh tăng 31,22 tỷ đồng tương ứng 7,28%, Dinh
dưỡng tăng 14,40 tỷ đồng ứng với 16,44%, Tiêu hóa tăng 13,33 tỷ đồng tương
ứng 27,89%, Cơ – xương – khớp tăng 12,39 tỷ đồng ứng với 25,87%, Mắt
tăng 15,30 tỷ đồng tương ứng 43,66%, nhóm Khác tăng 21,02 tỷ đồng ứng với
53
25,25%. Do 6 tháng đầu năm 2012 giá vốn hàng bán và chi phí quản lý tăng
nên giá tăng cộng thêm sản lượng bán ra tăng dẫn đến doanh thu tiêu thụ tăng.
Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 tổng doanh thu đạt 1.312,66 tỷ đồng
tăng 114,18 tỷ đồng tương ứng 9,53% so với 6 tháng đầu năm 2012. Trong đó
doanh thu nhóm Hô hấp tăng 17,38 tỷ đồng tương ứng 10,75%, Giảm đau – hạ
sốt tăng 13,57 tỷ đồng ứng với 6,82%, Kháng sinh tăng 75,05 tỷ đồng tương
ứng 16,32%, Dinh dưỡng tăng 11,29 tỷ đồng ứng với 11,07%, Tiêu hóa tăng
6,48 tỷ đồng tương ứng 10,60%, Cơ – xương – khớp tăng 3,65 tỷ đồng ứng với
6,06%, Mắt giảm 1,51 tỷ đồng tương ứng 2,99%, nhóm Khác giảm 11,73 tỷ
đồng ứng với 11,25%. Nguyên nhân tăng doanh thu do sản lượng tiêu thụ tăng,
đồng thời giá bán 6 tháng đầu năm 2013 tăng vì chi phí bán hàng tăng mặt
khác để bù tốc độ lạm phát. Tuy nhóm sản phẩm dùng cho Mắt và nhóm Khác
doanh thu giảm nhưng không ảnh hưởng nhiều đến tổng doanh thu.
4.2.2 Phân tích tình hình tiêu thụ theo thị trường
4.2.2.1 Phân tích tình hình tiêu thụ theo thị trường qua 3 năm 2010 2012
Bảng 4.9: Doanh thu tiêu thụ trong và ngoài nước qua 3 năm 2010 – 2012
Đvt: tỷ đồng
Thị trường
Năm
Chênh lệch
2011/2010
2012/2011
2010
2011
2012
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
tiền
(%)
tiền
(%)
Nội địa
1.697
2.014
2.304
317 18,68
290 14,40
Xuất khẩu
21,23
29,02
56,71
7,79 36,69
27,69 95,42
Tổng
1.718,23 2.043,02 2.360,71 324,79 18,90 317,69 15,55
Nguồn : Phòng Quản trị Dược Hậu Giang
Đối với thị trường xuất khẩu
Xuất khẩu là một thị trường tiềm năng và cũng là chiến lược trọng tâm
của Dược Hậu Giang để mở rộng và tăng doanh số cho công ty. Hoạt động
xuất khẩu của doanh nghiệp bước đầu tập trung phát triển tại một số thị trường
có nền kinh tế tương đồng với Việt Nam, sau đó mở rộng sang các thị trường
có quy mô lớn. Công ty đã xuất khẩu tại các thị trường như: Moldova,
Ukraina, Myanmar, Nga, Mông Cổ, Campuchia, Singapore,… Tổng số sản
phẩm được cấp phép lưu hành tại các nước này là trên 50 sản phẩm. Từ bảng
4.9 ta thấy doanh thu xuất khẩu năm 2010 đạt 21,23 tỷ đồng xuất khẩu chủ yếu
là nhóm đông dược với thế mạnh nguồn thảo dược thiên nhiên của Việt Nam.
Năm 2011 doanh thu là 29,02 tỷ đồng tăng 7,79 tỷ đồng tương ứng tăng
54
36,69% so với năm 2010, xuất khẩu chủ yếu thuộc nhóm dược liệu, kháng
sinh, vitamin. Đồng thời phát triển thêm 25 sản phẩm mới vào đơn đặt hàng
của các khách hàng, tham gia 3 đợt triển lãm tại hội chợ nước ngoài. Sang năm
2012 Dược Hậu Giang tiếp tục xuất khẩu những mặt hàng do công ty tự sản
xuất, tuy một số sản phẩm gặp khó khăn trong việc xin cấp lại visa tại thị
trường Đông Âu nhưng doanh thu vẫn đạt 56,71 tỷ đồng tăng 27,69 tỷ đồng
tương ứng tăng 95,42% so với năm 2011.
Đối với thị trường nội địa
Qua bảng số liệu 4.9 cho thấy thị trường nội địa luôn đóng góp một phần
lớn vào trong tổng doanh thu. Năm 2010 doanh thu đạt 1.697 tỷ đồng, sang
năm 2011 là 2.014 tỷ đồng tăng 317 tỷ đồng tương ứng 18,68% so với năm
2010. Năm 2012 doanh thu tiêu thụ đạt 2.304 tỷ đồng tăng 290 tỷ đồng ứng
với 14,40% so với năm 2011. Để thấy rõ hơn sự tăng trưởng doanh thu của thị
trường trong nước ta sẽ phân tích cụ thể doanh thu từng khu vực.
Bảng 4.10: Doanh thu từng vùng trong nước qua 3 năm 2010 – 2012
Đvt: tỷ đồng
Chênh lệch
Năm
2011/2010
2012/2011
Thị trường
2010
2011
2012 Số tiền
Tỷ lệ
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
(%)
Miền Bắc
630
773
962
143
22,70
189
24,45
Miền Trung
327
422
520
95
29,05
98
23,22
Miền Đông
259
312
391
53
20,46
79
25,32
TP.HCM
241
263
276
22
9,13
13
4,94
MeKong
240
244
155
4
1,67
(89)
(36,47)
1.697
2.014
2.304
317
18,68
290
14,40
Tổng
Nguồn: Phòng Quản trị tài chính Dược Hậu Giang
Qua bảng 4.10 ta thấy miền Bắc và miền Trung là hai thị trường có doanh
thu tiêu thụ lớn trong các thị trường của công ty đồng thời có doanh số bán
tăng liên tục qua các năm. Cụ thể miền Bắc năm 2011 doanh thu tiêu thụ tăng
143 tỷ đồng với tỷ lệ 22,70% so với năm 2010. Năm 2012 tiếp tục tăng 189 tỷ
đồng tương ứng 24,45% so với năm 2011. Đây là thị trường xa nhất đối với
địa điểm sản xuất của công ty, các khoản chi phí cho hoạt động tiêu thụ sản
phẩm cao hơn so với các thị trường khác. Nhưng do thị trường ít đối thủ cạnh
tranh và nhờ hoạt động marketing đẩy mạnh truyền thông đến người tiêu dùng
55
nên doanh thu của miền Bắc tăng qua các năm. Miền Trung là nơi có địa hình
hiểm trở nên việc đưa sản phẩm đến người dân còn gặp nhiều khó khăn. Tuy
nhiên năm 2011 doanh thu đạt 422 tỷ đồng tăng 95 tỷ đồng so với 2010 tương
ứng 29,05%, đến năm 2012 lại tăng 98 tỷ đồng với tỷ lệ 23,22% so với năm
2011. Tình hình doanh thu qua các năm tăng do thị trường này là vùng thường
xuyên chịu nhiều thiên tai, bệnh tật từ thiên nhiên nên nhu cầu sử dụng thuốc
để chữa bệnh rất cao.
Miền Đông là thị trường có doanh thu lớn thứ ba trong tổng doanh thu,
năm 2011 doanh số tiêu thụ tăng 53 tỷ đồng tương ứng 20,46% so với năm
2010, năm 2012 doanh thu tăng 25,32% với số tiền 79 tỷ đồng so với 2011. Vì
đây là khu vực có nền kinh phát triển cùng với mạng lưới đủ mạnh để thực
hiện có hiệu quả công tác khám – điều trị, các chương trình y tế cộng đồng và
chăm sóc sức khỏe người dân trên địa bàn do đó doanh thu tiêu thụ của thị
trường này liên tục tăng. Thị trường Hồ Chí Minh tình hình doanh thu biến
động nhẹ, năm 2011 đạt 263 tỷ đồng tăng 22 tỷ đồng (9,13%) so với năm
2010, đến năm 2012 doanh số là 276 tỷ đồng tăng 13 tỷ đồng (4,94%) so với
2011. Thành phố Hồ Chí Minh với dân số đông cộng thêm một lượng lớn dân
vãng lai và phát triển nhiều khu công nghiệp nên tình trạng ô nhiễm môi
trường, các tệ nạn xã hội xuất hiện. Vì vậy đã phát sinh nhu cầu lớn về y tế và
chăm sóc sức khỏe. MeKong được xem như là thị trường chính của Dược Hậu
Giang vì có nhiều ưu thế hơn so với các thị trường khác như: gần trụ sở công
ty, thuận lợi cho việc quản lý và tiết kiệm chi phí bán hàng. Năm 2011 doanh
số bán tăng nhẹ chỉ 4 tỷ đồng tương ứng 1,67% so với 2010, năm 2012 doanh
thu khu vực này giảm mạnh đến 89 tỷ đồng ứng với 36,47% so với năm 2011
do ảnh hưởng của biến động thị trường, sức mua của người tiêu dùng giảm.
4.2.2.2 Phân tích tình hình tiêu thụ theo thị trường qua 6 tháng đầu
năm 2011 - 2013
Bảng 4.11: Doanh thu tiêu thụ trong và ngoài nước qua 6 tháng đầu năm
2011 – 2013
Đvt: tỷ đồng
Thị trường
6 tháng đầu năm
Chênh lệch
6T.2012/6T.2011 6T.2013/6T.2012
2011
2012
2013
Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)
Nội địa
1.019
1.175
1.281
156
15,31
106
9,02
Xuất khẩu
17,62
23,48
31,66
5,86
33,26
8,18
34,84
Tổng
1.036,62 1.198,48 1.312,66 161,86
15,61 114,18
9,53
Nguồn : Phòng Quản trị tài chính Dược Hậu Giang
56
Đối với thị trường xuất khẩu
Bên cạnh chiến lược mở rộng mạng lưới phân phối trong nước, chiến
lược lâu dài của Dược Hậu Giang là mở rộng thị trường xuất khẩu sang các
nước Đông Âu và các nước trong khối ASEAN. Dù chưa đạt như kỳ vọng
nhưng doanh thu xuất khẩu của công ty qua 6 tháng đầu năm 2011 – 6 tháng
đầu năm 2013 đều tăng. Bảng 4.11 cho ta thấy giai đoạn 6 tháng 2011 doanh
thu xuất khẩu là 17,62 tỷ đồng xuất khẩu ở các nước như: Moldova, Mông Cổ,
Campuchia…Sang 6 tháng đầu năm 2012 có thêm 15 số đăng ký sản phẩm
mới, nhận đơn đặt hàng xuất khẩu sang Nga, Campuchia, Singapore, Mông
Cổ, Lào. Ngoài ra còn giao dịch với các khách hàng mới ở Jordan, Ghana, Iran
nên doanh thu đạt 23,48 tỷ đồng tăng 5,86 tỷ đồng ứng với 33,26% so với 6
tháng cùng kỳ 2011. Giai đoạn 6 tháng 2013 doanh thu xuất khẩu là 31,66 tỷ
đồng tăng 8,18 tỷ đồng ứng với tỷ lệ 34,84% thu được từ những thị trường đã
xuất khẩu cộng thêm các thị trường mới như Afaganistan, Indonesia,
Philippin,…bên cạnh đó công ty còn phát triển thêm 50 sản phẩm mới.
Đối với thị trường nội địa
Từ bảng 4.11 ta có thể nhận thấy thị trường tiêu thụ chủ yếu của công ty
là thị trường trong nước. Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 doanh thu đạt 1.175
tỷ đồng tăng 156 tỷ đồng tương ứng 15,31% so với 6 tháng cùng kỳ năm 2011.
Đến 6 tháng đầu năm 2013 doanh thu nội địa đạt 1.281 tỷ đồng tăng 106 tỷ
đồng ứng với 9,02% so với 6 tháng đầu năm 2012. Sự tăng trưởng doanh thu
nhờ lợi thế về mạng lưới tiêu thụ sản phẩm theo khu vực địa lý.
Bảng 4.12: Doanh thu từng vùng trong nước qua 6 tháng đầu năm 2011 – 2013
Đvt: tỷ đồng
Chênh lệch
6 tháng đầu năm
6T.2012/6T.2011 6T.2013/6T.2012
Thị trường
Tỷ lệ
Tỷ lệ
2011
2012
2013
Số tiền
Số tiền
(%)
(%)
Miền Bắc
393
474
506
81
1,21
32
6,75
Miền Trung
205
271
280
66
32,20
9
3,32
Miền Đông
143
181
225
38
26,57
44
24,31
TP.HCM
133
119
146
(14)
(0,89)
27
22,68
MeKong
145
130
124
(15)
(10,34)
(6)
(4,62)
1.019
1.175
1.281
156
15,31
106
9,02
Tổng
Nguồn: Phòng Quản trị tài chính Dược Hậu Giang
57
Như được thể hiện ở bảng 4.12 thị trường có doanh số cao nhất là miền
Bắc, 6 tháng đầu năm 2012 đạt 474 tỷ đồng tăng 81 tỷ đồng (1,21%) so với 6
tháng cùng kỳ 2011 và 6 tháng đầu năm 2013 đạt 506 tỷ đồng tăng 32 tỷ đồng
(6,75%) so với 6 tháng đầu năm 2012. Khu vực này có mật độ dân cư dày đặc
nhưng việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần đến mỗi người dân cũng như
các nhu cầu phúc lợi xã hội còn hạn chế. Ngoài ra, tình hình dịch bệnh và thiên
tai gia tăng gây thiệt hại lớn nên nhu cầu sử dụng thuốc của người lao động
tăng. Xếp ngay sau miền Bắc là miền Trung doanh thu 6 tháng đầu năm 2012
tăng 66 tỷ đồng tương ứng 32,20% so với 6 tháng đầu năm 2011, 6 tháng đầu
năm 2013 tiếp tục tăng 9 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ 3,32% so với 6 tháng cùng
kỳ 2012. Công tác y tế dự phòng được tăng cường, tình hình dịch bệnh được
kiểm soát chặt chẽ, các dịch bệnh thường xảy ra được phát hiện và xử lý kịp
thời không để lây lan thành dịch, không có trường hợp tử vong. Riêng các
bệnh tay – chân – miệng, sốt xuất huyết, sốt rét có gia tăng nên việc dùng
thuốc chữa bệnh làm cho doanh thu tiêu thụ của thị trường này tăng.
Miền Đông doanh thu tiêu thụ biến động không nhiều 6 tháng đầu năm
2012 tăng 38 tỷ đồng ứng với 26,57% so với 6 tháng 2011, giai đoạn này dịch
bệnh sốt xuất huyết, tay – chân – miệng diễn biến phức tạp do đó nhu cầu
khám – chữa bệnh của người dân tăng. Đến 6 tháng đầu năm 2013 tình hình
dịch bệnh tăng so với cùng kỳ năm 2012 nên doanh số tăng 44 tỷ đồng tương
ứng 24,31%. Thị trường thành phố Hồ Chí Minh 6 tháng đầu năm 2012 số ca
mắc sốt xuất huyết giảm, dịch tay – chân – miệng vẫn xuất hiện nhưng không
bùng phát thành ổ dịch cùng với kế hoạch bình ổn thị trường các mặt hàng
thuốc thiết yếu để tiết kiệm chi phí cho người bệnh nên doanh thu tiêu thụ
giảm 14 tỷ đồng với tỷ lệ 0,89% so với 6 tháng đầu năm 2011. Bước sang 6
tháng đầu năm 2013 tình trạng dịch bệnh có xu hướng giảm tuy nhiên người
dân ở khu vực này thu nhập tương đối cao hơn các khu vực khác nên họ không
không những quan tâm chăm lo cuộc sống mà còn quan tâm chăm sóc sức
khỏe cộng thêm giá thuốc giai đoạn này tăng vì vậy làm cho doanh thu tăng 27
tỷ đồng tương ứng 22,68% so với giai đoạn cùng kỳ năm 2012.
Khu vực MeKong giá cả tiêu dùng còn đứng ở mức cao, sức mua của
người dân giảm mạnh. Trong khi dịch bệnh tay – chân – miệng đang diễn biến
phức tạp thì việc phòng chống dịch bệnh vẫn còn lúng túng, người dân vẫn còn
chủ quan với dich bệnh do đó doanh thu thị trường 6 tháng đầu năm 2012
giảm 15 tỷ đồng ứng với 10,34% so với 6 tháng cùng kỳ 2011. So với 6 tháng
đầu năm 2012 thì ở 6 tháng đầu năm 2013 hầu hết các bệnh có số ca mắc bệnh
giảm, ngoại trừ bệnh tay – chân – miệng tăng cao và có vài trường hợp nhiễm
58
cúm nhưng cách thức phòng chống bệnh của mọi người chưa cao nên doanh số
vẫn còn giảm, cụ thể giảm 6 tỷ đồng tương ứng 4,62%.
4.3 PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN TỐ SẢN
LƯỢNG VÀ GIÁ BÁN ĐẾN DOANH THU
Trong nền kinh tế cạnh tranh gay gắt thì việc dù tăng hay giảm 1 đồng
doanh thu đều có ý nghĩa rất quan trọng đến hoạt động kinh doanh của công
ty. Những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu là nhân tố sản lượng và
nhân tố giá bán. Ta có: Doanh thu tiêu thụ = Sản lượng x Giá bán. Áp dụng
phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân
tố số lượng và giá bán đến doanh thu tiêu thụ của từng sản phẩm.
Gọi L0 là doanh thu tiêu thụ năm trước
L1 : doanh thu tiêu thụ năm sau
Q0 : số lượng tiêu thụ năm trước
Q1 : số lượng tiêu thụ năm sau
P0 : giá bán năm trước
P1 : giá bán năm sau
Công thức: Q = Q1P0 – Q0P0
P = Q1P1 – Q1P0
L = Q1P1 – Q0P0
Hapacol – thuốc giảm đau, Klamentin – thuốc kháng sinh là hai nhãn
hàng chủ lực của Dược Hậu Giang có sự tăng trưởng ổn định cả về số lượng
và doanh thu tiêu thụ. Hai dòng sản phẩm này được sản xuất dưới nhiều dạng:
viên nén, viên nén sủi bọt, viên nén bao phim, viêng nang, thuốc bột,… Trong
đó Hapacol sủi dạng viên nén sủi bọt, Klamentin 1g dạng viên nén bao phim
có sản lượng và doanh thu tiêu thụ nhiều nhất.
4.3.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của hai sản
phẩm chủ lực qua 3 năm 2010 – 2012
Bảng 4.13 : Sản lượng và giá bán hai sản phẩm chủ lực của công ty qua 3 năm
2010 – 2012
Đvt: đồng
Sản phẩm
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Q2010
Hapacol sủi (viên)
Klamentin 1g (viên)
P2010
Q2011
P2011
Q2012
P2012
24.635.491
1.195 27.798.694
1.277 29.316.535
1.333
7.895.413
7.967 10.306.933
8.311
7.573
Nguồn: Phòng Quản trị tài chính Dược Hậu Giang
59
8.735.098
Lấy số liệu từ bảng 4.13 và dùng phương pháp thay thế liên hoàn, ta có
thể lập được bảng phân tích mức độ ảnh hưởng của nhân tố sản lượng và giá
bán đến doanh thu qua 3 năm 2010 – 2012.
Bảng 4.14 : Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của hai sản phẩm chủ lực
năm 2010 – 2011
Đvt: đồng
Chỉ tiêu
Sản phẩm
Hapacol sủi (viên)
Klamentin 1g (viên)
∆Q
3.780.027.585
19.212.579.840
∆P
2.279.492.908
3.545.584.952
∆L
6.059.520.493
22.758.164.792
Nguồn: Tính toán từ bảng 4.13
Theo bảng số liệu 4.14 ta nhận thấy nhân tố sản lượng và giá bán sản
phẩm Klamentin 1g có ảnh hưởng đến doanh thu nhiều nhất trong giai đoạn
2010 – 2011. Mặt hàng Klamentin 1g đẩy doanh thu tăng 22.758.164.792 đồng
do ảnh hưởng của khối lượng sản phẩm bán ra tăng 19.212.579.840 đồng và
giá bán tăng 3.545.584.952 đồng. Hapacol sủi làm doanh thu tăng
6.059.520.493 đồng chịu ảnh hưởng của sản lượng tăng 3.780.027.585 đồng,
giá bán tăng 2.279.492.908 đồng. Trong điều kiện môi trường kinh doanh còn
nhiều khó khăn nhờ bám sát chiến lược – kế hoạch đề ra, cùng với sự quyết
tâm của toàn thể người lao động và lòng tin của hệ thống điều trị, người tiêu
dùng về chất lượng sản phẩm Dược Hậu Giang nên sản lượng tăng mạnh. Do
tác động của giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng nên giá bán tăng.
Bảng 4.15 : Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của hai sản phẩm chủ lực
năm 2011 – 2012
Đvt: đồng
Chỉ tiêu
Sản phẩm
Hapacol sủi (viên)
Klamentin 1g (viên)
∆Q
1.938.282.957
(13.063.520.685)
∆P
1.641.725.960
(6.446.502.324)
∆L
3.580.008.917
(19.510.023.009)
Nguồn: Tính toán từ bảng 4.13
Thông qua bảng phân tích 4.15 ta thấy mức độ ảnh hưởng của từng sản
phẩm đến doanh thu tiêu thụ giai đoạn 2011 – 2012 thay đổi không theo một
chiều hướng nhất định. Cụ thể sản phẩm Hapacol sủi cả hai nhân tố sản lượng
và giá bán đều tăng đã làm doanh thu tăng 3.580.008.917 đồng, trong đó ảnh
hưởng của sản lượng tăng 1.938.282.957 đồng, giá bán tăng 1.641.725.960
60
đồng. Nhân tố khối lượng tăng là do nhu cầu của quá trình tiêu thụ nên lượng
sản phẩm sản xuất ra nhiều, bênh cạnh chi phí sản xuất công ty còn chi cho
hoạt động truyền thông quảng bá nhãn hàng đến người tiêu dùng nên giá bán
tăng để đảm bảo có lợi nhuận trong mặt hàng này. Với mặt hàng Klamentin 1g
chịu ảnh hưởng của khối lượng bán ra giảm 13.063.520.685 đồng và giá bán
giảm 6.446.502.324 đồng. Do sức mua của mặt hàng này giảm cùng với giá
bán tương đối thấp vì đối tượng tiêu thụ chủ yếu là tầng lớp bình dân nên khi
lượng tiêu thụ và giá bán giảm làm cho doanh thu giảm 19.510.023.009 đồng.
4.3.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của hai sản
phẩm chủ lực qua 6 tháng đầu năm 2011 – 2013
Bảng 4.16 : Sản lượng và giá bán hai sản phẩm chủ lực của công ty qua 6
tháng đầu năm 2011 – 2013
Đvt: đồng
Sản phẩm
6 tháng 2011
6 tháng 2012
6 tháng 2013
Q6/2011
Hapacol sủi (viên)
P6/2011
Q6/2012
P6/2012
Q6/2013
P6/2013
14.427.265 1.270 13.276.412 1.332 14.400.895 1.516
Klamentin 1g (viên)
4.551.696 8.530 3.817.977 7.931 6.766.115 8.321
Nguồn: Phòng Quản trị tài chính Dược Hậu Giang
Lấy số liệu từ bảng 4.16 và dùng phương pháp thay thế liên hoàn, ta có
thể lập được bảng phân tích mức độ ảnh hưởng của nhân tố sản lượng và giá
bán đến doanh thu qua 6 tháng đầu năm 2011 – 2013.
Bảng 4.17 : Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của hai sản phẩm chủ lực 6
tháng đầu năm 2011 – 2012
Đvt: đồng
Chỉ tiêu
Sản phẩm
Hapacol sủi (viên)
Klamentin 1g (viên)
∆Q
(1.461.583.310)
(6.528.623.070)
∆P
823.137.544
(2.286.968.223)
∆L
(638.445.766)
(8.545.591.293)
Nguồn: Tính toán từ bảng 4.16
Qua bảng 4.17 ta nhận thấy mức độ của hai sản phẩm giai đoạn 6 tháng
2011 – 2012 đến doanh thu tiêu thụ không đồng nhất. Sản phẩm Hapacol sủi
mức độ ảnh hưởng của nhân tố khối lượng và giá bán lại ngược nhau, nhân tố
sản phẩm bán ra giảm 1.461.583.310 đồng nhiều hơn sự tăng lên 823.137.544
đồng của nhân tố giá bán làm doanh thu giảm 638.445.766 đồng. Đối với sản
phẩm Klamentin 1g doanh thu tiêu thụ giảm 8.545.591.293 đồng do chịu ảnh
61
hưởng của sản lượng giảm 6.528.623.070 đồng và giá bán giảm 2.286.968.223
đồng. Lượng bán ra giảm do nguyên liệu nhập khẩu trên đà gia tăng và danh
mục sản phẩm thay đổi, còn giá bán tăng, giảm vì ảnh hưởng của biến động thị
trường.
Bảng 4.18 : Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của hai sản phẩm chủ lực 6
tháng 2012 – 2013
Đvt: đồng
Nhân tố ảnh hưởng
Sản phẩm
Hapacol sủi (viên)
Klamentin 1g (viên)
∆Q
1.629.679.356
23.381.682.478
∆P
2.667.980.680
2.638.784.850
∆L
4.297.660.036
26.020.467.328
Nguồn: Tính toán từ bảng 4.16
Như được thể hiện ở bảng 4.18 ta nhận thấy trong 6 tháng đầu năm 2013
nhân tố khối lượng và giá bán của hai mặt hàng đều tăng so với 6 tháng cùng
kỳ 2012. Hapacol sủi đẩy doanh thu tăng 4.297.660.036 đồng chịu ảnh hưởng
bởi hai yếu tố sản lượng tăng 1.629.679.356 đồng, giá bán tăng 2.667.980.680
đồng. Klamentin 1g nhân tố khối lượng ảnh hưởng tăng 23.381.682.478 đồng
nhiều hơn sự tăng lên 2.638.784.850 đồng của nhân tố giá bán làm doanh thu
tăng 26.020.467.328 đồng. Nguyên nhân sản lượng tăng là vì các chương trình
marketing hỗ trợ bán hàng được triển khai đồng loạt, tập trung nhiều chương
trình giới thiệu sản phẩm, khuyến mại đến người tiêu dùng. Giá bán tăng để bù
tốc độ lạm phát.
4.4 MỘT SỐ CHỈ SỐ TÀI CHÍNH PHẢN ÁNH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ
4.4.1 Tỷ số hoạt động tồn kho
Bảng 4.19 :Tỷ số hoạt động tồn kho của công ty qua 3 năm 2010 – 2012
Chỉ tiêu
Doanh thu thuần
Giá trị bình quân hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho
Đơn vị tính
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Vòng
2010
2.034
327
6,22
Năm
2011
2.491
431
5,78
2012
2.931
514
5,70
Nguồn: Phòng Quản trị tài chính Dược Hậu Giang
Qua bảng 4.19 cho ta thấy năm 2010 hàng tồn kho của công ty quay được
6,22 vòng một năm để tạo ra doanh thu, năm 2011 vòng quay này giảm còn
5,78 vòng nghĩa là hàng tồn kho của công ty quay được 5,78 vòng một năm để
tạo ra doanh thu. Sang năm 2012 vòng quay này tiếp tục giảm còn 5,70 vòng
62
tức là hàng tồn kho của công ty quay được 5,70 vòng một năm để tạo ra doanh
thu. Vòng quay hàng tồn kho của công ty qua 3 năm đều giảm cho thấy lượng
tồn kho nhiều, hiệu quả quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp chưa cao vì
vậy công ty cần xem xét để có hướng giải quyết tốt hơn.
Bảng 4.20: Tỷ số hoạt động tồn kho của công ty qua 6 tháng đầu năm
2011 - 2013
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
6 tháng đầu năm
2011
2012
2013
Doanh thu thuần
Tỷ đồng
1.160
1.312
1.549
Giá trị bình quân hàng tồn kho
Tỷ đồng
455
558
597
Vòng quay hàng tồn kho
Vòng
2,55
2,35
2,59
Nguồn: Phòng Quản trị tài chính Dược Hậu Giang
Từ bảng 4.20 ta thấy vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp 6 tháng
đầu năm 2011 quay được 2,55 vòng để tạo ra doanh thu, 6 tháng cùng kỳ năm
2012 hiệu quả quản lý hàng tồn kho giảm chỉ quay được 2,35 vòng để tạo ra
doanh thu. Đến 6 tháng đầu năm 2013 hiệu quả quản lý hàng tồn kho tăng lên
quay được 2,59 vòng để tạo ra doanh thu. Doanh nghiệp cần xác định mức dự
trữ hàng tồn kho ở mức hợp lý để nâng cao vòng quay hàng tồn kho của doanh
nghiệp.
4.4.2 Kỳ thu tiền bình quân
Bảng 4.21 : Kỳ thu tiền bình quân của công ty qua 3 năm 2010 – 2012
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm
2010
2011
2012
Doanh thu thuần
Tỷ đồng
2.034
2.491
2.931
Giá trị bình quân khoản phải thu
Tỷ đồng
372
468
532
Vòng quay khoản phải thu
Vòng
5,47
5,32
5,51
Kỳ thu tiền bình quân
Ngày
66
68
65
Nguồn: Phòng Quản trị tài chính Dược Hậu Giang
Bảng 4.21 cho ta thấy thời gian thu tiền bán hàng của công ty cao và có
sự tăng, giảm qua 3 năm 2010 - 2011. Kỳ thu tiền bình quân của công ty năm
2010 là 66 ngày, đến năm 2011 tăng lên là 68 ngày nhưng năm 2012 giảm còn
65 ngày. Thời gian thu tiền của doanh nghiệp cao là do theo đuổi mục tiêu
chiếm lĩnh thị phần nên Dược Hậu Giang áp dụng chính sách nới lỏng kỳ hạn
thanh toán cho khách hàng. Tình hình kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, khó
lường trước biến động có thể xảy ra. Mặt khác thị phần của doanh nghiệp hiện
tại đã ổn định, do đó để dòng tiền lưu chuyển tốt thì công ty nên quản lý chặt
chẽ các khoản phải thu.
63
Bảng 4.22 : Kỳ thu tiền bình quân của công ty 6 tháng đầu năm 2011 – 2013
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
6 tháng đầu năm
2011
2012
2013
Doanh thu thuần
Tỷ đồng
1.160
1.312
1.549
Giá trị bình quân khoản phải thu
Tỷ đồng
395
493
572
Vòng quay khoản phải thu
Vòng
2,94
2,66
2,71
Kỳ thu tiền bình quân
Ngày
61
68
66
Nguồn: Phòng Quản trị tài chính Dược Hậu Giang
Qua bảng 4.22 ta thấy 6 tháng đầu năm 2012 tốc độ thu hồi nợ của công
ty chậm do chỉ số vòng quay khoản phải thu thấp. Cụ thể kỳ thu tiền bình quân
6 tháng đầu năm 2011 là 61 ngày đến 6 tháng cùng kỳ năm 2012 tăng lên 68
ngày. Tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2013 nhanh vì chỉ
số vòng quay khoản phải thu tăng, kỳ thu tiền bình quân giảm còn 66 ngày so
với 6 tháng đầu năm 2012. Thời hạn thu tiền từ khách hàng càng cao sẽ ảnh
hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty. Vì vậy công ty cần chú
trọng đến các chính sách thanh toán cho khách hàng.
4.4.3 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS)
Bảng 4.23 : Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu của công ty qua 3 năm
2010 – 2012
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm
2010
2011
2012
Lợi nhuận ròng
Tỷ đồng
383
420
491
Doanh thu thuần
Tỷ đồng
2.034
2.491
2.931
Lợi nhuận ròng/doanh thu (ROS)
%
18,83
16,86
16,75
Nguồn: Phòng Quản trị tài chính Dược Hậu Giang
Qua bảng 4.23 ta nhận thấy tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu thuần
qua 3 năm 2010 – 2012 đều giảm. Năm 2010 trong 100 đồng doanh thu thì tạo
được 18,83 đồng lợi nhuận ròng. Năm 2011 ROS giảm còn 16,86% tức là
trong 100 đồng doanh thu đem lại 16,86 đồng lợi nhuận ròng. Sang năm 2012
ROS tiếp tục giảm cụ thể trong 100 đồng doanh thu mang lại 16,75 đồng lợi
nhuận ròng. ROS giảm do chi phí có tốc độ tăng nhanh hơn doanh thu, công ty
cần có biện pháp đẩy mạnh việc tăng doanh thu để đưa tỷ suất lợi nhuận ròng
trên doanh thu tăng.
64
Bảng 4.24 : Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu của công ty 6 tháng đầu
năm 2011 – 2013
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
6 tháng đầu năm
2011
2012
2013
Lợi nhuận ròng
Tỷ đồng
209
263
245
Doanh thu thuần
Tỷ đồng
1.160
1.312
1.549
Lợi nhuận ròng/doanh thu (ROS)
%
18,02
20,05
15,82
Nguồn: Phòng Quản trị tài chính Dược Hậu Giang
Bảng 4.24 cho thấy tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu của doanh
nghiệp tăng, giảm qua 6 tháng đầu năm. Ở 6 tháng đầu năm 2011 trong 100
đồng doanh thu thì tạo được 18,02 đồng lợi nhuận ròng. Sang 6 tháng đầu năm
2012 ROS tăng 20,05% nghĩa là trong 100 đồng doanh thu đem lại 20,05 đồng
lợi nhuận ròng. Qua đó cho thấy tốc độ tăng của doanh thu vẫn còn cao hơn
tốc độ tăng của chi phí. Nhưng 6 tháng đầu năm 2013 ROS giảm còn 15,82%
tức là trong 100 đồng doanh thu mang lại 15,82 đồng lợi nhuận ròng. Sự giảm
xuống này do tốc độ tăng của doanh thu thấp hơn tốc độ tăng của chi phí.Công
ty quan tâm đến việc kiểm soát chi phí, xem xét giảm những chi phí không cần
thiết để tăng tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu.
65
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ
TOÁN VÀ ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG
5.1 ĐÁNH GIÁ
Qua hơn 37 năm hình thành phát triển, tầm nhìn – nỗ lực đã dẫn Dược
Hậu Giang đến vị trí số 1 và đứng vững ở vị trí đó từ năm 1996 đến nay.
Trong cơ chế thị trường cạnh tranh khá gay gắt hiện nay, việc sản phẩm của
công ty phải cạnh tranh với các công ty khác trong và ngoài nước là điều
không thể tránh khỏi. Mặc dù vậy, Dược Hậu Giang vẫn tự chủ trong mọi hoạt
động sản xuất kinh doanh, không ngừng cải tiến quy trình sản xuất, ứng dụng
công nghệ sinh học trong bào chế,…Cùng với việc thực hiện chiến lược về
marketing, chiến lược về sản phẩm công ty đã đưa ra thị trường nhiều sản
phẩm mới. Tuy nhiên công ty vẫn còn một số hạn chế như:
- Trong cơ cấu hàng Dược Hậu Giang tự sản xuất thì sản lượng và doanh
thu tiêu thụ nhóm thực phẩm chức năng và mỹ phẩm còn thấp. Do vài năm gần
đây thị trường thực phẩm chức năng phát triển nhưng đi kèm với sự phát triển
đó là khá nhiều bất cập về chất lượng, giá cả, người tiêu dùng chưa có cái nhìn
đúng đắn về sản phẩm này nên gây ra hoang mang. Công ty lại chưa đẩy mạnh
phổ biến, tuyên truyền rộng rãi cho người dân về giá trị thực tiễn và cách sử
dụng thực phẩm chức năng. Mặt hàng mỹ phẩm của Dược Hậu Giang còn hạn
chế về chủng loại cũng như mẫu mã nên chưa thu hút nhiều người.
- Thị trường xuất khẩu doanh thu còn thấp, đơn đặt hàng xuất khẩu sang
các nước phát triển chưa nhiều. Rào cản lớn nhất cho hoạt động xuất khẩu là
thời gian đăng ký sản phẩm ở các nước khá lâu, bên cạnh đó phải đáp ứng
những tiêu chuẩn khắt khe khác nhau của từng quốc gia.
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP
- Công ty nên chú trọng tăng cường quảng cáo, tổ chức các buổi hội thảo
phổ biến những thông tin thực tiễn về tác dụng, cách sử dụng thực phẩm chức
năng. Đối với hàng mỹ phẩm công ty cần đầu tư nghiên cứu cho ra thị trường
những sản phẩm mới, đa dạng về chủng loại cũng như mẫu mã để thu hút
người tiêu dùng.
- Để mở rộng thị trường xuất khẩu Dược Hậu Giang cần sự hỗ trợ của các
cơ quan Nhà nước trong việc tìm kiếm thông tin về ngành hàng và thị trường,
những hoạt động xúc tiến thương mại,…. Phối hợp với các cơ quan ban ngành
để công ty hiểu biết sâu sắc về pháp luật và thông lệ quốc tế.
66
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Ngành Dược là ngành có vai trò quan trọng do sản phẩm thuộc nhu cầu
thiết yếu, vẫn đạt được mức tăng trưởng ổn định trong bối cảnh khó khăn của
nền kinh tế. Tổng giá trị tiền thuốc tăng trưởng mạnh hàng năm, cao hơn
nhiều so với tốc độ tăng trưởng GDP. Điều này chứng tỏ tăng trưởng của thị
trường dược phẩm Việt Nam chủ yếu dựa trên yếu tố về sản lượng do dân số
trẻ, đông và nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng. Song, nó cũng cho
thấy những rủi ro ngành phải gánh chịu: giá bán chịu sự quản lý chặt chẽ của
Nhà nước trong khi đa phần các doanh nghiệp dược trong nước đều sản xuất
thuốc generic, phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu. Từ đó, mức độ cạnh tranh
ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Dẫn đầu ngành công nghiệp Dược Việt Nam nhiều năm liền, tốc độ tăng
trưởng cao hơn hoặc xấp xỉ tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành. Mặc dù
vậy Dược Hậu Giang vẫn luôn xác định con đường phía trước còn nhiều thách
thức, trang bị cho mình những điều kiện cần và đủ để sẵn sàng hội nhập, cạnh
tranh.
Qua quá trình thực tập tại công ty Cổ phần Dược Hậu Giang em có một
số nhận xét sau:
- Về cách sử dụng tài khoản: hệ thống tài khoản sử dụng tại công ty tuân
thủ đúng theo quy định trong Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006,
các báo cáo định kỳ đều hợp pháp và đúng luật định.
- Về chứng từ, sổ kế toán: chứng từ, sổ sách để theo dõi nghiệp vụ kinh tế
phát sinh được sử dụng đúng quy định, thuận lợi cho việc theo dõi và tổng hợp
số liệu.
- Ghi sổ kế toán theo đúng trình tự của hình thức kế toán chứng từ ghi
sổ. Tổ chức lưu trữ, bảo quản tài liệu kế toán có hệ thống, sắp xếp theo trình tự
thời gian và niên độ kế toán.
- Khai thác hiệu quả lợi thế trong hoạt động thiết lập hệ thống phân phối
sản phẩm. Quan hệ tốt với người lao động, bảo đảm lợi ích và an toàn cho
khách hàng tạo được uy tín lâu dài. Điều đó góp phần tăng trưởng doanh thu
tiêu thụ hàng năm.
- Quan hệ tốt với các đối tác từ nhà đầu tư đến các cơ quan ban ngành
giúp cho hoạt động sản xuất của công ty tăng cao, thương hiệu và các nhãn
hàng của Dược Hậu Giang ngày càng được nhiều người biết đến và tin dùng.
67
6.2 KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC
Các quy định về ngành dược chính, quy chế đăng ký thuốc, quản lý môi
trường,…. ngày càng gắt gao. Vì vậy các cơ quan ban ngành cần hỗ trợ để
công ty hiểu biết sâu sắc về pháp luật và thông lệ quốc tế. Mặt khác giúp cho
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty hoạt động tốt trong môi trường
pháp lý, hạn chế rủi ro về luật pháp.
Nhà nước cần quan tâm đến việc đầu tư quy hoạch những vùng có thể
nuôi trồng và chế biến dược liệu vừa giảm bớt gánh nặng về chi phí nhập khẩu
nguyên liệu đầu vào, vừa tạo được việc làm cho người lao động.
Quản lý Nhà nước cần kiểm soát chặt chẽ việc hàng giả, hàng nhái, hàng
nhập lậu xuất hiện trên thị trường. Bên cạnh đó Nhà nước cần có chính sách hỗ
trợ giá thích hợp, những tiêu chuẩn gia nhập ngành để gia tăng thị phần thuốc
trong nước và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh.
Đẩy mạnh chương trình đào tạo, huấn luyện nguồn nhân lực có trình độ
chuyên môn góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh. Mở rộng quan hệ hợp
tác, thu hút đầu tư nước ngoài tạo điều kiện cho ngành Dược Việt Nam phát
triển, sánh vai với các tập đoàn dược phẩm lớn trên thế giới mà cụ thể là các
nước châu Á.
68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Nguyễn Tấn Bình, 2000. Phân tích hoạt động doanh nghiệp. Thành phố
Hồ Chí Minh: NXB Đại học quốc gia
2.Phạm Văn Dược, 2008. Phân tích hoạt động kinh doanh. Thành phố Hồ
Chí Minh: NXB Thống kê
3.Phan Đức Dũng, 2008. Kế toán tài chính. Thành phố Hồ Chí Minh:
NXB Thống kê
4.Nguyễn Minh Kiều, 2009. Tài chính doanh nghiệp. NXB Thống kê
69
PHỤ LỤC 1
Bảng 4.14: Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của hai sản phẩm
chủ lực năm 2010 – 2011
Sản phẩm Hapacol sủi
Đối tượng phân tích: ∆L2011/2010 = L2011 – L2010
= 35.498.932.238 – 29.439.411.745
= 6.059.520.493
Các nhân tố ảnh hưởng:
- Nhân tố sản lượng:
∆Q2011/2010 = Q2011 x P2010 - Q2010 x P2010
= 27.798.694 x 1.195 – 24.635.491 x 1.195 = 3.780.027.585
- Nhân tố giá bán:
∆P2011/2010 = Q2011 x P2011 - Q2011 x P2010
= 27.798.694 x 1.277 – 27.798.694 x 1.195 = 2.279.492.908
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ năm 2010 –
2011:
∆L2011/2010 = ∆Q2011/2010 + ∆P2011/2010 = 3.780.027.585 + 2.279.492.908
= 6.059.520.493 (đúng bằng đối tượng phân tích)
Sản phẩm Klamentin 1g
Đối tượng phân tích: ∆L2011/2010 = L2011 – L2010
= 85.660.920.163 – 62.902.755.371
= 22.758.164.792
Các nhân tố ảnh hưởng:
- Nhân tố sản lượng:
∆Q2011/2010 = Q2011 x P2010 - Q2010 x P2010
= 10.306.933 x 7.967 – 7.895.413 x 7.967 = 19.212.579.840
- Nhân tố giá bán:
∆P2011/2010 = Q2011 x P2011 - Q2011 x P2010
= 10.306.933 x 8.311 – 10.306.933 x 7.967 = 3.545.584.952
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ năm 2010 –
2011:
∆L2011/2010 = ∆Q2011/2010 + ∆P2011/2010 = 19.212.579.840 + 3.545.584.952
= 22.758.164.792 (đúng bằng đối tượng phân tích)
Bảng 4.15: Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của hai sản phẩm chủ
lực năm 2011 – 2012
Sản phẩm Hapacol sủi
Đối tượng phân tích: ∆L2012/2011 = L2012 – L2011
= 39.078.941.155 – 35.498.932.238
= 3.580.008.917
Các nhân tố ảnh hưởng:
- Nhân tố sản lượng:
∆Q2012/2011 = Q2012 x P2011 - Q2011 x P2011
= 29.316.535 x 1.277 – 27.798.694 x 1.277 = 1.938.282.957
- Nhân tố giá bán:
∆P2012/2011 = Q2012 x P2012 - Q2012 x P2011
= 29.316.535 x 1.333 – 29.316.535 x 1.277 = 1.641.725.960
70
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ năm 2011 –
2012:
∆L2012/2011 = ∆Q2012/2011 + ∆P2012/2011 = 1.938.282.957 + 1.641.725.960
= 3.580.008.917 (đúng bằng đối tượng phân tích)
Sản phẩm Klamentin 1g
Đối tượng phân tích: ∆L2012/2011 = L2012 – L2011
= 66.150.897.154 – 85.660.920.163
= -19.510.023.009
Các nhân tố ảnh hưởng:
- Nhân tố sản lượng:
∆Q2012/2011 = Q2012 x P2011 - Q2011 x P2011
= 8.735.098 x 8.311 – 10.306.933 x 8.311 = -13.063.520.685
- Nhân tố giá bán:
∆P2012/2011 = Q2012 x P2012 - Q2012 x P2011
= 8.735.098 x 7.573 – 8.735.098 x 8.311 = - 6.446.502.324
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ năm 2010 –
2011:
∆L2012/2011 = ∆Q2012/2011 + ∆P2012/2011 = - (13.063.520.685 + 6.446.502.324)
= -19.510.023.009 (đúng bằng đối tượng phân tích)
Bảng 4.17: Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của hai sản phẩm
chủ lực 6 tháng đầu năm 2011 – 2012
Sản phẩm Hapacol sủi
Đối tượng phân tích: ∆L6T.2012/6T.2011 = L6T.2012 – L6T.2011
= 17.684.180.784 – 18.322.626.550
= - 638.445.766
Các nhân tố ảnh hưởng:
- Nhân tố sản lượng:
∆Q6T.2012/6T.2011 = Q6T.2012 x P6T.2011 – Q6T.2011x P6T.2011
= 13.276.412 x 1.270 – 14.427.265 x 1.270 = - 1.461.583.310
- Nhân tố giá bán:
∆P6T.2012/6T.2011 = Q6T.2012 x P6T.2012 - Q6T.2012 x P6T.2011
= 13.276.412 x 1.332 – 13.276.412 x 1.270 = 823.137.544
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ 6 tháng đầu năm
2011 – 2012:
∆L6T.2012/6T.2011 = ∆Q6T.2012/6T.2011 + ∆P6T.2012/6T.2011
= - 1.461.583.310 + 823.137.544
= - 638.445.766 (đúng bằng đối tượng phân tích)
Sản phẩm Klamentin 1g
Đối tượng phân tích: ∆L6T.2012/6T.2011 = L6T.2012 – L6T.2011
= 30.280.375.587 – 38.825.966.880
= - 8.545.591.293
Các nhân tố ảnh hưởng:
- Nhân tố sản lượng:
∆Q6T.2012/6T.2011 = Q6T.2012 x P6T.2011 – Q6T.2011x P6T.2011
= 3.817.977 x 8.530 – 4.551.696 x 8.530 = - 6.258.623.070
71
- Nhân tố giá bán:
∆P6T.2012/6T.2011 = Q6T.2012 x P6T.2012 – Q6T.2012 x P6T.2011
= 3.817.977 x 7.931 – 3.817.977 x 8.530 = - 2.286.968.223
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ 6 tháng đầu năm
2011 – 2012:
∆L6T.2012/6T.2011 = ∆Q6T.2012/6T.2011 + ∆P6T.2012/6T.2011
= - (6.258.623.070 + 2.286.968.223)
= - 8.545.591.293 (đúng bằng đối tượng phân tích)
Bảng 4.18: Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của hai sản phẩm
chủ lực 6 tháng đầu năm 2012 – 2013
Sản phẩm Hapacol sủi
Đối tượng phân tích: ∆L6T.2013/6T.2012 = L6T.2013 – L6T.2012
= 21.981.840.820 – 17.684.180.784
= 4.297.660.036
Các nhân tố ảnh hưởng:
- Nhân tố sản lượng:
∆Q6T.2013/6T.2012 = Q6T.2013 x P6T.2012 – Q6T.2012x P6T.2012
= 14.499.895 x 1.332 – 13.276.412 x 1.332
= 1.629.679.356
- Nhân tố giá bán:
∆P6T.2013/6T.2012 = Q6T.2013 x P6T.2013 - Q6T.2013 x P6T.2012
= 14.499.895 x 1.516 – 14.499.895 x 1.332
= 2.667.980.680
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ 6 tháng đầu năm
2012 – 2013:
∆L6T.2013/6T.2012 = ∆Q6T.2013/6T.2012 + ∆P6T.2013/6T.2012
= 1.629.679.356 + 2.667.980.680
= 4.297.660.036 (đúng bằng đối tượng phân tích)
Sản phẩm Klamentin 1g
Đối tượng phân tích: ∆L6T.2013/6T.2012 = L6T.2013 – L6T.2012
= 56.300.842.915 – 30.280.375.587
= 26.020.467.328
Các nhân tố ảnh hưởng:
- Nhân tố sản lượng:
∆Q6T.2013/6T.2012 = Q6T.2013 x P6T.2012 – Q6T.2012 x P6T.2012
= 6.766.115 x 7.931 – 3.817.977 x 7.931 = 23.381.682.478
- Nhân tố giá bán:
∆P6T.2013/6T.2012 = Q6T.2013 x P6T.2013 – Q6T.2013 x P6T.2012
= 6.766.115 x 8.321 - 6.766.115 x 7.931 = 2.638.784.850
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ 6 tháng đầu năm
2012 – 2013:
∆L6T.2013/6T.2011 = ∆Q6T.2013/6T.2012 + ∆P6T.2013/6T.2012
= 23.381.682.478 + 2.638.784.850
= 26.020.467.328 (đúng bằng đối tượng phân tích)
72
PHỤ LỤC 2
Đơn vị: Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang
Địa chỉ: 288 Bis - Nguyễn Văn Cừ - P. An Hòa
Q. Ninh Kiều – Tp. Cần Thơ
Mẫu số: B 02 - DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Năm 2011
Chỉ tiêu
1
1.Tổng doanh thu
2.Các khoản giảm trừ doanh thu
3.Doanh thu thuần
4.Giá vốn hàng bán
5.Lợi nhuận gộp
6.Doanh thu hoạt động tài chính
7.Chi phí tài chính
Trong đó: Chi phí lãi vay
8.Chi phí bán hàng
9.Chi phí quản lý doanh nghiệp
10.Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
11.Thu nhập khác
12.Chi phí khác
13.Lợi nhuận khác
14.Lãi(lỗ) từ công ty liên kết
15.Lợi nhuận trước thuế
16.Thuế TNDN hiện hành
Mã số
2
01
02
10
11
20
21
22
23
24
25
30
31
32
40
Thuyết minh
3
22
22
22
23
24
25
26
27
10
50
51
28
73
Đơn vị tính: đồng
Năm 2011
Năm 2010
4
5
2.510.825.145.928 2.052.247.764.060
19.945.210.196
17.722.522.132
2.490.879.935.732 2.034.525.241.928
1.282.117.010.705 1.015.992.884.307
1.208.762.925.027 1.018.532.357.621
48.895.136.206
40.566.222.890
7.182.687.737
3.408.205.843
2.038.850.925
2.010.709.744
558.862.870.510
483.629.769.106
185.188.217.125
134.944.063.183
506.424.285.861
437.116.542.379
9.934.185.563
9.233.695.237
15.391.090.405
8.223.688.183
(5.456.904.842)
1.010.007.054
(10.025.671.093)
(3.981.996.715)
490.941.709.926
434.144.552.718
72.903.779.886
51.233.929.515
Chỉ tiêu
1
17.Lợi ích (chi phí) thuế TNDN hoãn lại
18.Lợi nhuận thuần
19.Lãi cơ bản trên cổ phiếu
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Mã số
2
52
60
70
Thuyết minh
3
28
29
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Năm 2011
Năm 2010
4
5
1.724.228.543
424.611.128
419.762.158.583
383.335.234.331
6.382
5.883
Lập, ngày 20 tháng 03 năm 2012
Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Nguồn: Phòng Quản trị tài chính Dược Hậu Giang
74
PHỤ LỤC 3
Đơn vị: Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang
Địa chỉ: 288 Bis - Nguyễn Văn Cừ - P. An Hòa
Q. Ninh Kiều – Tp. Cần Thơ
Mẫu số: B 02 - DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Năm 2012
Chỉ tiêu
1
1.Tổng doanh thu
2.Các khoản giảm trừ doanh thu
3.Doanh thu thuần
4.Giá vốn hàng bán
5.Lợi nhuận gộp
6.Doanh thu hoạt động tài chính
7.Chi phí tài chính
Trong đó: Chi phí lãi vay
8.Chi phí bán hàng
9.Chi phí quản lý doanh nghiệp
10.Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
11.Thu nhập khác
12.Chi phí khác
13.Lợi nhuận khác
14.Lãi(lỗ) từ công ty liên kết
15.Lợi nhuận trước thuế
16.Thuế TNDN hiện hành
Mã số
2
01
02
10
11
20
21
22
23
24
25
30
31
32
40
41
50
51
Thuyết minh
3
23
23
23
24
25
26
27
28
11
28
75
Đơn vị tính: đồng
Năm 2012
Năm 2011
4
5
2.949.286.471.548 2.510.825.145.928
18.209.979.100
19.945.210.196
2.931.076.492.448 2.490.879.935.732
1.487.277.836.618 1.282.117.010.705
1.443.798.655.830 1.208.762.925.027
42.177.420.081
48.895.136.206
4.453.033.603
7.182.687.737
2.611.607.290
2.038.850.925
709.601.447.810
558.862.870.510
218.227.172.727
185.188.217.125
553.694.421.771
506.424.285.861
39.624.828.016
9.934.185.563
8.344.134.782
15.391.090.405
31.280.693.234
(5.456.904.842)
(187.558.752) (10.025.671.093)
584.787.556.353
490.941.709.926
93.825.954.079
72.903.779.886
Chỉ tiêu
1
17.Lợi ích (chi phí) thuế TNDN hoãn lại
18.Lợi nhuận thuần
19.Lãi cơ bản trên cổ phiếu
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Mã số
2
52
60
70
Thuyết minh
3
28
29
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Năm 2012
Năm 2011
4
5
331.198.834
1.724.228.543
491.292.801.008
419.762.158.583
7.443
6.382
Lập, ngày 15 tháng 03 năm 2013
Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Nguồn: Phòng Quản trị tài chính Dược Hậu Giang
76
PHỤ LỤC 4
Đơn vị: Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang
Địa chỉ: 288 Bis - Nguyễn Văn Cừ - P. An Hòa
Q. Ninh Kiều – Tp. Cần Thơ
Mẫu số: B 02 – DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2011 – 6 tháng đầu năm 2013
Chỉ tiêu
1
1.Tổng doanh thu
2.Các khoản giảm trừ doanh thu
3.Doanh thu thuần
4.Giá vốn hàng bán
5.Lợi nhuận gộp
6.Doanh thu hoạt động tài chính
7.Chi phí tài chính
Trong đó: Chi phí lãi vay
8.Chi phí bán hàng
9.Chi phí quản lý doanh nghiệp
10.Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
11.Thu nhập khác
12.Chi phí khác
13.Lợi nhuận khác
14.Lãi(lỗ) từ công ty liên kết
15.Lợi nhuận trước thuế
6 tháng 2011
3
1.167.154.554.445
6.832.112.487
1.160.322.441.958
600.510.905.267
559.811.536.691
27.374.646.467
3.062.915.164
887.149.880
266.529.067.609
77.067.794.020
240.526.406.365
2.268.906.610
2.678.562.992
(409.656.382)
(600.000.000)
239.516.749.983
77
Đơn vị tính: đồng
6 tháng 2012
6 tháng 2013
4
5
1.320.284.506.188 1.555.386.967.712
8.386.353.353
5.694.726.352
1.311.898.152.835 1.549.692.241.360
686.309.579.213
833.578.793.246
625.588.573.622
716.113.448.114
19.928.614.099
26.456.247.758
2.816.394.445
1.516.040.989
1.626.605.104
1.201.993.184
242.421.284.519
315.985.416.881
99.521.677.025
121.831.158.798
300.757.831.732
303.237.079.204
6.235.037.670
29.037.658.129
3.747.943.825
20.599.664.881
2.487.093.845
8.437.993.248
69.876.411
(400.000.000)
303.314.801.988
311.275.072.452
Chỉ tiêu
1
16.Thuế TNDN hiện hành
17.Lợi ích (chi phí) thuế TNDN hoãn lại
18.Lợi nhuận thuần
19.Lãi cơ bản trên cổ phiếu
6 tháng 2011
6 tháng 2012
6 tháng 2013
3
4
5
30.258.704.701
101.191.342
209.359.236.624
41.195.506.113
719.842.336
262.839.138.211
68.906.697.394
2.153.091.849
244.521.466.907
3.205
3.982
3.701
Lập, ngày
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Nguồn: Phòng Quản trị tài chính Dược Hậu Giang
78
tháng năm
Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC 5
CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
79
[...]... tiêu thụ sản phẩm đến hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như sự tồn tại và phát triển của công ty, tôi quyết định chọn đề tài: Kế toán và phân tích tình hình tiêu thụ tại công ty Cổ phần Dược Hậu Giang để làm luận văn tốt nghiệp cuả mình 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá công tác kế toán tiêu thụ tại công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, đồng thời phân tích tình hình tiêu thụ tại công. .. 28 KẾ TOÁN VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG 28 4.1 TÌNH HÌNH CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY 28 4.1.1 Hệ thống phân phối 28 4.1.2 Kế toán doanh thu 28 4.1.3 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu .31 4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY QUA 3 NĂM 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 46 4.2.1 Phân. .. công ty trong 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Từ kết quả phân tích đề ra một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán, đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ và nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty 1 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Thực trạng công tác kế toán tiêu thụ tại công ty Cổ phần Dược Hậu Giang - Phân tích tình hình tiêu thụ của công ty qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2103 - Phân. .. 2013 46 4.2.1 Phân tích tình hình tiêu thụ theo cơ cấu sản phẩm 46 4.2.1.1 Phân tích tình hình tiêu thụ theo ngành hàng 46 4.2.1.2 Phân tích tình hình tiêu thụ theo nhóm sản phẩm 49 4.2.2 Phân tích tình hình tiêu thụ theo thị trường 54 4.2.2.1 Phân tích tình hình tiêu thụ theo thị trường qua 3 năm 2010 - 2012 54 4.2.2.2 Phân tích tình hình tiêu thụ theo thị trường qua... kế toán hàng hóa tại chi nhánh, kế toán hàng khuyến mãi, kế toán nguyên liệu và dược liệu Tổ theo dõi hệ thống khối bán hàng: Gồm kế toán theo dõi khu vực miền Bắc, miền Trung, miền Đông, khu vực Tp.HCM, Mekong, và kế toán theo dõi các công ty con Tổ tổng hợp: Gồm kế toán tổng hợp, kế toán giá thành, kế toán thuế, kế toán tính hiệu quả chi nhánh, kế toán tính hiệu quả mặt hàng, kế toán chi phí và ngân... 2013 Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang là một công ty sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng có hệ thống phân phối trên toàn quốc và nước ngoài Do giới hạn về không gian cũng như thời gian, em chỉ tập trung phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của công ty còn các mặt hàng kinh doanh phụ thì không đề cập đến 1.3.2 Không gian nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu tại công ty Cổ phần Dược Hậu Giang. .. gia công tác đào tạo, giảng dạy khi có yêu cầu của ban tổng giám đốc, phòng nhân sự Tổ theo dõi thanh toán, công nợ: Gồm kế toán ngân hàng, kế toán thu chi tiền mặt tại công ty, theo dõi công nợ phải thu, kế toán theo dõi công nợ phải trả, theo dõi công nợ công ty con, thủ quỹ Tổ theo dõi hàng hóa, tài sản: Gồm kế toán tài sản cố định, công cụ dụng cụ, xây dựng cơ bản, kế toán hàng hóa tại công ty, kế. .. Phân tích mức độ ảnh hưởng của nhân tố sản lượng và giá bán đến doanh thu trong 3 năm từ 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 - Đề ra một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán, đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ và nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Tình hình tiêu thụ sản phẩm tại công ty Cổ phần Dược Hậu Giang qua 3 năm 2010 – 2012 và 6... định phần thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp vào ngân sách Nhà nước căn cứ vào doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ Nguồn: Phan Đức Dũng (2008), Kế toán tài chính, NXB Thống kê, Tp.HCM, trang 267- 268 2.1.1.3 Phân tích chung tình hình tiêu thụ Phân tích khái quát: Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ theo hai mặt số lượng và giá trị - Phân tích mặt giá trị để đánh giá tổng quát tình. .. Phân tích các yếu tố đầu vào: nguồn cung cấp hàng hóa; nhóm nguồn cung cấp hàng; phương thức mua - Phân tích tình hình tiêu thụ theo nhóm hàng, mặt hàng chủ yếu - Phân tích tình hình tiêu thụ phương thức bán hàng, hình thức thanh toán; tỷ trọng của từng loại - Phân tích tình hình tiêu thụ theo thị trường: nhóm thị trường: nhóm thị trường, thị trường chủ yếu, thị trường mở, thị trường có hạn ngạch và