5. Nội dung và kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu):
4.4.2 Kỳ thu tiền bình quân
Bảng 4.21 : Kỳ thu tiền bình quân của công ty qua 3 năm 2010 – 2012 Năm
Chỉ tiêu Đơn vị tính
2010 2011 2012
Doanh thu thuần Tỷ đồng 2.034 2.491 2.931
Giá trị bình quân khoản phải thu Tỷ đồng 372 468 532
Vòng quay khoản phải thu Vòng 5,47 5,32 5,51
Kỳ thu tiền bình quân Ngày 66 68 65
Nguồn: Phòng Quản trị tài chính Dược Hậu Giang
Bảng 4.21 cho ta thấy thời gian thu tiền bán hàng của công ty cao và có sự tăng, giảm qua 3 năm 2010 - 2011. Kỳ thu tiền bình quân của công ty năm 2010 là 66 ngày, đến năm 2011 tăng lên là 68 ngày nhưng năm 2012 giảm còn 65 ngày. Thời gian thu tiền của doanh nghiệp cao là do theo đuổi mục tiêu chiếm lĩnh thị phần nên Dược Hậu Giang áp dụng chính sách nới lỏng kỳ hạn thanh toán cho khách hàng. Tình hình kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, khó lường trước biến động có thể xảy ra. Mặt khác thị phần của doanh nghiệp hiện tại đã ổn định, do đó để dòng tiền lưu chuyển tốt thì công ty nên quản lý chặt chẽ các khoản phải thu.
Bảng 4.22 : Kỳ thu tiền bình quân của công ty 6 tháng đầu năm 2011 – 2013 6 tháng đầu năm
Chỉ tiêu Đơn vị tính
2011 2012 2013
Doanh thu thuần Tỷ đồng 1.160 1.312 1.549
Giá trị bình quân khoản phải thu Tỷ đồng 395 493 572
Vòng quay khoản phải thu Vòng 2,94 2,66 2,71
Kỳ thu tiền bình quân Ngày 61 68 66
Nguồn: Phòng Quản trị tài chính Dược Hậu Giang
Qua bảng 4.22 ta thấy 6 tháng đầu năm 2012 tốc độ thu hồi nợ của công ty chậm do chỉ số vòng quay khoản phải thu thấp. Cụ thể kỳ thu tiền bình quân 6 tháng đầu năm 2011 là 61 ngày đến 6 tháng cùng kỳ năm 2012 tăng lên 68 ngày. Tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2013 nhanh vì chỉ số vòng quay khoản phải thu tăng, kỳ thu tiền bình quân giảm còn 66 ngày so với 6 tháng đầu năm 2012. Thời hạn thu tiền từ khách hàng càng cao sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty. Vì vậy công ty cần chú trọng đến các chính sách thanh toán cho khách hàng.